HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Nghệ An tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, không lơ là phòng chống dịch

Thứ Sáu, ngày 23/03/2023 23:04

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan dâng hoa, dâng hương tại Khu Di tích Kim Liên

Thứ Sáu, ngày 23/03/2023 23:01

Hội thảo khoa học về tiêu thụ đồ uống có đường đối với sức khỏe, tác động của chính sách thuế và giá

Thứ Sáu, ngày 23/03/2023 22:57

Bộ trưởng Đào Hồng Lan làm việc về y tế cơ sở tại Nghệ An

Thứ Năm, ngày 23/03/2023 08:51

Hội nghị triển khai liên thông dữ liệu giấy chứng sinh, giấy báo tử, giấy khám sức khỏe lái xe theo Đề án 06 của Chính phủ

Thứ Năm, ngày 23/03/2023 02:04

Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng năm 2022 và triển khai kế hoạch năm 2023

Thứ Tư, ngày 22/03/2023 11:01

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan làm việc với đoàn Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN

Thứ Tư, ngày 22/03/2023 01:27

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Trưởng Đại diện Văn phòng JICA tại Việt Nam

Thứ Ba, ngày 21/03/2023 02:23

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Ngành Y tế Yên Bái tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, phát triển dược liệu

Thứ Bẩy, ngày 18/03/2023 08:22

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm và làm việc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái

Thứ Sáu, ngày 17/03/2023 08:16

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: “Người dân đánh giá cao, tin tưởng vào y tế cơ sở, đó là niềm vui của chúng ta”

Thứ Sáu, ngày 17/03/2023 07:33

Hội thảo chuyên gia về y tế cơ sở

Thứ Sáu, ngày 17/03/2023 03:27

Bộ trưởng Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 17/03/2023 01:09

Kỷ niệm hành trình 30 năm ghép thận và hội thảo khoa học bệnh viện

Thứ Sáu, ngày 16/03/2023 21:43

Đảng ủy Bộ Y tế tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023

Thứ Năm, ngày 16/03/2023 02:24

Lễ ký kết ý định thư về tăng hợp tác trong việc xây dựng mô hình Trung tâm CDC Trung ương tại Việt Nam

Thứ Năm, ngày 16/03/2023 01:18

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng: Rà soát toàn diện, kiến nghị giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Thứ Ba, ngày 14/03/2023 08:14

Hội nghị tổng kết dự án chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng đối với nạn nhân chất độc hóa học/dioxin giai đoạn 2018-2022

Thứ Hai, ngày 13/03/2023 01:12

Thứ trưởng Bộ Y tế: Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực y dược học cổ truyền

Chủ Nhật, ngày 12/03/2023 09:12

Hội nghị hướng dẫn triển khai Nghị định số 07/2023/ND-CP và Nghị quyết số 30/NQ-CP

Thứ Sáu, ngày 10/03/2023 13:39

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Bộ Y tế vừa ban hành tài liệu hướng dẫn phát hiện sớm- can thiệp sớm khuyết tật trẻ em

01/02/2023 | 08:13 AM

 | 

Ngày 31/1/2023, Bộ Y tế vừa ban hành tài liệu hướng dẫn phát hiện sớm- can thiệp sớm khuyết tật trẻ em.

Theo Luật Người khuyết tật, “người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”. Về phân dạng, có 6 dạng khuyết tật, bao gồm khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ; khuyết tật khác.

Riêng với đối tượng trẻ em, theo Khảo sát gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2004, tỷ lệ khuyết tật ở trẻ em trên phạm vi toàn cầu chiếm 5,1% ở nhóm 0- 14 tuổi. Tại Việt Nam, theo UNICEF, ước tính có khoảng 1,1 trẻ em khuyết tật độ tuổi dưới 16 tuổi; trong đó, loại khuyết tật phổ biến nhất là khuyết tật về vận động (22,4%), khuyết tật về nói (21,4%).

Từ thực trạng đó, cần phát hiện sớm- can thiệp sớm trẻ khuyết tật để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của trẻ và gia đình. Trong đó, phát hiện sớm trẻ khuyết tật bằng các biện pháp sàng lọc rối loạn phát triển của trẻ theo độ tuổi và giai đoạn nhằm phát hiện trẻ có yếu tố nguy cơ bị khuyết tật để gửi đi khám, phân loại khuyết tật, từ đó có biện pháp can thiệp sớm.

Cụ thể, phát hiện sớm- can thiệp sớm khuyết tật trẻ em gồm 5 bước:

Nhận biết sớm là quan sát được những dấu hiệu đầu tiên gợi ý sự phát triển của trẻ có thể có nguy cơ hoặc bất thường về thể chất, giác quan, tâm thần và hành vi.

Phát hiện sớm là sự nhận diện một cách hệ thống các dấu hiệu bất thường về phát triển, thể chất, giác quan, tâm thần và hành vi, các công cụ sàng lọc để phát hiện sớm các bất thường sẽ được thành viên gia đình, cộng đồng hoặc các nhà thực hành về y tế hoặc giáo dục thực hiện.

Chẩn đoán là sự xác định các khiếm khuyết về phát triển hoặc bất thường về thể chất, giác quan, tâm thần và hành vi do các nhà chuyên môn chuyên ngành sâu.

Tập huấn bao gồm các hoạt động có mục tiêu nhằm tác động tới trẻ và môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của trẻ.

Hướng dẫn phụ huynh, gia đình là huấn luyện, tư vấn cho phụ huynh, gia đình như giúp phát hiện và chấp nhận trẻ, giúp có đáp ứng phù hợp với hành vi của trẻ, hướng dẫn, tư vấn về các hoạt động kích thích phát triển, tập luyện, đồng thời, cung cấp các thông tin cần thiết.

Về biện pháp và hình thức can thiệp sớm, theo Bộ Y tế, biện pháp can thiệp sớm được thiết kế nhằm giải quyết các nhu cầu về phát triển của trẻ khuyết tật, bao gồm quy định về can thiệp sớm cần thiết cho trẻ khuyết tật và các lĩnh vực cần phát triển ở trẻ (thể chất, nhận thức, giao tiếp, tình cảm, xã hội, thích ứng). Các dịch vụ can thiệp sớm cụ thể là ngôn ngữ trị liệu; hoạt động trị liệu; vật lý trị liệu; các dịch vụ về thị lực; các dịch vụ cung cấp công nghệ và dụng cụ trợ giúp; các dịch vụ y tế chi nhằm mục đích chẩn đoán và đánh giá; các dịch vụ phát hiện sớm, khám sàng lọc và đánh giá; các dịch vụ sức khỏe cần thiết làm cho trẻ được hưởng lợi từ các dịch vụ can thiệt sớm; huấn luyện gia đình, tư vấn và thăm tại nhà; hướng dẫn đặc biệt; các dịch vụ tâm lý; các dịch vụ điều phối; các dịch vụ công tác xã hội; giao thông và các dịch vụ liên quan cần thiết nhằm bảo đảm cho trẻ khuyết tật và gia đình có thể nhận được dịch vụ can thiệp sớm.

Lưu ý, các dịch vụ can thiệp sớm phải được các chuyên gia cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp đảm nhiệm, đó là kỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu; kỹ thuật viên hoạt động trị liệu; kỹ thuật viên vật lý trị liệu, chuyên gia tâm lý; y tá điều dưỡng; chuyên gia dinh dưỡng; kỹ thuật viên gia đình; bác sĩ nhi khoa; bác sĩ PHCN và bác sĩ các chuyên khoa khác; người làm công tác xã hội; chuyên gia giáo dục đặc biệt; giáo viên nhà trẻ và giáo viên mầm non./.

Chi tiết xem tại đây


Thăm dò ý kiến