Các tổ chức quốc tế tiếp tục đồng hành cùng Bộ Y tế ứng phó với dịch bệnh tại Việt Nam
13/07/2024 | 07:56 AM
Toàn cảnh buổi làm việc.
Sáng ngày 12/7/2024, tại trụ sở Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan và Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đã có buổi làm việc với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) về công tác chuẩn bị ứng phó với dịch sởi tại Việt Nam. Cùng tham dự có đại diện các Vụ, Cục, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế, Đại sứ quán Úc, các chuyên gia trong lĩnh vực y tế của các tổ chức quốc tế và một số đơn vị liên quan.
TS.BS Hoàng Minh Đức – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng báo cáo tại buổi làm việc.
Tại buổi làm việc các đại biểu đã nghe báo cáo của Cục Y tế dự phòng về Kết quả đánh giá nguy cơ, kế hoạch phòng chống Sởi năm 2024. Theo đó 63 tỉnh, thành phố đã tổ chức thực hiện đánh giá nguy cơ dịch Sởi. Kết quả cho thấy 07/63 tỉnh được đánh giá có nguy cơ rất cao là Hà Tĩnh, Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Sóc Trăng, Bình Phước, Kiên Giang. 07/63 tỉnh được đánh giá là có nguy cơ cao là Quảng Nam, Gia Lai, Đắk Lắk, Tây Ninh, Bến Tre, Bình Dương, Cà Mau. 9 tỉnh nguy cơ trung bình và 40 tỉnh nguy cơ thấp.
Các biện pháp chuyên môn phòng, chống dịch Sởi được thực hiện kịp thời. Với công tác giám sát: Các đơn vị chuyên môn tiếp tục rà soát các biện pháp giám sát, phòng, chống dịch Sởi theo hướng dẫn tại Quyết định số 4485/QĐ-BYT ngày 05/12/2022 của Bộ Y tế, phát hiện sớm các trường hợp mắc Sởi và thực hiện các biện pháp xử lý ổ dịch kịp thời, triệt để nhằm hạn chế lây lan theo quy định.
Với công tác tiêm chủng, tiếp tục duy trì tổ chức tiêm chủng thường xuyên các mũi vaccine Sởi cho trẻ dưới 1 tuổi đạt > 90%; tỷ lệ tiêm vaccine Sởi – Rubella cho trẻ từ 18 tháng đạt 95% trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho các đối tượng chưa được tiêm chủng đầy đủ vaccine chứa thành phần Sởi. Tiêm chiến dịch để phòng, chống Sởi, dự kiến triển khai tại 14 tỉnh (miền Bắc 02 tỉnh; miền Nam 11 tỉnh, Tây Nguyên: 01 tỉnh), (11/14 tỉnh nguy cơ cao và rất cao đề xuất triển khai chiến dịch, 03/14 tỉnh được đánh giá nguy cơ cao nhưng không đề xuất triển khai chiến dịch, 03 tỉnh nguy cơ trung bình (Nghệ An, Trà Vinh, Đồng Tháp) đề xuất triển khai chiến dịch) và 120 huyện (miền Bắc 2 huyện; miền Nam 101 huyện, Tây Nguyên: 17 huyện).
Về đối tượng dự kiến: tại Miền Bắc: 1-10 tuổi. Miền Nam: Khác nhau theo từng địa phương (Từ 6 đến 10 tuổi, 9 tháng đến 5 tuổi, 11 tháng – 7 tuổi, 3 – 10 tuổi). Tây Nguyên: Từ 9 tháng đến 5 tuổi.
Tổng số đối tượng dự kiến là: 1.393.159. Nhu cầu vaccine: khoảng 100.000 liều vaccine Sởi và 1,58 triệu liều vaccine Sởi - Rubella.
Báo cáo cũng đưa ra những đề xuất đặc biệt mong muốn Tổ chức Y tế thế giới, UNICEF và các tổ chức quốc tế hỗ trợ Bộ Y tế vaccine để triển khai tiêm chủng vaccine phòng chống dịch Sởi.
Các đại biểu phát biểu tại buổi làm việc
Tại buổi làm việc, các đại biểu cũng nghe các ý kiến của đại diện các đơn vị liên quan đến hoạt động phòng, chống dịch tại Việt Nam, tập trung vào các vấn đề về số liệu đánh giá nguy cơ, hoạt động giám sát sinh phẩm, hoạt động tiêm chủng tại Việt Nam và khả năng cung ứng vaccine tại Việt Nam. Cùng với đó là những nghiên cứu khoa học đánh giá về bệnh sởi và các biện pháp dự phòng tại Việt Nam.
Tiến sỹ Angela Pratt, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam phát biểu tại buổi làm việc.
Tiến sỹ Angela Pratt, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam đánh giá cao việc thực hiện đánh giá nguy cơ bệnh sởi trên tất cả các tỉnh để xác định nguy cơ, vướng mắc và xây dựng kế hoạch chuẩn bị và ứng phó, Theo bà “việc đánh giá nguy cơ là bằng chứng/dữ liệu bổ sung quan trọng để hiệu chỉnh biện pháp ứng phó đối với những gì chúng ta biết đã là nguy cơ đáng kể – tức là nguy cơ bùng phát bệnh sởi trên diện rộng” Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Bộ Y tế trong việc giải quyết những vướng mắc trong việc mua vaccine phục vụ cho tiêm chủng thường xuyên. Tuy nhiên, cũng nhận thấy những thách thức trong việc mua sắm vaccine để ứng phó với đợt bùng phát cũng như các nhu cầu ứng phó khẩn cấp khác bao gồm vitamin A, vật tư điều trị khác cũng như vật tư phòng xét nghiệm. Chính vì vậy, WHO rất lo ngại về việc gia tăng các ca/chùm ca bệnh bệnh sởi ở một số tỉnh và khả năng bùng phát trên diện rộng nếu các hành động y tế công cộng khẩn cấp không được thực hiện, đặc biệt là trong năm học mới sắp tới khi trẻ em đi học lại.
Theo Tiến sỹ Angela Pratt, Việt Nam cần thực hiện những hành động khẩn cấp: Tiêm vaccine ứng phó dịch bệnh tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi các chùm ca bệnh/ổ dịch hiện tại; Thực hiện một chiến dịch tiêm chủng nhằm đẩy nhanh việc tiếp cận tất cả trẻ em đã bỏ lỡ tiêm chủng thường xuyên trong vài năm qua và thu hẹp khoảng cách về miễn dịch đã biết;tăng cường giám sát và năng lực/sự sẵn sàng của phòng xét nghiệm; chuẩn bị sẵn sàng cho việc quản lý ca bệnh đặc biệt là cung cấp vitamin A liều cao.
Bà Rana Flowers, trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam phát biểu tại buổi làm việc.
Bà Rana Flowers, trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam khẳng định, UNICEF sẽ luôn đồng hành cùng Bộ Y tế Việt nam trong các hoạt động phòng chống dịch bệnh. Bà cho rằng chiến dịch tiêm chủng dự kiến tập trung vào 14 tỉnh có nguy cơ là hợp lý. Tuy vậy tại Việt Nam trẻ em sẽ đi học lại vào tháng 9 thì liệu có xảy ra điều gì đột biến tại thời điểm đó không? Chúng ta cần chuẩn bị một chiến dịch từ bây giờ. Cùng với đó, cần có giải pháp trong cơ chế phân cấp mua sắm trong tình huống khẩn cấp và bùng phát dịch bệnh.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại buổi làm việc.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương khẳng định trong thời gian qua, Bộ Y tế đã có những chỉ đạo sát sao để cung ứng đủ vaccine cho chương trình tiêm chủ mở rộng, đảm bảo miễn dịch cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng. Đối với chiến dịch tiêm chủng, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì những vùng có dịch bệnh thì địa phương sẽ phải chủ động mua vaccine và thuốc điều trị để ứng phó với dịch. Tuy nhiên, việc này cũng sẽ rất khó khăn nếu chúng ta không bổ sung độ tuổi tiêm chủng đối với bệnh bạch hầu. Năm nay chúng tôi hy vọng UNICEF và Đại sứ quán Úc sẽ hỗ trợ Việt nam thực hiện chiến dịch tiêm chủng với 14 tỉnh có nguy cơ cao. Và sẽ bổ sung độ tuổi cho trẻ trong chương trình tiêm chủng mở rộng để từ năm sau là tất cả trẻ ở độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh sẽ được đưa vào chương trình tiêm chủng. Và như vậy chúng ta có thể tiêm thường xuyên hàng năm và không cần phải tiêm theo chiến dịch nữa. Đây sẽ là kế hoạch lâu dài và bền vững, tránh được việc phải rà soát và tiêm chiến dịch hàng năm thì rất bị động.
Để khắc phục tình trạng thiếu thuốc điều trị, Bộ Y tế đã họp và báo cáo Chính phủ chỉ đạo các địa phương là phải đảm bảo 4 tại chỗ, đảm bảo thuốc, vật tư để chẩn đoán, dự phòng cũng như điều trị dịch bệnh. Đồng chí Bộ trưởng Bộ Y tế cũng mới ký công điện về phòng, chống dịch bệnh mùa hè trong đó chú trọng đến các hoạt động cụ thể để phòng, chống các dịch bệnh. Truyền thông đúng và trúng đến người dân để người dân đi tiêm đúng lịch, đủ liều, nếu chưa được tiêm đúng lịch, đủ liều thì phải đi tiêm vét, tiêm bù theo hướng dẫn của các cơ quan y tế. Đề nghị các tổ chức quốc tế trước khi công bố ra thế giới thông tin liên quan đến dịch bệnh tại Việt Nam cần làm việc với Bộ Y tế để thống nhất các số liệu để đảm bảo tính chính xác và thống nhất trước khi thông tin và truyền thông. Trong thời gian tới để đáp ứng được công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng, mong rằng WHO, UNICEF và Đại sứ quán Úc hỗ trợ Bộ Y tế để tổ chức chiến dịch tiêm chủng tại 14 tỉnh có nguy cơ theo kết quả đánh giá của WHO. Việc mua vaccine thì lãnh đạo Bộ Y tế cũng rất quyết liệt, và đã chuẩn bị sẵn sàng cho công tác mua sắm. Với những biện pháp quyết liệt như vậy thì năm 2024 sẽ vẫn còn những vướng mắc do thay đổi chính sách nhưng đến năm 2025 Việt Nam sẽ đảm bảo tốt nhất việc cung ứng vaccine.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu kết luận buổi làm việc.
Phát biểu kết luận, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan bày tỏ sự biết ơn tới các tổ chức quốc tế đã chủ động phối hợp trong công tác phòng, chống dịch bệnh, thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng. Sau dịch COVID-19 thì nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam cũng đang phải đối diện với nguy cơ bùng phát các dịch bệnh trong đó có dịch sởi. Nguyên nhân là do dịch COVID-19 tác động và làm gián đoạn hoạt động tiêm chủng. Bộ Y tế Việt Nam luôn cố gắng chủ động các giải pháp. Qua buổi làm việc hôm nay, chúng ta thống nhất với nhau về cách làm cungx như phương thức phối hợp.
Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực, cố gắng khôi phục lại Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Năm 2024 đã ban hành Nghị định 13 tháng 2/2024 trong đó quyết định Trung ương sẽ tiếp tục mua vaccine cho các địa phương, và từ đó thì Bộ Y tế làm việc với các đơn vị để chuẩn bị đấu thầu. Cùng với đó, để đảm bảo tính dài hạn Bộ Y tế đã yêu cầu các đơn vị đưa vào kế hoạch 2025.
Với công tác tiêm bù, tiêm vét cho đến nay theo đánh giá thì chúng ta thực hiện tốt. Cục Y tế dự phòng đã có đánh giá và đưa ra 14 tỉnh nguy cơ cần thực hiện chiến dịch tiêm chủng. Yêu cầu Cục Y tế dự phòng sớm làm việc với các chuyên gia quốc tế để thống nhất kế hoạch triển khai chiến dịch theo thời gian phù hợp. Đồng thời cần bổ sung đối tg trẻ em trong cộng đồng để tiêm chủng kịp thời
Thực tế hiện nay, việc chi ngân sách, các địa phương rất lúng túng khi dịch xảy ra. Cục Y tế dự phòng và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Vụ Kế hoạch - Tài chính cần có văn bản hướng dẫn về cơ chế mua sắm khi có tình huống dịch xảy ra. Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo Cục Y tế dự phòng cần sớm dự thảo kế hoạch của chiến dịch tiêm chủng và làm việc, tham vấn ý kiến của các chuyên gia quốc tế. Cùng với đó, Bộ trưởng cũng mong Đại sứ quán Úc, WHO và UNICEF sẽ tiếp tục đồng hành cùng Bộ Y tế trong chiến dịch tiêm chủng tới đây./.
Tin liên quan
- Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức tiếp đoàn doanh nghiệp Waldencast, Hoa Kỳ
- Kỷ niệm 130 năm thành lập Bệnh viện Trung ương Huế: Sáng về y đức, sâu về y lý và giỏi về y thuật
- Bộ Y tế quán triệt Nghị quyết 18-NQ/TW: Sắp xếp tổ chức bộ máy để hoạt động hiệu lực, hiệu quả
- Đoàn Bộ Y tế làm việc với Bộ Y tế và Phúc lợi Phần Lan: Tìm hiểu về cải cách y tế của Phần Lan
- Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương hoàn thành tốt sứ mệnh, góp phần xây dựng một nền y học hiện đại, chất lượng cao
- Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Đoàn Quỹ Từ thiện Bloomberg
- Đoàn kết, tích cực, chủ động, sáng tạo thực hiện hiệu quả chủ trương, chính sách về công tác dân số.
Xuất bản thông tin
Điều trị cho người đàn ông bị biến chứng mắt do bệnh Basedow
Thứ Năm, ngày 12/12/2024 09:20Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, sau 8 đợt truyền Corticoid, tình trạng mắt của người bệnh đã được cải thiện rất nhiều: dễ nhìn hơn, đỡ sưng đỏ, đỡ lồi, đỡ chảy nước mắt và đường máu vãn được...
Chuyên gia Nhật Bản đánh giá cao về ngành thẩm mỹ công nghệ cao tại Việt Nam
Thứ Năm, ngày 12/12/2024 09:19Chuyên gia Nhật Bản đã có những đánh giá cao và mong muốn trao đổi kinh nghiệm khi trực tiếp chứng kiến bác sĩ Việt Nam thực hiện phẫu thuật tại Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác. ...
Loại bỏ khố u xơ tử cung kích thước lớn, tương đương thai 16 tuần
Thứ Năm, ngày 12/12/2024 09:18Các bác sĩ Bệnh viện Hoàn Mỹ Đồng Nai vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật loại bỏ khối u xơ tử cung kích thước 'khủng' cho một bệnh nhân 42 tuổi. Bệnh nhân là bà N.T.T., ở thành phố Biên Hòa....
Mổ lấy thai cấp cứu, điều trị tích cực cho thai phụ mắc cúm A
Thứ Năm, ngày 12/12/2024 09:16Các bác sĩ cảnh báo đây là trường hợp điển hình cho thấy sự nguy hiểm của cúm mùa, đặc biệt là với phụ nữ mang thai. Thai phụ mắc cúm có thể gặp các biến chứng trong thai kỳ như sinh...
Điều trị khỏi bệnh lý hẹp ống sống thắt lưng do thoái hóa cho người phụ nữ 76 tuổi
Thứ Năm, ngày 12/12/2024 09:13Bà Trần Thị Mậu (76 tuổi) trú tại Vĩnh Lại, Lâm Thao, Phú Thọ, vừa được điều trị khỏi bệnh lý hẹp ống sống thắt lưng do thoái hóa tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ một cách nhanh chóng, không...
Bệnh viện đa khoa đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng nhận vàng điều trị suy tim
Thứ Năm, ngày 12/12/2024 09:11Ngày 11/12, thông tin từ Bệnh viện Nhân dân Gia định, TP.HCM, đúng một năm sau khi đón nhận “Chứng nhận bạc” về điều trị suy tim của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), bệnh viện tiếp tục vinh dự...
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức tiếp đoàn doanh nghiệp Waldencast, Hoa Kỳ
Thứ Năm, ngày 12/12/2024 09:02Thứ trưởng Nguyễn Tri Thức tiếp đoàn doanh nghiệp Waldencast, Hoa Kỳ Chiều ngày 11/12/2024, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức đã có buổi làm việc với đoàn doanh nghiệp...
Người đàn ông biến chứng suy tuyến thượng thận do lạm dụng thuốc chứa corticoid
Thứ Năm, ngày 12/12/2024 08:57Vừa qua, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận người bệnh N.V.B (nam, 53 tuổi) ở Chương Mỹ, Hà Nội, bị suy thượng thận do lạm dụng các thuốc chứa corticoid. Khi vào viện, người bệnh trong tình...
Điều trị cho nhiều bệnh nhân người lớn mắc sởi nặng
Thứ Năm, ngày 12/12/2024 08:54Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, thời gian gần đây tiếp nhận nhiều bệnh nhân người lớn mắc sởi nhập viện. Trong đó, nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng đã được điều trị...
Nhanh chóng cứu người đàn ông phản vệ độ 2 do uống rượu ngâm sáp ong
Thứ Năm, ngày 12/12/2024 08:52Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh, vừa cho hay đơn vị này vừa tiếp nhận và điều trị cho một người đàn ông 45 tuổi (Gia Đức – Thủy Nguyên) bị phản vệ độ 2. May mắn, do...
Phát hiện mắc ung thư đại trực tràng ở tuổi 30
Thứ Năm, ngày 12/12/2024 08:49Đó là trường hợp của chị T. T. T. H., 30 tuổi ở Đông Triều, Quảng Ninh. Chia sẻ thông tin, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh, cảnh báo quan điểm ung thư đại...
Triển khai thường quy kỹ thuật tối ưu điều trị xuất huyết tiêu hóa nặng
Thứ Năm, ngày 12/12/2024 08:46Trong thời gian hơn một tuần qua, các bác sĩ điện quan can thiệp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã thực hiện can thiệp điều trị thành công cho 3 người bệnh xuất huyết tiêu hoá tái...
Bé gái mắc sốt xuất huyết nặng được điều trị thành công
Thứ Năm, ngày 12/12/2024 08:42Ngày 10/12, Bệnh viện Trung ương Huế thông tin đơn vị này vừa điều trị thành công và cho xuất viện trường hợp trẻ nhũ nhi bị sốt xuất huyết Dengue nặng. Bệnh nhi là bé gái T.P.L.Đ. (6...
Bệnh viện có máy chụp CT dùng công nghệ AI hỗ trợ điều trị hiện đại bậc nhất Việt Nam
Thứ Năm, ngày 12/12/2024 08:40Ngày 10/12, tại Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM), một hệ thống chẩn đoán hình ảnh chất lượng cao thế hệ mới, gồm máy cộng hưởng từ (MRI), hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) và máy...
Kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy cứu bệnh nhân 16 tuổi thoát khỏi “cửa tử”
Thứ Năm, ngày 12/12/2024 08:38Đây là một ca bệnh rất nặng, bị tổn thương phức tạp có tiên lượng tử vong cao. Nhờ áp dụng các kĩ thuật cao, hiện đại, cùng sự chuyên nghiệp của các bác sĩ, điều dưỡng khoa Hồi sức...
Y tế huyện cấp cứu và điều trị thành công trường hợp nhồi máu não cấp
Thứ Năm, ngày 12/12/2024 08:36Quyền Trưởng Khoa Cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) Lý Thành Du cho biết trung tâm vừa cấp cứu và điều trị thành công trường hợp nhồi máu não cấp bằng thuốc tiêu...
Nhiễm nấm xâm lấn: Cần lưu ý những dấu hiệu bất thường để sớm chẩn đoán đúng bệnh
Thứ Năm, ngày 12/12/2024 08:34Nhiễm nấm xâm lấn đã và đang là vấn đề nổi cộm, có xu hướng gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Bệnh cảnh lâm sàng của nhiễm nấm xâm lấn nặng nề, chẩn đoán khó khăn, cùng...
Đoàn chuyên gia IAEA và Viện Curie tới thăm và làm việc tại Bệnh viện K, chia sẻ kiến thức về điều trị ung thư trẻ em
Thứ Năm, ngày 12/12/2024 08:32Trong năm ngày từ 2/12 đến 6/12, khoa Xạ đầu cổ Bệnh viện K đã vinh dự được đón tiếp đoàn chuyên gia quốc tế từ Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và Viện Curie – Pháp. Đây...
Chọn lựa thực phẩm sạch, an toàn cho sức khoẻ
Thứ Năm, ngày 12/12/2024 08:30Thực phẩm luôn là nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể ổn định và phát triển. Tuy nhiên, người tiêu dùng nên biết tự trang bị cho mình những kiến thức bổ ích trong việc chọn lựa thực...
Chăm sóc người ung thư sau xạ trị
Thứ Năm, ngày 12/12/2024 08:28Ông H.H.V, 75 tuổi, ngụ ấp Lung Tràm, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời mấy hôm nay như khoẻ hẳn ra, khi ông đã hoàn thành đợt xạ trị kỳ thứ 3/9 tại Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh...