Việt Nam dẫn đầu trong cung cấp các dịch vụ điều trị HIV chất lượng

20/01/2021 | 01:00 AM

 | 

“Việt Nam đang tiếp tục là nước dẫn đầu toàn cầu trong việc cung cấp các dịch vụ điều trị HIV có chất lượng thông qua các mô hình cung cấp dịch vụ hiệu quả, lấy khách hàng làm trung tâm và hợp tác chặt chẽ với cộng đồng người nhiễm HIV hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV”.

 

 

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Thùy Chi

Ngày 19/01/2021, tại Hà Nội, Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) tổ chức Hội nghị Triển khai Luật phòng, chống HIV/AIDS sửa đổi, điều trị dụ phòng trước phơi nhiễm HIV giai đoạn 2021-2025 và Hướng dẫn quản lý, sử dụng thuốc ARV nguồn BHYT.

Việt Nam đạt tỷ lệ ức chế virus cao nhất trên thế giới

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Mark Troger, điều phối viên Chương trình Cứu trợ Khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng, chống HIV/AIDS (PEPFAR) Việt Nam cho biết, Việt Nam đang tiếp tục là nước dẫn đầu toàn cầu trong việc cung cấp các dịch vụ điều trị HIV có chất lượng thông qua các mô hình cung cấp dịch vụ hiệu quả, lấy khách hàng làm trung tâm và hợp tác chặt chẽ với cộng đồng người nhiễm HIV hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV.  Kết quả này được minh chứng bằng tỷ lệ rất cao là 95% người HIV dùng thuốc ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế. Đây là một trong những tỷ lệ ức chế virus cao nhất trên thế giới.

Ông Mark Troger cho biết, trong thời gian tới, để góp phần giúp Việt Nam đạt được mục tiêu 95-95-95, PEPFAR  tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tiếp cận các dịch vụ HIV thông qua SHI và tăng cường các tổ chức dựa vào cộng đồng trong việc cung cấp các dịch vụ HIV.

“PEPFAR chúc mừng ngành Y tế Việt Nam về những thành tích đã đạt được trong công cuộc ứng phó với HIV quốc gia và mong muốn tiếp tục hợp tác để tiến tới chấm dứt AIDS vào năm 2030”, ông Mark Troger nhấn mạnh.

Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2020 và một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2021, PGS. TS. Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, trong năm 2020, mặc dù là năm rất khó khăn do dịch COVID-19, nhưng các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vẫn được tổ chức triển khai rộng rãi và có hiệu quả cao, ngành Y tế đã đạt được các mục tiêu đề ra trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Đặc biệt, Quốc hội khoá XIV, Kỳ họp thứ 10 đã thông qua Luật phòng, chống HIV/AIDS trong một kỳ họp. Đây cũng là một trong 10 sự kiện nổi bật của ngành y tế năm 2020.

Ngoài Luật Phòng, chống HIV/AIDS sửa đổi, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 1246/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.

Đặc biệt, trong năm 2020, ngành Y tế đã mở rộng các mô hình hiệu quả, triển khai xét nghiệm, phát hiện mới 13.000 người nhiễm HIV; duy trì điều trị Methadone cho hơn 50.000 bệnh nhân; mở rộng điều trị PrEP cho trên 13.000 khách hàng; điều trị ARV cho trên 150.000 bệnh nhân HIV/AIDS với chất lượng điều trị thuộc nhóm đầu thế giới.

Công tác phòng, chống HIV/AIDS vẫn còn nhiều thách thức

Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long cho biết, mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên, công tác phòng, chống HIV/AIDS vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Dịch HIV/AIDS đang diễn biến phức tạp, đáng lưu ý trong năm 2020 đã phát hiện 13.000 trường hợp nhiễm mới, số người nhiễm HIV phát hiện hàng năm có xu hướng gia tăng ở một số địa phương, lây nhiễm HIV qua con đường tình dục chiếm đa số, đáng quan ngại là lây nhiễm trong nhóm thanh thiếu niên gia tăng. “Điển hình mới đây tại An Giang, phát hiện đến 50 trường hợp nhiễm mới HIV chỉ trong một đợt khám kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự”, ông Long cảnh báo.

Bên cạnh đó, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) gia tăng rất nhanh trong những năm gần đây; các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV diễn biến phức tạp, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến ma túy tổng hợp… Trong khi đó, các nguồn tài chính cho phòng chống HIV/AIDS tiếp tục bị cắt giảm…

Phát biểu kết luận, chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu, trong thời gian tới, khẩn trương xây dựng và trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt các văn bản quy hướng dẫn triển khai Luật phòng, chống HIV/AIDS sửa đổi trong tháng 6/2021, bao gồm 01 Nghị định của, 01 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đề nghị, lãnh đạo Sở Y tế, lãnh đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS các tỉnh/thành cần đặc biệt quan tâm triển khai các hướng dẫn chuyên môn của Cục Phòng, chống HIV/AIDS về tư vấn, xét nghiệm, dự phòng lây nhiễm, mở rộng chăm sóc, điều trị và giám sát dịch HIV/AIDS. Đồng thời, khẩn trương xây dựng và trình cấp thẩm quyền của địa phương phê duyệt Kế hoạch, đề án bảo đảm tài chính để chấm dứt dịch bệnh AIDS trong năm 2021 theo quy định tại Quyết định số 1246/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Thùy Chi

“Chúng ta đều biết, điều trị ARV là một trong những giải pháp quan trọng nhất trong phòng, chống HIV/AIDS. Hiện nay, thuốc ARV nguồn viện trợ đang cắt giảm nhanh, nên từ năm 2019 chúng ta phải chuyển điều trị ARV sang nguồn Quỹ BHYT. Tuy nhiên, việc cung ứng thuốc ARV nguồn BHYT năm 2020 gặp rất nhiều khó khăn. Để khắc phục tình trạng này, đề nghị Trung tâm mua sắm thuốc tập trung quốc gia phối hợp với Vụ Kế hoạch -Tài chính, Cục Quản lý Dược… đẩy nhanh tiến độ đàm phán giá thuốc TLE 400mg và thuốc TLD, bảo đảm có thuốc cho người bệnh HIV/AIDS theo kế hoạch đề ra”, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Về điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc kháng HIV (PrEP), theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, đây là một trong những biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV hiệu quả nhất thế giới hiện nay, giảm đến trên 90% nguy cơ bị nhiễm HIV, đặc biệt là cho những người có hành vi nguy cơ cao, như quan hệ tình dục trong giới MSM. Chỉ tiêu quốc gia năm 2021 là 38.000 khách hàng sử dụng dịch vụ PrEP. Do đó, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đề nghị tích cực triển khai thực hiện mục tiêu này để sớm kiểm soát tình hình dịch HIV trong cộng đồng MSM.

“Với tình hình dịch HIV/AIDS ở Việt Nam còn diễn biến phức tạp, tôi mong các nhà tài trợ tiếp tục quan tâm hỗ trợ Việt Nam về tài chính, kỹ thuật, tập trung vào các vấn đề ưu tiên mà Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã nêu ra để Việt Nam có thể tiến đến Mục tiêu Chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Đặc biệt, trước mắt đề nghị các nhà tài trợ PEPFAR, Quỹ Toàn cầu hỗ trợ Bộ Y tế các giải pháp trong cung ứng thuốc ARV, bảo đảm người bệnh HIV/AIDS được điều trị ARV liên tục, không bị gián đoạn”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.

Nguồn: tiengchuong.vn


Asset Publisher Asset Publisher

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan dự họp báo cáo công tác quản lý nhà nước đối với thuốc lá mới

Thursday 2024-03-28 13:40

Tổng thuật trực tiếp chiều 18/3: Phiên chất vấn và trả lời chất vẫn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngoại giao

Monday 2024-03-18 08:13

Vietnam Medi-Pharm 2024 diễn ra từ ngày 09 - 12/ 5 tại Hà Nội

Tuesday 2024-03-19 03:01

Hội nghị trực tuyến liên ngành về tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024

Wednesday 2024-03-27 09:07

Giới hạn tuổi nào cho bệnh nhân phẫu thuật điều trị ung thư đường tiêu hóa

Wednesday 2024-03-27 06:56

Danh sách tập thể, cá nhân đề nghị xét tặng hình thức khen thưởng huân chương và danh hiệu vinh dự nhà nước

Monday 2024-03-25 01:21

Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây nhiễm từ động vật sang người năm 2024

Wednesday 2024-03-27 00:40

Tổng thuật: Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với thanh niên

Tuesday 2024-03-26 03:07

[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3

Monday 2024-03-25 08:43

Phát hiện 08 ca sốt phát ban nghi mắc sởi tại huyện Đức Thọ

Sunday 2024-03-24 10:33

Cải thiện chất lượng cuộc sống, sức khỏe cho những cộng đồng dân tộc thiểu số

Sunday 2024-03-24 09:55

Thăm dò ý kiến