HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bệnh ung thư gia tăng mạnh mẽ và trở thành một trong những vấn đề sức khỏe hàng đầu hiện nay

Chủ Nhật, ngày 10/11/2024 11:37

Cập nhật và triển khai các chiến lược phòng ngừa, cấp cứu và điều trị đột quỵ một cách toàn diện

Chủ Nhật, ngày 10/11/2024 11:32

Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống đái tháo đường và ngày toàn dân mua và sử dụng muối i-ốt

Thứ Bẩy, ngày 09/11/2024 02:57

Ứng dụng tế bào gốc mở ra hướng điều trị mang tính cách mạng trong y học

Thứ Bẩy, ngày 09/11/2024 02:53

Tiếp tục nỗ lực thực hiện đấu thầu, mua thuốc và thiết bị y tế đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân

Thứ Sáu, ngày 08/11/2024 07:32

Thủ tướng bổ nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Thứ Tư, ngày 06/11/2024 10:20

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan gửi thư chúc mừng Thầy giáo, Cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động thuộc các cơ sở đào tạo và các cơ sở thực hành đào tạo nhân lực lĩnh vực y tế

Thứ Tư, ngày 06/11/2024 05:06

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm việc với đoàn công tác Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam

Thứ Tư, ngày 06/11/2024 03:05

Bộ Y tế công bố các Quyết định công tác nhân sự thuộc Đảng Bộ Văn phòng Bộ Y tế

Thứ Tư, ngày 06/11/2024 02:59

Chia sẻ kinh nghiệm của các nước khu vực ASEAN về kiểm soát thuốc lá

Thứ Hai, ngày 04/11/2024 11:37

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm việc với Liên minh Phòng, chống tác hại thuốc lá Đông Nam Á

Thứ Hai, ngày 04/11/2024 11:24

Thành lập Trung tâm đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm

Chủ Nhật, ngày 03/11/2024 01:34

Chính thức triển khai bệnh án điện tử tại bệnh viện hạng đặc biệt thuộc Bộ Y tế

Thứ Bẩy, ngày 02/11/2024 00:38

'Em bé Làng Nủ' xuất viện: 50 ngày hồi sinh thần kỳ ở Bạch Mai

Thứ Bẩy, ngày 02/11/2024 00:34

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Bỉ tại Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 01/11/2024 13:27

Hội thảo điều trị đa mô thức bệnh ung thư và quản lý bệnh viện trong kỷ nguyên số

Thứ Sáu, ngày 01/11/2024 07:30

Tập trung hoàn thiện Dự án đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở sử dụng vốn Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) đáp ứng mục tiêu và tiến độ

Thứ Năm, ngày 31/10/2024 07:32

Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm

Thứ Năm, ngày 31/10/2024 04:26

Lễ kỉ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Ung thư Việt Nam

Thứ Tư, ngày 30/10/2024 14:56

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Làm chủ kỹ thuật triệt đốt rung nhĩ bằng sóng radio sử dụng hệ thống lập bản đồ 3D

24/07/2023 | 11:23 AM

 | 

Lần đầu tiên bệnh viện tuyến tỉnh ở Thanh Hoá đã triển khai thành công kỹ thuật triệt đốt rung nhĩ bằng sóng cao tần sử dụng hệ thống lập bản đồ 3 chiều giải phẫu điện học buồng tim cho 2 bệnh nhân bị rung nhĩ mãn tính.

 

Đây là 2 bệnh nhân đầu tiên được điều trị triệt để rung nhĩ nhờ việc ứng dụng và triển khai kỹ thuật cao, chuyên sâu điều trị rối loạn nhịp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.

Bệnh nhân thứ nhất là L. T. M. (61 tuổi, trú tại xã Xuân Thịnh, huyện Triệu Sơn) có tiền sử suy tim, huyết áp cao, dùng thuốc nhưng không cải thiện. Bệnh nhân nhập viện tại Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa với các biểu hiện lâm sàng như: tức ngực, khó thở, hồi hộp, đánh trống ngực, nhịp tim không đều 130-140 nhịp/phút.

Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị rung nhĩ dai dẳng (thời gian mắc trên 1 năm).

Bệnh viện tuyến tỉnh đầu tiên làm chủ kỹ thuật triệt đốt rung nhĩ bằng sóng radio sử dụng hệ thống lập bản đồ 3D - Ảnh 1.

Hình ảnh 3D các buồng tim rõ nét xác định chính xác các vị trí cần can thiệp.

Bệnh nhân thứ 2 là T. X. T. (47 tuổi, trú tại TP. Thanh Hóa) có tiền sử rung nhĩ mãn tính đang điều trị thuốc chống đông, thỉnh thoảng có cơn hồi hộp, đánh trống ngực, mỗi cơn kéo dài 15 – 30 phút rồi tự hết. Gần đây, bệnh nhân liên tục xuất hiện cơn hồi hộp, khó thở với tần suất dày hơn và không tự hết nên đã đến khám, nhập viện.

Qua thăm khám và làm các cận lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị rung nhĩ kịch phát, tăng huyết áp động mạch phổi thứ phát, xơ vữa động mạch vành, tăng áp lực động mạch phổi.

Sau khi hội chẩn và đánh giá kỹ lưỡng tình trạng bệnh của bệnh nhân, dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai, ngày 14/7, ê kíp các bác sĩ Đơn vị Can thiệp mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện triệt đốt rung nhĩ cho cả 2 bệnh nhân bằng năng lượng sóng tần số radio sử dụng hệ thống lập bản đồ 3D giải phẫu, điện học buồng tim.

Để thực hiện can thiệp, các bác sĩ mở đường vào mạch máu nhỏ ở đùi bệnh nhân, đưa dụng cụ chuyên biệt lên buồng tim. Dưới sự trợ giúp của hệ thống lập bản đồ giải phẫu điện học 3D, các bác sĩ nhanh chóng dựng bản đồ điện học cũng như giải phẫu cấu trúc buồng tim, xác định được chính xác các vị trí cần can thiệp. Sau đó sử dụng năng lượng sóng có tần số radio đốt xung quanh và cô lập các tĩnh mạch phổi (nguồn gốc sinh ra cơn rung nhĩ) một cách nhanh chóng và chính xác.

Bệnh viện tuyến tỉnh đầu tiên làm chủ kỹ thuật triệt đốt rung nhĩ bằng sóng radio sử dụng hệ thống lập bản đồ 3D - Ảnh 2.

Các bác sĩ đang thực hiện kỹ thuật triệt đốt rung nhĩ bằng sóng radio sử dụng hệ thống lập bản đồ 3D cho bệnh nhân.

Sau hơn 5 giờ thực hiện can thiệp, cả 2 bệnh nhân đã chuyển về nhịp xoang hoàn toàn, tần số khoảng 90 nhịp/phút, không còn các triệu chứng hồi hộp, trống ngực, khó thở, tại vị trí mở đường vào động mạch đùi không đau, không chảy máu.

Cả 2 bệnh nhân tiếp tục được theo dõi thêm 1 tuần sau can thiệp tại khoa Nội Tim mạch. Quá trình theo dõi cho thấy cả 2 bệnh nhân không tái phát cơn rung nhĩ, cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều so với trước. Ngày 21/7, cả 2 bệnh nhân ổn định nên đã được xuất viện và sẽ được các bác sĩ tiếp tục theo dõi, tư vấn trong thời gian tiếp theo.

Bệnh viện tuyến tỉnh đầu tiên làm chủ kỹ thuật triệt đốt rung nhĩ bằng sóng radio sử dụng hệ thống lập bản đồ 3D - Ảnh 3.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân trước khi ra viện

Ths.BS. Lê Thế Anh – Trưởng khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Rung nhĩ là rối loạn nhịp thường gặp, tăng dần tỉ lệ mắc ở người cao tuổi. Một số trường hợp rung nhĩ giai đoạn sớm không có triệu chứng rõ ràng, chỉ tình cờ được phát hiện khi thăm khám sức khỏe, khi người bệnh có dấu hiệu hồi hộp, trống ngực, tức ngực, khó thở, suy tim, đột quỵ… có thể bệnh đã tiến triển".

Phương pháp điều trị rung nhĩ bằng sóng tần số radio với hệ thống lập bản đồ điện học 3D dẫn đường giúp xác định chính xác vị trí cần can thiệp, điều trị rung nhĩ triệt để, duy trì nhịp tim ổn định lâu dài, tỷ lệ tái phát thấp. Đặc biệt, phương pháp này giảm tối thiểu thời gian sử dụng tia X, tránh ảnh hưởng cho bệnh nhân và nhân viên y tế. Đây là thủ thuật ít xâm lấn, thời gian nằm viện ngắn, tỷ lệ thành công cao, đặc biệt với người trẻ tuổi bị rung nhĩ, tỷ lệ thành công lên tới 95%.

"Tuy nhiên, để triển khai được kỹ thuật này các bệnh viện phải đảm bảo hệ thống trang thiết bị rất hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, cần có các thủ thuật can thiệp khá phức tạp như chọc vách liên nhĩ, dựng bản đồ điện học 3D buồng tim…, do vậy kỹ thuật này mới chỉ được triển khai ở một số Trung tâm Tim mạch trên thế giới và số ít các Bệnh viện tuyến Trung ương.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa là bệnh viện tuyến tỉnh đầu tiên triển khai kỹ thuật lập bản đồ điện học 3D điều trị rung nhĩ, đây được xem là dấu mốc lịch sử trong tiến trình ứng dụng và phát triển các kỹ thuật trí tuệ nhân tạo trong điều trị các bệnh lý tim mạch phức tạp". Ths.BS. Lê Thế Anh cho biết thêm.

"Rung nhĩ là bệnh lý khá nguy hiểm và ít phương pháp điều trị triệt để, các nghiên cứu cho thấy rung nhĩ là nguyên nhân tăng nguy cơ đột quỵ não 5-7% mỗi năm. Bệnh nhân suy tim kèm theo rung nhĩ tăng nguy cơ tử vong lên đến 34-35%. Vì vậy, người dân cần thường xuyên kiểm tra khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng/lần để tầm soát phát hiện sớm và điều trị kịp thời những bệnh lý về tim mạch, đặc biệt là các rối loạn nhịp tim như rung nhĩ, giúp bảo vệ trái tim của chúng ta khỏe mạnh". Th.BS Lê Thế Anh khuyến cáo.

Theo: Suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến