HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Đoàn kết, tích cực, chủ động, sáng tạo thực hiện hiệu quả chủ trương, chính sách về công tác dân số.

Thứ Ba, ngày 10/12/2024 09:35

Liên Bộ phối hợp hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh từ động vật sang người

Thứ Ba, ngày 10/12/2024 09:18

Dâng hương, báo cáo kết quả kế thừa di sản của Đại Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Thứ Bẩy, ngày 07/12/2024 13:43

Thứ trưởng Bộ Y tế tiếp Giám đốc Viện Đột quỵ và Ứng dụng khoa học Thần kinh Quốc gia New Zealand

Thứ Bẩy, ngày 07/12/2024 05:25

Bảo vệ sức khỏe toàn dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, phòng chống tác hại của thuốc lá

Thứ Sáu, ngày 06/12/2024 07:54

Nỗ lực hợp tác quốc tế nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở

Thứ Sáu, ngày 06/12/2024 07:38

Công khai, minh bạch trong xây dựng, cập nhật danh mục thuốc bảo hiểm y tế

Thứ Năm, ngày 05/12/2024 11:26

Cuộc họp nhóm đối tác y tế: Chuyển đổi số trong y tế tại Việt Nam đến năm 2030

Thứ Năm, ngày 05/12/2024 11:20

Ung thư cổ tử cung - Tác động và cơ hội loại trừ

Thứ Tư, ngày 04/12/2024 09:12

Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế

Thứ Ba, ngày 03/12/2024 10:49

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc

Thứ Ba, ngày 03/12/2024 08:47

Tiếp tục mở rộng hợp tác trong lĩnh vực y tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Thứ Ba, ngày 03/12/2024 08:36

Đoàn Đại biểu Quốc hội Bắc Ninh tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV

Thứ Hai, ngày 02/12/2024 09:25

Kêu gọi ủng hộ người bệnh ung thư qua chiến dịch “Triệu nghĩa tình trao gửi bệnh nhân ung thư”

Thứ Hai, ngày 02/12/2024 02:03

Trên 1,3 triệu đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, tổng kết Nghị quyết của Đảng

Chủ Nhật, ngày 01/12/2024 05:32

Y tế tư nhân dần khẳng định vị thế trong hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân

Chủ Nhật, ngày 01/12/2024 02:11

Phát huy tiềm năng và thế mạnh của Y học cổ truyền Việt Nam

Thứ Bẩy, ngày 30/11/2024 04:06

Hội nghị thường niên Câu Lạc bộ Giám đốc các bệnh viện khu vực phía Nam lần thứ XXII

Thứ Sáu, ngày 29/11/2024 10:12

Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng, chống AIDS

Thứ Sáu, ngày 29/11/2024 07:50

Hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh

Thứ Năm, ngày 28/11/2024 09:03

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Loét chân suốt 2 năm, người đàn ông được các bác sĩ chỉ ra nguyên nhân bất ngờ

07/11/2024 | 21:09 PM

 | 

Theo thông tin từ Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, đơn vị này vừa tiếp nhận và tìm ra nguyên nhân cho một nam bệnh nhân bị lở loét chân nhiều năm. Từ đó, các bác sĩ đã đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Cụ thể, khoảng 2 năm nay, ông H.X.D. (quê Thái Nguyên) bị đau nhức kèm tổn thương cẳng bàn chân 2 bên. Người đàn ông đã đi khám và thực hiện nhiều xét nghiệm. Khi được chẩn đoán bị viêm mạch hoại tử, ông D. đã điều trị nhiều đợt, tổn thương có giảm bớt nhưng chưa khỏi hoàn toàn.

Mới đây, tổn thương ở chân lại tái phát. Ông D. đến khoa Da liễu, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, khám với đôi chân rớm dịch kèm theo những đám u hạt nhỏ có vảy tiết tại mặt trước cẳng chân trái và mặt ngoài cổ chân phải. Các bác sĩ đã thăm khám và nghi ngờ người bệnh có tổn thương do nấm.

Đôi chân lở loét do nhiễm nấm của người bệnh. Ảnh: BVCC.

 

Bệnh nhân D. được chỉ định làm các xét nghiệm nhuộm soi, nuôi cấy nấm và vi khuẩn với kết quả nhiễm nấm Candida parapsilosis - một loại nấm hiếm gặp với dưới 0,01% dân số mắc phải.

Người đàn ông này được chẩn đoán mắc u hạt do nhiễm nấm Candida Parapsilosis, được điều trị Corticoid kết hợp với kháng sinh để giảm tiết dịch, sưng đỏ và thuốc bôi kháng nấm.

Sau 10 ngày điều trị, bệnh nhân được xuất viện, các tổn thương trên da đã cải thiện rõ rệt, đỡ sùi và khô se hơn.

Theo Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, nấm andida parapsilosis là loại nấm sống trên da và trong đường tiêu hóa của con người. Đa phần, chúng không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu loại nấm này xâm nhập vào vết thương, chúng có thể gây nhiễm trùng máu và các cơ quan nội tạng khác, được gọi là bệnh nấm Candida xâm lấn.

Các triệu chứng của nhiễm trùng do nấm phụ thuộc vào vị trí mà nấm xâm nhập trong cơ thể. Dễ thấy nhất là các biểu hiện:

  • Sốt

  • Rùng mình

  • Hụt hơi

  • Ho

  • Đau bụng

  • Đỏ, sưng hoặc ngứa tại vị trí phẫu thuật hoặc chấn thương

Đối với bệnh lý do nấm gây ra, nếu không xảy ra các biểu hiện lâm sàng điển hình thì chưa cần điều trị. Do đó, khi có các biểu hiện nghi ngờ, người dân cần đi đến các cơ sở y tế để khám và được tư vấn điều trị phù hợp.

Người dân cũng cần điều trị sớm và tuân thủ kế hoạch điều trị, đặc biệt, không tự ý mua và sử dụng thuốc, thay đổi liều lượng hoặc ngừng điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Phòng Truyền thông Y tế


Thăm dò ý kiến