HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ Y tế công bố quyết định về công tác cán bộ tại TPHCM

Thứ Ba, ngày 29/04/2025 01:36

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trao Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thuỵ An

Thứ Hai, ngày 28/04/2025 10:34

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: ‘Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân, chiến sĩ dự lễ 30/4 là nhiệm vụ rất vẻ vang’

Chủ Nhật, ngày 27/04/2025 08:13

Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương: Lấy sức khỏe người dân làm trung tâm của mọi chính sách

Chủ Nhật, ngày 27/04/2025 04:06

Ngành Y tế chủ động, sẵn sàng ứng phó mọi tình huống tại Đại lễ 30/4 và Vesak

Chủ Nhật, ngày 27/04/2025 03:59

Đoàn công tác Bộ Y tế thăm, tặng quà quân, dân trên quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1

Thứ Bẩy, ngày 26/04/2025 03:05

Bộ Y tế tăng cường đầu tư hạ tầng thiết bị hiện đại tại các trung tâm y khoa lớn trong lĩnh vực điện quang can thiệp

Thứ Bẩy, ngày 26/04/2025 01:00

Kiểm soát và cải thiện chất lượng môi trường không khí tại Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 25/04/2025 09:39

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức tháp tùng Chủ tịch nước thăm cấp Nhà nước tới Lào

Thứ Sáu, ngày 25/04/2025 05:38

Bộ Y tế tiếp nhận, bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo

Thứ Năm, ngày 24/04/2025 07:40

Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Thứ Năm, ngày 24/04/2025 07:33

Họp triển khai xây dựng dự án Luật Phòng bệnh

Thứ Năm, ngày 24/04/2025 05:46

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác y tế Việt Nam - Trung Quốc

Thứ Năm, ngày 24/04/2025 00:52

Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 vắc xin sởi do Tập đoàn FPT tài trợ

Thứ Tư, ngày 23/04/2025 01:20

Ngành Y tế luôn phối hợp tích cực cùng toàn xã hội thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em khuyết tật

Thứ Bẩy, ngày 19/04/2025 13:18

Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Mỗi người dân được khám sức khoẻ định kỳ, hướng đến mục tiêu miễn viện phí toàn dân'

Thứ Bẩy, ngày 19/04/2025 13:15

Hội nghị quán triệt kết luận 132- KL/TW của Bộ Chính trị

Thứ Sáu, ngày 18/04/2025 05:45

Hội nghị Truyền máu toàn quốc năm 2025

Thứ Sáu, ngày 18/04/2025 05:40

Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra tiến độ Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai cơ sở 2 tại Hà Nam

Thứ Sáu, ngày 18/04/2025 02:08

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026-2035

Thứ Năm, ngày 17/04/2025 05:36

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Chuyên gia chỉ nguyên nhân khiến chiều cao của người Việt vẫn khiêm tốn

07/11/2024 | 08:56 AM

 | 

Tầm vóc người Việt Nam dù đã có nhiều tăng trưởng nhưng cũng mới đứng ở mức 153/201 quốc gia trên toàn thế giới. Các chuyên gia cũng cảnh báo tình trạng thiếu hụt vitamin D ở trẻ em tại Việt Nam vẫn còn phổ biến và ảnh hưởng không tốt đến phát triển chiều cao của trẻ em.

Những thông tin trên được các chuyên gia nhấn mạnh tại hội thảo khoa học "Vai trò của vitamin D3 và K2 trong việc cải thiện mật độ xương và tăng trưởng chiều cao ở trẻ em" do Viện Y học ứng dụng Việt Nam (thuộc Tổng hội Y học Việt Nam) tổ chức hôm nay - 6/11 tại Hà Nội. Hội thảo nhằm cập nhật các thông tin khoa học hữu ích về vai trò của vitamin D3 và K2 cũng như các khuyến nghị mới nhất liên quan đến hai vitamin thiết yếu này đối với quá trình cải thiện mật độ xương và quá trình tăng trưởng chiều cao ở trẻ em.

PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam nhấn mạnh: Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng thấp còi là tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng được coi là "nạn đói tiềm ẩn" ở trẻ em

Từ quốc gia có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng rất cao, đến nay Việt Nam đã có nhiều tiến bộ và thành tựu trong giảm suy dinh dưỡng cho trẻ. Tuy nhiên nước ta đang đối diện với 3 gánh nặng kép về vấn đề dinh dưỡng gồm suy dinh dưỡng thấp còi, thiếu vi chất dinh dưỡng, thừa cân béo phì do sự chênh lệch giữa các vùng miền.

PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế thông tin, đến thời điểm này trẻ em trên thế giới vẫn phải đối mặt với gánh nặng của suy dinh dưỡng trong đó phổ biến nhất là suy dinh dưỡng thấp còi với ước tính 149 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thấp còi.

Đây cũng là dạng suy dinh dưỡng phổ biến nhất ở trẻ em Việt Nam và là một yếu tố ảnh hưởng đến tầm vóc của người Việt Nam khi trưởng thành.

"Trong số các vi chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng với sự phát triển thể chất của trẻ, không thể không kể đến vitamin D và vitamin K2 – bộ đôi vitamin được nhắc đến rất nhiều trong 5 năm gần đây như là yếu tố thúc đẩy quá trình khoáng hóa xương"- PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên nhấn mạnh.

TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết: Tầm vóc người Việt Nam dù đã có nhiều tăng trưởng nhưng cũng mới đứng ở mức 153/201 quốc gia trên toàn thế giới.

Theo Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, việc sử dụng vitamin D và vitamin K2 dành cho trẻ nhỏ đã ngày càng trở nên phổ biến, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề xung quanh các khuyến nghị sử dụng cũng như những hiệu quả của 2 vitamin này.

Nghiên cứu năm 2022 tại các quốc gia Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) cho thấy hơn 50% trẻ sơ sinh thiếu vitamin D. Trong khi đó nhiều bà mẹ vẫn đang hiểu sai về bổ sung các loại vitamin cho trẻ dẫn đến trẻ bị thừa vitamin mà vẫn trong tình trạng còi xương.

Theo TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, để trẻ em có thể phát triển đầy đủ cần bổ sung nhiều yếu tố vi khoáng như sắt, kẽm…cùng đó nên bổ sung vitamin D cho trẻ trong 24 tháng, thậm chí có thể bổ sung kéo dài nếu trẻ bị thấp còi.

Quang cảnh hội thảo.

Những nghiên cứu mới cũng chỉ ra rằng sự kết hợp vitamin K2 và vitamin D3 hỗ trợ hấp thu canxi vào xương, từ đó giúp tăng cường mật độ xương, giảm nguy cơ loãng xương, gãy xương, đồng thời, giảm tình trạng lắng đọng canxi tại các mạch máu, mô mềm. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe xương và tăng trưởng chiều cao ở trẻ em.

Nguồn: suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến