HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thúc đẩy chuẩn hóa đánh giá năng lực hành nghề y khoa tại Việt Nam

Thứ Hai, ngày 23/06/2025 09:30

Đại hội thành lập Hiệp hội Tư vấn Nâng cao Sức khỏe Việt Nam nhiệm kỳ 2025–2030

Thứ Bẩy, ngày 21/06/2025 10:50

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận chúc mừng các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6

Thứ Sáu, ngày 20/06/2025 11:43

Bộ trưởng Bộ Y tế: Đảm bảo ATTP trong trường học là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng

Thứ Sáu, ngày 20/06/2025 07:05

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm việc với Tập đoàn SpaceX Hoa Kỳ

Thứ Sáu, ngày 20/06/2025 01:30

Bộ Y tế công bố Quyết định về công tác nhân sự Viện Y học biển

Thứ Sáu, ngày 20/06/2025 00:30

Lãnh đạo Bộ Y tế chúc mừng các cơ quan báo chí của Bộ Y tế nhân kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam

Thứ Tư, ngày 18/06/2025 13:47

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên chủ trì họp quán triệt công tác giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần và bắt buộc điều trị

Thứ Tư, ngày 18/06/2025 10:13

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương chúc mừng các cơ quan báo chí nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6

Thứ Tư, ngày 18/06/2025 09:31

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương chúc mừng các cơ quan báo chí nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6

Thứ Tư, ngày 18/06/2025 09:31

Hành hung nhân viên y tế: Cần có hành lang pháp lý rõ ràng để bảo vệ đội ngũ cán bộ y tế

Thứ Tư, ngày 18/06/2025 08:44

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nêu loạt giải pháp để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho tuyến dưới, giảm tải tuyến trên

Thứ Tư, ngày 18/06/2025 04:40

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn chúc mừng các cơ quan thông tấn, báo chí nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Thứ Ba, ngày 17/06/2025 10:14

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận chúc mừng các cơ quan thông tấn, báo chí nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6

Thứ Ba, ngày 17/06/2025 09:22

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận tiếp đoàn UNDP và WHO

Thứ Ba, ngày 17/06/2025 01:08

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

Thứ Hai, ngày 16/06/2025 15:22

Đại hội Đảng bộ Cục Quản lý Khám, chữa bệnh nhiệm kỳ 2025–2030

Thứ Hai, ngày 16/06/2025 04:49

Đại hội Đảng bộ bộ phận Vụ Kế hoạch - Tài chính nhiệm kỳ 2025-2030

Thứ Hai, ngày 16/06/2025 04:23

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm, chúc mừng các cơ quan báo chí tại TPHCM

Thứ Hai, ngày 16/06/2025 04:13

Phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực y tế: Giao quyền sâu rộng nhưng không buông lỏng quản lý

Chủ Nhật, ngày 15/06/2025 09:00

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Năm bài học kinh nghiệm được đúc rút sau 5 năm chuyển đổi số quốc gia

10/02/2025 | 14:51 PM

 | 

 

Từ quá trình triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia thời gian qua, Bộ TT&TT, cơ quan thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã đúc rút ra 5 bài học kinh nghiệm thành công.

Người đứng đầu có vai trò quyết định

Đúc rút kinh nghiệm từ quá trình triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia trong 5 năm vừa qua, Bộ TT&TT nhấn mạnh: Thành công của chuyển đổi số không chỉ phụ thuộc vào công nghệ mà còn phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người, đặc biệt là vai trò dẫn dắt của người đứng đầu. Người đứng đầu muốn làm, trực tiếp làm, trực tiếp sử dụng.

Theo đó, người đứng đầu là người có sức ảnh hưởng nhất trong tổ chức, am hiểu, nắm vững tri thức, hiểu tường tận các vấn đề nội tại, biết rõ mong muốn của mình và tổ chức mình cần gì nhất để giải quyết vấn đề tắc nghẽn, vấn đề khó khăn vướng mắc của bộ ngành, địa phương mình.

Người đứng đầu không chỉ là người đề xướng mà phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển đổi số, là người am hiểu nhất và phải đưa ra các yêu cầu, đầu bài cụ thể để các doanh nghiệp công nghệ số xây dựng sản phẩm nhằm giải quyết vấn đề.

Sau khi có sản phẩm, người đứng đầu phải trực tiếp sử dụng các ứng dụng công nghệ để xem sản phẩm đã đạt yêu cầu, giải quyết được vấn đề mong muốn chưa, từ đó điều chỉnh để hoàn thiện và phổ cập trong bộ ngành, địa phương mình.

Áp dụng mô hình “Thí điểm - Lựa chọn thành công - Phổ cập”

Đối với những vấn đề mới, chưa có tiền lệ, cần triển khai áp dụng mô hình triển khai thí điểm, sau đó lựa chọn mô hình thành công để phổ cập, nhân rộng mô hình.

Cụ thể, về “Thí điểm”, các bộ, tỉnh cần triển khai thí điểm các mô hình chuyển đổi số ở quy mô nhỏ, trong các lĩnh vực cụ thể. Việc thí điểm giúp đánh giá tính khả thi, hiệu quả và khả năng đáp ứng nhu cầu thực tế của từng mô hình.

Theo phân tích của Bộ TT&TT, sau khi đã lựa chọn được mô hình chuyển đổi số thành công, cần tiến hành phổ cập trong tổ chức của mình bằng các quy định triển khai rộng rãi, mang tính pháp quy và bắt buộc. Ảnh minh họa: Sở TT&TT Đà Nẵng

“Lựa chọn thành công” - Dựa trên kết quả thí điểm, lựa chọn các mô hình thành công nhất, phù hợp nhất với điều kiện cụ thể để tiếp tục hoàn thiện.

“Phổ cập” - Sau khi đã lựa chọn được mô hình thành công, tiến hành phổ cập trong tổ chức của mình bằng các quy định triển khai rộng rãi, mang tính pháp quy và bắt buộc.

Xác định mũi đột phá

Chuyển đổi số cần phải tìm, mở đột phá khẩu, lựa chọn một vấn đề thiết yếu, có tác động lan tỏa, giải quyết tồn tại, phục vụ người dân, từ đó tự tin mở rộng sang các lĩnh vực khác.

Công thức 70 - 30

Chuyển đổi số không chỉ là ứng dụng công nghệ số, mà quan trọng hơn là sự thay đổi. Trong chuyển đổi số thì chuyển đổi chiếm 70%; và công nghệ chỉ chiếm 30%. Vì thế, cần phải hoàn thiện thể chế để thay đổi.

Dữ liệu là cốt lõi của chuyển đổi số

Việc phát triển dữ liệu số phải bảo đảm 2 nguyên tắc là “Bắt buộc” và “100%”. Trong đó, “Bắt buộc” cần được hiểu là, việc đưa dữ liệu lên môi trường mạng phải là quy định bắt buộc. Người ban hành quy định bắt buộc này phải là người đứng đầu của bộ, ngành để quy định có hiệu lực trong toàn bộ tổ chức.

Quy định này phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thu thập, tạo lập, chuẩn hóa, xác thực, phê duyệt dữ liệu theo hướng làm rõ ai làm, làm việc gì, làm như thế nào, thời hạn bao lâu.

Dữ liệu đưa lên môi trường số thì phải được phê duyệt. Dữ liệu của cơ quan nhà nước phải đảm bảo chính xác, phục vụ việc ra quyết định chỉ đạo, điều hành trực tuyến và dựa trên dữ liệu.

Với yêu cầu “100%”, theo lý giải của Bộ TT&TT, việc đưa dữ liệu lên môi trường mạng phải đạt 100%, nghĩa là tất cả các dữ liệu được xác định là cần thiết phải được đưa lên mạng mới đảm bảo hiệu quả sử dụng.

Việt Nam lần đầu vào nhóm nước có chỉ số phát triển Chính phủ điện tử ở mức “Rất cao”

Những nỗ lực của Việt Nam trong hành trình chuyển đổi số thời gian qua đã được quốc tế ghi nhận, thể hiện rõ qua xếp hạng phát triển Chính phủ điện tử của quốc gia tăng vượt bậc.

Theo Báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử năm 2024 của Liên Hợp quốc, Việt Nam xếp thứ 71 trong tổng số 193 quốc gia được đánh giá, tăng 15 bậc so với kỳ đánh giá năm 2022.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam được xếp vào nhóm chỉ số phát triển chính phủ điện tử ở mức “Rất cao” và vươn lên vị trí xếp hạng cao nhất kể từ khi bắt đầu tham gia đánh giá của Liên Hợp quốc năm 2003.

Với kết quả xếp hạng vượt bậc nêu trên, Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu đặt ra năm 2024 về xếp hạng Chính phủ điện tử. Kết quả này phản ánh những nỗ lực, quyết tâm của Việt Nam trong thực hiện chuyển đổi số, đã gặt hái những thành quả và được quốc tế ghi nhận.

 

Nguồn: vietnamnet.vn


Thăm dò ý kiến