HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Hội nghị trực tuyến liên ngành về tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024

Thứ Tư, ngày 27/03/2024 09:07

[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3

Thứ Hai, ngày 25/03/2024 08:43

Cải thiện chất lượng cuộc sống, sức khỏe cho những cộng đồng dân tộc thiểu số

Chủ Nhật, ngày 24/03/2024 09:55

Kỷ niệm Ngày Thế giới phòng, chống lao năm 2024: “Đúng! Việt Nam có thể chấm dứt bệnh lao”

Thứ Sáu, ngày 22/03/2024 09:18

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Phó Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế

Thứ Sáu, ngày 22/03/2024 02:28

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự Hội nghị Quốc gia về Y tế biển đảo lần thứ VII

Thứ Năm, ngày 21/03/2024 12:50

Bộ Y tế bổ nhiệm Cục trưởng Cục Y tế dự phòng

Thứ Năm, ngày 21/03/2024 09:18

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan làm việc với Quỹ Toàn cầu

Thứ Tư, ngày 20/03/2024 01:52

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự hội nghị Câu lạc bộ Giám đốc bệnh viện các tỉnh phía Bắc năm 2024

Chủ Nhật, ngày 17/03/2024 12:23

Hội thảo triển khai công tác khoa học và công nghệ ngành Y tế 2024

Thứ Bẩy, ngày 16/03/2024 12:33

Điều động, bổ nhiệm Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Thứ Bẩy, ngày 16/03/2024 12:28

Đánh giá nhân lực y tế khoa học, chuẩn mực, nhưng có độ mở, linh hoạt

Thứ Năm, ngày 14/03/2024 08:57

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

Thứ Năm, ngày 14/03/2024 01:40

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tham gia đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ dự Hội nghị cấp cáo ASEAN – Australia thăm chính thức Australia và NewZealand

Thứ Hai, ngày 11/03/2024 06:08

Thủ tướng thúc đẩy các tập đoàn hàng đầu New Zealand và thế giới đầu tư vào Việt Nam

Thứ Hai, ngày 11/03/2024 03:41

Hội nghị giao ban y tế dự phòng khu vực Tây Nguyên năm 2024

Chủ Nhật, ngày 10/03/2024 08:50

Việt Nam-Australia ký kết, trao đổi 12 văn kiện hợp tác quan trọng

Thứ Năm, ngày 07/03/2024 07:14

Việt Nam-Australia nâng quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Thứ Năm, ngày 07/03/2024 07:11

Bộ Y tế bổ nhiệm hai Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy

Thứ Năm, ngày 07/03/2024 03:29

Lễ đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức Australia theo nghi thức trọng thể nhất

Thứ Năm, ngày 07/03/2024 02:16

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Đậu mùa khỉ có dễ lây không?

05/10/2022 | 12:28 PM

 | 

Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, triệu chứng quan trọng nhất của những người mắc đậu mùa khỉ là đau dữ dội do vậy khi bị bệnh họ buộc phải đến cơ sở y tế nên có thể sàng lọc, phát hiện.

Trao đổi với Sức khỏe và Đời sống về khả năng lây lan của bệnh đậu mùa khỉ trước thông tin TP.HCM ghi nhận ca đậu mùa khỉ đầu tiên ở Việt Nam, PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Trưởng Khoa y tế công cộng, ĐH Y Dược TP.HCM cho biết người dân không nên hoang mang, cần bình tĩnh.

Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, bệnh đậu mùa khỉ có khả năng lây lan nhưng nó khó lây hơn những bệnh truyền nhiễm khác. Đậu mùa khỉ không dễ lây lan như COVID-19 hay bệnh cúm thông thường, thậm chí khả năng lây thấp hơn nhiều so với bệnh đậu mùa, do đó khả năng thành dịch là rất thấp.

"Virus đậu mùa khỉ chỉ lây truyền trong một số cộng đồng nhất định, khả năng thành dịch là rất thấp. Nó chỉ lây truyền tốt với động vật gặm nhấm và loại khỉ trong môi trường tự nhiên còn trong môi trường xã hội mình thì ít có khả năng lây lan", PGS.TS Đỗ Văn Dũng khẳng định.

Đối với bệnh đậu mùa khỉ, người bệnh phải tiếp xúc khoảng cách gần, cọ xát, da có trầy xước, quan hệ tình dục... với người bị bệnh đậu mùa khỉ thì mới có thể bị lây truyền.

Đậu mùa khỉ ở TP.HCM có dễ lây không? - Ảnh 1.

Người bị đậu mùa khỉ có triệu chứng đau dữ dội, sốt, phát ban đỏ, mụn nước, sang thương, đặc biệt là nổi hạch.

Cũng theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, triệu chứng quan trọng nhất của những người mắc đậu mùa khỉ là đau dữ dội do vậy khi bị bệnh họ phải đến cơ sở y tế nên có thể sàng lọc, phát hiện. Ngoài ra người bị đậu mùa khỉ còn có triệu chứng sốt, phát ban đỏ, đau cơ, đau đầu, mụn nước, sang thương, đặc biệt là nổi hạch.

Về điều trị gồm có điều trị giảm đau và hỗ trợ. Ở một số bệnh nhân cơ thể suy giảm miễn dịch lại mắc bệnh đậu mùa khỉ, họ có nguy cơ tử vong. Do vậy người bệnh cần điều trị hỗ trợ và có thể điều trị một số loại thuốc kháng virus trên bệnh nhân.

Làm sao phát hiện sớm mắc bệnh đậu mùa khỉ?

PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho biết, để phát hiện bệnh đậu mùa khỉ cần phải thông qua 3 yếu tố. Thứ nhất là dịch tễ: Phải là những người có nguy cơ tiếp xúc gần, cọ xát, da có trầy trợt và sang thương, quan hệ tình dục... với người bị đậu mùa khỉ thì mới lây bệnh, còn người chưa bao giờ tiếp xúc với người bị đậu mùa khỉ thì không thể mắc được. Bên cạnh đó, những người tiếp xúc với người nước ngoài, chung phòng, chung giường với người lạ, người có phát ban thì có cơ sở nghi ngờ.

Thứ hai là triệu chứng: Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ tương đối là "cổ điển", tức là đầu tiên có sốt, sau đó phát ban đỏ, đặc biệt là nổi hạch, mụn nước….Thông thường khi xuất hiện các biểu hiện này người bệnh sẽ đi khám, những trường hợp không đi khám là rất cá biệt.

Thứ ba là xét nghiệm:

Với người bình thường thì căn cứ trên dịch tễ và dấu hiệu lâm sàng.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng cũng lưu ý, với những người nhiễm đậu mùa khỉ qua quan hệ tình dục, họ có thể không có triệu chứng trên người mà sẽ ở cơ quan sinh dục trước. Trong trường hợp này cần hết sức lưu ý vì có thể nhầm lẫn với các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: Herpes, giang mai...

Đậu mùa khỉ ở TP.HCM có dễ lây không? - Ảnh 3.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến