HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan dự họp báo cáo công tác quản lý nhà nước đối với thuốc lá mới

Thursday 2024-03-28 13:40

Hội nghị trực tuyến liên ngành về tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024

Wednesday 2024-03-27 09:07

[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3

Monday 2024-03-25 08:43

Cải thiện chất lượng cuộc sống, sức khỏe cho những cộng đồng dân tộc thiểu số

Sunday 2024-03-24 09:55

Kỷ niệm Ngày Thế giới phòng, chống lao năm 2024: “Đúng! Việt Nam có thể chấm dứt bệnh lao”

Friday 2024-03-22 09:18

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Phó Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế

Friday 2024-03-22 02:28

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự Hội nghị Quốc gia về Y tế biển đảo lần thứ VII

Thursday 2024-03-21 12:50

Bộ Y tế bổ nhiệm Cục trưởng Cục Y tế dự phòng

Thursday 2024-03-21 09:18

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan làm việc với Quỹ Toàn cầu

Wednesday 2024-03-20 01:52

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự hội nghị Câu lạc bộ Giám đốc bệnh viện các tỉnh phía Bắc năm 2024

Sunday 2024-03-17 12:23

Hội thảo triển khai công tác khoa học và công nghệ ngành Y tế 2024

Saturday 2024-03-16 12:33

Điều động, bổ nhiệm Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Saturday 2024-03-16 12:28

Đánh giá nhân lực y tế khoa học, chuẩn mực, nhưng có độ mở, linh hoạt

Thursday 2024-03-14 08:57

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

Thursday 2024-03-14 01:40

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tham gia đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ dự Hội nghị cấp cáo ASEAN – Australia thăm chính thức Australia và NewZealand

Monday 2024-03-11 06:08

Thủ tướng thúc đẩy các tập đoàn hàng đầu New Zealand và thế giới đầu tư vào Việt Nam

Monday 2024-03-11 03:41

Hội nghị giao ban y tế dự phòng khu vực Tây Nguyên năm 2024

Sunday 2024-03-10 08:50

Việt Nam-Australia ký kết, trao đổi 12 văn kiện hợp tác quan trọng

Thursday 2024-03-07 07:14

Việt Nam-Australia nâng quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Thursday 2024-03-07 07:11

Bộ Y tế bổ nhiệm hai Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy

Thursday 2024-03-07 03:29

Asset Publisher Asset Publisher

Các tỉnh thúc đẩy điều trị viêm gan C cho người bệnh đồng nhiễm HIV/VGC

06/10/2022 | 10:43 AM

 | 

Viêm gan C là một bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến gan, được truyền bởi virus viêm gan C (HCV) và là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhập viện và tử vong ở những người nhiễm HIV.

Theo ước tính của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam hiện có khoảng 7,8 triệu người nhiễm viêm gan virus B (viêm gan B) mạn tính và gần 1 triệu người nhiễm viêm gan virus C (viêm gan C) mạn tính. Trong số này, tỉ lệ người nhiễm viêm gan C đồng nhiễm HIV khá cao.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy tại Việt Nam, tỉ lệ nhiễm viêm gan C trên người nhiễm HIV khoảng 34,4% (26- 44%). Toàn quốc hiện có trên 200.000 người nhiễm HIV còn sống, trong số này có trên 156.000 người đang điều trị thuốc ARV. Một số người nhiễm HIV đang điều trị đồng thời thuốc ARV và Methadone.

Tình trạng nhiễm virus viêm gan C ở người nhiễm HIV có thể làm tăng nhanh tỉ lệ xơ hóa tiến triển và xơ gan so với người chỉ nhiễm viêm gan C. Ngay cả ở những người bệnh đồng nhiễm HIV/viêm gan C đã được điều trị thuốc ARV và có tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế thì nguy cơ xơ gan mất bù vẫn cao hơn ở người chỉ nhiễm viêm gan C.

Cục Phòng chống HIV/AIDS cho biết, Việt Nam đã và đang triển khai các biện pháp nhằm mở rộng dịch vụ chẩn đoán và điều trị viêm gan C cho người bệnh đồng nhiễm HIV/viêm gan C. Từ cuối năm 2018, chi phí thuốc DAA điều trị viêm gan C đã bắt đầu được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả với tỉ lệ thanh toán bảo hiểm là 50%.

Từ năm 2021, Quỹ Toàn cầu Phòng, chống AIDS, Lao và Sốt rét hỗ trợ miễn phí thuốc điều trị viêm gan C bằng phác đồ Sofosbuvir và Daclatasvir. Qua đó đã có 16.000 người bệnh đồng nhiễm HIV/viêm gan C được điều trị tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS của 32 tỉnh/thành phố trên cả nước. Người bệnh đồng nhiễm HIV/viêm gan C được theo dõi đồng thời đối với điều trị thuốc ARV và viêm gan C ngay tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS từ tuyến quận/huyện trở lên.

Sau khi chương trình được triển khai, đã có trên 1.000 người bệnh đồng nhiễm HIV/viêm gan C được điều trị viêm gan C từ nguồn thuốc viện trợ miễn phí này. Bên cạnh việc thuốc điều trị viêm gan C được cấp miễn phí, người bệnh đồng nhiễm HIV/viêm gan C sẽ được chi trả các dịch vụ khác như xét nghiệm chẩn đoán viêm gan C theo quyền lợi và mức hưởng của Quỹ Bảo hiểm y tế và các xét nghiệm khác theo quy định.

TP. Hà Nội, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội đã có Công văn về việc thúc đẩy triển khai điều trị viêm gan C (VGC) cho người bệnh đồng nhiễm HIV/VGC và người điều trị Methadone/VGC gửi các bệnh viện, trung tâm y tế quận, huyện có cơ sở điều trị HIV/AIDS; các trung tâm y tế quận, huyện có cơ sở điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng methadone.

- Đối với các cơ sở điều trị Methadone và cơ sở điều trị HIV/AIDS không điều trị viêm gan C tiếp tục rà soát, tư vấn bệnh nhân thực hiện xét nghiệm anti - HCV. Tư vấn bệnh nhân xét nghiệm tải lượng virus viêm gan C khi có kết quả XN anti - HCV dương tính. Xét nghiệm tải lượng virus viêm gan C được hỗ trợ miễn phí từ nguồn dự án Quỹ toàn cầu.

Các tỉnh thúc đẩy điều trị viêm gan C cho người bệnh đồng nhiễm HIV/VGC - Ảnh 2.

Hà Nội thúc đẩy việc điều trị viêm gan C cho người bệnh đồng nhiễm HIV/VGC và người điều trị Methadone/VGC. Ảnh: Sở Y tế Hà Nội.

Các đơn vị chuyển tiếp điều trị VGC đối với bệnh nhân có kết quả xét nghiệm tải lượng virus viêm gan C ở ngưỡng phát hiện đến 1 trong 14 cơ sở điều trị đồng nhiễm HIV/VGC theo quy định. Giấy chuyển tuyến bao gồm các thông tin về họ tên, mã số điều trị methadone của người bệnh, tên và địa chỉ của cơ sở nơi người bệnh đang điều trị methadone. Giấy chuyển tuyến được lưu vào bệnh án điều trị viêm gan C của người bệnh. Trường hợp cơ sở đang điều trị viêm gan C đồng thời điều trị methadone thì trong bệnh án ghi rõ mã số điều trị methadone của người bệnh.

- Đối với các cơ sở điều trị đồng nhiễm HIV/viêm gan C lập kế hoạch nhu cầu thuốc điều trị viêm gan C cho bệnh nhân nhiễm HIV và người đang điều trị methadone. Sẵn sàng tiếp nhận và điều trị cho người đang điều trị methadone nhiễm VGC khi bệnh nhân được chuyển tiếp đến cơ sở theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Chỉ định đo tải lượng viêm gan C để chẩn đoán, điều trị viêm gan C mạn tính thực hiện theo quy định của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan virus C. Đồng thời, lựa chọn các đơn vị xét nghiệm đo tải lượng viêm gan C (HCV RNA) được cấp có thẩm quyền phê duyệt và bảo đảm máy xét nghiệm, sinh phẩm xét nghiệm tải lượng viêm gan C nằm trong danh mục loại máy, sinh phẩm được Quỹ toàn cầu cho phép theo Chính sách bảo đảm chất lượng của Quỹ toàn cầu.

Để bảo đảm sức khỏe cho người đồng nhiễm HIV/viêm gan C, Sở Y tế Bắc Giang yêu cầu: Đối với cơ sở điều trị HIV/AIDS đã nhận thuốc điều trị VGC, cần tư vấn, đưa bệnh nhân đồng nhiễm HIV/VGC vào điều trị VGC càng sớm càng tốt.

Đồng thời đa dạng hóa các mô hình cung cấp dịch vụ điều trị VGC, bao gồm mô hình điều trị thuốc VGC lưu động, điều tiết thuốc điều trị VGC giữa các cơ sở nhằm bảo đảm đủ thuốc điều trị cho người bệnh và không để tình trạng thuốc đã tiếp nhận bị quá hạn sử dụng.

Tại Cao Bằng đã tổ chức tiến hành lấy và làm xét nghiệm tải lượng virus viêm gan C lưu động cho hàng trăm người bệnh mắc viên gan C, trong đó có cả người nhiễm HIV/AIDS và người đang điều trị Methadone.

Để bệnh nhân được hưởng lợi từ nguồn dự án quốc tế tài trợ, theo hướng dẫn việc điều tiết sử dụng hiệu quả thuốc điều trị VGC và xét nghiệm tải lượng viêm gan C do Dự án Quỹ toàn cầu tài trợ điều trị miễn phí cho người bệnh tại tỉnh Cao Bằng, thì cơ sở y tế sau khi hoàn thiện các xét nghiệm sẽ lập bệnh án ngoại trú, chỉ định điều trị VGC, quản lý bệnh án gốc, tổng kết bệnh án ngoại trú theo quy định của Bộ Y tế.

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ sở điều trị methadone, cơ sở điều trị HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, sắp xếp, bố trí, chuẩn bị nhân sự và người bệnh cùng các điều kiện cần thiết khác để việc điều trị VGC lưu động cho người bệnh tại tỉnh Cao Bằng được triển khai thuận lợi và hiệu quả.

Các tỉnh thúc đẩy điều trị viêm gan C cho người bệnh đồng nhiễm HIV/VGC - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Dự án Quỹ toàn cầu tại Thái Bình đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cho người đồng nhiễm HIV/VGC. Cụ thể, năm 2021 dự án đã hỗ trợ thuốc và chi trả xét nghiệm tải lượng virus VGC cho 68 người bệnh đồng nhiễm VGC/HIV tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS.

Năm 2022, toàn tỉnh có 258 người bệnh được hỗ trợ thuốc và chi phí mua dịch vụ xét nghiệm tải lượng virus VGC cho người bệnh đồng nhiễm VGC/HIV tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS và người bệnh VGC đang điều trị Methadone.

Sở Y tế tỉnh Kiên Giang xây dựng kế hoạch triển khai điều trị viêm gan virus C trên người bệnh nhiễm HIV/viêm gan virus C do Dự án Quỹ toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét tài trợ. Trong đó lồng ghép cung cấp dịch vụ điều trị viêm gan C tại các cơ sở cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS, cụ thể:

- Người bệnh đồng nhiễm HIV/viêm gan C được điều trị thuốc ARV và thuốc điều trị viêm gan C tại cơ sở khám chữa bệnh BHYT điều trị HIV/AIDS từ tuyến huyện, thành phố trở lên.

- Điều trị thuốc ARV thực hiện theo Thông tư số 28/2018/TT-BYT ngày 20/10/2018 của Bộ Y tế về quản lý điều trị người nhiễm và phơi nhiễm với HIV và Quyết định số 5456/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 20/11/2019 về Hướng dẫn Điều trị HIV/AIDS.

- Điều trị viêm gan C thực hiện theo Quyết định số 5012/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 20/09/2016 về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nhân viêm gian virus C....

Có thể nói Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS đã có những hỗ trợ kịp thời góp phần giúp bệnh nhân được cải thiện sức khỏe, cuộc sống, đồng thời tránh lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến