Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS và Hội nghị trực tuyến Tổng kết 30 năm phòng, chống HIV/AIDS
01/12/2020 | 14:51 PM



Sáng 01/12/2020 tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS và Hội nghị trực tuyến Tổng kết 30 năm phòng, chống HIV/AIDS.
Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Trung ương có: đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; GS.TS.Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế; ngài Daniel J. Kritenbrink, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam; ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam; đồng chí Đặng Thuần Phong, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội; đồng chí Cao Huy, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế; đồng chí Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế; TS.Kidong Park,Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam; đại diện các Bộ/Ban/ngành; các đồng chí nguyên Lãnh đạo Bộ Y tế; đại diện Lãnh đạo và chuyên viên một số Vụ, Cục, Văn phòng, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế và các tổ chức trong nước và quốc tế cùng gần 300 đại biểu tham dự.
Đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ phát biểu tại buổi Lễ
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho tập thể Cục Phòng, chống HIV-AIDS, Bộ Y tế
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ trao Huân chương Lao động hạng Nhì, Ba cho 07 cá nhân thuộc Cục Phòng, chống HIV-AIDS, Bộ Y tế
Phát biểu khai mạc Lễ mít ting, GS.TS.Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết: trải qua 30 năm ứng phó với đại dịch AIDS, với sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Chính phủ cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự phối hợp của các Bộ, ngành, địa phương; sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng; sự giúp đỡ quý báu của bạn bè quốc tế và sự chủ động của hệ thống y tế, Việt Nam đã triển khai toàn diện, hiệu quả các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Dịch HIV/AIDS ở Việt Nam đã và đang từng bước được kiểm soát, tỷ lệ nhiễm trong cộng đồng dân cư dưới 0,26%.
Theo ước tính của các chuyên gia, trong 15 năm qua, chương trình phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam đã giúp cho khoảng 500.000 người không bị lây nhiễm HIV và hơn 200.000 người không bị tử vong do HIV/AIDS.
Việt Nam là một trong bốn quốc gia có chất lượng điều trị HIV/AIDS đứng hàng đầu thế giới, cùng với Anh, Đức và Thụy Sỹ. Với kinh nghiệm 30 năm phòng, chống HIV/AIDS cùng với những kết quả đã đạt được, Việt Nam đang tự tin tiến tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.
GS.TS.Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại Hội nghị
Đồng chí Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng cho biết thêm: ngay từ năm 1995, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống AIDS và 10 năm sau tiếp tục ban hành Chỉ thị 54 tạo nên tư tưởng nhất quán trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện. Việt Nam là nước thứ 2 trong khu vực ban hành Luật Phòng, chống HIV/AIDS.
Tiếp theo là sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, huy động sự tham gia tích cực của cộng đồng, của người dân bao gồm cả những người mắc bệnh; sự chủ động, tích cực, đúng đắn trong tham mưu, tổ chức thực hiện của lực lượng y tế đặc biệt là đội ngũ chuyên trách là nhân tố quan trọng đóng góp vào thành công của công cuộc phòng, chống AIDS; mở rộng hợp tác quốc tế, đặc biệt với Hoa Kỳ và một số quốc gia khác; sự phối hợp của Bộ, ngành, các cơ quan của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, các cơ quan tư pháp đã phối hợp chặt chẽ trong việc hình thành hệ thống pháp lý quan trọng để triển khai các hoạt động một cách nhịp nhàng, ăn khớp, tạo nền tảng, sức mạnh cho thắng lợi trong cuộc chiến này.
“Với kinh nghiệm 30 năm phòng, chống HIV/AIDS cùng với những kết quả đã đạt được, Việt Nam đang tự tin tiến tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Ở thời điểm hiện tại, mặc dù Việt Nam chưa đi đến đích, công cuộc phòng, chống AIDS vẫn còn ở phía trước nhưng những gì mà Việt Nam đã ứng phó với đại dịch là niềm tự hào, là hành trang quý báu để đi đến thắng lợi cuối cùng.
Trong giai đoạn tới, công tác phòng, chống AIDS sẽ tiếp tục được triển khai một cách mạnh mẽ hơn với các giải pháp chuyên môn kỹ thuật và xã hội trong Luật phòng, chống HIV/AIDS sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua trong kỳ họp thứ 10 Quốc hội XIV, là điều kiện thuận lợi quan trọng cho thắng lợi cuối cùng.
Hội nghị có sự tham dự của nhiều tổ chức trong và ngoài nước
Nhân Ngày Thế giới phòng, chống AIDS, cũng là dấu mốc 30 năm Việt Nam đương đầu với đại dịch HIV/AIDS, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long bày tỏ tri ân các thế hệ lãnh đạo, các cán bộ tiền nhiệm ngành Y tế, các Bộ, ban, ngành đã có nhiều đóng góp, cống hiến cho công cuộc phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam. Đồng thời, biểu dương, chúc mừng những thành tích xuất sắc mà lực lượng phòng, chống HIV/AIDS, các tổ chức xã hội, cộng đồng đã đạt được trong chặng đường vừa qua.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình nhấn mạnh: trong 30 năm qua, Đảng, Nhà nước đã lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự vào cuộc của chính quyền các cấp, sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể và của Nhân dân, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Nổi bật là, trong 30 năm qua, với một bệnh dịch mà Ban Bí thư đã ban hành 2 Chỉ thị, Chỉ thị số 52-CT/TW về lãnh đạo công tác phòng, chống AIDS và Chỉ thị số 54/2005/CT-TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới. Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ Nhân dân trong tình hình mới theo đó mục tiêu của Việt Nam là chấm dứt cơ bản dịch bệnh AIDS vào năm 2030.
Nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, Chính phủ cũng đã 3 lần ban hành Chiến lược quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS (mà mỗi Chiến lược là định hướng cho giai đoạn thường là 10 năm), gần nhất là Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ ban hành vào ngày 14/8/2020. Đồng thời, ban hành nhiều nghị định, chỉ thị, quyết định liên quan đến công tác phòng, chống HIV/AIDS.
Cùng với khuôn khổ pháp lý dần được hoàn thiện, một hệ thống phòng, chống HIV/AIDS hoàn chỉnh từ Trung ương đến địa phương cũng được thiết lập. Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy mại dâm được thành lập nhằm chỉ đạo, cùng với hệ thống của ngành Y tế, triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, cùng sự tham gia của các bộ, ngành, các tổ chức xã hội tham gia phòng, chống HIV/AIDS.
Việt Nam cũng là quốc gia sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ của quốc tế cho công tác phòng, chống HIV/AIDS trong rất nhiều năm.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Trương Hòa Bình biểu dương các địa phương, các Bộ, Ngành, đoàn thể, các cơ quan thông tin đại chúng, các cá nhân, tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian qua đã nỗ lực, đóng góp nhiều công sức vào công cuộc phòng, chống HIV/AIDS.
Về nhiệm vụ thời gian tới, đối với lãnh đạo các cấp, các ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nêu rõ: Chúng ta đã đạt được nhiều kết quả trong chặng đường 30 năm qua nhưng chúng ta không được phép chủ quan, lơ là. Dịch HIV/AIDS có thể bùng phát trở lại nếu chúng ta chủ quan, lơ là và nó không thể tự mất đi nếu không được đầu tư và can thiệp.
Đầu tư cho phòng, chống HIV/AIDS không chỉ mang lại hiệu quả lớn về sức khỏe, mà còn góp phần ổn định an ninh trật tư và phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và của cả nước. Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng, chống HIV/AIDS; Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia kết thúc dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Bây giờ là thời điểm các địa phương cần chủ động xây dựng và trình cấp thẩm quyền phê duyệt kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS cho đến năm 2030, trước mắt cho giai đoạn trung hạn 2021-2025. Tăng cường đầu tư, phân bổ ngân sách, bảo đảm tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; lồng ghép nội dung phòng, chống HIV/AIDS vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đối với ngành Y tế, cần phát huy mọi nguồn lực hiện có, kết hợp với ứng dụng tiến bộ vượt bậc của cách mạng công nghiệp 4.0, tiếp tục tăng cường, mở rộng độ bao phủ và nâng cao chất lượng các dịch vụ khám chữa bệnh, can thiệp giảm tác hại, tư vấn xét nghiệm HIV, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS. Thực hiện tốt công tác liên thông trong khám chữa bệnh, bảo đảm mọi người dân đều được chăm sóc sức khỏe, đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân tiếp cận các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV; người có hành vi nguy cơ cao tiếp cận sớm dịch vụ xét nghiệm HIV; người nhiễm HIV được tiếp cận điều trị bằng thuốc kháng vi rút ARV sớm và tham gia bảo hiểm y tế. Làm tốt công tác truyền thông để mọi người dân hiểu được và không kỳ thị người mắc, nhiễm HIV/AIDS.
Đối với các tổ chức xã hội, cộng đồng, cần tham gia tích cực, mạnh mẽ hơn nữa vào các hoạt động phòng chống HIV/AIDS nhất là việc cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS cho các nhóm đích của mình. Các cơ quan Chính phủ thời gian tới cũng cần giúp Chính phủ nghiên cứu đề xuất tạo môi trường và cơ chế thuận lợi cho sự tham gia của các tổ chức xã hội trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng đề nghị Chính phủ các nước, các cá nhân và tổ chức quốc tế tiếp tục quan tâm ủng hộ cả về tài chính và kỹ thuật để giúp Việt Nam trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng bày tỏ tin tưởng mạnh mẽ Việt Nam sẽ thực hiện được mục tiêu chấm dứt cơ bản dịch AIDS vào năm 2030 góp phần cùng cộng đồng quốc tế kiểm soát thành công đại dịch này.
Ngài Daniel J. Kritenbrink, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam phát biểu tại buổi Lễ
Phát biểu tại Lễ mít ting, ngài Daniel J. Kritenbrink, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam khẳng định: Việt Nam là một điểm sáng trong công cuộc phòng chống HIV và AIDS. Kể từ đầu vụ dịch, Việt Nam đã huy động hiệu quả các nguồn hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, cả nguồn lực tài chính và hỗ trợ kỹ thuật, để cung cấp đa dạng các can thiệp, từ dự phòng, chăm sóc tới điều trị.
Song song với đó, Việt Nam đã phát triển một chương trình bảo hiểm y tế mạnh để qua đó tăng tính bền vững của các dịch vụ HIV cung cấp thông qua nguồn tài chính trong nước. Chính phủ Việt Nam đang trên lộ trình tiến tới đảm bảo tài chính cho 75 phần trăm tổng số thuốc ARV được cấp phát thông qua hệ thống bảo hiểm y tế quốc gia đến năm 2021.
Hợp tác y tế nói chung, và hợp tác trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS thông qua PEPFAR, là một trong những câu chuyện thành công của hai quốc gia khi chúng ta cùng kỷ niệm 25 năm quan hệ hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong năm 2020.
Thay mặt Chính phủ Hoa Kỳ, ngài Daniel J. Kritenbrink, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam chúc mừng Chính phủ và người dân Việt Nam về những kết quả đã đạt được trong chương trình phòng, chống HIV quốc gia, và mong đợi tiếp tục hợp tác hướng tới mục tiêu kết thúc dịch AIDS đến năm 2030.
Quang cảnh buổi Lễ
Nhân dịp này, Cục Phòng, chống HIV-AIDS đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì vì có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác Phòng, chống HIV-AIDS góp phần trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc và nâng cao sức khỏe Nhân dân; 07 cá nhân thuộc Cục Phòng, chống HIV-AIDS cũng được nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, Ba được Chủ tịch nước tặng vì có nhiều thành tích trong công tác góp phần trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc và nâng cao sức khỏe Nhân dân./.
Tin liên quan
- Thêm 82 ca COVID-19, Thủ tướng yêu cầu bình tĩnh, khoanh vùng, cách ly truy vết thần tốc
- Không lãng phí một giờ phút nào
- Phát hiện 2 ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng ở Hải Dương, Quảng Ninh
- Chủ động, quyết liệt thực hiện các biện pháp khoanh vùng, dập dịch tại Hải Dương và Quảng Ninh
- Hội nghị Tổng kết Công tác Văn phòng Bộ Y tế năm 2020 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2021
- Hội nghị Tổng kết công tác Đảng của Đảng bộ Văn phòng Bộ Y tế 2021
- Ngành Y tế sẵn sàng các phương án phục vụ Đại hội Đảng
Xuất bản thông tin
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19
Thứ Năm, ngày 28/01/2021 08:55Ngày 27 và 28/01/2021 đã ghi nhận nhiều ca dương tính trong cộng đồng do biến thể mới của vi-rút (72 ca tại nhà máy POYUN, Khu công nghiệp Cộng Hòa thành phố Chí Linh tỉnh Hải Dương và...
Thêm 82 ca COVID-19, Thủ tướng yêu cầu bình tĩnh, khoanh vùng, cách ly truy vết thần tốc
Thứ Năm, ngày 28/01/2021 06:41Theo thông tin mới nhất tại cuộc họp khẩn sáng 28/1, đã có thêm 82 ca nhiễm mới COVID-19 tại Hải Dương và Quảng Ninh. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Chúng ta đã phản ứng cương quyết, kịp...
Không lãng phí một giờ phút nào
Thứ Năm, ngày 28/01/2021 06:34Ngay sau cuộc họp của Thường trực Chính phủ, do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, với Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19, cuối giờ sáng 28/1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiếp tục...
Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh
Thứ Năm, ngày 28/01/2021 04:08Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh, để chủ động triển khai công tác phòng chống dịch kịp thời và khẩn trương khoanh vùng dập...
Bộ Y tế hỉ đạo hỗ trợ ngành Y tế Hải Dương điều tra dịch tễ, khoanh vùng, cách ly, lấy mẫu, xét nghiệm và điều trị COVID-19
Thứ Năm, ngày 28/01/2021 01:57Ngay trong đêm 27/01/2021, Bộ Y tế đã có công điện số 88/CĐ-BYT gửi UBND tỉnh Hải Dương và các đơn vị trực thuộc Bộ hỗ trợ ngành Y tế Hải Dương trong công tác điều tra dịch tễ, khoanh...
Phát hiện 2 ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng ở Hải Dương, Quảng Ninh
Thứ Năm, ngày 28/01/2021 01:27Chiều và tối muộn, ngày 27/01/2021, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có liên tiếp hai cuộc họp khẩn với lãnh đạo Bộ Y tế và 2 tỉnh Quảng Ninh và Hải Dương, sau khi phát hiện 2 ca lây nhiễm...
Chủ động, quyết liệt thực hiện các biện pháp khoanh vùng, dập dịch tại Hải Dương và Quảng Ninh
Thứ Năm, ngày 27/01/2021 23:40Phát hiện 2 ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng Sau khi nhận được thông tin từ phía Nhật Bản về việc phát hiện một phụ nữ Hải Dương dương tính với SARS-CoV-2 sau khi nhập...
Củng cố và phát triển mạng lưới cung ứng phương tiện tránh thai theo phân khúc thị trường
Thứ Tư, ngày 29/01/2020 03:16Việc đa dạng hóa phương tiện tránh thai và hàng hóa kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản sẽ theo phân khúc thị trường sẽ chú trọng vào các phương tiện tránh thai hiện đại có tác dụng lâu dài và...
Bệnh mạch máu ngoại biên
Thứ Tư, ngày 29/01/2020 03:15Huyết khối tĩnh mạch là bệnh thường gặp và nguy hiểm nhất của hệ thống tĩnh mạch. Bệnh ước tính gây ảnh hưởng tới 5 – 6 triệu người Mỹ mỗi năm.
Đề án Tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh: Giảm gánh nặng bệnh tật bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số
Thứ Ba, ngày 28/01/2020 03:13Theo các chuyên gia, thực hiện khám sức khỏe tiền hôn nhân cũng như tiến hành tầm soát, chẩn đoán một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh không chỉ là chuyện cá nhân của mỗi gia đình mà chính là bước...
Nguy cơ tai biến mạch máu não ở người tăng huyết áp
Thứ Hai, ngày 27/01/2020 03:12Tăng huyết áp được ví như là “kẻ giết người thầm lặng”, là nguyên nhân chủ yếu gây tai biến mạch máu não.
Bệnh mạch máu dễ nhầm lẫn
Chủ Nhật, ngày 26/01/2020 03:10Nhồi máu động mạch mạc treo là một cấp cứu mạch máu ít gặp, triệu chứng không điển hình và đặc hiệu. Việc chẩn đoán phụ thuộc nhiều vào các phương tiện cận lâm sàng hiện đại cũng như kinh nghiệm...
Bệnh mạch máu não: Phòng ngừa từ các yếu tố nguy cơ
Thứ Bẩy, ngày 25/01/2020 03:07Ai cũng biết não là cơ quan vô cùng quan trọng, chi phối điều hành mọi hoạt động của cơ thể con người cũng như các sinh vật cấp cao.
Phục hồi di chứng tai biến mạch máu não
Thứ Sáu, ngày 24/01/2020 03:05Sau tai biến mạch máu não (TBMMN), người bệnh có thể gặp phải những di chứng khác nhau như liệt vận động, thất ngôn…
Đau thắt ngực – dấu hiệu cảnh báo không thể bỏ qua
Thứ Năm, ngày 23/01/2020 03:01Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia, BV Bạch Mai , PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng cho biết, đau thắt ngực có nguyên nhân chủ yếu là bệnh động mạch vành. Trước đây, nhiều người cao tuổi mắc bệnh động mạch...
Suýt nguy vì nhờ người không có chuyên môn đo huyết áp
Thứ Tư, ngày 22/01/2020 02:59Hôm ấy, tôi trực cấp cứu. Buổi trưa, vào cấp cứu là một bà cụ đã 80 tuổi với tình trạng ngất xỉu. Gọi hỏi không trả lời.
Diễn đàn hợp tác về dự phòng và quản lý các bệnh không lây nhiễm ở các nước đang phát triển
Thứ Ba, ngày 21/01/2020 02:56Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay 85% các trường hợp tử vong sớm do bệnh không lây nhiễm (NCDs) xảy ra ở châu Á, châu Phi ở Trung Đông và khu vực Mỹ Latinh. Tại Việt Nam, theo kết...