HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Hợp tác y tế là điểm sáng trong mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản

Friday 2023-09-29 13:08

Bộ trưởng Đào Hồng Lan thăm và tặng quà bệnh nhi ung thư tại Bệnh viện Nhi Trung ương nhân dịp Tết Trung thu

Friday 2023-09-29 09:14

Thủ tướng động viên, chung vui Tết Trung thu với các bệnh nhi tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương

Friday 2023-09-29 02:32

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên làm việc với tỉnh Sóc Trăng về công tác phát triển y dược cổ truyền

Friday 2023-09-29 02:28

Kiểm tra phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Thursday 2023-09-28 08:56

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp xúc cử tri xã Nhân Thắng

Wednesday 2023-09-27 02:41

Lễ ký kết Quy chế phối hợp chia sẻ, trao đổi thông tin, dữ liệu số liên quan đến đăng ký thống kê hộ tịch giữa Bộ Tư pháp với Bộ Y tế, Tổng cục thống kê

Tuesday 2023-09-26 09:33

Xúc động lễ khai giảng của sinh viên Trường ĐH Y dược Hải Phòng

Tuesday 2023-09-26 08:53

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp xúc cử tri Gia Bình, Bắc Ninh

Tuesday 2023-09-26 07:52

Bộ trưởng Đào Hồng Lan tham dự nhiều sự kiện y tế quan trọng tại Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 78

Sunday 2023-09-24 07:46

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan dự Hội nghị cấp cao về chấm dứt AIDS của Liên hợp quốc

Thursday 2023-09-21 01:22

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hungary tại Việt Nam

Tuesday 2023-09-19 01:08

Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An kỷ niệm 105 năm hình thành và phát triển

Monday 2023-09-18 01:13

Bộ Y tế bổ nhiệm Phó Giám đốc Phụ trách chuyên môn BV Tai Mũi Họng Trung ương

Saturday 2023-09-16 14:59

Quan tâm chế độ chính sách cho cán bộ truyền thông - giáo dục sức khoẻ

Saturday 2023-09-16 14:21

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi thư thăm hỏi tới Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Hà Nội

Saturday 2023-09-16 01:40

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thăm, trao quà động viên bệnh nhân nặng trong vụ cháy chung cư mini

Saturday 2023-09-16 01:35

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, động viên nạn nhân của vụ cháy chung cư mini

Saturday 2023-09-16 01:31

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự lễ kỷ niệm 45 năm thành lập Khoa Hồi sức Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai

Friday 2023-09-15 11:39

Bộ Y tế bổ nhiệm Phó Chánh Thanh tra Bộ

Friday 2023-09-15 09:28

Asset Publisher Asset Publisher

Đại diện Bộ Y tế: Ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại TP.HCM khó lây ra cộng đồng

03/10/2022 | 11:29 AM

 | 

Trả lời báo chí cuối giờ chiều ngày 3/10 liên quan đến ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ghi nhận tại TP HCM, GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nói: Cho đến nay các đánh giá lây nhiễm đã khoanh vùng, xử lý người tiếp xúc thì đối với trường hợp này khó có khả năng lây lan trong cộng đồng.

Cuối giờ chiều ngày 3/10, GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) đã trả lời báo chí những thông tin liên quan đến ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên được phát hiện tại TP.HCM.

PV: Ca bệnh này phát hiện trong trường hợp nào và hiện tình trạng quản lý, chăm sóc bệnh nhân thế nào?

GS.TS Phan Trọng Lân: Đây là bệnh nhân nữ 35 tuổi, thường trú tại TP HCM khởi phát bệnh ngày 18/9/2022 khi đang du lịch tại Dubai (từ tháng 7/2022 đến 22/9/2022 về Việt Nam) với triệu chứng sốt kèm mệt mỏi, ớn lạnh, đau cơ, đau đầu và ho, xuất hiện các nốt đỏ, ngứa trên cánh tay, thân mình và mặt.

Đại diện Bộ Y tế: Ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại TP HCM khó lây ra cộng đồng - Ảnh 2.GS.TS Phan Trọng Lân- Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế: Ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại TP HCM khó lây ra cộng đồng. (Ảnh:Trần Minh)

Ngày 23/9, bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Từ Dũ và nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, được chuyển sang Bệnh viện Da liễu TP HCM. Tại đây, bác sĩ khám, nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ, bệnh nhân được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán.

Ngày 25/9/2022, bệnh nhân có kết quả ban đầu dương tính với bệnh đậu mùa khỉ và được chuyển sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM để tiếp tục cách ly, điều trị và lấy mẫu giải trình tự gen tại Đơn vị nghiên cứu lâm sàng của Trường đại học OXFORD hợp tác với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM.

Về nguồn lây, đây là trường hợp đã ở nước ngoài hơn 60 ngày, có triệu chứng ở nước ngoài, khi về Việt Nam đã mắc rồi. Đối với các trường hợp tiếp xúc (người trong gia đình, cán bộ y tế) được theo dõi, giám sát, đến nay những người này hơn 10 ngày không có biểu hiện mắc bệnh đậu mùa khỉ và sẽ được cách ly 21 ngày.

Bộ Y tế gửi văn bản yêu cầu TP.HCM huy động các nguồn lực rà soát, đánh giá. Cho đến nay các đánh giá lây nhiễm đã khoanh vùng, xử lý người tiếp xúc, đối với trường hợp này khó có khả năng lây lan trong cộng đồng.

PV: Chúng ta làm thế nào để giám sát, phát hiện sớm đối với ca bệnh đầu tiên?

GS.TS Phan Trọng Lân: Các bệnh viện bằng các kỹ thuật và những sinh phẩm làm được xét nghiệm để phát hiện ca bệnh.

Bên cạnh đó, chúng ta phối hợp với các tổ chức trên thế giới có được các nguồn sinh phẩm để xét nghiệm, nghiên cứu, kể cả giải trình tự gen đáp ứng được nhu cầu khi có những trường hợp cần xét nghiệm.

PV: Với những trường hợp này việc điều trị sẽ như thế nào?

GS.TS Phan Trọng Lân: Điều quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay là phát hiện được ca bệnh, khoanh vùng xử lý không để lây lan. Đó là yếu tố hết sức quan trọng đối với cộng đồng.

PV: Ông nhận định thế nào về những nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam sau ca bệnh này?

GS.TS Phan Trọng Lân: Đối với đậu mùa khỉ đã ghi nhận bên ngoài vùng lưu hành trên 106 nước. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng với tần xuất mắc cao, địa bàn rộng, giao lưu đi lại không hạn chế thì nguy cơ xâm nhập Việt Nam là hiện hữu.

Dù xâm nhập hay không thì chúng ta đã có sự chuẩn bị từ rất sớm. Cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt nơi thăm khám các bệnh lây qua đường tình dục nâng cao cảnh giác; mỗi người dân nếu phát hiện những trường hợp nghi ngờ thì đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh khai báo vừa để bảo vệ cho bản thân vừa để được điều trị đầy đủ và tránh lây nhiễm cho người khác.

PV: Hiện nay chúng ta xây dựng kịch bản phòng chống, điều trị đậu mùa khỉ thế nào, thưa ông?

GS.TS Phan Trọng Lân: Chúng ta đã xây dựng kịch bản với những trường hợp: Khi chưa có ca bệnh, khi có ca xâm nhập, khi có ca lây lan trong cộng đồng… Các kịch bản có thể linh hoạt nhằm đảm bảo khi có trường hợp ca bệnh thì đáp ứng kịp thời.

PV: Xin ông cho biết hiện năng lực xét nghiệm của chúng ta như thế nào?

GS.TS Phan Trọng Lân: Như chúng ta thấy, có trường hợp nghi ngờ chúng ta đã xét nghiệm được bằng PCR, kể cả giải trình tự gen.

Đại diện Bộ Y tế: Ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại TP HCM khó lây ra cộng đồng - Ảnh 3.

6 biện pháp phòng chống đậu mùa khỉ

PV: Vậy người dân hoàn toàn yên tâm, thưa ông?

GS.TS Phan Trọng Lân: Chúng ta thường xuyên tăng cường cập nhật, phối hợp với các tổ chức quốc tế để cập nhật về sinh phẩm, phương pháp chẩn đoán để phục vụ người dân.

PV: Tỷ lệ tử vong với bệnh này như thế nào?

GS.TS Phan Trọng Lân: Hiện nay có 2 chủng lưu hành, ở Trung Phi và Tây Phi. Đối với chủng ở Tây Phi nhẹ hơn, hiện nay hầu hết các trường hợp ghi nhận bên ngoài khu vực châu Phi (châu Âu, châu Mỹ và các nước khác).

Với chủng ở Tây Phi tỷ lệ tử vong thấp hơn. Tuy nhiên cần các đánh giá dịch tễ sâu hơn nữa nhất là đối với những trường hợp hiện nay hoặc trên các đối tượng không phải nguy cơ cao. Với chủng ở Tây Phi tỷ lệ chết/mắc ít hơn so với chủng ở Trung Phi.

PV: Trân trọng cảm ơn Ông!

Nguồn: Suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến