Thông tin y tế 08 – 09/02/2020

09/02/2020 | 10:31 AM

 | 

1. Hai người nước ngoài nhiễm nCoV ở TP.HCM tiến triển tốt

Một người Trung Quốc và một người Mỹ gốc Việt đang điều trị bệnh nCoV ở TP.HCM hiện có tình trạng sức khỏe tiến triển tốt.

Đầu giờ chiều 9/2, BS. Nguyễn Tri Thức - Giám đốc BV Chợ Rẫy cho hay: Ông Li Zing, bệnh nhân người Trung Quốc 66 tuổi, đang được BV điều trị nCoV, có tiến triển tốt. Ông mới được lấy mẫu xét nghiệm và đang chờ kết quả từ Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh.

Vợ ông, bà Hu Xiao Lan có kết quả âm tính với nCoV hiện đang sống cùng con trai (đã xuất viện sau khi được điều trị khỏi) tại BV Chợ Rẫy.

BS. Nguyễn Tri Thức cho biết, 28 người tiếp xúc với cha con ông Li Zing đều đã trải qua 14 ngày cách ly và hiện đều trong tình trạng khoẻ mạnh. Riêng nữ điều dưỡng, người đã tiếp xúc với cha con ông Li Zing một phút rưỡi, phát hiện ra họ từ Vũ Hán đã kịp thời kích hoạt hệ thống điều trị dịch nCoV, cũng trải qua 14 ngày cách ly. Cô đã quay trở lại làm việc trong tình trạng khoẻ mạnh.

Bệnh nhân người Mỹ gốc Việt T.H.K. (73 tuổi), đang được điều trị tại Bệnh viện bệnh Nhiệt đới TP HCM cũng có tiến triển tốt. Bệnh nhân đã tự thở hai hôm nay.

Chiều 9/2, tại BV bệnh Nhiệt đới TPHCM, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã có cuộc nói chuyện qua điện thoại với ông và tin rằng sức khoẻ của bệnh nhân này sẽ sớm ổn định.

Tất cả các bác sĩ, điều dưỡng trực tiếp điều trị cho bệnh nhân T.H.K đều khoẻ mạnh, không có các triệu chứng bệnh hô hấp. (09/2/2020, 309 từ)

2. 9 người mắc nCoV, Vĩnh Phúc tiếp tục ra khuyến cáo sử dụng khẩu trang đúng cách

Chiều 9/2, Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục ra khuyến cáo người dân sử dụng khẩu trang đúng cách nhằm phòng, chống dịch bệnh nCoV.

Đây là lần thứ 2 Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc có khuyến cáo tới người dân trên địa bàn tỉnh. Trước đó, Sở này cũng đã ra khuyến cáo người dân các biện pháp phòng bệnh nCoV.

Hướng dẫn sử dụng khẩu trang phòng, chống dịch bệnh, cụ thể như sau:

 Người khỏe mạnh, không có các triệu chứng bệnh về đường hô hấp chỉ cần đeo khẩu trang vải khi đến các khu vực tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng; Khẩu trang vải có thể giặt sạch, phơi khô và tái sử dụng.

Zalo

 

Đối với khẩu trang y tế, chỉ sử dụng trong các trường hợp sau:

- Khi tiếp xúc, chăm sóc người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm vi rút Corona.

- Khi chăm sóc hoặc có tiếp xúc gần với người có triệu chứng mắc bệnh đường hô hấp như ho, khó thở, chảy nước mũi,…

- Khi được chỉ định tự theo dõi, cách ly tại nhà hoặc khi đi thăm hỏi, khám, điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Zalo

Khi sử dụng khẩu trang phải đảm bảo khẩu trang che kín miệng và mũi, tránh chạm vào mặt trước khẩu trang khi sử dụng; nếu sử dụng các loại khẩu trang dùng 1 lần, sau khi sử dụng cần loại bỏ ngay lập tức và rửa sạch tay ngay sau khi sử dụng.

Zalo

(09/2/2020, 281 từ)

3. Bộ Y tế giải đáp thắc mắc về nCoV bằng hình ảnh

Trước tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus nCoV diễn biến phức tạp, Bộ Y tế phối hợp cùng Tổ chức Y tế Thế giới Việt Nam xây dựng các infographic về những thắc mắc, hỏi đáp liên quan đến phòng lây nhiễm nCoV.

https://media.suckhoedoisong.vn/Images/nguyenkhanh/2020/02/09/1.jpghttps://media.suckhoedoisong.vn/Images/nguyenkhanh/2020/02/09/2.jpg

https://media.suckhoedoisong.vn/Images/nguyenkhanh/2020/02/09/3.jpghttps://media.suckhoedoisong.vn/Images/nguyenkhanh/2020/02/09/4.jpg

https://media.suckhoedoisong.vn/Images/nguyenkhanh/2020/02/09/5.jpghttps://media.suckhoedoisong.vn/Images/nguyenkhanh/2020/02/09/6.jpg
 

https://media.suckhoedoisong.vn/Images/nguyenkhanh/2020/02/09/7.jpghttps://media.suckhoedoisong.vn/Images/nguyenkhanh/2020/02/09/8.jpg

https://media.suckhoedoisong.vn/Images/nguyenkhanh/2020/02/09/9.jpghttps://media.suckhoedoisong.vn/Images/nguyenkhanh/2020/02/09/10.jpg

https://media.suckhoedoisong.vn/Images/nguyenkhanh/2020/02/09/11.jpghttps://media.suckhoedoisong.vn/Images/nguyenkhanh/2020/02/09/12.jpg

https://media.suckhoedoisong.vn/Images/nguyenkhanh/2020/02/09/13.jpghttps://media.suckhoedoisong.vn/Images/nguyenkhanh/2020/02/09/14.jpg

(09/2/2020, 61 từ)

4. Ca thứ 14 dương tính với nCoV là hàng xóm của bệnh nhân từ Vũ Hán về

Ngày 09.02.2020 Bộ Y tế thông tin thêm về 01 trường hợp viêm đường hô hấp cấp có kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV

          Bệnh nhân N. T. Y; nữ, 55 tuổi, Nghề nghiệp: lao động tự do, bệnh nhân ở huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Bệnh nhân Y là hàng xóm của ca bệnh N. T. D là ca bệnh đã được xác định dương tính với nCoV (đã được báo cáo trước đây).

Ngày 28/01/2020 bệnh nhân đến nhà ca bệnh N. T. D đến chơi chúc tết, có ngồi tại nhà bệnh nhân D khoảng 1 tiếng đồng hồ rồi về. Bệnh nhân Y nằm trong danh sách người tiếp xúc gần đang được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc giám sát chặt chẽ.

Qua theo dõi, giám sát người tiếp xúc gần, ngày 04/02/2020 bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt, đau đầu, chảy mũi. Bệnh nhân được đưa vào cách ly, khám và điều trị tại Phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc đã lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm. Hiện tại, bệnh nhân N. T. Y đang được cách ly tại Phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc và trong tình trạng ổn định.

Kết quả xét nghiệm: Mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân N. T. N dương tính với vi rút nCoV.

Như vậy tính đến thời điểm này, Việt Nam đã có 14 người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona, riêng tỉnh Vĩnh Phúc có 9 trường hợp.

Tại các địa bàn phát hiện các ca bệnh, chính quyền địa phương và tiến hành theo dõi, giám sát chặt chẽ những người có tiếp xúc gần với những bệnh nhân này. Một số người nghi mắc bệnh tiến hành cách ly, lấy mẫu xét nghiệm.

Tính đến 11 giờ ngày 09/02/2020, tổng số mẫu xét nghiệm là 759 người, trong đó 14 ca dương tính, và 745 ca âm tính. (09/2/2020, 381 từ)

5. Đa số kết quả xét nghiệm nCoV là âm tính

Theo Viện vệ sinh dịch tễ trung ương, đến nay viện đã tiến hành xét nghiệm hàng trăm mẫu với chủng nCoV, đa phần đều cho kết quả âm tính.

Thông tin từ Viện vệ sinh dịch tễ trung ương, tính đến nay viện đã xét nghiệm 469 trường hợp, có 9 mẫu dương tính, 389 người âm tính, hiện còn 71 trường hợp đang chờ kết quả.

Còn theo báo cáo chính thống của các cơ quan chức năng phòng, chống dịch nCoV tỉnh Khánh Hòa, từ 09/1 đến hết ngày 6/2, tổng số trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nghi nhiễm nCoV được theo dõi, cách ly là 70 trường hợp. Trong đó, có 01 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính nCoV (đã chữa khỏi và cho xuất viện) và 54 trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính, 15 trường hợp đang cách ly, chờ kết quả xét nghiệm.

Hiện có 165 trường hợp mới có tiếp xúc gần với 02 trường hợp người Trung Quốc có thời gian lưu trú tại thành phố Nha Trang từ ngày 23/01/2020 đến ngày 28/01/2020 (do loại trừ một số trường hợp không có yếu tố nguy cơ và 100 dukhách Trung Quốc cùng tour du lịch, hiện đã về nước ngày 26/1/2020) được giám sát chặt chẽ. Diễn biến lâm sàng của các trường hợp này đều tốt.

Đối với trường hợp lễ tân N.T.T.H (là ca duy nhất dến nay bị nhiễm nCoV ở Khánh Hòa, thường trú Vạn Lương, Vạn Ninh) sau khi được xuất viện ngày 4/2,  đã hoàn toàn trở lại bình thường. Theo chia sẻ của H, ít ngày tới chị lại có thể trở lại lao động. Từ ca điều trị thành công của H, ngành y tế Khánh Hòa nhiều phương án khoa học, hiệu quả.

Đa số kết quả xét nghiệm nCoV là âm tính
Chúc mừng lễ tân H (chính giữa) được chữa khỏi nCoV ở Khánh Hòa

Chia sẻ về những kinh nghiệm đã túc trực, điều trị cho bệnh nhân H, bác sĩ Nguyễn Đông. GĐ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Khánh Hòa cho biết: Từ khi xuất hiện dịch bệnh viện đã lên phương án sẵn sàng. Từng nhân viên y tế làm việc với tinh thần và quết tâm cao nhất để dịch không diễn biến phức tạp thêm. Ngay ngày đầu tiếp nhận cách ly lễ tân H (ngày 27/01), công tác phối hợp giữa các khoa, phòng và lãnh đạo bệnh viện, ngành y tế thực hiện rất tốt. Có bất cứ diễn biến hay phát sinh nào dù là nhỏ nhất đều được đưa ra hội chẩn, đưa ra phác đồ điều trị kịp thời ngay, tránh để bệnh nặng thêm.

Trực tiếp theo dõi sát các diễn biến dịch bệnh, đặc biệt là đối với H, bác sĩ Huỳnh Văn Dõng, GĐ Trung tâm kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa  khẳng định: Việc H hoàn toàn khỏi bệnh nói thêm một điều nữa là công tác cách ly đóng vai trò rất quan trọng. Nó mang lại hiệu quả nhiều mặt. Khi H bị cách ly, 24/24 chúng tôi đều cập nhật thông tin của bệnh nhân. Phác đồ điều trị giữa kháng sinh và truyền dịch được áp dụng tốt. Các bác sĩ chống dịch giỏi nhất được huy động, phác đồ đưa ra là tốt nhất. Mặc khác, những người làm công tác cách ly và điều trị cho H phối hợp tốt với Viện Paster Nha Trang, có một diễn biến nhỏ, dù tốt hay xấu cũng đều thông báo khẩn ngay. Cùng với phác đồ điều trị kết hợp giữa kháng sinh, truyền dịch, lấy mẫu xét nghiệm…thì quy định của ngành y tế về cách ly được thực hiện nghiêm ngặt đã giúp điều trị nhanh thành công hơn.

28 tỉnh, thành phố phía Bắc: Đa số các mẫu bệnh phẩm xét nghiệm nCoV cho kết quả âm tính

Tính đến ngày 8/2/2020, số liệu từ Viện Vệ sinh dịch tễ TW cho thấy, đa số các mẫu bệnh phẩm gửi đến Viện cho kết quả âm tính.

Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ được phân công xét nghiệm virus nCoV cho 28 tỉnh thành phía Bắc. Cho đến nay, đã phát hiện được 9 ca dương tính trên tổng số 469 mẫu bệnh phẩm, trong đó 389 ca được khẳng định là âm tính, 71 ca đang chờ kết quả.

Đa số kết quả xét nghiệm nCoV là âm tính

Các chuyên gia, kỹ thuật viên trực ngày đêm để tiếp nhận mẫu bệnh phẩm và làm xét nghiệm cho kết quả sớm nhất

Điều đáng nói là hầu hết các ca dương tính với virus nCoV ở khu vực phía Bắc đều tập chung tại một địa phương, một nhóm người. Đó là nhóm công nhân của công ty TNHH Nihon Plast được cử đi tập huấn ở Vũ Hán (Trung Quốc), trở về Việt Nam ngày 17/1. 6 công nhân trong đó được xác định là nhiễm nCoV và 2 người khác là mẹ ruột và em ruột của bệnh nhân dương tính với nCoV đều ở Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Một trường hợp nhiễm nCoV khác cũng là công nhân của công ty TNHH Nihon Plast, cùng về sân bay Nội Bài ngày 17/1, sau đó trở về quê nhà ở Thanh Hóa thì phát bệnh.

Xác định tâm điểm của dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV- 2019 ở Việt Nam chính là Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, hàng loạt biện pháp như cách ly và điều trị các bệnh nhân tại cơ sở y tế, cách ly và giám sát sức khỏe tại nhà với các đối tượng có tiếp xúc với người nhiễm, những người về từ vùng dịch Vũ Hán dù sức khỏe bình thường... cũng như lên các phương án trong trường hợp số người nhiễm lan rộng.Tại huyện Bình Xuyên, 3 khu vực có người mắc nCoV là xã Sơn Lôi, thị trấn Gia Khánh và xã Thiện Kế. Tới ngày 7/2, xã Sơn Lôi đang cách ly tại cộng đồng 18 người ở các gia đình có người dương tính với nCoV. Thị trấn Gia Khánh cách ly 15 gia đình, với tổng số 39 người tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm nCoV. Trung tâm y tế đã thực hiện công tác phun khử khuẩn các gia đình có bệnh nhân dương tính, các ca nghi ngờ cần giám sát và các khu vực đông người. Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã cử Đội cơ động xuống hỗ trợ Trung tâm y tế Bình Xuyên.

Chiều 6/2, đội cơ động chống dịch nCoV của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế và Bệnh viện Bạch Mai đã làm việc và hỗ trợ chuyên môn công tác phòng chống, chăm sóc, phòng ngừa kiểm soát nhiễm khuẩn dịch nCoV tại Trung tâm y tế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Đa số kết quả xét nghiệm nCoV là âm tính

Vĩnh Phúc thực hiện cách ly người bệnh nCoV

Đoàn công tác của Bộ Y tế chiều 6/2 đã xem xét, khảo sát khu khám bệnh, khu cách ly điều trị và đề xuất trong buồng bệnh nên mở thông thoáng, giảm nồng độ virus, các dung dịch sát khuẩn, thùng rác thải phải đảm bảo phòng ngừa lây nhiễm; Khu điều trị phải có các quy định rõ ràng về lau bề mặt, người chăm sóc nên cố định, theo dõi sát bệnh nhân; trang phục phòng hộ phải đảm bảo cơ số, đảm bảo an toàn cho nhân viên.

Trước đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định trong bối cảnh hiện nay, cách ly là một trong những biện pháp hữu hiệu ngăn chặn dịch lây lan ra cộng đồng.Khi chống dịch SARS thành công năm 2003, Việt Nam cũng đã thực hiện biện pháp cách ly, Thứ trưởng Bộ Y tế kỳ vọng với việc cách ly sớm hơn, cách ly tại cả gia đình thì dịch virus corona sẽ được kiểm soát tốt hơn.

(08/2/2020, 1344 từ)

6. Vĩnh Phúc ban hành khuyến cáo người dân cách phòng dịch bệnh nCoV

Trước tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng vi rút Corona mới (nCoV) đang diễn ra trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc- tỉnh có số người mắc nCoV nhiều nhất cả nước hiện nay, Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành khuyến cáo tới người dân trong tỉnh để phòng bệnh.

Theo khuyến cáo của Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đang có dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona, Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc khuyến cáo toàn bộ người dân:

1. Thường xuyên rửa tay với xà phòng, lau chùi vật dụng bằng chất tẩy rửa thông thường; đeo khẩu trang đến nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông.

2. Khi thời tiết lạnh, người dân tránh đóng kín nhà cửa; nên bố trí nhà ở mở cửa thông thoáng đồng thời mặc ấm, có máy sưởi, dụng cụ làm ấm để hạn chế sự nhân lên của nCoV và lây lan của dịch bệnh.

3. Các nhà máy, công xưởng trong Khu công nghiệp (nơi tập trung đông người) nên để thông thoáng khí, có máy sưởi cho công nhân khi thời tiết lạnh để hạn chế sự nhân lên của nCoV và lây lan của dịch bệnh.

Mọi thông tin, xin vui lòng liên hệ số điện thoại đường dây nóng của Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc: 0965 071 010.

Tính đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có 8 người được xác định dương tính với nCoV trong tổng số 13 người mắc bệnh tại Việt Nam . 6 trường hợp đều là những công nhân của Công ty TNHH Nihon Plast, Nhật Bản được cử sang Trung Quốc tập huấn tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, khi trở về Việt Nam thì phát bệnh. Hai người còn lại 1 người là mẹ ruột  và 1 người là em ruột của bệnh nhân dương tính với nCoV trước đó. (8/2/2020, 356 từ)

7. Cách ly tại nhà cho người tiếp xúc với các trường hợp nghi nhiễm nCoV

Đối tượng cách ly là những người sức khỏe bình thường, không có triệu chứng nghi nhiễm nCoV (sốt, ho, khó thở) tiếp xúc với các trường hợp nghi nhiễm nCoV.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã đưa ra Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú để phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) nhằm để ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh này.

Đối tượng cách ly ngừa nCoV tại nhà:

Những người sức khoẻ bình thường, không có các triệu chứng nghi nhiễm nCoV (ho, sốt, khó thở) và có một trong những yếu tố sau đây:

a) Sống trong cùng nhà, nơi lưu trú với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh;

b) Cùng làm việc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh;

c) Cùng nhóm du lịch, đoàn công tác, nhóm vui chơi với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh;

d) Có tiếp xúc gần trong vòng 2 mét với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong trong thời gian mắc bệnh ở bất kỳ tình huống nào;

đ) Ngồi cùng hàng hoặc trước sau hai hàng ghế trên cùng một chuyến xe/toa tàu/máy bay với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ;

e) Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam từ Trung Quốc hoặc từng đi qua Trung Quốc (trừ tỉnh Hồ Bắc) trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

Thời gian cách ly tối đa 14 ngày. Số ngày cách ly cụ thể được tính từ ngày tiếp xúc lần cuối với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc từ ngày nhập cảnh vào Việt Nam.

Khi người nghi ngờ mắc bệnh được chẩn đoán loại trừ không mắc bệnh thì những người được cách ly có liên quan sẽ kết thúc việc cách ly. (08/2/2020, 369 từ)

8. Thủ tướng thị sát phòng chống dịch nCoV tại Thừa Thiên-Huế

Chiều 7/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đi thị sát công tác bảo đảm vệ sinh, phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) cho người dân và khách du lịch tại tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Thừa Thiên Huế chưa phát hiện trường hợp nào dương tính với nCoV.

Đón hơn 4,8 triệu du khách trong năm 2019, địa phương nổi tiếng với Festival Huế diễn ra 2 năm 1 lần. Do chưa phát hiện trường hợp nào dương tính với nCoV, nên trên các chuyến bay đến Huế chiều 7/2 vẫn có đông khách du lịch. Còn tại Quần thể di tích Cố đô Huế, nơi đón hơn 3,5 triệu lượt khách năm 2019, cũng có khá nhiều du khách các nước đến tham quan.

Thừa Thiên-Huế đang tập trung cao độ phòng chống dịch nCoV với tinh thần không gây ra tâm lý nặng nề, hoang mang cho người dân và du khách. Tỉnh đã cho dừng hẳn các lễ hội chưa tổ chức, đồng thời mở cửa bình thường các di tích, danh lam thắng cảnh để đón khách du lịch, cùng với bảo đảm tốt công tác vệ sinh, phòng dịch.


https://media.suckhoedoisong.vn/Images/bichvan/2020/02/08/Thu_tuong_thi_sat_trong_chong_dich_nCoV_tai_Thua_Thien_Hue.png

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát phòng chống dịch nCoV tại Thừa Thiên Huế (Nguồn ảnh: VTV)

 

Đánh giá cao nỗ lực của tỉnh Thừa Thiên-Huế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định đến giờ phút này Chính phủ và chính quyền các địa phương cơ bản đang thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch nCoV Việc này củng cố niềm tin của người dân và khách nước ngoài đối với khả năng kiểm soát thành công dịch bệnh này của Việt Nam.

Nhắc lại yêu cầu trong phòng chống dịch “không được chủ quan, nhưng cũng không được bi quan”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Thừa Thiên-Huế, tỉnh có mục tiêu đón 5-5,2 triệu lượt khách trong năm nay, tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Đảng và Chính phủ về phòng chống dịch, nhất là làm tốt công tác vệ sinh tiêu độc, khử trùng và phòng dịch tại các di tích, danh lam thắng cảnh, các nơi lưu trú của khách du lịch cũng như ở những nơi công cộng nhằm bảo đảm sức khỏe cho người dân và khách du lịch. (08/2/2020, 408 từ)

9. Thêm 2 kênh thông tin chính thức về dịch bệnh nCoV

Bộ Y tế chính thức ra mắt Trang tin điện tử về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV và app thông tin Sức khỏe Việt Nam để thông tin về dịch bệnh nCoV.

Hôm nay (08/02/2020), Bộ Y tế chính thức ra mắt Trang tin điện tử về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra (nCoV) trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế có tên miền https://ncov.moh.gov.vn/ và App thông tin về dịch bệnh nCoV có tên là SỨC KHỎE VIỆT NAM nhằm giúp người dân nắm bắt tình hình dịch bệnh và trang bị kiến thức phòng chống dịch bệnh thông qua các hướng dẫn, khuyến cáo từ cơ quan y tế có chuyên môn để bảo vệ bản thân và cộng đồng.

Việc ra mắt Trang tin điện tử và App thông tin chính thức về dịch bệnh nCoV là thể hiện sự quyết tâm của Bộ Y tế và các đơn vị phối hợp thực hiện để tăng cường công tác truyền thông phòng chống dịch bệnh nCoV theo sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ. Các kênh thông tin này được kỳ vọng góp phần đem lại nguồn thông tin chính xác, tổng hợp, đa dạng và trợ giúp cho người dân cũng như đội ngũ cán bộ y bác sỹ và nhân viên y tế trong ngành Y tế có thể chủ động ứng phó với các tình huống dịch bệnh nCoV, đẩy lùi các trang thông tin giả mạo, những tin đồn, tin giả không có cơ sở gây hoang mang, lo lắng trong dư luận.

https://media.suckhoedoisong.vn/Images/bichvan/2020/02/08/Them_2_kenh_thong_tin_chinh_thuc_ve_nCoV.jpg

 

Trang tin về dịch bệnh nCoV trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế có địa chỉ https://ncov.moh.gov.vn được thiết kế giao diện hướng đến người truy cập với 07 mục chính: Trang chủ hiển thị bảng biểu cập nhật tình hình, Thông tin chỉ đạo, Điều cần biết, Khuyến cáo, Hỗ trợ trong ngành, Hỗ trợ người dân và Tin tức. Trang tin https://ncov.moh.gov.vn sẽ là kênh cung cấp các thông tin chính thống về các văn bản chỉ đạo, các hoạt động của ngành y tế, các thông tin trợ giúp, hướng dẫn người dân và cộng đồng.

App Sức khỏe Việt Nam là ứng dụng chính thức của Bộ Y tế sử dụng được trên các nền tảng Android và iOS dành cho cả điện thoại thông minh và máy tính bảng. Ngoài tính năng cung cấp thông tin cập nhật, điểm nổi bật của ứng dụng này là: Bảng hướng dẫn tự đánh giá nguy cơ nhiễm bệnh nCoV, đăng ký thông tin nếu có nguy cơ nhiễm và gửi thông tin đến các cơ sở y tế trên địa bàn sinh sống của người đăng ký thông tin để được hướng dẫn việc tự cách ly trong trường hợp nghi nhiễm.

Hai kênh thông tin chính thống trên được ra mắt và đưa vào sử dụng là thể hiện sự quyết tâm của Bộ Y tế cùng cả nước chung tay chống dịch với thông điệp “Việt Nam quyết thắng đại dịch!”

Link tải app:

Android: https://chuongtrinhsuckhoevietnam.vn/install/android

iOS: https://apps.apple.com/app/id1489263065

(08/2/2020, 543 từ)

10. Tự cách ly giúp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh nCoV

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch nCoV mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chia sẻ mong muốn mỗi người dân thuộc diện cách ly hiểu rõ vấn đề để nâng cao tinh thần trách nhiệm với bản thân và xã hội. Mỗi một người tự cách ly là điều tối quan trọng nhằm mục tiêu dập dịch ngay và không tràn lan.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và các đại biểu thống nhất nhấn mạnh rằng, để thực hiện hiệu quả việc phòng chống dịch bệnh trong thời gian tới thì phải làm tốt công tác tổ chức cách ly những người trở về từ vùng dịch, những người tiếp xúc với người nghi nhiễm bệnh. Đặc biệt, cần phải thực hiện thật tốt công tác thực hiện cách ly tại cộng đồng. Bởi thực hiện cách ly tại cộng đồng, mỗi một người tự cách ly là điều tối quan trọng nhằm mục tiêu dập dịch ngay và không tràn lan.

Đặc biệt nhấn mạnh vai trò quan trọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc tổ chức thực hiện cách ly, các ý kiến cũng mong muốn mỗi người dân thuộc diện cách ly hiểu rõ vấn đề để nêu cao tinh thần trách nhiệm với bản thân và xã hội.

Bởi mỗi người thuộc diện nghi ngờ tự giác, tự nguyện vượt qua những bất tiện, những khó khăn trong thời gian được cách ly không chỉ có ý nghĩa đối với sức khỏe của chính mình, của gia đình mình và những người thân mà còn là sự đóng góp quan trọng, là nghĩa cử cao đẹp đối với xã hội.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng việc cộng đồng ủng hộ, động viên những người được cách ly thực hiện tốt cũng chính là tham gia chống dịch hiệu quả. Cần tạo điều kiện, động viên, chia sẻ, giúp đỡ gia đình, nơi lưu trú và người được cách ly để người được cách ly yên tâm thực hiện việc cách ly trong suốt thời gian theo dõi.

Cương quyết cách ly sẽ kiểm soát tốt hơn dịch nCoV

Thông tin đến báo chí tại buổi Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2020, GS.TS Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng Bộ Y tế cũng nhấn mạnh đến việc cách ly. “Trong bối cảnh dịch nCoV như hiện nay thì cách ly là một trong những biện pháp hữu hiệu ngăn chặn dịch lây lan ra cộng đồng”- GS.TS Nguyễn Thanh Long nói.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, trong bối cảnh dịch hiện nay đang gia tăng nhanh từ Trung Quốc thì biện pháp cách ly là hiệu quả để ngăn chặn, phòng chống dịch. Việt Nam đã thiết lập hệ thống cách ly 3 vòng:

Thứ nhất là các bệnh nhân nghi nhiễm bệnh cách ly tại các cơ sở y tế.

Thứ hai là các công dân Việt Nam, người nước ngoài đi qua hoặc đi từ vùng Hồ Bắc về Việt Nam lập tức được cách ly ở các cơ sở tập trung do UBND tỉnh, thành phố chỉ định. Lực lượng quân đội đã chuẩn bị các cơ sở cách ly tập trung, nhưng số này không nhiều.

Thứ ba là những người đi từ các vùng khác ở Trung Quốc về Việt Nam được cách ly tại gia đình.

Theo yêu cầu đưa ra, việc cách ly trực tiếp do người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền địa phương chịu trách nhiệm, còn ngành y tế nắm bắt tình hình, kiểm soát về chuyên môn hằng ngày.

“Việc phòng chống dịch của Việt Nam chưa lần nào làm mạnh như lần này với nhiều biện pháp quyết liệt của Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ. Ban Bí thư cũng đã có các yêu cầu cấp uỷ thực hiện tốt việc này. Năm 2003 khi có dịch SARS chúng ta đã thành công trong chống dịch nhờ thực hiện cách ly tương tự. Lần này chúng ta làm sớm hơn 2003, tôi cho rằng, nếu thực hiện cương quyết cách ly sẽ kiểm soát tốt hơn dịch nCoV trong thời gian tới”- Lãnh đạo Bộ Y tế nói.

Tự cách ly – tự bảo vệ sức khỏe

PGS.TS Nguyễn Thanh Hà - Giám đốc BV Hữu Nghị cho biết, biện pháp tự cách ly mới là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu cho từng cá nhân. Người dân cần hiểu được vấn đề này vì chính lợi ích sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, từ đó tự áp dụng biện pháp tự cách ly cho bản thân mình.

Hiện tại BV Hữu Nghị chưa ghi nhận ca bệnh nào dương tính với nCoV, nhưng về phía phòng dịch, PGS.TS Nguyễn Thanh Hà khuyến cáo người dân nên tự cách ly trong thời diểm dịch bùng phát trên diện rộng, hạn chế đi ra ngoài, tụ tập nơi đông người để hạn chế sự lây lan của mầm bệnh.

BV Hữu Nghị cũng đã bố trí bàn hướng dẫn với những hướng dẫn cụ thể để bệnh nhân và người nhà đến khám bệnh có thể tự đối chiếu các dấu hiệu của mình và các yếu tố dịch tễ có liên quan đến bệnh nCoV (như đi từ vùng có dịch trở về, có tiếp xúc gần trong vòng 2 mét với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ...). Từ đó các bác sĩ có những phân loại, thăm khám kỹ hơn và có biện pháp cách ly kịp thời các ca bệnh nghi ngờ.

Các bác sĩ cũng thường xuyên tuyên truyền cách phòng chống dịch bằng nhiều hình thức để mọi người nắm rõ các quy trình an toàn phòng chống dịch ngay tại nhà và nơi công cộng, góp phần hạn chế sự lây lan của dịch bệnh nCoV.

 

“Bộ Y tế vừa có Quyết định số 345/QĐ-BYT về việc ban hành "Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú để phòng chống bệnh nCoV" áp dụng tại hộ gia đình, nơi lưu trú của đối tượng phải cách ly y tế nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh nCoV.

Để người dân có thể tự cách ly hiệu quả, trong Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú để phòng chống bệnh nCoV do Bộ Y tế ban hành ngày 7/2/2020 nhấn mạnh đến việc tổ chức thực hiện cách ly:

Người được cách ly chấp hành tự cách ly tại nhà, nơi lưu trú đúng thời gian quy định, tốt nhất cách ly ở một phòng riêng. Trong trường hợp gia đình, nơi lưu trú không có phòng riêng thì giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình ít nhất 2 mét.

Phòng cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, thường xuyên được vệ sinh, hạn chế các đồ đạc vật dụng trong phòng, nơi cách ly.

Tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần (sáng, chiều) một ngày; ghi chép kết quả đo và tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khoẻ hàng ngày. Hàng ngày hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người trong gia đình, nơi lưu trú cũng như những người khác; tự theo dõi sức khỏe; thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác.

Hàng ngày thông báo cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi 2 lần sáng, chiều về kết quả đo nhiệt độ và tình hình sức khỏe của bản thân. Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở. Không được tự động rời khỏi nhà, nơi lưu trú.

Người được cách ly phải thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng và để gọn vào góc phòng của người được cách ly. Không ăn chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi lưu trú...” (08/2/2020, 1418 từ)

11. Hướng dẫn cách ly ngừa nCoV tại cơ sở cách ly tập trung

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung để phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV.

Theo đó, đối tượng cách ly là người đến hoặc đi qua tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Hoặc người Việt Nam đến từ hoặc đi qua Trung Quốc (trừ tỉnh Hồ Bắc) trở về Việt Nam trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

 

Khu vực cách ly của người đến từ hoặc đi qua tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam phải được bố trí riêng biệt với nơi cách ly của các đối tượng khác.

Thời gian cách ly: 14 ngày kể ngày nhập cảnh.

Tiến hành cách ly ngay từ cửa khẩu

Các khâu tổ chức thực hiện cách ly được thực hiện ngay từ cửa khẩu cho tới cơ sở cách ly. Tại cửa khẩu, đơn vị kiểm dịch y tế quốc tế và các đơn vị có liên quan thực hiện khai báo y tế và kiểm dịch y tế, tiến hành thủ tục cách ly y tế tại cơ sở y tế đối với người có biểu hiện nghi ngờ mắc nCoV.

Đưa những người không có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh (sốt, ho, khó thở) đến cơ sở cách ly tập trung do UBND tỉnh/thành phố. Lái xe và người hỗ trợ vận chuyển phải đeo khẩu trang y tế và phòng hộ trong quá trình vận chuyển, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn sau khi kết thúc nhiệm vụ. Khử trùng phương tiện vận chuyển bằng dung dịch khử trùng có chứa clo với nồng độ 0,5% clo hoạt tính ngay sau khi vận chuyển.

Người tại cơ sở cách ly sinh hoạt ra sao?

Sắp xếp người được cách ly vào phòng cách ly, tốt nhất mỗi người 1 phòng; trong trường hợp phải cách ly theo nhóm, tốt nhất giường cách ly phải đặt cách nhau tối thiểu 1m trở lên. Giải thích tạo sự đồng thuận, tình nguyện cách ly.

Người được cách ly sẽ được hướng dẫn các biện pháp tự phòng bệnh và phòng lây nhiễm cho người khác bao gồm: tự đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày (sáng, chiều), tự theo dõi sức khỏe, thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác. Người được cách ly cần thông báo cho cán bộ y tế ngay khi có một trong những triệu chứng nghi ngờ như sốt, ho, khó thở.

Người được cách ly thu gom riêng khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào thùng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy, có lót túi, có màu sắc và biểu tượng cảnh báo chất thải có chứa chất gây bệnh. Đối với các rác thải sinh hoạt khác, thu gom vào các thùng đựng rác thải thông thường.

Người được cách ly cũng nên hạn chế ra khỏi phòng cách ly, tránh tiếp xúc trực tiếp với người khác trong khu vực cách ly.

Cán bộ y tế và nhân viên cơ sở cách ly theo dõi tình trạng sức khỏe và đo thân nhiệt người được cách ly ít nhất 2 lần (sáng, chiều) một ngày, báo cáo kết quả theo dõi hàng ngày cho Sở Y tế và Trung Trung tâm Kiểm soát bệnh tật hoặc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thông báo cho người được cách ly về việc sẽ lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc nCoV để phân loại người được cách ly, trong đó nêu rõ: người có kết quả xét nghiệm dương tính sẽ được chuyển đến cơ sở y tế để quản lý, điều trị, cách ly theo đúng quy định; người có kết quả xét nghiệm âm tính không có nghĩa là đã loại trừ nhiễm nCoV và vẫn cần phải tự cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú theo quy định cho tới khi đủ 14 ngày theo quy định.

Cán bộ y tế và nhân viên tại cơ sở cách ly cần ứng xử tận tình, chia sẻ, động viên và giúp đỡ người được cách ly khi thực hiện nhiệm vụ tạo tâm lý thoải mái, tin tưởng và cộng tác cho người được cách ly trong suốt quá trình theo dõi.

Trong thời gian cách ly, người được cách ly được cung cấp suất ăn hàng ngày miễn phí, đảm bảo cơ sở vật chất thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt. Cơ sở cách ly đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình cách ly, không tổ chức ăn uống tập trung đông người trong khu vực cách ly. Tạo điều kiện, động viên, chia sẻ, giúp đỡ người được cách ly để người được cách ly yên tâm thực hiện việc cách ly trong suốt thời gian theo dõi.

Phòng chống lây nhiễm tại cơ sở cách ly

1. Các cơ sở cách ly tập trung phải đảm bảo thực hiện phòng chống lây nhiễm tại cơ sở bằng việc thực hiện vệ sinh thông khí, thông thoáng phòng ở, không dùng điều hòa; hàng ngày lau rửa nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong phòng bằng các dung dịch sát khuẩn hoặc chất tẩy rửa thông thường.

2. Phát khẩu trang y tế và hướng dẫn người được cách ly sử dụng khẩu trang đúng cách.

3. Tại các cửa phòng, khu vệ sinh, nơi ra vào, phòng ăn, nhà bếp phải bố trí nơi rửa tay với xà phòng, dung dịch sát khuẩn nhanh để thuận tiện sử dụng.

4. Tại cửa ra vào khu cách ly có thảm tẩm đẫm dung dịch khử trùng có chứa 0,5% Clo hoạt tính đặt trong khay nhựa hoặc khay kim loại để khử khuẩn đế giày dép. Bổ sung dung dịch khử trùng có chứa 0,5% Clo hoạt tính vào thảm khử trùng dày dép sau mỗi 4 tiếng.

5. Chất thải là khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng của người cách ly được thu gom, vận chuyển và xử lý như chất thải lây nhiễm, cụ thể như sau: túi đựng khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng được đựng vào thùng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy, có lót túi, có màu sắc và biểu tượng cảnh báo chất thải có chứa chất gây bệnh phải được buộc kín miệng và tiếp tục bỏ vào túi đựng chất thải lây nhiễm thứ hai, thu gom vào thùng đựng chất thải lây nhiễm.

Thùng đựng chất thải lây nhiễm phải có thành cứng, có nắp đậy kín, có lắp bánh xe và được vận chuyển về nơi lưu giữ tạm thời trong cơ sở ít nhất 2 lần/ngày.

Chất thải lây nhiễm phải được vận chuyển đi xử lý ngay trong ngày. Các thùng đựng chất thải lây nhiễm phải được khử khuẩn bằng dung dịch khử trùng có chứa 0,5% Clo hoạt tính ngay sau khi sử dụng.

6. Các chất thải sinh hoạt khác được thu gom, vận chuyển, xử lý như chất thải thông thường.

7. Phương tiện vận chuyển người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh phải được khử trùng bằng dung dịch khử trùng có chứa 0,5% Clo hoạt tính ngay sau khi sử dụng.

8. Vật dụng cá nhân như quần áo, chăn màn, bát đĩa, cốc chén được giặt, rửa bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường.

9. Hạn chế tối đa những người không phận sự vào khu vực cách ly.

Xử lý khi phát hiện trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh tại cơ sở cách ly

1. Báo cáo ngay cho người phụ trách cơ sở cách ly, Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật hoặc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chính quyền địa phương.

2. Chuyển những người cùng phòng với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh sang khu vực riêng không cùng chỗ với những người đang được cách ly khác.

3. Phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật hoặc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương điều tra dịch tễ ca bệnh.

4. Vận chuyển người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh đến bệnh viện được chỉ định bởi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để quản lý, điều trị, và lấy mẫu bệnh phẩm.

5. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật hoặc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành xử lý phòng bệnh nhân theo đúng quy định của Bộ Y tế. Phòng của bệnh nhân chỉ được sử dụng trở lại sau khi được khử trùng.

(08/2/2020, 1538 từ)

12. CĐYTVN hỗ trợ đoàn viên trực tiếp phòng, chống dịch nCOV

Ngày 6/2/2020, Chủ tịch Công đoàn Y tế VN, PGS.TS Phạm Thanh Bình đã quyết định hỗ trợ đoàn viên công đoàn đang làm công tác phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virut Corona (nCOV).

CĐYTVN đã quyết định hỗ trợ 20.000.000đ từ Quỹ xã hội Công đoàn Y tế VN để  hỗ trợ cán bộ y tế, đoàn viên công đoàn đang trực tiếp phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp  cấp do chủng mới nCoV gây ra tại Viện dịch tễ Trung ương và 50.000.000đ cho đoàn công đoàn tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.

Đây được coi là nguồn động viên quý báu, kịp thời nhằm động viên các đoàn viên công đoàn ngành y tế đang trực tiếp làm công việc phòng, chống, điều trị cho bệnh nhân tại bệnh viện.

(08/2/2020, 153 từ)

13. Hội chữ thập đỏ VN: Phát miễn phí 10.000 khẩu trang và 1.000 chai rửa tay sát trùng

Sáng ngày 07/02/2020 Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức Lễ ra quân tuyên truyền và hỗ trợ phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV).

Tại Lễ ra quân, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã tổ chức phát miễn phí cho người dân 10.000 khẩu trang y tế thông thường, 1.000 chai nước rửa tay sát trùng, 10.000 tờ rơi tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại 03 điểm truyền thông: Trước cổng trụ sở cơ quan Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (82 Nguyễn Du, 68 Bà Triệu) và trước Bưu điện Bờ Hồ, Hà Nội.


https://media.suckhoedoisong.vn/Images/thuyngan/2020/02/07/84728869_219541445719420_197062741742059520_n.jpg

PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Thu - Chủ tịch Hội CTĐ Việt Nam phát biểu tại lễ ra quân.

Phát biểu tại buổi lễ PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Thu - Chủ tịch Hội CTĐ Việt Nam cho biết, để kịp thời ứng phó với dịch bệnh do nCoV gây ra, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã cử lãnh đạo Hội tham gia thành viên Ban chỉ đạo quốc gia, khẩn trương thành lập Ban chỉ đạo của Trung ương Hội, liên tục theo dõi, cập nhật tình hình dịch bệnh từ Bộ Y tế, chia sẻ thông tin đối với Hiệp Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế để kịp thời đề xuất các biện pháp hỗ trợ cần thiết.

Cũng theo bà Thu, hiện trung ương Hội đã xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh, trong đó tập trung vào các hoạt động truyền thông và hỗ trợ trực tiếp người dân tại cộng đồng, kích hoạt và tập huấn cho Đội ứng phó thảm họa cấp quốc gia và cấp tỉnh, đồng thời chỉ đạo Hội Chữ thập đỏ các tỉnh, thành phố tập trung thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch. Ngoài ra, đẩy mạnh công tác truyền thông, hướng dẫn nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi cho mỗi cán bộ, hội viên cũng như cộng đồng biết cách tự bảo vệ mình và bảo vệ những người xung quanh trước nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp; chỉ đạo tuyên truyền và hỗ trợ người dân phòng, chống dịch bệnh lồng ghép với các hoạt động vận động và tiếp nhận máu phục vụ cấp cứu và điều trị. Không quá sợ hãi nhưng cũng không chủ quan, cần tự bảo vệ mình, bảo vệ gia đình và toàn xã hội, bà Thu nhấn mạnh.

Tại Lễ ra quân, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã tổ chức thao diễn hướng dẫn sử dụng khẩu trang phòng bệnh và rửa tay bằng xà phòng sát trùng đúng cách. Theo Tiến sĩ, bác sĩ chuyên ngành phòng dịch Trần Quốc Hùng - Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra: “nCoV là bệnh lây truyền từ người sang người qua 3 phương thức: Tếp xúc gần và trực tiếp với nước bọt, tiếp xúc trực tiếp với người bệnh/người nhiễm mầm bệnh và tiếp xúc trực tiếp với đồ vật nhiễm mầm bệnh. Rửa sạch tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát trùng là biện pháp hàng đầu để ngăn chặn nCoV xâm nhập vào cơ thể. Bởi lẽ khả năng hứng chịu nước bọt bắn ra trực tiếp từ người nhiễm nCoV có xác suất thấp hơn rất nhiều so với bị nhiễm nCoV từ chính bàn tay của mỗi người (khẩu trang vải, khẩu trang y tế chỉ ngăn chặn được virú theo đường này". BS Hùng nhấn mạnh.

Cũng theo BS Hùng, nCoV có trọng lượng phân tử khá cao không lơ lửng trong không khí mà rơi xuống bề mặt các vật dụng, từ những chốt mở cửa, nút bấm thang máy, tay vịn cầu thang, từ tiền, từ những cái bắt tay... dễ dàng được bạn đưa vào cơ thể thông qua ngoáy mũi, cạy răng, dụi mắt, khi ăn uống... Điều đáng nói, nhiều người rất hay đưa tay lên mặt như những cử chỉ vô thức.

Được biết, nhân dịp này, Trung ương Hội đã quyết định hỗ trợ 1,1 tỷ đồng cho 09 tỉnh, thành phố: Khánh Hòa, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Lào Cai, Quảng Ninh, Lạng Sơn để triển khai các hoạt động truyền thông và hỗ trợ nâng cao nhận thức phòng chống dịch và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, lồng ghép với các hoạt động vận động và tiếp nhận máu phục vụ cấp cứu và điều trị; sẵn sàng cử lãnh đạo và cán bộ Hội tham gia đoàn của Chính phủ công tác tại Vũ Hán, Trung Quốc để chuyển hàng cứu trợ. Chia sẻ với những khó khăn của nhân dân Trung Quốc, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã kịp thời ủng hộ 40.000 khẩu trang y tế chuyên dụng N95 trị giá 100.000 USD. Tại các cấp Hội địa phương đã tổ chức cấp phát miễn phí cho người dân: 101.470 chiếc khẩu trang vải và khẩu trang y tế thông thường, 15.000 bánh xà phòng, dung dịch khử trùng.

(08/2/2020, 911 từ)

14. Thầy thuốc và cộng đồng cùng san sẻ giọt máu yêu thương

Trước tình trạng khan hiếm máu đang diễn ra ngày một trầm trọng, nhiều tổ chức, cá nhân, thậm chí tại nhiều cơ sở y tế các thầy thuốc đã chung tay cùng “tiếp sức” với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương chia sẻ những đơn vị máu quý giá của mình cho người bệnh.

Hiện tại trong kho dự trữ máu của Bệnh viện Bạch Mai có khoảng 800 đơn vị máu và nhu cầu sử dụng hàng ngày khoảng 300-400 đơn vị. Như vậy nếu không được bổ sung thì chỉ trong khoảng 2-3 ngày, bệnh viện sẽ không còn máu để truyền cho bệnh nhân.

Tuy nhiên có những nhóm máu mà bệnh nhân có nhu cầu dùng nhiều sẽ nhanh hết hơn như nhóm máu O và nhóm A. Do đó đây cũng là tình trạng cần có giải pháp rốt ráo, nếu không sẽ ảnh hưởng đến công tác điều trị cho người bệnh, đặc biệt Bạch Mai là bệnh viện tuyến cuối, rất nhiều bệnh nhân cấp cứu nội khoa cần truyền nhiều máu.

https://media.suckhoedoisong.vn/Images/thaibinh/2020/02/07/hien_mau_bach_mai.jpg

Đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng – Phó trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội và TS Dương Đức Hùng – Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cùng tham gia hiến máu tình nguyện tại Bệnh viện Bạch Mai ngày 7/2

Trước tình hình đó để có thêm nguồn máu phục vụ cấp cứu, phẫu thuật cho người bệnh, ngày 7/2, nhiều y bác sĩ, người nhà bệnh nhân và sinh viên trường cao đẳng Y tế Bạch Mai đã có mặt tại Bệnh viện Bạch Mai để hiến máu, sau khi các bệnh viện phát đi thông báo khẩn cấp về tình trạng thiếu máu cấp cứu và điều trị đang trầm trọng.

Với đặc thù của 1 bệnh viện tuyến Trung ương tuyến cuối, luôn trong tình trạng quá tải, nhiều cán bộ y tế Bạch Mai đã phải tranh thủ những khoảng thời gian ngắn ngủi, thay ca nhau đi hiến máu.

Bên cạnh đó, các cán bộ, nhân viên, học viên của Bệnh viện còn tích cực tuyên truyền, vận động người nhà người bệnh tham gia hiến máu.

TS. Dương Đức Hùng – Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ, “trong thời điểm khan hiếm máu máu, hơn ai hết, mỗi cán bộ, nhân viên y tế thấu hiểu tình trạng này, nhiều người bệnh đang phải thấp thỏm đợi máu. Cán bộ, nhân viên của Bệnh viện Bạch Mai hi vọng phần nào có thể góp phần khắc phục tình trạng này”.

https://media.suckhoedoisong.vn/Images/thaibinh/2020/02/07/IMG_8681.jpg

Nhân viên y tế cùng người nhà đăng ký hiến máu tại Bệnh viện Bạch Mai

Trước tết Canh Tý 2020, cán bộ nhân viên của Bệnh viện Bạch Mai đã có một đợt hiến máu tình nguyện và ngay trong 2 ngày đầu tiên của đợt phát động này (ngày 6 và 7/2) đã thu được trên 500 đơn vị máu.

Tuy nhiên để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên y tế và người nhà bệnh nhân hiến máu, xe hiến máu chuyên dụng cuả Viện Huyết học- Truyền máu Trung ương cũng sẽ đặt tại Bệnh viên Bạch Mai đến 28/2

Cũng trong ngày 7/2,  Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức chương trình hiến máu dành cho cán bộ, nhân viên trên hệ thống của mình tại Hà Nội. Tham dự hoạt động này có hàng trăm cán bộ nhân viên của bệnh viện cùng người thân và người nhà bệnh nhân đang điều trị tại đây.

Bà Phan Minh Thu - Chủ tịch Công đoàn Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc cho biết, thực hiện truyền thống nhân văn tốt đẹp “Một giọt máu cho đi một cuộc đời ở lại, thương người như thể thương thân” của dân tộc Việt Nam, truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau nên tập thể cán bộ nhân viên của chúng tôi đã tích cực chủ động tham gia, tổ chức hoạt động hiến máu tình nguyện này trong nhiều năm gần đây.

https://media.suckhoedoisong.vn/Images/thaibinh/2020/02/07/thu_cuc_hien_mau.jpg

Nhân viên y tế cùng người nhà tham gia hiến máu vì cộng đồng tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc

Năm nay, hoạt động hiến máu cứu người này không chỉ được phát động trong cán bộ nhân viên mà còn chủ động tuyên truyền, vận động, giải thích cho gia đình cán bộ nhân viên và gia đình người bệnh cùng tham gia hiến máu

BS Bùi Thị Quế – Khoa xét nghiệm cho biết, hiến máu luôn là một nghĩa cử cao đẹp của mỗi chúng ta, tuy nhiên hiến máu trong giai đoạn cần thiết và cấp bách thế này lại càng thể hiện tinh thần và trách nhiệm đối với người bệnh và cộng đồng.

Tại đây, ban tổ chức đã thu được trên 300 đơn vị máu. Nguồn máu quý hiếm này góp phần thêm vào kho máu đang cần “tiếp sức” hàng ngày, hàng giờ của Viện Huyết học- Truyền máu Trung ương.

 Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, để có nguồn máu phục vụ nhu cầu điều trị, phẫu thuật, duy trì sự sống cho những em bé đang điều trị, những bệnh nhi phải sống chung với thiếu máu bẩm sinh, Bệnh viện đã kêu gọi cộng đồng tham gia hiến máu. Cùng với đó, trong các ngày 6-7/2, hàng trăm nhân viên y tế cuả Bệnh viện đã tranh thủ thời gian buổi sáng sớm, giữa ca trực để tham gia hiến máu.

https://media.suckhoedoisong.vn/Images/thaibinh/2020/02/07/nhan_vien_Benh_vien_Nhi_hien_mau.jpg

Thầy thuốc Bệnh viện Nhi Trung ương cười tươi hiến máu vì bệnh nhi

Tại Bệnh viện Việt Đức, ThS Vi Quỳnh Hoa - Giám đốc Trung tâm Truyền máu, Bệnh viện Việt Đức cho biết, sau lời kêu gọi cộng đồng tham gia hiến máu vì người bệnh ngày 6/2 vì  lượng máu trong kho máu của bệnh viện đã cạn kiệt, (chỉ còn 10 đơn vị máu O và 2 đơn vị máu A), nhiều người biết thông tin và người nhà bệnh nhân đã đến tham gia hiến máu.

Chỉ trong chiều ngày 6/2- 7/2 đã có thêm khoảng hơn 300 đơn vị máu từ người hiến tình nguyện và người nhà bệnh nhân được bổ sung cho kho máu của Trung tâm.

“Tuy nhiên, do lượng máu được cấp để phục vụ cấp cứu, phẫu thuật cho ngày 7/2 nên đến cuối giờ chiều ngày 7/2, chúng tôi chỉ còn 190 đơn vị máu lưu trữ trong kho, trong đó nhóm máu A còn lại rât ít, chỉ khoảng 30 đơn vị. Giờ chúng tôi như ăn đong từng ngày. Thấp thỏm lo không có máu thì sức khoẻ, tính mạng của bệnh nhân nhiều khi nguy hiểm”- ThS Vi Quỳnh Hoa bày tỏ lo lắng.

Bệnh viện Việt Đức là bệnh viện ngoại khoa hạng đặc biệt tuyến đầu của cả nước, thường xuyên tiếp nhận các trường hợp chấn thương nặng, đa chấn thương với tổng số ca phẫu thuật trên 70.000 ca/năm (trung bình khoảng trên 200 ca phẫu thuật/ ngày)

https://media.suckhoedoisong.vn/Images/thaibinh/2020/02/07/kho_mau_it_oi_cua_Benh_vien_Viet_Duc.jpg

Nhóm máu A hiện còn lại chỉ khoảng 30 đơn vị trong kho máu của Bệnh viện Việt Đức

Sau dịp Tết, tình trạng máu cạn kiệt dẫn tới không có nguồn máu cung cấp cho các trường hợp cấp cứu; các trường hợp mổ phiên được khắc phục bằng cách kêu gọi người nhà hiến máu. Có những trường hợp bệnh nhân cấp cứu phải cần đến 20 đơn vị máu – chưa kể chế phẩm máu.

“Do đó, chúng tôi kêu gọi người dân đủ điều kiện sức khỏe tham gia hiến máu (đặc biệt nhóm O, A); đồng thời mong muốn các cơ quan, đơn vị duy trì lịch hiến máu theo kế hoạch và tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân viên, người dân tham gia hiến máu”- TS Vi Quỳnh Hoa nói.


Thăm dò ý kiến