Hội thảo khoa học về tiêu thụ đồ uống có đường đối với sức khỏe, tác động của chính sách thuế và giá

24/03/2023 | 05:57 AM

 | 

Ngày 23/3/2023 tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo khoa học về tiêu thụ đồ uống có đường đối với sức khỏe, tác động của chính sách thuế và giá. Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên dự và phát biểu tại hội thảo.

 

Tham dự có bà Leslay Miller, Quyền Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam; đại diện một số Vụ, Cục, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế; lãnh đạo các Bộ/Ban/ngành cơ quan Trung ương…

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của các bệnh không lây nhiễm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tính mạng, chất lượng sống của người dân và nhiều hệ quả kinh tế - xã hội khác. Gánh nặng của các bệnh không lây nhiễm chiếm tới 70% tổng gánh nặng bệnh tật toàn quốc và các bệnh này là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Ước tính hằng năm, tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm tới 77% tổng số tử vong toàn quốc, trong đó chủ yếu là các bệnh về tim mạch, ung thư, tiểu đường….

Thứ trưởng cho biết thêm, những thập kỷ gần đây, gánh nặng thừa cân - béo phì trên toàn thế giới đã gia tăng nhanh chóng với xu hướng chuyển dịch từ các nước thu nhập cao sang các nước thu nhập thấp và trung bình. Tại Việt Nam, tỷ lệ thừa cân, béo phì đã tăng gấp 7 lần ở thanh thiếu niên 5-19 tuổi (từ 2,6% năm 2002 lên 19% năm 2020) và tăng gấp đôi ở người lớn (từ 10,9% năm 2002 lên 18,3% năm 2016).

Thừa cân, béo phì làm tăng các yếu tố nguy cơ của một số bệnh không lây nhiễm bao gồm ung thư, bệnh tim, trẻ hóa độ tuổi mắc nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, đột quỵ, đái tháo đường túype 2 và tử vong sớm liên quan.

"Căn nguyên gây nên bệnh béo phì và một số bệnh không lây nhiễm rất phức tạp, trong đó có nguyên nhân từ tình trạng gia tăng tiêu thụ đường tự do, đặc biệt là từ đồ uống có đường ở cả trẻ em và người lớn. Cùng với lượng đường được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm trái cây và sữa, việc bổ sung đường vào các sản phẩm thực phẩm sẽ làm tăng tổng hàm lượng năng lượng của sản phẩm" - Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh. Theo Thứ trưởng, mức tiêu thụ đồ uống có đường gia tăng nhanh là yếu tố quan trọng góp phần làm gia tăng tình trạng thừa cân béo phì ở Việt Nam. Thừa cân béo phì lại là nguyên nhân của nhiều bệnh không lây nhiễm. Thực trạng trên đã đặt ra yêu cầu bức thiết để giảm lượng tiêu thụ đồ uống có đường, từ đó góp phần giảm tỷ lệ bệnh tật, tử vong, đặc biệt là bảo vệ sức khỏe trẻ em.

Ths.Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế phát biểu tại hội thảo

Dự thảo sơ bộ báo cáo đánh giá tác động chính sách đề xuất sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt quy định đánh giá thuế đồ uống có đường, Ths.Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, hiện Bộ Y tế đề xuất một số giải pháp như:

Thứ nhất: Áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường, bên cạnh đó áp dụng với các giải pháp khác nhau như truyền thông, ghi nhãn đồ uống có đường;

Thứ hai: Áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường;

Thứ ba: Nhà nước không can thiệp đến vấn đề này, thị trường về đồ uống có đường và tiêu thụ đồ uống có đường của người dân vẫn như thực trạng hiện nay.

Bộ Y tế kiến nghị giải pháp thứ nhất là hiệu quả, có sức nặng nhất, kinh tế nhất và mang lại lợi ích sức khỏe cho người dân. Giải pháp thứ hai mạnh nhưng chưa phải giải pháp toàn diện. Bộ Y tế cũng khuyến nghị không lựa chọn giải pháp ba - giữ như hiện tại với mức tiêu thụ tăng …

"Nếu chỉ truyền thông thôi thì hiệu quả không cao. Thuế và giá là biện pháp mạnh cùng với kiểm soát quảng cáo, giảm tính sẵn có của sản phẩm" - Ths.Trần Thị Trang nhấn mạnh.

 

Quang cảnh hội thảo

Tại hội thảo các đại biểu các đại biểu được nghe và thảo luận một số nội dung: Tổng quan bệnh tật liên quan đến đồ uống có đường; Tình hình, xu hướng tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam; Kinh nghiệm quốc tế về chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong kiểm soát đồ uống đặc biệt trong kiểm soát đồ uống có đường; Giảm thiểu gánh nặng thừa cân béo phì tại Việt Nam: Ước tính tác động của chính sách thuế đồ uống có đường; Tổng quan ngành đồ uống có đường tại Việt Nam và kiến nghị chính sách thuế đối với đồ uống có đường; Dự thảo sơ bộ Báo cáo đánh giá tác động chính sách đề xuất sửa đổi Luật thuế tiêu thụ đặc biệt quy định đánh thuế đồ uống có đường./.

         


Asset Publisher Asset Publisher

Giảm số lượng, tăng nguồn lực khi sắp xếp các bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Friday 2024-04-19 09:12

Tăng cường các giải pháp nhằm chấm dứt bệnh Lao vào năm 2030

Friday 2024-04-19 09:08

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Cơ quan Bộ Y tế tham gia hiến máu tình nguyện

Friday 2024-04-19 08:34

Họp báo cung cấp về Triển lãm Quốc tế Chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31 VIETNAM MEDI-PHARM năm 2024

Friday 2024-04-19 04:32

Ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương kiện toàn, bổ sung nhân sự mới

Monday 2024-04-15 01:20

Thủ tướng tri ân gia đình người hiến tạng, khen tập thể y bác sĩ điều phối, ghép tạng cứu sống 7 người

Wednesday 2024-04-17 12:31

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Chủ tịch các thị trường mới nổi Toàn cầu của Tập đoàn Pfizer

Wednesday 2024-04-17 03:42

Đã có 40 doanh nghiệp và 239 sản phẩm thuốc nộp hồ sơ đăng ký tham dự Giải thưởng “Ngôi sao thuốc Việt” lần 2

Wednesday 2024-04-17 03:41

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam

Wednesday 2024-04-17 09:28

Hội thảo tham vấn ý kiến về hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Wednesday 2024-04-17 03:58

Thủ tướng tri ân gia đình người hiến tạng, khen tập thể y bác sĩ điều phối, ghép tạng cứu sống 7 người

Tuesday 2024-04-16 02:59

Đảm bảo người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý

Tuesday 2024-04-16 13:18

Tăng cường phối hợp, trao đổi để chủ động tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Tuesday 2024-04-16 01:53

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn họp giao ban với Cơ quan điều hành Quỹ Phòng, chống Tác hại của Thuốc lá

Tuesday 2024-04-16 01:28

Thăm dò ý kiến