Hội nghị vận động chính sách hỗ trợ đội ngũ cô đỡ thôn bản
10/03/2023 | 20:15 PM



Ngày 10/3/2023 tại Hà Nội, Bộ Y tế, Ủy ban Dân tộc và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tổ chức (UNICEF) phối hợp tổ chức hội nghị vận động chính sách hỗ trợ đội ngũ cô đỡ thôn bản. GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế; đồng chí Y Thông, Ủy viên Ban cán sự Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; bà Lesley Miller, Phó Trưởng Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc đồng chủ trì hội nghị.
Tham dự có đại diện một số Vụ, Cục, đơn vị thuộc Bộ Y tế; hơn 200 đại biểu đại diện từ Hội đồng dân tộc của Quốc hội, các Bộ, Ban, ngành đoàn thể Trung ương; 30 cô đỡ thôn, bản đại diện cho hơn 3.000 cô đỡ thôn, bản trên toàn quốc.
GS.TS.Trần Văn Thuấn,Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu
Phát biểu khai mạc hội nghị, GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, sự hỗ trợ của các Bộ/ngành, của cấp ủy và chính quyền các cấp cũng như của các tổ chức quốc tế, sự nỗ lực của ngành Y tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em.
Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trong thực hiện các Mục tiêu về chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em của Liên Hợp hợp quốc. Bên cạnh những thành tựu, Việt Nam vẫn đang gặp những khó khăn, thách thức, đặc biệt là sự khác biệt đáng kể về tình trạng sức khỏe bà mẹ, trẻ em giữa các vùng miền, các nhóm dân tộc. Ở miền núi, tử vong mẹ, tử vong trẻ em vẫn cao gấp 3-4 lần so với khu vực đồng bằng và đặc biệt, ở một số đồng bào dân tộc thiểu số có thể cao gấp 7 lần ở người Kinh.
Nhận thức được những khó khăn trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em (SKBMTE) ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Bộ Y tế đã có chủ trương đào tạo các cô đỡ thôn, bản người dân tộc thiểu số cho các vùng khó khăn.
“Đây là một giải pháp tạm thời nhưng rất hiệu quả trong giai đoạn hiện nay nhằm gỡ bỏ những rào cản về địa lý, văn hóa và tài chính giúp cho phụ nữ người dân tộc thiểu số có thể tiếp cận được tới các dịch vụ khám thai, đỡ đẻ an toàn và chăm sóc sau sinh” - Thứ trưởng nói.
Đến hiện tại đã có 1.549 cô đỡ thôn, bản được đào tạo hiện đang hoạt động trong tổng số 5.111 thôn bản đặc biệt khó khăn (chiếm 30,31%). Với kiến thức, kỹ năng được đào tạo và thực hành tại các bệnh viện, cô đỡ thôn, bản có thể chăm sóc bà mẹ khi có thai và sinh con, đỡ đẻ an toàn, phát hiện các tai biến ở bà mẹ và trẻ sơ sinh, thực hiện các kỹ năng cứu sống cơ bản và chuyển tuyến kịp thời. Với sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, sự hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế, đến nay toàn quốc đã có 3.077 cô đỡ thôn, bản được đào tạo.Vai trò của cô đỡ thôn bản đã được ngành Y tế cũng như cộng đồng địa phương ghi nhận. Đội ngũ cô đỡ thôn, bản chính là cánh tay nối dài không thể thiếu của trạm y tế xã ở các vùng khó khăn, đặc biệt là trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em.
Các đại biểu tham dự hội nghị
Tuy nhiên, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nêu rõ việc duy trì hoạt động của cô đỡ thôn, bản còn nhiều khó khăn, tính đến nay, hơn 1.500 cô đỡ thôn bản đã được đào tạo nhưng đã ngừng hoạt động và chỉ có 911 trong số các cô đỡ đang làm việc và được nhận phụ cấp hàng tháng. Một vài lý do có thể kể đến như, không được hưởng chế độ trợ cấp thường xuyên, không được gia đình ủng hộ, không được đảm bảo đầy đủ trang bị đầy đủ thiết bị, vật tư y tế để thực hiện công việc.
Mặc dù Việt Nam đã ban hành nhiều quyết sách quan trọng để duy trì, củng cố và phát triển đội ngũ cô đỡ thôn, bản việc thực thi các chính sách còn có sự khác nhau giữa các địa phương, dẫn tới việc duy trì hoạt động của đội ngũ cô đỡ gặp nhiều khó khăn, nhiều địa phương không bố trí kinh phí hỗ trợ cho cô đỡ thôn, bản hoạt động. Theo báo cáo của các địa phương, tính đến 31/01/2023 đã có 1.528 cô đỡ thôn bản được đào tạo nhưng đã ngừng hoạt động do không có kinh phí. Hiện tại, số cô đỡ thôn, bản được hưởng phụ cấp đã giảm xuống chỉ còn 911 người, trong đó có 732 người kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn bản.
Ông Y Thông, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc phát biểu
Ông Y Thông, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc dẫn số liệu điều tra thống kê thực trạng kinh tế – xã hội 53 dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2019 cho thấy, 23,8% phụ nữ DTTS sinh con thứ 3 trở lên, bình quân 01 phụ nữ sinh 2,35 con, cao hơn mức bình quân của cả nước là 2,09 con, cá biệt có 05 DTTS có mức sinh cao nhất là Mảng (4,97 con/phụ nữ), Chứt (3,82 con/phụ nữ), Cơ Llao (3,71 con/phụ nữ), La Hủ (3,68 con/phụ nữ), Mông (3,57 con/phụ nữ).
Còn khoảng 12% phụ nữ mang thai không đến các cơ sở y tế khám thai lần thứ nhất; tỷ lệ này rất cao ở dân tộc La Hủ 54,7%, La Ha 36,5%, Mảng 34,1%. Vẫn còn 13,6% phụ nữ DTTS không sinh con tại cơ sở y tế, 3,9% sinh con tại nhà có cán bộ chuyên môn đỡ, 9,5% sinh con tại nhà không có cán bộ chuyên môn đỡ; một số dân tộc như Mảng, Mông, Cống và La Hủ có tỷ lệ sinh con tại nhà không có cán bộ chuyên môn đỡ rất cao, lần lượt là 50,6%, 38,8%, 37% và 36,5%;
Đáng buồn là tỷ suất chết trẻ em DTTS dưới 01 tuổi 2,2% (cá biệt dân tộc La Hủ 6,6%, dân tộc Lự 5,9%, dân tộc Si La 5,1%...). Vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) vẫn còn 16,5% trạm y tế chưa đạt chuẩn quốc gia; gần 1/5 trạm y tế chưa có bác sĩ, số nhân viên nữ hộ sinh chỉ chiếm 15,1%; 16,5% thôn chưa có nhân viên y tế thôn bản.
"Uỷ ban Dân tộc ghi nhận những công lao to lớn của đội ngũ các cô đỡ thôn bản, đã ngày đêm không quản nắng mưa, "vác tù và hàng tổng", đi từng ngõ, gặp từng nhà, tuyên truyền vận động, tư vấn, can thiệp, hỗ trợ, giúp đỡ phụ nữ DTTS trong quá trình mang thai, sinh nở, chăm sóc trẻ em. Công sức của đội ngũ cô đỡ thôn bản đã giúp các thai phụ tiếp cận, sử dụng các dịch vụ y tế, hạn chế tai biến không đáng có, giảm đáng kể tỷ lệ tử vong mẹ, trẻ em", ông Y Thông nói.
Uỷ ban Dân tộc đề nghị Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Dân tộc và các Bộ/ ngành Trung ương trong việc kiểm tra, rà soát, nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chính sách đối với đội ngũ cô đỡ thôn bản. Đồng thời, Uỷ ban Dân tộc đề nghị cấp uỷ, chính quyền, hệ thống chính trị cơ sở các cấp vùng DTTS&MN xác định rõ vai trò, vị trí của cô đỡ thôn bản; quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai có hiệu quả các CTMTQG, nhất là thực hiện đúng, đầy đủ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với cô đỡ thôn, bản.
Bà Lesley Miller, Phó trưởng Đại diện, UNICEF tại Việt Nam phát biểu
Phát biểu tại sự kiện, bà Lesley Miller, Phó trưởng Đại diện, UNICEF tại Việt Nam cho rằng, sức khỏe và sự sống còn của bà mẹ vẫn là một trong các nội dung được ưu tiên hàng đầu trong các chương trình nghị sự về sức khỏe và sự phát triển của đất nước.
Để có thể duy trì những tiến bộ vượt bậc mà Việt Nam đã đạt được trong những thập kỷ qua, hơn bao giờ hết, chúng ta cần có nhiều nỗ lực hơn nữa để đảm bảo rằng tất cả các bà mẹ, bất kể thuộc dân tộc nào hay đến từ đâu, đều có thai kỳ khỏe mạnh và được cán bộ y tế có kỹ năng chăm sóc khi sinh.
"Các cô đỡ thôn bản ở miền núi và vùng sâu, vùng xa là tài sản quí giá trong hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu. Việc duy trì và mở rộng mạng lưới cô đỡ thôn bản có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả sức khỏe bà mẹ, cứu sống các bà mẹ và trẻ sơ sinh", bà Lesley Miller nói.
Bà Lesley Miller cũng đề xuất lĩnh vực cần được Bộ Y tế, các Bộ ngành liên quan và chính quyền cấp tỉnh tiếp tục quan tâm và có các hành động sát sao hơn nữa, gồm tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách, chương trình liên quan đối với cô đỡ thôn bản, đặc biệt là ở tuyến tỉnh; Xây dựng và cập nhật các nghị quyết, kế hoạch hành động và hướng dẫn thực hiện cấp quốc gia và cấp tỉnh để hỗ trợ đầy đủ cho việc đào tạo, triển khai, vận hành và duy trì đội ngũ cô đỡ thôn bản, bao gồm việc phân bổ ngân sách đầy đủ trong bối cảnh tăng cường nguồn nhân lực cho hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Việt Nam.;
Trong khi việc tăng cường đầu tư từ Chính phủ, đặc biệt là chính quyền địa phương để duy trì sự bền vững của đội ngũ cô đỡ thôn bản là điều kiện tiên quyết, cũng cần tiếp tục huy động thêm hỗ trợ từ các đối tác phát triển, doanh nghiệp và tổ chức xã hội có liên quan, đặc biệt trong việc đào tạo xây dựng nâng cao năng lực cho cô đỡ thôn bản ở các tỉnh có nhu cầu.“Để tiến tới đạt được mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam về giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ, chặng đường cuối cùng có thể sẽ là chặng đường gian nan thử thách nhất. Tôi tin rằng nếu tất cả chúng ta cùng chung tay, chung sức, và đồng lòng, chúng ta có thể đảm bảo việc mang thai và sinh nở an toàn cho tất cả các bà mẹ và trẻ sơ sinh ở Việt Nam” - bà Lesley Miller nói.
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cùng các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm đại diện 30 cô đỡ thôn bản tham dự hội nghị
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cùng các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm đại diện 30 cô đỡ thôn bản đại diện cho hơn 3.000 cô đỡ trên toàn quốc tham dự hội nghị
Được hình thành từ những năm 90 của thế kỷ trước, đội ngũ Cô đỡ thôn, bản đóng góp không nhỏ trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt trong việc giảm tử vong mẹ và tử vong trẻ sơ sinh. là những người sinh sống tại cộng đồng dân tộc thiểu số, sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình để truyền đạt cho người dân thôn bản những thông tin quan trọng về chăm sóc sức khỏe, đồng thời cung cấp dịch vụ làm mẹ an toàn ngay tại thôn bản. Để trở thành, mỗi học viên phải trải qua quá trình học tập ít nhất là 6 tháng theo chương trình và nội dung đào tạo của Bộ Y tế. Với kiến thức, kỹ năng được đào tạo và thực hành tại các bệnh viện, cô đỡ thôn, bản có thể chăm sóc bà mẹ khi có thai và sinh con, đỡ đẻ an toàn, phát hiện các tai biến ở bà mẹ và trẻ sơ sinh, thực hiện các kỹ năng cứu sống cơ bản và chuyển tuyến kịp thời. Với sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, sự hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế, đến nay toàn quốc đã có 3.077 được đào tạo./.
Tin liên quan
- Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Chủ tịch Hiệp hội chăm sóc răng miệng Nhật Bản
- Lãnh đạo Bộ Y tế và Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với thanh niên ngành Y tế năm 2025
- Hội thảo Xây dựng đề án cấp cứu ngoại viện
- Bộ Y tế đối thoại với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
- Nâng cao chất lượng và chuyên nghiệp hóa đội ngũ nhân lực công tác xã hội trong công tác y tế
- Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm về trí tuệ nhân tạo và một số khuyến nghị cho lĩnh vực y tế”
- Tiếp tục tháo gỡ khó khăn vướng mắc tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội tại Bắc Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng
Xuất bản thông tin
Ca mắc sởi xuất hiện ở 9/9 huyện, thị, thành phố, Lào Cai đẩy nhanh tốc độ phủ vaccine
Thứ Bẩy, ngày 22/03/2025 04:09Lào Cai đã ghi nhận 2.279 ca mắc sởi tại 9/9 huyện, thị xã, thành phố. Các ca mắc chủ yếu trong độ tuổi từ 18 tháng đến 5 tuổi, nhóm có tỷ lệ mắc cao tiếp theo là trẻ 6-19 tuổi và chưa tiêm/chưa...
Cảnh báo nấm thay đổi độc tố theo mùa
Thứ Bẩy, ngày 22/03/2025 04:07Trước tình trạng ngộ độc nấm vẫn xảy ra ở một số địa phương, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cảnh báo, một số loài nấm có hàm lượng độc tố thay đổi theo mùa, trong quá trình sinh trưởng, trong...
ĐBSCL: Giảm thiểu tối đa trẻ sinh ra mắc dị tật bẩm sinh và bệnh lý di truyền
Thứ Bẩy, ngày 22/03/2025 04:04Ngày 21/3, Bệnh viện Phụ sản TP. Cần Thơ phối hợp Cục Dân số (Bộ Y tế) tổ chức "Hội thảo khoa học sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh khu vực ĐBSCL lần thứ 10". Hàng trăm nhà...
Nâng cao nhận thức của người dân nhận biết bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng
Thứ Năm, ngày 20/03/2025 02:24Trong 2 ngày 20 và 21/03/2025, tại Hà Nội, hơn 200 đại biểu là các giáo sư, bác sĩ và các chuyên gia đến từ nhiều bệnh viện trên cả nước đã tham gia Hội nghị Khoa học với chủ đề “Thắp sáng hy vọng...
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Chủ tịch Hiệp hội chăm sóc răng miệng Nhật Bản
Thứ Sáu, ngày 21/03/2025 10:36Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp GS. Nagato Natsume, Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Thành phố Nagoya tỉnh Aichi Nhật Bản, Chủ tịch Hiệp hội chăm sóc răng miệng Nhật Bản Sáng ngày...
Lãnh đạo Bộ Y tế và Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với thanh niên ngành Y tế năm 2025
Thứ Sáu, ngày 21/03/2025 10:15Chiều ngày 21/3/2025 tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình “Đối thoại trực tiếp với thanh niên ngành Y tế năm 2025”. Đồng chí Nguyễn Tri...
Vietnam Medi-Pharm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 08 – 11/5/2025 tại Hà Nội
Thứ Sáu, ngày 21/03/2025 08:07Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 32 (VIETNAM MEDI-PHARM 2025), Triển lãm quốc tế Dược phẩm, thiết bị y tế và chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam (VIETMEDICARE EXPO 2025) sẽ diễn ra...
Hội thảo Xây dựng đề án cấp cứu ngoại viện
Thứ Sáu, ngày 21/03/2025 06:16Ngày 21/3/2025, tại Hà Nội, Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh) tổ chức Hội thảo Xây dựng Đề án Cấp cứu Ngoại viện. GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, dự...
Đổi mới cách tiếp cận trong truyền thông sức khỏe sinh sản vị thành niên
Thứ Sáu, ngày 21/03/2025 04:17Công tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên hiện được Chi cục Dân số Hà Tĩnh đặc biệt chú trọng nhằm đảm bảo chất lượng dân số, nguồn nhân lực và tương lai giống nòi. ...
Hà Tĩnh hoàn thành chiến dịch tiêm vắc-xin phòng sởi cho trẻ em
Thứ Sáu, ngày 21/03/2025 04:23Với sự vào cuộc của hệ thống y tế cơ sở và sự phối hợp của các cơ sở giáo dục, Hà Tĩnh đã hoàn thành chiến dịch tiêm vắc-xin phòng sởi cho trẻ em theo chỉ đạo của Chính phủ.
Hải Phòng đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, không để bùng phát dịch sởi
Thứ Sáu, ngày 21/03/2025 03:19Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng vừa chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương đánh giá tình hình diễn biến bệnh sởi tại địa bàn, có kế hoạch tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh sởi,...
Việt Nam cần cấp thiết tăng thuế thuốc lá để cứu sống hơn 100 nghìn ca tử vong liên quan đến mặt hàng này
Thứ Sáu, ngày 21/03/2025 03:17Mỗi năm Việt Nam có khoảng hơn 103 nghìn ca tử vong liên quan đến sử dụng thuốc lá. Cải cách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá là vô cùng cần thiết. Cải cách thuế thuốc lá được...
Khám, chữa bệnh theo phạm vi hành nghề được phê duyệt
Thứ Sáu, ngày 21/03/2025 03:14Ông Ngô Ngọc Trường Vỹ (An Giang) là bác sĩ y học dự phòng đã có giấy phép hành nghề y học dự phòng, hiện làm việc tại Trung tâm y tế có phòng khám đa khoa. Ông Vỹ hỏi, ông có được khám, chữa...
Sáu giờ cân não mổ đa mô thức cứu em bé bị u nguyên bào thận
Thứ Sáu, ngày 21/03/2025 03:11Bệnh nhi 20 tháng tuổi mắc u nguyên bào thận, huyết khối từ tĩnh mạch thận đến nhĩ phải đặt ra nhiều thách thức cho các thầy thuốc trong phẫu thuật. Bệnh nhi được chăm...
Tập huấn Hệ thống Quản lý và Điều hành văn bản điện tử Bộ Y tế, VOffice
Thứ Sáu, ngày 21/03/2025 02:46Các học viên tham gia lớp tập huấn Hệ thống Quản lý và Điều hành văn bản điện tử Bộ Y tế Sáng ngày 21/3/2025, Văn phòng Bộ Y tế đã tổ chức lớp tập huấn Hệ thống Quản lý và Điều hành...
Bộ Y tế đối thoại với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
Thứ Sáu, ngày 21/03/2025 02:38Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chủ trì buổi đối thoại với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN Chiều ngày 20/3/2025, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã chủ trì buổi đối thoại với Hội...
Phối hợp đẩy nhanh tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh Sởi
Thứ Sáu, ngày 21/03/2025 01:04Ngày 18 tháng 3 năm 2025 Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành văn bản số 1151/BGDĐT-HSSV về việc phối hợp đẩy nhanh tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh Sởi gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo...
Y bác sĩ ‘đến từng ngõ, gõ từng nhà’ vận động tiêm phòng sởi và nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ vùng cao
Thứ Năm, ngày 20/03/2025 14:48Trung tâm Y tế huyện Tương Dương phối hợp với lực lượng quân y "đi từng ngõ, gõ từng nhà" tuyên truyền, vận động người dân tiêm vaccine phòng bệnh sởi cũng như phát các nhu yếu phẩm để tăng...
Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm về trí tuệ nhân tạo và một số khuyến nghị cho lĩnh vực y tế”
Thứ Năm, ngày 20/03/2025 14:10Chiều ngày 20/3/2025, tại Hà Nội, Bộ Y tế (Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo) tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm về trí tuệ nhân tạo (AI) và một số khuyến nghị cho lĩnh vực y tế”. TS.BS Nguyễn...