HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam

Wednesday 2024-04-17 09:28

Hội thảo tham vấn ý kiến về hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Wednesday 2024-04-17 03:58

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Chủ tịch các thị trường mới nổi Toàn cầu của Tập đoàn Pfizer

Wednesday 2024-04-17 03:42

Đã có 40 doanh nghiệp và 239 sản phẩm thuốc nộp hồ sơ đăng ký tham dự Giải thưởng “Ngôi sao thuốc Việt” lần 2

Wednesday 2024-04-17 03:41

Đảm bảo người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý

Tuesday 2024-04-16 13:18

Tăng cường phối hợp, trao đổi để chủ động tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Tuesday 2024-04-16 01:53

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn họp giao ban với Cơ quan điều hành Quỹ Phòng, chống Tác hại của Thuốc lá

Tuesday 2024-04-16 01:28

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự họp Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 4/2024

Monday 2024-04-15 09:08

Bộ Y tế công bố quyết định bổ nhiệm lại Phó Viện trưởng phụ trách kinh tế Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn

Friday 2024-04-12 10:26

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp lãnh đạo thành phố Kawasaki, tỉnh Kanagawa Nhật Bản

Friday 2024-04-12 10:20

Sửa đổi Luật Dược: Khắc phục những bát cập, hạn chế về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Friday 2024-04-12 07:04

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh

Thursday 2024-04-11 07:07

Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024

Wednesday 2024-04-10 07:16

Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức hội nghị Thông tin chuyên đề quý I năm 2024

Wednesday 2024-04-10 05:24

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Giám đốc Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam

Wednesday 2024-04-10 01:44

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp đoàn Doanh nghiệp Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN

Wednesday 2024-04-10 01:15

Hội nghị phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP của Chính phủ về Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Tuesday 2024-04-09 15:22

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Đại sứ Cộng hòa Belarus tại Việt Nam

Monday 2024-04-08 11:20

Cột mốc quan trọng cho ngành ghép tạng Việt Nam

Monday 2024-04-08 10:17

Hội nghị triển khai công tác năm 2024 của Ủy ban Quốc gia về chấm dứt bệnh lao

Monday 2024-04-08 10:12

Asset Publisher Asset Publisher

Phản ứng chính sách của Bộ Y tế đã nhanh hơn, nhạy hơn và chuyên nghiệp hơn

22/01/2023 | 08:42 AM

 | 

Công tác pháp chế y tế luôn được Bộ Y tế quan tâm trong triển khai thực hiện nhiệm vụ của ngành; đồng thời Bộ Y tế cũng rất lắng nghe trong quá trình xây dựng thể chế, từ nhiều kênh, nhiều nguồn để có giải pháp điều chỉnh phù hợp.

Cùng đó, phản ứng chính sách của Bộ Y tế đã nhanh hơn, nhạy hơn và chuyên nghiệp hơn... để tháo gỡ những khó khăn của ngành.

Phóng viên Báo Sức khoẻ &Đời sống trao đổi với bà Trần Thị Trang - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế xung quanh những vấn đề này.

Phản ứng chính sách của Bộ Y tế đã nhanh hơn, nhạy hơn và chuyên nghiệp hơn - Ảnh 1.

Bà Trần Thị Trang - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế . Ảnh: Trần Minh

PV: Thưa bà, thời gian qua, đặc biệt là trong nửa cuối năm 2022, vấn đề thực thi các văn bản quy phạm pháp luật về y tế nhất là về đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư y tế, trang thiết bị y tế đã có một số bất cập được phản ánh từ thực tiễn. Bà đánh giá như thế nào về vấn đề này?

Bà Trần Thị Trang: Trong thời gian qua hệ thống pháp luật về y tế có một khối lượng văn bản rất đồ sộ, với 10 luật, pháp lệnh, nhiều nghị định, quyết định của Thủ tướng và các văn bản do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và liên tịch ban hành. Qua công tác rà soát cho thấy có khoảng hơn 500 văn bản, chính vì thế cần phải có những tham mưu để hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của ngành một cách thường xuyên, liên tục.

Lĩnh vực y tế liên quan sát sườn đến sức khoẻ của nhân dân nên là lĩnh vực nhạy cảm và thường xuyên có những phát sinh từ thực tiễn đòi hỏi phải có sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật. Đặc biệt trong 3 năm tập trung phòng chống dịch cho thấy, nhiều thay đổi của xã hội nói chung và ngành Y tế nói riêng, thậm chí cả trên bình diện quốc tế cũng có nhiều thay đổi, do đó không tránh khỏi phát sinh những vấn đề mới chưa có trong tiền lệ và trước đây chưa gặp phải.

Cùng đó, qua một quá trình thực hiện thì bao giờ cũng sẽ bộc lộ câu chuyện pháp luật "đi chậm" hơn thực tiễn cuộc sống. Cho nên chắc chắn sau một chu trình khoảng 5 năm, 10 năm, các văn bản pháp luật cũng trở nên lạc hậu dần, do đó không tránh khỏi những vướng mắc, bất cập. Vì vậy, vấn đề hoàn thiện thể chế để đưa ra các giải pháp khắc phục vướng mắc, đáp ứng kịp thời những phát sinh từ thực tiễn là câu chuyện bộ, ngành nào cũng phải quan tâm và Chính phủ cũng quan tâm chỉ đạo sát sao vấn đề này.

Với ngành Y tế thời gian qua, nằm trong bối cảnh chung sau đại dịch COVID-19 cũng có những vướng mắc, bất cập trong những quy định cũng như vấn đề mới phát sinh, chính vì vậy cần có những giải pháp đồng bộ để kiện toàn hệ thống pháp luật cũng như năng lực tổ chức thực hiện pháp luật.

Việc tiếp nhận các thông tin phản hồi của ngành Y tế chủ động hơn, năng động hơn, phản ứng chính sách tốt hơn, kịp thời hơn, chuyên nghiệp hơn, thể hiện qua việc khi tiếp nhận phản ánh của truyền thông, của người dân, của các đơn vị liên quan…

Ngành Y tế cũng rất lắng nghe trong quá trình xây dựng thể chế, từ nhiều kênh, nhiều nguồn để có giải pháp điều chỉnh, phù hợp.

Vậy bà có thể cho biết, Bộ Y tế đã, đang và sẽ làm gì liên quan đến công tác rà soát, xây dựng thể chế pháp luật về y tế?

Công tác xây dựng thể chế vô cùng quan trọng với không chỉ ngành Y tế mà đối với tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Có thể nói, Bộ Y tế rất quan tâm đến công tác xây dựng thể chế thể hiện qua các nội dung cụ thể như:

Thứ nhất, Bộ Y tế đã đề xuất, xây dựng được đăng ký kế hoạch ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong thời gian tới của nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV, trong đó có một loạt các luật về y tế như: Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), Luật BHYT (sửa đổi), Luật Dược (sửa đổi), các dự Luật khác như nâng Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm lên thành Luật Phòng bệnh, Luật Trang thiết bị y tế, Luật Hiến ghép mô và bộ phận cơ thể người, Luật Dân số…

Thứ hai, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để xác định được các vướng mắc, bất cập, các khoảng trống để từ đó đề xuất ban hành các văn bản mới được Bộ Y tế quan tâm trong thời gian qua. Đặc biệt thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y  tế rà soát toàn bộ các thông tư của Bộ đã ban hành trong thời gian qua để xác định thông tư nào còn hiệu lực, cái nào đã hết hiệu lực, cái nào có vướng mắc bất cập, có khoảng trống để ban hành các văn bản sửa đổi bổ sung hoặc thay thế.

Thứ ba, Bộ Y tế cũng có kế hoạch sửa đổi, xây dựng và ban hành, trình cấp thẩm quyền ban hành mới một loạt các luật, nghị định, thông tư, trong đó tập trung vào một số nội dung liên quan đến vấn đề bảo đảm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, tài chính y tế (giá dịch vụ khám chữa bệnh, giá khám chữa bệnh BHYT).

Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung vào các văn bản thuộc lĩnh vực cấp thiết như: đã trình Chính phủ các dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 146 quy định chi tiết thi hành Luật BHYT, dự thảo Nghị định 98 về quản lý trang thiết bị y tế (TTBYT) và một loạt Thông tư khác như liên quan đến đấu thầu, mua sắm thuốc, TTBYT (như sửa đổi Thông tư 15 về đấu thầu thuốc; đang rà soát để xem xét sửa đổi Thông tư 14 về đấu thầu TTBYT); Sửa đổi một số Thông tư ban hành các danh mục thuốc đấu thầu, đấu thầu tập trung, danh mục thuốc đàm phán giá, đăng ký thuốc, đảm bảo chất lượng dược liệu, nguyên liệu làm thuốc và quản lý giá…  Bộ Y tế cũng đã trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 144/NQ-CP ngày 5/11/2022 về bảo đảm thuốc, TTBYT và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đặt quyết tâm trong 3 năm tới sẽ có lộ trình giải quyết cơ bản. Đầu tiên là trình Quốc hội thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi (dự kiến luật này sẽ được Quốc hội thông qua ngày 9/1/2023- PV); rồi Luật BHYT (sửa đổi); rồi Luật Dược (sửa đổi). Có thể nói đây là 3 đạo luật quan trọng của ngành Y tế.

Tiếp đến, sau khi có kết quả rà soát toàn bộ các thông tư, Bộ Y tế sẽ có kế hoạch trong 3 năm tới sửa đổi, bổ sung một cách căn cơ các thông tư trong lĩnh vực y tế, trong đó tập trung đầu tiên theo hướng đơn giản hoá thủ tục hành chính, các điều kiện liên quan đến tổ chức triển khai, làm sao để tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, cho người dân, đảm bảo quyền lợi của người bệnh và thuận lợi cho hoạt động của cơ sở y tế; Đồng thời hoàn thiện các quy trình chuyên môn, định mức kỹ thuật, giá của dịch vụ y tế, từ đó hoàn thiện các văn bản cốt yếu, tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nước có được đầy đủ thể chế để tổ chức và thi hành pháp luật trong lĩnh vực y tế.

Bên cạnh đó, công tác hậu kiểm cũng phải được tăng cường, Bộ Y tế quan tâm tăng cường nguồn nhân lực cho công tác này thông qua việc thực hiện Nghị định 95 của Chính phủ quy định cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Bộ Y tế. Theo đó sẽ thành lập Cục Cơ sở hạ tầng và Thiết bị y tế, tiến tới đề xuất trong lĩnh vực này sẽ có thanh tra chuyên ngành. Đồng thời, các lĩnh vực hiện đang có thanh tra chuyên ngành như dược, an toàn thực phẩm, khám chữa bệnh… cũng sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và hậu kiểm để đảm bảo khi chúng ta thông thoáng điều kiện kinh doanh, đơn giản hoá thủ tục hành chính nhưng chất lượng thuốc, vật tư y tế, TTBYT, an toàn thực phẩm được thường xuyên giám sát, hậu kiểm và phát hiện, xử lý kịp thời các vi phạm…

Thứ tư, bên cạnh những chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác pháp chế trong ngành Y tế. Theo đó, chỉ thị giao nhiệm vụ trực tiếp cho Lãnh đạo các vụ/cục và Giám đốc Sở Y tế các tỉnh phải quan tâm đến công tác xây dựng thể chế, trong đó phải quan tâm góp ý cho các văn bản, chính sách của ngành Y tế làm sao sát với thực tiễn, đồng thời tổ chức triển khai kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế.

Cũng tại chỉ thị này, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu đối với các quy định trong lĩnh vực mua sắm đấu thầu nếu đã đủ rõ các quy định của pháp luật, phải tổ chức thực hiện ngay, nếu có vướng mắc, bất cập phải kịp thời báo cáo về Bộ Y tế để xem xét giải quyết, hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết.

Thứ năm, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công chức ngành Y tế từ trung ương đến địa phương trong vấn đề tham mưu, thực thi công vụ. Cùng đó cần quan tâm đến chế độ chính sách để cán bộ y tế yên tâm công tác, thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh 2 năm qua ngành Y tế có nhiều biến động, chế độ chính sách cho cán bộ y tế còn nhiều hạn chế (hiện Bộ Y tế đã trình Chính phủ sửa đổi nghị định nâng phụ cấp đặc thù của cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở lên cao nhất); tăng nguồn lực cho ngành y tế thông qua việc tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế…nhằm đảm bảo cho cơ sở y tế hoạt động, chăm lo cán bộ y tế và tái đầu tư để phát triển dịch vụ kỹ thuật.

Thứ sáu, những vấn đề về thể chế của y tế nhưng có đan xen các lĩnh vực xã hội khác cũng đã và đang được ngành Y tế quan tâm. Những nội dung nào thuộc trách nhiệm của các bộ, ngành khác xây dựng như Luật đấu thầu, Luật giá, các Luật có liên quan khác… Bộ Y tế đều tích cực tham gia đóng góp ý kiến để làm sao hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực này, gỡ được những vướng mắc hiện nay ví dụ về đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư y tế, TTBYT…

Theo bà, làm thế nào để xây dựng được các văn bản quy phạm pháp luật có chất lượng, gần với thực tiễn, đặc biệt với một ngành liên quan sát sườn đến sức khoẻ của nhân dân như y tế?

Theo tôi, trước tiên chúng ta phải quan tâm đến khâu xây dựng, ban hành văn bản. Để ban hành được một văn bản tốt thì điều tiên quyết là chất lượng của văn bản phải được đầu tư hơn.

Muốn làm được điều này phải thực sự phát huy trách nhiệm của cơ quan chủ trì xây dựng văn bản, Bộ Y tế đã rất quan tâm vấn đề này thể hiện qua việc gắn với trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm của từng vụ/cục trong tham mưu để làm sao văn bản ban hành đúng thời hạn, đáp ứng kịp thời cho nhu cầu của xã hội.

Bên cạnh đó, vấn đề tham vấn ý kiến của các bên liên quan rất quan trọng. Có thể nói trong thời gian qua, Bộ Y tế rất quan tâm đến công tác lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức cá nhân trong quá trình xây dựng văn bản. Ví dụ như, các văn bản liên quan đến dược, TTBYT thì sẽ phải lấy ý kiến rộng rãi. Ngoài cơ quan quản lý ở Bộ Y tế, ở các bộ, ngành liên quan, Sở Y tế các địa phương, Bộ Y tế đã tổ chức lấy ý kiến của các cơ sở y tế trong và ngoài công lập, của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước, kể cả của tổ chức quốc tế.

Việc đóng góp ý kiến nếu như trước đây, vấn đề giải trình còn chưa được quan tâm một cách đầy đủ, đúng nghĩa, thì hiện nay đã được các đơn vị chức năng của Bộ Y tế quan tâm hơn, tức là mọi ý kiến đóng góp đều được tiếp thu, phân tích. Những văn bản góp ý của các đơn vị, doanh nghiệp… gửi về Bộ Y tế đều được tiếp thu dưới các góc độ khác nhau đều có giải trình lý do tiếp thu/ lý do chưa tiếp thu...

Việc lấy ý kiến trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về y tế cũng được triển khai bằng nhiều hình thức có thể là trực tiếp, có thể bằng văn bản… nhằm giúp cho tính thực tiễn của văn bản khi ban hành được nâng cao.

Trong quy trình ban hành cũng chặt chẽ thể hiện qua sự phối hợp giữa các vụ/cục, các đơn vị có liên quan. Ban cán sự Đảng Bộ Y tế rất sát sao về vấn đề này, gần như thời gian qua 100% các văn bản quy phạm pháp luật trước khi được ban hành đều phải báo cáo Ban cán sự thảo luận, cho ý kiến và ra quyết nghị trên cơ sở những giải trình, đề xuất của cơ quan tham mưu, cơ quan liên quan.

Trong lĩnh vực pháp chế y tế cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật để các quy định thống nhất về cách hiểu và đi vào thực tiễn.

Như bà đã nói ở trên, công tác truyền thông rất quan trọng. Vậy thời gian tới vấn đề tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về y tế, liên quan đến y tế sẽ được triển khai thực hiện như thế nào để văn bản nhanh chóng đi vào cuộc sống?

Tôi cho rằng, khâu quan trọng để văn bản đi vào cuộc sống là tổ chức thực hiện. Theo đó, ngay sau khi văn bản được ban hành, mỗi cơ quan tham mưu, xây dựng văn bản cũng như Vụ Pháp chế đều phải tự rà soát lại xem văn bản có yếu tố nào vướng mắc, bất cập, trái với các quy định khác.

Tiếp theo là phải tuyên truyền và phổ biến các đối tượng thực hiện biết để tiếp cận văn bản, từ đó thực hiện đúng theo quy định. Cùng đó, quan tâm đến vấn đề giải đáp các vướng mắc, phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện. Ví như khi có vướng mắc về đấu thầu, các cơ sở y tế, doanh nghiệp gửi ý kiến về Bộ Y tế rất nhiều, việc giải đáp, trả lời về vấn đề này cũng là điều kiện bắt buộc đối với các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế.

Hiện nay cách thức triển khai tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật có nhiều cách khác nhau, ngoài trực tiếp, Bộ Y tế đã tổ chức triển khai trực tuyến đến tất cả các địa phương. Trước đây chỉ triển khai đến tuyến tỉnh, nhưng hiện nay đã triển khai đến mọi tuyến thông qua các nền tảng kết nối trực tuyến để có thể giải đáp mọi vấn đề cơ sở y tế hay cộng đồng doanh nghiệp quan tâm.

Cùng đó nếu như trước đây chỉ triển khai tuyên truyền trên báo chí, truyền hình, phát thanh thì hiện nay ngành Y tế đã đẩy mạnh truyền thông trên mạng xã hội để chính sách đến được đông đảo người dân hơn, độ bao phủ cao hơn, rộng hơn.

Đồng thời, các vụ/cục cũng tăng cường đi cơ sở hơn để vừa làm việc, vừa nắm bắt được những vấn đề phát sinh về thực tiễn để từ đó có những phản hồi chính sách phù hợp. Bộ Y tế cũng tích cực phối hợp, tham gia các chương trình giám sát của cơ quan dân cử…để lắng nghe được nhiều thông tin hơn.

Có thể thấy ngành Y tế đang rất nỗ lực trong công tác xây dựng, ban hành, tham mưu ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về y tế?

Cũng phải khẳng định rằng việc tiếp nhận các thông tin phản hồi của ngành Y tế chủ động hơn, năng động hơn, phản ứng chính sách tốt hơn, kịp thời hơn, chuyên nghiệp hơn, thể hiện qua việc khi tiếp nhận phản ánh của truyền thông, của người dân, của các đơn vị liên quan…thì việc trả lời, phản hồi đã thực hiện theo một quy trình bắt buộc, bao giờ các đơn vị liên quan cũng có những trả lời, phản hồi kịp thời.

Ngành Y tế cũng rất lắng nghe trong quá trình xây dựng thể chế, từ nhiều kênh, nhiều nguồn để có giải pháp điều chỉnh, phù hợp.

Mặc dù chúng tôi đã rất cố gắng, nhưng trên thực tế công tác xây dựng, ban hành và triển khai tổ chức thực thi pháp luật của ngành Y tế cũng còn có những khó khăn vì trong bối cảnh tinh giảm biên chế và những khó khăn khác mà ngành Y tế đang phải đối mặt… Tuy nhiên, chúng tôi cũng hy vọng những khó khăn chỉ là tạm thời, trong thời gian tới sẽ có những chuyển biến thực sự vì toàn ngành Y tế, đặc biệt là lãnh đạo Bộ Y tế rất quan tâm, chỉ đạo sát sao và các vụ/cục cũng đang rất cố gắng để tăng cường thể chế cho ngành.

Tất cả ngành Y tế đều đang nỗ lực và luôn đặt sức khoẻ, quyền lợi của người dân lên trên hết, trước hết khi xây dựng, tham mưu ban hành các chính sách liên quan đến lĩnh vực sức khoẻ.

Trân trọng cảm ơn bà!  

 

Nguồn: Suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến