Điểm tin y tế tháng 8.2019

09/08/2019 | 09:14 AM

 | 

  1. Kiên quyết ngăn chặn lạm dụng, trục lợi BHYT

Đó là quyết tâm của Bộ Y tế và BHXH Việt Nam tại Hội nghị giao ban thực hiện chính sách BHYT do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Thứ trưởng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh chủ trì.

Theo báo cáo, tính đến hết quý I/2019, Bộ Tài chính cùng với Bộ Y tế và BHXH Việt Nam đã thống nhất trình Chính phủ ban hành Quyết định 22/QĐ-TTg về dự toán chi KCB BHYT năm 2019; đồng thời, Bộ Y tế cũng đã ban hành Thông tư 01/TT-BYT quy định việc điều trị nội trú ban ngày tại cơ sở khám chữa bệnh BHYT. Về Đề án sửa đổi Luật BHYT, Bộ Y tế đang hoàn thiện báo cáo và phối hợp với BHXH Việt Nam tổ chức Hội thảo đánh giá thực hiện luật và khuyến nghị, định hướng sửa đổi Luật BHYT.Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc trong thực hiện pháp luật về BHYT. Tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, kiểm tra, giám sát, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, bất cập trong việc áp dụng bộ mã danh mục dùng chung, trích chuyển dữ liệu khi có sự thay đổi quy định về giá dịch vụ khám chữa bệnh theo Thông tư 39/2018/TT-BYT. Đặc biệt, trong năm 2019, Bộ Y tế mong muốn phối hợp chặt chẽ với BHXH Việt Nam và Bộ Tài chính xây dựng Biên bản ghi nhớ hợp tác chung với cơ quan Đánh giá và Giám định BHYT Hàn Quốc để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong sử dụng dịch vụ y tế, giám định, thanh toán chi phí, ứng dụng công nghệ thông tin và đào tạo về BHYT. Ông Khảm cũng nhấn mạnh, hiện nay vẫn còn tồn tại một số vướng mắc trong thực hiện chính sách BHYT, rất cần sự thống nhất giải quyết, phối hợp giữa Bộ Y tế và BHXH Việt Nam.

Ông Nguyễn Tá Tỉnh- Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) cho biết: Tính đến hết quý I/2019, cả nước có trên 83,4 triệu người tham gia BHYT, đạt 98% kế hoạch, trong đó có 15,7 triệu người tham gia theo diện hộ gia đình, với tổng số thu đạt 22,2% kế hoạch Chính phủ giao. Trong khi đó, tổng chi khám chữa bệnh BHYT trong toàn quốc là 22.697 tỉ đồng, với hơn 41,7 triệu lượt người khám chữa bệnh BHYT. Cũng trong năm nay, cả nước có 2.429 cơ sở khám chữa bệnh được ký hợp đồng khám chữa BHYT, tăng 113 cơ sở so với năm ngoái; tỉ lệ liên thông dữ liệu khám chữa bệnh BHYT trên toàn quốc đạt 97,82%.

Đối với tình hình thực hiện dự toán chi năm 2019, BHXH Việt Nam đã có nhiều văn bản chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố chủ động báo cáo UBND tỉnh thông báo số tạm giao kinh phí khám chữa bệnh BHYT cho từng cơ sở khám chữa bệnh ngay từ tháng 1/2019, để các cơ sở chủ động sử dụng hiệu quả. Đồng thời, phối hợp với Sở Y tế ban hành kế hoạch chỉ đạo cơ sở khám chữa bệnh nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí theo dự toán đã được Thủ tướng giao…Tuy nhiên, BHXH Việt Nam cũng chỉ rõ những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT. Cụ thể: Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ Y tế vẫn chưa ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 146; Thông tư 39 về giá dịch vụ khám chữa bệnh còn nhiều quy định chưa rõ ràng; quy định cấp chứng chỉ hành nghề, bổ sung phạm vi chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề, thực trạng đăng ký hành nghề còn bất cập, không rõ ràng, dẫn đến vướng mắc trong thanh toán. Đáng chú ý, Bộ Y tế cũng chưa có văn bản hướng dẫn về hệ số k; về quy định thanh toán tiền giường điều trị ban ngày; còn xảy ra hiện tượng giá vật tư y tế trúng thầu có sự chênh lệch lớn; còn tình trạng thu gom người bệnh, nhất là tại các cơ sở khám chữa bệnh y dược dân tộc, phục hồi chức năng…Vì vậy, BHXH Việt Nam đề nghị Bộ Y tế có văn bản hướng dẫn cụ thể, tiết kiệm trong việc sử dụng quỹ và đảm bảo chất lượng dịch vụ. Cùng với đó, các đơn vị thuộc Bộ Y tế cần sớm trả lời 2 văn bản về xác định nhóm tiêu chuẩn của thuốc dự thầu và hướng dẫn thực hiện thí điểm đấu thầu thuốc tập trung quốc gia do BHXH Việt Nam tổ chức…

Nhấn mạnh những vướng mắc, tồn tại trên đang ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách BHYT, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn đề nghị Bộ Y tế cần quan tâm, nghiên cứu, xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn kịp thời, đồng bộ, để cùng với BHXH Việt Nam tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện chính sách BHYT. Đặc biệt, theo Phó Tổng Giám đốc Phạm Lương Sơn, các đơn vị của Bộ Y tế và BHXH Việt Nam cần thống nhất triển khai mô hình giám định BHYT theo tỉ lệ, theo chuyên đề để vừa phù hợp thực tiễn, vừa nhằm hạn chế trục lợi quỹ. Bên cạnh đó, cùng đồng hành và phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định nguyên nhân vượt trần, vượt quỹ KCB BHYT.

Đề cao vai trò của hội nghị giao ban giữa hai ngành, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho rằng, trong thời gian tới, Bộ Y tế và BHXH Việt Nam sẽ phải tăng cường hơn nữa quy chế phối hợp. Đặc biệt, Bộ Y tế sẽ có văn bản trả lời thấu đáo, kịp thời đối với các đề xuất của BHXH Việt Nam; đồng thời đề nghị BHXH Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn BHXH các địa phương triển khai thực hiện theo quy định. Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá cao những thành tựu mà hai ngành đạt được liên quan chỉ tiêu bao phủ BHYT, công tác thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh BHYT, đặc biệt là những danh mục dịch vụ y tế đặc biệt, thuốc chữa ung thư cho người dân cũng được quỹ BHYT chi trả. Đồng thời, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị, hai ngành cần tiếp tục phối hợp đảm bảo quyền lợi của người dân tham gia BHYT, đảm bảo các cơ sở khám chữa bệnh có nguồn thu hợp lý, xứng đáng và đặc biệt phải đảm bảo minh bạch chính sách, cân đối, ngăn chặn lạm dụng, trục lợi quỹ. (1195)

  1.  Bộ Y tế: Chấn chỉnh những bất cập tồn tại, hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, hướng tới sự hài lòng của người bệnh, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chỉ rõ, lãnh đạo bệnh viện phải quan tâm tới bộ mặt đơn vị mình, khắc phục các tồn tại, hướng tới lợi ích của người bệnh để phục vụ.

Theo đó, Bộ trưởng nêu ra 6 nội dung để các bệnh viện lấy đó chỉ tiêu áp dụng và phấn đấu. Những quy tắc này nhằm quan tâm đến lợi ích của người bệnh từ những việc nhỏ nhất, hướng tới những tiện ích tốt nhất cho người bệnh. Từ đó, tạo sự tin tưởng, an lòng và yên tâm điều trị tại các bệnh viện.

Thứ nhất, quan tâm tới cơ sở vật chất, xây phòng bảo vệ ở cổng viện khoa học, sạch sẽ, gọn gàng.

Thứ hai là bố trí cây xanh. Tạo không gian trong lành, thoải mái, giảm cảm giác "mùi bệnh viện" cho các bệnh nhân, để bệnh nhân coi bệnh viện như nhà của mình, có tâm lý tốt điều trị bệnh.

Thứ ba là thiết kế sơ đồ các phòng ban ngắn gọn, dễ hiểu để hướng dẫn người bệnh.

Thứ tư là lập số điện tử hợp lý, hạn chế tình trạng để bệnh nhân chờ khám bệnh quá lâu.Thứ năm là hệ thống nước uống sạch sẽ, tiện lợi cho người bệnh.

Thứ sáu là lắp máy lạnh ở phòng chờ để bệnh nhân thuận tiện trong việc thăm khám.

Tiếp đó, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã tổng kết những kết quả đạt được trong hơn 4 năm thực hiện đổi mới. Tình trạng tham nhũng vặt giảm, sự hài lòng của người bệnh đạt 80% vào năm 2018, 60 -70% bệnh viện xanh – sạch  - đẹp, 80% nhà vệ sinh đạt yêu cầu.Bộ mặt các bệnh viện được thay đổi với những biển báo chỉ dẫn khoa phòng, có đường dây nóng phản ánh thông tin, thái độ phục vụ của nhân viên y tế thay đổi, tỷ lệ bệnh nhân nằm ghép đã có xu hướng giảm ở rất nhiều bệnh viện.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng trăn trở những vấn đề tồn tại suốt thời gian qua mà chưa có động thái chuyển biến: Vẫn còn nhiều người dân phản ánh một số bệnh viện còn tồn tại các vấn đề cần giải quyết như thái độ phục vụ chưa niềm nở, thủ tục hành chính còn rườm rà hay thực trạng quá tải bệnh nhân ở tuyến trên vẫn xảy ra.

Qua đó, bộ trưởng yêu cầu toàn bộ cán bộ, nhân viên ngành y chấn chỉnh ngay. Đối với người bệnh, cán bộ ngành y phải luôn ân cần, chăm sóc, đặt lợi ích của họ lên hàng đầu. Trong mọi hoàn cảnh phải niềm nở, hướng dẫn tận tình, tạo tâm lý thoải mái cho bệnh nhân và người nhà.

Đáng chú ý là trong vấn đề quá tải bệnh nhân cộng thêm thủ tục hành chính còn rắc rối đã kéo theo rất nhiều hệ lụy. Cụ thể là nhiều đơn vị, thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm, thanh toán viện phí, ra viện, nhập viện rườm rà, khiến bệnh nhân khá vất vả, thậm chí phải lặn lội đi từng ngóc ngách, từng khoa của bệnh viện mới hoàn thành.

Về quản lý chất lượng bệnh viện, Bộ trưởng cho biết, có tình trạng "tham bát bỏ mâm" khi mỗi bệnh viện tuyến Trung ương có ngày số lượng bệnh nhân tới khám, chữa bệnh lên tới 5.000 lượt. Trong khi đó, con số này hoàn toàn có thể chuyển về tuyến dưới để giảm tải số lượng người bệnh.

Qua đó, Bộ trưởng đã chỉ đạo các bệnh viện cần quyết liệt hơn trong nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Tiếp tục tập huấn, thực hiện 8 thông tư về đổi mới trang phục, công tác xã hội, quy tắc ứng xử, hòm thư góp ý, cơ sở xanh sạch đẹp, quy chuẩn khám, chữa bệnh, đổi mới phong cách thái độ và chỉ thị về đường dây nóng tại các bệnh viện.

Các bệnh viện còn cần tăng cường đào tạo năng lực, chuyển giao kỹ thuật y tế xuống các trạm y tế xã, phường để cải thiện tình trạng quá tải bệnh viện, không để tình trạng này kéo dài thêm nữa. Đẩy mạnh áp dụng bệnh viện thông minh, áp dụng tiêu chuẩn "vàng" JCI trong quản lý chất lượng, đổi mới cơ chế tài chính.

Ngoài ra, Bộ trưởng y tế cũng nhấn mạnh cần xây dựng quy định về khám bệnh theo yêu cầu, tiếp tục bổ sung quy định về liên doanh liên kết, xã hội hóa trong bệnh viện, tính đúng tính đủ giá dịch vụ y tế để giảm tối đa những bất cập không đáng còn tồn tại ở các bệnh viện nhiều năm qua. Tất cả các công tác đó phải thực hiện với thái độ quyết liệt, khẩn trương và nghiêm túc nhất. (882)

  1.  Bệnh viện nào để nhà vệ sinh bẩn là giám đốc ở đó ở bẩn

Tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh – bệnh viện xanh, sạch, đẹp; Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; Đổi mới cơ chế tài chính – bảo hiểm y tế (BHYT) khu vực phía Bắc do Bộ Y tế tổ chức ngày 7/6, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến một lần nữa quán triệt quan điểm: “Bệnh viện nào để nhà vệ sinh bẩn là giám đốc bệnh viện đó ở bẩn. Nhà vệ sinh của khoa bẩn thì trưởng khoa đó ở bẩn”.

Báo cáo tại Hội nghị cho thấy, sau hơn hơn 5 năm triển khai thực hiện đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh – bệnh viện xanh, sạch, đẹp; Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần tạo sự hài lòng của người bệnh.

Ngay sau khi có chủ trương, đã có 100% các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch thực hiện. Bộ Y tế phối hợp với Công ty Viettel xây dựng phần mềm đường dây nóng của ngành Y tế 1900.9095 để tiếp nhận, xử lý các phản ảnh của người dân về chất lượng khám, chữa bệnh.

Đặc biệt, tinh thần thái độ cán bộ y tế đã cải thiện, tạo sự hải lòng người bệnh tăng cao. Năm 218, Tổ chức sáng kiến Việt Nam khảo sát qua điện thoại tại 60 bệnh viện trong 23 tỉnh, thành phố trong cả nước, Kết quả, sự hài lòng chung của người bệnh đối với dịch vụ khám, chữa bệnh đạt 80,8% (năm 2017 đạt 79,6%).

Đáng chú ý, chỉ số PAPI năm 2018 (khảo sát về công tác điều hành, thực thi chính sách, cung ứng dịch vụ công dựa trên đánh giá và trải nghiệm của người dân) cho thấy, chỉ số tham nhũng vặt ở bệnh viện huyện giảm còn 0,4%, trong khi năm 2017 con số này là 9% và 2016 là 17%.

“Chỉ số tham nhũng vặt trong bệnh viện giảm chính là một trong những nỗ lực của ngành Y tế nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, hướng tới sự hài lòng của người bệnh trong suốt 5 năm qua”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh.

Bên cạnh việc giảm chỉ số tham nhũng vặt, các tiêu chí khác cũng có kết quả rõ rệt như như sự hài lòng của người bệnh đạt 80% mặt của bệnh viện được thay đổi với những biển báo chỉ dẫn khoa phòng, có đường dây nóng phản ánh thông tin, thái độ phục vụ của nhân viên y tế thay đổi, có đồng phục bệnh viện, tỷ lệ bệnh nhân nằm ghép giảm rõ rệt…Ghi nhận những kết quả đã đạt được, người đứng đầu ngành Y tế cũng thẳng thắn thừa nhận, hiện nay điều kiện vật chất cơ sở khám, chữa bệnh xuống cấp, chưa đồng bộ kể cả với các bệnh viện tuyến Trung ương.

Đáng chú ý tình trạng quá tải nhiều bệnh viện đặc biệt tuyến Trung ương và tuyến tỉnh đang gây ra áp lực rất lớn tác động đến chất lượng khám, chữa bệnh; vẫn còn tình trạng bệnh nhân và người nhà bệnh nhân chưa hợp tác trong tuân thủ các thủ tục hành chính quy trình khám, chữa bệnh; trong giữ gìn vệ sinh môi trường cảnh quan bệnh viện...Hiện nay vẫn còn có tới 20% nhà vệ sinh bệnh viện chưa đạt tiêu chuẩn, nhân viên y tế chưa niềm nở với bệnh nhân. Tại Hội nghị này, một lần nữa, Bộ trưởng Bộ Y tế tiếp tục yêu cầu lãnh đạo các bệnh viện phải thật lưu ý vấn đề nhà vệ sinh. “Bệnh viện nào để nhà vệ sinh bẩn là giám đốc bệnh viện đó ở bẩn. Nhà vệ sinh của khoa bẩn thì trưởng khoa đó ở bẩn", Bà Tiến nhấn mạnh.

Mặc dù rất thông cảm với các bệnh viện trong khu dân cư, gần trường học nên việc kiểm soát, quản lý còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, qua thực tế khảo sát thấy nhiều nơi chưa quan tâm đến cổng bện viện, khuôn viên bệnh viện.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu, thời gian tới ngành Y tế từ Trung ương đến địa phương cần tăng cường chỉ đạo thực hiện; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát; tăng cường công tác truyền thông đến người dân.

Để đạt tiêu chuẩn cơ sở y tế khám, chữa bệnh xanh, sạch, đẹp, tạo sự hài lòng người bệnh, các đơn vị cần tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất, đặc biệt tuyến y tế cơ sở, giảm tải tuyến trên. Tiếp tục đổi mới phong cách phục vụ, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, xây dựng  môi trường xanh, sạch, đẹp; đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, tạo dựng niềm tin thu hút người bệnh trong và ngoài nước. (896)

  1.  Cuộc gọi đến đường dây nóng ngành Y tế phản ánh về tiêu cực đã giảm

Ngày 7-6, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh, xây dựng bệnh viện xanh - sạch - đẹp; nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; đổi mới cơ chế tài chính - bảo hiểm y tế khu vực phía Bắc.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, sau 5 năm với nhiều giải pháp quyết liệt, tỷ lệ hài lòng của người bệnh đối với phong cách, thái độ phục vụ của nhân viên y tế và chất lượng khám, chữa bệnh đã tăng lên hơn 80%. Ngoài ra, có 80-90% bệnh viện xanh - sạch - đẹp, nhà vệ sinh đạt yêu cầu, diện mạo của bệnh viện được thay đổi tích cực… Đặc biệt, trước đây, người bệnh khám bảo hiểm y tế phải mất 12 quy trình, nhưng nay chỉ còn 4-6 quy trình. Cùng với đó, chỉ số tham nhũng vặt tại các bệnh viện đã giảm từ hơn 20% xuống còn 9% vào năm 2017 và dưới 4% trong năm 2018. Tỷ lệ cuộc gọi đến đường dây nóng của ngành Y tế phản ánh về tiêu cực đã giảm một nửa; từ 1,2% năm 2016 còn 0,5% năm 2018.Mặc dù đánh giá cao nỗ lực của toàn ngành, nhưng Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, vẫn còn nhiều tồn tại cần sớm khắc phục để làm tốt hơn nữa công tác phục vụ bệnh nhân. Cụ thể, qua khảo sát một số bệnh viện còn tình trạng lộn xộn, mất an ninh trật tự, quá tải, nhà vệ sinh chưa đạt chuẩn, thời gian làm thủ tục và chờ thanh toán vẫn lâu… Do đó, thời gian tới, tình trạng này dứt khoát phải được cải thiện. (330)

  1.  Công bố quyết định bổ nhiệm lại Phó Hiệu trưởng ĐHYD, kiêm Giám Đốc BV ĐH Y Dược TPHCM

GD&TĐ - Ngày 8/6, tại Trường ĐH Y Dược TPHCM (ĐHYD) đã diễn ra Lễ công bố quyết định bổ nhiệm lại Phó Hiệu trưởng ĐHYD, kiêm Giám Đốc Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM (BV ĐHYD).

Về phía lãnh đạo Bộ Y tế có sự tham dự của  PGS. TS. BS Nguyễn Thị Kim Tiến – Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế; ông Phạm Văn Tác - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; ông Nguyễn Nam Liên - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính; ông Nguyễn Minh Lợi – Phó cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo; ông Lê Tấn Phong – Phó bí thư thường trực Đảng ủy khối. Về phía Trường và BV ĐHYD có sự tham dự của PGS. TS. BS Trần Diệp Tuấn - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược TPHCM, Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban Giám đốc Bệnh viện và các đồng chí lãnh đạo Trường và Bệnh viện.

Theo đó, tại quyết định số 2230/QĐ – BYT ngày 5/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Ông Nguyễn Hoàng Bắc, Phó giáo sư - Tiến sĩ - Bác sĩ, được bổ nhiệm lại giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn Đại học Y Dược TPHCM, kiêm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Quyết định có hiệu lực 5 năm kể từ ngày ký và ban hành.

Tại buổi lễ, PGS.TS. BS Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng Bộ Y tế đã trao quyết định, chúc mừng PGS.TS. BS Nguyễn Hoàng Bắc, và đánh giá cao năng lực điều hành, quản lý Bệnh viện ổn định, đoàn kết, phát triển. Bộ trưởng cũng tuyên dương thành tích của tập thể Bệnh viện thể hiện rõ nét qua điểm số đánh giá chất lượng bệnh viện theo 83 tiêu chí của Bộ Y tế tăng liên tục qua các năm, là một trong những bệnh viện có điểm đánh giá chất lượng cao nhất trong cả nước... (358)

  1.  Bé 3 tháng tuổi tử vong sau khi tiêm vaccine '5 trong 1' ComBe five

Sau khi tiêm vaccine Combe five, bệnh nhi sốt cao li bì, thở ngáp, toàn thân tím tái, không bắt được mạch ngoại vi. Sau 3 ngày cấp cứu, bệnh nhi đã tử vong.Ngày 8/6, Sở Y tế Lào Cai cho biết, các cơ quan chuyên môn đang làm rõ nguyên nhân bệnh nhi G.T.N (3 tháng tuổi, dân tộc Mông, xã La Pan Tẩn, huyện Mường Khương, Lào Cai) tử vong sau khi tiêm vaccine “5 trong 1” ComBe Five.

Trước đó, khoảng 8h ngày 3/6, bé được gia đình đưa đi tiêm chủng vaccine ComBE Five tại điểm tiêm của xã. Sau tiêm bệnh nhi không có phản ứng gì nên gia đình đưa về nhà.Đến 17h cùng ngày, bệnh nhi có biểu hiện sốt cao nên gia đình đưa đến trạm y tế xã cấp cứu rồi chuyển lên BV Sản – Nhi Lào Cai.

Theo hồ sơ bệnh án, bệnh nhi được chuyển đến BV trong tình trạng sốt cao li bì, thở ngáp, toàn thân tím tái, không bắt được mạch ngoại vi. Trong quá trình cấp cứu, điều trị tích cực, sức khỏe bệnh nhi tiếp tục diễn biến xấu. Dù đã được cấp cứu, nhưng đến 20h30 ngày 6/6, bệnh nhi đã tử vong.

Sau khi nhận được thông tin trẻ tử vong sau tiêm chủng, Sở Y tế Lào Cai đã cử đoàn công tác tới cơ sở tiêm tại địa phương để làm rõ vụ việc. Qua kiểm tra cho thấy, các khâu tiếp nhận vaccine, tổ chức tiêm chủng tại điểm tiêm đều chấp hành quy chuẩn an toàn của Bộ Y tế.

Ngoài ra, tại điểm tiêm của xã La Pan Tẩn ngày 3/6, có tất cả 17 trẻ tiêm chung một lô vaccine Combe Five nhưng chỉ có một trẻ bị phản ứng xấu dẫn tới tử vong.

Hiện tại, Sở Y tế Lào Cai đang phối hợp cùng các cơ quan chức năng làm rõ vụ việc. Đồng thời, đề nghị chính quyền địa phương cần tiếp tục chăm lo, động viên gia đình có trẻ tử vong; đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân về ý nghĩa của tiêm chủng mở rộng đối với sức khỏe của trẻ. (387)

  1.  Xin ý kiến Bộ Y tế mở rộng BV Đa khoa Trung ương Cần Thơ

UBND TP Cần Thơ đề nghị Bộ Y tế có ý kiến về chủ trương mở rộng công trình BV, vị trí dự kiến, quy mô diện tích. UBND TP Cần Thơ vừa có văn bản gửi Bộ Y tế về vị trí, quy mô diện tích đất mở rộng Bệnh viện (BV) Đa khoa Trung ương Cần Thơ.

Theo đó, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ đề nghị Bộ Y tế có ý kiến về việc xây dựng mở rộng BV Đa khoa Trung ương Cần Thơ làm cơ sở để TP triển khai thực hiện theo quy định.Các nội dung xin ý kiến gồm: Chủ trương mở rộng công trình BV Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Vị trí dự kiến bố trí là khu đất tiếp giáp BV Đa khoa Trung ương Cần Thơ hiện hữu, BV Huyết học – truyền máu Cần Thơ hướng ra đường Nguyễn Văn Cừ (thuộc phường An Khánh, quận Ninh Kiều). Quy mô diện tích khoảng 3,44 ha, trong đó diện tích xây dựng công trình của BV khoảng 3 ha, phần còn lại thuộc đường giao thông dự mở.

Trước đó, vào tháng 4-2019, văn phòng UBND TP có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP, giao cho Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận Ninh Kiều và các đơn vị có liên quan rà soát quy hoạch và hướng dẫn, hỗ trợ công tác quy hoạch mở rộng BV Đa khoa Trung ương Cần Thơ về hướng đường Nguyễn Văn Cừ. (282)

  1.  Cảnh báo quảng cáo lừa đảo người tiêu dùng có liên quan đến sản phẩm ZEAMBI Drops Multi – Vitamins

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa đưa ra cảnh báo có liên quan đến quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe ZEAMBI Drops Multi – Vitamins.

Theo đó, Cục cảnh báo hiện tại trên website:https://vietnamds.com/san-pham/vitamin-zeambi-drops-multi-vitamins-30ml/ đang quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe ZEAMBI Drops Multi – Vitamins vi phạm quy định quảng cáo, có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng.

Sản phẩm này được Công ty cổ phần y dược ĐẠI VIỆT, (Địa chỉ: Nhà số 5, tập thể công ty bao bì xuất nhập khẩu 27/7, Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm.

Cục An toàn thực phẩm đã mời Công ty lên làm việc, tuy nhiên đại diện công ty khẳng định sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe  ZEAMBI Drops Multi – Vitamins đang quảng cáo trên website https://vietnamds.com/san-pham/vitamin-zeambi-drops-multi-vitamins-30ml/  không phải do Công ty cổ phần y dược ĐẠI VIỆT thực hiện và  không chịu trách nhiệm về chất lượng, mức độ an toàn của sản phẩm trên website này.

Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý. Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo người tiêu dùng không mua thực phẩm bảo vệ sức khỏe ZEAMBI Drops Multi trên trang website/internet nêu trên.  (257)

  1.  Còn nhiều khó khăn trong triển khai Chương trình Mục tiêu y tế-dân số

QĐND Online - Sáng 8-6, tại Quảng Ninh, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị Cộng tác viên báo chí về Chương trình Mục tiêu y tế-dân số năm 2019.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Công Sinh, Phó vụ trưởng Vụ Tài chính-Kế hoạch, Chánh văn phòng 1125-Chương trình Mục tiêu y tế-dân số, nhấn mạnh, việc triển khai Chương trình Mục tiêu y tế-dân số đã giúp mạng lưới y tế Việt Nam được phát triển rộng khắp, kiểm soát các bệnh, dịch mới nổi, không có dịch lớn xảy ra; tiếp tục giảm số mắc, số tử vong của nhiều bệnh dịch nguy hiểm; bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ hơn 95% cho trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; tuổi thọ người dân được nâng cao...

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cũng chỉ ra việc Chương trình Mục tiêu y tế-dân số đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới như: Những mặt trái của quá trình phát triển đang làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh, tàn phế và tử vong sớm do bệnh tật; việc phân bổ kinh phí cho nhiệm vụ phòng, chống bệnh không lây nhiễm chưa hợp lý, chưa đáp ứng đủ theo nhu cầu thực tế; việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bảo đảm chất lượng cho người dân ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và vùng khó khăn vẫn còn hạn chế; nguồn lực để thực hiện Chương trình còn thiếu...

Chia sẻ một số nội dung trọng tâm về Chương trình Sức khỏe Việt Nam, ông Trần Quốc Bảo, Trưởng Phòng Kiểm soát bệnh không lây nhiễm (Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế), cho biết, sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người dân và của cả xã hội, là mục tiêu phát triển bền vững đồng thời là nhân tố quyết định để đạt được sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người dân, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các cấp, chính quyền, trong đó ngành y tế là nòng cốt. Chương trình Sức khỏe Việt Nam không phải là một chương trình mới mà đây là chương trình tổng thể nhằm kết nối các chương trình, dự án, đề án trong những lĩnh vực liên quan để tập trung thực hiện được các mục tiêu ưu tiên về sức khỏe.  (473)

  1.  Vụ đấu thầu lại dịch lọc thận: GĐ BV Đa khoa Cà Mau nói gì?

Vụ đấu thầu lại dịch lọc thận ở BV Đa khoa Cà Mau đang gây ra nhiều ý kiến khác nhau, để rộng đường dư luận, PLO đã trao đổi với GĐ Sở Y tế và lãnh đạo BV này.

Ngày 7-6, để tiếp tục làm rõ sự vụ Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau tổ chức đấu thầu lại dịch lọc thận, với giá cao hơn dịch lọc thận mà Sở y tế từng đấu thầu mua sắm tập trung, phóng viên PLO có trao đổi với các lãnh đạo liên quan.

Như chúng tôi đã phản ảnh, cuối năm 2017, Sở y tế tỉnh Cà Mau đã tổ chức đấu thầu tập trung mua sắm thuốc sử dụng chung cho toàn tỉnh. Trong danh mục đã có mặt hàng dịch lọc thận do Công ty dược Bình Định trúng thầu.

Theo quy định hiện hành, lý ra, tất cả các bệnh viện trong toàn tỉnh phải sử dụng dịch lọc thận này. Tuy nhiên, Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau đã cho tổ chức đấu thầu lại và sử dụng một loại dịch lọc thận khác từ kết quả đấu thầu này với giá cao hơn dịch lọc của Sở y tế đã đấu thầu.

Sự việc đã gây tranh cãi trong ngành y tế Cà Mau. Sở y tế khi phát hiện đã nhắc nhở, cho rằng đó là một sự nhầm lẫn và đề nghị kiểm điểm những người đã tham mưu mua sắm sai quy định này.

Lý giải về vấn đề này, sáng 7-6, ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở y tế Cà Mau, cho hay phía Bệnh viện có giải trình và qua rà soát thì dịch lọc thận được Bộ y tế cấp 2 mã số vừa là thuốc, vừa là vật tư y tế. Bệnh viện Cà Mau tổ chức đấu thầu lại dịch lọc thận ở hình thức vật tư y tế là không sai nếu các đơn vị tham gia đấu thầu đăng ký dịch lọc thận là vật tư y tế.

Vì sao phải đấu thầu lại trong khi quy định đã đấu rồi thì không đấu lại trừ những trường hợp bất khả kháng như thiên tai địch họa khiến nhà cung cấp không thể cung cấp?

Trả lời câu hỏi này, ông Dũng cho rằng phía Bệnh viện nói sử dụng dịch lọc của Công ty Bình Định khiến hệ thống máy lọc bị hư hỏng nhiều, vì không hoàn toàn tương thích. Với vấn đề làm sao biết được dịch đấu lại sẽ tương thích? Tiêu chí đó là gì?, ông Dũng nói: "Cái đó thuộc về chuyên môn, nên hỏi ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau".

Chúng tôi đã đặt câu hỏi trên với Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau, ông Bùi Đức Văn. Ban đầu ông Văn nói: "Hệ thống máy lọc thận của bệnh viện toàn của hãng BRAUN, nên sử dụng dịch lọc của hãng này là tương thích nhất".

"Nói vậy là tiêu chí lựa chọn dịch lọc mà Bệnh viện đưa ra để đấu thầu lại là dịch của hãng BRAUN? Như vậy là vi phạm luật đấu thầu, bởi không thể đưa tiêu chí cụ thể đến tên, nhãn hiệu hàng hóa?", chúng tôi đặt vấn đề.

Ông Văn giải thích lại: "Không phải tiêu chi là tên nhãn hiệu, mà ý muốn nói là nếu đơn vụ trúng thầu là dịch lọc của hãng cùng hiệu với máy thì tốt. Giả sử mà dịch lọc Bình Định trúng tiếp thì vẫn phải sử dụng của Bình Định thôi. Tiêu chí ở đây là các chỉ số về hàm lượng các chất trong dịch lọc".

Chúng tôi đã đề nghị ông cung cấp rõ bằng văn bản các tiêu chí mà ông vừa nói thì ông hẹn sẽ cung cấp sau.

Về việc ai, tổ chức nào đã tư vấn xác định tiêu chí dịch lọc thận thích ứng với hệ thống máy lọc của hãng BRAUN, ông Văn cho biết là một phần do đề nghị của hãng sản xuất máy, một phần do bộ phận cán bộ ở khoa lọc thận đề xuất lên. Và nó được xem xét bởi Hội đồng có các y bác sỹ và kỹ sư chuyên về lọc máu.

Lý giải về việc dịch lọc do Bệnh viện tổ chức đấu lại có giá cao hơn dịch lọc do Sở y tế đã đấu thầu mua sắm tập trung, ông Văn bảo rằng dù cao hơn nhưng sử dụng lời hơn vì nồng nộ cao, pha được nhiều hơn.  (792)

  1.  Bài 3: Thách thức từ bài toán “tính đúng, tính đủ”

Theo Sở Y tế TPHCM, khi lộ trình “tính đúng tính đủ” các yếu tố cấu thành giá viện phí vẫn còn chưa đi đến bước cuối cùng, nếu yêu cầu các bệnh viện (BV) tự chủ hoàn toàn sẽ có những khó khăn nhất định.

Với sự ra đời của Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công lập, và sau đó là Nghị quyết 93/NQ-CP năm 2014 về một số cơ chế chính sách phát triển y tế, nhiều BV trên cả nước đã từng bước đi vào tự chủ về tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính.

Đã tự chủ trên 80% chi thường xuyên

Thống kê từ Sở Y tế TPHCM đến nay cho thấy có 27/32 BV tuyến thành phố và 18/23 BV tuyến quận, huyện đã tự chủ được 100% chi thường xuyên. Tính chung thì tất cả các BV do Sở Y tế TPHCM quản lý đều tự chủ được trên 80% chi thường xuyên.

Không chỉ về tài chính, tự chủ còn tạo ra tác động tích cực lên đội ngũ lãnh đạo các cơ sở khám chữa bệnh công lập khi góp phần xây dựng nên những mô hình hợp tác công - tư đầu tiên. Có thể kể đến như mô hình phối hợp giữa BV Ung bướu TPHCM và BV Hồng Đức. Để giảm bớt hiện tượng quá tải tại cơ sở khám chữa bệnh ung thư hàng đầu phía Nam, nhiều ca bệnh điều trị theo yêu cầu sẽ được các bác sĩ Ung bướu thực hiện điều trị tại Hồng Đức. Sau đó, bệnh nhân có thể chọn theo dõi hậu phẫu, hồi phục tại đây hoặc quay về Ung bướu.

Chỉ tiếc, dù Nghị quyết 93 có nói rằng “Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công được cử công chức, viên chức làm việc tại BV tư” nhưng theo ghi nhận từ Sở Y tế TPHCM, vì chưa có hướng dẫn pháp lý đủ cụ thể nên mới có vài BV linh động được, còn lại nhiều nơi khác vẫn chưa “dám” làm vì “nếu kiểm toán vô thì sẽ rất khó cho BV”, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM Tăng Chí Thượng tâm tư.

Dù vậy, sau thông tin về việc cho phép thí điểm tự chủ hoàn toàn tại 4 BV hàng đầu thuộc Bộ Y tế (Nghị quyết 33/NQ-CP) hôm 19/5 vừa qua, cỗ máy khám chữa bệnh công lập được kỳ vọng sẽ có thêm “gia tốc” để chuyển động nhanh hơn. “Trước đây có bao nhiêu thì làm bấy nhiêu, hết thì chịu, không phát triển được nữa. Nay thì BV có thể tự đầu tư nguồn lực để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và nghiên cứu phát triển. Tự chủ còn có thể tạo ra sự cạnh tranh minh bạch giữa các BV, không chỉ về hạ tầng vật chất mà cả về nguồn nhân lực, và xa hơn là cạnh tranh thu hút người đến khám chữa bệnh”, ông Tăng Chí Thượng nhận định.

Tất nhiên, đây đó vẫn sẽ có những nghi ngại cho rằng với những BV công đang ở tốp đầu về nhân lực lẫn trang thiết bị, bệnh nhân “đuổi đi còn không hết”, thì chẳng có nhu cầu phải cạnh tranh gì nữa. Thế nhưng, với nhà quản lý ngành y tế TPHCM Tăng Chí Thượng, đây chỉ là thực tế ngắn hạn bởi luồng gió tự chủ một khi đã nổi lên sẽ khiến các BV phải thay đổi rất nhanh so với trước đây. “Đừng nghĩ mình có thể mãi độc quyền về kỹ thuật và con người. Mười năm trước đây chỉ có Viện Tim thực hiện được các ca mổ tim. Nay thì nhiều nơi khác cũng làm được rồi. Theo thời gian thì các BV sẽ phải thay đổi hết”.

Hiệu quả hơn nếu có thêm cơ chế

Theo chủ trương mà Bộ Y tế đã kiến nghị và được Chính phủ đồng ý, trong tương lai, giá dịch vụ y tế sẽ thực hiện theo chủ trương “tính đúng, tính đủ”. Tuy nhiên trong 7 yếu tố cấu thành giá viện phí, vẫn còn 3 yếu tố chưa được “tính đủ” gồm: Sửa chữa lớn tài sản; Khấu hao nhà cửa, trang thiết bị lớn; Chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Do đó, theo Sở Y tế TPHCM, khi lộ trình “tính đúng, tính đủ” vẫn còn chưa đi đến bước cuối cùng, nếu yêu cầu các BV tự chủ hoàn toàn sẽ có những khó khăn nhất định. Bởi lẽ mỗi BV đều có những chức năng riêng. Các BV chuyên khoa (BV sản, BV mắt…) về góc độ nào đó sẽ có lợi thế hơn về nguồn thu. Trong khi đó, các BV đa khoa với tỷ lệ các ca bệnh nặng lớn hơn, đương nhiên sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Đây là thực tiễn đã được khẳng định từ nhiều năm qua tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập ở TPHCM.

Chia sẻ quan điểm này, TS. BS Đặng Huy Quốc Thịnh - Phó Giám đốc BV Ung bướu TPHCM - cho rằng Bộ Y tế rất hiểu mức thu viện phí hiện chưa phản ánh đúng và đủ chi phí cấu thành giá dịch vụ y tế nhưng với điều kiện của người dân hiện nay nên Chính phủ vẫn chưa cho phép tăng giá viện phí thêm nữa. Do đó, có thể nói các BV chưa đủ tích lũy cho Quỹ Phát triển sự nghiệp để tái đầu tư.

Đơn cử, dù có quyền chủ động triển khai kỹ thuật mới, nhưng BV Ung bướu vẫn phải tự xoay sở kinh phí để nhân lực được đào tạo thêm chuyên môn. Còn chuyện cán bộ y tế tại đây được huấn luyện ở nước ngoài chủ yếu xuất phát từ các các nguồn tài trợ và học bổng tự “săn”.

Đáng lo hơn, theo vị lãnh đạo này, hiện tại cả trượt giá lẫn chi phí đầu tư vào công nghệ thông tin thậm chí còn chưa được “gọi tên” trong 7 nhóm chi phí cấu thành giá dịch vụ y tế. Trong khi đó, với chức năng khám chữa bệnh toàn dân, các BV càng không thể đứng ngoài cuộc chuyển mình của cách mạng công nghiệp 4.0.

BV Ung bướu TPHCM Cơ sở 2 cũng được đầu tư hàng chục tỷ đồng cho công nghệ thông tin. Theo thiết kế, Cơ sở này cũng sẽ có 1.000 giường - bệnh nhân mỗi người một giường. Phòng ốc, thiết bị khám chữa bệnh được đầu tư đầy đủ và hết sức hiện đại. Với thiết kế, trang bị và chất lượng dịch vụ tốt hơn hẳn, các đòi hỏi về chi phí vận hành, duy tu, bảo dưỡng, vệ sinh, an ninh… cũng sẽ cao hơn rất nhiều. Ví dụ chi phí tiền điện hiện nay vài trăm triệu/tháng có thể sẽ phải lên đến 2-3tỷ đồng/tháng. Trong khi lượng bệnh nhân là hữu hạn (chuyển từ cơ sở 1 sang) và BV vẫn phải thu viện phí theo khung giá quy định hiện hành nên khả năng không thể đảm đương nổi.

“Phải có cơ chế hỗ trợ tài chính nào đó cho các BV công được đầu tư lớn, có thể là cơ chế thu phù hợp hơn. Một BV ra đời không chỉ để tồn tại mà còn cần phải phát triển hơn nữa. Vậy nên, nếu cho tự chủ mà vẫn thu theo quy định hiện nay thì rất khó cho các BV có thể vận hành suôn sẻ, chưa nói tới tái đầu tư phát triển”, ông Đặng Huy Quốc Thịnh quan ngại.

Đây là bài toán tới lúc này vẫn chưa có câu trả lời cụ thể dù Cơ sở 2 - BV Ung bướu dự kiến sẽ đi vào hoạt động từng phần ngay từ 30/9 tới.

Ghi nhận về tình hình tự chủ ở các BV tại TPHCM cũng cho thấy hiện những cơ sở khám chữa bệnh này mới chỉ có thể tự “quyết” phần tuyển dụng - trả lương - sa thải với nhân viên hợp đồng. Còn nếu muốn tuyển dụng nhân sự biên chế thì vẫn phải có đề án vị trí việc làm được các cấp có thẩm quyền như Sở Y tế và Sở Nội vụ phê duyệt.

“Vì là BV công nên khi đã tuyển dụng vào biên chế rồi, muốn cho người ta nghỉ việc thì phải qua quá trình đánh giá chứng minh vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức, chuyên môn yếu kém v.v…, tức là về mặt quản lý, BV sẽ đối mặt với rất nhiều rắc rối. Ngoài ra, vì các BV đều được Sở Y tế ‘chấm điểm’ quản lý chất lượng hàng năm nên nếu sa thải nhiều nhân sự thì BV cũng lo bị rớt điểm, tụt hạng”, một nhà quản lý cơ sở y tế chia sẻ thêm. Vậy là để BV có thể tự chủ hoàn toàn, vẫn còn rất nhiều vướng mắc cần tháo gỡ. (1552)

  1.  Chính sách ưu đãi dành cho người cai nghiện tự nguyện

Thời gian qua, việc người nghiện sử dụng cùng lúc nhiều loại ma túy diễn ra ngày càng phổ biến. ATS (ma túy tổng hợp) và các chất hướng thần đã gây rối loạn tâm thần, “ngáo đá” và đây cũng là nguyên nhân của nhiều vụ án hình sự nghiêm trọng…

Cơ sở cai nghiện ma túy chuyển đổi thành cơ sở đa chức năng

Theo con số thống kê của Bộ Công an, tính đến tháng 11-2018, cả nước có 225.099 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Trong đó, người sử dụng ATS chiếm tới 70% trong tổng số người nghiện. Hiện nay, có khoảng gần 550 loại ma túy tổng hợp. Đáng nói, số người sử dụng ATS ở các tỉnh miền Trung, miền Nam có thể lên tới 85%. Đây cũng là nguyên nhân của một số vụ trọng án do các đối tượng “ngáo đá” gây ra trong thời gian qua. Có thể kể đến những vụ án nghiêm trọng mà đối tượng bị "ngáo đá" là hung thủ: Trương Tín, SN 1990, trú tại quận Tân Bình, TP HCM, sát hại 3 người trong gia đình; Hoàng Minh Hậu, SN 1983, trú tại TX Ba Đồn, Quảng Bình, sát hại bé trai 9 tuổi; ca sĩ Châu Việt Cường tước đi sinh mạng của người bạn gái...

Trong khi đó, theo con số thống kê của cơ quan chức năng, tính đến tháng 11-2018, cả nước có 120 cơ sở cai nghiện, giảm 25 cơ sở so với năm 2014. Các cơ sở cai nghiện ma túy chuyển đổi thành cơ sở đa chức năng (cai nghiện tự nguyện, cai nghiện bắt buộc, cơ sở xã hội, điều trị methadone…) với tổng số người đang được điều trị, cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện hơn 34.480 học viên. Có 28 tỉnh, TP xây dựng kế hoạch cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng theo Đề án đổi mới công tác cai nghiện.

Về phác đồ điều trị, cai nghiện ma túy, Chính phủ đã giao cho Bộ Y tế chủ trì. Ngày 1-3-2019, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 786/QĐ-BTY hướng dẫn can thiệp lạm dụng ma túy tổng hợp dạng Amphetamine. Theo đó, Bộ Y tế nêu, sử dụng ma túy tổng hợp nói chung và các chất kích thích dạng Amphetamine (ATS) nói riêng đang là một vấn đề khá phức tạp ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Thực tế cho thấy, trong số người sử dụng ma túy tổng hợp, phần lớn họ sử dụng và lạm dụng các chất kích thích dạng Amphetamine.Với xu hướng ra đời liên tục của nhiều loại ma túy tổng hợp mới cũng như sự gia tăng số người lạm dụng ma túy tổng hợp, việc lạm dụng ma túy tổng hợp đã không chỉ ảnh hưởng đến người bệnh, làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng đến gia đình, cộng đồng, ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội, kinh tế và chính trị. Một số người bệnh có rối loạn tâm thần (hay còn gọi là ngáo đá) đó cũng là những tác động tiêu cực dễ thấy và là bệnh lý cùng như nguyên nhân tử vong thường gặp ở người lạm dụng ATS.

Người cai nghiện được hỗ trợ 95% chi phí…

Về vấn đề đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, theo Thông tư liên tịch số 17/2000 (Bộ Công an - Bộ Y tế - Bộ LĐ-TB&XH), phải xác định tình trạng nghiện để đảm bảo quyền con người và đảm bảo chính xác tình trạng bệnh sau khi người nghiện đã qua thời gian giáo dục tại tại xã, phường và cai nghiện tại gia đình, cộng đồng mà vẫn tái nghiện (phụ thuộc ma túy). Đối với người nghiện không có nơi cư trú ổn định sẽ tạm thời đưa vào cơ sở xã hội ở địa phương. Sau đó, nếu xác định tình trạng nghiện, tòa án quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện ma túy công lập sẽ được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 95% chi phí sàng lọc, đánh giá mức độ nghiện, thực hiện các dịch vụ xét nghiệm y tế theo chỉ định của bác sỹ… Đối với người nghiện ma túy bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 136/2016/NĐ-CP. Mức hỗ trợ chỗ ở đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện (bao gồm cả các cơ sở đa chức năng có cai nghiện tự nguyện). Đối với mức chi cho công tác tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình và cộng đồng, chi lập hồ sơ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình và cộng đồng là 30.000 đồng/hồ sơ.

Chi hỗ trợ tổ công tác cai nghiện ma túy (do Chủ tịch UBND cấp xã quyết định thành lập) khi tham gia công tác thẩm tra, xét duyệt hồ sơ, điều trị, quản lý, bảo vệ, tư vấn, hỗ trợ người cai nghiện ma túy, bao gồm: chi hỗ trợ công tác quản lý; chi hỗ trợ cán bộ tham gia công tác điều trị cai nghiện ma túy trong thời gian điều trị cắt cơn nghiện ma túy tập trung tại cộng đồng; chi hỗ trợ cho cán bộ được giao nhiệm vụ tư vấn về tâm lý, xã hội cho người cai nghiện ma túy...

Trường hợp người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình và cộng đồng thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, người chưa thành niên, người thuộc diện bảo trợ xã hội, người khuyết tật, được hỗ trợ một lần tiền thuốc điều trị cắt cơn nghiện ma túy bằng mức hỗ trợ đối với các đối tượng cai nghiện ma túy tự nguyện trong cơ sở cai nghiện ma túy công lập theo quy định của địa phương.Thông tư liên tịch số 17/2000 có hiệu lực thi hành từ ngày 10-2-2019. (1077)

 

 

  1.  Cảnh giác với bệnh đến từ không khí

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương- Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), ô nhiễm không khí là nguy cơ môi trường lớn nhất đối với sức khỏe. Các chất ô nhiễm kích thước nhỏ trong không khí có thể xâm nhập vào hệ thống hô hấp và tuần hoàn của con người, gây tổn thương đến phổi, tim và não.

Dẫn báo cáo của Liên hợp quốc, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương cho hay, ô nhiễm kích thước nhỏ trong không khí làm 7 triệu người chết sớm mỗi năm do bệnh tật. Trong đó có tới  90% các trường hợp mắc bệnh ở những nước có thu nhập thấp và trung bình. Mỗi năm có gần 4 triệu người tử vong sớm vì ô nhiễm không khí tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, trong những năm qua số bệnh nhân bị bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí ngày càng tăng. Số trẻ em nhập viện để điều trị các bệnh hen suyễn, khuẩn hô hấp, ho,… tại một số bệnh viện ở Hà Nội và TP HCM ngày một gia tăng. Các chuyên gia y tế dự báo, số ca mắc ung thư, trong đó có ung thư phổi sẽ tăng mạnh trong 5 năm tới.

Theo các chuyên gia y tế ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ, nhất là các bệnh lý về đường hô hấp, tim mạch, bệnh do dị ứng hay các bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh hoặc nhiều bộ phận khác trong cơ thể. Tuy nhiên, tuỳ theo từng chất ô nhiễm trong không khí sẽ làm tăng tỉ lệ bệnh tật và tử vong của những người sống trong đó.

Chia sẻ về tác động của ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí đến sức khoẻ của con người, ThS. BS Lê Anh Tuấn- bác sĩ khoa Mũi Xoang, BV Tai Mũi Họng Trung ương cho rằng, tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khoẻ là rất lớn, đặc biệt là ô nhiễm không khí tác động đến đường hô hấp của con người mà trong đó, mũi và họng là cửa ngõ của đường hô hấp - nơi trực tiếp tiếp xúc với không khí. Biểu hiện đầu tiên khi bị bệnh là mũi họng như hắt hơi, chảy mũi rồi các bệnh khác trong tai – mũi – họng như viêm mũi, viêm tai giữa, viêm xoang, dị ứng, viêm họng, viêm thanh quản,…

Tại Lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới với chủ đề “Ô nhiễm không khí” vừa được Bộ Y tế tổ chức, Cục Quản lý môi trường y tế cũng kêu gọi các cơ sở y tế cùng chung tay hành động để góp phần giảm thiểu ô nhiễm không khí cũng như hạn chế tác động của ô nhiễm không khí tới sức khỏe, thông qua việc tiếp tục thực hiện tốt việc xây dựng cơ sở y tế xanh-sạch-đẹp, cơ sở y tế không khói thuốc; Tăng cường quản lý và xử lý chất thải y tế đúng theo quy định, ưu tiên sử dụng các công nghệ thân thiện với môi trường…   (564)

  1. 5 tháng đầu năm 2019 xảy ra 30 vụ ngộ độc thực phẩm

Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong tháng 5-2019, toàn quốc đã xảy ra 8 vụ ngộ độc thực phẩm làm 218 người nhập viện, trong đó có 2 trường hợp tử vong.

Nguyên nhân các vụ ngộ độc được xác định do vi sinh vật, độc tố tự nhiên. Như vậy, trong 5 tháng đầu năm nay, toàn quốc đã xảy ra 30 vụ ngộ độc thực phẩm làm 798 người nhập viện và 5 người tử vong. Bộ Y tế cảnh báo, mùa hè thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, vi rút phát triển dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm tăng cao. Vì vậy, cần lựa chọn, mua và sử dụng thực phẩm còn tươi, có nhãn mác, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm và nên thực hiện “ăn chín, uống sôi”.

* Cũng theo báo cáo của Bộ Y tế về tình hình dịch bệnh, 5 tháng đầu năm nay, cả nước có gần 14,4 nghìn trường hợp mắc tay chân miệng (2 trường hợp tử vong); 58,2 nghìn trường hợp mắc sốt xuất huyết (3 trường hợp tử vong); 3,4 nghìn trường hợp mắc sởi (1 trường hợp tử vong). (226)

  1.  Tự chủ tài chính: “Cởi trói” cho các bệnh viện

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Nghị quyết cho phép 4 “siêu” bệnh viện (BV) sẽ thí điểm thực hiện tự chủ tài chính toàn diện. Đây là cơ hội giúp các BV phát huy được sự chủ động, nâng cao trình độ khám chữa bệnh. Tuy nhiên cũng không ít người lo ngại “vì tiền” mà người bệnh sẽ bị BV tìm mọi cách tận thu.

Chủ động phát triển kỹ thuật cao

Chỉ sau một ngày trải qua “đại phẫu” cắt thùy phổi tại BV Bạch Mai, bà Nguyễn Thị H (59 tuổi, ở Bắc Giang) đã tỉnh táo, ngồi dậy và trò chuyện được với mọi người. Bà H rất vui vì mình không đau đớn nhiều, lại được các y, bác sĩ chăm sóc tận tình.

Bà H là 1 trong 2 bệnh nhân đầu tiên được điều trị bằng kỹ thuật mới - phương pháp cắt thổi phổi nội soi một đường rạch. Phương pháp này chỉ rạch một đường nhỏ và không dùng dụng cụ để banh lồng ngực của bệnh nhân nên bệnh nhân sẽ đỡ đau hơn rất nhiều, giảm thời gian nằm viện, giảm ảnh hưởng đến chức năng phổi sau phẫu thuật. Kỹ thuật này đã được sự hỗ trợ của Dr Diego Gonzaler Rivas - một chuyên gia hàng đầu thế giới về phẫu thuật lồng ngực.

Thay đổi phong cách, thái độ phục vụ, liên tục ứng dụng các kỹ thuật cao vào điều trị, máy móc hiện đại, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh là những việc mà BV Bạch Mai đã chuẩn bị trong nhiều năm nay để thu hút bệnh nhân, tiến tới tự chủ tài chính 100%.Ông Dương Đức Hùng – Trưởng phòng Kế hoạch tài chính (BV Bạch Mai) nhận định, tự chủ tài chính là tất yếu trong cơ chế thị trường. Điều này phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các BV. Thời gian qua, BV Bạch Mai cũng đã tự chủ được nhiều việc như: Trả lương cho nhân viên; xã hội hóa để đưa về cho BV nhiều máy móc hiện đại mà nếu chỉ trông chờ vào ngân sách thì còn lâu mới có. BV Bạch Mai đang có nhiều máy móc hiện đại nhất, phục vụ công tác khám chữa bệnh.

“Một số BV công phía Nam đang chảy máu chất xám trầm trọng khi nhiều bác sĩ giỏi bỏ sang BV tư. Nguyên nhân chủ yếu là do lương mà BV công trả không xứng đáng với đầu tư học tập, trình độ chuyên môn của họ. Bây giờ, nếu như được tự chủ, Giám đốc BV được quyền tuyển nhân viên và trả lương theo đúng năng lực của họ, có thể cao hơn nhiều lần lương trung bình mà không cần câu nệ vào quy định lương cơ bản” - ông Hùng phân tích.

Ông Nguyễn Nam Liên - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) đánh giá, điểm được nhất khi thực hiện tự chủ tài chính là tạo sự cạnh tranh giữa các cơ sở y tế. Các BV khi tự chủ đã thực hiện nhiều giải pháp để phát triển chuyên môn kỹ thuật cao như ghép tạng, tán sỏi ngoài cơ thể, phẫu thuật nội soi, tim mạch, chẩn đoán và điều trị ung thư sớm...

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa thông qua Nghị quyết 33/NQ-CP “Về thí điểm tự chủ của 4 Bệnh viện thuộc Bộ Y tế” (BV Bạch Mai, BV Việt Đức, BV K T.Ư, BV Chợ Rẫy). Mục tiêu của Nghị quyết nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực của BV nhằm nâng cao năng lực, chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân; tiếp tục phát huy truyền thống, uy tín của các BV; duy trì và phát triển các trung tâm kỹ thuật cao phục vụ không chỉ cho người Việt Nam mà cả người nước ngoài.

Quyền đi liền trách nhiệm

Theo ông Liên, hiện nay, về tự chủ tài chính, các đơn vị y tế được phân loại theo 4 nhóm: Tự đảm bảo chi thường xuyên và đầu tư; tự đảm bảo chi thường xuyên; tự đảm bảo một phần chi thường xuyên; đơn vị do ngân sách đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên.

Số thống kê chưa đầy đủ của 55 tỉnh/thành phố cho thấy, so với ngân sách cấp cho các BV năm 2016, năm 2017 giảm khoảng gần 5.740 tỷ đồng, năm 2018 giảm thêm 3.208 tỷ đồng. Các tỉnh, thành phố có số giảm nhiều như TP.Hồ Chí Minh giảm khoảng 1.320 tỷ đồng, TP.Hà Nội giảm 520 tỷ đồng, Thái Nguyên khoảng 340 tỷ đồng, Nghệ An khoảng 330 tỷ đồng, Hà Tĩnh 200 tỷ đồng, Bình Định 300 tỷ đồng...

(nguồn Bộ Y tế)

“Các đơn vị có mức độ tự chủ tài chính cao thì được tự chủ cao hơn trong các hoạt động chuyên môn, tổ chức bộ máy, biên chế và sử dụng nguồn tài chính. Với các đơn vị tự chủ thường xuyên và đầu tư (như BV Bạch Mai, K T.Ư. Chợ Rẫy, Việt Đức) thì có thể thành lập Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát. Các BV này cũng có thể tự quyết định tuyển nhân lực, được tự trả lương theo hiệu quả công việc như doanh nghiệp” - ông Liên nói.

Ông Liên cũng nói thêm, để tạo điều kiện cho các BV tự chủ, tới đây viện phí cho đối tượng tham gia BHYT cũng sẽ được điều chỉnh theo hướng tính đúng, tính đủ (hiện nay giá viện phí mới tính 5/7 yếu tố cấu thành). Theo lộ trình, giá viện phí sẽ được tính đủ cả 7/7 yếu tố vào năm 2021.

Còn đối với khám chữa bệnh dịch vụ, Bộ Y tế cũng chuẩn bị ban hành Thông tư hướng dẫn việc xây dựng giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu ở các cơ sở khám chữa bệnh công lập. Thông tư sẽ quy định phương pháp tính giá theo nguyên tắc được tính đúng tính đủ chi phí và có tích lũy để tái đầu tư. Như vậy, các BV sẽ được quyết định mức thu các dịch vụ khám chữa bệnh. “Các cơ sở y tế sử dụng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị được Nhà nước đầu tư để tổ chức hoạt động khám chữa bệnh theo yêu cầu thì mức giá không được vượt quá mức giá tối đa do Bộ Y tế ban hành. Còn các đơn vị tự chủ hoàn toàn (cơ sở tự xây, máy móc tự mua, nhân viên tự trả lương) thì có thể tự xây dựng mức giá, tuy nhiên phải thực hiện kê khai giá công khai cho người bệnh lựa chọn” - ông Liên nhấn mạnh.

Theo ông Liên, khi các BV được tự quyết định giá viện phí, bệnh nhân có điều kiện kinh tế sẽ được lựa chọn điều kiện khám chữa bệnh tốt hơn, có thể yêu cầu BV mời các chuyên gia nước ngoài đến khám chữa bệnh cho mình mà không phải đi sang “đất khách quê người”. Bộ Y tế cũng sẽ đổi mới phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT, thực hiện thanh toán theo định suất, theo trường hợp bệnh, nhóm bệnh đã chẩn đoán.

Về lo lắng “tự chủ” sẽ khiến các BV tăng giá, lạm dụng xét nghiệm để tận thu, ông Hùng khẳng định, điều đó là khó vì giá viện phí của người tham gia BHYT không tăng. Tại BV Bạch Mai hơn 80% người bệnh có BHYT nên đối tượng này không hề bị ảnh hưởng. Chỉ có những người khám chữa bệnh theo yêu cầu mới chịu giá viện phí “theo yêu cầu”. Tuy nhiên, họ sẽ nhận được dịch vụ “đáng đồng tiền bát gạo”.

Tuy nhiên, ông Hùng cho rằng, cần phải thí điểm tự chủ ở nhiều hạng BV, BV tỉnh, huyện. “BV Bạch Mai là BV tuyến cuối, có đặc thù riêng cũng đã có thương hiệu, nên không thể áp mô hình Bạch Mai cho các BV khác. Cần phải thí điểm tự chủ ở nhiều hạng BV mới có thể tìm ra được các vấn đề cần rút kinh nghiệm, để sau này có thể thực hiện tự chủ ở tất cả các BV.  (1440)

  1.  Giá viện phí cần tính đúng, tính đủ

Theo  GS-TS Trần Văn Thuấn (ảnh), Giám đốc BV K, tự chủ tăng nguồn thu cho BV đồng thời tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ kỹ thuật tiên tiến.

Lâu nay, BV K đã tự chủ tài chính một phần. Cơ chế tự chủ đã đem lại lợi ích gì cho BV và người bệnh thưa ông?

- Thời gian qua, BV chủ động huy động các nguồn ngoài ngân sách để đầu tư cơ sở, trang thiết bị nhằm phát triển kỹ thuật, nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị. Chính vì vậy, người bệnh đến khám chữa bệnh tại BV K đã được tiếp cận với những dịch vụ kỹ thuật công nghệ cao như chụp PET/CT, xạ trị đa mức năng lượng…  Ngoài ra, BV chú trọng việc đào tạo, đào tạo liên tục và đào tạo lại đội ngũ y, bác sĩ, người lao động về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp… nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, sánh ngang với các bệnh viện trong khu vực và quốc tế...

Người ta thường nói “tiền nào của nấy”, nếu chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao như vậy thì giá viện phí liệu có là gánh nặng của người bệnh không thưa ông?

- Khi giao quyền tự chủ tài chính, đòi hỏi các BV phải thay đổi tinh thần thái độ phục vụ tốt hơn, năng động hơn trong quản lý, chặt chẽ hơn trong tổ chức để đảm bảo nâng cao chất lượng BV. Đảm bảo tự chủ về tài chính hoàn toàn phải đảm bảo được nguồn thu, trong đó có cơ chế thoáng về giá dịch vụ. Tuy nhiên, về giá dịch vụ thì Nghị quyết 33/NQ-CP mà Thủ tướng Chính phủ ký cũng đã quy định rõ: Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT sẽ áp dụng theo giá dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT do Bộ Y tế ban hành.Còn giá dịch vụ y tế theo yêu cầu thì Bộ Y tế ban hành khung giá riêng với mục tiêu tính đúng tính đủ, có tích lũy trên cơ sở tham khảo giá của các BV tư nhân và các BV có vốn đầu tư ở nước ngoài tại Việt Nam. BV được quyết định giá dịch vụ y tế đối với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu trong phạm vi khung giá do Bộ Y tế ban hành và thực hiện kê khai giá, niêm yết giá theo quy định của pháp luật về giá.

Ông có thể cho biết những khó khăn, vướng mắc  khi thực hiện tự chủ tài chính?

- Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết, đồng bộ về thực hiện cơ chế tự chủ đối với ngành y tế; Số lượng bệnh nhân tăng nhanh nên việc bố trí điều kiện cơ sở vật chất và nhân lực chưa thật sự đáp ứng được với yêu cầu; Cơ chế phân cấp, phân quyền còn nhiều hạn chế, mức phân cấp thấp, quy trình và thời gian phê duyệt các hoạt động mua sắm chậm trễ, kéo dài.

Bên cạnh đó, giá dịch vụ y tế chưa tính đủ chi phí vì giá viện phí mới tính 4/7 yếu tố cấu thành giá. Vẫn còn 3 yếu tố chưa được tính vào giá viện phí là khấu hao tài sản - trang thiết bị, điện nước, đào tạo - nghiên cứu khoa học. Nếu giá viện phí được tính đúng, tính đủ thì khi thực hiện tự chủ, BV sẽ đỡ khó khăn hơn...

Nên giao cho đơn vị độc lập giám sát

Khi tự chủ hoàn toàn, các BV rất có thể chạy theo “phát triển” dịch vụ điều trị, xét nghiệm, trang thiết bị... những gì can thiệp vào bệnh nhân, nhằm thu hồi vốn nhanh. Cùng đó là việc lạm dụng xét nghiệm, chiếu chụp để tận thu trên bệnh nhân.Thực tế chúng ta vẫn đang thiếu chính sách để quản tự chủ. Điều này có thể đẩy người bệnh vào tình thế "thiệt đơn thiệt kép", bởi khi liên doanh liên kết, giá thiết bị, máy móc bị đẩy cao, viện phí sẽ tăng. Hơn nữa, 4 BV này là BV tuyến đầu, các bệnh nhân cũng không có lựa chọn nào khác nếu như bị bệnh nặng.

Do đó, khi thực hiện thí điểm tự chủ tài chính tại 4 BV thì cần phải giao cho một đơn vị độc lập giám sát, đánh giá mới khách quan, chính xác. Việc giám sát, đánh giá độc lập là để xem xét có hay không tình trạng lẫn lộn công tư và sự tư lợi, vì những BV này vẫn đang là BV công. (TS Trần Tuấn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đào tạo và Phát triển cộng đồng).

Cần quy định chi tiết về tự chủ tài chính

Chính phủ và các bộ, ngành ở T.Ư vẫn chưa ban hành được văn bản hướng dẫn chi tiết, đồng bộ để thực hiện cơ chế tự chủ đối với ngành y tế. Ngày 19/5/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 33 về thí điểm tự chủ toàn diện đối với 4 BV thuộc Bộ Y tế; song đối với các BV còn lại chưa có văn bản hướng dẫn nào. Điều này dẫn đến các đơn vị y tế còn lúng túng, mỗi đơn vị làm một kiểu, dẫn đến sai sót trong quá trình thực hiện. Cùng với đó, cơ chế về phân cấp, phân quyền còn nhiều hạn chế, yếu kém. Đơn cử, được giao tự chủ về tài chính, nhưng lại chưa được giao tự chủ về các nội dung khác như tự chủ về bộ máy, tổ chức, tự chủ về cơ chế thu… Nhiều BV được giao tự chủ toàn bộ chi phí chi thường xuyên, nhưng lại chưa được tự chủ về tổ chức bộ máy, nhân lực. Hầu hết các BV tuyến tỉnh chưa tuyển đủ số nhân lực theo định mức tối thiểu trên giường bệnh được giao. Nhiều địa phương đã ban hành chính sách thu hút bác sĩ trẻ, bác sĩ giỏi, các chuyên gia, nhưng trong quá trình thực hiện chưa đáp ứng được thu nhập. (1065)

  1.  Bệnh nhân có BHYT từ Trảng Bàng được chuyển thẳng lên TP.HCM

Cụ thể, bệnh nhân được chuyển đến các bệnh viện Thống Nhất, Chợ Rẫy, Đại học Y Dược TP.HCM, Quân y 175, bệnh viện thành phố và quận, huyện, ngoài công lập, phòng khám đa khoa...

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người có thẻ BHYT tại vùng giáp ranh được cấp cứu, điều trị kịp thời, ngày 8.6 Sở Y tế tỉnh Tây Ninh cho biết vừa thống nhất với BHXH cho phép Trung tâm y tế H.Trảng Bàng (Tây Ninh) được chuyển bệnh nhân, trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn, đến các cơ sở khám chữa bệnh tại TP.HCM (không cần giấy chuyển tuyến của Bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh).

Cụ thể, bệnh nhân được chuyển đến các bệnh viện Thống Nhất, Chợ Rẫy, Đại học Y Dược TP.HCM, Quân y 175, bệnh viện thành phố và quận, huyện, ngoài công lập, phòng khám đa khoa...

Theo Sở Y tế Tây Ninh, có 77 danh mục các bệnh chuyển tuyến từ Trảng Bàng đi thẳng TP.HCM điều trị.

Trong đó, có các bệnh về nhiễm trùng và ký sinh trùng (lao hệ thần kinh; viêm gan A có hôn mê gan, viêm gan virus B mạn, có đồng nhiễm virus D; HIV gây u ác tính); bệnh về các khối u ác tính; bệnh của máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn liên quan đến cơ chế miễn dịch; bệnh đái tháo đường; bệnh hệ thần kinh... (260)

  1.  Cà Mau chính thức có Giám đốc Sở Y tế sau hơn một năm “khuyết” vị trí

Sau hơn một năm “khuyết” vị trí Giám đốc chính thức, Sở Y tế tỉnh Cà Mau vừa có Giám đốc Sở. Này 8/6, theo nguồn tin của PV Dân trí, UBND tỉnh Cà Mau vừa triển khai quyết định phân công Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau. Theo đó, ông Nguyễn Văn Dũng, quyền Giám đốc Sở Y tế được phân công chính thức làm Giám đốc Sở này.

Ông Nguyễn Văn Dũng (53 tuổi, quê huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) có trình độ bác sĩ chuyên khoa II, chuyên ngành Quản lý y tế. Từ năm 2012, ông Dũng là Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau.

Vào cuối tháng 12/2017, ông Huỳnh Quốc Việt không đủ điều kiện tái bổ nhiệm lại chức vụ Giám đốc Sở, nên ông Dũng được phân công phụ trách Sở Y tế. Đến tháng 8/2018, ông Dũng làm quyền Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau.

Trước đó, ông Huỳnh Quốc Việt (nguyên Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau) đã bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo cả về mặt Đảng và chính quyền.Ông Việt bị kỷ luật vì thiếu kiểm tra, giám sát nên để xảy ra việc kế toán và thủ quỹ của Sở Y tế tỉnh Cà Mau (thời ông Việt làm Giám đốc) chiếm dụng nhiều tỉ đồng tiền học phí của sinh viên. Ngoài ra, ông Việt cũng liên quan đến việc điều động nhân sự trong ngành có nhiều thiếu sót, chưa chặt chẽ và kỷ luật Đảng cán bộ trong ngành không đúng quy trình. Do trong quản lý và điều hành để xảy ra nhiều sai sót nên khi hết thời hạn bổ nhiệm Giám đốc Sở Y tế, ông Huỳnh Quốc Việt không được tái bổ nhiệm lại


Thăm dò ý kiến