HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên thăm, chúc tết các bệnh viện phía Nam

Chủ Nhật, ngày 19/01/2025 07:05

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thăm, kiểm tra, chúc Tết Bệnh viện Xanh Pôn

Thứ Sáu, ngày 17/01/2025 14:22

Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Mỗi khoa, phòng phải có một đội phòng cháy chữa cháy'

Thứ Sáu, ngày 17/01/2025 01:49

Thứ trưởng Nguyễn Tri Thức gặp mặt, chúc Tết Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia

Thứ Sáu, ngày 17/01/2025 01:33

Hội nghị tổng kết công tác pháp y tâm thần, điều trị bắt buộc chữa bệnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Thứ Năm, ngày 16/01/2025 09:15

Bàn giao Trường Cao đẳng Y tế Hải Dương về Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương

Thứ Năm, ngày 16/01/2025 08:53

Lễ công bố bổ nhiệm lại chức vụ Phó Hiệu trưởng phụ trách kinh tế Trường Đại học Y Hà Nội

Thứ Năm, ngày 16/01/2025 07:44

Thứ trưởng Bộ Y tế: Chợ Tết yêu thương mang món quà ý nghĩa thiết thực đến bệnh nhân nghèo

Thứ Năm, ngày 16/01/2025 05:56

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn: Thành tựu của ngành Y tế có sự đóng góp quan trọng của các giáo sư, chuyên gia đầu ngành

Thứ Năm, ngày 16/01/2025 05:49

Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác y tế Việt Nam và Liên bang Nga

Thứ Tư, ngày 15/01/2025 07:58

Bệnh viện Phổi Trung ương sẵn sàng đảm bảo công tác y tế dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Thứ Tư, ngày 15/01/2025 01:14

Mở rộng và nâng cao chất lượng, kỹ thuật y tế để phục vụ và chăm sóc nâng cao sức khỏe Nhân dân

Thứ Tư, ngày 15/01/2025 01:10

Bộ Y tế bổ nhiệm lại một số lãnh đạo đơn vị

Thứ Ba, ngày 14/01/2025 05:44

Hội nghị Tổng kết hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2024 và định hướng kế hoạch năm 2025

Thứ Hai, ngày 13/01/2025 10:45

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh

Thứ Hai, ngày 13/01/2025 09:40

Bộ trưởng Đào Hồng Lan thăm, tặng quà cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Hải Dương

Chủ Nhật, ngày 12/01/2025 03:38

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm, chúc Tết cán bộ, viên chức, người lao động và người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương

Chủ Nhật, ngày 12/01/2025 03:30

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan làm việc, chúc Tết Sở Y tế tỉnh Hải Dương

Chủ Nhật, ngày 12/01/2025 03:21

Hội nghị Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam lần thứ tư

Chủ Nhật, ngày 12/01/2025 03:15

Bộ trưởng Bộ Y tế thăm, động viên, chúc Tết tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương

Thứ Bẩy, ngày 11/01/2025 15:07

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Giảm thiểu rủi ro ngộ độc thực phẩm nhờ truy xuất nguồn gốc

04/12/2024 | 10:03 AM

 | 

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là một khâu quan trọng trong vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Giảm thiểu rủi ro ngộ độc thực phẩm nhờ truy xuất nguồn gốc- Ảnh 1.

Giảm thiểu rủi ro ngộ độc thực phẩm nhờ truy xuất nguồn gốc - Ảnh: VGP/HM

Hiện nay, việc bảo đảm an toàn thực phẩm ngày càng trở nên cấp thiết khi các vụ ngộ độc thực phẩm vẫn xảy ra liên tiếp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và niềm tin của người tiêu dùng.

Một trong những nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc này là do thực phẩm không rõ nguồn gốc. Chính vì vậy, việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là quá trình theo dõi, ghi nhận và cung cấp thông tin đầy đủ về "hành trình" của thực phẩm từ khâu sản xuất, chế biến, vận chuyển và đến tay người tiêu dùng.

Theo đó, thông qua việc áp dụng các công nghệ hiện đại như mã vạch, QR code, RFID (nhận diện tần số vô tuyến), người tiêu dùng có thể dễ dàng kiểm tra nguồn gốc, chất lượng và các thông tin liên quan đến thực phẩm trước khi quyết định sử dụng.

Thời gian qua, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều quy định liên quan đến việc áp dụng truy xuất nguồn gốc trong sản xuất và thương mại hàng hóa. Các tiêu chuẩn quốc tế như GS1, ISO 22005 cũng đang trở thành thước đo chung để đánh giá khả năng truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm.

Nếu các doanh nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn này, sẽ giúp cải thiện quy trình sản xuất của doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản...

Theo các chuyên gia, giải pháp truy xuất nguồn gốc cần gắn kết chặt chẽ với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia. Điều này vừa tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, vừa mở ra những cơ hội giao thương và hợp tác quốc tế, giúp sản phẩm Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường toàn cầu.

Tăng cường giám sát từ gốc

Tại Hà Nội, thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn Thành phố đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng hiệu quả truy xuất nguồn gốc thực phẩm.

Thống kê từ Sở Y tế Hà Nội, thời gian qua cơ quan này đã kiểm tra, giám sát và truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại 19 cơ sở dịch vụ ăn uống trong khu vực sân bay trên địa bàn. Kết quả cho thấy, có 12 cơ sở đạt tiêu chuẩn. Xét nghiệm nhanh các mẫu thực phẩm tại các cơ sở này cũng cho thấy 190/190 mẫu đạt yêu cầu.

Để kiểm soát chất lượng nông, lâm, thủy sản từ nơi sản xuất đến bàn ăn, tại nhiều huyện, xã của Hà Nội cũng đã và đang quy hoạch, phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung an toàn, đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Bên cạnh đó, các lực lượng chức năng địa phương cũng tăng cường kiểm tra theo kế hoạch, chuyên đề đột xuất tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các bếp ăn tập thể; xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn.

Nguồn: Chinhphu.vn


Thăm dò ý kiến