Tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về dược, an toàn thực phẩm
07/05/2025 | 16:25 PM



Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về dược, an toàn thực phẩm.
Sáng ngày 07/5/2025, tại trụ sở Bộ Y tế đã diễn ra hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về dược, an toàn thực phẩm. Tham dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, đại diện Lãnh đạo các Vụ, Cục, Văn phòng Bộ Y tế, cùng đại diện các Bộ, ngành liên quan. Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu khai mạc.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết tại hội nghị, các đại biểu cần tập trung thảo luận, tìm ra các giải pháp tập trung vào những khó khăn, bất cập của thể chế để các Bộ, ngành có liên quan tiếp thu, hoàn chỉnh. Bên cạnh đó là công tác tổ chức triển khai thực hiện, đặc biệt là việc triển khai thực hiện các Nghị định Thông tư, công tác thanh tra, kiểm tra trên địa bàn các địa phương, vấn đề tuyên truyền vận động đối với người dân. Từ đó, sẽ chỉ ra những nguyên nhân, tồn tại hạn chế và đưa ra những giải pháp căn cơ để quản lý và nâng cao chất lượng dược phẩm và thực phẩm chức năng để người dân yên tâm sử sụng.
TS. Tạ Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế báo cáo tại hội nghị
Báo cáo về công tác “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm hoạt động sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, đảm bảo sự an toàn và quyền lợi của người dân” đại diện Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết thuốc có vai trò quan trọng trong công tác phòng chữa bệnh. Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng, thuốc giả có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe người bệnh. Do vậy, công tác bảo đảm chất lượng thuốc, đấu tranh phòng, chống sản xuất, buôn bán thuốc giả luôn là một trong các hoạt động được sự quan tâm, giám sát chặt chẽ của Chính phủ, của Bộ Y tế và các cơ quan, đơn vị liên quan, cũng như của các doanh nghiệp dược chân chính.
Thời gian vừa qua, Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan chức năng đã tích cực triển khai nhiều hoạt động trong công tác đấu tranh phòng, chống thuốc giả, thuốc kém chất lượng và đã đạt được nhiều tiến bộ (tỷ lệ thuốc giả, thuốc kém chất lượng có xu hướng giảm thấp). Tuy nhiên, các hành vi vi phạm liên quan đến sản xuất, buôn bán thuốc giả vẫn chưa được xử lý triệt để; còn có những vụ việc xảy ra như vụ việc Công an tỉnh Thanh Hóa phát hiện vừa qua.
Đối với việc triển khai công tác quản lý chất lượng, đấu tranh phòng, chống thuốc giả hàng năm, Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg; đồng thời có các công văn gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố về việc thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg. Bộ Y tế đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành trong công tác phòng, chống thuốc giả. Bộ Y tế và Bộ Công an đã ký quy chế phối hợp số 03/QCPH-BCA-BYT ngày 18/11/2024, trong đó hai Bộ sẽ phối hợp trong cung cấp thông tin, tài liệu, tình hình phức tạp liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, phân phối lưu thông thuốc trong đó có thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Các vụ việc bắt giữ thuốc giả trong năm 2023, 2024 đều có sự tham gia của ngành Y tế (các vụ việc tại Thanh Hóa, Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội). Bộ Y tế đã tổ chức các cuộc họp với sự tham gia của Ban chỉ đạo 389 Quốc gia; các cơ quan như Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch nhằm tăng cường phối hợp, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống thuốc giả. Các trường hợp phát hiện các sản phẩm y tế được quảng cáo bất hợp pháp trên mạng internet, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch để có biện pháp xử lý; có các văn bản gửi Bộ Công thương về việc quản lý kinh doanh thuốc trên các sàn thương mại điện tử.
Hàng năm, Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Y dược cổ truyền, Thanh tra Bộ) đã xây dựng và triển khai các kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất. Trong năm 2024, hệ thống kiểm nghiệm nhà nước đã tiến hành lấy trên 43 nghìn mẫu thuốc trên thị trường để kiểm tra chất lượng (KTCL), việc lấy mẫu được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các sản phẩm dễ bị biến đổi chất lượng (500 hoạt chất tân dược và 300 vị dược liệu) và đã phát hiện 228 mẫu không đạt chất lượng.
Báo cáo cũng đưa ra những khó khăn cơ bản như việc cơ sở bán buôn, bán lẻ mua bán thuốc không có hóa đơn chứng từ, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ là nguyên nhân chính để thuốc giả có thể xâm nhập vào thị trường dược phẩm hợp pháp; tuy nhiên, quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ …còn chưa bảo đảm đủ tính nghiêm khắc, răn đe; chưa phù hợp với mức độ nguy hiểm/tác hại gây ra của hành vi vi phạm.
Mức xử phạt đối với hành vi kinh doanh hàng giả theo giá trị hàng hóa là quá thấp (trường hợp đối tượng không bị xử lý hình sự, chỉ áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính), do giá trị thuốc tại cơ sở bán lẻ nhỏ lẻ rất thấp (phần lớn dưới 1.000.000 đồng).
Việc sản xuất, buôn bán thuốc giả là một hoạt động phi pháp nhưng mang lại lợi nhuận cao. Việc sản xuất thường do các tổ chức, cá nhân không có chuyên môn, sản xuất chui, không cần nhà xưởng, thiết bị hiện đại...Các đối tượng dùng nhiều thủ đoạn tinh vi nhằm che dấu hành vi vi phạm, việc sản xuất được chia tại nhiều địa điểm, sử dụng mạng xã hội để mua/bán nhằm che dấu địa điểm.
Báo cáo cũng đưa ra những đề xuất tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền; công điện số 41/CĐ-TTg ngày 17/4/2025 và số 55/CĐ-TTg ngày 02/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Bộ Y tế phối hợp với Bộ Công thương tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc, trong đó chú trọng đến nguồn gốc xuất xứ thuốc. Trường hợp phát hiện cơ sở kinh doanh thuốc giả, cần phải phối hợp với lực lượng công an, quyết liệt điều tra, truy tìm tận gốc cơ sở sản xuất, cơ sở đầu mối kinh doanh; nâng cao kiến thức, vai trò của chính quyền cơ sở (UBND, công an cấp xã, phường…) trong công tác phòng, chống thuốc giả; có chế tài xử lý trách nhiệm nếu để xảy ra các vụ việc sản xuất thuốc giả trên địa bàn quản lý; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao kiến thức cho người dân về phòng, chống thuốc giả, hình thức tuyên truyền cần phong phú, đa dạng để người dân dễ tiếp cận (qua mạng xã hội như zalo, viber; qua phương tiện thông tin đại chúng; tin nhắn SMS…), có chế tài khuyến khích người dân thông báo cho cơ quan chức năng khi phát hiện việc sản xuất, kinh doanh thuốc giả.
Tăng cường công tác theo dõi, kiểm tra giám sát hoạt động quảng cáo, kinh doanh thuốc, sản phẩm bảo vệ sức khỏe qua mạng internet, mạng xã hội; kịp thời phát hiện các sai phạm, phối hợp với các cơ quan quản lý về thông tin, truyền thông tại địa phương xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật.
Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế Nguyễn Hùng Long báo cáo tại hội nghị
Đối với công tác quản lý thực phẩm Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết tình trạng thực phẩm giả đang diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Hoạt động mua bán, vận chuyển hàng cấm, buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, gian lận thương mại và hàng giả là thực phẩm qua các tuyến biên giới, cửa khẩu đất liền, đường mòn, lối mở biên giới vẫn diễn biến phức tạp. Các sản phẩm giả thường được sản xuất tinh vi, khó phân biệt với hàng thật, và chủ yếu được tiêu thụ qua các kênh bán lẻ, mạng xã hội và sàn thương mại điện tử.
Hằng năm, thông qua công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cũng đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc vi phạm về an toàn thực phẩm, trong đó một số vụ việc có dấu hiệu sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, đặc biệt là thực phẩm bảo vệ sức khỏe lưu hành ngoài thị trường khi chưa được công bố, giả nhãn hiệu, giả nguồn gốc, xuất xứ, giả về chất lượng… Cục An toàn thực phẩm đã chuyển cơ quan cảnh sát điều tra để xem xét, xử lý.
Báo cáo cũng nêu ra các nguyên nhân chính của việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả đó là lợi nhuận cao. Việc sản xuất và kinh doanh thực phẩm giả, đặc biệt là thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả mang lại lợi nhuận lớn, trong khi chi phí đầu tư thấp, khiến nhiều đối tượng bất chấp pháp luật để thực hiện hành vi này.
Hệ thống pháp luật và công tác quản lý, nhất là trong giai đoạn hiện nay đang tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong đăng ký kinh doanh; đăng ký bản công bố sản phẩm: Đa số các thực phẩm hiện nay được tự công bố, chỉ có 03 nhóm sản phẩm phải được đăng ký bản công bố sản phẩm với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
Công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực an toàn thực phẩm được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Lãnh đạo Bộ Y tế, Ban chỉ đạo 389 Bộ Y tế quan tâm chỉ đạo quyết liệt; đồng thời có sự vào cuộc tích cực của các cơ quan truyền thông ở Trung ương và địa phương. Cơ sở pháp lý để quản lý, xử lý thực phẩm giả đã có đầy đủ: Bộ luật Hình sự 2015 và các nghị định xử phạt về hàng giả với mức phạt hành chính và hình sự nghiêm khắc. Công tác trao đổi, chia sẻ thông tin, phối hợp tổ chức đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả giữa các Bộ, ngành, địa phương đã có hiệu quả; nhiều vụ việc vi phạm lớn đã được phối hợp phát hiện, xử lý theo quy định của pháp luật.
Một số quy định pháp luật chưa thực sự chặt chẽ, tạo kẽ hở cho các đối tượng lợi dụng, như việc tự công bố/ đăng ký bản công bố sản phẩm đơn giản, trao quyền cho doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm. Các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả hoạt động có tổ chức chặt chẽ, trên địa bàn rộng, liên tỉnh, xuyên quốc gia với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi; lợi dụng chính sách thông thoáng trong đăng ký doanh nghiệp; đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe để trốn tránh trách nhiệm khi có vi phạm... Khó khăn trong kiểm soát hoạt động thương mại điện tử: Việc mua bán thực phẩm qua mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử, đặc biệt là hàng “xách tay” ngày càng phát triển, khiến việc kiểm soát, giám sát chất lượng trở nên khó khăn. Lực lượng hậu kiểm và kinh phí thực hiện công tác này còn mỏng và thiếu, các vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng...bị phát hiện, xử lý còn chưa tương xứng với tình hình thực tế và yêu cầu nhiệm vụ.
Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối điểm cầu của 63 tỉnh, thành trên cả nước
Các đại biểu tham luận tại hội nghị.
Tại hội nghị các đại biểu cũng đã tham luận về những vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý dược phẩm và thực phẩm tại địa phương, vai trò, trách nhiệm phối hợp của các Bộ, ngành đối với công tác nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuốc và thực phẩm.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu kết luận.
Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và xử lý kịp thời các vụ việc liên quan đến thuốc giả và thực phẩm giả. Thông qua các cuộc thanh tra Bộ Y tế đã ra quyết định xử phạt trong lĩnh vực dược 43 cơ sở với tổng số tiền 2.5 tỷ đồng.
Thị trường thực phẩm chức năng tại Việt Nam đang phát triển mạnh, giá trị thị trường đạt khoảng trên 2 tỷ USD, được người dân quan tâm và lựa chọn sử dụng, hoạt động mua bán diễn ra với nhiều hình thức, nhiều doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, sản xuất. Tuy nhiên một số công ty vì lợi nhuận đã bỏ qua các quy định về các sản phẩm thực phẩm chức năng tạo ra sản phẩm không đảm bảo chất lượng. Công tác quản lý mới chỉ đảm bảo an toàn nhưng chưa đảm bảo chất lương. Cơ chế tự công bố đặt ra thách thức cho vấn đề hậu kiểm. Chưa có cơ chế để thu hồi công bố sản phẩm. Công tác kiểm tra, giám sát và hậu kiểm còn hạn chế, chưa chủ động tại các địa phương. Quảng cáo sai nội dung trên các nền tảng mạng xã hội. Ý thức của các chủ doanh nghiệp và người tiêu dùng trong việc sản xuất, mua bán và sử dụng các sản phẩm dược phẩm và thực phẩm chức năng còn nhiều bất cập, việc ung dụng CNTT trong quản lý còn hạn chế.
Để giải quyết các vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị cần thực hiện nghiêm Chỉ thị 17/2022 của Ban Bí thư và công điện số 41/CĐ-TTg ngày 17/4/2025 và số 55/CĐ-TTg ngày 02/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ.
Khẩn trương hoàn thiện và sửa Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm để đảm bảo quản lý chặt công tác quản lý an toàn thực phẩm, khắc phục những vướng mắc, bất cập trình Chính phủ trước 15/5/2025 để thống nhất quản lý chất lượng về thực phẩm chức năng;
Siết chặt quản lý về công tác đăng kí, tự công bố sản phẩm.Tăng cường hậu kiểm, tăng cường kiểm tra đột xuất phát hiện và xử lý kịp thời thiết lập tiêu chuẩn chất lượng bắt buộc đối với sản phẩm thực phẩm chức năng. Yêu cầu doanh nghiệp phải công bố chất lượng và phương pháp kiểm tra chất lượng với cơ quan chức năng. Tăng cường truyền thông về thực phẩm chức năng để người dân hiểu đúng, dùng đúng và làm đúng. Tuyên truyền đạo đức quảng cáo và vi phạm quảng cáo, xử lý vi phạm của đơn vị truyền thông quảng cáo, người tham gia quảng cáo. Tăng cường tham gia đánh giá độc lập và tôn trọng ý kiến phản ánh của người dân;
Nâng mức xử phạt hành chính theo Nghị định số 111/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
Đối với thuốc để nâng cao chất lượng quản lý cần tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền;
Triển khai công điện số 41/CĐ-TTg ngày 17/4/2025 và số 55/CĐ-TTg ngày 02/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ;
Các địa phương thực hiện ngay việc rà soát và thu hồi các sản phẩm thuốc giả đã được công bố. Đẩy mạnh hoạt động thanh kiềm tra trên địa bàn đặc biệt là các đơn vị bán buôn, đặc biệt lưu ý đến xuất sứ nguồn gốc thuốc. Phát hiện thuốc giả, quyết liệt xử lý nếu cần phải chuyển cơ quan điều tra, truy tìm tận gốc cơ sở kinh doanh và cơ sở sản xuất thuốc giả để xử lý. Đẩy mạnh truyền thông nâng cao kiến thức của người dân về thuốc giả, phòng, chống thuốc giả và đẩy mạnh dùng thuốc theo đơn. Khuyến khích người dân thông tin cho cơ quan chức năng về thuốc giả. Tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động quảng cáo, kinh doanh thuốc giả. Quy định chặt chẽ về kinh doanh thuốc điện tử và thuốc lưu động
Thứ trưởng đề nghị UBND các tỉnh phát động đợt cao điểm đấu tranh phòng, chống thuốc giả, thực phẩm chức năng giả đến hết tháng 5/2025, báo cáo Bộ Y tế tổng hợp trước ngày 10/6/2025;
Cục Quản lý Dược chủ trì phối hợp với Cục An toàn thực phẩm và các đơn vị liên quan nghiên cứu đề xuất có quy định chặt chẽ phân định đâu là thuốc, đâu là thực phẩm chức năng. Báo cáo đề xuất trước 30/5/2025;
Cục An toàn thực phẩm chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế trước 30/5/2025 về việc ban hành Chiến lược Quốc gia về an toàn thực phẩm. Tiếp tục triển khai thực hiện việc sửa Luật An toàn thực phẩm theo đúng quy định./.
Related news
- Bộ Y tế trao Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Trung tâm Điều dưỡng Phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì
- Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp xã giao Đại sứ Cuba tại Việt Nam
- Việt Nam – Đan Mạch khởi động giai đoạn 3 Chương trình Hợp tác Chiến lược ngành Y tế
- Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam
- Thúc đẩy chuẩn hóa đánh giá năng lực hành nghề y khoa tại Việt Nam
- Đại hội thành lập Hiệp hội Tư vấn Nâng cao Sức khỏe Việt Nam nhiệm kỳ 2025–2030
- Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận chúc mừng các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6
Asset Publisher
Bộ Y tế trao Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Trung tâm Điều dưỡng Phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì
Tuesday 2025-06-24 10:01Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trao Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Trung tâm Điều dưỡng Phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì Sáng ngày 24/6/2025, tại Trung tâm Điều dưỡng Phục hồi...
Lan tỏa phong trào hiến máu, hiến tạng: Hành trình cứu người từ những nghĩa cử lặng thầm
Tuesday 2025-06-24 09:26Từ chỗ chỉ có vài chục nghìn đơn vị máu mỗi năm, đến nay Việt Nam đã tiếp nhận hơn 1,7 triệu đơn vị, với tỷ lệ hiến tình nguyện đạt 98%. Phong trào hiến mô, tạng cũng đang được cộng đồng hưởng ứng...
Phẫu thuật thành công u tủy cổ C1: Hy vọng mới cho người bệnh có tiền sử trầm cảm kéo dài
Tuesday 2025-06-24 09:23Một ca bệnh u tủy cổ phức tạp đã được các bác sĩ Bệnh viện K xử lý thành công nhờ phẫu thuật vi phẫu hiện đại. Người bệnh là nữ, 46 tuổi, có tiền sử trầm cảm hơn 5 năm, từng đau đầu kéo dài, tê tay...
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam
Tuesday 2025-06-24 00:00Ngày 24/6/2025, tại trụ sở Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã tiếp và làm việc với bà Angela Pratt, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam và đoàn công tác thảo luận về...
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp xã giao Đại sứ Cuba tại Việt Nam
Tuesday 2025-06-24 09:11Ngày 24/6/2025, tại trụ sở Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã có buổi tiếp xã giao ngài Rogelio Polanco Fuentes, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Cuba tại Việt Nam. Cùng dự buổi...
Công nghệ hiện đại giúp bệnh nhân ung thư thêm cơ hội sống
Tuesday 2025-06-24 08:59Với hệ thống mới, cơ sở Tam Hiệp có khả năng triển khai đa dạng các kỹ thuật. Xạ trị đóng vai trò quan trọng trong điều trị ung thư, với khả năng tiêu diệt tế bào ung...
Nam sinh suy thận nặng sau kỳ thi vì lạm dụng thuốc giảm đau và nước tăng lực
Tuesday 2025-06-24 08:57Vừa kết thúc kỳ thi tốt nghiệp, nam sinh viên năm cuối tại Hà Nội phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng mệt lả, nôn nhiều và phù chân. Kết quả xét nghiệm cho thấy chức năng thận chỉ...
Tự ý uống thuốc phá thai ở tuần 26, sản phụ nguy kịch, phải cắt tử cung để giữ mạng sống
Tuesday 2025-06-24 08:54Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và cấp cứu một trường hợp sản phụ nguy kịch do tự ý phá thai bằng thuốc không rõ nguồn gốc. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh về tình trạng sử dụng thuốc...
Cứu sống bệnh nhân suy tuyến thượng thận nặng do lạm dụng thuốc trị gout
Tuesday 2025-06-24 08:53Một trường hợp suy tuyến thượng thận nặng do lạm dụng corticoid vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nội tiết Trung ương cứu sống thành công. Ca bệnh là lời cảnh tỉnh về hậu quả nghiêm trọng của việc tự ý...
Cứu sống cụ ông 73 tuổi bị loét bàn chân đái tháo đường kèm nhồi máu cơ tim
Tuesday 2025-06-24 08:53Nhập viện trong tình trạng loét nhiễm trùng bàn chân, cụ ông 73 tuổi có nhiều bệnh lý nền nguy hiểm như đái tháo đường, suy tim, từng đặt stent mạch vành đã được các bác sĩ Bệnh viện...
Kích hoạt “báo động đỏ”, cứu sống người đàn ông ngừng tuần hoàn do nhồi máu cơ tim
Tuesday 2025-06-24 08:49Người đàn ông lớn tuổi bất ngờ rơi vào tình trạng ngừng tuần hoàn do nhồi máu cơ tim cấp – một trong những tình huống nguy kịch nhất trong y học. Ê-kíp bác sĩ đã phải huy động hàng loạt kỹ...
Từ tháng 7, đăng ký khám chữa bệnh ban đầu không phụ thuộc vào hộ khẩu
Tuesday 2025-06-24 08:47Bắt đầu từ ngày 1/7/2025, người dân trên toàn quốc sẽ chính thức được tự do lựa chọn nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu mà không còn bị ràng buộc bởi địa chỉ hộ khẩu thường trú. ...
Cải thiện chiều cao người Việt
Tuesday 2025-06-24 08:43Cải thiện chiều cao người Việt Thực trạng này không chỉ đơn thuần là vấn đề hình thể mà còn là chỉ dấu quan trọng liên quan đến sức khỏe cộng đồng, chất lượng dân số và sự phát triển bền...
Hành trình chữa ung thư: Cần khởi đầu đúng chỗ
Tuesday 2025-06-24 08:39Dù y học hiện đại đã có nhiều tiến bộ vượt bậc trong điều trị ung thư, nhưng đến nay, vẫn không ít người bệnh tìm đến thầy lang để cắt thuốc nam, thuốc bắc vì thiếu thông tin hoặc chưa hiểu đúng về...
Thành phố Hồ Chí Minh tiến tới công bố hết dịch trên toàn địa bàn
Tuesday 2025-06-24 08:38Từ đầu năm 2025 số ca mắc sởi tại Thành phố giảm liên tục cho thấy xu hướng dịch đang được kiểm soát tốt. Đến nay, 100% phường, xã, thị trấn đã đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, trong đó có 228...
Ứng dụng bệnh án điện tử thay thế cho bệnh án giấy là bước đi đột phá quan trọng của Bệnh viện đa khoa Đông Anh
Tuesday 2025-06-24 08:36Triển khai thành công hồ sơ bệnh án điện tử tại Bệnh viện đa khoa Đông Anh không chỉ thay đổi phương thức quản lý bệnh án mà còn tối ưu hóa quy trình khám, chữa bệnh trên nền tảng hệ thống công...
Việt Nam – Đan Mạch khởi động giai đoạn 3 Chương trình Hợp tác Chiến lược ngành Y tế
Tuesday 2025-06-24 06:54Chiều 23/6/2025, tại trụ sở Bộ Y tế, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam đã có buổi tiếp và làm việc với Tiến sĩ Jonas Egebart, Giám đốc Cơ quan Y tế Đan Mạch. Cuộc gặp đánh...
Chạy đua từng phút với tử thần cứu sống bệnh nhân ngừng tim do điện giật
Tuesday 2025-06-24 04:39Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa vừa cứu sống nữ bệnh nhân bị điện giật, rơi vào tình trạng ngừng tim ngoại viện, không để lại bất kỳ di chứng thần kinh nào. Chị H.T.H. (trú tại...
Bộ Y tế đấu tranh quyết liệt, không có vùng cấm với buôn lậu, hàng giả lĩnh vực y tế
Tuesday 2025-06-24 04:37Bộ Y tế kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng, xử lý nghiêm minh, không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong công tác đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng...
Kịp thời giải quyết chính sách cho cán bộ khi sắp xếp bộ máy: Hướng dẫn mới từ Bộ Nội vụ
Tuesday 2025-06-24 04:33Ngày 23/6, Bộ Nội vụ ban hành Công văn số 4177 hướng dẫn việc thực hiện Nghị định số 178/2024/NĐ-CP và Nghị định số 67/2025/NĐ-CP của Chính phủ nhằm kịp thời giải quyết chính sách, chế độ đối với...