Hội thảo khoa học quốc tế “Bệnh, tật liên quan với phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam - hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả dự phòng và điều trị”
20/12/2021 | 14:41 PM



Sáng 20/12/2021, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam (Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia 701) và Học viện Quân y phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Bệnh, tật liên quan với phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam - hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả dự phòng và điều trị” dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến. PGS.TS.Nguyễn Trường Sơn - Thứ trưởng Bộ Y tế dự và phát biểu tại hội thảo.
Tham dự hội thảo có PGS.TS.Phạm Lê Tuấn - Chủ tịch Hội Quân dân y Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, đại diện Bộ Quốc phòng, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam, các thành viên thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia 701, Học viện Quân y, các Bộ/Ban/ ngành/ các tổ chức trong nước, quốc tế và đơn vị liên quan.
Chủ tọa đoàn hội thảo
Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS.Nguyễn Trường Sơn - Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, những năm qua, Đảng, Nhà nước, cũng như cấp ủy, chính quyền các cấp đã có nhiều nỗ lực trong ban hành chính sách; chăm sóc, hỗ trợ giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam, nhưng với những di chứng nặng nề, khả năng bị nhiễm chất độc da cam truyền qua nhiều thế hệ hết đều bị dị dạng, dị tật bẩm sinh, sống thực vật...điều kiện chăm sóc, khám, chữa bệnh cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại các cơ sở điều trị và trong cộng đồng còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.
“Hậu quả của chất độc da cam/dioxin còn vô cùng nặng nề hơn 4 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm; trong đó có hơn 3 triệu người là nạn nhân, hàng triệu người mắc bệnh nan y, mang nhiều chứng bệnh hiểm nghèo do chất độc da cam/dioxin.... Cuộc sống của những nạn nhân chất độc da cam/dioxin vô cùng khó khăn, thiếu thốn do bị nhiều dị tật, nhiều trường hợp mất ý thức, không có cơ hội tham gia lao động, hòa nhập với cuộc sống” - Thứ trưởng nói.
PGS.TS.Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại hội thảo
Tại Việt Nam ngành Y tế đã phối hợp chặt chẽ với ngành Lao động, thương binh và xã hội, làm tốt chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước quan tâm giải quyết chế độ, chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam/dioxin; đồng thời tích cực hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương làm tốt công tác phòng ngừa, điều trị tại các tuyến từ Trung ương đến địa phương. Đặc biệt là vai trò tiên phong đi đầu của đội ngũ y, bác sĩ, thầy thuốc trong Quân đội đã nghiên cứu, chữa trị được nhiều bệnh, tật liên quan với phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin; góp phần cứu chữa, cải thiện sức khỏe cho nhiều bệnh nhân là nạn nhân chất độc da cam. Tuy nhiên bệnh, tật liên quan với phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin là những vấn đề lớn, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu để hiểu rõ hơn cơ chế gây bệnh của chất độc da cam/dioxin, từ đó có giải pháp chữa trị và phòng ngừa hiệu quả.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đề nghị các Bộ/Ban/ngành và các đơn vị liên quan làm tốt một số công việc cụ thể sau:
Thứ nhất, tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức của xã hội trong việc quan tâm khám, điều trị cho bệnh nhân là nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ thầy thuốc và cán bộ tại các cơ sở chữa bệnh và các trung tâm bảo trợ xã hội. Bệnh viện, các cơ sở điều trị phải được nâng cấp và củng cố các khoa phục hồi chức năng; nâng cao hiệu quả điều trị, chăm sóc đối với người bệnh nói chung và nạn nhân chất độc da cam/dioxin nói riêng.
Thứ hai song song với sự nỗ lực, cố gắng ở trong nước, cần mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu, phòng ngừa và chữa trị bệnh, tật liên quan với phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin. Làm thế nào để trong những năm tới thế hệ trẻ sinh ra không còn những dị tật bẩm sinh do hậu quả của chất độc da cam/dioxin.
Thứ ba quan tâm nghiên cứu đặc điểm bệnh, tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin và những yếu tố có thể tác động đến các bệnh, tật đó để có phương thức, hình thức tổ chức điều trị phù hợp. Công bố và có kết luận khoa học về những mô hình điều trị, dự phòng đã được nghiên cứu, thử nghiệm để ứng dụng vào thực tiễn điều trị, phòng ngừa các bệnh có liên quân với phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin. Khẩn trương khảo sát, điều tra và xây dựng hệ thống số hóa quản lý bệnh, tật của những người bị nhiễm và di nhiễm chất độc hóa học để phục vụ điều trị bệnh, tật cho các đối tượng nêu trên.
“Chúng ta còn phải làm rất nhiều việc để chăm lo sức khỏe cho nhân dân, nhất là trước hậu quả nặng nề của đại dịch COVID-19, xong đối với những nạn nhân chất độc da cam/dioxin, những người có công trong kháng chiến; những người dân bình thường sinh sống trong vùng bị nhiễm chất độc hóa học con, cháu của họ, rất xứng đáng được sự quan tâm về chính sách và quyền lợi được khám chữa bệnh, điều trị những căn bệnh do hậu quả của chiến tranh để lại” - Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh - Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh - Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam hy vọng thông qua hội thảo sẽ có nhiều phát hiện và đề xuất nhiều biện pháp mới; nhiều tiếng nói chung về khoa học trong nước và quốc tế trong phòng ngừa và điều trị cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin góp phần cứu chữa bệnh tật, cải thiện sức khỏe cho nạn nhân chất độc da cam. Cùng nhau hướng tới một tương lai không có chiến tranh, thế giới không sử dụng vũ khí hóa học, vũ khí hủy diệt giết người; để mọi người được sống trong hòa bình, hạnh phúc....
Quang cảnh hội thảo
Tại hội thảo, các đại biểu cùng nhau chia sẻ và thảo luận một một số nội dung như: Tổng quan kết quả và triển vọng của việc tẩy độc da cam/dioxin trong đất và trầm tích ở Việt Nam; Điều tra cơ bản tình hình sức khỏe của nạn nhân chất độc da cam ở một số tỉnh miền Nam; Nghiên cứu nồng độ dioxin trong máu và cấu trúc mô gan ở người phơi nhiễm với chất da cam/dioxin tại Đà Nẵng; Tập hợp các dữ liệu hướng tới hiểu rõ hơn về ô nhiễm dioxin ở Việt Nam; Các cựu chiến binh Mỹ liên quan đến phơi nhiễm với chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam; Báo cáo khoa học về chất độc da cam ở Lào năm 2021; Nghiên cứu ứng dụng và biện pháp sàng lọc, chẩn đoán trước sinh, tư vấn di truyền để phòng ngừa bất thường sinh sản tại Thanh Khê- Đà Nẵng và Biên Hòa; Can thiệp dinh dưỡng bằng chiết xuất được làm khô từ cá ngừ (Dried Bonito Broth) nhằm cải thiện hành vi hiếu động ở trẻ em có liên quan với việc phơi nhiễm trước sinh tại Việt Nam-Nghiên cứu bước đầu; Nghiên cứu trường hợp- thực hiện phân loại quốc tế về chức năng, khuyết tật và sức khỏe (ICF) để cung cấp phục hồi toàn diện cho người khuyết tật tại Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; Nghiên cứu điều kiện sống thực tế của nạn nhân chất độc da cam và gia đình của họ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa - giới tính, những vấn đề và kiến nghị liên quan dựa trên phỏng vấn..../.
Related news
- Tiểu ban Y tế và Kiểm tra Doping kiểm tra công tác đảm bảo an toàn y tế phục vụ SEA Games 31
- Thứ trưởng Trần Văn Thuấn tham dự Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN lần thứ 15 (AHMM15) và các Hội nghị liên quan tại Bali, Indonesia 13 – 16/5/2022
- Tăng cường khả năng tiếp cận với dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao và phù hợp với thông lệ quốc tế
- Bộ Y tế tiếp nhận 7,2 triệu liều vaccine do Australia tài trợ để cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi
- Bộ Y tế tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng về công tác bảo vệ bí mật nhà nước
- Bộ trưởng Bộ Y tế trao Kỷ niệm chương “ vì sức khỏe nhân dân” cho Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam
- Cần quan tâm hơn về hoạt động quản lý bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần tại tuyến y tế cơ sở
Asset Publisher
Sáng 16/5: Cả nước còn gần 1,3 triệu ca COVID-19 theo dõi, điều trị; 14 triệu người Việt đã có hộ chiếu vaccine
Monday 2022-05-16 01:23Bộ Y tế cho biết, đến nay cả nước còn 1,29 triệu người mắc COVID-19 theo dõi, điều trị. Trung bình số ca nhiễm mới ghi nhận trong 7 ngày qua là 2.493 ca/ngày. Đây cũng là mức trung bình thấp...
Hà Nội: Gần 169.000 trẻ từ 5-11 tuổi đã tiêm vaccine COVID-19, chỉ còn 140 F0 điều trị tại viện
Monday 2022-05-16 01:21Hà Nội ghi nhận 461 ca COVID-19 trong ngày 14/5, giảm 27 ca so với hôm qua. Gần 169.000 trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đã tiêm vaccine mũi 1. Bệnh nhân phân bố tại 161 xã, phường,...
Sau điều trị tại bệnh viện K, nhiều “Chuyến xe yêu thương” hỗ trợ người bệnh ung thư trở về nhà
Wednesday 2022-05-11 00:18Chuyến xe yêu thương đưa người bệnh trở về nhà đón tết là hành trình thân thuộc với nhiều người bệnh ung thư trong nhiều năm qua, những chuyến xe ấy gắn liền với sự hân hoan,...
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 15/5 của Bộ Y tế
Sunday 2022-05-15 13:46Thông tin các ca mắc COVID-19 mới: - Tính từ 16h ngày 14/5 đến 16h ngày 15/5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.594 ca nhiễm mới đều ghi nhận trong nước (giảm 301 ca so...
Bộ Y tế: Bãi bỏ công văn 2009 về thanh toán BHYT với máy đặt, máy mượn chỉ là thủ tục hành chính
Sunday 2022-05-15 13:40Liên quan đến việc Bộ Y tế vừa có văn bản bãi bỏ công văn 2009/BYT- KHCT về việc thanh toán các dịch vụ kỹ thuật sử dụng máy mượn, máy do các đơn vị trúng thầu vật tư, hóa chất đặt, chiều 15/5,...
Hà Nội: Gần 169.000 trẻ từ 5-11 tuổi đã tiêm vaccine COVID-19, chỉ còn 140 F0 điều trị tại viện
Sunday 2022-05-15 13:38Hà Nội ghi nhận 461 ca COVID-19 trong ngày 14/5, giảm 27 ca so với hôm qua. Gần 169.000 trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đã tiêm vaccine mũi 1. Bệnh nhân phân bố tại 161 xã, phường, thị trấn...
Tiểu ban Y tế và Kiểm tra Doping kiểm tra công tác đảm bảo an toàn y tế phục vụ SEA Games 31
Sunday 2022-05-15 13:37Hơn 1.000 cán bộ y tế được huy động để tham gia đảm bảo công tác y tế phục vụ SEA Games 31. Trong những ngày qua, Tiểu ban Y tế và Kiểm tra Doping đã tổ chức các Đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị...
Sáng 15/5: Chi tiết 340 ca COVID-19 nặng đang điều trị; Nâng cấp dòng phụ BA.4 và BA.5 thành 'biến thể đáng lo ngại'
Sunday 2022-05-15 13:36Theo Bộ Y tế đến nay cả nước còn 340 ca COVID-19 nặng; Bộ Y tê yêu cầu tiếp tục phát hiện sớm, điều trị sớm, hạn chế tối đa trường hợp chuyển biến nặng, tử vong; Trung tâm Ngăn ngừa và kiểm soát...
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế ngày 14/5
Saturday 2022-05-14 13:35Thông tin ca mắc COVID-19 mới Tính từ 16h ngày 13/5 đến 16h ngày 14/5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.895 ca nhiễm mới đều trong nước (giảm...
Sáng 14/5: Chỉ còn hơn 300 F0 nặng đang điều trị; Cấp độ dịch COVID-19 mới nhất của cả nước thế nào?
Saturday 2022-05-14 13:32Bộ Y tế cho biết, đến nay còn hơn 1,3 triệu người mắc COVID-19 ở nước ta đang điều trị, giám sát, trong đó có 333 F0 nặng. Sau nhiều tháng, số ca COVID-19 trung bình ghi nhận trong 07 ngày...
Bộ Y tế: Không bỏ thanh toán BHYT với máy đặt, máy mượn đang thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh
Sunday 2022-05-15 13:31Bộ Y tế khẳng định: Việc thanh toán BHYT đối với máy đặt, máy mượn hiện nay đang được thực hiện theo hướng dẫn tại công văn 6807/BYT-BH ngày 09/11/2018 của Bộ Y tế và không liên quan đến việc...
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn tham dự Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN lần thứ 15 (AHMM15) và các Hội nghị liên quan tại Bali, Indonesia 13 – 16/5/2022
Sunday 2022-05-15 05:32Thực hiện kế hoạch công tác đối ngoại của Bộ Y tế năm 2022, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn – Trưởng đoàn công tác cùng các Vụ, Cục liên quan đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN...
Tăng cường giám sát các trường hợp viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở trẻ em
Friday 2022-05-13 09:37Ngày 13/5/2022, Bộ Y tế đã gửi Công văn số 2480/BYT-DP đến các viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực về việc giám sát các trường hợp viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân...