Tai nạn thương tích là gì? Phân loại tai nạn thương tích?
08/08/2024 | 07:57 AM
|
*Khái niệm:
-Tai nạn: là một sự kiện xảy ra bất ngờ, ngoài ý muốn ( ngẫu nhiên, không chủ ý ), do một tác nhân bên ngoài gây nên các tổn thương, thương tích cho cơ thể về thể chất hay tinh thần.
- Thương tích: là tổn thương thực thể trên cơ thể con người do tác động của những năng lượng ( bao gồm: cơ học, nhiệt, điện, hóa học, phóng xạ…) với những mức độ, tốc độ khác nhau làm khác nhau làm quá sức chịu đựng của cơ thể. Ngoài ra, tai nạn thương tích còn là sự thiếu hụt các yếu tố cần thiết cho sự sống ( ví dụ: thiếu oxy trong trường hợp đuối nước; bị bóp hoặc thắt cổ gây nên ngạt thở; cóng lạnh…). Thời tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ dẫn đến thương tích thường rất ngắn.
“Thương tích hay còn gọi là chấn thương” không phải là tai nạn, mà là những sự kiện có thể dự đoán trước được và phần lớn có thể phòng tránh được, thương tích gây ra thiệt hại về thể chất và tinh thần cho một người nào đó.
Ảnh minh họa
* Phân loại tai nạn thương tích:
2.1. Dựa vào kết quả của một hành động có chủ ý hoặc không có chủ ý gây ra:
- Tai nạn thương tích không chủ ý: xảy ra một cách vô tình, không suy nghĩ, không tính toán trước, bao gồm các nguyên nhân sau:
+ Tai nạn giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không
+ Ngạt: đuối nước, bị bóp cổ, hít phải khói, dị vật, nghẹn.
+ Bỏng: nước sôi, hóa chất, nhiệt, điện…
+ Ngộ độc: thực phẩm, hóa chất, dược phẩm, độc dược…
+ Tai nạn lao động: vật sắc nhọn cắt, đâm; vật tù (nặng) rơi, đè vào cơ thể
+ Động vật, côn trùng cắn, đốt; Ngã (té)…
-Tai nạn thương tích có chủ ý:
Xảy ra do bạo lực, có chủ ý của người khác hoặc tự mình gây ra cho bản thân mình, bao gồm các nguyên nhân sau:
+ Tự tử, tự thiêu, tự cắt xén bộ phận cơ thể.
+ Bạo lực ( hành hung, đánh nhau, cưỡng bức…); lạm dụng tình dục
+ Sử dụng rượu, ma túy quá liều gây: ngộ độc, hoang tưởng, ngáo đá…
+ Liên quan đến chiến tranh, bạo động, can thiệp pháp luật.
- Tai nạn thương tích không phân loại: một số tai nạn thương tích không thể phân loại được vì không xác định được có chủ ý hay không. VD: 1 trẻ ngã từ cầu thang xuống, đôi lúc sẽ khó xác định đây là tự ngã ( không chú ý) hoặc do 1 trẻ khác xo đẩy (có chủ ý)
2.2 Dựa vào nguyên nhân gây ra tai nạn thương tích
- Tai nạn giao thông: là tai nạn xảy ra do va chạm giữa các đối tượng đang tham gia giao thông trên đường.
- Ngã (té): Là trường hợp bị ngã trên cao xuống hoặc ngã trể cùng 1 mặt bằng. Là sự kiện khiến con người phải dừng lại 1 cách đột ngột trên mặt đất, sàn nhà hoặc 1 mặt bằng thấp hơn.
- Ngạt thở là trường hợp bị do tắc nghẽn đường hô hấp (do chất lỏng, khí, dị vật) dẫn đến thiếu ô xy, ngừng tim, biến chứng khác… cần đến sự chăm sóc y tế.
- Đuối nước, chết đuối: là tình trạng đường thở bị ngập hoàn toàn trong môi trường nước ( hồ bơi, bể chứa nước, ao, hồ, sông, suối, biến, bão lụt…) gây nên tình trạng tắc thở do tắc nghẽn. Nếu được người khác cứu sống hoặc tự thoát ra khỏi tình trạng nguy hiểm thì gọi là đuối nước, nếu dẫn đến tử vong thì gọi là chết đuối.
- Vật sắc nhọn: là trường hợp bị cắt, đâm, rách do tác động trực tiếp do các vật sắc nhọn như: mảnh thủy tinh vỡ, dao, kéo…
- Ngộ độc: là trường hợp hít, ăn, uống, tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến cần sự chăm sóc của y tế hoặc tử vong.
- Bỏng: do tác động trực tiếp của các yếu tố vật lý ( nhiệt, bức xạ, điện,…) và hóa học gây ra tổn thương trên cơ thể: 1 hoặc nhiều lớp tế bào của da khi tiếp xúc với chất lỏng nóng, rắn nóng, lửa, điện, tia cực tím, phóng xạ, hóa học, khói do cháy sộc vào phổi… da là bộ phận tổn thương đầu tiên tiếp đến là các lớp dưới da
(gân, cơ, mạch máu, thần kinh, xương) và 1 cơ quan (hô hấp, tiêu hóa…)
- Động vật, côn trùng cắn, đốt: do động vật, côn trùng tấn công vào người như cắn, đốt, húc, đâm phải.
- Vật tù dơi: tổn thương do tác động của vật tù, vật nặng đè lên cơ thể như cành cây rơi, sập nhà, dơi dàn giáo, sập cầu, động đất làm sạt lở vùi lấp…
- Điện giật: bị giật khi tiếp xúc với điện hở gây tai nạn thương tích hoặc tử vong.
- Chất nổ: do tiếp xúc với các chất nổ ( bom, mìn, bình gas…) gây tai nạn thương tích.
- Tự tử: là trường hợp có chủ ý, cố ý, tự gây tổn thương cho cơ thể mình.
Related news
- Bị chó cắn không tiêm vaccine lại đi lấy 'nọc độc' người đàn ông tử vong do bệnh dại
- Ăn nhầm lá hoa thủy tiên, 2 trẻ bị ngộ độc nặng
- Giảm thiểu gánh nặng do thương tích- hiệu quả của các chính sách và can thiệp bền vững
- Mỗi năm có hơn 1,1 triệu trường hợp mắc tai nạn thương tích
- Phú Thọ tăng cường phòng, chống bệnh dại
- Sau 2 tháng bị chó dại cắn, bé trai 11 tuổi tử vong vì chữa bằng thuốc nam
- Dùng huyết thanh kháng nọc điều trị thành công nữ sinh 15 tuổi bị rắn cắn