HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Lạng Sơn

Friday 2024-10-11 09:56

Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vi chất cho sự phát triển của con người

Friday 2024-10-11 06:53

55 năm Ngày thành lập Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương: Tiếp tục phát huy tốt vai trò là bệnh viện tuyến cuối, đầu tàu trong hệ thống Tai Mũi Họng

Friday 2024-10-11 03:26

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ Cu Ba

Thursday 2024-10-10 09:09

Tăng cường hợp tác về y tế nhân chuyến thăm chính thức của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tới Mông Cổ, Ireland và Pháp

Thursday 2024-10-10 07:52

Tăng cường hợp tác chuyển đổi số trong ngành Y tế

Thursday 2024-10-10 00:10

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm, động viên bệnh nhân ghép tim - gan tại Bệnh viện Việt Đức

Wednesday 2024-10-09 09:13

Chính thức đưa vào hoạt động Bệnh viện Nhi Hà Nội

Wednesday 2024-10-09 08:35

Tăng cường hợp tác y tế giữa Việt Nam và Cộng hòa Belarus

Tuesday 2024-10-08 10:06

Công đoàn Y tế Việt Nam biểu dương 198 gia đình tiêu biểu và 149 cháu học sinh thành tích cao giai đoạn 2022-2024

Monday 2024-10-07 12:38

Lễ phát động Chương trình vì sức khỏe cộng đồng “Mắt khoẻ ngời sáng tương lai”

Monday 2024-10-07 07:43

Một tháng, BVĐK Đức Giang thực hiện thành công 5 ca ghép thận

Monday 2024-10-07 01:00

Giải quyết một số khó khăn, vướng mắc trong công tác khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Friday 2024-10-04 08:57

Bộ Y tế điều động, bổ nhiệm Viện trưởng Viện Trang thiết bị và Công trình y tế

Friday 2024-10-04 08:52

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm việc với Viện Tony Blair vì sự phát triển toàn cầu

Friday 2024-10-04 06:23

Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 – 2025

Thursday 2024-10-03 09:14

Bộ Y tế kiện toàn công tác cán bộ Bệnh viện Phong- Da liễu Trung ương Quỳnh Lập Nghệ An

Thursday 2024-10-03 06:44

Thủ tướng: Mỗi công dân Việt Nam sẽ đều có sổ sức khoẻ điện tử

Thursday 2024-10-03 01:53

Đoàn công tác Trung ương kiểm tra công tác chăm sóc sức khoẻ trẻ em tại Nghệ An

Tuesday 2024-10-01 08:32

Công nghệ sinh học và chuyển đổi số phục vụ phát triển ngành y tế

Tuesday 2024-10-01 06:21

Asset Publisher Asset Publisher

Chủ động xét nghiệm, người phụ nữ được phát hiện có nguy cơ mắc căn bệnh ung thư di truyền

13/09/2024 | 14:44 PM

 | 

Chị P.V.A. (35 tuổi, Bắc Giang) tầm soát ung thư vú trong tình trạng hoàn toàn khỏe mạnh và lo lắng tiền sử gia đình có nhiều người mắc ung thư. Nhờ đó, các bác sĩ đã tìm ra gen ung thư trong cơ thể chị.

 Kết quả xét nghiệm gen ung thư di truyền giúp người mang gen xây dựng kế hoạch sàng lọc, dự phòng, tiên lượng và điều trị cá thể hóa

Người dân nên cảnh giác bệnh ung thư vú di truyền

Chị A. có bà, mẹ, dì đều mất vì ung thư vú (phát hiện giai đoạn muộn, điều trị 6 tháng/1 năm thì mất). Trước tiền sử gia đình có tính chất di truyền khá rõ ràng, ThS.BSNT Trần Hiền - Chuyên khoa Y sinh học di truyền, Trung tâm Xét nghiệm Medlatec đã tư vấn di truyền, hướng dẫn chị A. tầm soát, phát hiện ung thư bằng các xét nghiệm, trong đó cần thiết làm xét nghiệm đột biến gen sàng lọc nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng di truyền.

Sau khi có kết quả xét nghiệm ung thư di truyền, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mang đột biến gây bệnh trên gen BRCA1 (liên quan đến hội chứng ung thư vú và buồng trứng di truyền).

Phát hiện mang gen ung thư ngay khi khỏe mạnh, chị A. vô bàng hoàng, nhưng sau khi được bác sĩ tư vấn, chị đã trấn tĩnh và giảm bớt lo lắng.

Theo bác sĩ Hiền, trường hợp chị A. có phát hiện đột biến gây bệnh trên gen BRCA1 ở dạng dị hợp tử. Đây là một gen quan trọng có vai trò ức chế sự hình thành khối u trong cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể bình thường. Việc mang đột biến gây bệnh trên gen BRCA1 khiến chị A. có nguy cơ cao tiến triển các dạng ung thư vú, buồng trứng, nhưng không có nghĩa hiện tại chị đã bị mắc ung thư, cũng như trong tương lai sẽ chắc chắn bị mắc ung thư.

Với kết quả này, chị A. được bác sĩ tư vấn về yếu tố nguy cơ mắc ung thư của mình, cũng như hướng dẫn tầm soát phát hiện ung thư từ sớm theo hướng dẫn của Mạng lưới di truyền ung thư quốc gia Mỹ (NCCN). Đồng thời, bác sĩ đưa ra cho chị một số lựa chọn điều trị phẫu thuật, phòng ngừa ung thư từ sớm như phẫu thuật đoạn nhũ, phẫu thuật cắt tử cung buồng trứng. Chị A. cũng được bác sĩ tư vấn nên thực hiện xét nghiệm gen BRCA1 cho các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là các người thân có quan hệ gần về huyết thống (các chị em ruột, các con của mình) để có thể phát hiện sớm nguy cơ mang đột biến gen ung thư.

Ung thư vú là bệnh phổ biến hàng đầu ở nữ giới. Thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) cho thấy, mỗi năm nước ta ghi nhận khoảng 21.555 ca mắc mới ung thư vú, chiếm 25.8% tổng số các bệnh ung thư ở nữ giới.

Ung thư vú do nhiều nguyên nhân gây nên như do tác nhân bên ngoài và yếu tố di truyền. Theo BS Hiền nguồn gốc phát sinh đột biến ung thư được chia thành 2 đột biến sau:

- Đột biến mắc phải (chiếm 90-95%): Là những đột biến được hình thành trong quá trình phát triển của cơ thể, có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào. Dạng ung thư do đột biến mắc phải thường phát sinh khu trú tại một số mô tổ chức (trước khi di căn) và chỉ được phát hiện qua tầm soát định kỳ. Dạng ung thư này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi yếu tố lối sống, môi trường và thường không có tính chất di truyền.

- Đột biến di truyền (chiếm 5-10%): Là những đột biến xảy ra ngay từ khi mới sinh ra và tồn tại suốt đời. Các dạng đột biến này thường không trực tiếp gây ung thư nhưng khiến cho người mang đột biến có khuynh hướng hình thành ung thư cao hơn so với bình thường. Dạng ung thư do đột biến di truyền thường xảy ra sớm, hàng loạt trên nhiều cơ quan hoặc hai bên của cùng một cơ quan và có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhóm ung thư này có thể được phát hiện sớm bằng xét nghiệm gen ung thư di truyền, từ đó các bác sĩ có thể hướng dẫn người có đột biến tầm soát, theo dõi và điều trị chủ động. Đặc biệt, kết quả của các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mang gen ung thư di truyền gây nên những hậu quả nghiêm trọng như:

• Tăng nguy cơ ung thư gấp từ 10 đến 40 lần;

• Thời điểm mắc ung thư sớm (<45 tuổi);

• Tỷ lệ tái phát cao;

• Phát triển ung thư ở nhiều cơ quan khác nhau;

• Di truyền qua các thế hệ.

Phòng Truyền thông Y tế


Thăm dò ý kiến