HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Giảm số lượng, tăng nguồn lực khi sắp xếp các bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Thứ Sáu, ngày 19/04/2024 09:12

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 09:28

Hội thảo tham vấn ý kiến về hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:58

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Chủ tịch các thị trường mới nổi Toàn cầu của Tập đoàn Pfizer

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:42

Đã có 40 doanh nghiệp và 239 sản phẩm thuốc nộp hồ sơ đăng ký tham dự Giải thưởng “Ngôi sao thuốc Việt” lần 2

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:41

Đảm bảo người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 13:18

Tăng cường phối hợp, trao đổi để chủ động tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 01:53

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn họp giao ban với Cơ quan điều hành Quỹ Phòng, chống Tác hại của Thuốc lá

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 01:28

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự họp Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 4/2024

Thứ Hai, ngày 15/04/2024 09:08

Bộ Y tế công bố quyết định bổ nhiệm lại Phó Viện trưởng phụ trách kinh tế Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 10:26

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp lãnh đạo thành phố Kawasaki, tỉnh Kanagawa Nhật Bản

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 10:20

Sửa đổi Luật Dược: Khắc phục những bát cập, hạn chế về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 07:04

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh

Thứ Năm, ngày 11/04/2024 07:07

Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 07:16

Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức hội nghị Thông tin chuyên đề quý I năm 2024

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 05:24

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Giám đốc Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 01:44

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp đoàn Doanh nghiệp Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 01:15

Hội nghị phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP của Chính phủ về Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Thứ Ba, ngày 09/04/2024 15:22

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Đại sứ Cộng hòa Belarus tại Việt Nam

Thứ Hai, ngày 08/04/2024 11:20

Cột mốc quan trọng cho ngành ghép tạng Việt Nam

Thứ Hai, ngày 08/04/2024 10:17

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Hội thảo khoa học Thực phẩm ăn nhanh trong xã hội hiện đại với sức khoẻ con người

19/11/2020 | 11:28 AM

 | 

Ngày 18/11/2020, tại Hà Nội, Viện Y học ứng dụng Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Thực phẩm ăn nhanh trong xã hội hiện đại với sức khoẻ con người”. PGS. TS Nguyễn Thị Xuyên – Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam chủ trì hội thảo.

Hội thảo còn có sự tham dự của các nhà khoa học các Giáo sư, Tiến sỹ, bác sỹ đầu ngành y khoa, công nghệ thực phẩm và dinh dưỡng.

GS. TS Nguyễn Thị Xuyên – Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, PGS. TS Nguyễn Thị Xuyên – Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam cho biết: Hội thảo nhằm cung cấp các thông tin khoa học hữu ích về xu hướng sử dụng thực phẩm ăn nhanh và một số vấn đề sức khoẻ, đồng thời cập nhật một số phương pháp cải tiến mới trong sản xuất mì ăn liền – một trong số các thực phẩm ăn nhanh thông dụng ở Việt Nam

Việc cập nhật các kiến thức này cho đội ngũ cán bộ y tế Việt Nam và cho toàn thể cộng đồng là vô cùng quan trọng nhằm giúp cộng đồng có cái nhìn đa chiều, toàn diện hơn về thực phẩm ăn nhanh, từ đó góp phần cải thiện, không ngừng nâng cao chất lượng của thực phẩm ăn nhanh, biến thực phẩm ăn nhanh thành một loại thực phẩm cân đối, giàu dinh dưỡng, phù hợp với nhiều độ tuổi và tốt cho sức khoẻ.

Theo thống kê của Hiệp hội Mỳ ăn liền thế giới, trong năm 2019, đã có hơn 106 tỷ gói mỳ ăn liền được tiêu thụ trên toàn cầu. Trong đó, Việt Nam là nước đứng thứ năm trong số các quốc gia tiêu thụ mỳ ăn liền nhiều nhất thế giới với khoảng hơn 5,4 tỷ gói mỗi năm.

TS.BS.Trương Hồng Sơn, Viên trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Tại Hội thảo, TS.BS.Trương Hồng Sơn, Viên trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết: thực phẩm ăn nhanh đã có mặt từ rất lâu, góp phần thay đổi nhiều khái niệm về dinh dưỡng, ẩm thực của toàn thế giới.

"Thực tế, TPAN rất đa dạng, chứ không chỉ là hamberger, gà rán, pizza hay thịt nguội. Ở một số quốc gia, các món bún, phở, miến, mỳ... đặc trưng của Việt Nam cũng được xếp vào danh sách TPAN, mặc dù để nấu được một bát bún, tô phở không hề "nhanh" TS.Sơn nhấn mạnh.

Chia sẻ tại Hội thảo, PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, nhận định: hiện có nhiều cách hiểu sai về TPAN nói chung và mỳ ăn liền nói riêng, dẫn đến việc sử dụng sai cách, thậm chí bị lạm dụng, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

"Nhiều người tin rằng, mỳ ăn liền sử dụng các chất hóa học, chất bảo quản để giữ được lâu, vắt mỳ có màu đậm là bởi chiên bằng dầu cũ, đã sử dụng nhiều lần... Thực tế, màu sắc của vắt mỳ được chiết xuất từ củ nghệ nhằm kích thích khẩu vị. Ngoài ra, mỳ ăn liền đơn thuần đã được rút tối đa hàm lượng nước và độ ẩm nhằm hạn chế vi khuẩn, vi sinh vật có hại", bà Lê Bạch Mai nói.

PGS.TS.BS Lê Bạch Mai dẫn các nghiên cứu cho hay, tình trạng khó tiêu vẫn thường được đổ lỗi do mỳ ăn liền chỉ có thể xảy ra khi sử dụng trong thời gian kéo dài. Đồng thời, hiện tại trên thế giới chưa ghi nhận bất cứ nghiên cứu khoa học nào đủ tin cậy để khẳng định sử dụng mỳ ăn liền gây ung thư, sỏi thận.

"Nếu chỉ ăn một loại thực phẩm, thiếu dinh dưỡng, hoặc hơn nữa là có lối sống thiếu khoa học, mắc các bệnh đường tiêu hóa, đang sử dụng thuốc... thì bất cứ ai cũng sẽ bị khó tiêu, chứ không phải chỉ do mỳ ăn liền", bà Mai nhận định.

Các nhà khoa học, Giáo sư đầu ngành y khoa, công nghệ thực phẩm và dinh dưỡng chia sẻ thông tin tại Hội thảo

Cũng tại Hội thảo các nhà khoa học, Giáo sư đầu ngành y khoa, công nghệ thực phẩm và dinh dưỡng cho rằng, các doanh nghiệp cần tích cực hơn trong cải thiện thực phẩm ăn nhanh theo hướng tốt cho sức khỏe, cụ thể là nâng cao chất lượng các khâu chế biến, sử dụng nguyên liệu an toàn, kiểm soát tồn dư hóa chất, đa dạng hóa sản phẩm... Đồng thời, tăng cường hàm lượng protein, bổ sung chất xơ, dần thay thế muối thông thường bằng các loại muối khoáng trong thực phẩm ăn nhanh./.

 


Thăm dò ý kiến