HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thủ tướng chỉ rõ '3 tăng cường', '5 đẩy mạnh' trong chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số

Thứ Tư, ngày 24/04/2024 09:09

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trao quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

Thứ Ba, ngày 23/04/2024 04:45

Đảng ủy Bộ Y tế sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II năm 2024 và triển khai quy trình kiện toàn, bổ sung chức danh Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ nhiệm kỳ 2020 – 2025

Thứ Ba, ngày 23/04/2024 04:40

Bộ Y tế kiện toàn lãnh đạo Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Y học

Thứ Hai, ngày 22/04/2024 12:48

Hội nghị lấy ý kiến dự thảo “Đề án tổng thể phát triển hạ tầng và ứng dụng CNTT phục vụ chuyển đổi số y tế đến năm 2030”

Thứ Hai, ngày 22/04/2024 09:40

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương làm việc với Chủ tịch Viện Ký ức COVID-19, Cộng hòa Pháp

Thứ Bẩy, ngày 20/04/2024 14:33

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tham dự chương trình khám, chữa bệnh miễn phí và chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Điện Biên

Thứ Bẩy, ngày 20/04/2024 14:25

Giảm số lượng, tăng nguồn lực khi sắp xếp các bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Thứ Sáu, ngày 19/04/2024 09:12

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 09:28

Hội thảo tham vấn ý kiến về hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:58

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Chủ tịch các thị trường mới nổi Toàn cầu của Tập đoàn Pfizer

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:42

Đã có 40 doanh nghiệp và 239 sản phẩm thuốc nộp hồ sơ đăng ký tham dự Giải thưởng “Ngôi sao thuốc Việt” lần 2

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:41

Đảm bảo người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 13:18

Tăng cường phối hợp, trao đổi để chủ động tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 01:53

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn họp giao ban với Cơ quan điều hành Quỹ Phòng, chống Tác hại của Thuốc lá

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 01:28

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự họp Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 4/2024

Thứ Hai, ngày 15/04/2024 09:08

Bộ Y tế công bố quyết định bổ nhiệm lại Phó Viện trưởng phụ trách kinh tế Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 10:26

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp lãnh đạo thành phố Kawasaki, tỉnh Kanagawa Nhật Bản

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 10:20

Sửa đổi Luật Dược: Khắc phục những bát cập, hạn chế về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 07:04

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh

Thứ Năm, ngày 11/04/2024 07:07

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em do COVID-19 và khả năng hồi phục tổn thương tim

24/01/2022 | 08:35 AM

 | 

1. Nguy cơ bị MIS-C ở trẻ mắc COVID-19

Trong giai đoạn đầu của đại dịch, các chuyên gia nhận thấy Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C), tình trạng viêm hiếm gặp và nghiêm trọng, có thể xuất hiện vài tuần sau khi trẻ khỏi bệnh COVID-19.

Theo các nhà khoa học, MIS-C thường xuất hiện ở trẻ vào thời điểm khoảng 4 đến 6 tuần sau khi mắc COVID-19. Hội chứng này gây ra tình trạng viêm sâu khắp cơ thể trẻ, ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng lớn trong cơ thể.

Các nhà nghiên cứu của Bệnh viện nhi Philadelphia ( Mỹ) cho biết 4/5 số trường hợp MIS-C có ảnh hưởng tới tim. Một nửa số trẻ mắc MIS-C bị suy giảm chức năng tâm thất trái, buồng tim có chức năng bơm máu giàu oxy đi nuôi cơ thể.

TS Pei-Ni Jone, chuyên gia tim mạch nhi tại Bệnh viện Nhi Colorado (Mỹ), người không thuộc nhóm nghiên cứu nhưng đang tìm hiểu về tác động của MIS-C đối với tim, cho biết MIS-C xuất hiện ở khoảng 1/3.000 bệnh nhi mắc COVID-19.

"Tim là cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi MIS-C và điều đáng quan tâm là khi chức năng tim suy giảm có thể dẫn đến tổn thương thận hoặc gan" – TS Jone cho biết thêm.

Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em do COVID-19 và khả năng hồi phục tổn thương tim - Ảnh 2.

Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C) có thể xuất hiện vài tuần sau khi trẻ khỏi bệnh COVID-19.

Theo TS Kevin Friedman, chuyên gia tim mạch nhi tại Bệnh viện Nhi Boston (Mỹ), người không thuộc nhóm nghiên cứu: "Các triệu chứng rất đa dạng, từ không có biểu hiện gì đến tình trạng huyết áp thấp nghiêm trọng, và trẻ bị tình trạng nặng phải điều trị tại khoa hồi sức tích cực với ống thở và thuốc trợ tim".

 

2. Khả năng hồi phục tổn thương tim do MIS-C và biện pháp phòng ngừa

Kết quả nghiên cứu mới tại BV nhi Philadelphia (Mỹ) đã mang tới những tín hiệu đáng mừng liên quan tới MIS-C, đó là: Trẻ em có xu hướng hồi phục hoàn toàn sau bất kỳ tổn thương tim nào trong vòng 3 tháng kể từ khi bị bệnh.

Trong nghiên cứu, để đánh giá khả năng hồi phục chức năng tim của những trẻ mắc COVID-19, nhóm nghiên cứu thuộc BV nhi Philadelphia đã so sánh 60 trẻ nhập viện bị MIS-C do COVID-19 với một nhóm gồm 60 trẻ khỏe mạnh.

Các kết quả điện tim (EKG) cho thấy chức năng tim ở trẻ bị MIS-C được cải thiện nhanh chóng trong tuần đầu tiên. Và sau 3 tháng, chức năng tim về cơ bản đã trở lại bình thường. Hình ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI) ở trẻ cũng không phát hiện thấy tổn thương sẹo lâu dài hoặc tổn thương tim.

Trưởng nhóm nghiên cứu, TS Anirban Banerjee, chuyên gia tim mạch tại Trung tâm tim mạch thuộc BV nhi Philadelphia, cho biết trẻ em mắc MIS-C có thể trở lại chơi thể thao trong vòng 3 đến 4 tháng.

"Mặc dù tổn thương tim có thể gây tình trạng khá nghiêm trọng và đôi khi gây tử vong, nhưng hầu hết trẻ đều bình phục sau một thời gian" - Kevin Friedman nhấn mạnh.

Kết quả nghiên cứu mới này cũng tương đồng với những gì TS Pei-Ni Jone đã thấy trên các bệnh nhi bị MIS-C ở Colorado (Mỹ).

"Tất cả bệnh nhi đều hồi phục sau khoảng 6 tuần kể từ khi bị bệnh. Trong số 150 bệnh nhi, chỉ có 2 trẻ bị rối loạn chức năng tâm thất dai dẳng cần dùng đến thuốc trợ tim, nhưng sau 3 tháng, các trẻ đều hoàn toàn bình phục" – TS Jone cho biết.

 

Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em do COVID-19 và khả năng hồi phục tổn thương tim - Ảnh 3.

Tiêm vaccine phòng COVID-19 là một biện pháp hiệu quả để giúp trẻ tránh bị mắc bệnh COVID-19

Theo các nhà khoa học, tiêm vaccine phòng COVID-19 là một biện pháp hiệu quả để giúp trẻ tránh bị  COVID-19. Dữ liệu các nghiên cứu cho thấy cứ 100.000 trẻ thì có 1 trẻ bị viêm cơ tim liên quan đến vaccine phòng COVID-19, trong khi chỉ 3.000 trẻ mắc COVID-19 thì đã có 1 trẻ bị MIS-C. Như vậy, lợi ích của vaccine rõ ràng vượt trội hơn so với nguy cơ.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

 


Thăm dò ý kiến