HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ
Quyền Bộ trưởng Đào Hồng Lan thăm và làm việc với Tổng Hội Y học Việt Nam
Saturday 2022-08-13 08:38Ngày 12/8/2022, đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Đào Hồng Lan, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế buổi làm việc với Tổng Hội Y học Việt Nam.
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn tiếp tổ chức Sáng kiến Tiếp cận y tế Clinton
Thursday 2022-08-11 05:08Ngày 11/8/2022, tại trụ sở Bộ Y tế, GS.TS.Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế có buổi tiếp tổ chức Sáng kiến Tiếp cận y tế Clinton (CHAI). Tham dự có đại diện một số Vụ, Cục, đơn vị thuộc Bộ Y tế.
Thứ trưởng Bộ Y tế: cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn ý nghĩa và đúng với tinh thần "khỏe đẹp"
Thursday 2022-08-11 04:36Sáng 11/8/2022, tại Bộ Y tế, Báo Sức khỏe và Đời sống với sự đồng hành của Tập đoàn dinh dưỡng toàn cầu Herbalife Nutrition tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí thông tin chính thức về cuộc thi Tôi...
Thảo luận để hoàn thiện hành lang pháp lý về hoạt động khám, chữa bệnh từ xa
Tuesday 2022-08-09 12:58Mặc dù nhiều nước hiện đã chấp nhận khám, chữa bệnh từ xa như một phương thức cung ứng dịch vụ, nhưng thực tế việc thực hiện khám, chữa bệnh từ xa ở hầu hết các nước vẫn vẫn còn ở dạng hẹp và ít...
Bộ Y tế bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm Điều phối Quốc gia về Ghép bộ phận cơ thể người
Tuesday 2022-08-09 02:56Chiều ngày 08/8/2022 tại Hà Nội, Bộ Y tế công bố bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm Điều phối Quốc gia về Ghép bộ phận cơ thể người. Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên dự và trao...
Đoàn giám sát của Quốc hội làm việc với Bộ Y tế về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Monday 2022-08-08 12:52Ngày 8/8, Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 có buổi làm việc với Bộ Y tế. Thượng tướng Trần Quang Phương,...
Khai trương Ngân hàng sữa mẹ tại Bệnh viện Hùng Vương
Sunday 2022-08-07 09:22Trong khuôn khổ thực hiện các hoạt động hưởng ứng tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ của thế giới (01 - 08/8 hàng năm), sáng 06/8/2022, Bệnh viện Hùng Vương đã chính thức đưa vào hoạt động ngân hàng sữa...
Thủ tướng: Dứt khoát không để dịch bệnh bùng phát trở lại
Saturday 2022-08-06 09:04Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm kiên quyết, kiên trì, kiên định kiểm soát dịch bệnh có hiệu quả để góp phần thúc đẩy phục hồi nhanh và phát triển bền vững kinh tế-xã hội; dứt khoát...
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế: Chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó, đáp ứng mọi tình huống xảy ra của dịch
Saturday 2022-08-06 08:53Theo Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19; chủ động xây dựng các...
Thủ tướng: Chủ quan, lơ là trước dịch bệnh sẽ phải trả giá
Saturday 2022-08-06 04:46Sáng 6/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì phiên họp lần thứ 16 của Ban Chỉ đạo.
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm và làm việc tại Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên
Saturday 2022-08-06 01:37Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đánh giá cao những đóng góp của Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên trong công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên, góp phần...
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế: Đắk Lắk chủ động đi trước một bước trong phòng, chống dịch; Đẩy nhanh hơn tiêm vaccine COVID-19
Friday 2022-08-05 01:10Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đề nghị tỉnh Đắk Lắk tiếp tục chủ động đi trước một bước trong phòng, chống dịch COVID-19 nhất là trước những biến chủng mới phức tạp; Triển khai rà soát,...
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm, làm việc với y tế cơ sở của Đắk Lắk
Thursday 2022-08-04 13:43Trò chuyện với các y bác sĩ tuyến cơ sở của Đắk Lắk, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan bày tỏ chia sẻ với khó khăn, vất vả của cán bộ y tế và mong các đồng chí tiếp tục nỗ lực, cố gắng, phát huy...
Thứ trưởng Bộ Y tế tiếp Tổng Giám đốc Công ty Pfizer Việt Nam
Thursday 2022-08-04 02:00Đến nay Việt Nam đã tiếp nhận hơn 253 triệu liều vaccine phòng COVID-19; trong đó có hơn 96 triệu liều vaccine Pfizer. Chiều ngày 3/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường hệ thống y tế, tiêm vaccine
Wednesday 2022-08-03 04:59Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2022, Thủ tướng yêu cầu tập trung thảo luận nhiều nhóm vấn đề, trong đó có "3 tăng cường" gồm: Tăng cường nắm tình hình, phản ứng kịp thời, linh...
Thủ tướng: '4 ổn định, 3 tăng cường, 2 đẩy mạnh, 1 tiết giảm và 1 kiên quyết không' trong chỉ đạo, điều hành
Wednesday 2022-08-03 04:56Ngày 3/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2022 được kết nối trực tuyến tới các địa phương. Khai mạc phiên họp, Thủ tướng đề nghị thảo luận về yêu cầu '4 ổn...
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế: 'Kiểm soát dịch bệnh trên quan điểm phòng dịch từ sớm, từ xa, từ cơ sở'
Tuesday 2022-08-02 14:36Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đề nghị các bộ ngành/các đơn vị trực thuộc Bộ và các địa phương tập trung đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tiêm vaccine COVID-19; Theo dõi chặt chẽ sự xuất hiện của các...
Thứ trưởng Bộ Y tế: Cập nhật tiến bộ y học mới nhất tạo đòn bẩy để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh
Tuesday 2022-08-02 12:16Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, việc nâng cấp cơ sở vật chất, cải thiện chất lượng khám chữa bệnh, tạo môi trường lành mạnh, nâng cao trình độ chuyên môn, chất lượng về dịch vụ y; cập nhật...
Hội thảo “Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Thân thế, sự nghiệp và tầm ảnh hưởng”
Tuesday 2022-08-02 06:36Ngày 02 tháng 8 năm 2022, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo “Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Thân thế, sự nghiệp và tầm ảnh hưởng”. Hội thảo được thực hiện trên cơ sở đề nghị phối...
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế tiếp Đại sứ Singapore Jaya Ratman
Tuesday 2022-08-02 06:19Ngày 02/8/2022, tại Hà Nội, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã tiếp ngài Đại sứ Singapore Jaya Ratman. Tham dự có đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục, Văn phòng Bộ; cán bộ Đại sứ quán...
Asset Publisher
Vì sao Bộ Y tế vẫn đề xuất COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A, chưa là bệnh lưu hành?
27/06/2022 | 15:27 PM



Bộ Y tế vừa gửi dự thảo mới nhất về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, lấy ý kiến góp ý của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19; các bộ, ngành, tỉnh, thành và chuyên gia. Tại dự thảo, Bộ Y tế vẫn đề xuất COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A, chưa là bệnh lưu hành.
Nhiều nước dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, có thể xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2
Tại dự thảo, Bộ Y tế cho biết, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn đang coi bệnh COVID-19 trong tình trạng đại dịch trên phạm vi toàn cầu và quan ngại tiếp tục có các biến thể không lường trước được của virus SARS- CoV-2. Nhiều nước trên thế giới vẫn có diễn biến dịch bệnh phức tạp, cần tiếp tục duy trì các hoạt động đáp ứng với đại dịch ở mức cao.
Hiện nay virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi, khó xác định tính chất nguy hiểm của các biến thể và mức độ tăng nặng và tử vong. Hiện Omicron là biến thể phổ biến trên thế giới nhưng vẫn chưa phải là biến thể cuối cùng.
Có thể xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có khả năng làm giảm hiệu quả vaccine hoặc miễn dịch, khiến ca nhiễm có triệu chứng nghiêm trọng hoặc tử vong tăng lên, đặc biệt ở các nhóm dễ bị tổn thương. Tình trạng sức khỏe suy giảm sau khi mắc COVID-19 (hậu COVID-19) đang làm người dân lo ngại nhưng chưa có nghiên cứu đầy đủ.
Có thể xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có khả năng làm giảm hiệu quả vaccine hoặc miễn dịch, khiến ca nhiễm COVID-19 có triệu chứng nghiêm trọng hoặc tử vong tăng lên, đặc biệt ở các nhóm dễ bị tổn thương.Ảnh: minh hoạ
Tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết, tuy tỷ lệ tử vong đã giảm nhiều so với giai đoạn trước (tỷ lệ chết/mắc giảm mạnh từ 1,03% trong tháng 1/2022 xuống còn 0,06% trong tháng 5/2022) nhưng vẫn ghi nhận trường hợp tử vong và vẫn có bệnh nặng đang được theo dõi, điều trị.
Các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 linh hoạt như phòng chống bệnh đặc biệt nguy hiểm, bệnh nguy hiểm và để kịp thời áp dụng khi phát sinh tình huống nguy hiểm hơn.
2 tình huống trong phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 năm 2022 – 2023
Tại dự thảo, Bộ Y tế cho biết, hiện nay, trên cơ sở Kế hoạch đáp ứng và phòng chống nhằm kết thúc tình trạng khẩn cấp của đại dịch COVID-19 trong năm 2022 của WHO, Bộ Y tế đề xuất Phương án Bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 năm 2022 – 2023, trong đó có 2 tình huống:
Tình huống 1: Chủng virus vẫn tiếp tục tiến hóa, tuy nhiên do cộng đồng đã có miễn dịch nên số trường hợp nặng và tử vong ở mức thấp, dịch không còn nghiêm trọng hoặc xuất hiện biến thể mới nhưng ít nghiêm trọng.
Đối với tình huống này, các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 sẽ được giảm dần tương tự như đối với các bệnh truyền nhiễm nhóm B để tạo điều kiện cho người dân thích ứng an toàn, linh hoạt với trạng thái bình thường mới.
Tình huống 2: Xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn có khả năng làm giảm hiệu quả vaccine hoặc miễn dịch, khiến ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế.
Đối với tình huống này, các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 sẽ được củng cố và thực hiện nghiêm đối với bệnh truyền nhiễm nhóm A nhằm nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, hạn chế số mắc và tử vong, bao gồm các biện pháp đặc thù như: Giám sát phát hiện; Kiểm soát ra vào vùng có dịch; Cách ly/ theo dõi sức khỏe; Khám, điều trị người nhiễm SARS-CoV-2; Phòng lây nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Vệ sinh trong việc quàn, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt...
Do đó, việc phòng chống dịch phải linh hoạt theo chuyển biến dịch bao gồm cả nhóm A và nhóm B nên các biện pháp đáp ứng chống dịch điều chỉnh chuyển dần từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B để thích ứng linh hoạt việc kích hoạt trở lại các biện pháp phòng, chống dịch mạnh, quyết liệt khi virus SARS-CoV-2 biến đổi.
Tạm thời chưa chuyển phân loại bệnh COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B
Tại dự thảo, Bộ Y tế đề xuất chưa coi bệnh COVID-19 là bệnh lưu hành tại Việt Nam mà hiện Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn chuyển tiếp giữa phòng chống đại dịch và quản lý bền vững.
Về lý do chưa thể coi bệnh COVID-19 là bệnh lưu hành tại Việt Nam, Bộ Y tế cho hay, theo các tài liệu về dịch tễ học trong nước và trên thế giới, đặc biệt là của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và CDC Mỹ, bệnh "lưu hành" là sự xuất hiện một cách ổn định của bệnh dịch hoặc tác nhân gây bệnh trong một khu vực địa lý hoặc nhóm quần thể dân số nhất định; hoặc còn hướng đến một tỷ lệ mắc bệnh thường gặp của một bệnh dịch trong một khu vực hoặc quần thể dân số nhất định.
Như vậy, một bệnh được coi là lưu hành khi có 4 nhóm tiêu chí là:
Có sự tồn tại thường xuyên tác nhân gây bệnh.
Tồn tại quần thể cảm nhiễm và ổ chứa tác nhân gây bệnh
Bệnh dịch xảy ra ở một nhóm đối tượng cụ thể hoặc quần thể dân số trong địa bàn nhất định.
Tỷ lệ mắc bệnh có tính ổn định và có thể dự báo được.
Đối với tiêu chí số 4, Bộ Y tế cho hay hầu hết các nước trên thế giới đều trong trạng thái số mắc và tử vong chưa ổn định, xu hướng tăng giảm thất thường khi có xuất hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 (như Nam Phi, Mỹ sau 2 tháng dịch có xu hướng giảm đã tăng trở lại từ đầu tháng 5/2022 đến nay do sự lưu hành của các biến thể BA.4, BA.5 và chưa có xu hướng chững lại , virus SARS-CoV-2 có thể tiếp tục xuất hiện những biến thể mới; đồng thời miễn dịch có được (do vaccine và mắc bệnh) chưa có tính ổn định lâu dài và giảm dần theo thời gian.
Do đó, sau khoảng thời gian đủ lớn, dịch có thể bùng phát trở lại bất kỳ lúc nào. Cần thêm thời gian để theo dõi, đánh giá tính ổn định cũng như sự thay đổi của tác nhân gây bệnh
Vì thế tại dự thảo, Bộ Y tế đề xuất tạm thời chưa chuyển phân loại bệnh COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B hoặc chưa coi bệnh COVID-19 là bệnh lưu hành. Việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch mang tính linh hoạt và tiến dần tới trạng thái "bình thường mới".
Việc công bố hết dịch COVID-19 tại Việt Nam có thể cân nhắc khi WHO công bố hết tình trạng đại dịch hay sự kiện y tế công cộng đáng quan ngại trên toàn cầu và tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam tiếp tục được kiểm soát tốt trên phạm vi cả nước.
Theo Bộ Y tế, Việt Nam cơ bản đáp ứng được những điều kiện cần thiết để chuyển dần các biện pháp phòng bệnh từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững.
Tuy nhiên, chúng ta cũng phải luôn cảnh giác với các biến thể mới của virus và đỏi hỏi chính quyền các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm đầu tư hơn nữa cho hệ thống y tế để sẵn sàng đáp ứng với tình huống xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn có khả năng làm giảm hiệu quả vaccine hoặc miễn dịch, khiến ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Related news
- Bản tin phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế ngày 16/8
- Quyền Bộ trưởng Đào Hồng Lan thăm và làm việc với Tổng Hội Y học Việt Nam
- Diễn đàn cấp cao thường niên về một sức khỏe phòng, chống dịch bệnh từ động vật sang người
- 16.8.2022 Dien dan.jpg
- GS.TS VƯƠNG ĐÌNH HUỆ - CHỦ TỊCH QUỐC HỘI: LUẬT SỬA ĐỔI LẦN NÀY PHẢI ĐẢM BẢO NGÀNH Y TẾ THỰC HIỆN TỐT CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA MÌNH
- Bộ Y tế thông tin về nguy cơ thiếu thuốc cầm máu và chống đông trong phẫu thuật tim, lồng ngực
- Khẩn: Hàng loạt biến thể mới xâm nhập, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường quản lý ca bệnh COVID-19