HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bảo vệ sức khỏe toàn dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, phòng chống tác hại của thuốc lá

Thứ Sáu, ngày 06/12/2024 07:54

Nỗ lực hợp tác quốc tế nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở

Thứ Sáu, ngày 06/12/2024 07:38

Công khai, minh bạch trong xây dựng, cập nhật danh mục thuốc bảo hiểm y tế

Thứ Năm, ngày 05/12/2024 11:26

Cuộc họp nhóm đối tác y tế: Chuyển đổi số trong y tế tại Việt Nam đến năm 2030

Thứ Năm, ngày 05/12/2024 11:20

Ung thư cổ tử cung - Tác động và cơ hội loại trừ

Thứ Tư, ngày 04/12/2024 09:12

Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế

Thứ Ba, ngày 03/12/2024 10:49

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc

Thứ Ba, ngày 03/12/2024 08:47

Tiếp tục mở rộng hợp tác trong lĩnh vực y tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Thứ Ba, ngày 03/12/2024 08:36

Đoàn Đại biểu Quốc hội Bắc Ninh tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV

Thứ Hai, ngày 02/12/2024 09:25

Kêu gọi ủng hộ người bệnh ung thư qua chiến dịch “Triệu nghĩa tình trao gửi bệnh nhân ung thư”

Thứ Hai, ngày 02/12/2024 02:03

Trên 1,3 triệu đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, tổng kết Nghị quyết của Đảng

Chủ Nhật, ngày 01/12/2024 05:32

Y tế tư nhân dần khẳng định vị thế trong hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân

Chủ Nhật, ngày 01/12/2024 02:11

Phát huy tiềm năng và thế mạnh của Y học cổ truyền Việt Nam

Thứ Bẩy, ngày 30/11/2024 04:06

Hội nghị thường niên Câu Lạc bộ Giám đốc các bệnh viện khu vực phía Nam lần thứ XXII

Thứ Sáu, ngày 29/11/2024 10:12

Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng, chống AIDS

Thứ Sáu, ngày 29/11/2024 07:50

Hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh

Thứ Năm, ngày 28/11/2024 09:03

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận làm việc với Hiệp hội sản xuất Dược Hàn Quốc

Thứ Năm, ngày 28/11/2024 07:31

Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'

Thứ Ba, ngày 26/11/2024 01:32

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII

Thứ Hai, ngày 25/11/2024 07:28

Nâng cao chất lượng cuộc sống cho các gia đình chính sách

Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 08:03

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Ghép tế bào gốc 'hồi sinh' những cuộc đời bệnh nhân ung thư

21/11/2023 | 14:17 PM

 | 

Ngày càng có thêm nhiều bệnh viện tại Việt Nam thực hiện ghép tế bào gốc, đây là phương pháp điều trị hiện đại, tối ưu cho những trường hợp mắc bệnh về máu, ung thư…

 

Phương pháp điều trị hiện đại, hiệu quả cao

Trong năm 2023, đã có thêm nhiều bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp ghép tế bào gốc. Cụ thể, cuối tháng 9 vừa qua, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc tạo máu tự thân đầu tiên tại bệnh viện. Người là ông Trần Văn H (50 tuổi, ở Thái Nguyên), ông H. được chẩn đoán đa u tủy xương (giai đoạn 3). Trước đó, ông Trần Văn H. được đoán bị đa u tủy xương - một bệnh máu ác tính. Sau 8 đợt điều trị hóa chất, người bệnh thấy các triệu chứng đau giảm dần, có thể tự đi lại được.

Tuy nhiên, để kéo dài thời gian sống không bệnh thì phương pháp điều trị tối ưu nhất cho người bệnh là ghép tế bào gốc tạo máu tự thân. Ngày 28/9/2023, sau khi người bệnh H đạt lui bệnh hoàn toàn, các y bác sĩ Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cùng các chuyên gia của Viện Huyết học - Truyền máu TW tiến hành ghép tế bào gốc tự thân cho người bệnh. Sau 26 ngày truyền tế bào gốc, ngày 25/10, người bệnh Trần Văn H đã được xuất viện.

Còn tại Bệnh viện Trung ương Huế, ngày 31/8 vừa qua Bệnh viện cũng hoàn tất thủ tục xuất viện cho bệnh nhi Phan Đình D. (sinh năm 2019, trú ở tỉnh Đắk Lắk) sau khi thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc để cứu tính mạng cháu bé này. Trước đó, cháu Phan Đình D. (4 tuổi) được chẩn đoán u nguyên bào thần kinh nguy cơ cao với khối u tại khoang sau phúc mạc, di căn xương. Sau quá trình điều trị, cháu đáp ứng một phần và được các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế chỉ định ghép tủy.

Được biết, Trung tâm Nhi - Bệnh viện Trung ương Huế đã triển khai ghép tế bào gốc tự thân cho các bệnh nhi mắc các bệnh lý ung thư khối mô đặc và hạch bạch huyết từ tháng 11/2019. Sau hơn ba năm, Trung tâm Nhi đã thực hiện ghép tế bào gốc được 35 ca, với 31 ca bệnh lý u nguyên bào thần kinh nguy cơ cao, hai ca u nguyên bào võng mạc di căn và hai ca lymphoma không Hodgkin tái phát. Với con số này, bệnh viện đã đứng thứ hai trong cả nước về ghép tế bào gốc tự thân điều trị bệnh lý u đặc trẻ em.

Ghép tế bào gốc 'hồi sinh' những cuộc đời bệnh nhân ung thư- Ảnh 1.

Các chuyên gia và cán bộ của Viện Huyết học – Truyền máu TW hỗ trợ thực hiện ca ghép tế bào gốc tự thân. Ảnh: BV Huyết học

Cả nghìn người bệnh được ghép tế bào gốc

Cuối tháng 10/2023, Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức Lễ Tổng kết 10 năm ghép tế bào gốc tạo máu. Theo Trung tâm Huyết học và Truyền máu (Bệnh viện Bạch Mai), Bệnh viện là một trong ba cơ sở điều trị bệnh máu ác tính lớn của cả nước, luôn có 120 - 150 bệnh nhân điều trị nội trú. Điều trị bệnh máu bằng hóa trị giúp điều trị lui bệnh và kéo dài cuộc sống, tuy nhiên nhiều độc tính, tác dụng phụ, khó khỏi bệnh hoàn toàn, có thể tái phát sớm. Do đó, điều trị bệnh máu củng cố bằng ghép tế bào gốc tạo máu cải thiện thời gian sống thêm và sống toàn bộ so với hóa trị liệu đơn thuần.

Ghép tế bào gốc 'hồi sinh' những cuộc đời bệnh nhân ung thư- Ảnh 2.

Ghép tế bào gốc phương pháp điều trị hiện đại, hiệu quả. Ảnh minh họa: BV cung cấp

Sau 10 năm triển khai, Trung tâm đã thực hiện ghép được hàng trăm người bệnh, nhiều người bệnh mắc bệnh lý ác tính được ghép tế bào gốc đã ổn định và trở về cuộc sống bình thường. Cụ thể như, trường hợp bệnh nhân Ph. chẩn đoán ghép U lympho tế bào T, ghép tủy được 9 năm tiếp tục đi du học Nhật thực hiện ước mơ của mình; Bệnh nhân V, chẩn đoán Lơ xê mi cấp được 9 năm, sau ghép bệnh nhân lập gia đình và hiện đã có 2 con; Bệnh nhân Ph. chẩn đoán ghép Đa u tủy xương, được ghép tanderm 8 năm, sau ghép trở về cuộc sống bình thường…

Tương tự, Viện Huyết học - Truyền máu TW là một trong các cơ sở uy tín hàng đầu trên toàn quốc về tế bào gốc. Đến tháng 6/2023, Viện đã thực hiện được trên 570 ca ghép tế bào gốc tạo máu với nhiều kỹ thuật ghép phức tạp như: Ghép tế bào gốc máu dây rốn, ghép nửa hòa hợp (ghép haplotype), ghép nửa hòa hợp kết hợp với tế bào gốc máu dây rốn… Kỹ thuật ghép tế bào gốc được ứng dụng điều trị cho nhiều bệnh lý hơn và độ tuổi ghép ngày càng được mở rộng.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến