Điểm tin y tế tháng 8.2019

14/08/2019 | 09:27 AM

 | 

 

  1.  Bộ trưởng Công an và Bộ trưởng Y tế cùng nhau tập thể dục giữa giờ

Tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ Công an đã cùng các đại biểu tập bài tập thể dục giữa giờ.

Theo tạp chí Gia Đình Mới, chiều 12/6, Bộ Y tế và Bộ Công an tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện quy chế phối hợp số 03/QC-BCA-BYT (ngày 26/9/2013) giữa Bộ Y tế và Bộ Công an về công tác đảm bảo an ninh, trật tự trong lĩnh vực y tế.

Trong giờ giải lao của Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã cùng Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm đã cùng thực hiện bài tập thể dục trong 3 phút.

Liên quan đến sự việc, báo Dân Trí đưa tin, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết 3 phút thể dục giữa giờ đã trở thành thói quen không thể thiếu trong cơ quan Bộ Y tế.Việc tập giữa giờ được thực hiện đầu tiên từ ngày 8/1, đến nay sau hơn 5 tháng triển khai, tập thể dục giữa giờ không còn là "chuyện lạ". Giữa buổi giao ban, nghỉ giải lao giữa buổi họp các đại biểu đều đứng lên tập theo nhịp điệu trong 3 phút, giúp tỉnh táo, sảng khoái trước khi bắt đầu làm việc tiếp.

Tuy khá bất ngờ nhưng Bộ trưởng Tô Lâm cũng hào hứng cùng các lãnh đạo Bộ Công an và những đại biểu tại hội nghị tập bài thể dục 3 phút ngay tại hội trường. Không khí buổi tập rất vui vẻ, mọi người đều cười vui sảng khoái.

Trước đó, ngày 27/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát động, kêu gọi toàn dân thực hiện chương trình Sức khỏe Việt Nam.

Theo đó, Thủ tướng kêu gọi mỗi người dân hãy bắt đầu ngay từ việc duy trì các hành vi có lợi cho lối sống, sức khoẻ bằng cách ăn nhiều rau xanh, giảm rượu bia, giảm muối, đường, không thuốc lá, tăng cường vận động và thường xuyên kiểm tra sức khoẻ.

Ngày 14/5, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến ký chỉ thị yêu cầu toàn bộ các cán bộ, nhân viên, các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành y nghiêm túc thực hiện tập thể dục trong thời gian giải lao ở ngay tại cơ quan giữa các buổi họp và giao ban mỗi ngày sau gần 5 tháng thực hiện thử nghiệm tập thể dục giữa giờ.

Bộ trưởng Bộ Y tế kêu gọi các đơn vị trong ngành y vận động cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng ứng tích cực việc thực hiện vận động thể lực dưới hình thức đi bộ 10.000 bước chân mỗi ngày hoặc tập thể dục thể thao tối thiểu 30 phút mỗi ngày để ngừa các bệnh như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, ung thư, phổi tắc nghẽn mãn tính, béo phì... (529)

  1.  Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự trong lĩnh vực y tế

Chiều 12-6, tại Hà Nội, Bộ Y tế và Bộ Công an đã sơ kết 5 năm thực hiện Quy chế phối hợp số 03/QCPH-BCA-BYT giữa Bộ Công an và Bộ Y tế về công tác đảm bảo an ninh, trật tự trong lĩnh vực y tế. Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chủ trì Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đánh giá cao việc thực hiện Quy chế phối hợp về công tác đảm bảo an ninh, trật tự trong lĩnh vực y tế giữa Bộ Công an và Bộ Y tế và cho rằng, việc triển khai thực hiện Quy chế phối hợp giữa hai bên không chỉ góp phần đảm bảo, ổn định an ninh trật tự y tế mà đã có đóng góp không nhỏ vào công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Lực lượng Công an, Y tế các cấp đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nội dung phối hợp trong các lĩnh vực công tác của hai bên như lĩnh vực khám chữa bệnh, dược liệu, đảm bảo an ninh trật tự tại các cơ sở y tế… của ngành Y tế và công tác giám định, giám định pháp y, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ chiến sĩ công an… Qua đó cho thấy chất lượng các mặt công tác của hai bên đã được nâng lên rõ rệt, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác trong tình hình mới. Khẳng định công tác đảm bảo an ninh, trật tự tại các cơ sở y tế luôn được các đơn vị Công an coi là nhiệm vụ trọng tâm, địa bàn trọng điểm, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm mong muốn hai bên tiếp tục phối hợp ngày càng hiệu quả, góp phần đảm bảo, ổn định an ninh trật tự xã hội và nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, hai đơn vị đã quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nội dung phối hợp công tác, mang lại kết quả tích cực trong đảm bảo an ninh trật tự trong tổ chức và hoạt động của ngành Y tế. Bộ trưởng Bộ Y tế mong muốn ngành Công an tiếp tục duy trì, nâng cao hiệu quả các tổ công tác đảm bảo an ninh trật tự của các đơn vị Công an tại các bệnh viện, tăng cường chế độ trực ban, trực chiến nhằm đảm bảo ngăn chặn kịp thời các hành vi đe dọa tấn công y bác sĩ và người dân đến khám, chữa bệnh tại các bệnh viện trên toàn quốc.. (504)

  1.  Bộ Y tế: Môi trường bệnh viện đang trở nên mất an toàn

VOV.VN - Tình trạng trên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng khám, chữa bệnh và gây tâm lý hoang mang cho cả nhân viên y tế và người bệnh. Thực tế được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nêu ra tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa hai ngành Công an và Y tế, với tình hình mất an ninh trật tự tại các cơ sở y tế lại diễn ra hết sức phức tạp, vấn nạn nhân viên y tế bị bạo hành trong bệnh viện đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây.

Tình trạng này thực sự đã trở thành một vấn nạn nhức nhối và làm tổn thương nghiêm trọng tới nhiều phía: xã hội, cán bộ y tế và người bệnh... Ngoài ra, nạn trộm cắp, lừa đảo, cò mồi, giả danh nhân viên y tế, bắt cóc, gây rối trật tự công cộng, đập phá tài sản của các cơ sở y tế vẫn còn xảy ra.

Bộ Y tế và Bộ Công an đã có Quy chế phối hợp số 03/QC-BCA-BYT về công tác đảm bảo an ninh, trật tự trong lĩnh vực y tế từ năm 2013. Sau 5 năm triển khai, tình trạng mất an ninh an toàn bệnh viện vẫn chưa hết nhức nhối. Thậm chí “môi trường bệnh viện ngày càng mất an toàn”.

Tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa hai ngành Công an và Y tế, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho rằng, sự hợp tác giữa hai ngành đã mang lại được một số hiệu quả nhất định. Bộ Công an xác định những cơ sở y tế, các bệnh viện khám chữa bệnh là nơi trọng điểm của tội phạm hoạt động.

“Không phải chỉ là những sự việc tấn công vào nhân viên y tế mà bọn tội phạm này xem những cơ sở khám chữa bệnh là nơi để hoạt động cò mồi, dẫn dắt, đe dọa, lôi kéo khiến rất nhiều người dân khổ sở. Những phối hợp này vừa qua theo tôi là khá tốt”, ông Tô Lâm nói.

Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh, để thúc đẩy phối hợp hiệu quả giữa hai ngành, Bộ Công an sẽ tiến tới luật hóa quy định về lực lượng bảo vệ của các cơ sở, các cơ quan, xí nghiệp trong đó có bệnh viện, trường học. Các lực lượng này sẽ hoạt động theo quy định của luật pháp và được chuẩn bị về phương thức và kế hoạch bảo vệ bài bản./. (461)

  1.  Siết chặt an ninh, trật tự tại các cơ sở khám, chữa bệnh

Chiều 12/6, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm ký kết quy chế phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ Công an về công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong lĩnh vực y tế.

Báo cáo tại Hội nghị cho thấy, sau 5 năm thực hiện quy chế phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ Công an về công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong lĩnh vực y tế, lực lượng Công an và Y tế các cấp đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nội dung phối hợp, chất lượng các mặt công tác của hai ngành được nâng lên rõ rệt, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác trong tình hình mới.

Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và điều tra, xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế được kịp thời. Công tác phối hợp trong thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về y tế từ Trung ương đến địa phương được duy trì, góp phần tăng cường hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, đảm bảo an ninh trật tự trên lĩnh vực y tế.

Hơn 6.000 lượt tin được hai ngành trao đổi. Trong đó có nhiều thông tin quan trọng, đáng chú ý như những diễn biến phức tạp về an ninh, trật tự xảy ra tại các cơ sở y tế; vấn đề bạo hành các y, bác sĩ, nhân viên y tế; các thông tin phức tạp liên quan đến hoạt động khám, chữa bệnh của một số phòng khám Đông y Trung Quốc, tình hình phức tạp trên lĩnh vực dược, đấu thầu thuốc, một số vụ việc phức tạp liên quan đến nhập khẩu, buôn bán trang thiết bị y tế cũ, quá hạn sử dụng ghi trên bao bì...

Đặc biệt, đã có hơn 15 vụ việc liên quan cán bộ, đảng viên có quan điểm phức tạp ảnh hưởng an ninh chính trị, sử dụng mạng xã hội facebook, fanpage để xuyên tạc, bôi nhọ lãnh đạo ngành Y tế, hạ uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo địa phương, trục lợi bảo hiểm y tế và nhiều vụ việc đơn thư khiếu nại, tố cáo, mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ tại một số đơn vị ngành Y tế được hai Ngành thông tin, xử lý kịp thời.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân vẫn còn không ít những thách thức to lớn khi ngành Y tế luôn phải đối mặt với nhiều dịch bệnh nguy hiểm liên tục bùng phát, các bệnh lạ xuất hiện, tai biến y khoa luôn có nguy cơ xảy ra. Nhất là tình hình mất an ninh trật tự tại các cơ sở y tế diễn ra tại các cơ sở y tế trong thời gian gần đây làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng khám, chữa bệnh của các cơ sở y tế và gây tâm lý hoang mang lo lắng đối với cán bộ y tế.

Để siết chặt an ninh bệnh viện thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu thủ trưởng các bệnh viện bảo đảm cơ sở vật chất, rà soát, củng cố toàn bộ khuôn viên, tường rào, kiểm soát lối ra, lối vào, lắp đặt camera an ninh, hệ thống báo động khẩn cấp.

Bộ trưởng Y tế cũng yêu cầu các bệnh viện phân công đủ nhân viên bảo vệ thường trực thường xuyên 24/24 giờ, xây dựng và củng cố đội an ninh phản ứng nhanh, sẵn sàng đối phó với các sự cố bất thường.

Người đứng đầu ngành Y tế đề nghị ngành Công an duy trì, nâng cao hiệu quả các tổ công tác đảm bảo an ninh trật tự của các đơn vị công an, tại các bệnh viện, tăng cường chế độ trực ban trực chiến, ý thức trách nhiệm khi xử lý thông tin, bảo đảm ngăn chặn kịp thời các hành vi đe dọạ, tấn công bác sĩ, người dân khi đi khám bệnh...

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cũng mong thời gian tới Bộ Y tế cùng các đơn vị, bệnh viện, Sở Y tế, các y, bác sĩ tiếp tục tích cực phối hợp, giúp đỡ Bộ Công an trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự; chăm sóc tốt sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ, phục vụ công tác, chiến đấu; tăng cường công tác phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ Công an và bà con nhân dân ở vùng sâu, vùng xa.

Đồng thời, đề nghị ngành Y tế tăng cường phối hợp với lực lượng Công an đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực khám, chữa bệnh của các y, bác sĩ ở các bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh trong Công an nhân dân...

Nhân dịp này, Bộ Công an và Bộ Y tế đã trao Bằng khen cho 40 tập thể và 50 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác trong lĩnh vực y tế. (956)

  1.  Phối hợp chặt chẽ đảm bảo an ninh bệnh viện

Bộ Y tế và Bộ Công an tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Quy chế phối hợp về đảm bảo an ninh trật tự. Tham dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm và Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng nhiều cán bộ, ban ngành.

Trong 5 năm qua, việc phối hợp trao đổi thông tin được 2 Bộ Công an và Bộ Y tế triển khai thực hiện chủ động thường xuyên và linh hoạt; nhiều thông tin quan trọng đã được 2 ngành trao đổi kịp thời, có tác dụng tích cực trong việc phối hợp xử lý. Nhiều thông tin quan trọng được trao đổi giữa hai bên như: Những diễn biến phức tạp về an ninh, trật tự xảy ra tại các cơ sở y tế; vấn đề bạo hành các y bác sĩ, nhân viên y tế; các thông tin phức tạp liên quan đến hoạt động khám, chữa bệnh của một số phòng khám Đông y Trung Quốc, tình hình phức tạp trên lĩnh vực dược, đấu thầu thuốc, một số vụ việc phức tạp liên quan đến nhập khẩu, buôn bán trang thiết bị y tế cũ, quá hạn sử dụng ghi trên bao bì...

Các lực lượng chức năng đã chủ động trong hoạt động trao đổi thông tin, hình ảnh về các đối tượng “cò mồi”, móc túi, trộm cắp, lừa đảo, cưỡng đoạt tài sản, các hoạt động liên quan đến ma tuý trong và khu vực ngoài bệnh viện để thông báo công khai, kịp thời cho người dân đến khám, chữa bệnh biết, chủ động phòng tránh, phát hiện, tố giác tội phạm. Do đó, tình trạng mất cắp tài sản của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đã giảm đáng kể, nhất là tình trạng trộm cắp, móc túi.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chỉ rõ, tình trạng mất an ninh, trật tự trong khu vực bệnh viện đã trở thành vấn nạn nhức nhối của xã hội, làm tổn thương nghiêm trọng cả nhiều phía: Xã hội, cán bộ y tế và người bệnh...

Người đứng đầu ngành Y tế đề nghị các cơ sở y tế đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực... bảo vệ an ninh, an toàn bệnh viện. Trong đó, đào tạo cấp tốc nghiệp vụ bảo vệ và phản ứng nhanh cho lực lượng bảo vệ bệnh viện; Xây dựng và củng cố đội an ninh phản ứng nhanh, sẵn sàng đối phó tình huống bất thường; Hướng dẫn người thầy thuốc, nhân viên y tế cách nhận dạng, phòng ngừa tình huống bạo hành; Thiết lập đường dây nóng của lực lượng cảnh sát cơ động, cơ quan công an gần nhất...

Bộ trưởng cũng đề nghị ngành Công an duy trì, nâng cao hiệu quả các tổ công tác đảm bảo an ninh trật tự của các đơn vị công an tại các bệnh viện, tăng cường chế độ trực ban trực chiến, ý thức trách nhiệm khi xử lý thông tin, bảo đảm ngăn chặn kip thời các hành vi đe doạ, tấn công bác sĩ, người dân khi đi khám bệnh... (562)

  1.  Thiết lập đường dây nóng hỗ trợ an ninh bệnh viện

Trong 5 năm qua, đã có trên 6.000 lượt tin được hai ngành trao đổi, trong đó có nhiều thông tin quan trọng, đáng chú ý như: những diễn biến phức tạp về an ninh, trật tự xảy ra tại các cơ sở y tế...

Hội nghị sơ kết 5 năm quy chế phối hợp về công tác an ninh trật tự trong lĩnh vực y tế được tổ chức chiều 12.6 tại Bộ Y tế, với sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.

Theo báo cáo tại hội nghị, trong 5 năm qua, đã có trên 6.000 lượt tin được hai ngành trao đổi, trong đó có nhiều thông tin quan trọng, đáng chú ý như: những diễn biến phức tạp về an ninh, trật tự xảy ra tại các cơ sở y tế; bạo hành nhân viên y tế; các thông tin phức tạp liên quan đến hoạt động khám, chữa bệnh của một số phòng khám đông y Trung Quốc; tình hình phức tạp trên lĩnh vực dược, đấu thầu thuốc; nhập khẩu, buôn bán trang thiết bị y tế cũ, quá hạn sử dụng...

Một số sở y tế, bệnh viện đã thiết lập “đường dây nóng” với lực lượng công an để kịp thời xử lý hơn 2.000 tin tức, các vụ việc liên quan an ninh trật tự tại các cơ sở khám chữa bệnh; phát hiện, ngăn chặn, xử lý 5.283 vụ, khởi tố 106 vụ, với 94 đối tượng về các hành vi phổ biến như trộm cắp tài sản trong bệnh viện, đe dọa hành hung nhân viên y tế, đập phá tài sản bệnh viện. (301)

  1.  Siết chặt an ninh trật tự tại các cơ sở khám bệnh

Sau hơn 5 năm triển khai Quy chế phối hợp, lực lượng Công an và Y tế các cấp đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nội dung phối hợp, chất lượng các mặt công tác của hai ngành được nâng lên rõ rệt, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác trong tình hình mới.

Đây là những thông tin được đưa ra tại Hội nghị Sơ kết 5 năm thực hiện Quy chế phối hợp số 03/QC-BCA-BYT ngày 26/9/2013 giữa Bộ Công an và Bộ Y tế về phối hợp đảm bảo an ninh trật tự vừa qua.

Trong 5 năm qua, các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an và Bộ Y tế đã tham mưu, phối hợp, giải quyết đúng quy trình với 1.025 đơn thư, 956 vụ việc phức tạp; phối hợp điều tra khởi tố trên 100 vụ với hơn 200 đối tượng vi phạm pháp luật hình sự, trong đó có nhiều vụ án lớn được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, điển hình như Vụ Công ty trách nhiệm hữu hạn Vinaca tại Thành phố Hải Phòng sản xuất thuốc điều trị ung thư từ bột than tre.

Lực lượng Công an đã làm rõ nhiều hành vi như buôn lậu, làm giả hồ sơ để thay đổi nguồn gốc, xuất xứ thuốc; nhập vòng qua nước thứ 2 (chủ yếu là Hồng Kông, Singapore) về Việt Nam nhằm nâng giá thuốc… Bên cạnh đó, có rất nhiều vụ việc liên quan đến vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, tai biến y khoa và nước thải môi trường đã được phát hiện, điều tra, xử lý…

Trong những năm qua, lực lượng chức năng hai ngành đã phối hợp xử lý trên 200 vụ về vi phạm trong xử lý chất thải (rác, khí, nước…), có nhiều vụ mang yếu tố nhạy cảm, gây phức tạp về an ninh trật tự , nộp ngân sách nhà nước số tiền trên 15 tỷ đồng. Lực lượng Công an đã phát hiện, ngăn chặn, xử lý 5.283 vụ, khởi tố 106 vụ, với 94 đối tượng về các hành vi phổ biến như trộm cắp tài sản của bệnh viện, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân; đe dọa hành hung nhân viên y tế, đập phá tài sản bệnh viện, mê tín dị đoan, tán phát tài liệu tuyên truyền đạo trái phép…

Tuy nhiên, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân vẫn còn không ít những thách thức to lớn khi ngành Y tế luôn phải đối mặt với nhiều dịch bệnh nguy hiểm liên tục bùng phát, các bệnh lạ xuất hiện, tai biến y khoa luôn có nguy cơ xảy ra.

Đặc biệt, trong thời gian gần đây, tình hình mất an ninh trật tự tại các cơ sở y tế lại diễn ra hết sức phức tạp, vấn nạn nhân viên y tế bị bạo hành trong bệnh viện đang có xu hướng gia tăng, xảy ra ở nhiều cơ sở y tế, với mức độ bạo hành ngày càng có khuynh hướng táo tợn và nguy hiểm hơn, gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần, thậm chí là cả sinh mạng của nhân viên y tế. Ngoài ra, nạn trộm cắp, lừa đảo, cò mồi, giả danh nhân viên y tế, bắt cóc, gây rối trật tự công cộng, đập phá tài sản của các cơ sở y tế vẫn còn xảy ra.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, tình trạng trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng khám, chữa bệnh của các cơ sở y tế và gây tâm lý hoang mang lo lắng đối với cán bộ y tế. Sự bất ổn về tình hình an ninh, trật tự trong bệnh viện cũng khiến người bệnh có cảm giác bất an, ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả điều trị.

Tình trạng mất an ninh, trật tự trong khu vực bệnh viện thực sự đã trở thành một vấn nạn nhức nhối của xã hội, nó làm tổn thương nghiêm trọng cả nhiều phía: xã hội, cán bộ y tế và người bệnh...

Để tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa hai ngành Y tế - Công an trong đảm bảo an ninh trật tự bệnh viện, Bộ Y tế và Bộ Công an tiếp tục phối hợp duy trì, nâng cao hiệu quả các tổ công tác đảm bảo an ninh trật tự của các đơn vị Công an các tỉnh, thành phố, Công an các Quận, huyện, thị xã tại các bệnh viện, tăng cường chế độ trực ban trực chiến, xử lý các thông tin, bảo đảm ngăn chặn kịp thời các hành vi đe dọa tấn công y bác sĩ và người dân đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện trên toàn quốc.

Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu thủ trưởng các bệnh viện bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị như: rà soát và củng cố toàn bộ khuôn viên, tường rào bệnh viện; kiểm soát các lối ra, vào của bệnh viện; rà soát và lắp đặt các camera an ninh và hệ thống báo động khẩn cấp; trang bị khóa từ cho khoa cấp cứu, ưu tiên các khoa có nguy cơ mất an ninh cao và các khoa/phòng khác.

Bảo đảm về nhân lực, các bệnh viện cần phân công đủ nhân viên bảo vệ trực thường xuyên 24/24h và đào tạo cấp tốc nghiệp vụ bảo vệ và phản ứng nhanh cho lực lượng bảo vệ bệnh viện. Xây dựng và củng cố đội an ninh phản ứng nhanh, sẵn sàng đối phó với các sự cố bất thường xảy ra. Phối hợp với cơ quan công an trên địa bàn để xây dựng kế hoạch triển khai các quy chế phối hợp bảo đảm an ninh bệnh viện theo hướng dẫn và chỉ đạo của Bộ Y tế và Bộ Công an.

Đồng thời, hướng dẫn người thầy thuốc, nhân viên Y tế cách thức nhận dạng và phòng ngừa các tình huống bạo hành có thể xảy ra và có những khuyến cáo dành cho nhân viên y tế để họ có thể tự vệ, tránh được những tổn thất về sức khỏe, tinh thần. Thiết lập mạng lưới đường dây nóng của lực lượng Cảnh sát cơ động và cơ quan công an gần nhất cho Bệnh viện và điểm nóng hay xảy ra mất an ninh trật tự bệnh viện trên địa bàn để kịp thời gọi và hỗ trợ khẩn cấp trước các tình huống nguy cơ mất an ninh, trật tự.

Bộ trưởng Tô Lâm bày tỏ mong muốn, Bộ Y tế, lãnh đạo các bệnh viện, Sở Y tế, các y, bác sĩ tiếp tục tích cực phối hợp, giúp đỡ Bộ Công an trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự; chăm sóc tốt sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ, phục vụ công tác, chiến đấu; tăng cường công tác phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ Công an và bà con nhân dân ở vùng sâu, vùng xa. Đồng thời, tăng cường phối hợp với lực lượng Công an đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực khám, chữa bệnh của các y, bác sĩ ở các bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh trong Công an nhân dân... Với nỗ lực của toàn ngành Y tế, sự tham gia phối hợp tích cực của các Bộ, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, công tác phối hợp đảm bảo an ninh trật tự trong lĩnh vực y tế sẽ ngày càng được củng cố, tăng cường, góp phần xây dựng nền Y tế Việt Nam theo định hướng “Công bằng, chất lượng, hiệu quả và phát triển”. (1349)

  1.  Bộ Y tế bổ nhiệm lại lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Y tế

Chiều ngày 13/6/2019 tại trụ sở Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã trao Quyết định bổ nhiệm lại các chức vụ Lãnh đạo cho một số đơn vị thuộc Bộ.

Theo đó tại Quyết định số 2189/QĐ-BYT, ngày 03/6/2019 Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm lại chức vụ Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính cho đồng chí Nguyễn Nam Liên;

Tại Quyết định số 2088/QĐ-BYT ngày 31/5/2019, Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm lại chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính cho đồng chí Lê Thành Công;

Tại Quyết định số 2228/QĐ-BYT ngày 05/6/2019, Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm lại có thời hạn chức vụ Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho đồng chí Đặng Quang Tấn.

Phát biểu tại buổi Lễ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chúc mừng và giao nhiệm vụ cho các đồng chí được bổ nhiệm tiếp tục phát huy hết khả năng công việc, năng lực chuyên môn, đoàn kết tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; nhấn mạnh lĩnh vực Y tế Dự phòng cũng như Kế hoạch tài chính là hai lĩnh vực quan trọng của Ngành Y tế.

Thay mặt các đồng chí được bổ nhiệm,  đồng chí Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính trân trọng cảm ơn sự quan tâm, tin tưởng giao nhiệm vụ của đồng chí Bộ trưởng, Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Y tế, sự đồng lòng của tập thể cán bộ, công chức, người lao động của Vụ Kế hoạch tài chính đã ủng hộ, tín nhiệm đồng chí, cũng như sự giúp đỡ của các Vụ, Cục, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, cùng các đơn vị liên quan và hứa sẽ tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, nỗ lực, đoàn kết tập thể thực hiện và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao..../. (343)

  1.  10 năm thành lập Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia

Ngày 13/6/2019, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia long trong tổ chức Lễ Kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng.

Tham dự buổi Lễ có, PGS.TS.Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế; TS.Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế; PGS.TS.Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam; PGS.TS.Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam; đại diện lãnh đaọ và chuyên viên một số Vụ, Cục, Văn phòng, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế.

Báo cáo tại buổi Lễ, PGS.TS.Lê Thị Hồng Hảo, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia cho biết: Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia hoạt động theo Điều lệ Tổ chức và hoạt động ban hành kèm theo Quyết định số 2456/QĐ-BYT ngày 09/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia là đơn vị kỹ thuật đầu Ngành Y tế phục vụ quản lý nhà nước về kiểm nghiệm chất lượng ATVSTP với các chức năng: Kiểm nghiệm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến sản xuất thực phẩm trong nước và nhập khẩu; Thực hiện vai trò trọng tài cấp quốc gia trong lĩnh vực kiểm nghiệm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; Đánh giá nguy cơ về vệ sinh an toàn thực phẩm;  Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ và đánh giá năng lực các phòng kiểm nghiệm về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn quốc;  Nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ chuyên ngành và tổ chức các hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực kiểm nghiệm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Với các nhiệm vụ chính là: Kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; Nghiên cứu khoa học; Chỉ đạo tuyến; Đào tạo; Hợp tác quốc tế; Tư vấn, chuyển giao, chứng nhận, công chứng…

PGS.TS.Lê Thị Hồng Hảo, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia cho biết thêm: hiện Viện đang áp dụng các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý bao goomg: TCVN ISO/IEC 17020; TCVN ISO/IEC17021; TCVN ISO/IEC17025; TCVN ISO/IEC17065 và TCVN ISO 9001.

Hiện Viện đang thực hiện hoạt động kiểm nghiệm đối với các hàng hóa sau: Thực phẩm; Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;  Nước, môi trường; Bao bì, vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Thực phẩm biến đổi gen (GMO);  Độc chất, dị nguyên; Thức ăn chăn nuôi; Vật liệu dệt

Một số hoạt động thế mạnh của Viện: Hợp chuẩn - Hợp quy - Giám định; Thử nghiệm thành thạo; Tư vấn; Nghiên cứu; Đào tạo; Chuyển giao công nghệ va một số các dịch vụ khác

Trải qua 10 năm xây dựng và phát triển 2009-2019, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia không ngừng lớn mạnh về số lượng, chất lượng nhân sự và dịch vụ kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu của Nhà nước và xã hội trong công tác kiểm nghiệm, xác định mối nguy về ATTP…

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia vinh dự đón nhận Huân hương Lao động Hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng; 9 tập thể và 18 cá nhân cũng được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế vì có nhiều thành tích trong công tác kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thức phẩm  góp phần vào công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân./. (673)

  1.   Vụ phát hiện hơn 300 thi thể thai nhi ở nhà máy rác Cà Mau: Bộ Y tế vào cuộc

Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) đề nghị Sở Y tế Cà Mau khẩn trương xác minh thông tin phát hiện hơn 300 thai nhi ở nhà máy rác. Liên quan đến việc phát hiện hơn 300 thi thể thai nhi ở Nhà máy xử lý rác thải TP.Cà Mau (Cà Mau) trong vòng 7 năm (2012-2019), do Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý làm chủ đầu tư, chiều tối 13/6, nguồn tin báo Giao thông cho biết, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) vừa có đề nghị Sở Y tế tỉnh Cà Mau phối hợp với các cơ quan chức năng khẩn trương xác minh thông tin nêu trên.

Đồng thời, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em còn đề nghị Sở Y tế tỉnh Cà Mau kiểm tra việc thực hiện các quy định hiện hành về xử lý chất thải y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh (bao gồm cả trong và ngoài công lập) có cung cấp dịch vụ phá thai trên địa bàn toàn tỉnh.Như đã đưa tin về thông tin vụ việc, Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý (Chủ đầu tư Nhà máy xử lý rác thải TP.Cà Mau) có tờ trình UBND tỉnh Cà Mau xem xét hỗ trợ chi phí chôn cất cho thai nhi, đồng thời kiểm tra, kiểm soát rác từ đầu nguồn để giảm thiểu việc thai nhi theo xe rác vào nhà máy.

Cụ thể, báo Thanh Niên dẫn nội dung tờ trình, Nhà máy xử lý rác thải TP.Cà Mau phát hiện nhiều xác thai nhi khi xử lý rác thải. Trong đó, tính từ khi đi vào hoạt động (năm 2012) đến nay, nhà máy rác đã phát hiện hơn 300 xác thai nhi.

Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý cho biết nhà máy đã phải thực hiện chôn các xác thai nhi trên trong khuôn viên nhà máy, đến nay quỹ đất đầy, không còn chỗ chôn cất; mà hỏa thiêu thì đơn vị không có kinh phí.

Trong quá trình kiểm tra bước đầu vào ngày 25 - 26/4/2019, tổ công tác của TP.Cà Mau phát hiện có 9 hũ sành được cho là đựng thi thể thai nhi. Ngoài ra, tổ công tác cũng kiểm tra nhiều vị trí khác nhưng không phát hiện gì.

Ngay sau khi có kết quả xác minh bước đầu, UBND TP.Cà Mau đã có báo cáo và kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng kiểm tra, giám định mẫu vật bên trong các hũ sành chứa gì, nếu đúng là thi thể thai nhi thì tiếp tục mở rộng tìm kiếm. Sau đó, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau giao Sở Y tế thành lập tổ công tác kiểm tra mẫu vật phát hiện được. (313)

  1.  Vụ chạy thận nhân tạo ở Hoà Bình: Xin giảm án cho Hoàng Công Lương

8 gia đình xin giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo ngay từ phiên tòa sơ thẩm. Riêng với Hoàng Công Lương, gia đình các nạn nhân mong muốn HĐXX cấp phúc thẩm xem xét giảm nhẹ hình phạt trong phiên xét xử phúc thẩm vụ chạy thận nhân tạo ở Hoà Bình.

Chiều 13/6, chủ tọa TAND tỉnh Hòa Bình đã đề nghị đại diện người nhà của 8 bệnh nhân tử vong trong vụ chạy thận nhân tạo ở Hoà Bình trình bày nội dung kháng cáo và yêu cầu bồi thường dân sự. Dưới đây là nội dung trong bản trình bày trước toà của các gia đình nạn nhân.

'Chúng tôi mong HĐXX giảm án cho Hoàng Công Lương'

"Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, chúng tôi đã mất người thân. Các bị cáo đi tù 3- 4 năm sẽ được về nhưng người thân chúng tôi có về được không?. 8 gia đình chúng tôi đã nén đau thương, thể hiện cái tâm khi xin giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo ngay từ phiên tòa sơ thẩm.

Đến phiên phúc thẩm, đại diện bị hại không xin giảm án cho bị cáo thuộc nhóm tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Bởi lẽ, án sơ thẩm tuyên các bị cáo từ 2 đến 3 năm tù. Có người còn lĩnh án dưới khung".

Riêng với bị can Hoàng Công Lương trong vụ chạy thận nhân tạo, gia đình các nạn nhân mong muốn HĐXX cấp phúc thẩm xem xét giảm nhẹ hình phạt cho cựu bác sĩ Lương. “Trong thời gian người thân chúng tôi điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, được bác sĩ Lương chăm sóc tận tình. Chúng tôi chỉ xin cho bị cáo Lương xuất phát từ tình cảm của gia đình đối với bác sĩ Lương"

“Bác sĩ Hoàng Công Lương là người có y đức và năng lực” – đại diện gia đình 8 nạn nhân trải lòng. Tại phiên xử phúc thẩm lần này, người nhà các bệnh nhân vẫn không quên sự tận tâm của bác sĩ Lương.Trước đó, theo bản án sơ thẩm, tòa tuyên Hoàng Công Lương 42 tháng tù về tội Vô ý làm chết người.

Viện Khoa học hình sự đối đáp Bộ Y tế?

Cũng tại phiên tòa, đến phiên xét hỏi, khi giải đáp các thắc mắc của Bộ Y tế về giám định y khoa vụ án chạy thận, đại diện Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) cam đoan đơn vị đã thực hiện đúng quy trình và chịu trách nhiệm pháp lý về kết quả.

Với việc Bộ Y tế phủ nhận kết luận của Viện Khoa học hình sự cho rằng 8 nạn nhân tử vong do ngộ độc florua, đại diện cơ quan giám định Bộ Công an khẳng định nồng độ florua đi vào cơ thể các bệnh nhân rất cao.

“Viện Khoa học hình sự đã tổ chức hội thảo khoa học, mời nhiều chuyên gia của Bộ Y tế, các bệnh viện lớn như Bạch Mai hay Việt Đức, chuyên gia Viện Pháp y Quân đội, Viện Pháp y Quốc gia để thu thập ý kiến về nguyên nhân 8 bệnh nhân tử vong” – đại diện cơ quan giám định nói.

"Các ý kiến chuyên gia đều chỉ rõ bệnh nhân tử vong do nhiễm độc florua", đại diện Viện Khoa học hình sự nói và nhấn mạnh cơ quan này hoàn toàn chính xác, khoa học, logic khi đánh giá vụ án chạy thận nhân tạo ở Hoà Bình.

Đối với ý kiến cho rằng nếu nồng độ florua cao thì không chỉ 8 nạn nhân mà chắc chắn cả 18 bệnh nhân sẽ tử vong, cán bộ Viện Khoa học hình sự trả lời Bộ Y tế có thể đã không trích dẫn đầy đủ tài liệu mà chỉ trích nội dung được lấy từ hệ thống Tiêu chuẩn quốc gia 98 năm 2013.

“Quá trình cấp cứu các bệnh nhân nếu không tiến hành điện tâm đồ và siêu âm tim thì không thể có kết quả đầy đủ như những gì Bộ Y tế cần có để tham khảo” - Vị đại diện lý giải thêm.

Đại diện Viện Khoa học hình sự tái khẳng định việc Bùi Mạnh Quốc sử dụng HF và HCL sục rửa đã khiến hệ thống RO số 2 nhiễm florua. Đó cũng là nguyên nhân 8 nạn nhân tử vong khi chạy thận. Ngày mai (14/6), VKSND tỉnh Hòa Bình bắt đầu luận tội, nêu quan điểm về kháng cáo của các bị cáo. (797)

  1.  Vụ chạy thận 9 người chết: Gia đình bị hại xin giảm án cho Hoàng Công Lương

Đại diện các gia đình bị hại cho rằng suốt quá trình điều trị tại bệnh viện, người thân họ được bác sỹ Hoàng Công Lương tận tình chăm sóc nên tiếp tục xin giảm án cho bị cáo này.

Các nạn nhân tử vong do ngộ độc Florua

Trong phiên tòa ngày 13/6, sau khi nghe các thắc mắc của Bộ Y tế về giám định y khoa trong vụ chạy thận làm 9 người chết, đại diện Viện Khoa học Hình sự (Bộ CÔng an) khẳng định, các kết quả đều được thực hiện đúng quy trình, cam kết chịu trách nhiệm về pháp lý.

Viện Khoa học hình sự đã tổ chức hội thảo khoa học, mời nhiều chuyên gia của Bộ Y tế, các bệnh viện lớn như Bạch Mai hay Việt Đức, chuyên gia Viện Pháp y Quân đội, Viện Pháp y Quốc gia để thu thập ý kiến về nguyên nhân 8 bệnh nhân tử vong.

"Các ý kiến chuyên gia đều chỉ rõ bệnh nhân tử vong do nhiễm độc Florua. Kết quả giám định cho thấy nồng độ Florua đi vào cơ thể các bệnh nhân rất cao. Kết quả này hoàn toàn chính xác, khoa học, logic khi đánh giá vụ án chạy thận”, đại diện Viện Khoa học Hình sự trình bày trước HĐXX.

Về ý kiến nếu nồng độ Florua cao thì toàn bộ 18 bệnh nhân đều tử vong, đại diện Viện Khoa học Hình sự nói: “Bộ Y tế có thể đã không trích dẫn đầy đủ tài liệu mà chỉ trích nội dung được lấy từ hệ thống Tiêu chuẩn quốc gia 98 năm 2013”.

Sau gần 10 phút trình bày, đại diện Viện Khoa học Hình sự tiếp tục khẳng định việc Bùi Mạnh Quốc sử dụng HF và HCL sục rửa đã khiến hệ thống RO số 2 nhiễm Florua. Đó cũng là nguyên nhân 8 nạn nhân tử vong khi chạy thận.

Gia đình nạn nhân xin giảm án cho Hoàng Công Lương

Trong phiên tòa chiều 13/6, luật sư hỏi vì sao người nhà của 9 nạn nhân vụ chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình chỉ viết đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Hoàng Công Lương mà không xin cho các bị cáo khác?

Ông Đinh Văn Tính - đại diện cho các gia đình bị hại đặt lại câu hỏi: “Tôi hỏi các bị cáo, các bị cáo đi tù 3-4 năm rồi lại trở về sống hạnh phúc với gia đình, nhưng con tôi có trở về không? Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng làm 9 người chết, mà trong vụ án này chúng tôi là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất, mất người, mất của”.

Ông Đinh Văn Tính cho biết các gia đình đã có đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho một số bị cáo đó là cái tâm của các gia đình bị hại. Nói về việc xin giảm án cho Hoàng Công Lương, ông Tính nói: Một năm có 12 tháng thì có tới 6 tháng bệnh nhân chạy thận ở bệnh viện nên họ coi coi bệnh viện như ngôi nhà thứ hai.

Trong quá trình điều trị, bị hại được bác sỹ Hoàng Công Lương chăm sóc tận tình. Do đó, các gia đình đều có chung nhận định bị cáo Hoàng Công Lương là bác sỹ trẻ có y đức và cùng ký đơn xin giảm án. Ông Tính đúc kết bác sỹ Hoàng Công Lương là người có y đức, năng lực. Đến tận phiên xử phúc thẩm lần này, người nhà bệnh nhân vẫn không quên ơn bác sĩ Lương.

Trước đó, theo bản án sơ thẩm, tòa tuyên Hoàng Công Lương 42 tháng tù về tội Vô ý làm chết người.

Trong ngày bắt đầu phiên tòa, HĐXX đã làm rõ việc 9 gia đình chỉ làm đơn xin giảm án cho Hoàng Công Lương. Tuy nhiên, cho đến thời điểm cuối giờ chiều 13/6, ông Đinh Văn Tính bất ngờ xác nhận, ngoài Hoàng Công Lương, các gia đình nạn nhân cũng xin giảm án cho bị cáo Trương Quý Dương và Đỗ Anh Tuấn.

Đối với bị cáo Hoàng Đình Khiếu (nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện), ông Tính bày tỏ quan điểm dứt khoát không xin giảm nhẹ hình phạt từ sơ thẩm đến nay.

Ngày mai (14/6), VKSND tỉnh Hòa Bình bắt đầu luận tội, nêu quan điểm về kháng cáo của các bị cáo. (778)

  1.  Viện Khoa học hình sự thừa nhận chưa thể lý giải về 3 chiếc van hỏng

Tới tham dự phiên phúc thẩm xét kháng cáo của Hoàng Công Lương và 4 bị cáo ngày 13/6 theo lời mời của Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình, Đoàn công tác của Bộ Y tế do TS. Nguyễn Huy Quang – Vụ trưởng Vụ pháp chế dẫn đầu đã đưa ra một số nghi ngờ của mình, khiến Viện Khoa học hình sự thừa nhận rằng chưa thể lý giải.

Vẫn tranh luận về nguyên nhân tử vong

Ngay sau phần trả lời của Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) về 6 nghi vấn mà Bộ Y tế đặt ra, TS. Lê Thanh Hải – Viện trưởng Viện Trang thiết bị và Công trình Y tế tiếp tục đưa ra những nghi ngờ.

Trong đó, TS. Lê Thanh Hải nhấn mạnh tới 3 chiếc van bị hỏng trong hệ thống lọc nước RO 1 khi sự cố xảy ra, cũng như việc Viện Khoa học hình sự chưa phân tích ảnh hưởng của 3 chiếc van này tới hệ thống lọc nước, có khiến nguồn nước ô nhiễm lọt vào vòng tuần hoàn nước chạy thận nhân tạo hay không.

Theo Viện trưởng Lê Thanh Hải, đây mới chính là nguyên nhân khiến cho chất độc, nước ô nhiễm không được cách ly với bệnh nhân, gây ra cái chết của 8 người. Vì vậy ông đề nghị Cơ quan điều tra, Viện Khoa học hình sự lý giải điều này.

Đáp lại TS. Lê Thanh Hải, đại diện của Viện Khoa học hình sự cho biết, đơn vị đã làm theo yêu cầu, đã kiểm tra xem 18 máy lọc nước có hoạt động bình thường và trong hệ thống RO 2 có bộ phận nào bất thường hay không, từ đó đã tìm ra hệ thống RO 2 có hai màng lọc không đảm bảo chất lượng sử dụng.

Sau đó, giữa TS. Lê Thanh Hải và đại diện của Viện nảy ra một cuộc tranh luận gay gắt về 3 chiếc van và công tác giám định tại hiện trường.

TS. Lê Thanh Hải tiếp tục khẳng định những lập luận của Bộ Y tế, còn đại diện Viện Khoa học hình sự cho rằng ông Hải đánh tráo khái niệm, tiếp tục khẳng định đã thực hiện đúng do những hóa chất có trong hệ thống RO phù hợp với lời khai của bị cáo Quốc.Trước đó, Bộ Y tế đã đặt ra những nghi vấn về nguyên nhân tử vong của 8 nạn nhân. Tuy nhiên Viện Khoa học hình sự vẫn duy trì quan điểm cho rằng đã làm đúng mọi việc.

Nhận thấy cuộc tranh luận kéo dài và đi sâu vào các vấn đề khoa học, Chủ tọa Nguyễn Văn Vận lên tiếng yêu cầu hai bên không tiếp tục tranh luận tại tòa, đồng thời khẳng định, phiên phúc thẩm xét xử dựa trên kết luận của Viện Khoa học hình sự, đơn vị này cũng nhận sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết luận của mình.

Nếu kết luận có sự sai sót, vụ án sẽ không kết thúc, có thể tái thẩm, thậm chí giám đốc thẩm sau.

Vụ án vẫn còn bí ẩn

Chia sẻ với báo chí sau phiên tòa, Vụ trưởng Nguyễn Huy Quang bày tỏ: “Các nhà khoa học của Bộ Y tế hoàn toàn thất vọng với cách trả lời của Viện Khoa học hình sự”. Khi Bộ Y tế đưa ra chi tiết 3 chiếc van hỏng của hệ thống RO 1 và phán đoán con đường gây ra cái chết của các bệnh nhân, đại diện của Viện Khoa học hình sự không lý giải được vấn đề này, nhưng vẫn cứng rắn bảo lưu quan điểm đã làm đúng việc.

Vụ trưởng Nguyễn Huy Quang cho rằng nguyên nhân tử vong, nguyên nhân chết của 8 bệnh nhân đến giờ này vẫn còn đang trong vòng bí ẩn, vậy mà các cơ quan tố tụng đã thực hiện truy tố, xét xử như thể nguyên nhân đã sáng tỏ hoàn toàn.

“Nếu như có một tranh tụng về mặt khoa học giữa nhóm chuyên gia của Bộ Y tế và chuyên gia của Viện Khoa học hình sự, thì bản án sẽ có sức thuyết phục và 8 nạn nhân tử vong có thể siêu thoát. Ngược lại, Viện Khoa học hình sự còn nợ phiên tòa này một câu trả lời về con đường hư hỏng của 3 chiếc van, cũng như nguyên nhân thực sự khiến 8 nạn nhân tử vong.” – Vụ trưởng Nguyễn Huy Quang chia sẻ.

Ông cũng cho biết thêm, trên quan điểm nhìn nhận toàn bộ vụ án, Bộ Y tế rất mong muốn vụ án được xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để oan người vô tội và không để lọt tội phạm, trên cơ sở khoa học pháp lý và khoa học y học, đủ yếu tố cấu thành tội phạm, thuyết phục. Song, để đưa ra được bản án như vậy thì nguyên nhân tử vong và cái con đường dẫn tới việc nhiễm đa chất phải được làm sáng tỏ.

“Nhưng chính một đại diện của Viện Khoa học hình sự cũng đã trao đổi rằng chưa thể lý giải chi tiết mà chúng tôi đưa ra, vậy nên mấu chốt để nhìn nhận vụ án này vẫn còn bí ẩn. Thêm vào đó, chúng tôi chỉ được mời lên để làm rõ các ý kiến của Bộ Y tế và rồi khi đưa ý kiến thì chưa được làm rõ, tôi cho rằng bản án sẽ khó có sức thuyết phục.” – Vụ trưởng Nguyễn Huy Quang chia sẻ. (972)

  1.  Đại diện Bộ Y tế đề nghị xem xét lại nguyên nhân tử vong của các nạn nhân vụ tai biến chạy thận

Tại phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án “Vô ý làm chết người” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, đại diện Bộ Y tế cho rằng cần phải xem xét lại nguyên nhân tử vong của các bệnh nhân...

Ngày 13-6, phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án “Vô ý làm chết người” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình (BV Hòa Bình) làm nhiều bệnh nhân chạy thận nhân tạo tử vong tiếp tục xét hỏi các bị cáo và những người có liên quan tới vụ án.  Đáng chú ý, trong phiên tòa đã có sự xuất hiện của đại diện Bộ Y tế là ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế để trả lời một số nội dung liên quan tới vụ án và công văn của Bộ Y tế được đóng dấu mật gửi một số cơ quan chức năng.

Trước đó, ngày 16-3, Bộ Y tế đã có Công văn mật số 41 gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xuất hiện tình tiết mới mang tính khoa học liên quan đến nguyên nhân tử vong của 8 nạn nhân trong sự cố y khoa chạy thận tại BV Hòa Bình. Tiếp đó, Bộ Y tế lại có Công văn mật gửi một số cơ quan bảo vệ pháp luật để cung cấp tài liệu, chứng cứ khoa học mới liên quan đến quá trình giải quyết vụ án tai biến chạy thận ở BV Hòa Bình. Nội dung của các công văn trên phủ nhận kết luận của Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an khi khẳng định nguyên nhân gây tử vong của 8 nạn nhân chạy thận tại BV Hòa Bình là do ngộ độc florua. Bộ Y tế cho rằng nếu nồng độ Florua cao thì không chỉ 8 nạn nhân tử vong mà chắc chắn cả 18 bệnh nhân chạy thận vào thời điểm đó sẽ tử vong.

Trả lời tại tòa, Vụ trưởng vụ Pháp chế Bộ Y tế cho rằng cần phải xem xét lại nguyên nhân tử vong của các nạn nhân, "Liệu nguyên nhân chết của 8 nạn nhân có phải do florua?"- ông Quang nghi ngờ. Đồng thời cho biết triệu chứng ngộ độc florua khác so với các biểu hiện các bệnh nhân đã tử vong. Trên thế giới, ngộ độc florua là hiếm gặp, y văn chưa ghi nhận. Kết luận điều tra các nạn nhân chết do florua không phù hợp với diễn biến lâm sàng, khoa học của bệnh nhân.

Đại diện Bộ Y tế cũng đặt nghi ngờ với bị cáo Bùi Mạnh Quốc (nguyên giám đốc Công ty xử lý nước Trâm An), người trực tiếp sục rửa hệ thống lọc nước RO1 và RO2 tại Đơn nguyên thận nhân tạo, BV Hòa Bình trước khi xảy ra vụ tại biến. "Tại sao 2 lần trước Quốc sục rửa máy này không xảy ra vấn đề gì, lần này lại khiến nhiều người chết. Liệu Quốc có làm điều gì hay không ?"-  ông Quang nêu câu hỏi trước tòa.

Đối đáp lại, đại diện Viện Khoa học hình sự cho rằng, đây hoàn toàn không phải là những chứng cứ mới liên quan tới vụ án được phát hiện. Viện Khoa học hình sự chịu trách nhiệm pháp lý về các kết luận giám định của Viện. “Một lần nữa, Viện Khoa học hình sự khẳng định lại việc Bùi Mạnh Quốc sử dụng axit Flohydric và HCl trong sục rửa đường ống đã dẫn đến hệ thống RO2 nhiễm florua là nguyên nhân dẫn đến cái chết của các nạn nhân”-  đại diện Viện Khoa học hình sự khẳng định.

Về nguyên nhân tử vong của các nạn nhân, Viện Khoa học hình sự đã tổ chức hội thảo khoa học mời các nhà chuyên gia của Bộ Y tế, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, Đại học Y Hà Nội, Viện Pháp y Quân đội, Viện Pháp y Quốc gia, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam để tham vấn về kết quả giám định cũng như nguyên nhân chết của các bệnh nhân. Tại hội thảo, các chuyên gia đã cho ý kiến khẳng định nguyên nhân tử vong của các bệnh nhân là do nhiễm độc florua. (772)

  1.  Phát động cuộc thi vẽ tranh với chủ đề phòng chống tác hại thuốc lá

Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam phát động cuộc thi vẽ tranh cổ động về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Giám đốc Quỹ phòng, chống tác hại (PCTH) thuốc lá cho biết, 4 năm qua, nhờ đẩy mạnh các chiến dịch truyền thông đã tác động tích cực đến thái độ và hành vi của cả người hút thuốc lá cũng như người không hút thuốc. Kết quả, số người hút thuốc nhận được lời khuyên bỏ thuốc của người thân tăng từ 44% năm 2017, lên 50% vào năm 2018.

Đặc biệt, có 70% số người hút thuốc đã cố gắng bỏ thuốc, hơn 60% người không hút thuốc đã có cố gắng nhắc và khuyên người hút thuốc bỏ thuốc. Quan trọng hơn, tỷ lệ hút thuốc chung của nam giới khu vực thành thị đã giảm được 5% so với năm 2010. Cuộc thi vẽ tranh cổ động này nhằm đẩy mạnh việc tuyên truyền và tiếp tục nâng cao nhận thức về tác hại của hút thuốc đối với sức khỏe, kinh tế và môi trường.

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có khoảng 7 triệu người tử vong do các căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá. Các nghiên cứu về thuốc lá đã đưa ra con số “giật mình”, trong một điếu thuốc bé nhỏ chưa bằng ngón tay, nhưng chứa tới 7.000 chất độc hại. Việc sử dụng thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh tim mạch, trong đó có bệnh nguy hiểm như đột quỵ. Thuốc lá trở thành “kẻ” giết người đứng thứ 2 thế giới sau bệnh tim.

Tại Việt Nam, tỷ lệ hút thuốc của nam giới là 45,3%, nghĩa là cứ 10 nam giới thì có đến 4-5 ngời hút thuốc lá. Hàng năm có trên 40.000 người Việt Nam tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá.

Trong những năm qua, Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp để ngăn chặn tình trạng hút thuốc lá. Cụ thể, từ năm 2014 đến nay Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá đã hỗ trợ các tỉnh, thành phố tổ chức gần 8.000 buổi truyền thông trực tiếp về tác hại của thuốc lá và quy định pháp luật về Phòng chống tác hại thuốc lá, hơn 1.000 buổi truyền thông lưu động tại cộng đồng với hệ thống loa tuyên truyền, truyền thông lưu động tại xã phường, làng bản, nói chuyện chuyên đề tại các cơ sở y tế.

Rất nhiều hình thức truyền thông đa dạng như: sân khấu hóa, phát tờ rơi, hò vè, đóng kịch tương tác đã được thực hiện. Gần 13.000 bản tin, tọa đàm, chương trình khoa giáo, phóng sự được phát trên đài phát thanh truyền hình tỉnh. Đặc biệt, Quỹ đã định hướng để các tỉnh, thành phố phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống loa phát thanh xã, phường – một hình thức truyền thông thiết thực và gần nhất với người dân.

Cuộc thi vẽ tranh cổ động về phòng chống tác hại thuốc lá là một trong những hoạt động quan trọng, tiếp nối, đồng hành cùng chuỗi các truyền thông rộng rãi trên toàn quốc hiện nay nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá cũng như việc hút thuốc lá thụ động.

Với 111.833 lần phát sóng thông điệp truyền thông trên loa xã phường, hoạt động truyền thông qua hình thức này đang đóng góp vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin hằng ngày cho người dân về tác hại của thuốc lá, các chính sách, pháp luật về PCTH thuốc lá.

Cuộc thi là cơ hội để các họa sĩ chuyên nghiệp lẫn họa sĩ không chuyên, công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư nước ngoài được thỏa sức sáng tạo, bày tỏ tiếng nói và mong muốn được sống và học tập trong môi trường trong lành, không có khói thuốc lá, đồng thời giúp xã hội nhận thức đầy đủ hơn vai trò của mình trong việc góp phần xây dựng môi trường sống trong lành, không khói thuốc lá tại gia đình, nơi học tập và tại nơi công cộng.

Tác phẩm dự thi không vi phạm các quy định của văn bản pháp luật trong lĩnh vực Mỹ thuật, là những sáng tác chưa gửi tham gia cuộc thi khác, chưa phổ biến dưới bất cứ hình thức nào. Tranh cổ động không hạn chế về chất liệu, màu sắc, hình thức thể hiện.

Các tác phẩm dự thi không trả lại tác giả, ban tổ chức được quyền sử dụng các tác phẩm dự thi để trưng bày triển lãm để phục vụ các hoạt động tuyên truyền trên toàn quốc dưới mọi hình thức, trong các dịp lễ, kỷ niệm...

Về giải thưởng, sẽ có 1 giải Nhất trị giá 15 triệu đồng, 2 giải Nhì (mỗi giải 13 triệu đồng), 3 giải Ba (mỗi giải 12 triệu đồng), 7 giải Khuyến khích (mỗi giải 8 triệu đồng) và 1 giải Phong trào trị giá 15 triệu đồng cho đơn vị vận động được nhiều tác giả, tác phẩm có chất lượng tốt dự thi. (935)

  1.  Hà Nội nghiêm cấm cơ sở y  tế thu thêm tiền thăm nuôi bệnh nhân

Các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn TP không được thu tiền đối với người nhà vào thăm nuôi người bệnh dưới các hình thức như tiền áo vàng, tiền quần áo người nhà bệnh nhân.

Ngày 10/6, Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản gửi các cơ sở y tế về việc thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế trong thăm nuôi bệnh nhân. Theo đó, trong chỉ đạo triển khai thực hiện Thông tư 37/2018/TT-BYT ngày 4/5/2019, quy định rõ không được thu tiền đối với người nhà vào thăm nuôi người bệnh dưới các hình thức như tiền áo vàng, tiền quần áo người nhà bệnh nhân do giá dịch vụ ngày giường bệnh đã bao gồm các chi phí điện, nước, vệ sinh buồng bệnh của người nhà bệnh nhân.

Công văn chỉ đạo của Sở Y tế cũng nhấn mạnh, Sở Y tế sẽ kiểm tra nội dung này lồng ghép trong các đợt kiểm tra đánh giá chất lượng bệnh viện, kiểm tra đột xuất công tác khám chữa bệnh và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm.

Bên cạnh đó, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu lãnh đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ đạo trong đơn vị nghiêm túc thực hiện văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế. Các cơ sở y tế phải niêm yết, thông báo công khai tại phòng khám, khu điều trị, khu vực thanh toán tiền dịch vụ y tế nội dung đơn vị không thu tiền áo vàng, tiền quần áo người nhà bệnh nhân, tiền đi cầu thang máy, tiền đi vệ sinh... của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

Trước đó, vào tháng 4/2019, việc thu phí thăm nuôi người bệnh tại một bệnh viện TP.HCM đã khiến dư luận xôn xao. Nhiều ý kiến cho rằng, việc thu phí người thăm nuôi là cần thiết nếu đi kèm với tiện ích. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng thu phí thăm nuôi là tận thu, phí chồng phí. Trên thực tế, trách nhiệm chăm sóc bệnh nhân thuộc về điều dưỡng và nhân viên bệnh viện, người nhà chỉ làm thay. Đáng ra bệnh viện sẽ phải trả công cho người nhà bệnh nhân, việc thu phí người chăm là tận thu bất hợp lý. (408)

  1.  Bệnh viện Quân y 175 ký kết hợp tác chuyên môn, kỹ thuật với Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương TP Hồ Chí Minh

Chiều 13-6, tại TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) và Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương TP Hồ Chí Minh (Bộ Y tế) tổ chức ký kết hợp tác hỗ trợ chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật.

Dự buổi lễ có các đồng chí: Thiếu tướng, PGS, TS, BS Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Bệnh viện Quân y 175; Thạc sĩ, BSCKII Lê Trung Chánh, Giám đốc Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương TP Hồ Chí Minh.

Theo đó, Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương TP Hồ Chí Minh sẽ hỗ trợ Bệnh viện Quân y 175 đào tạo nhân lực chuyên môn chuyên ngành răng và hàm mặt, tư vấn và chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ chuyên môn chuyên ngành này, tiếp nhận chuyển tuyến các bệnh nhân… Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương TP Hồ Chí Minh nhận các y bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên của Bệnh viện Quân y 175 đến học tập chuyên môn, cử các chuyên gia để đào tạo, huấn luyện, chuyển giao kỹ thuật, hợp tác chuyên môn. Bệnh viện Quân y 175 cử đội ngũ nhân lực  có đủ trình độ, năng lực đáp ứng cho học tập, tiếp nhận một số kỹ thuật chuyên ngành có nhu cầu, chuẩn bị nguồn bệnh, cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết phục vụ đào tạo, huấn luyện, chuyển giao và hợp tác các chuyên ngành liên quan, chuyển tuyến bệnh nhân vượt quá khả năng và điều kiện chuyên môn.

Hai bên cũng hợp tác trong tổ chức các hoạt động xã hội, hội nghị khoa học, sinh hoạt chuyên môn kỹ thuật. Chiều cùng ngày, ê kíp chuyên gia của Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương TP Hồ Chí Minh và Bệnh viện Quân y 175 đã tiến hành phẫu thuật hai ca bệnh thuộc chuyên ngành răng hàm mặt. (351)

  1.  Nhiều mục tiêu được đặt ra với tham vọng “Toàn dân được chăm sóc y tế”

Chiều 13/6, Bộ Y tế vừa công bố kết quả của hội nghị Bộ trưởng Y tế G7 về chủ đề “Toàn dân được chăm sóc y tế” vừa được tổ chức tại thủ đô Paris.

Theo Bộ Y tế, trong hai ngày 16 và 17/5/2019, Pháp với tư cách là Chủ tịch nhóm G7 đã tổ chức hội nghị Bộ trưởng Y tế G7 với chủ đề “Toàn dân được chăm sóc y tế” tại thủ đô Paris.

Tại hội nghị, các thành viên G7 đã cam kết thúc đây mục tiêu toàn dân được chăm sóc y tế thông qua tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tuyên bố chung được thông qua tại Hội nghị đáp ứng các mục tiêu đầy tham vọng do Pháp và các đối tác đặt ra.

Mục tiêu tăng cường đấu tranh chống lại sự bất bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế được đặt lên hàng đầu.

Các thành viên G7 cam kết tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu, đáp ứng nhu cầu của người dân ở mọi ,giai đoạn của cuộc sống về phòng ngừa, sàng lọc và chăm sóc, nhằm đấu tranh hiệu quả hơn với bất bình đẳng trong lĩnh vực y tế. Các Bộ trưởng y tế G7 cũng đồng ý về một ưu tiên: đấu tranh chống lại sự bất bình đăng giới, đặc biệt là về khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế trên toàn thế giới và tỉ lệ đại điện của phụ nữ trong các cơ quan ra quyết định của ngành y tế.

Cải thiện chất lượng của cuộc chiến chống các đại dịch, hướng tới chấm dứt AIDS, bệnh lao và sốt rét vào năm 2030 là mục tiêu quan trọng được đặt ra tại hội nghị. Các nước G7 cam kết tiếp tục nỗ lực để huy động nguồn lực để đảm bảo thành công của hội nghị về bổ sung vốn cho Quỹ toàn cầu lần thứ sáu, sẽ được tổ chức lần đầu tiên tại Pháp vào ngày 9 và 10/10/2019 tại Lyon.

Hội nghị quốc tế này nhằm quyên góp ít nhất 14 tỷ USD để chống lại AIDS, bệnh lao và sốt rét, nhằm loại bỏ ba căn bệnh này vào năm 2030.

Dưới sức ép của các thành viên G7, lần đầu tiên 5 tổ chức quốc tế đã cam kết hợp tác trong việc thiết lập một nền tảng chia sẻ kiến thức. Sự đồng thuận giữa các thành viên G7 góp phần củng cố các cam kết của họ trong việc đảm bảo cho mọi người dân được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Quỹ Toàn cầu, Liên minh toàn cầu về Vắc xin và Tiêm chủng (GA VI) và Ngân hàng Thế giới đã ký kết một thư cam kết về dự định hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ban đầu. Từ nay đến cuối năm 2019, họ sẽ gửi báo cáo về các phương thức xây dựng một nền tảng hợp tác giữa các thành viên G7.

Nền tảng này sẽ cho phép: Phát triển việc chia sẻ kiến thức và chuyên môn về chăm sóc sức khỏe ban đầu giữa các nước G7;  tăng cường đối thoại về chăm sóc sức khỏe ban đầu giữa các nước G7 và các nước thu nhập thấp và trung bình, đặc biệt là các nước G5 Sahel; thúc đẩy đổi mới các hoạt động tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu bằng cách dựa vào xã hội dân sự (các nhà nghiên cứu, chuyên gia, bệnh nhân, tô chức phi chính phủ, khu vực tư nhân...)

"Tuyên bố này đặt nên tảng cho sự hợp tác tăng cường hướng tới mục tiêu đảm bảo cho mọi người dân được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực trong những tháng tới, với sự hỗ trợ của tất cả các bên liên quan, để đảm bảo y tế luôn là nội dung ưu tiên và cơ bản trong chương trình nghị sự quốc tế" - Agnes Buzyn – Bộ trưởng Y tế và Đoàn kết Pháp cho hay.

Các cam kết xuất phát từ tuyên bố này sẽ được trình bày tại hội nghị thượng đỉnh G7 tại Biarritz từ ngày 24 đến 26/8 8 tới đây. Các nội dung này cũng sẽ được đẻ cập đến tại các sự kiện quốc tế khác được tổ chức trong năm 2019: Đại hội đồng Liên Hợp quốc vào ngày 18/9 tại New York; Hội nghị bổ sung vốn cho Quỹ toàn cầu vào ngày 10/10 tại Lyon; Hội nghị Bộ trưởng Y tế G20, dự kiến vào 19 và 20/10 tại Okayama. (837)

 

  1.  Từ 10-7-2019, Hà Nội có thêm 3.340 thanh tra an toàn thực phẩm

ANTD.VN - Dự kiến bắt đầu từ ngày 10-7 tới đây, Hà Nội sẽ triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm (ATTP) ở tất cả 30 quận, huyện, thị xã...

Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội cho biết, thành phố đang tích cực chuẩn bị cho việc triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP, dự kiến bắt đầu từ ngày 10-7-2019 đến 10-7-2020 (thí điểm 1 năm) ở tất cả quận, huyện, thị xã và 584 xã, phường, thị trấn.

Ông Trần Văn Chung – Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, lực lượng được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành ATTP tuyến xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố vào khoảng 3.340 người. Trong đó: tuyến quận, huyện khoảng 210 người; tuyến xã, phường 3.130 người.

Tính đến ngày 12-6, Hà Nội đã tổ chức 32 lớp đào tạo cho 2.676 cán bộ được huy động làm nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành ATTP.

Tuy vậy, do số lượng công chức, viên chức đủ điều kiện giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành ATTP ở tuyến xã ít, phải đảm nhiệm nhiều công việc nên việc cử công chức, viên chức cấp xã đi đào tạo, tập huấn gặp nhiều khó khăn.

Trong khi đó, theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, khi triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP, riêng tuyến phường phải bảo đảm đủ 4 cán bộ thanh tra/phường. Do vậy, để công tác thanh tra mang lại hiệu quả, đạt chất lượng thì cần phải bảo đảm đủ người có chuyên môn, có trình độ.

Liên quan đến vấn đề này, bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục ATTP - Bộ Y tế đánh giá, vừa qua, Hà Nội đã có rất nhiều nỗ lực trong công tác đảm bảo ATTP và chắc chắn khi thành phố triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP tại tất cả 30 quận, huyện, thị xã vào tháng 7 tới đây, chất lượng thanh tra, kiểm tra và hiệu quả xử lý vi phạm về ATTP sẽ được nâng cao. (375)

  1.  Chịu điều tiếng “bán tạng con lấy tiền tỷ” chỉ mong cháu nội tin rằng cha vẫn còn đâu đó trên đời

Vượt qua những lời can ngăn, những niềm tin bảo thủ, người cha nông dân chân chất đã nén nỗi đau, hiến tạng của con trai yêu quý giúp đem lại sự sống cho 6 người khác.

Dẫu rằng những hi sinh đó chưa được người dân nơi gia đình ông sinh sống thừa nhận. Ngược lại, họ còn dùng những lời dị nghị, ác ý gây tổn thương cho gia đình người hiến tạng. “Bố ơi, mẹ ơi, các bác ơi, cứu con với!”

Đã gần 1 tháng kể từ ngày người con trai Phạm CôngTuấn Anh (26 tuổi, ở huyện Kim Bảng, Hà Nam) ra đi vì bạo bệnh nhưng những tiếng gọi của con “bố ơi, mẹ ơi” dường như vẫn vang vẳng bên tai vợ chồng chú Phạm Văn Thụ (58 tuổi) và cô Vũ Thị Vân (56 tuổi). Một không khí buồn bã, nặng nề vẫn bao trùm căn nhà nhỏ của gia đình chú Thụ tại xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng. Nhìn cậu bé Phạm Trịnh Minh Khôi (2 tuổi) giọt máu duy nhất của anhTuấnAnh cùng người vợ là chị Mỹ Linh (22 tuổi) càng khiến chúng tôi xót xa cho cuộc đời ngắn ngủi nhưng đầy ý nghĩa của chàng trai trẻ.

Cố giấu những giọt nước mắt, chú Thụ kể lại, cách đây gần 2 tháng, vào trưa ngày 12/4 Tuấn Anh đột nhiên thấy đau đầu, buồn nôn. Gia đình chỉ nghĩ rằng anh bị cảm bình thường cho tới ngày hôm sau khi cơn đau không dứt, liên tục hành hạ gia đình đã quyết định đưa anh xuống Bệnh viện huyện Kim Bảng (Hà Nam) để kiểm tra.

Tại đây, các bác sĩ chuẩn đoánTuấn Anh chỉ bị ngộ độc thức ăn, chỉ cần tiếp nước là khỏi. Nhưng 3 ngày sau, bệnh tình không hề thuyên giảm mà những cơn đau càng trở nên dữ dội hơn. Gia đình liền xin chuyển anh lên Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).

Tại đây, các bác sĩ chuẩn đoán anh bị mắc căn bệnh dị dạng mạch máu não. Sau hơn một tháng điều trị, ngày 12/5, Tuấn Anh được chỉ định phẫu thuật tại Bệnh viện Bạch Mai. Nhưng thật không may ca mổ đã không thành công, chỉ 10 giờ sau ca phẫu thuật, Tuấn Anh rơi vào tình trạng chết não.

 

Nghe bác sĩ giải thích tình hình, nhận thấy không còn hy vọng gia đình đành quyết định xin đưa anh về nhà để lo hậu sự. Nhưng một người thân trong gia đình khuyên đưa Tuấn Anh tới Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) với hy vọng “còn nước còn tát”.

“Đã có những lúc trong cơn mê sảng, con tôi tỉnh dậy thều thào “Bố ơi, mẹ ơi, các bác ơi, cứu con với”, thấy con tỉnh tôi mừng lắm, mong mỏi đến ngày con có thể hồi phục để mổ thêm lần nữa biết đâu điều kỳ diệu có thể xảy ra. Nhưng rồi tất cả sau đó đều chấm hết khi con tôi lịm đi và không tỉnh lại nữa”, cô Vũ Thị Vân nói trong nước mắt.

Cô Vân còn nhớ như in, buổi sáng ngày trước ngày phẫu thuật, đột nhiên anh Tuấn Anh tỉnh dậy kêu cô dậy sớm, bảo cô đưa đi vệ sinh. Sau khi pha cho con cốc sữa, côVân xuống căng tin để mua bát phở cho con ăn sáng. Nhưng khi quay lại phòng bệnh, cô Vân thấy con đang ngồi giữa giường rồi người dần lịm đi, chìm vào hôn mê.

Ngay lập tức các bác sĩ tiến hành cấp cứu cho Tuấn Anh. 30 phút sau, anh tỉnh dậy, liên tục gọitên bố mẹ rồi chìm vào giấc ngủ sâu mãi mãi, không một lời từ biệt. “Chú vẫn nhớ lần cuối khi con còn nói chuyện qua điện thoại được. Nó trách chú sao lên thăm mà không cho thằng Khôi lên chơi? Cả cuộc đời chú sẽ chẳng bao giờ quên được những ngày cuối đời, Tuấn Anh liên miệng gọi “Bố ơi, mẹ ơi”. Nhìn con dần bị bệnh tật quật ngã mà cô chú chẳng thể bảo vệ được con mình”, chúThụ tự dằn vặt bản thân.

Quyết định khó khăn nhất cuộc đời

Sau 4 ngày điều trị hồisức tích cực tại Bệnh viện Việt Đức, chiều 17/5, bác sĩ thông báo, bệnh nhân đã rơi vào tình trạng chết não sau khi kiểm tra 3 lần, không thể cứu chữa, dù trước đó vào buổi trưa, bác sĩ vẫn yêu cầu gia đình mua thêm sữa để bệnh nhân ăn xông. Những tia hy vọng cuối cùng vụttắt, gia đình dự định tối cùng ngày sẽ đưa anh về quê để anh trút hơi thở cuối cùng tại nhà.

Trước khi gia đình đưaTuấn Anh về quê lo hậu sự, một số bác sĩ đã gặp gỡ vợ chồng chú Thụ để nói chuyện về việc hiến tạng. Khi được các bác sĩ tư vấn, giải thích về việc dù Tuấn Anh bị chết não nhưng vẫn có thể hiến mô tạng để cứu sống nhiều người khác thì chú Thụ vô cùng đắt đo. Vì đây là lần đầu tiên chú biết đến những điều này.

Lúc đó, ông bàn bạc với 5 người anh em và cháu đi cùng nhưng không một ai đồng ý. Một mình chú khi đó suy đi tính lại rồi quyết định gọi về cho vợ và thông báo ý nguyện của bệnh viện. “Lúc tôi gọi về thông báo tình hình, vợ tôi chỉ khóc và không nói được gì.

Tôi lúc đó đau đớn, băn khoăn lắm chứ, nhưng sau 4 tiếng suy nghĩ, tôi quyết định hiến mô tạng cả con mình cho những người xấu số. Lúc đó tôi quyết định gạt bỏ tất cả dù anh em, hàng xóm có trách móc thế nào thìtôi cũng sẽ chịu hết. Tôi nghĩ đến cháu nội chưa đầy 2 năm tuổi của mình, tôi muốn giữ lại một phần nào đó của Tuấn Anh để khi nó lớn lên sẽ thấy phảng phất trái tim, lá phổi của bố nó còn sống ở đâu đó”, ông Thụ nghẹn ngào. Với ông đó là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời. 4h sáng trước ca phẫu thuật cuối cùng của Tuấn Anh, người cha xin bác sĩ cho lên gặp con lần cuối. Không gian khi đó tĩnh mịch, chỉ còn nghe tiếng máy đo nhịp tim, huyết áp….


Thăm dò ý kiến