Hội thảo trực tuyến công bố "Báo cáo Khảo sát hành vi sức khỏe học sinh toàn cầu tại Việt Nam năm 2019"
26/04/2022 | 07:07 AM



Ngày 25/4/2022, Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo trực tuyến công bố "Báo cáo Khảo sát hành vi sức khỏe học sinh toàn cầu tại Việt Nam năm 2019". GS.TS.Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế dự và phát biểu tại hội thảo. Tham dự có TS Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam; đại diện các Vụ, Cục, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế.
GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại hội thảo
Phát biểu khai mạc hội thảo, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đang phải giải quyết gánh nặng bệnh tật kép, trong khi các bệnh truyền nhiễm như COVID-19 diễn biến phức tạp thì nước ta cũng phải đối mặt với sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm. Gánh nặng của các bệnh không lây nhiễm đang chiếm tới 74% tổng gánh nặng bệnh tật toàn quốc và các bệnh này là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.
Số liệu mới nhất cho thấy mỗi năm tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm tới 81% tổng số tử vong do mọi nguyên nhân, chủ yếu là các bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường và bệnh hô hấp mạn tính. Số liệu điều tra cũng cho thấy ước tính ở người trưởng thành tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp là 26%, tương đương khoảng 17 triệu người mắc; tỷ lệ mắc đái tháo đường là 7%, tương đương với khoảng 4,5 triệu người mắc bệnh.
Sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm có nguyên nhân là do sự gia tăng nhanh các yếu tố nguy cơ có thể phòng tránh được như hút thuốc, uống rượu bia, dinh dưỡng không hợp lý và thiếu vận động thể lực, kèm theo là các tình trạng thừa cân béo phì, tăng huyết áp, rối loạn đường máu và mỡ máu. Hầu hết những yếu tố này được hình thành từ giai đoạn rất sớm trong cuộc đời. Vì vậy việc bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho trẻ em và thanh thiếu niên thông qua thúc đẩy hình thành các hành vi có lợi cho sức khỏe và phòng chống các yếu tố nguy cơ là một chính sách ưu tiên của Việt Nam.
Để giải quyết hiệu quả các bệnh không lây nhiễm và để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống các bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015-2025; phê duyệt Chương trình sức khỏe Việt Nam và ban hành Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025.
Các chương trình và chiến lược nêu trên có các giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho trẻ em và vị thành niên, đồng thời là định hướng cho hoạt động trong giai đoạn tới nhằm tập trung kiểm soát các yếu tố nguy cơ, dự phòng mắc bệnh đồng thời phát hiện sớm để quản lý hiệu quả các bệnh không lây nhiễm và các vấn đề sức khỏe khác.
Nhằm góp phần cung cấp bằng chứng cho việc triển khai thực hiện và đánh giá các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia và của Chương trình Sức khỏe Việt Nam, trong năm 2019 Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới và các cơ quan chuyên môn tổ chức cuộc Khảo sát hành vi sức khỏe học sinh toàn cầu tại Việt Nam.
Báo cáo Khảo sát hành vi sức khỏe học sinh toàn cầu tại Việt Nam năm 2019 là cuộc khảo sát lần thứ hai, được thiết kế công phu, khoa học, áp dụng các quy trình chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới để nghiên cứu thực trạng và xu hướng của các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm và các hành vi sức khỏe phổ biến của học sinh lứa tuổi 13 đến 17 ở Việt Nam, đặc biệt là các yếu tố hành vi liên quan đến chế độ ăn uống, vệ sinh cá nhân, phòng chống dịch bệnh, sử dụng thuốc lá, rượu bia, hoạt động thể chất, tai nạn thương tích, sức khỏe tâm thần, và các vấn đề sức khỏe khác.
Các số liệu giúp cho việc theo dõi, báo cáo tiến độ thực hiện các mục tiêu tự nguyện toàn cầu mà Việt Nam đã thông qua và cam kết thực hiện, đồng thời cung cấp bằng chứng cho việc xây dựng các chính sách bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho trẻ em, học sinh.
TS.Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo
Tại hội thảo, TS.Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho hay, cuộc khảo sát triển khai tại 21 tỉnh với hơn 7.700 học sinh tham gia, cung cấp số liệu về yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh không lây nhiễm cũng như các bệnh khác. Số học sinh tham gia khảo sát đều từ lớp 8-12 (tương ứng trẻ 13-17 tuổi) của 81 trường. So sánh điều tra tại Việt Nam năm 2013 với 2019 cho thấy, có nhiều tiến bộ có ý nghĩa quan trọng trong một số lĩnh vực.
Trong đó, tỷ lệ học sinh hút thuốc lá, dùng ma tuý và học sinh bị bắt nạt giảm nhiều. Ngoài ra, học sinh đã tăng cường hoạt động thể chất. Trong đó, tỷ lệ vận động 60 phút/ngày, 5 ngày trong tuần đã tăng từ 20,5% lên 21,7%.
Tuy nhiên một số chỉ số tích cực bị giảm. Theo báo cáo, so sánh kết quả điều tra tại Việt Nam năm 2013 và 2019, học sinh ăn thức ăn nhanh tăng hơn; tỷ lệ học sinh thừa cân béo phì tăng lên. Học sinh sử dụng thuốc lá điện tử mức khá cao. Học sinh suy dinh dưỡng nhẹ cân giảm 50% nhưng học sinh thừa cân, béo phì là 5,8% (tăng lên 10,6% trong 2019). Đặc biệt, thông tin từ nhóm nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ quan hệ tình dục trong học sinh giảm nhẹ, nhưng tỷ lệ quan hệ tình dục trước 14 tuổi tăng gấp 2 lần, từ 1,45% (năm 2013), tăng lên 3,51% (năm 2019).
Trong số những học sinh đã từng quan hệ tình dục, 42,4% có sử dụng bao cao su và 44,0% sử dụng các phương pháp ngừa thai khác, thấp hơn so với tỷ lệ này vào năm 2013 (lần lượt là 52,6% và 64,2%). trong đó 63,0% có sử dụng bao cao su trong lần quan hệ tình dục gần đây nhất.
Việc quan hệ tình dục trước 14 tuổi và không sử dụng bao cao su góp phần gây ra tình trạng mang thai ở tuổi vị thành niên và mang thai ngoài ý muốn cũng như tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục cao.
Các nhà nghiên cứu cho biết, kết quả trên đặt ra câu hỏi về sự cần thiết trong việc cải thiện giáo dục giới tính ở các trường THCS và THPT ở Việt Nam.
Quang cảnh hội thảo
Tại hội thảo, đại diện WHO cũng khuyến cáo ngành Giáo dục và ngành Y tế cần xây dựng chương trình nâng cao sức khỏe cho học sinh, chú trọng về chất lượng bữa ăn trường học, điều kiện vận động thể chất cho học sinh; sức khỏe tâm thần, sức khỏe giới tính...
Related news
- Quyền Bộ trưởng Đào Hồng Lan thăm và làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai
- Quyền Bộ trưởng Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA
- Quyền Bộ trưởng Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam
- Quyền Bộ trưởng Đào Hồng Lan thăm và làm việc với Tổng Hội Y học Việt Nam
- Thứ trưởng Trần Văn Thuấn tiếp tổ chức Sáng kiến Tiếp cận y tế Clinton
- Thứ trưởng Bộ Y tế: cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn ý nghĩa và đúng với tinh thần "khỏe đẹp"
- Thảo luận để hoàn thiện hành lang pháp lý về hoạt động khám, chữa bệnh từ xa
Asset Publisher
Quyền Bộ trưởng Đào Hồng Lan thăm và làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai
Thursday 2022-08-18 11:58Ngày 18/8/2022, đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Đào Hồng Lan, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn có buổi thăm và làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai
Việt Nam ghi nhận biến thể phụ BA.2.74 của Omicron
Thursday 2022-08-18 07:17Chiều ngày 17/8, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết tại Việt Nam, biến thể phụ mới BA.2.74 của Omicron được ghi nhận. Như vậy, trong nước đã ghi nhận biến thể phụ lây lan nhanh như BA.4, BA.5,...
Hà Nội yêu cầu tăng cường chống dịch COVID-19, sốt xuất huyết, cúm A
Thursday 2022-08-18 07:15Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch và đáp ứng điều trị người bệnh mắc các bệnh truyền nhiễm như: COVID-19, cúm A, sốt xuất huyết…...
Thêm biến thể mới xâm nhập, nhiều tỉnh vẫn tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi rất chậm
Thursday 2022-08-18 07:14Tối ngày 17/8, Bộ Y tế đã thông tin cập nhật về tình hình tiêm vaccine COVID-19 nước ta. Theo đó, số mũi tiêm thực hiện trong ngày là 622.886 tại 52 tỉnh, thành (gần gấp đôi số mũi tiêm trong đó...
Sáng 18/8: Một tuần nước ta có gần 15.000 ca COVID-19 mới; Xác minh tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai tại 20 đơn vị y tế
Thursday 2022-08-18 07:11Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, trong tuần qua, cả nước ghi nhận trung bình hơn 2.000 ca mắc mới mỗi ngày. Nhiều biến thể lây lan nhanh của Omicron đã xâm nhập vào nước ta; Bộ Y tế xác minh tài...
Quyền Bộ trưởng Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam
Tuesday 2022-08-16 13:32Chiều ngày 16/8/2022, tại Bộ Y tế, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã tiếp Ngài Park Noh Wan, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam cùng các thành viên đoàn.
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 17/8 của Bộ Y tế
Wednesday 2022-08-17 13:37Tình hình dịch COVID-19 Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.373.276 ca nhiễm, đứng thứ 12/227quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ...
Quyền Bộ trưởng Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA
Wednesday 2022-08-17 09:21Chiều ngày 16/8/2022, tại trụ sở Bộ Y tế, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan và Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã có buổi tiếp Đại sứ Hàn Quốc, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam và Cơ quan hợp tác...
Tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 ở Khánh Hòa đang được đẩy mạnh.
Wednesday 2022-08-17 08:01Tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 tăng dần Theo Ban chỉ đạo phòng, chống COVID-19 Khánh Hòa, từ 17 giờ ngày 15/8 đến hết ngày 16/8, toàn tỉnh Khánh Hòa ghi nhận 6 ca mắc COVID-19 mới nhập...
Sáng 17/8: Ca COVID-19 tăng nhanh, cấp độ dịch mới nhất thế nào? 42 triệu người đã có hộ chiếu vaccine
Wednesday 2022-08-17 01:55Theo thống kê của Bộ Y tế, trong 7 ngày qua, cả nước có 14.490 ca mắc COVID-19 mới, trong đó ngày đỉnh điểm số ca mắc lên đến gần 3.000, cao nhất trong hơn 3 tháng qua ở nước ta. Hàng loạt biến thể...
Những biến thể phụ lây lan nhanh nào đã xuất hiện khiến ca COVID-19 ở nước ta gia tăng?
Wednesday 2022-08-17 01:30Đến nay, Việt Nam đã ghi nhận sự xuất hiện các biến thể phụ mới của biến thể Omicron như BA.4, BA.5, BA.2.75, BA.2.12.1 với khả năng lây nhanh. Trong tuần qua, cả nước ghi nhận trung bình 2.000 ca...
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế ngày 16/8
Wednesday 2022-08-16 17:11Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.370.462 ca nhiễm, đứng thứ 12/227quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng...
Quyền Bộ trưởng Đào Hồng Lan thăm và làm việc với Tổng Hội Y học Việt Nam
Saturday 2022-08-13 08:38Ngày 12/8/2022, đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Đào Hồng Lan, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế buổi làm việc với Tổng Hội Y học Việt Nam.
Diễn đàn cấp cao thường niên về một sức khỏe phòng, chống dịch bệnh từ động vật sang người
Tuesday 2022-08-16 10:46Sáng nay (16/8/2022), tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên môi trường đã đồng tổ chức Diễn đàn cấp cao thường niên về một sức khỏe...
GS.TS VƯƠNG ĐÌNH HUỆ - CHỦ TỊCH QUỐC HỘI: LUẬT SỬA ĐỔI LẦN NÀY PHẢI ĐẢM BẢO NGÀNH Y TẾ THỰC HIỆN TỐT CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA MÌNH
Friday 2022-08-12 05:14Chiều 12/8, tại Nhà Quốc hội, GS.TS Vương Đình Huệ - Chủ tịch Quốc hội dự Tọa đàm tham vấn ý kiến chuyên gia về dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) do Ủy ban Xã hội phối hợp với Viện...
Bộ Y tế thông tin về nguy cơ thiếu thuốc cầm máu và chống đông trong phẫu thuật tim, lồng ngực
Tuesday 2022-08-16 03:46Ngày 15/8/2022, Bộ Y tế đã có Công văn số 7779/ QLD-KD thông tin phản hồi về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung ứng thuốc chứa hoạt chất Protamin sulfat (thuốc cầm máu và chống đông trong phẫu thuật...
Khẩn: Hàng loạt biến thể mới xâm nhập, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường quản lý ca bệnh COVID-19
Tuesday 2022-08-16 03:13Việt Nam xuất hiện hàng loạt biến thể phụ lây nhanh của Omicron, Bộ Y tế vừa có văn bản khẩn yêu cầu tăng cường quản lý, báo cáo ca mắc COVID-19. Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế vừa có văn bản...
Sáng 16/8: Hơn 120 ca COVID-19 nặng đang điều trị; TP HCM có thiếu thuốc chống đông máu phục vụ mổ tim không?
Tuesday 2022-08-16 03:11Theo thống kê của Bộ Y tế thời gian gần đây số ca mắc mới tăng, ca nặng tăng; Bộ Y tế tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là theo dõi chặt sự xuất hiện của các biến thể mới của...
Sẽ tiêm miễn phí vaccine cúm, phòng ung thư cổ tử cung và phòng bệnh do phế cầu
Tuesday 2022-08-16 03:08Theo đề xuất lộ trình tăng số lượng vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021 - 2030 của Bộ Y tế, các vaccine phòng các bệnh tiêu chảy do virus Rota, bệnh do phế cầu, ung thư...