HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Tăng cường phối hợp, trao đổi để chủ động tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 01:53

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn họp giao ban với Cơ quan điều hành Quỹ Phòng, chống Tác hại của Thuốc lá

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 01:28

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự họp Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 4/2024

Thứ Hai, ngày 15/04/2024 09:08

Bộ Y tế công bố quyết định bổ nhiệm lại Phó Viện trưởng phụ trách kinh tế Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 10:26

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp lãnh đạo thành phố Kawasaki, tỉnh Kanagawa Nhật Bản

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 10:20

Sửa đổi Luật Dược: Khắc phục những bát cập, hạn chế về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 07:04

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh

Thứ Năm, ngày 11/04/2024 07:07

Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 07:16

Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức hội nghị Thông tin chuyên đề quý I năm 2024

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 05:24

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Giám đốc Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 01:44

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp đoàn Doanh nghiệp Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 01:15

Hội nghị phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP của Chính phủ về Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Thứ Ba, ngày 09/04/2024 15:22

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Đại sứ Cộng hòa Belarus tại Việt Nam

Thứ Hai, ngày 08/04/2024 11:20

Cột mốc quan trọng cho ngành ghép tạng Việt Nam

Thứ Hai, ngày 08/04/2024 10:17

Hội nghị triển khai công tác năm 2024 của Ủy ban Quốc gia về chấm dứt bệnh lao

Thứ Hai, ngày 08/04/2024 10:12

TPHCM: Tưng bừng tổ chức Ngày dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam

Chủ Nhật, ngày 07/04/2024 13:05

Thủ tướng thăm bệnh viện hạng Đặc biệt ở miền Trung: "Làm tốt rồi tốt hơn nữa, quyết tâm rồi quyết tâm cao hơn..."

Chủ Nhật, ngày 07/04/2024 10:06

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh lao, hướng đến mục tiêu chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam năm 2030

Thứ Bẩy, ngày 06/04/2024 08:18

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan truy tặng Kỷ niệm chương "Vì sức khỏe nhân dân" cho người hiến đa tạng

Thứ Sáu, ngày 05/04/2024 09:17

Đoàn công tác của Bộ Y tế và Ngân hàng thế giới làm việc với UBND tỉnh Sơn La

Thứ Năm, ngày 04/04/2024 08:43

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Khởi động dự án mới về dữ liệu dân số

05/05/2022 | 09:27 AM

 | 

 

Với tổng kinh phí 1,9 triệu USD, thực hiện trong 5 năm, dự án mới mang mã số VNM10P04 được triển khai nhằm hỗ trợ Việt Nam áp dụng công nghệ và các nền tảng truyền thông mới trong việc thu thập, phân tích, phổ biến dữ liệu; đảm bảo các chính sách, chiến lược và chương trình dựa trên bằng chứng nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững vào năm 2030.

Ngày 5/5, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê (TCTK) và Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam tổ chức Lễ khởi động dự án mới nhằm hỗ trợ Việt Nam xây dựng và sử dụng dữ liệu về dân số và phát triển có chất lượng phục vụ xây dựng và giám sát các chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời theo dõi tiến độ đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững.

Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương (áo dài xanh) cùng các đại biểu tại sự kiện

Tại buổi lễ, Báo cáo Tình trạng dân số Thế giới năm 2022 của UNFPA với nội dung “Nhìn rõ những mảng tối: Các bằng chứng cho thấy cần phải hành động để ứng phó với cuộc khủng hoảng đang bị lãng quên - Mang thai ngoài kế hoạch” cũng được công bố.

Việt Nam đang chuyển mình nhanh chóng để tăng trưởng và phát triển. Cả nước đang nỗ lực thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025, và Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình  nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

Tương tự các quốc gia khác trên thế giới, đại dịch COVID-19 đã gây ra những tác động nghiêm trọng đối với Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là các biến động về dân số liên quan đến các sự kiện sinh, chết và di cư. Trong bối cảnh này, số liệu thống kê chất lượng và đáng tin cậy là yếu tố căn bản để xây dựng, thực hiện triển khai, giám sát và đánh giá tiến trình đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội và các mục tiêu phát triển bền vững.

Phát biểu tại sự kiện, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng TCTK bày tỏ: Trong gần 45 năm hợp tác giữa Việt Nam và UNFPA, năng lực của TCTK trong việc xây dựng và quản lý dữ liệu và số liệu thống kê đã được cải thiện đáng kể. Dự án chu kỳ 10 hợp tác giữa TCTK và UNFPA phù hợp với lộ trình thực hiện Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045. “Chúng tôi cam kết sẽ sẽ tận dụng tốt các nguồn lực của dự án để không ngừng phát triển nhằm cung cấp các dữ liệu kịp thời, có chất lượng cao, phục vụ công tác hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội, thúc đẩy sự tăng trưởng quốc gia” – Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương nói.

Dịp này, bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam phát biểu: “Chúng tôi bắt đầu triển khai Chương trình Quốc gia mới lần thứ 10 và TCTK là một trong những đối tác quan trọng nhất của UNFPA tại Việt Nam. Như chúng ta vẫn thường nói, những quốc gia có dữ liệu chất lượng là những quốc gia đạt được mức tăng trưởng kinh tế - xã hội ấn tượng. Dữ liệu tốt hơn, cuộc sống tốt hơn”.

Dân số Việt Nam qua 5 lần thay đổi (Nguồn: cpv.org.vn)

Dự án mới sẽ tập trung vào: Nâng cao năng lực thu thập, phân tích và phổ biến dữ liệu về dân số và sức khỏe sinh sản và tình dục (SKSS& TD) nhằm đạt được đầy đủ các tiềm năng “lợi tức nhân khẩu học”; Trang bị cho các nhà hoạch định chính sách kiến thức và kỹ năng về sử dụng nguồn dữ liệu mới; Khai thác các nguồn dữ liệu mới (các cuộc điều tra mới, Dữ liệu lớn và dữ liệu hành chính của ngành và liên ngành), truyền thông và quản lý dữ liệu (Ví dụ: trang dữ liệu điện tử và kho dữ liệu) nhằm hỗ trợ xây dựng chính sách dân số dựa trên bằng chứng, đồng thời có thể được sử dụng cho các hoạt động ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu; Nâng cao năng lực sử dụng dữ liệu cho vận động và xây dựng chính sách dựa trên bằng chứng;  Cung cấp bằng chứng về hiệu quả đầu tư cho SKSS&TD, đặc biệt củng cố hệ thống quản lý tài chính công ở cấp địa phương để đảm bảo phân bổ và chi đủ ngân sách cho SKSS&TD. 

Tại sự kiện, UNFPA cũng trình bày những phát hiện chính trong báo cáo thường niên của tổ chức. Báo cáo “Tình trạng Dân số Thế giới” được công bố toàn cầu vào ngày 30/3/2022. Báo cáo năm nay có tiêu đề “Nhìn rõ những mảng tối: Các bằng chứng cho thấy cần phải hành động để ứng phó với cuộc khủng hoảng đang bị lãng quên - Mang thai ngoài kế hoạch”. Theo đó, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện sức khỏe sinh sản và tình dục trong 20 năm qua. Điều tra các Mục tiêu Phát triển Bền vững do TCTK Việt Nam phối hợp với UNFPA và UNICEF thực hiện vào năm 2021 cho thấy chỉ có 72,2% phụ nữ đã kết hôn hài lòng với các biện pháp tránh thai hiện đại và tỷ lệ này thậm chí còn giảm xuống còn 50,3% ở những phụ nữ chưa kết hôn. Vấn đề này dường như còn đang diễn ra cấp bách ở những người chưa có gia đình, những đối tượng có nhu cầu chưa được đáp ứng về kế hoạch hóa gia đình ước tính cao hơn 4 lần so với phụ nữ đã lập gia đình. 

Dịp này, UNFPA kêu gọi các nhà hoạch định chính sách và các nhà lãnh đạo địa phương ưu tiên quyền của phụ nữ và trẻ em gái, tạo thêm nhiều lựa chọn, bao gồm cả việc tiếp cận phổ cập tới các biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả và đảm bảo rằng mọi thanh thiếu niên – bao gồm cả trẻ em trai - đều nhận thức đầy đủ về các nguy cơ và biện pháp phòng tránh mang thai ngoài kế hoạch. Cần lắng nghe tiếng nói của phụ nữ, hiểu rõ hơn nhu cầu của họ và tăng cường sự bình đẳng cho họ trên mọi lĩnh vực.

Các dự án mới của UNFPA trong khuôn khổ Chương trình Quốc gia lần thứ 10 sẽ hướng đến mục tiêu đạt được các kết quả mang tính chuyển đổi trong Kế hoạch Chiến lược chung của UNFPA, hướng tới việc Việt Nam sẽ không còn trường hợp tử vong mẹ khi có thể ngăn ngừa được, không còn nhu cầu kế hoạch hóa gia đình nào mà không được đáp ứng, và không còn các trường hợp bạo lực trên cơ sở giới và các thực hành có hại khác với phụ nữ và trẻ em gái. Chương trình trong 5 năm tới sẽ phù hợp với Khung Hợp tác Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc để Việt Nam thực hiện cam kết mang tính chuyển đổi “Không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Dự án được thực hiện bởi Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hai cơ quan cùng tham gia thực hiện Dự án là Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực thuộc Bộ Tư pháp; và Vụ Xã hội - Ủy ban Xã hội Quốc hội. Dự án nằm trong khuôn khổ Chương trình Quốc gia lần thứ 10 mới giai đoạn 2022-2026 của UNFPA. Chương trình Quốc gia lần thứ 10 mới giai đoạn 2022-2026 của UNFPA với tổng ngân sách 26,5 triệu Đô-la Mỹ sẽ tập trung vào các lĩnh vực sau: Vị thành niên và thanh niên; Già hóa dân số và Bảo trợ xã hội; Tiếp cận công bằng với các Quyền và các dịch vụ Sức khỏe Sinh sản và Tình dục; Dữ liệu và Bằng chứng cho công tác xây dựng chính sách và chương trình; Bạo lực trên Cơ sở Giới và các thực hành có hại; và Ứng phó liên ngành với Bạo lực trên Cơ sở Giới và các thực hành có hại.

Báo cáo Tình trạng Dân số Thế giới là ấn phẩm thường niên của UNFPA. Được công bố kể từ năm 1978, Báo cáo phản ánh các vấn đề dân số mới nổi trong lĩnh vực quyền và sức khỏe sinh sản và tình dục, đưa các vấn đề này trở thành xu hướng chủ đạo và xác định những thách thức và cơ hội mà những vấn đề này có thể tạo ra trong công tác phát triển quốc tế. 

Nguồn: dangcongsan.vn


Thăm dò ý kiến