Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi): Các nội dung lấy người bệnh làm trung tâm
21/04/2022 | 14:10 PM



Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 10, sáng 21/04, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Dự thảo Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) gồm 10 chương và 102 điều, thêm 1 chương (chương IX) so với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009.
Toàn cảnh phiên họp
Báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, kể từ khi Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 ra đời đã tạo hành lang pháp lý vô cùng quan trọng cho công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh; góp phần chuẩn hóa chất lượng của hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; tăng cường khả năng tiếp cận với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của người dân, bảo đảm người dân được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở đủ điều kiện; từng bước nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, tạo hành lang pháp lý để y học Việt Nam đã tiếp cận được với các kỹ thuật mới, phương pháp mới, kỹ thuật y khoa tiên tiến… Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả, thành tựu đạt được, sau hơn 11 năm triển khai thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 đã nảy sinh một số vướng mắc, bất cập, những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn chưa có cơ chế pháp lý để giải quyết. Do đó, để thể chế hóa quan điểm của Đảng, khắc phục những tồn tại, hạn chế của Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 và giải quyết các vấn đề về thực tiễn phát sinh chưa có cơ sở pháp lý thì việc xây dựng dự án Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) là hết sức cần thiết.
Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, việc sửa đổi Luật khám bệnh, chữa bệnh nhằm cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, khắc phục những hạn chế, bất cập, giải quyết những vấn đề mới phát sinh để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho người dân theo định hướng công bằng, chất lượng, hiệu quả, phát triển và hội nhập quốc tế; tăng cường hiệu lực, hiệu quả, trật tự, kỷ cương, kỷ luật của quản lý nhà nước về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Dự thảo Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) gồm 10 chương và 102 điều, thêm 1 chương (chương IX) so với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009; quy định về khám bệnh, chữa bệnh bao gồm: quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh; sai sót chuyên môn kỹ thuật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trong khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh và khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
Nội dung dự án Luật được xây dựng theo hướng “lấy người bệnh làm trung tâm” thông qua việc quy định đồng thời các giải pháp về: Nâng cao kỹ năng hành nghề, tăng cường quản lý hoạt động của người hành nghề; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ của người dân với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; tăng cường phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh; đổi mới một số quy định liên quan điều kiện bảo đảm thực hiện.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long
Quan điểm xây dựng Luật trên cơ sở tiếp tục thể chế hóa kịp thời, đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trên cơ sở tăng cường khả năng tiếp cận với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh chất lượng cao và phù hợp với thông lệ quốc tế; ttiếp tục thực hiện chính sách xã hội hóa và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ y tế với sự tham gia tích cực của các hội nghề nghiệp, người hành nghề và người bệnh; bảo đảm sự công bằng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và tư nhân; đổi mới cơ chế để bảo đảm quyền của người bệnh gắn với trách nhiệm của người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cũng như quyền của người hành nghề, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gắn với trách nhiệm của người bệnh và thân nhân người bệnh; tập trung đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ, có tính khả thi, phù hợp với chuẩn mực của pháp luật quốc tế về khám bệnh, chữa bệnh và bảo đảm yếu tố về bình đẳng giới.
Thẩm tra về các nội dung của dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Thường trực Ủy ban Xã hội nhất trí về sự cần thiết của việc ban hành Luật với các lý do được nêu tại Tờ trình của Chính phủ; đồng thời cơ bản tán thành với các chính sách được nêu tại Điều 4 của dự thảo Luật. Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Xã hội thấy rằng, các chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh được nêu tại Điều 4 của dự thảo Luật chưa thể hiện toàn diện các chính sách đã được nêu tại Nghị quyết 20-NQ/TW, do đó, đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu để thể chế hóa Nghị quyết số 20-NQ/TW, đặc biệt là các nội dung về y tế cơ sở, chăm sóc sức khỏe ban đầu, xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả đào tạo và đãi ngộ cán bộ y tế. Ngoài ra, một số chính sách nêu tại Điều 4 chưa được cụ thể hóa tại các điều, khoản của dự thảo Luật để có cơ chế thực hiện, do đó đề nghị Cơ quan soạn thảo cần tiếp tục cụ thể hóa những nội dung này tại dự thảo Luật, đồng thời, rà soát nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với các chính sách của Nhà nước có liên quan.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh
Qua nghiên cứu, Thường trực Ủy ban Xã hội thấy rằng nội dung dự án Luật có một số thay đổi về chính sách so với Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật song Tờ trình của Chính phủ chưa thực hiện theo đúng quy định, chưa nêu được các nội dung mới được bổ sung, tiếp thu, chỉnh lý hoặc điều chỉnh so với Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật và so với Luật Khám bệnh, chữa bệnh hiện hành. Thường trực Ủy ban Xã hội đề nghị Chính phủ, làm rõ các nội dung nêu trên, đặc biệt là những chính sách lớn của dự án Luật đã thay đổi so với khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị xây dựng dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 8 (tháng 02/2022) và Luật Khám bệnh, chữa bệnh hiện hành. Đồng thời, đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục tiến hành đánh giá, tổng kết đối với các nội dung sửa đổi hoặc bãi bỏ so với Luật Khám bệnh, chữa bệnh hiện hành. Đồng thời đánh giá sâu hơn một số nội dung như: sản phẩm dinh dưỡng điều trị, quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh; khám bệnh, chữa bệnh lưu động; khám bệnh, chữa bệnh tại nhà; khám bệnh, chữa bệnh ngoại viện; Quỹ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh; Hội đồng Y khoa quốc gia.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Thường trực Ủy ban Xã hội nhận thấy, nhiều chính sách liên quan đến phát sinh thủ tục hành chính và có tác động về nhiều mặt với nhiều bên liên quan, do đó, đề nghị Cơ quan soạn thảo cần đánh giá kỹ hơn tác động của các chính sách này đến môi trường đầu tư, kinh doanh cũng như việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và yêu cầu hội nhập quốc tế. Ngoài ra, một số chính sách nhạy cảm liên quan đến yếu tố nước ngoài cần được tiếp tục lấy ý kiến của các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp là đối tượng chịu sự tác động của chính sách. Đồng thời, cần bổ sung đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 đến tính khả thi của các chính sách được đề xuất.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, dự thảo Luật có nhiều nội dung thay đổi, bổ sung và dự kiến sẽ phát sinh nhiều vấn đề về thủ tục hành chính, đặc biệt trong bối cảnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách tổ chức, bộ máy trong ngành y tế còn chậm, một số thiết chế mới như Hội đồng Y khoa quốc gia, khám bệnh, chữa bệnh từ xa, áp dụng kỹ thuật mới… với nhiều quy định tác động trực tiếp đến người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người bệnh, đề nghị Cơ quan soạn thảo rà soát, đánh giá đầy đủ về thủ tục hành chính đối với từng đối tượng chịu sự tác động và rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để đảm bảo yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính, cải cách thể chế và tạo điều kiện thuận lợi cho người hành nghề, cơ sở hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, người đi khám bệnh, chữa bệnh và các cá nhân trong quá trình tham gia khám bệnh, chữa bệnh.
Các đại biểu tại phiên họp
Qua thảo luận, các đại biểu cơ bản tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật; cho rằng Hồ sơ dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) cơ bản đáp ứng yêu cầu theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; phần lớn nội dung Hồ sơ dự án Luật đã được hoàn thiện, bổ sung theo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 8 (tháng 02/2022).
Tán thành với sự cần thiết cũng như phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, dự thảo Luật trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần này đã có sự thay đổi rất tích cực; tiếp thu đầy đủ ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng như nhiều ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhân; cập nhật, bổ sung nhiều vấn đề mới phát sinh trong lĩnh vực khám, chữa bệnh đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Xét về mặt tổng thể, sau khi được tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh hoàn toàn đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 3.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu
Để đảm bảo chất lượng của dự thảo luật, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, ban soạn thảo và Ủy ban thẩm tra tiếp tục rà soát, nghiên cứu để thể chế cụ thể, sâu sắc hơn nữa Nghị quyết số 20/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới vào trong dự thảo Luật. Đặc biệt, các nội dung của dự thảo Luật cần được xây dựng theo đúng phương châm “lấy người bệnh làm trung tâm”.
Để bảo đảm tối đa quyền lợi của nhân dân khi tham gia khám, chữa bệnh, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu, dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) lần này sau khi hoàn thiện cần phải đảm bảo khắc phục được tình trạng quá lạm dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật cao nhằm đẩy giá dịch vụ lên quá cao so với khả năng chi trả của đại đa số quần chúng nhân dân như một số quốc gia trên thế giới; tình trạng người bệnh dồn lên tuyến trên khám, chữa bệnh quá nhiều; bảo đảm công khai, minh bạch tự chủ tài chính trong lĩnh vực y tế, tránh các tiêu cực trong lĩnh vực y tế; bảo vệ thầy thuốc trước nguy cơ vi phạm y đức, thương mại hóa trong lĩnh vực y tế; bảo đảm rõ ràng minh bạch đối với các bên tham gia hoạt động khám, chữa bệnh...
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách Nguyễn Phú Cường
Cũng quan tâm đến quyền lợi của người dân khi tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách Nguyễn Phú Cường đề cập đến nội dung liên quan đến quy định người bệnh trước khi phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa phải được người đại diện của người bệnh đồng ý bằng văn bản. Trong khi tại Điều 32 dự thảo Luật quy định người hành nghề khám, chữa bệnh được quyết định và chịu trách nhiệm về chẩn đoán, phương pháp điều trị bệnh trong phạm vi hoạt động chuyên môn cho phép.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách Nguyễn Phú Cường, thực tế thời gian qua, nhiều trường hợp tiểu phẫu nhẹ bệnh nhân cũng phải ký cam kết với nội dung nếu có vấn đề gì tới sức khỏe, tính mạng thì bệnh nhân chịu hoàn toàn trách nhiệm. Đa số các trường hợp người bệnh và gia đình buộc phải ký cam kết này để được thực hiện phẫu thuật. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách Nguyễn Phú Cường cho rằng, dự thảo Luật cần nghiên cứu, bổ sung quy định nhằm tăng trách nhiệm của người hành nghề khám, chữa bệnh để bảo vệ sức khỏe cũng như quyền lợi của người bệnh.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương
Góp ý tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng các chính sách quy định trong dự thảo Luật Khám, bệnh chữa bệnh (sửa đổi) lần này là những nhóm chính sách rất lớn và phức tạp, là lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của nhân dân và cộng đồng, đồng thời cũng là lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực. Do vậy, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị cơ soạn thảo tiếp tục rà soát các quy định được sửa đổi; Tờ trình của Chính phủ cũng phải nêu được rõ những vấn đề mới được bổ sung, điều chỉnh so với Luật hiện hành; làm rõ các giải pháp khắc phục các bất cập, hạn chế; Báo cáo đánh giá tổng kết thi hành Luật cần phải nêu cụ thể hơn, đặc biệt về những vướng mắc trong tổ chức thực hiện, những nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến những bất cập trong thực tế hoạt động khám, chữa bệnh thời gian qua và có các số liệu để chứng minh….
Ngoài ra để tiếp tục hoàn chỉnh dự thảo Luật, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo Chính phủ tiếp tục hoàn thiện Tờ trình trình Quốc hội, bổ sung ý kiến của Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan trực tiếp đến các nội dung của dự án Luật mới được cập nhật; tiếp tục hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động đặc biệt đối với các chính sách mới theo đúng quy định, báo cáo lồng ghép vấn đề bình đẳng giới; tăng cường việc lấy ý kiến các đối tượng trực tiếp chịu tác động và các cơ quan, tổ chức có liên quan. Đồng thời, rà soát, chỉnh lý về văn phong, kỹ thuật soạn thảo văn bản để đảm bảo ngôn ngữ, giải thích từ ngữ; tính logic, thống nhất giữa các quy định và rà soát kỹ lưỡng việc dẫn điều, khoản.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao sự nỗ lực của Chính phủ cũng như Bộ Y tế đã chủ động phối hợp với các bộ ngành có liên quan để chuẩn bị hồ sơ dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); cho rằng dự thảo Luật trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần này đã có nhiều tiến bộ tích cực; tiếp thu các ý kiến Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 8 (tháng 02/2022) và cơ quan thẩm tra để hoàn thiện dự án Luật; cập nhật nhiều vấn đề mới phát sinh; hồ sơ dự thảo Luật đầy đủ theo quy định, đủ điều kiện trình ra Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý tại phiên họp, ý kiến của cơ quan thẩm tra, các cơ quan của Quốc hội, các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đặc biệt là ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đặt ra các vấn đề cần rà soát làm rõ để đảm bảo chất lượng dự án Luật trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3 vào tháng 5 tới.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn giao Ủy ban Xã hội tiếp tục tiến hành thẩm tra; Thường trực Ủy ban Xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, thiết thực, hiệu quả đối với các nội dung của dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)/.
Một số hình ảnh tại phiên họp:
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao quá trình chuẩn bị dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng- An Ninh Lê Tấn Tới ủng hộ quy định về bảo đảm an ninh trật tự cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và an toàn cho nhân viên y tế
Thứ trưởng Bộ Tài Chính Vũ Thị Mai cho biết Bộ Tài Chính sẽ phối hợp với Bộ Y tế rà soát các quy định liên quan đến lĩnh vục của Bộ Tài Chính trong dự thảo Luật này
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý tại phiên họp, ý kiến của cơ quan thẩm tra, các cơ quan của Quốc hội, các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đặc biệt là ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ
Nguồn: Quochoi.vn
Related news
- Thủ tướng động viên, chung vui Tết Trung thu với các bệnh nhi tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
- Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên làm việc với tỉnh Sóc Trăng về công tác phát triển y dược cổ truyền
- Kiểm tra phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
- Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp xúc cử tri xã Nhân Thắng
- Lễ ký kết Quy chế phối hợp chia sẻ, trao đổi thông tin, dữ liệu số liên quan đến đăng ký thống kê hộ tịch giữa Bộ Tư pháp với Bộ Y tế, Tổng cục thống kê
- Xúc động lễ khai giảng của sinh viên Trường ĐH Y dược Hải Phòng
- Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp xúc cử tri Gia Bình, Bắc Ninh
Asset Publisher
Ca mắc sốt rét tăng đột biến ở Khánh Hòa có bất thường?
Wednesday 2023-08-16 09:07Các nhân viên y tế ở Khánh Hòa đã tiếp cận địa điểm có nguy cơ cao với bệnh sốt rét để hướng dẫn người dân cách phòng bệnh, đồng thời hỗ trợ đưa người đã mắc sốt rét đi điều trị kịp thời.
Thông báo thay đổi tài khoản thu phí thẩm định cấp giấy phép lưu hành, nhập khẩu, xuất khẩu, công bố trang thiết bị y tế
Friday 2023-09-29 08:47Ngày 27/9/2023, Cục Cơ sở hạ tầng và Thiết bị y tế ban hành văn bản 442/TT-HTTB, Thông báo thay đổi tài khoản thu phí thẩm định cấp giấy phép lưu hành, nhập khẩu, xuất khẩu, công bố...
‘Chúng ta phải dự phòng tổng thể trên các bệnh truyền nhiễm và trên các đường lây trước sự xuất hiện của nhiều dịch bệnh mới’
Friday 2023-09-29 08:57Đó là chia sẻ của GS.TS Phan Trọng Lân - Cục Trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế với báo chí bên lề hội thảo 'Các định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống sốt xuất huyết...
Phòng bệnh truyền nhiễm cho học sinh trước năm học mới như thế nào?
Wednesday 2023-08-16 08:47Theo các chuyên gia, ở độ tuổi học đường, các em học sinh có nguy cơ mắc nhiều bệnh truyền nhiễm, đem mầm bệnh từ trường về gia đình nhiều nhất và ngược lại.
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa nghệ An tổ chức khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu cơ bản
Monday 2023-08-14 08:30Nhằm trang bị kiến thức về đấu thầu, phòng tránh các sai sót trong mua sắm, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa nghệ An tổ chức khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu cơ bản cho 150 cán bộ chủ chốt bệnh viện...
Biến thể phụ EG.5 Omicron khiến ca COVID-19 tăng, Bộ Y tế và chuyên gia khuyến cáo gì?
Monday 2023-08-14 08:25Tổ chức Y tế thế giới đánh giá biến thể phụ EG.5 Omicron của virus SARS-CoV thuộc nhóm biến thể đáng quan tâm, hiện đang lây lan ở nhiều quốc gia, trước diễn biến này, Bộ Y tế đã có văn bản về việc...
Ca mắc sốt rét tăng ở một số địa phương, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống
Sunday 2023-08-13 08:13Tại một số tỉnh, thành như Lai Châu ghi nhận 64 trường hợp mắc sốt rét tăng 16,4%, Khánh Hòa ghi nhận 81 trường hợp mắc sốt rét tăng 100% so với cùng kỳ năm 2022.
Kịp thời hỗ trợ trạm y tế ở Mù Cang Chải thiệt hại nặng nề do mưa lũ
Sunday 2023-08-13 08:07Nhận được thông tin Trạm Y tế xã Hồ Bốn - huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) bị ảnh hưởng nặng nề do mưa lũ, GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ Trưởng, Trưởng Ban chỉ đạo Công tác thanh niên ngành y tế đã chia...
Thứ trưởng Bộ Y tế: Thuốc lá là nguyên nhân chiếm đến 90% gây ra ung thư phổi
Sunday 2023-08-13 08:02Theo GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế thuốc lá là nguyên nhân chính chiếm tới trên 90% gây ra ung thư phổi, trên 30% gây ra các loại ung thư khác. Mỗi năm nước ta ghi nhận hơn 182.000 ca...
Bệnh tim mạch xin đừng chủ quan, hậu quả sẽ rất nguy hiểm
Saturday 2023-08-12 07:55Ông Bùi Đức Thuận, 54 tuổi, trú tại Tam Nông, Phú Thọ tiền sử hẹp van hai lá khít, hở van hai lá nhiều, suy tim, rung nhĩ, có chỉ định phẫu thuật thay van tim nhưng chưa phẫu thuật. Gần đây khó...
TPHCM khám sức khoẻ miễn phí, phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm ở người cao tuổi
Saturday 2023-08-12 07:51Nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, TPHCM đã chính thức triển khai thí điểm chương trình khám sức khỏe, phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm ở người...
Công tác xã hội trong bệnh viện: Làm đủ mọi việc
Saturday 2023-08-12 07:47Bệnh viện là một xã hội thu nhỏ. Do đó, nhu cầu về công tác xã hội tại bệnh viện rất lớn. Việc hỗ trợ các khoa, phòng sắp xếp, điều phối bệnh nhân của Phòng Công tác xã hội chính là kinh tế y tế,...
Ngày khai giảng đến gần, lo ngại dịch bệnh tay chân miệng
Saturday 2023-08-12 07:41Chuyên gia cảnh báo dich bệnh tay chân miệng đang có dấu hiệu 'khựng lại', tuy nhiên, phụ huynh tuyệt đối không chủ quan khi thời gian tới trẻ quay lại trường học, nguy cơ tái bùng phát...
Công văn về việc tăng cường các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường mùa bão lũ
Friday 2023-09-29 04:09Ảnh minh họa Thực hiện Công điện số 1265/CĐ-BYT ngày 28/9/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc triển khai công tác y tế ứng phó với mưa lũ, để chủ động và tăng cường các biện...
Hiệu quả của việc phân tầng điều trị sốt xuất huyết ở TPHCM
Friday 2023-08-11 04:18Tính tới thời điểm hiện tại, số ca mắc mới của sốt xuất huyết tại TPHCM đều thấp hơn so với cùng kỳ năm trước và chưa ghi nhận trường hợp tử vong do sốt xuất huyết.
Truyền thông đi trước mở đường cho công tác vận động hiến tặng mô, tạng
Friday 2023-08-11 04:12Nhằm mục đích cứu người, chữa bệnh và phục vụ y học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp phối hợp với Hội vận động hiến tặng mô, tạng Việt Nam phát động phong trào đăng ký hiến tặng mô tạng.
Khoa Giải phẫu bệnh BV Phổi Trung ương đạt chứng chỉ ISO15189:2012
Thursday 2023-08-10 03:35Khoa Giải phẫu bệnh – Bệnh viện Phổi Trung ương đã trở thành phòng xét nghiệm giải phẫu tiếp theo đạt chứng chỉ ISO 15189:2012 tại Việt Nam.
Lọc máu liên tục cứu bé 2 tuổi mắc sốt xuất huyết nặng
Thursday 2023-08-10 03:30Bệnh nhi 2 tuổi bị sốc sốt xuất huyết ngày 4, tổn thương đa cơ quan, suy hô hấp, tổn thương gan nặng thoát chết sau 3 tuần điều trị và lọc máu liên tục tại BV Nhi đồng Thành phố (TPHCM).
Trẻ 10 tháng tuổi suy hô hấp nặng do biến chứng tay chân miệng
Wednesday 2023-08-09 03:26Khoa Hồi sức tích cực nhi, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) vừa điều trị thành công cho bệnh nhi bị suy hô hấp nặng do biến chứng của bệnh tay chân miệng.
Đã có trên 54.200 ca sốt xuất huyết, những việc tuyệt đối không nên làm khi trẻ bị bệnh này
Wednesday 2023-08-09 03:21Bệnh sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, tính từ đầu năm 2023 đến nay đã tiếp nhận...