HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ
Khai mạc Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII
Thứ Hai, ngày 02/10/2023 06:02Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII khai mạc trọng thể sáng nay (2/10) tại Thủ đô Hà Nội. Dự kiến, Hội nghị sẽ làm việc tới ngày 8/10. ...
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các chính sách xã hội
Thứ Hai, ngày 02/10/2023 05:41Tại hội nghị Trung ương 8 lần này, Trung ương tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020.
Bộ Y tế phát động tuần lễ làm mẹ an toàn năm 2023 với chủ đề "Làm mẹ an toàn - Sức khoẻ cho mẹ, tương lai cho bé"
Chủ Nhật, ngày 01/10/2023 05:09Ngày 30/9/2023, tại Hoà Bình, tuần lễ làm mẹ an toàn năm 2023 với chủ đề "Làm mẹ an toàn - Sức khoẻ cho mẹ, tương lai cho bé" đã chính thức được phát động.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 và Hội nghị trực tuyến với các địa phương
Thứ Bẩy, ngày 30/09/2023 05:44Sáng 30/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương được tổ chức kết nối đến điểm cầu 63 địa...
Hội thảo các định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam
Thứ Bẩy, ngày 30/09/2023 05:03Ngày 28/9/2023, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo “Các định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam”. PGS. TS. Nguyễn Thị...
600 thân nhân chiến sĩ Hải quân vùng 4 được chăm sóc sức khỏe
Thứ Bẩy, ngày 30/09/2023 02:37Trong hai ngày 30/9 và 01/10/2023, tại khu Đô thị Căn cứ Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà, Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp cùng Hải quân vùng 4, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội và đối tác đã tổ chức thăm khám,...
Nhiều loại dịch bệnh được loại trừ nhờ tiêm chủng vaccine
Thứ Bẩy, ngày 30/09/2023 02:31Ngày 30/9, PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế; PGS.TS Phạm Thanh Bình - Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam và lãnh đạo nhiều Cục, Viện, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế đã làm...
Bộ Y tế công bố quyết định công tác cán bộ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Thứ Bẩy, ngày 30/09/2023 00:54Chiều ngày 29/9/2023, tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bộ Y tế đã tổ chức lễ công bố quyết định về công tác cán bộ. GS.TS.Trần Văn Thuấn- Thứ trưởng Bộ Y tế dự và trao quyết định.
Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức ký kết phối hợp hoạt động với Công đoàn Y tế Việt Nam
Thứ Bẩy, ngày 30/09/2023 00:47Chiều ngày 29/9/2023, tại TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức Hội nghị ký kết phối hợp hoạt động với Công đoàn Y tế Việt Nam.
Hợp tác y tế là điểm sáng trong mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản
Thứ Sáu, ngày 29/09/2023 13:08Mối quan hệ hợp tác Việt Nam- Nhật Bản trên lĩnh vực y tế mang lại hiệu quả cao, toàn diện và bền vững góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, tăng cường...
Bộ trưởng Đào Hồng Lan thăm và tặng quà bệnh nhi ung thư tại Bệnh viện Nhi Trung ương nhân dịp Tết Trung thu
Thứ Sáu, ngày 29/09/2023 09:14Chiều ngày 29/9/2023, nhân dịp Tết Trung thu, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã thăm hỏi, động viên, trao những phần quà cho các bệnh nhi bị ung thư đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Thủ tướng động viên, chung vui Tết Trung thu với các bệnh nhi tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
Thứ Sáu, ngày 29/09/2023 02:32Chiều tối 28/9/2023, tại Hà Nội, với những tình cảm thân thương nhất, sự sẻ chia, cảm thông sâu sắc nhất, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm, tặng quà các bệnh nhi đang điều trị tại...
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên làm việc với tỉnh Sóc Trăng về công tác phát triển y dược cổ truyền
Thứ Sáu, ngày 29/09/2023 02:28Chiều ngày 28/9/2023, tại Văn phòng UBND tỉnh, đoàn công tác Bộ Y tế do Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Sóc Trăng để kiểm tra về công tác phát triển y dược cổ...
Kiểm tra phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
Thứ Năm, ngày 28/09/2023 08:56Ngày 28/9/2023, tại UBND tỉnh Sóc Trăng, đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo Trung ương do đồng chí Đỗ Xuân Tuyên - Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Sóc Trăng về tình hình,...
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp xúc cử tri xã Nhân Thắng
Thứ Tư, ngày 27/09/2023 02:41Sáng 26/9/2023, các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khu vực tỉnh Bắc Ninh gồm: Bà Đào Hồng Lan, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế; bà Nguyễn Thị Hà, giáo viên Trường THPT Lương Tài về tiếp...
Lễ ký kết Quy chế phối hợp chia sẻ, trao đổi thông tin, dữ liệu số liên quan đến đăng ký thống kê hộ tịch giữa Bộ Tư pháp với Bộ Y tế, Tổng cục thống kê
Thứ Ba, ngày 26/09/2023 09:33Sáng ngày 26/9/2023, tại trụ sở Bộ Tư pháp đã diễn ra lễ ký kết Quy chế phối hợp, chia sẻ, trao đổi thông tin, dữ liệu số liên quan đến đăng ký và thống kê hộ tịch giữa Bộ Tư pháp, Bộ Y...
Xúc động lễ khai giảng của sinh viên Trường ĐH Y dược Hải Phòng
Thứ Ba, ngày 26/09/2023 08:53Những lời căn dặn của thầy hiệu trưởng cùng lời thề y đức của tân sinh viên Trường Đại học Y dược Hải Phòng trong lễ khai giảng năm học mới gây ấn tượng mạnh và xúc động cho những người tham dự.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp xúc cử tri Gia Bình, Bắc Ninh
Thứ Ba, ngày 26/09/2023 07:52Thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15, sáng 26/9/2023, tại Bắc Ninh, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan và đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc ninh đã có buổi tiếp xúc...
Bộ trưởng Đào Hồng Lan tham dự nhiều sự kiện y tế quan trọng tại Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 78
Chủ Nhật, ngày 24/09/2023 07:46Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã tham gia Đoàn Cấp cao tham dự Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 78 tại New York, Hoa Kỳ, từ ngày...
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan dự Hội nghị cấp cao về chấm dứt AIDS của Liên hợp quốc
Thứ Năm, ngày 21/09/2023 01:22Tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ, sáng 20/9 (giờ địa phương), Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Đào Hồng Lan đã tham dự và có bài phát biểu tại Hội nghị cấp cao về chấm dứt AIDS của Liên hợp...
Xuất bản thông tin
Mô hình 'mentor' - gợi ý của chuyên gia để Hà Nội kiểm soát tốt điều trị COVID-19
15/01/2022 | 21:09 PM



Hạn chế tối đa F0 chuyển tầng là giải pháp quan trọng được ngành Y tế Hà Nội đưa ra để kiểm soát tốt điều trị bệnh nhân COVID-19. Làm sao để đạt được mục tiêu đó?
F0 liên tục "phi mã" kéo bệnh nhân nặng và nguy kịch tăng
Giữa tháng 12/2021, lãnh đạo Thành uỷ Hà Nội chỉ đạo cơ quan chức năng của thành phố xây dựng kịch bản, phương án ứng phó khi số ca F0 tăng lên 2.000 và 3.000 ca/ngày. Thời điểm đó, Hà Nội ghi nhận hơn 1.000 ca/ngày.
Tới ngày 2/1, Sở Y tế Hà Nội công bố số ca nhiễm trong ngày lần đầu vượt mốc 2.000. Từ đó, số ca mắc của Hà Nội hàng ngày tăng liên tục. Tới ngày 14/1, con số này chạm mức gần 3.000, cao nhất từ trước tới nay. Chỉ hơn 3 tuần, Hà Nội có gần 65.000 ca COVID-19 mới, chiếm hơn 76% tổng ca mắc trong gần 7 tháng qua.
Tới hết ngày 14/1, toàn thành phố có hơn 58.000 trường hợp F0 đang được điều trị và cách ly. Trong đó tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (135 ca là bệnh nhân ở Hà Nội), Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (218 ca), tại các bệnh viện của Hà Nội (gồm các bệnh viện tầng 2 và tầng 3) là 3.299 ca, tăng hơn 200 ca so với 3 ngày trước. Số còn lại điều trị ở tầng 1 là bệnh nhân không triệu chứng hoặc thể nhẹ, chiếm 94% tổng số ca nhiễm đang điều trị.
Số bệnh nhân nặng, nguy kịch ở Hà Nội liên tục tăng. Nếu ngày 8/1 có 408 ca nặng, nguy kịch thì 6 ngày sau, con số này tăng lên gần 550 ca. Theo nhận định của PGS.TS Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 Hoàng Mai, 40-50% bệnh nhân nguy kịch (phải thở máy trở lên) có nguy cơ tử vong.
Những ngày gần đây, các bệnh viện tại Hà Nội ghi nhận trung bình hơn 10 ca COVID-19 tử vong/ngày, đặc biệt trong ngày 14/1, có 18 ca. Tổng số ca tử vong từ ngày 29/4 đến nay là 325, chiếm 0,4% tổng ca mắc.
Đại đa số các bệnh nhân tử vong đều là người cao tuổi, chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ vaccine, có nhiều bệnh lý nền nặng. Đây chính là điểm khác biệt so với tình hình tử vong giai đoạn trước ở miền Nam (có cả bệnh nhân trẻ tuổi).
Làm gì để hạn chế tối đa việc chuyển tầng bệnh nhân?
Hiện nay, thực hiện phương châm "4 tại chỗ", các địa phương đều thiết lập mô hình điều trị COVID-19 theo "tháp 3 tầng". Theo BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, mô hình này nhằm sử dụng nhân lực hiệu quả, tiết kiệm nhất.
Theo BS Cấp, thực tế khi hình thành mô hình này, xuất hiện tình trạng ở tầng trên có thầy thuốc giỏi, trang thiết bị nhưng số giường bệnh có hạn, tầng dưới nhiều nhân lực, giường bệnh, lại có ít thầy thuốc giỏi và trang thiết bị tốt. Câu hỏi đặt ra là làm sao để phát huy được tốt nhất ưu thế về lực lượng của tầng dưới và chất xám, kinh nghiệm của các thầy thuốc và kỹ thuật tầng trên?
Mô hình "chị em" hoặc "mentor" (người cố vấn) từng thành công ở nhiều địa phương sẽ giải quyết vấn đề này" – BS Cấp nhận định.
BS Cấp là người từng có nhiều đợt trực tiếp chi viện điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Chí Linh - Hải Dương, Bắc Ninh, TP HCM và các tỉnh miền Tây như Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang... Ông dẫn chứng hiệu quả điều trị rõ nét của mô hình "mentor" trong giai đoạn chống dịch ở nhiều địa phương.
Mô hình "mentor" manh nha từ vụ dịch đầu năm 2021 ở Chí Linh - Hải Dương. Tại đây lực lượng bác sĩ điều trị thuộc đủ mọi chuyên khoa: Nội, Ngoại, Mắt, Tai Mũi Họng,… Những ngày đầu tiếp nhận điều trị, 100% bác sĩ ở Bệnh viện Chí Linh chưa được tập huấn, không có kinh nghiệm về COVID-19. Khi đó các bệnh nhân phải làm bệnh án online để bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ở vòng ngoài hướng dẫn điều trị với từng bệnh nhân một. Những ca phức tạp được hội chẩn mẫu kèm theo đào tạo và hướng dẫn minh họa. Nhờ đó chỉ sau 1 tuần mọi người đều nắm được những vấn đề cốt lõi trong điều trị COVID-19.
Trong đợt dịch tại Bắc Ninh vào tháng 5-6/2021, mô hình đã được mở rộng ra toàn tỉnh. Bệnh viện tỉnh hướng dẫn điều trị cho bệnh viện huyện. Lúc đầu bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương phải hội chẩn toàn bộ các bệnh nhân, nhưng chỉ sau 2 tuần, một số trưởng khoa ở bệnh viện tỉnh đã nắm được hầu hết "võ" của các thầy để có thể tự chủ trì hội chẩn hầu hết các bệnh nhân trong tỉnh. Bệnh viện Trung ương chỉ còn tham gia một số ca quá phức tạp.
"Điều này có nghĩa là bác sĩ ở tầng trên điều trị từ xa cho bệnh nhân ở tầng dưới. Vì thế, ở tầng dưới có thể huy động được bất cứ nhân lực nào trong điều trị, kể cả bác sĩ thuộc nhiều chuyên ngành khác hoặc thậm chí sinh viên y khoa giúp việc, vì luôn có sự hướng dẫn, giám sát từ người ở tầng trên" - BS Cấp phân tích.
Mô hình "Mentor" đòi hỏi những yêu cầu nào?
Để thực hiện được mô hình này, theo BS Cấp, cần có lực lượng thầy thuốc chuyên môn tốt để nắm vai trò người hướng dẫn và tư vấn. Nếu mở rộng được mô hình mentor này, nghĩa là các chuyên gia của Trung ương sẽ chia nhau ra mỗi người phụ trách hỗ trợ một tỉnh, một khu vực và chỉ sau một thời gian, khu vực đó trưởng thành lên thì có thể hỗ trợ tiếp khu vực khác.
Thầy thuốc chuẩn bị thuốc để điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Hà Nội. Ảnh: Tuấn Anh
Mỗi bác sĩ tầng 3 chịu trách nhiệm hỗ trợ "kèm cặp" một bệnh viện tầng 2 và mỗi bác sĩ tầng 2 chịu trách nhiệm hỗ trợ một bệnh xá để kiểm soát các F0 từ cộng đồng. Cả hệ thống vận hành theo nguyên tắc "Tiếp nhận hoặc hỗ trợ - Admit or Advise": Nếu tuyến dưới thấy quá khả năng thì mentor tuyến trên phải nhận về điều trị hoặc theo dõi, hướng dẫn điều trị từ xa đến khi bệnh nhân hồi phục.
"Cần một hệ thống chặt chẽ, tầng dưới tuân thủ chỉ định, hướng dẫn của người ở tầng trên. Bác sĩ ở tỉnh hướng dẫn bác sĩ ở huyện, ở huyện hướng dẫn cho tuyến xã/trạm y tế lưu động... Từ đó, hình thành nên mạng lưới rộng lớn và không bệnh nhân có nguy cơ nào bị bỏ sót. Mạng lưới này vận hành tốt ngay cả khi số bệnh nhân gia tăng rất nhiều" - BS Cấp nói.
Sau nhiều lần họp bàn với Sở Y tế Hà Nội liên quan vấn đề điều trị COVID-19 ngay khi số ca mắc tăng, vị chuyên gia này đánh giá đội ngũ "mentor" của 5 bệnh viện (gồm Đức Giang, Thanh Nhàn, Xanh Pôn, Đống Đa và Hà Đông) có trình độ tốt, rất chủ động trong hội chẩn, hướng dẫn điều trị các bệnh nhân ở bệnh viện tầng 2.
Điều cần thiết với hệ thống điều trị COVID-19 ở Hà Nội là cần cơ chế để những "mentor" tại các bệnh viện tầng 3, tầng 2 không chỉ có trách nhiệm phụ trách bệnh nhân trong nội bộ khoa mình, bệnh viện mình mà còn trên toàn bộ bệnh nhân khu vực mình phụ trách.
"Thực tế, có những đơn vị rất có ý thức vươn lên. Nhưng nếu các cơ sở ở tầng dưới không có ý thức điều trị bệnh nhân nặng hơn khả năng hiện tại của mình, chỉ quá tầm một chút lại tìm cách đẩy lên tầng trên, thì hệ thống đó sẽ thất bại. Khi đã có người hướng dẫn ở tầng trên thì tầng dưới có thể mạnh dạn điều trị bệnh nhân ở mức nặng hơn, bởi rõ ràng họ không đơn độc trong điều trị " - BS Cấp lưu ý sự nỗ lực từ hai phía trên - dưới.
Nguồn: SKĐS
Tin liên quan
- Một số bệnh ký sinh trùng thường gặp, cách nhận biết và phòng tránh
- Đi khám bệnh theo yêu cầu, người bệnh hài lòng khi được chọn chuyên gia, bác sĩ giỏi từ tuyến trên về
- Nhiều học sinh sinh viên được Quỹ BHYT chi tiền tỷ điều trị bệnh nan y, mạn tính
- Người nước ngoài, Việt kiều đến Việt Nam thăm khám, điều trị những dịch vụ nào?
- Khoảng 10.000 trẻ được sinh ra mắc tim bẩm sinh, làm sao để ngăn ngừa?
- Điều trị thành công ca bệnh ung thư bạch cầu cấp dòng lympho bằng liệu pháp tế bào
- Hà Nội tổ chức tiêm bù vaccine cho trẻ tại cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học