HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Hội đàm khảo sát tính khả thi xây mới cơ sở 2 Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 29/03/2024 07:49

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan dự họp báo cáo công tác quản lý nhà nước đối với thuốc lá mới

Thứ Năm, ngày 28/03/2024 13:40

Hội nghị trực tuyến liên ngành về tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024

Thứ Tư, ngày 27/03/2024 09:07

[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3

Thứ Hai, ngày 25/03/2024 08:43

Cải thiện chất lượng cuộc sống, sức khỏe cho những cộng đồng dân tộc thiểu số

Chủ Nhật, ngày 24/03/2024 09:55

Kỷ niệm Ngày Thế giới phòng, chống lao năm 2024: “Đúng! Việt Nam có thể chấm dứt bệnh lao”

Thứ Sáu, ngày 22/03/2024 09:18

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Phó Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế

Thứ Sáu, ngày 22/03/2024 02:28

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự Hội nghị Quốc gia về Y tế biển đảo lần thứ VII

Thứ Năm, ngày 21/03/2024 12:50

Bộ Y tế bổ nhiệm Cục trưởng Cục Y tế dự phòng

Thứ Năm, ngày 21/03/2024 09:18

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan làm việc với Quỹ Toàn cầu

Thứ Tư, ngày 20/03/2024 01:52

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự hội nghị Câu lạc bộ Giám đốc bệnh viện các tỉnh phía Bắc năm 2024

Chủ Nhật, ngày 17/03/2024 12:23

Hội thảo triển khai công tác khoa học và công nghệ ngành Y tế 2024

Thứ Bẩy, ngày 16/03/2024 12:33

Điều động, bổ nhiệm Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Thứ Bẩy, ngày 16/03/2024 12:28

Đánh giá nhân lực y tế khoa học, chuẩn mực, nhưng có độ mở, linh hoạt

Thứ Năm, ngày 14/03/2024 08:57

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

Thứ Năm, ngày 14/03/2024 01:40

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tham gia đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ dự Hội nghị cấp cáo ASEAN – Australia thăm chính thức Australia và NewZealand

Thứ Hai, ngày 11/03/2024 06:08

Thủ tướng thúc đẩy các tập đoàn hàng đầu New Zealand và thế giới đầu tư vào Việt Nam

Thứ Hai, ngày 11/03/2024 03:41

Hội nghị giao ban y tế dự phòng khu vực Tây Nguyên năm 2024

Chủ Nhật, ngày 10/03/2024 08:50

Việt Nam-Australia ký kết, trao đổi 12 văn kiện hợp tác quan trọng

Thứ Năm, ngày 07/03/2024 07:14

Việt Nam-Australia nâng quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Thứ Năm, ngày 07/03/2024 07:11

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Đục thủy tinh thể bẩm sinh- bệnh nguy hiểm

21/01/2019 | 03:51 AM

 | 

Nói đến bệnh ĐTTT người ta thường nghĩ đó là bệnh hay gặp của người già. Tuy nhiên, nhiều em nhỏ vừa mới sinh ra đã mắc bệnh ĐTTT bẩm sinh. Nếu phát hiện và điều trị muộn thì khi lớn lên dù được thay thủy tinh thể thì thị lực cũng rất kém.

 

Bác sĩ Vũ Thị Thanh- Giám đốc BV Mắt Hà Nội cho biết: ĐTTT là tình trạng có một bóng mờ trên thủy tinh thể. Bóng mờ này ngăn cản ánh sáng đến võng mạc và khiến hình ảnh bị nhòe, mờ. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi do sự thoái hóa. Tuy nhiên, một số bé bị bệnh bẩm sinh hoặc bắt đầu phát triển bệnh khi còn rất nhỏ. ĐTTT bẩm sinh có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mắt.

Khi bị ĐTTT bẩm sinh, trẻ có biểu hiện thị lực giảm, thường quờ quạng. Thị lực giảm tỉ lệ thuận với mức độ đục thuỷ tinh thể. ĐTTT cũng bắt đầu thường gây loá mắt, gây khó chịu cho người bệnh. Sự khó chịu này đặc biệt xảy ra ở hình thái đục thể thủy tinh dưới bao sau. Mắt nhìn gần tốt hơn so với trước đó (mắt bị ĐTTT ban đầu có xu hướng cận thị hoá, do vậy khả năng nhìn gần của mắt tốt lên)

Trong nhiều trường hợp, lác mắt là một trong các lý do khiến bệnh nhi đi khám bệnh, nguyên nhân là do đục thủy tinh thể, mắt đó bị nhược thị và lác. Khi có các biểu hiện này, bệnh nhi cần được khám chuyên khoa mắt để xác định chẩn đoán và làm các xét nghiệm tìm nguyên nhân, các xét nghiệm chuẩn bị cho cuộc mổ và các xét nghiệm đánh giá chức năng của mắt như đo thị lực, nhãn áp, điện võng mạc. Siêu âm mắt là một xét nghiệm không thể thiếu giúp chẩn đoán và tiên lượng kết quả phẫu thuật.

Về nguyên nhân dẫn đến đục thủy tinh thể bẩm sinh, các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, đa số bệnh nhân không tìm thấy nguyên nhân cụ thể mà có thể là di truyền, do nhiễm khuẩn, rối loạn chuyển hóa hay phối hợp với các bệnh lý toàn thân. Vì vậy, để phát hiện sớm chứng bệnh ĐTTT bẩm sinh, mọi người có thể căn cứ vào các dấu hiệu như mắt không có ánh hồng; khi chiếu đèn vào và soi thấy có ánh trắng trong mắt. Khi thấy đồng tử của 1 hoặc 2 mắt trẻ xuất hiện đốm mây trắng; trong gia đình có tiền sử có người bị rối loạn di truyền, có thể gây đục thủy tinh thể thì nên cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt.

Trong đa số các trường hợp, ĐTTT chỉ ở mức nhẹ và không làm ảnh hưởng đến tầm nhìn của bé. Nhưng nếu tình trạng đã diễn tiến đến mức độ nặng, bé cần được phẫu thuật loại bỏ thủy tinh thể bị đục và thay thế vào đó một thủy tinh thể nhân tạo. Tỷ lệ thành công của các ca phẫu thuật này rất cao và tỷ lệ biến chứng không nhiều. Trong một số trường hợp, đục thủy tinh thể sẽ quay trở lại do một số vấn đề gây ra bởi thủy tinh thể nhân tạo. Tuy nhiên, các vấn đề biến chứng có thể được xử lý dễ dàng với các công nghệ y khoa mới.

Các thuốc hạn chế tốc độ ĐTTT chưa được khuyến cáo dùng cho trẻ em. Nên tiến hành phẫu thuật sớm, khi có chỉ định, để phòng nhược thị, lác, rung giật nhãn cầu. Hiện có 2 phương pháp phẫu thuật đang được áp dụng trong lâm sàng nhãn khoa ở Việt Nam và trên thế giới, đó là phẫu thuật lấy thủy tinh thể ngoài bao, đặt thủy tinh thể nhân tạo và phẫu thuật tán nhuyễn thủy tinh thể bằng siêu âm, đặt thủy tinh thể nhân tạo.

Để hạn chế các biến chứng sau mổ, hiện nay, người ta làm phẫu thuật cắt bao sau và cắt dịch kính ngay sau khi đặt thủy tinh thể nhân tạo. “Trẻ em bị mắc ĐTTT bẩm sinh vẫn có thể lấy lại được ánh sáng cho trẻ thông qua phẫu thuật lấy bỏ thể thủy tinh đục. Sau đó điều chỉnh kính (kính đeo, kính tiếp xúc hay đặt thể thủy tinh nhân tạo tùy theo từng trường hợp), kết hợp với theo dõi và điều trị nhược thị, sau đó mổ, thay bằng thủy tinh thể nhân tạo”- bác sĩ Thanh nhấn mạnh./.

Nguồn: Báo Bảo hiểm


Thăm dò ý kiến