HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đủ điều kiện chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

Saturday 2023-06-03 13:20

Ngày hội Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khoẻ cộng đồng ở biên giới Lạng Sơn

Saturday 2023-06-03 07:22

Bộ Y tế điều động, bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Y tế

Friday 2023-06-02 07:16

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Bảo đảm vaccine cho chương trình tiêm chủng mở rộng

Thursday 2023-06-01 07:28

Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra chiến dịch bổ sung Vitamin A: Đủ cho trẻ dưới 5 tuổi trên toàn quốc

Thursday 2023-06-01 04:39

Bộ Y tế: Tích cực cắt giảm quy định kinh doanh, giảm tối đa tỷ lệ hồ sơ quá hạn

Wednesday 2023-05-31 01:14

Bệnh viện Nội tiết Trung ương ký kết chương trình phối hợp với Ban thời sự Đài Tiếng nói Việt Nam giai đoạn 2023-2025

Tuesday 2023-05-30 07:55

Bộ trưởng Bộ Y tế: Cuối tuần này Thủ tướng chủ trì họp xem xét chuyển COVID-19 xuống nhóm B để chuẩn bị công bố hết dịch

Tuesday 2023-05-30 01:46

Hội thảo triển khai Thông tư 11/2023/TT-BYT và xét tặng giải thưởng môi trường không thuốc lá

Tuesday 2023-05-30 00:00

Mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5) và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá năm 2023

Monday 2023-05-29 05:40

Cập nhật tiến bộ mới về công nghệ và quản lý trang thiết bị y tế

Sunday 2023-05-28 01:06

Hội thảo Điều dưỡng ung thư toàn quốc lần thứ I

Saturday 2023-05-27 14:46

Bộ Y tế điều động, bổ nhiệm lãnh đạo Vụ Bảo hiểm y tế và lãnh đạo Cục Cơ sở hạ tầng và Thiết bị y tế

Friday 2023-05-26 08:09

Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố thành lập khoa Dược

Friday 2023-05-26 01:03

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương tham dự Kỳ họp lần thứ 76 Đại hội đồng Y tế Thế giới ở Thụy Sĩ

Friday 2023-05-26 00:54

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Bệnh viện K và Mạng lưới ung thư toàn diện quốc gia Hoa Kỳ

Friday 2023-05-26 00:49

Thứ trưởng Bộ Y tế tiếp và làm việc với Chủ tịch thị trường mới nổi châu Á của Tập đoàn Pfizer

Thursday 2023-05-25 12:36

TP.HCM: Nhiều điểm mới tạo hành lang pháp lý quan trọng cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh

Thursday 2023-05-25 08:17

Bộ Y tế bổ nhiệm Viện trưởng Viện Pháp y tâm thần Trung ương

Wednesday 2023-05-24 04:00

Asset Publisher Asset Publisher

Ca mắc thuỷ đậu ở Hà Nội tăng cao, tuân thủ 5 khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng tránh

21/03/2023 | 15:25 PM

 | 

Theo Cục Y tế dự phòng, thủy đậu là bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những mụn nước nhưng rất dễ gây nhiễm trùng da nơi mọc mụn nước, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, viêm não tuy ít xảy ra. Phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi...

Ngày 21/3, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 10 - 17/3), trên địa bàn thành phố ghi nhận 70 trường hợp mắc thuỷ đậu, giảm nhẹ so với tuần trước đó Hà Nội ghi nhận 112 ca thuỷ đậu.

Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 548 ca thuỷ đậu, trong khi cùng kỳ năm 2022 có 4 ca. Trong đó số mắc ghi nhận cao ở nhóm tuổi mầm non (36,5%) và tiểu học (38%).

Ca mắc thuỷ đậu ở Hà Nội tăng cao, tuân thủ 5 khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng tránh - Ảnh 1.

Cộng dồn từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 548 ca thuỷ đậu phần lớn ở nhóm tuổi mầm non và tiểu học

Bệnh nhân thuỷ đậu ghi nhận tại 18/30 quận huyện, trong đó một số quận, huyện có số mắc cao, dẫn đầu là Chương Mỹ với 230 ca, tiếp đến là Mê Linh với 69 ca, Ba Vì (60 ca), Nam Từ Liêm (56 ca), Mỹ Đức (42 ca).

Theo nhận định của CDC Hà Nội, so với cùng kỳ năm 2022, số ca mắc thủy đậu ghi nhận năm 2023 tăng cao, bệnh nhân ghi nhận phần lớn ở nhóm tuổi mầm non và tiểu học. 

Thống kê trên cả nước, trong 2 tháng 1-2/2023, cả nước ghi nhận gần 3.200 ca mắc thuỷ đậu, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2022.

Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh thủy đậu là bệnh cấp tính do nhiễm virus Varicella Zoter (gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh zona ở người lớn). Virus có khả năng sống được vài ngày trong vẩy thủy đậu khi bong ra tồn tại trong không khí. Bệnh rất dễ lây lan, lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng thủy đậu.

Khi bị bệnh thường có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân. Thời kỳ lây truyền của bệnh là 1 - 2 ngày trước khi phát ban và trong vòng 5 ngày sau khi xuất hiện nốt bọng nước đầu tiên. Bệnh thường kéo dài từ 7 - 10 ngày.

Bệnh thủy đậu là bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những mụn nước nhưng rất dễ gây nhiễm trùng da nơi mọc mụn nước, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, viêm não tuy ít xảy ra. Phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi, có thể gây sảy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp vào mùa đông xuân.

Các chuyên gia của Bệnh viện Nhi Trung ương, thủy đậu ở trẻ sơ sinh là một bệnh nặng (nặng hơn so với thủy đậu trẻ em hoặc người lớn) với nguy cơ tử vong cao lên đến 30% do tổn thương đa cơ quan.

Nếu không được điều trị bệnh kịp thời và đúng phác đồ thì trẻ có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, sốc nhiễm trùng nhiễm độc, bội nhiễm vi khuẩn, các biến chứng về thần kinh như: Viêm màng não, viêm tuỷ, viêm dây thần kinh thị giác, viêm đa dây thần kinh. Hoặc 1 số biến chứng khác như suy thượng thận, viêm cầu thận, tổn thương mắt, thậm chí là tử vong.

Để chủ động phòng tránh bệnh thủy đậu, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện một số biện pháp sau:

1.Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan.

2.Những trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 - 10 ngày từ khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh.

3.Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.

4.Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn thông thường.

5.Tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến