Việt Nam kêu gọi các nước tăng cường hợp tác về y tế
30/05/2024 | 07:49 AM
Theo phóng viên TTXVN tại Thụy Sĩ, đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương dẫn đầu và Phái đoàn Việt Nam tại Geneva tích cực phối hợp tham gia khóa họp lần thứ 77 Đại hội đồng Y tế thế giới (WHA77), diễn ra từ ngày 28/5 tới 1/6.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu. Ảnh: Anh Hiển/PV TTXVN tại Thụy Sĩ
Chia sẻ với phóng viên TTXVN bên lề khóa họp, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương cho biết: "Đại dịch COVID-19 cho chúng ta thấy nhiều nước chưa chuẩn bị tốt cho quy mô dịch trên toàn cầu. Một đại dịch tiếp theo có thể xảy ra bất cứ lúc nào, vì vậy từ bài học của đại dịch COVID-19, tất cả các quốc gia cần phải tăng cường năng lực, sẵn sàng chuẩn bị một cách tốt nhất với các đại dịch trong tương lai. Các nước cũng cần hợp tác, cùng hành động để có thể đáp ứng một cách tốt nhất và giảm thiểu những mối đe dọa an ninh y tế toàn cầu, và có thể ứng phó một cách nhanh chóng và hiệu quả với tất cả những rủi ro sức khỏe có thể xảy ra.
Các nước trên thế giới hiện nay gặp nhiều thách thức trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Đầu tiên, đó là mối đe dọa ngày càng tăng của biến đổi khí hậu. Chúng ta cũng biết Việt Nam là 1 trong 20 nước dễ bị tổn thương nhất về biến đổi khí hậu và tác động từ vấn đề này tới sức khỏe ngày càng tăng, do hiện tượng thời tiết cực đoan, mô hình bệnh tật thay đổi, ví dụ như dịch sốt xuất huyết xảy ra ở những địa phương trước đây chưa bao giờ có dịch. Thứ hai là về gánh nặng bệnh tật và tử vong của các bệnh không lây nhiễm, do các nguy cơ như hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia hay chế độ ăn uống không lành mạnh. Thứ ba là bất bình đẳng trong việc tiếp cận dịch vụ y tế. Rất nhiều người không thể tiếp cận dịch vụ y tế họ cần và tại địa điểm cần, với mức chi phí có thể chi trả được. Thứ tư, đó là nguy cơ tái bùng phát bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là những bệnh có thể dự phòng bằng vaccine. Do dịch COVID-19, nhiều nước không thể tiếp tục chương trình tiêm chủng mở rộng thông thường, dẫn đến gián đoạn và nhiều trẻ em không được tiếp cận vaccine. Có thể thấy dịch sởi bùng phát lại ở nhiều nước. Do đó, để ứng phó với các thách thức này, các nước cần chuẩn bị sẵn sàng và cùng nhau hành động, cùng nhau hợp tác, qua đó hướng đến việc tiếp cận công bằng trong dịch vụ y tế, thuốc, vaccine hay sinh phẩm”.
Khóa họp năm nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trong khuôn khổ WHA77, các nước sẽ xem xét thông qua Văn kiện quốc tế mới về đại dịch và Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) sửa đổi. Nội dung của cả hai văn kiện đều bao gồm các điều khoản về tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin, thúc đẩy khả năng tiếp cận công nghệ sản xuất và sản phẩm phòng chống dịch bệnh. Nếu những văn kiện này được thông qua, đây sẽ là bước đột phá của hệ thống y tế toàn cầu trong công tác ngăn ngừa và ứng phó với dịch bệnh và các tình huống y tế khẩn cấp.
Trong hơn 2 năm qua, quá trình đàm phán hai văn kiện này nhận được sự quan tâm và tham gia đóng góp tích cực của đông đảo các nước và tổ chức quốc tế. Phái đoàn Việt Nam tại Geneva cũng đã theo dõi chặt chẽ hai tiến trình này, đóng góp ý kiến, góp phần phát huy tiếng nói của các nước đang phát triển cho nội dung đàm phán văn kiện.
Đánh giá về các nội dung được thảo luận tại khóa họp lần thứ 77, Đại sứ Mai Phan Dũng – Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh LHQ, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, khẳng định rằng Đảng và chính phủ Việt Nam luôn ưu tiên chăm sóc sức khỏe người dân, và công tác phòng chống dịch của Việt Nam thời gian qua đã được bạn bè quốc tế ghi nhận. Đại sứ Mai Phan Dũng cho biết thêm, về các văn kiện liên quan đến Điều lệ Y tế quốc tế, Việt Nam rất chủ động thực hiện và chia sẻ trách nhiệm trong những lần phòng chống đại dịch. Việt Nam cũng rất ủng hộ và đánh giá cao việc cộng đồng quốc tế có thể có những văn kiện như thỏa thuận ứng phó với đại dịch trong tương lai.
Theo Đại sức Mai Phan Dũng, một tuyên bố chính trị mạnh mẽ như vậy giúp cho cộng đồng quốc tế có thể ngăn ngừa đại dịch trong tương lai. Từ kinh nghiệm phòng chống đại dịch COVID-19 thời gian vừa qua, văn kiện nêu trên sẽ là cơ hội lớn cho các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, có thể tiếp cận dịch vụ y tế, thiết bị y tế, vaccine, sinh phẩm…. qua đó giúp tạo bước đột phá lớn trong phòng chống hiệu quả hơn các đại dịch trong tương lai, và cứu giúp nhiều người hơn, hướng đến một thế giới mạnh khỏe và bình đẳng./.
Nguồn: TTXVN
Tin liên quan
- Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm
- Tiếp tục nỗ lực thực hiện đấu thầu, mua thuốc và thiết bị y tế đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân
- Thủ tướng bổ nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia
- Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan gửi thư chúc mừng Thầy giáo, Cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động thuộc các cơ sở đào tạo và các cơ sở thực hành đào tạo nhân lực lĩnh vực y tế
- Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm việc với đoàn công tác Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam
- Bộ Y tế công bố các Quyết định công tác nhân sự thuộc Đảng Bộ Văn phòng Bộ Y tế
- Chia sẻ kinh nghiệm của các nước khu vực ASEAN về kiểm soát thuốc lá
Xuất bản thông tin
Thừa Thiên Huế ghi nhận 2 ca sốt rét ngoại lai
Chủ Nhật, ngày 06/10/2024 16:00Thừa Thiên Huế vừa ghi nhận 2 ca sốt rét về từ Cameroon và Lào, nâng tổng số ca sốt rét ngoại lai từ đầu năm 2024 đến nay lên thành 5 ca. Ngày 4/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh...
Cần làm gì để phòng ngừa nhiễm phế cầu?
Chủ Nhật, ngày 06/10/2024 16:00Phòng ngừa nhiễm phế cầu đặc biệt quan trọng đối với nhóm bệnh nhân có bệnh lý mạn tính. Bên cạnh tiêm vaccine, bệnh nhân cần được tư vấn về lối sống lành mạnh cũng như điều trị tốt...
Trung tâm Ung bướu Thái Bình chuyển mình nhờ chuyển giao nhiều kỹ thuật từ tuyến trên
Chủ Nhật, ngày 06/10/2024 16:00Anh Trần Văn Lực, 53 tuổi ở huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình đang điều trị ung thư phổi tại Trung tâm Ung bướu, BVĐK tỉnh Thái Bình nói: "Điều trị ung thư rất mệt. Nếu không có cơ sở...
Tiếp tục nỗ lực thực hiện đấu thầu, mua thuốc và thiết bị y tế đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân
Thứ Sáu, ngày 08/11/2024 07:32Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì buổi làm việc về công tác đấu thầu, mua thuốc, thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh Ngày 07/11/2024, tại trụ sở Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế...
Chia sẻ kinh nghiệm can thiệp chemsex, giảm nguy cơ lây nhiễm HIV
Thứ Sáu, ngày 08/11/2024 02:57Trong 2 ngày 6 và 7/11, tại Thái Lan, Viện Nghiên cứu và Sáng kiến về HIV (IHRI) của Thái Lan với sự hỗ trợ của Văn phòng khu vực của Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về...
Thảo luận các giải pháp nhằm tối ưu hóa chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá
Thứ Sáu, ngày 08/11/2024 02:55Ngày 7/11, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức Hội thảo Xây dựng chiến lược điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá, góp phần thực hiện...
Iran sản xuất thuốc giúp kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân ung thư
Thứ Sáu, ngày 08/11/2024 02:53Phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông cho biết các nhà nghiên cứu ở Iran đã cho ra đời phiên bản mới nhất thuốc điều trị ung thư Tederox, giúp bệnh nhân mắc căn bệnh nan y này sống...
Khi thiên tai xảy ra, ngành y tế đóng vai trò quan trọng trong cấp cứu, phòng chống dịch bệnh
Thứ Sáu, ngày 08/11/2024 02:50Bộ Y tế vừa có Báo cáo gửi đến đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn thuộc lĩnh vực y tế.
Việt Nam chưa từng ghi nhân trường hợp người dân thừa i-ốt
Thứ Sáu, ngày 08/11/2024 01:13Bộ Y tế khẳng định không có bất kỳ lo ngại nào liên quan đến việc toàn dân sử dụng muối i-ốt, bao gồm muối i-ốt dùng trong hộ gia đình và trong chế biến thực phẩm, tại Việt Nam chưa từng ghi...
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh triển khai kỹ thuật tiên tiến thế giới
Thứ Năm, ngày 07/11/2024 14:14Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, hiện đã triển khai kỹ thuật thay khớp háng nhân tạo SuperPath, một trong những kỹ thuật thay khớp háng nhân tạo ít xâm lấn...
Cấp cứu kịp thời bệnh nhi 22 tháng tuổi thủng ruột, sốc nhiễm khuẩn do nuốt phải hạt táo đỏ
Thứ Năm, ngày 07/11/2024 14:12Hai ngày sau khi ăn táo đỏ, bệnh nhi 22 tháng tuổi nhập viện vì nôn ói liên tục, chướng bụng do thủng ruột, sốc nhiễm khuẩn phải mổ cấp cứu. Ê kíp tiến hành mổ cấp cứu cho bệnh nhi....
Nam bệnh nhân 26 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp qua thăm khám sức khỏe định kỳ
Thứ Năm, ngày 07/11/2024 14:11Thăm khám sức khỏe định kỳ, nam bệnh nhân nhận kết quả ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú thùy trái giai đoạn I, được chỉ định phẫu thuật cắt thùy trái và eo tuyến giáp. Hình ảnh...
Loét chân suốt 2 năm, người đàn ông được các bác sĩ chỉ ra nguyên nhân bất ngờ
Thứ Năm, ngày 07/11/2024 14:09Theo thông tin từ Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, đơn vị này vừa tiếp nhận và tìm ra nguyên nhân cho một nam bệnh nhân bị lở loét chân nhiều năm. Từ đó, các bác sĩ đã đưa ra phương pháp điều...
Việt Nam có gần 94 triệu người tham gia bảo hiểm y tế
Thứ Năm, ngày 07/11/2024 14:08Hiện số người tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,937 triệu người, tăng 3,16%. Đây là một trong nhưng kết quả tích cực trong 10 tháng đầu năm. Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho...
TP.HCM: Bộ Y tế đồng ý việc tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi
Thứ Năm, ngày 07/11/2024 14:04Ngày 06/11/2024, Bộ Y tế đã chính thức phê duyệt việc triển khai tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi tại TP. Hồ Chí Minh. Quyết định này được đưa ra trong công văn số 6881/BYT-DP...
Hợp tác giữa Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và UBND tỉnh Tuyên Quang: Nâng cao chất lượng y tế cho cộng đồng
Thứ Năm, ngày 07/11/2024 14:02Ngày 07/11, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và UBND tỉnh Tuyên Quang đã chính thức được ký kết nhằm nâng cao hơn nữa chất...
“Tiến bộ trong thực hành chẩn đoán và điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ” với chủ đề “Chẩn đoán và điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn”
Thứ Năm, ngày 07/11/2024 13:59Ung thư phổi không tế bào nhỏ xảy ra khi các tế bào bất thường tăng sinh mạnh mẽ ở biểu mô phế quản của phổi và chiếm đại đa số các trường hợp được chẩn đoán mắc ung thư phổi. Ngày 05/11,...