HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trao quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

Thứ Ba, ngày 23/04/2024 04:45

Đảng ủy Bộ Y tế sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II năm 2024 và triển khai quy trình kiện toàn, bổ sung chức danh Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ nhiệm kỳ 2020 – 2025

Thứ Ba, ngày 23/04/2024 04:40

Bộ Y tế kiện toàn lãnh đạo Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Y học

Thứ Hai, ngày 22/04/2024 12:48

Hội nghị lấy ý kiến dự thảo “Đề án tổng thể phát triển hạ tầng và ứng dụng CNTT phục vụ chuyển đổi số y tế đến năm 2030”

Thứ Hai, ngày 22/04/2024 09:40

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương làm việc với Chủ tịch Viện Ký ức COVID-19, Cộng hòa Pháp

Thứ Bẩy, ngày 20/04/2024 14:33

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tham dự chương trình khám, chữa bệnh miễn phí và chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Điện Biên

Thứ Bẩy, ngày 20/04/2024 14:25

Giảm số lượng, tăng nguồn lực khi sắp xếp các bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Thứ Sáu, ngày 19/04/2024 09:12

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 09:28

Hội thảo tham vấn ý kiến về hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:58

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Chủ tịch các thị trường mới nổi Toàn cầu của Tập đoàn Pfizer

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:42

Đã có 40 doanh nghiệp và 239 sản phẩm thuốc nộp hồ sơ đăng ký tham dự Giải thưởng “Ngôi sao thuốc Việt” lần 2

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:41

Đảm bảo người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 13:18

Tăng cường phối hợp, trao đổi để chủ động tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 01:53

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn họp giao ban với Cơ quan điều hành Quỹ Phòng, chống Tác hại của Thuốc lá

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 01:28

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự họp Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 4/2024

Thứ Hai, ngày 15/04/2024 09:08

Bộ Y tế công bố quyết định bổ nhiệm lại Phó Viện trưởng phụ trách kinh tế Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 10:26

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp lãnh đạo thành phố Kawasaki, tỉnh Kanagawa Nhật Bản

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 10:20

Sửa đổi Luật Dược: Khắc phục những bát cập, hạn chế về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 07:04

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh

Thứ Năm, ngày 11/04/2024 07:07

Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 07:16

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

COVID-19 kéo dài có thể gây tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng ở trẻ em

06/08/2022 | 19:13 PM

 | 

Kết quả nghiên cứu mới đây của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho thấy, trẻ em và thanh thiếu niên mắc COVID-19 kéo dài có nguy cơ bị các biến chứng nghiêm trọng cao gấp đôi so với những trẻ không mắc COVID-19.

Theo kết quả nghiên cứu mới, huyết khối trong phổi hoặc huyết khối ở cẳng chân, đùi hoặc vùng chậu là những biến chứng phổ biến nhất.

CDC Mỹ cho biết: "Các biến chứng này khá hiếm gặp ở trẻ em trong cơ sở dữ liệu phân tích, nhưng chỉ cần biến chứng gia tăng một chút cũng là đáng lưu ý".

Vẫn còn ít hiểu biết về tình trạng COVID-19 kéo dài ở trẻ em

Tiến sĩ Lyudmyla Kompaniyets và cộng sự cho biết, hầu hết các nghiên cứu về COVID-19 từ trước cho đến nay đều được thực hiện ở người lớn, vì vậy có rất ít thông tin về các nguy cơ đối với người từ 17 tuổi trở xuống.

Để tìm hiểu thêm, nhóm nghiên cứu đã so sánh các triệu chứng hậu COVID-19 giữa 781.419 trẻ em và thanh thiếu niên mắc COVID-19 với 2.344.257 trẻ không mắc COVID-19. Họ đã phân tích dữ liệu từ 01/3/2020 đến ngày 31/1/2022 để tìm xem trẻ nào có những biến chứng liên quan tới COVID-19 kéo dài.

Trong nghiên cứu, COVID-19 kéo dài được định nghĩa là tình trạng xuất hiện các triệu chứng dai dẳng ít nhất 4 tuần sau chẩn đoán mắc COVID-19.

COVID-19 kéo dài có thể gây tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng ở trẻ em - Ảnh 2.

Nên tiêm phòng COVID-19 cho trẻ để phòng biến chứng.

So với những trẻ không có tiền sử mắc COVID-19, nhóm trẻ mắc COVID-19 kéo dài có thể gặp các nguy cơ:

- Bị thuyên tắc phổi cấp tính (huyết khối trong phổi) cao hơn 101%

- Bị viêm cơ tim hoặc bệnh cơ tim cao hơn 99%

- Bị huyết khối tĩnh mạch cao hơn 87%

- Bị suy thận cấp tính và không rõ nguyên nhân cao hơn 32%

- Nguy cơ bị bệnh đái tháo đường type 1 cao hơn 23%

Tiến sĩ Stuart Berger, chủ tịch Viện Tim mạch và Phẫu thuật tim trẻ em Mỹ cho biết: "Kết quả nghiên cứu chỉ ra một thực tế rằng các nguy cơ lây nhiễm COVID-19, cả về tác động cấp tính, Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C) cũng như các tác động lâu dài là hiện hữu, đang được quan tâm và có thể gây hậu quả nghiêm trọng".

"Thông điệp được đúc kết từ các vấn đề trên là nên quan tâm đến tất cả các biện pháp phòng ngừa COVID-19, đặc biệt là vaccine" – Tiến sĩ Berger nhấn mạnh.

Cần quan tâm tới biến chứng của COVID-19, đặc biệt ở trẻ em

Tiến sĩ Gregory Poland, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Bệnh Mayo Clinic ở Rochester (Mỹ) cho biết: "Kết quả nghiên cứu là lời cảnh tỉnh về mức độ nghiêm trọng của COVID-19".

"Cần lưu ý tới các biến chứng nghiêm trọng do COVID-19 gây ra ở trẻ em, đó là những biến chứng có thể gây thay đổi cuộc sống và gây hậu quả ảnh hưởng tới suốt cuộc đời của trẻ. Đây cũng là lời cảnh tỉnh nghiêm túc đối với các bậc cha mẹ vào thời điểm mà tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ nhỏ ở mức thấp đáng lo ngại" – Poland cho biết thêm.

Tiến sĩ Peter Katona, giáo sư y khoa và chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm tại Trường đại học y tế công cộng Fielding UCLA (Mỹ) cho biết: "Nghiên cứu này mang tính gợi ý nhưng chưa khẳng định hoàn toàn. Vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận về COVID-19 kéo dài, đặc biệt ở trẻ em, bởi vì vẫn còn nhiều câu hỏi bỏ ngỏ như: COVID-19 kéo dài nên được định nghĩa là các triệu chứng ở thời điểm 1 tháng hay 3 tháng sau mắc COVID-19? Định nghĩa thế nào về tình trạng sương mù não?…".

Katona và cộng sự đang tiến hành nghiên cứu biện pháp can thiệp đối với COVID-19 kéo dài để trả lời những câu hỏi trên, bao gồm cả đánh giá tỷ lệ mắc mới và hiệu quả của những biện pháp can thiệp sớm.

COVID-19 kéo dài có thể gây tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng ở trẻ em - Ảnh 4.

Nên theo dõi khám hậu COVID cho trẻ em.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng cho rằng, nghiên cứu mới cũng có những hạn chế như: việc sử dụng dữ liệu y tế ghi nhận tình trạng COVID-19 kéo dài nhưng không rõ mức độ nghiêm trọng ra sao; một số người thuộc nhóm không mắc COVID-19 nhưng có thể đã mắc bệnh mà chưa được xác nhận; và nhóm nghiên cứu cũng chưa xét đến tình trạng tiêm chủng của trẻ.

Poland lưu ý rằng nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn gia tăng mạnh các biến thể của SARS-CoV-2, bao gồm biến thể Delta và Omicron. Tuy nhiên, những tác động của COVID-19 kéo dài liên quan đến các biến thể gần đây hơn (như BA.5 hoặc BA.2.75) vẫn chưa được đề cập tới.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến