HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ Y tế công bố quyết định bổ nhiệm lại Phó Viện Trưởng Phụ trách chuyên môn Viện Pháp y Quốc gia

Thứ Sáu, ngày 20/09/2024 12:59

Nghiên cứu, ứng dụng trị liệu tế bào đang phát triển nhưng cũng đối mặt với thách thức về an toàn

Thứ Sáu, ngày 20/09/2024 01:00

Tọa đàm khoa học "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế toàn dân trong giai đoạn mới"

Thứ Năm, ngày 19/09/2024 08:58

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Bộ Y tế và Tổ chức Di cư Quốc tế thuộc Liên Hiệp Quốc

Thứ Năm, ngày 19/09/2024 08:10

Trường Đại học Y Hà Nội khai giảng năm học 2024-2025: Tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được và thực hiện tốt 5 nhiệm vụ trọng tâm

Thứ Tư, ngày 18/09/2024 10:05

Bộ Y tế trao 1,6 tỷ đồng ủng hộ người dân và nhân viên y tế tỉnh Tuyên Quang

Thứ Tư, ngày 18/09/2024 08:23

Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, học viên Quân y đáp ứng tốt yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Thứ Tư, ngày 18/09/2024 08:06

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thứ Tư, ngày 18/09/2024 03:23

Phối hợp triển khai Đề án “Nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về sơ cấp cứu đến năm 2030”

Thứ Ba, ngày 17/09/2024 11:34

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương tiếp đoàn Quỹ Toàn cầu

Thứ Ba, ngày 17/09/2024 08:54

Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm động viên người dân vùng lũ Yên Bái

Thứ Ba, ngày 17/09/2024 02:03

Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão với 4 mục tiêu lớn

Chủ Nhật, ngày 15/09/2024 11:42

Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp tục đổi mới, năng động, sáng tạo, có khát vọng, tầm nhìn chiến lược

Thứ Bẩy, ngày 14/09/2024 09:19

Công tác kê đơn thuốc điều trị ngoại trú các bệnh mạn tính

Thứ Bẩy, ngày 14/09/2024 04:09

Quan hệ hữu nghị Việt Nam- Lào ngày càng vững mạnh trong lĩnh vực an sinh xã hội

Thứ Bẩy, ngày 14/09/2024 00:45

Cán bộ y tế cơ sở - Chiến sĩ tuyến đầu, gắn bó với dân, tận tâm phụng sự

Thứ Sáu, ngày 13/09/2024 13:06

Lực lượng quân y góp phần bảo đảm công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Thứ Sáu, ngày 13/09/2024 01:00

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Yên Bái chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, thiên tai

Thứ Năm, ngày 12/09/2024 05:35

Tăng cường hợp tác về y tế nhân chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Thứ Năm, ngày 12/09/2024 01:56

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Đoàn đại biểu liên ngành Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Thứ Tư, ngày 11/09/2024 08:15

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Kế hoạch Kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19 giai đoạn 2023-2025

30/11/2023 | 14:52 PM

 | 

 

Theo Quyết định số 3896/QĐ-BYT ngày 19/10/2023 về việc điều chỉnh bệnh COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, từ ngày 20/10/2023 Covid -19 đã chính thức là bệnh truyền nhóm B.

Mặc dù không còn nguy hiểm như bệnh truyền nhiễm nhóm A, tuy nhiên bệnh truyền nhiễm nhóm B cũng là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong do đó vẫn cần được kiểm soát và phòng chống dịch một cách bền vững.

Theo đó, ngày 29/10, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 3984/QĐ – BYT kèm theo quyết định này là Kế hoạch Kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19 giai đoạn 2023-2025.

Trong đó, có 9 nhiệm vụ quan trọng để thực hiện kiểm soát dịch bệnh, cụ thể:

1.Công tác chỉ đạo, điều hành

- Tiếp tục rà soát, nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, các cơ chế, chính sách tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác phòng, chống dịch; nhất là đầu tư phát triển hệ thống y tế, nâng cao năng lực y tế dự phòng, y tế cơ sở.

- Chỉ đạo các địa phương căn cứ diễn biến thực tế tình hình dịch bệnh, thực hiện việc công bố dịch và công bố hết dịch theo Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; xem xét kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 các cấp, phù hợp với việc đáp ứng tình hình dịch bệnh.

- Chỉ đạo các địa phương xây dựng Kế hoạch Kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19 giai đoạn 2023-2025 của các địa phương.

- Xây dựng và triển khai Kế hoạch sử dụng vắc xin phòng COVID-19 phù hợp theo đối tượng, lịch tiêm chủng; lồng ghép tiêm chủng vắc xin phòng chống COVID-19 vào chương trình tiêm chủng thường xuyên.

- Hướng dẫn chính sách liên quan đến thanh toán chi phí khám chữa bệnh COVID-19 khi chuyển từ nhóm A sang nhóm B.

- Chỉ đạo, hướng dẫn việc giải quyết những ảnh hưởng do COVID-19 trong việc thực hiện các dịch vụ y tế cơ bản như: công tác tiêm chủng mở rộng, công tác dinh dưỡng, phòng chống các bệnh không lây nhiễm và các biểu hiện hậu COVID-19,...

2. Công tác chuyên môn

(i) Công tác giám sát

- Theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới, trong nước, cung cấp kịp thời các thông tin về tình hình dịch bệnh.

- Lồng ghép giám sát COVID-19 vào hệ thống giám sát tác nhân gây bệnh đường hô hấp, bao gồm giám sát trọng điểm hội chứng Cúm (ILI), giám sát viêm phổi nặng do vi rút (SVP), giám sát đặc điểm di truyền của vi rút SARS-CoV-2 để theo dõi các biến thể của vi rút.

- Thực hiện đánh giá nguy cơ định kỳ và đột xuất, triển khai ngay các đáp ứng trong phòng, chống dịch tương ứng với các mức nguy cơ.

- Rà soát, sửa đổi, cập nhật hướng dẫn giám sát và phòng, chống COVID-19 phù hợp tình hình dịch.

(ii) Công tác điều trị

- Bảo đảm năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

- Tăng cường các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong các cơ sở y tế, chú trọng bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao (như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi, người bệnh hồi sức tích cực, thân nhân tạo...).:

- Triển khai các hoạt động về quản lý, chăm sóc, điều trị và hỗ trợ người mắc có nguy cơ chuyển nặng ngay tại cộng đồng; theo dõi và kịp thời điều trị các biến chứng sau khi mắc COVID-19.

- Tổ chức phổ biến về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19, Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám chữa bệnh; tiếp tục theo dõi, rà soát, sửa đổi, cập nhật phù hợp với tình hình mới.

 

- Rà soát, thống kê, điều chỉnh nhu cầu trang thiết bị y tế, hồi sức, bao gồm (máy móc, trang thiết bị, vật tư tiêu hao, thuốc thiết yếu, phương tiện phòng hộ cá nhân, ô xy y tế,... phục vụ cho phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với tình hình mới.

(iii) Tiêm vắc xin

- Xây dựng và triển khai kế hoạch sử dụng vắc xin phòng chống COVID-19 phù hợp theo đối tượng, lịch tiêm chủng. Ưu tiên tiêm chủng nhóm nguy cơ cao.

- Lồng ghép tiêm vắc xin COVID-19 vào buổi tiêm chủng thường xuyên tại các cơ sở y tế hoặc tổ chức tiêm chủng chiến dịch phù hợp với thực tế triển khai tại địa phương.

(iv) Dự phòng cá nhân

- Khuyến khích thực hiện 2K (Khẩu trang - Khử khuẩn). Khuyến khích đeo khẩu trang tại nơi đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng; tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế.

Thường xuyên vệ sinh tay bằng xà phòng với nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn thông thường, đặc biệt sau khi tiếp xúc với bề mặt nghi nhiễm, ho, hắt hơi.

- Định kỳ vệ sinh bề mặt nơi ở, sinh hoạt, làm việc.

- Khuyến cáo những trường hợp nghi mắc bệnh/mắc bệnh nhẹ hạn chế tiếp xúc với người khác, tự cách ly.

3. Công tác truyền thông

- Thường xuyên cập nhật để thông tin về tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới và Việt Nam cho người dân biết, không hoang mang, lo lắng nhưng cũng không chủ quan, lơ là.

- Truyền thông nguy cơ và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh để người dân hiểu và biết cách tự phòng bệnh.

- Truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Định hướng cơ quan thông tin, báo chí trong các hoạt động truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 của ngành y tế.

4. Tập huấn

- Tập huấn về hướng dẫn giám sát phòng, chống dịch COVID-19.

- Tập huấn về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19, Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám chữa bệnh.

- Triển khai các nhóm chuyên gia hỗ trợ các địa phương trong việc hướng dẫn chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật.

5. Công nghệ thông tin

- Tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, báo cáo, thống kê ca bệnh, xét nghiệm, tiêm vắc xin; tư vấn, điều trị, đào tạo từ xa và chia sẻ thông tin về giám sát dịch bệnh, tiêm vắc xin, xét nghiệm, điều trị, phục vụ phòng, chống dịch.

- Triển khai ứng dụng dữ liệu dân cư, tài khoản định danh điện tử trong công tác quản lý ca bệnh.

6. Hợp tác quốc tế

- Tiếp tục các hoạt động chia sẻ thông tin về tình hình dịch, các biến thể mới, vắc xin, thuốc điều trị và các biện pháp phòng, chống dịch với các tổ chức quốc tế.

- Triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế về phát triển công nghệ sản xuất thuốc, vắc xin.

7. Nghiên cứu khoa học

- Nghiên cứu khoa học về dịch tễ học, giám sát sự tiến hóa, biến chủng của tác nhân gây bệnh.

- Tiếp tục nghiên cứu sản xuất vắc xin và các thuốc điều trị COVID-19.

- Triển khai nghiên cứu các vấn đề sức khỏe liên quan đến COVID-19 và các vấn đề do hậu COVID-19 gây ra.

- Khảo sát năng lực ứng phó dịch COVID-19 đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và trường học.

- Chủ trì phối hợp với đơn vị có liên quan rà soát, đề xuất hoàn thiện các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển trang thiết bị y tế sản xuất trong nước.

- Chủ trì phối hợp với đơn vị có liên quan rà soát, đề xuất hoàn thiện các cơ chế, chính sách, nguồn lực, khả năng dự báo, thúc đẩy nghiên cứu, phát triển công nghiệp dược, vắc xin, sinh phẩm trong nước.

8. Công tác hậu cần

- Bảo đảm đáp ứng đủ thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị phù hợp với tình hình dịch.

- Thực hiện việc phê duyệt, cấp phép lưu hành các loại vắc xin, thuốc kháng vi rút, sinh phẩm chẩn đoán để phục vụ kịp thời công tác phòng chống dịch.

- Có phương án đảm bảo cơ số giường bệnh, giường điều trị tích cực, khu vực điều trị COVID-19 tại các tuyến huyện, tỉnh và trung ương.

- Nghiên cứu, xây dựng và đề xuất các chính sách về xã hội hóa trong phòng, chống dịch.

- Xây dựng, đề xuất các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp với những người làm nhiệm vụ y tế dự phòng, y tế cơ sở, người trực tiếp tham gia công tác phòng, chống dịch.

9. Phương án đảm bảo công tác y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm, bùng phát mạnh trên diện rộng

Trong trường hợp dịch COVID-19 có biến thể mới nguy hiểm, bùng phát trên diện rộng thì thực hiện theo Phương án đảm bảo công tác y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế tại Phụ lục kèm theo./.


Thăm dò ý kiến