Điểm tin y tế tháng 10.2019

06/10/2019 | 15:05 PM

 | 

Bổ nhiệm Giám đốc Bệnh viện Châm cứu Trung ương

Bộ trưởng Bộ Y tế vừa bổ nhiệm PGS.TS Trần Văn Thanh- Phó Giám đốc Bệnh viện Châm cứu Trung ương giữ chức Giám đốc Bệnh viện Châm cứu Trung ương từ ngày 1/10/2019.

Chiều ngày 18/9, Bộ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Ban Bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cán bộ TW Nguyễn Thị Kim Tiến đã trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Bệnh viện Châm cứu TW cho PGS. TS Trần Văn Thanh- Phó Giám đốc Bệnh viện Châm cứu TW.

Tại quyết định số 4137/QĐ- BYT, Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm PGS.TS Trần Văn Thanh- Phó Giám đốc Bệnh viện Châm cứu TW giữ chức Giám đốc Bệnh viện Châm cứu TW từ ngày 1/10/2019. Thời gian giữ chức vụ của PGS. TS Trần Văn Thanh là 5 năm, kể từ ngày 1/10/2019.

Theo đó, PGS.TS.BSCC.Nguyễn Bá Quang, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Châm cứu Trung ương sẽ thôi làm quản lý và chuyển về làm công tác chuyên môn từ ngày 01/10/2019.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, thời gian qua ngành châm cứu Việt Nam nói riêng và y học cổ truyền Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc. Bộ Y tế cũng đã có nhiều quan tâm tạo điều kiện cho hệ thống các bệnh viện về y học cổ truyền trong đó có bệnh viện châm cứu phát triển, thông qua việc tìm nguồn đầu tư cho các bệnh viện, rồi tạo điều kiện thành lập câu lạc bộ giám đốc các bệnh viện y học cổ truyền.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá cao những nỗ lực của Bệnh viện Châm cứu Trung ương đặc biệt trong việc thực hiện chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới. Chúc mừng đồng chí Trần Văn Thanh nhận nhiệm vụ mới, Bộ trưởng đánh giá cao việc đồng chí Trần Văn Thanh nhận được sự tín nhiệm của ban lãnh đạo và các cán bộ chủ chốt cũng như toàn thể cán bộ y bác sĩ và nhân viên y tế của Bệnh viện Châm cứu TW.

Bộ trưởng cũng đề nghị đồng chí Trần Văn Thanh tiếp tục kế tục sự phát triển của Bệnh viện Châm cứu TW, của các thế hệ đi trước, phát huy tinh thần đoàn kết, đưa Bệnh viện Châm cứu TW ngày càng phát triển. Theo đó, trong nhiệm kỳ làm giám đốc bệnh viện, đồng chí Trần Văn Thanh cần tập trung một số nhiệm vụ như đẩy mạnh thực hiện dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu, xã hội hoá để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người bệnh trong chăm sóc sức khoẻ; tăng cường thu hút người nước ngoài đến khám chữa bệnh; đẩy mạnh thực hiện tự chủ bệnh viện.

Phát biểu nhận nhiệm vụ mới, PGS.TS Trần Văn Thanh trân trọng gửi lời cảm ơn đến Bộ trưởng và lãnh đạo Bộ Y tế, lãnh đạo Bệnh viện, các khoa phòng, trung tâm cùng toàn thể các cán bộ, viên chức, người lao động trong bệnh viện đã tin tưởng, ủng hộ. Tân Giám đốc Bệnh viện Châm cứu TW  cũng hứa nỗ lực tiếp tục trau dồi chuyên môn, tiếp tục rèn luyện phấn đấu với tinh thần trách nhiệm cao nhất để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng bệnh viện ngày càng phát triển, xứng đáng là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành trong lĩnh vực châm cứu của cả nước.

Cũng tại buổi lễ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá cao và chúc mừng PGS.TS.BSCC Nguyễn Bá Quang - Giám đốc BV Châm cứu TW đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần đưa BV Châm cứu TW ngày càng phát triển.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đã tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế cho PGS.TS. BSCC Nguyễn Bá Quang vì đã có nhiều đóng góp đưa Bệnh viện Châm cứu TW phát triển.

Bệnh viện Châm cứu Trung ươg là bệnh viện đầu ngành của chuyên ngành châm cứu. Hiện bệnh viện có 608 giường bệnh, 560 cán bộ, 38 khoa phòng. Các chuyên gia của bệnh viện đã viết 28 đầu sách, bằng cả nhiều thứ tiếng khác nhau, góp phần phổ biến chuyên ngành châm cứu, trao đổi chuyên môn về châm cứu của Việt Nam đến bạn bè quốc tế.

Hiện nay nhiều kỹ thuật cao, chuyên sâu về châm cứu đã được Bênh viện Châm cứu TW phát triển, chuyển giao, góp phần giúp nhiều cơ sở y tế tuyến dưới thực hiện được các kỹ thuật về châm cứu, giúp người dân được tiếp cận phương thức chăm sóc sức khỏe này ngay tại địa phương.

Bên cạnh đó, các trung tâm châm cứu của Bệnh viện tại Nga và Mexico vẫn phát triển không ngừng, góp phần khẳng định uy tín, thương hiệu của chuyên ngành châm cứu Việt Nam với bạn bè quốc tế, nhiều bệnh nhân là Việt kiều và bệnh nhân người nước ngoài đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện./. (884)

2. Sự cố y khoa gây tổn hại cho hàng triệu người bệnh mỗi năm

Ngày 19-9, tại TPHCM, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam (WHO) tổ chức hội thảo "Tập huấn Triển khai và xây dựng hướng dẫn về an toàn người bệnh và phòng ngừa sự cố y khoa".

Tham dự có đại diện Lãnh đạo Bộ Y tế, đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, cùng các đại biểu đến từ các Vụ, Cục, Tổng Cục của Bộ Y tế, các bệnh viện trực thuộc Bộ, Sở Y tế, các trường đại học y khu vực phía Nam.

Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ 10 người bệnh, có 1 người bệnh bị tổn hại trong khi tiếp nhận dịch vụ khám chữa bệnh (trong đó có 50% nguyên nhân là phòng tránh được); 10 người bệnh, có tới 4 người bị tổn hại trong chăm sóc sức khỏe ban đầu và điều trị ngoại trú; hơn 1 triệu người bệnh tử vong do tai biến phẫu thuật mỗi năm và trở thành 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong và tổn thương hàng đầu trên thế giới…

Sự cố y khoa và hành nghề y khoa không an toàn gây tổn hại cho hàng triệu người bệnh và tốn kém hàng tỷ USD mỗi năm (chiếm tới 14,3% chi phí tại bệnh viện là để điều trị hậu quả các sự cố y khoa gây ra). Cùng với đó nhiễm khuẩn bệnh viện ảnh hưởng tới 10% số người bệnh nhập viện, chẩn đoán chậm và không chính xác là 1 trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn hại cho người bệnh, ảnh hưởng tới hàng triệu người bệnh.

Tại Việt Nam, các trường hợp người bệnh bị tai biến y khoa được ghi nhận cũng không ít. Điển hình như các sự cố: gạc phẫu thuật bỏ quên trong bụng sản phụ; sản phụ tử vong tại bệnh viện; 3 trẻ ở Quảng Trị cùng tử vong sau tiêm vaccine; chỉ định mổ chân trái nhưng bác sĩ mổ chân phải; sự cố chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình…

Bác sĩ Vũ Đình Huy – Chuyên gia tư vấn của WHO tại Việt Nam cho biết, an toàn người bệnh đang là một vấn đề toàn cầu. Bởi thực tế hiện nay vẫn còn tồn tại công tác chăm sóc y tế không an toàn. Nguyên nhân do hệ thống y tế phức tạp, có xu hướng mắc lỗi; trang thiết bị ngày càng hiện đại, thuốc men nhiều và phức tạp trong sử dụng; nhân viên y tế chịu nhiều áp lực; xu hướng chuyên khoa hóa quá sâu; quá tải bệnh viện, cơ sở hạ tầng chưa tốt; thiếu nhân lực; điều kiện vệ sinh kém; thiếu trang thiết bị và vật tư tiêu hao…

“Để hạn chế những sự cố y khoa, cần có sự tham gia tích cực của người bệnh và người nhà bệnh nhân vào quá trình điều trị, giao tiếp với nhân viên y tế bằng các câu hỏi, cung cấp đầy đủ chính xác tiền sử và bệnh sử của người bệnh. Đối với nhân viên và lãnh đạo y tế, cần đưa người bệnh và người nhà bệnh nhân tham gia vào quá tình chăm sóc; làm việc cùng nhau vì an toàn người bệnh; thường xuyên học tập nâng cao kiến thức an toàn người bệnh; tạo nên môi trường văn hóa an toàn và cởi mở khi chăm sóc người bệnh; không đổ lỗi và thẳng thắn nhìn nhận khi có sự cố y khoa. Ngoài ra, người làm chính sách cần nhìn nhận đầu tư vào đảm bỏa an toàn người bệnh mang lại lợi ích kinh tế; dùng bằng chứng khoa học để cải thiện an toàn người bệnh …”- bác sĩ Huy cho hay.

Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết, 5 năm gần đây Bộ Y tế đã thay đổi quan điểm phục vụ, đổi mối từ cách nghĩ, cách làm, cách kiểm tra. Theo đó, thay đổi từ tư duy ban ơn thành tư duy người cung cấp dịch vụ phục vụ tốt cho người bệnh. Lấy người bệnh làm trung tâm, hướng đến an toàn cho người bệnh, hài lòng cho người bệnh. Bộ đã ban hành bộ 83 tiêu chí đảm bảo an toàn người bệnh, ban hành các thông tư, chỉ thị yêu cầu các BV, cơ sở y tế thực hiện đảm bảo an toàn cho người bệnh.

“Trước đây, khi xảy ra sự cố, các cá nhân, cơ sở y tế vẫn có tư duy giấu giếm. Đến nay việc báo cáo sự cố y khoa đã chủ động hơn nhằm tìm ra những nguy cơ để phòng ngừa. Đặc biệt, quá trình tiếp nhận và KCB cần có sự chỉnh chu hơn nữa từ tổ bảo vệ đến nhân viên y tế, ban giám đốc BV. Khi có sự cố, cần phải thẳng thắn nhìn nhận vào sự thật để sửa sai mới có thể cải thiện chất lượng khám chữa bệnh tốt hơn…” – ông Khuê nhấn mạnh. (898)

3. Số người cần chăm sóc phục hồi chức năng ở Việt Nam ngày càng tăng

Đến nay, đã có 63 bệnh viện/Trung tâm phục hồi chức năng tuyến Trung ương và tuyến tỉnh; 100% bệnh viện đa khoa tuyến trung ương và tuyến tỉnh có khoa phục hồi chức năng.

Theo tổng điều tra dân số gần đây nhất, Việt Nam có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật (chiếm 7-10% dân số). Theo báo cáo của Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, hiện Việt Nam có khoảng 4,8 triệu người bị phơi nhiễm với chất độc hóa học, hơn 3 triệu nạn nhân chất độc hóa học/dioxin.

Đặc biệt, số người khuyết tật có xu hướng ngày một tăng cao do hậu quả của chiến tranh còn rất nặng nề, do sự già hóa dân số, do tai nạn giao thông, tai nạn lao động và do mắc các bệnh không lây nhiễm có xu hướng tăng cao… Chính vì vậy, người khuyết tật rất cần được chăm sóc về phục hồi chức năng để phục hồi sức khỏe, tái hòa nhập cộng đồng.

Phó giáo sư Trần Trọng Hải, Chủ tịch Hội phục hồi chức năng Việt Nam đã phân tích như vậy khi phát biểu tại Hội nghị quốc tế về khoa học công nghệ và giải pháp tăng cường công tác phục hồi chức năng, do Hội phối hợp với Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), Công ty Cổ phần thương mại Dược Hà Nội, Công ty TNHH tư vấn, thương mại và dịch vụ Transmed tổ chức ngày 20/9 tại Hà Nội.

Tiến sỹ Cao Hưng Thái - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho hay, trong những năm qua, cùng với sự phát triển của ngành phục hồi chức năng trên thế giới, công tác phục hồi chức năng tại Việt nam cũng ngày càng phát triển.

Đến nay, đã có 63 bệnh viện/Trung tâm phục hồi chức năng tuyến Trung ương và tuyến tỉnh; 100% bệnh viện đa khoa tuyến trung ương và tuyến tỉnh có khoa phục hồi chức năng; 50% bệnh viện chuyên khoa có khoa phục hồi chức năng. Đặc biệt, ngành y tế đã thành lập hệ thống khoa phục hồi chức năng-Y học cổ truyền tại các trung tâm y tế tuyến huyện; tuyến xã đã có 90% số xã bố trí cán bộ theo dõi công tác phục hồi chức năng tại xã để cung cấp được các dịch vụ này ngay tại cộng đồng.

Bên cạnh đó, chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng được quan tâm, đầu tư và triển khai ở nhiều địa phương, góp phần làm giảm tỷ lệ khuyết tật, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người khuyết tật về mọi mặt. Chương trình giúp người khuyết tật được hòa nhập và tham gia bình đẳng vào các hoạt động trong xã hội, phát huy tối đa năng lực của người khuyết tật đóng góp vào sự phát triển chung của cộng đồng.

Mặt khác, tiến sỹ Norbert Moos, chuyên gia y học thể thao, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình bệnh viện Saint Josef, Bonn (Đức) chia sẻ, vấn đề về đột quỵ không chỉ trên thế giới mà tại Việt Nam cùng chung một xu thế dân số già đi, việc điều trị tốt lên tỷ lệ bệnh nhân bị đột quỵ và di chứng của đột quỵ sẽ gia tăng.

“Trong công tác điều trị bệnh đột quỵ hiện nay quan trọng nhất là vai trò của sự phối hợp giữa các chuyên ngành như phục hồi chức năng, tim mạch, thần kinh, phẫu thuật. Ở Việt Nam tôi thấy đã có nhiều tiến bộ trong công tác phục hồi chức năng nhưng để có công tác điều trị toàn diện chúng ta phải có sự phối hợp tốt giữa các chuyên ngành để can thiệp sớm trong điều trị cho bệnh nhân để phòng và hạn chế những biến chứng cho bệnh nhân về sau,” tiến sỹ Norbert Moos chỉ rõ.

Giáo sư Cao Minh Châu - Tổng thư ký Hội phục hồi chức năng Việt Nam, phân tích về phục hồi chức năng sau đột quỵ:

Giáo sư Cao Minh Châu, Tổng thư ký Hội phục hồi chức năng Việt Nam phân tích, bệnh đột quỵ não để lại nhiều di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến khả năng vận động của cơ thể, khả năng nhận thức, rối loạn ngôn ngữ.

Để phục hồi sau đột quỵ, giáo sư Châu cho hay, bệnh nhân cần được chăm sóc, chú trọng vào việc phục hồi tế bào não bị tổn thương, khả năng phản xạ, kết nối các tế bào thần kinh. Phương pháp hiện nay đang được sử dụng phổ biến và hiệu quả là sử dụng trang thiết bị, công nghệ hiện đại và các thuốc, sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe trí não./.

Hội nghị quốc tế về khoa học công nghệ và giải pháp tăng cường công tác phục hồi chức năng tập trung đi sâu vào các giải pháp phục hồi sau khi bị đột quỵ, chấn thương não bộ.

Hội nghị với 8 chuyên đề/16 chuyên đề về phục hồi liên quan đến não bộ, được chia sẻ bởi hai chuyên gia quốc về về phục hồi chức năng là tiến sĩ Norbert Moos - Chuyên gia y học thể thao, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình bệnh viện Saint Josef, Bonn (Đức) và chuyên gia Soon Yong Kwon đến từ Bệnh viện Bobath Memorial (Hàn Quốc) và các bác sỹ chuyên gia đầu ngành đến từ các bệnh viện lớn trong nước.

Bên lề hội nghị cũng diễn ra triển lãm trưng bày các sản phẩm về khoa học công nghệ và giải pháp trong công tác phục hồi chức năng. (987)

4. Cung ứng đủ, kịp thời thuốc phòng chống bệnh sốt xuất huyết

 Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố, bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ, các đơn vị sản xuất, nhập khẩu thuốc trên toàn quốc yêu cầu đảm bảo cung ứng đủ, kịp thời thuốc phòng, điều trị bệnh sốt xuất huyết.Cục Quản lý Dược cho biết, dung dịch cao phân tử (dextran 40 hoặc 70, hydroxyethyl starch 200.000 dalton) được chỉ định dùng chống sốc trên bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue nặng.

Cục Quản lý Dược nhận được thông tin về nguy cơ thiếu dung dịch cao phân tử tại một số tỉnh phía Nam nếu tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.

Hiện có 06 thuốc là dung dịch cao phân tử có chứa hydroxyethyl starch (HES) có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam. Theo quy định tại Luật Dược, tất cả các thuốc này được nhập khẩu theo nhu cầu của đơn vị mà không phải thực hiện việc cấp phép nhập khẩu.

Để đảm bảo cung ứng đủ và kịp thời thuốc phục vụ phòng và điều trị bệnh, Cục Quản lý Dược đề nghị các đơn vị nhập khẩu thuốc chủ động liên hệ với các cơ sở cung cấp thuốc, tìm kiếm nguồn cung dung dịch cao phân tử để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, cung ứng đủ thuốc ngay khi nhận được đặt hàng của các cơ sở khám, chữa bệnh.

Các đơn vị sản xuất xây dựng kế hoạch nghiên cứu sản xuất thuốc có chứa dextran hoặc HES nhằm tăng cường tính chủ động trong cung ứng thuốc cũng như an ninh y tế.Trường hợp cơ sở sản xuất thuốc nước ngoài chưa thể cung ứng ngay dung dịch cao phân tử theo đúng hồ sơ đăng ký thuốc đã được phê duyệt hoặc cơ sở nhập khẩu tìm được nguồn cung mới có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở nhập khẩu khẩn trương lập hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam. Cục Quản lý Dược sẽ xem xét, giải quyết theo quy trình thẩm định nhanh để đảm bảo đủ thuốc đáp ứng nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch bệnh theo quy định.

Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ưong chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn liên hệ với các cơ sở kinh doanh, nhập khẩu thuốc để chủ động lập dự trù, thực hiện việc mua sắm, đảm bảo đủ thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh.

Các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ chủ động liên hệ với các cơ sở kinh doanh, nhập khẩu thuốc để chủ động lập dự trù, thực hiện việc mua sắm, đảm bảo đủ thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh. (517)

5. Vi khuẩn "ăn thịt" Whitmore: Lây qua tiếp xúc trực tiếp với đất, bùn nhiễm khuẩn

 Bộ Y tế cảnh báo, vi khuẩn Whitmore tồn tại nhiều trong bùn, đất, có thể lây qua tiếp xúc, hít phải hạt nước, bụi có nhiễm vi khuẩn, uống nguồn nước nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc trực tiếp với đất nhiễm khuẩn, đặc biệt là qua vết xây xước nhỏ ngoài da.

Bộ Y tế cho biết,  bệnh Melioidosis ( còn gọi là bệnh Whitmore) do trực khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomallei tồn tại trong môi trường tự nhiên gây ra.

Khi hít phải hạt nước hoặc bụi có nhiễm vi khuẩn, uống nguồn nước nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc trực tiếp với đất nhiễm khuẩn, đặc biệt là qua xây xước nhỏ ngoài da thì có nguy cơ mắc bệnh.

Nhấn để phóng to ảnh

Năm 1925 tại Việt Nam ghi nhận ca bệnh Whitmore đầu tiên tại TP. HCM, sau đó là Hà Nội, Huế. Bệnh cũng được ghi nhận tại Malaysia, Singapore, Cambodia, Lào, Ấn Độ, miền nam Trung Quốc...

Tuy nhiên, căn bệnh này khó lây truyền từ người sang người, ít gặp,  không gây thành dịch, nhưng bệnh cảnh thường tiến triển nặng, có tỷ lệ tử vong cao nhất là ở những người có sẵn bệnh nền mãn tính.

Vì khi xâm nhập vào cơ thể người, vi khuẩn sẽ tấn công nhiều cơ quan của cơ thể, gặp nhiều nhất là ở phổi, tiếp đó là các cơ quan nội tạng như gan, thận, tim, cơ, da các tuyến tiêu hóa…

Căn bệnh này có thể gặp ở mọi đối tượng, gặp nhiều hơn ở người có nghề nghiệp tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với đất, nước. Bệnh cũng dễ bị mắc ở những người có các bệnh mãn tính như đái tháo đường, bệnh thận, bệnh phổi, suy giảm miễn dịch…. 

Khi nhiễm khuẩn Whitmore, bệnh nhân biểu hiện đa dạng, gồm sốt, với các kiểu như sốt cơn hoặc sốt kèm theo lạnh run, sốt kéo dài,  suy hô hấp, loét da, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, áp xe ở gan, lách, nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng.

Bộ Y tế cho biết, đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh Melioidosis. Vì thế, để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này, người dân hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bùn, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm nặng.

Những người thường xuyên việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao cần sử dụng giày, dép và găng tay.

Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.

Những người có bệnh mãn tính như tiểu đường, suy giảm miễn dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện, xét nghiệm xác định nhiễm vi khuẩn B. pseudomallei và điều trị kịp thời. (548)

 

 

6. Bệnh sốt xuất huyết ở An Giang tăng cao

         

Ngày 19-9, BS CK II Phạm Thanh Tâm, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh cho biết, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 4.415 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), tăng 67,2% so cùng kỳ năm 2018, nhưng không có ca tử vong.

Muỗi vằn Aedes - trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết, thường đốt người vào ban ngày, nhất là vào buổi sáng từ 8- 10 giờ

Đặc biệt, số ca mắc SXH liên tục tăng cao từ tháng 7 đến nay (trung bình 200 ca/tuần). Hầu hết các địa phương đều có ca mắc tăng so cùng kỳ. Trong đó, Chợ Mới 1.357 ca, Tịnh Biên 577ca, TP. Long Xuyên 571 ca, An Phú 426 ca,  Châu Thành 344 ca…

Ngành Y tế tỉnh đang chủ động phối hợp các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của công tác phòng chống SXH; vận động cộng đồng thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các khu vực có ca bệnh rộng, cũng như xử lý hiệu quả các ổ dịch không để dịch bệnh lan. Đồng thời, tiến hành kiểm soát côn trùng những khu vực nguy cơ; phun thuốc và thực hiện chiến dịch diệt lăng quăng, vệ sinh môi trường các khu vực bùng phát dịch… (232)

7. Đà Nẵng chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng

Mỗi ngày, Khoa Y học nhiệt đới- Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng tiếp nhận điều trị từ 70 đến 80 ca bệnh tay chân miệng.

Hiện nay dịch bệnh tay chân miệng đang diễn biến phức tạp. Ngành y tế thành phố Đà Nẵng đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh này bùng phát. 

Mỗi ngày, Khoa Y học nhiệt đới- Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng tiếp nhận điều trị từ 70 đến 80 ca bệnh tay chân miệng.

Chị Nguyễn Thị Thu Mơ, ở huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam có con mắc bệnh tay chân miệng đang điều trị tại Bệnh viện này cho biết: "Con em nhập viện hôm thứ 6 đến nay, sốt và nổi hột cho ở nhà điều trị 2 ngày không đỡ phải nhập viện. Bây giờ thì nốt ban đỡ rồi mà sốt chưa hẳn."

Hiện nay, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng tăng cường các y bác sĩ điều trị cho bệnh nhân. Theo bác sĩ Nguyễn Hải Thịnh, Phó khoa Y học nhiệt đới, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng thì đối với những trẻ mắc bệnh này thường thấy sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, ho, đau bụng, nổi ban đỏ trên da… Vì vậy khi phát hiện các dấu hiệu này phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế.

"Mỗi năm ở Đà Nẵng có 2 đỉnh điểm bệnh tay chân miệng từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 10, số lượng bệnh tăng cao hơn bình thường. Công tác thu dung và điều trị thì có xu hướng vẫn tăng. Tuy nhiên chưa có trường hợp nào nặng biến chứng tử vong. Hiện tại, số giường bệnh trong khoa vẫn đảm bảo mỗi cháu 1 giường", bác sĩ Thịnh nói.

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ghi nhận gần 1.300 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 200 trường hợp so với cùng kỳ năm ngoái. Sở Y tế thành phố Đà Nẵng đã chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh. Ngành y tế đã thành lập các đội cấp cứu, chống dịch lưu động để kịp thời ứng phó tình huống dịch bệnh bùng phát và lan rộng.

Ông Nguyễn Tam Lãm, Trưởng Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - Sở Y tế thành phố Đà Nẵng cho biết: "Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã thành lập các đội phòng chống dịch, chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị và đặc biệt hóa chất để xử lý môi trường. Cấp chủ động cho các đơn vị và các bệnh viện có thu dung điều trị bệnh này để tiến hành xử lý sát khuẩn môi trường. Hiện nay, Trung tâm cũng đã có văn bản gửi cho các trung tâm các quận, huyện phối hợp với Phòng Giáo dục Đào tạo, các bậc phụ huynh, các hộ gia đình, các trường lưu ý vấn đề ăn uống đảm bảo vệ sinh"./. (541)

 

 

8.  Bệnh viện có nhân viên robot

Tại Hội nghị “Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bệnh viện 2019” do Bệnh viện Quân dân y miền Đông (Cục Hậu cần Quân khu 7) tổ chức sáng 19-9, Đại tá Trương Hoàng Việt, Giám đốc bệnh viện, cho biết, bệnh viện vừa trang bị một robot tên “Tấm”, hình dáng giống nữ y tá.

Robot có khả năng di chuyển tự động, nhận dạng khuôn mặt và nhớ tên người bệnh, giúp tiếp đón, hỗ trợ người bệnh, hướng dẫn và trả lời những câu hỏi của người bệnh... Đơn vị còn trang bị robot lau sàn nhà vệ sinh, cánh tay robot hỗ trợ người khuyết tật…(113)

9. Triển khai chính sách bảo hiểm y tế: Đã có độ "vênh" với thực tế

Việc triển khai các chính sách bảo hiểm y tế đã bắt đầu xuất hiện bất cập, có độ “vênh” so với sự phát triển xã hội và nhu cầu chăm sóc y tế của người dân.

Ngày 19/9, tại Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Y tế phối hợp tổ chức Hội nghị “Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 38-CT/TW về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”. Hội nghị diễn ra trong hai ngày 19-20/9.
Vụ trưởng Vụ Các vấn đề xã hội (Ban Tuyên giáo Trung ương) Nguyễn Quốc Trung cho biết: Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 38 – CT/TW về bảo hiểm xã hội, việc triển khai các chính sách bảo hiểm y tế trong thực tế đã bắt đầu xuất hiện bất cập, hạn chế, có độ “vênh” so với sự phát triển xã hội và nhu cầu chăm sóc y tế của người dân.Cụ thể, một số văn bản hướng dẫn dưới Luật chưa đầy đủ, chồng chéo, thiếu thực tế, chưa đồng bộ.

Đặc biệt, các quy định pháp luật về chuyên môn nghiệp vụ khám chữa bệnh, công tác giám định và thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế còn thiếu, dẫn đến việc triển khai thực hiện các chính sách bảo hiểm y tế tại các địa phương, cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ sở y tế còn gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế của một số nhóm đối tượng chưa bền vững, đặc biệt tại các địa phương có đối tượng tham gia bảo hiểm y tế ở khu vực phi chính thức, lao động tự do, thu nhập không ổn định… gặp khó khăn. Việc xác định đối tượng tham gia bảo hiểm y tế của các địa phương chưa thống nhất.
Đồng quan điểm đối với những bất cập về bảo hiểm y tế đang tồn tại trong thực tế triển khai, các đại biểu tham gia hội nghị nêu một số vấn đề: Tình trạng trục lợi, lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế ở một số nơi vẫn còn xảy ra.

Công tác giám định bảo hiểm y tế còn vướng mắc về quy trình, nội dung, công cụ và phương pháp giám định.

Tình trạng trốn đóng, chậm đóng, nợ đọng bảo hiểm y tế vẫn chưa có giải pháp xử lý rốt ráo. Quỹ bảo hiểm y tế chưa chi trả cho dự phòng, phát hiện sớm bệnh tật và nâng cao sức khỏe; chi bảo hiểm y tế ở tuyến y tế cơ sở còn thấp.

Việc chia sẻ thông tin dữ liệu về bảo hiểm y tế còn hạn chế, chưa kịp thời; kết nối các phần mềm nghiệp vụ, đồng bộ hóa dữ liệu chưa thống nhất.
Ngoài ra, đại diện các trung tâm y tế tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cho rằng: Chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại y tế cơ sở chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người bệnh, có sự chênh lệch giữa các tuyến, các vùng; chưa thực hiện được việc theo dõi, quản lý sức khỏe theo từng người dân.

Thái độ giao tiếp, ứng xử của một số bộ phận cán bộ y tế còn hạn chế. Tình trạng quá tải ở một số bệnh viện trung ương, tuyến tỉnh chậm được cải thiện. Số lượng và chất lượng nhân lực y tế phân bổ không đồng đều giữa các vùng, các tuyến…
Đại biểu các địa phương trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trên là do công tác tuyên truyền về vai trò của bảo hiểm y tế đến cộng đồng chưa đạt hiệu quả cao.

Ngân sách cho cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các trung tâm y tế tuyến cơ sở còn khó khăn. Mức đóng bảo hiểm y tế còn thấp nên chưa thực hiện được các giải pháp căn cơ, lâu dài như chi cho dự phòng, phát hiện sớm bệnh tật và nâng cao sức khỏe để giảm chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Chương trình đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm y tế nhiều mức phí tương ứng với chất lượng dịch vụ cao vẫn chưa được triển khai…
Ngày 20/9, hội nghị sẽ tiếp tục làm việc với phần đóng góp về các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả công tác bảo hiểm y tế trong thời gian tới./.
(921)

10. 42 công nhân nghi bị ngộ độc thức ăn phải nhập viện cấp cứu

Đây là lần thứ 2 trong năm nay, Công ty TNHH Bodynits Tiền Giang xảy ra tình trạng nhiều công nhân bị ngộ độc phải nhập viện.

Hôm nay 19/9, bác sĩ Nguyễn Văn Ngưu, Giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cho biết, đơn vị vừa cấp cứu kịp thời 42 công nhân nhập viện nghi ngộ độc thức ăn tại một doanh nghiệp trên địa bàn.

Hiện tại, một số trường hợp bệnh nhẹ đã xuất viện, số ca còn lại đang được bệnh viện tiếp tục theo dõi, điều trị. Do được đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời nên không ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. 

Được biết, sau bữa ăn cơm chiều ngày 18/9, lần lượt có 43 công nhân của Công ty TNHH Bodynits Tiền Giang- doanh nghiệp chuyên may mặc có địa chỉ tại ấp 6, xã Phú An, huyện Cai Lậy, phải nhập viện với các triệu chứng: nôn ói, nhức đầu, chóng mặt…

Các, y bác sĩ của bệnh viện đã khẩn trương thực hiện các biện pháp cần thiết để điều trị bệnh nhân. Chẩn đoán ban đầu của bệnh viện, các trường hợp này nghi bị ngộ độc thức ăn.

Sau khi xảy ra ngộ độc, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (thuộc Sở y tế tỉnh Tiền Giang) đã đến lấy mẫu để kiểm nghiệm tìm ra nguyên nhân.
Được biết đây là lần thứ 2 trong năm nay, Công ty TNHH Bodynits Tiền Giang xảy ra tình trạng nhiều công nhân bị ngộ độc phải nhập viện./.
(284)

11. Vắc xin viêm gan B sơ sinh giảm đến 90% nguy cơ nhiễm bệnh

Nhiều địa phương tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh (trong 24 giờ đầu sau sinh) đã đạt tỷ lệ cao: 80-96%. Đây là mũi tiêm quan trọng đầu đời giúp trẻ được bảo vệ trước nguy cơ mắc viêm gan, ung thư gan.

Tăng cơ hội tiếp cận vắc xin viên gan B sơ sinh

Theo CDC Yên Bái, trong 7 tháng đầu năm nay đã có 6.341 trẻ được tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh đạt tỷ lệ 96,8%. Tại Hà Nội, trong 8 tháng đầu năm hiện đã có 6.4023 trẻ tiêm vắc xin này, đạt 83,5% tiến độ của 2019.

Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh chung trên cả nước năm nay chưa cao như mong muốn, ước đạt hơn 70%. Nguyên nhân do nhiều mẹ cho rằng mẹ không mắc thì con không tiêm nhưng xung quanh có người mắc và dễ lây do đó cần tiêm phòng VGB cho bé.

Đáng lưu ý, khu vực thành phố tỷ lệ trẻ được tiêm vắc xin VGB SS cao hơn nông thôn, nguyên nhân do tại nông thôn đẻ tại trạm y tế xã, BV huyện, đẻ nhà trong khi vắc xin này hiện mới tiêm tại BV tuyến tỉnh. Tới đây sẽ mở rộng đến BV huyện và trạm y tế xã; chỉ định tiêm cho trẻ trong 3 ngày đầu sau sinh, tiêm sớm nhất sau sinh thay vì chỉ trong 24 giờ đầu sau sinh.

Vắc xin an toàn, nhiều quốc gia sử dụng

 
 

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút viêm gan B gây ra. Tỷ lệ lưu hành HBsAg của Việt Nam là 10-20%. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ HBsAg ở phụ nữ có thai >10%. Trẻ sơ sinh có nguy cơ lây nhiễm khi sinh từ 10-90% nếu mẹ bị nhiễm viêm gan B. Đây là đường lây nhiễm nguy hiểm nhất.

Nếu trẻ sơ sinh bị lây nhiễm vi rút viêm gan B sẽ có nguy cơ trở thành bệnh mạn tính là 90% và khoảng 25% trong số đó sẽ có nguy cơ bị ung thư gan và xơ gan.

Cho đến nay, chưa có thuốc đặc hiệu điều trị viêm gan B. Do đó tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh là cách tốt nhất để phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con.

Chuyên gia Cục Y tế dự phòng chia sẻ, vắc xin viêm gan B đã được sử dụng ở nhiều nước. Tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau sinh là chiến lược của Tổ chức Y tế thế giới trong phòng chống bệnh viêm gan B được triển khai tại các quốc gia. Tại VN, vắc xin viêm gan B được triển khai tiêm cho trẻ em trong chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 1997.

Tiêm đúng và đầy đủ các mũi nhắc lại

Để phòng bệnh viêm gan B (VGB) trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ. Tiêm vắc xin viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh sẽ phòng lây truyền từ mẹ sang con từ 80-95%. Nếu tiêm muộn, việc phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con sẽ ít hiệu quả. Tiêm vắc xin viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh và tiêm đủ mũi vắc xin viêm gan B nhắc lại là cách phòng bệnh tốt nhất.

Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, các bà mẹ nên cho con tiêm vắc xin viêm gan B khi bé đã bú tốt và đề nghị cán bộ y tế thăm khám cho bé trước tiêm. Sau khi tiêm vắc xin viêm gan B có thể gặp các phản ứng thông thường như: đau tại chỗ tiêm, sốt. Những phản ứng nặng sau tiêm vắc xin viêm gan B thường hiếm gặp và sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời. (700)

12.  An toàn vệ sinh thực phẩm trường học: Nỗi lo không của riêng ai

Thực phẩm bẩn xâm nhập vào bữa ăn bán trú của trẻ nhỏ đang trở thành “vấn nạn” khiến cộng đồng bức xúc và lo sợ. Đã có những vụ việc hàng trăm trẻ em phải nhập viện vì nghi ngộ độc thực phẩm.Việc triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) là vấn đề cấp thiết thu hút sự quan tâm của cộng đồng xã hội.    

Liên tiếp các vụ trẻ nhập viện vì nghi ngộ độc thức ăn

Thời gian gần đây, rất nhiều phụ huynh rơi vào trạng thái hoang mang, lo sợ khi đón nhận thông tin về thực phẩm bẩn “xâm nhập” vào bữa ăn bán trú của trẻ em. Ngày 14-9-2019, có 82 học sinh của trường mầm non Thụy Liễu, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ cấp cứu tại trung tâm y tế huyện với các triệu chứng đau bụng, nôn, sốt, một số cháu bị đi ngoài... Với các triệu chứng này, bước đầu nhân viên y tế nghi do ngộ độc thực phẩm nhưng từ thực phẩm gì và nguồn nào thì vẫn chưa xác định được. Hiện cơ quan chuyên môn đã kiểm tra, rà soát các điều kiện đảm bảo ATVSTP của bếp ăn tập thể trường mầm non Thụy Liễu và đơn vị cung cấp thực phẩm bán trú cho nhà trường.

Trong những năm gần đây đã có khá nhiều trường hợp hàng trăm trẻ mầm non ngộ độc thực phẩm. Sở Y tế Hà Nội cho biết, tháng 11-2108, gần 200 học sinh và giáo viên của trường mầm non Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội phải nhập viện sau khi dùng bữa tại bếp ăn tập thể. Cụ thể, ngày 14-11-2018, bếp ăn tập thể trường mầm non Xuân Nộn tổ chức nấu ăn cho 796 suất ăn trưa và bữa phụ lúc 14g chiều cùng ngày. Thực đơn bữa trưa gồm: Xúc xích, bò sốt vang, xôi lệ phố, cơm rang Dương châu, rau củ quả thập cẩm luộc, nước cam. Bữa phụ chiều gồm: Sữa chưa, bánh ngọt. Sau bữa ăn trên, có 3 giáo viên và gần 200 học sinh phải cấp cứu tại BVĐK Đông Anh và BV Bắc Thăng Long với các biểu hiện đau bụng, nôn, đi ngoài, đau đầu và sốt. Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, nguyên nhân là nhiễm khuẩn tiêu hóa do ngộ độc thực phẩm.

Đầu tháng 10-2018, 352 học sinh trường TH Đinh Tiên Hoàng, TP Ninh Bình đã phải nhập viện sau bữa trưa tại trường với triệu chứng đau bụng, buồn nôn. Sở Y tế Ninh Bình khẳng định, nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm do học sinh ăn món ruốc gà trong bữa trưa tại trường. Kết quả kiểm tra cho thấy, trong món ruốc gà có độc tố tụ cầu vàng, bắt nguồn từ thịt gà sống sử dụng làm ruốc. Độc tố này khi nấu chín vẫn không tiêu diệt hết được. Đây chính là nguyên nhân khiến các học sinh bị đau bụng, buồn nôn phải nhập viện.

Tháng 11-2017, trường mầm non Hương Lung, xã Hương Lung, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ cũng xảy ra sự cố ngộ độc thực phẩm khiến 133 trẻ phải nhập viện điều trị. BS Vi Văn Miên, GĐ BVĐK Cẩm Khê cho biết, vụ việc xảy ra vào hơn 19g ngày 16-11-2017. Vào khoảng thời gian trên, gần 100 cháu nhỏ được bố mẹ đưa đến cấp cứu tại BV trong tình trạng hoảng loạn. Trước đó, các cháu dùng bữa trưa tại trường mầm non Hương Lung, đến chiều thì nhiều cháu có dấu hiệu đau bụng, nôn khan, các gia đình lo lắng nên đưa con vào vào BV. Đánh giá về nguyên nhân dẫn tới vụ việc, BS Miên cho rằng, rất có thể trẻ bị ngộ độc thực phẩm, do cùng một triệu chứng sau khi ăn trưa tại trường.

Nguyên nhân và cách xử lý ATVSTP trường học

Kết quả xét nghiệm 13 mẫu thức ăn trong vụ ngộ độc thực phẩm tại trường mầm non Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội cho thấy có 1 mẫu bánh ngọt dương tính với vi khuẩn Salmonella gây nhiễm trùng đường suột, sốt, đau bụng tiêu chảy... Loại bánh ngọt này do Cty thực phẩm Bảo An cung cấp cho nhà trường. Tuy nhiên, bánh này lại do Cty CP sản xuất và thương mại Nguyên Cát tại phố Và, phường Hạp Lĩnh, TP Bắc Ninh sản xuất. Điều đáng nói, khi cơ quan chức năng kiểm tra thực tế hoạt động của Cty CP sản xuất và thương mại Nguyên Cát, các điều kiện ATVSTP của cơ sở này không bảo đảm.

Trường mầm non Xuân Nộn tự tổ chức bếp ăn cho thầy và trò, nhưng nguyên liệu do Cty thực phẩm Bảo An cung cấp. Tuy nhiên, Cty thực phẩm Bảo An lại nhập nguyên liệu từ bên thứ ba là Cty Nguyên Cát. Như vậy, ngay  từ khâu đầu vào thực phẩm đã không rõ ràng nguồn gốc, không đảm bảo tiêu chí ATVSTP. Số lượng bánh nhiễm khuẩn đã lọt vào trường gây ra vụ ngộ độc cho hàng trăm trẻ dem dưới mác ATVSTP của Cty thực phẩm Bảo An.

Trong vụ việc 352 học sinh trường TH Đinh Tiên Hoàng, TP Ninh Bình phải nhập viện sau khi ăn trưa tại trường, món ruốc gà chính là nguyên nhân. Sở Y tế Ninh Bình cho biết, ruốc gà gây ngộ độc cho các học sinh được một hộ kinh doanh có địa chỉ tại thôn Bạch Cừ, xã Ninh Khang, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình cung cấp cho nhà trường. Đây là hộ kinh doanh thường xuyên cung cấp thực phẩm cho nhà trường trong những năm trước. Điều đáng nói, hộ kinh doanh này không có giấy chứng nhận ATVSTP do cơ quan chức năng cấp.

Có thể thấy, tất cả các vụ ngộ độc thực phẩm tại trường học đều do sự chủ quan, lơ là với việc bảo đảm ATVSTP cho bữa ăn bán trú của học sinh. Các trường đã không thực hiện tốt quy trình tiếp nhận thức ăn an toàn, sử dụng nguyên liệu chế biến thực phẩm rẻ tiền, chất lượng kém. Nhân viên chế biến thực phẩm thiếu hiểu biết về ATVSTP. Cơ sở vật chất và điều kiện tại nơi chế biến, bảo quản thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

Việc để xảy ra mất ATVSTP tại trường học là vấn đề rất nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của các học sinh không chỉ thời điểm sử dụng thực phẩm mà còn có nguy cơ gây hại đến sức khỏe về sau.

Ngoài việc thông tin, tuyên truyền, giáo dục về kiến thức ATVST và biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm trong các cơ sở giáo dục, Ban quản lý ATVSTP cần tổ chức tập huấn phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, kiến thức thực hành đảm bảo ATVSTP cho cán bộ quản lý, người trực tiếp làm công tác ATVSTP tại các trường học bán trú có tổ chức bếp ăn tập thể trên địa bàn. Bên cạnh đó, tăng cường công tác phối hợp kiểm tra giám sát các trường học có tổ chức ăn bán trú định kỳ 6 tháng/1 lần, kiểm tra và cấp giấy chứng nhận bếp ăn đảm bảo ATVSTP. Thường xuyên tổ chức các đoàn thanh tra liên ngành về ATVSTP nhằm chấn chỉnh và xử lý các trường hợp vi phạm công tác ATVSTP trường học. (1302)

 

13.  Thái Nguyên: Bác sĩ khoa cấp cứu bị đột quỵ

Bác sĩ Dương Ngọc Toàn (38 tuổi) - Phó trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện A Thái Nguyên sau ca làm việc buổi sáng đến giờ nghỉ trưa anh Toàn bỗng dưng bị đột quỵ.

Trưa ngày 21/5, sau khi kết thúc buổi làm việc buổi sáng, một số bác sĩ của Bệnh viện A Thái Nguyên thường ở lại bệnh viện và trong đó có bác sĩ Toàn. Đồng nghiệp phát hiện anh bị đột quỵ ở khu vực nhà vệ sinh.

Ngay lập tức, các đồng nghiệp của anh Toàn đã tri hô nhau cùng cấp cứu cho anh Toàn. Lúc đó, anh Toàn đã rơi vào tình trạng ngừng tim. Anh được cấp cứu ngừng tuần hoàn rồi nhanh chóng chuyển lên khoa A9,  Bệnh viện Bạch Mai.

Sau thời gian cấp cứu tại khoa A9, Bệnh viện Bạch Mai anh Toàn đã thoát được tử thần nhưng cần thời gian rất dài điều trị. (168)

14.  Phát huy tiềm năng, thế mạnh của du lịch y tế

Việt Nam có một nền y học cổ truyền lâu đời với nhiều bài thuốc quý hiếm, nhiều phương pháp điều trị mang lại sức khỏe tốt cho người bệnh. Tại TP Hồ Chí Minh, các phương pháp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, cứu ngải, cấy chỉ… đã chứng minh hiệu quả điều trị, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh, nhất là trong điều trị bệnh liệt mặt, liệt dây thanh quản không nói được… Các kỹ thuật này không chỉ giúp hồi phục sức khỏe, chữa bệnh mà còn có thể làm đẹp cho du khách.

Nhiều du khách nước ngoài khi du lịch tại Việt Nam đã tìm đến các cơ sở y học cổ truyền như Bệnh viện Y học cổ truyền TP Hồ Chí Minh, Khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Ðại học Y dược thành phố để điều trị bệnh và đạt kết quả tốt.

Với tiềm năng, lợi thế như vậy, nhưng thời gian qua, ngành y học cổ truyền vẫn chưa được chú trọng khai thác nhằm đóng góp cho sự phát triển của du lịch thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Một trong những hạn chế lớn nhất chính là du lịch y tế thiếu thông tin quảng bá cho dịch vụ du lịch kết hợp chữa bệnh, trong đó có y học cổ truyền. Các hãng lữ hành thời gian qua cũng chưa chú trọng tổ chức các tua du lịch kết hợp chăm sóc sức khỏe cho nên du khách nước ngoài thường không có thông tin về thế mạnh của y học cổ truyền Việt Nam, cũng như chưa biết đến các cơ sở y học cổ truyền để có thể đến điều trị, chăm sóc sức khỏe.

Ðể phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh này, cũng như phát triển du lịch y tế trên địa bàn, thành phố bước đầu có những giải pháp để giúp du khách biết đến y học cổ truyền nhiều hơn. Sở Y tế thành phố đã lựa chọn chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền theo hướng chuyên sâu là một trong những sản phẩm mũi nhọn trong dịch vụ du lịch y tế. Theo đó, Bệnh viện Y học cổ truyền TP Hồ Chí Minh đã được đầu tư theo hướng chuyên sâu để phát triển các đơn vị điều trị đau, chăm sóc da và làm đẹp, phục hồi sau tai biến mạch máu não, sản xuất thuốc đạt chuẩn GMP… Ngoài ra, bệnh viện cũng lập kế hoạch và trao đổi với các khách sạn để tổ chức phòng điều trị và trải nghiệm dịch vụ.

Với cách làm này, bệnh viện sẽ cử bác sĩ và chuyên viên đến tận các khách sạn để khám, chẩn đoán, tư vấn các phương pháp điều trị. Thành phố hiện đã có phố đông y, một trong những phố chuyên doanh để thu hút khách du lịch. Tuy nhiên, để phố đông y trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn đối với du khách nước ngoài thì cần có sự đầu tư nhiều hơn, qua đó tạo ra nhiều loại hình dịch vụ khám, chữa bệnh an toàn, hiệu quả. Ðặc biệt, để du lịch y tế gắn với y học cổ truyền phát triển, cần có sự tham gia của các đơn vị lữ hành. Việc tổ chức nhiều tua du lịch kết hợp chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền, cũng như thông tin nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ về những cơ sở y học cổ truyền đạt chất lượng trên địa bàn thành phố đến du khách sẽ là cơ hội lớn để loại hình du lịch này phát huy tiềm năng, đóng góp vào sự phát triển của ngành du lịch thành phố. (653)

15.  Cứu sống cháu bé bị xe ben cán gãy xương chậu, xương đùi

Bệnh nhi vào bệnh viện trong tình trạng mạch và huyết áp không đo được. Xương chậu, xương đùi bị gãy, động mạch bẹn bị dập nát, máu phun nhiều.

Ngày 19.9, bác sĩ Nguyễn Văn Hương, Giám đốc Bệnh viện Bà Rịa (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, đơn vị này đã cứu sống thành công một bệnh nhi vào viện do tai nạn giao thông nguy kịch.

Bệnh nhân là cháu Phạm Vũ Đức Hiếu (8 tuổi, ngụ thị trấn Long Hải, huyện Long Điền), vào viện do bị xe ben cán gãy xương chậu, xương đùi trái, đứt dập động mạch bẹn trái...

Bác sĩ Phan Văn Tú (Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Bà Rịa) cho biết ngày 17.9 đã trực tiếp tiếp nhận cháu Hiếu được xe cấp cứu đưa vào bệnh viện trong tình trạng đa chấn thương, máu vùng bẹn phun ra rất nhiều, phần đùi trái bị lóc da, dập nát gót chân trái.

“Tôi đã dùng tay chèn động mạch máu bẹn lại, không cho máu tiếp tục phun ra nữa và khẩn cấp đưa vào phòng mổ. Tại đây, chúng tôi phát hiện nạn nhân bị gãy xương chậu, xương đùi trái, dập nát động mạch bẹn trái. 1/3 cơ bên đùi trái và vùng bẹn bị dập nát. Chân trái của nạn nhân đã tím, lạnh. Mạch và huyết áp của bệnh nhân cũng không đo được”, bác sĩ Tú cho hay.

Ngay sau đó, bác sĩ Tú cùng ê kíp của mình đã tiến hành kết hợp xương chậu bị gãy bằng nẹp vít, ghép động mạch bẹn từ tỉnh mạch hiển chân phải qua chân bị thương và lóc các cơ, da bị dập...

Ca phẫu thuật kéo dài hơn 5 tiếng đồng hồ và đã thành công. Chân trái của cháu Hiếu ấm hồng trở lại, mạch và huyết áp bình thường.

Để thực hiện ca phẫu thuật này, ê kíp y, bác sĩ Bệnh viện Bà Rịa đã truyền 4 đơn vị hồng cầu lắng, 4 đơn vi huyết tương đông lạnh và tủa lạnh cho bệnh nhi.

Mẹ của cháu Hiếu, chị Trần Thị Kiều (29 tuổi) cho hay chiều 17.9 chị đến trường đón con và 2 cháu nhỏ ở cùng xóm đi học về.

Khi chị Kiều đang chở các cháu nhỏ băng qua đường thì bị xe ben từ phía sau chạy lên tông vào khiến cả 4 người đều bị thương. Riêng cháy Hiếu bị nặng nhất, do bánh xe ben cán ngang qua chân. (438)

16.  Cứu sống bệnh nhân bị vỡ túi phình mạch máu não

Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Khoa Hồi sức tích cực và phân khoa Can thiệp đột quỵ của bệnh viện vừa cứu sống bệnh nhân nữ 40 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì vỡ túi phình mạch máu não.

Hiện bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, tri giác hồi phục gần như hoàn toàn, đã ngưng thở máy. Bệnh nhân tiếp tục được theo dõi và điều trị tiếp tại khoa.

Bệnh nhân N.T.L nhập viện ngày 14/9 trong tình trạng co giật sùi bọt mép, tím tái, hôn mê sâu, suy hô hấp nặng phải thở máy. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân xuất huyết não, suy hô hấp nặng. Kết quả CT Scan đầu cho thấy bệnh nhân bị xuất huyết khoang dưới nhện.

Kết quả chụp DSA cho thấy, hệ động mạch cảnh trong bên trái tổn thương phình mạch dạng túi động mạch cảnh trong đoạn thông sau, kích thước tương đương 3,3 mm, cổ rộng 3 mm chưa vỡ. Hệ động mạch cảnh trong bên phải tổn thương dạng túi phình đa thùy động mạch cảnh trong đoạn thông sau, kích thước 6 x 9 mm khả năng đã vỡ.

Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định can thiệp nội mạch túi phình động mạch cảnh trong đoạn thông sau bên phải đã vỡ trước. Tổn thương phình mạch dạng túi động mạch cảnh trong đoạn thông sau bên trái can thiệp sau do túi phình chưa vỡ và còn khả năng đặt giá đỡ.

Ngày 18/9, ê kíp can thiệp do bác sĩ chuyên khoa I Trần Công Khánh - Phó Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh là thủ thuật viên chính và bác sĩ chuyên khoa I Phạm Minh Phước đã tiến hành chụp vào nút động mạch não số hóa nền. Các bác sĩ tiến hành luồn vi ống thông siêu chọn lọc vào trong túi phình và thả 5 coil vào trong túi phình. Chụp kiểm tra thấy bít gần như hoàn toàn vào túi phình, tuần hoàn động mạch não tốt. (348)

17.  Vào bệnh viện cấp cứu vì uống thuốc... cả vỏ

Ngày 19.9, Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới (Quảng Bình) đã nội soi tiêu hóa gắp 1 viên thuốc cả vỏ cho một bệnh nhân nữ.

Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới tiếp nhận bệnh nhân Phan Thị Sâm (54 tuổi, ở TX.Ba Đồn, Quảng Bình) vào sáng cùng ngày trong tình trạng đau bụng dữ dội.

Sau khi thăm khám, xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ bệnh viện tiến hành nội soi tiêu hóa và phát hiện tại tá tràng có 1 viên thuốc còn nguyên vỏ bọc bảo vệ với kích cỡ 1 x 1,5 cm. Niêm mạc ruột bệnh nhân bị tổn thương do cạnh sắc nhọn của vỉ thuốc tây tác động. Các bác sĩ của bệnh viện đã gắp viên thuốc ra thành công.

Được biết, tối 18.9, bà Sâm tự uống thuốc điều trị sốt tại nhà và đã sơ ý uống viên thuốc nguyên trong vỏ nói trên.

Bác sĩ Nguyễn Duy Bách, Trưởng khoa Thăm dò chức năng và Nội soi, cho hay các bác sĩ đã gặp khá nhiều trường hợp tương tự và thường rơi vào những người lớn tuổi. Nếu không được nội soi kịp thời, viên thuốc sẽ trôi xuống ruột non gây chảy máu; thậm chí có thể gây thủng ruột dẫn đến nguy hiểm tính mạng.

Vì vậy, khi người già uống thuốc cần có sự chú ý của người thân và nếu lỡ uống nhầm thì phải vào bệnh viện kịp thời. (266)

18.  Cứu sống cụ bà 90 tuổi xuất huyết tiêu hóa nguy kịch

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vừa cứu sống một cụ bà 90 tuổi bị xuất huyết tiêu hóa, chảy máu ổ loét hành tá tràng nguy kịch nhờ sử dụng phương pháp nội soi can thiệp cầm máu bằng kẹp clip.

 
 

Cụ bà 90 tuổi nhập viện trong tình trạng nôn ra máu đỏ tươi, choáng, tụt huyết áp... Qua khai thác từ người nhà, cụ có tiền sử xuất huyết tiêu hóa do loét tá tràng cách 7 năm, mắc bệnh tăng huyết áp.

Các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực nhanh chóng khám, nhận định đây là một ca bệnh tiên lượng rất nặng nguy cơ tử vong, với chẩn đoán sơ bộ: Sốc mất máu – theo dõi chảy máu dạ dày, tá tràng trên nền bệnh tăng huyết áp, suy kiệt, bệnh nhân cao tuổi. Ngay lập tức, các phương án hồi sức tích cực, bồi phụ nước điện giải, truyền máu cấp cứu được triển khai.

Đồng thời các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực phối hợp cùng phòng Nội soi tiêu hóa can thiệp - Đơn nguyên khám chữa bệnh tự nguyện hội chẩn tối khẩn cấp và quyết định thực hiện nội soi dạ dày tá tràng cấp cứu tìm điểm chảy máu cho bệnh nhân.

Sau khi nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng phát hiện ổ loét hành tá tràng đang chảy máu thành tia, dạ dày nhiều máu cục, máu đỏ. Ngay lập tức, các bác sĩ đã sử dụng phương pháp can thiệp dùng clip kẹp cầm máu hiệu quả. Bệnh nhân được chuyển về Khoa Hồi sức tích cực tiếp tục điều trị nội khoa.

Theo Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Đoàn Bình Tĩnh, Trưởng Khoa Hồi sức Tích cực, người trực tiếp cấp cứu bệnh nhân: Bệnh nhân trong ca bệnh trên đã 90 tuổi, nhập viện trong tình trạng sốc mất máu, hồng cầu chỉ còn một nửa so với người bình thường, nên việc cấp cứu bù thể tích máu mất và tìm ra điểm chảy máu là tối cấp. Chúng tôi đã phải hồi sức để đảm bảo huyết áp ngay trên bàn nội soi can thiệp. Hiện tại sức khỏe của cụ bà đã khỏe lại, ra viện trong tình trạng ổn định.

Các chuyên gia y tế cho biết, xuất huyết tiêu hóa là một bệnh lý đòi hỏi chẩn đoán sớm, tìm điểm chảy máu để cầm máu. Tùy mức độ xuất huyết mà có các phương pháp điều trị khác nhau. Nhưng can thiệp dưới nội soi tiêu hóa là một phương pháp hiệu quả, nhanh chóng, không phải phẫu thuật nên nhanh hồi phục.

Xuất huyết tiêu hóa là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân gây ra như: Do chảy máu ổ loét, vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, chảy máu khối u, viêm…

Về dấu hiệu nhận biết xuất huyết tiêu hóa người bệnh thường có biểu hiện: Nôn ra máu đỏ, máu cục, nâu sẫm lẫn với thức ăn; đi ngoài phân đen, nát lỏng như bã cà phê; tùy theo mức độ mất máu sẽ có triệu chứng: Vã mồ hôi, chân tay lạnh, da niêm mạc nhợt, vật vã, ngất xỉu, huyết áp tụt, mạch nhanh nhỏ, thở nhanh nông, tiểu ít...

Khi thấy người bệnh có những biểu hiện bất thường trên, cần đưa ngay tới các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm, khám và điều trị kịp thời. (601)

19. Bé 3 tuổi bị bỏ quên trên xe ô tô ở Bắc Ninh được xuất viện

 Sau 6 ngày điều trị, sức khỏe bé trai 3 tuổi bị bỏ quên trên xe tại Bắc Ninh đã dần phục hồi và được xuất viện trong chiều nay (19/9).

Ngày 19/9, PGS.TS Trần Minh Điển - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, sau 6 ngày điều trị, bé trai Nguyễn Tấn Lợi (3 tuổi, bị bỏ quên trên xe đưa đón 7 tiếng tại cơ sở mầm non Đồ Rê Mí ở Tiên Du, Bắc Ninh), đã tỉnh táo hoàn toàn, không còn sốt, ho nhẹ; kiểm tra thần kinh, tâm lý không có bất thường.

Cùng ngày, bệnh nhi này đã được xuất viện. Chi phí điều trị cho bé được bảo hiểm y tế thanh toán theo quy định.

Trước đó, cháu Lợi đã bị bỏ quên trên xe đưa đón của trường mầm non tư thục Đồ Rê Mí 7 tiếng, từ khoảng 8h - 15h ngày 13/9. 

Trước khi thông báo cho gia đình, chủ nhóm trẻ đã đưa cháu tới phòng khám tư nhân Đa khoa Hà Nội tại xã Hoàn Sơn để sơ cứu, sau đó chuyển trẻ ra Bệnh viện Đa khoa huyện Từ Sơn, lúc này chủ cơ sở cũng thông báo với gia đình và chuyển bé đến Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh cấp cứu.

Khi tới nơi, bố cháu Lợi thấy con mình đã lâm vào hôn mê, gọi hỏi không biết. Tối 13/9 bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng sốt lơ mơ, suy hô hấp.

Tại thời điểm nhập viện, bệnh nhi được chẩn đoán sốc nhiệt và sau 48 giờ chẩn đoán, theo dõi, điều trị, đến sáng ngày 16/9 tỉnh táo, tiếp xúc tốt với cha mẹ, chức năng các cơ quan đang dần ổn định và đã được ra khỏi phòng điều trị tích cực.

Nhận định về việc bệnh nhi 3 tuổi may mắn sống sót sau 7 tiếng bị bỏ quên trên xe, PGS Trần Minh Điển cho biết, nguyên nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường, thời tiết, thể trạng của bé. Ngoài ra, khi không may lâm vào hoàn cảnh trên, nếu được cấp cứu đúng, kịp thời thì tình trạng sức khỏe của bé tiên lượng về sau sẽ rất tốt. (403)

20. 4 trẻ bị ngộ độc do trong sữa có tinh dầu

Cả 4 em học sinh đều uống chung chai sữa Nutribost. Trong lúc uống, đã làm đổ chai tinh dầu dùng để hút thuốc bằng tẩu khiến vài giọt văng vào chai sữa nhưng các em vẫn uống. Uống xong tất cả có biểu hiện đau bụng.

Liên quan đến 4 cháu nhỏ từ 13 đến 16 tuổi bị ngộ độc sau khi uống sữa ở Hải Phòng, ngày 19/9, Sở Y tế Hải Phòng đã có thông tin chính thức.

Theo đó, sau khi tiếp nhận thông tin, Sở Y tế Hải Phòng đã yêu cầu các đơn vị liên quan cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân. Đồng thời, gửi công văn tới tới Thành ủy, UBND TP. Hải Phòng báo cáo sự việc.

Loading...

Theo báo cáo, Cơ quan Công an đang lưu giữ và niêm phong chai sữa Nutribost. Sở Y tế đề nghị UBND thành phố Hải Phòng chỉ đạo Cơ quan Công an tiến hành xác minh về nguyên nhân vụ việc.

Trước đó, khoảng 14h50 ngày 15/9,  Trung tâm Y tế quận Lê Chân tiếp nhận bệnh nhân Đ.T.T, 11 tuổi, trong tình trạng lơ mơ, da xanh tái, môi nhợt và nôn. Sau đó Trung tâm Y tế quận Lê Chân lại tiếp nhận thêm 3 cháu trong độ tuổi từ 13-16 cũng có biểu hiện như trên. Người nhà cho biết, các cháu uống chung một chai nước sữa Nutribost, sau đó thì có những biểu hiện trên.

 Các bác sĩ nhận định các trẻ bị ngộ độc thực phẩm nên tiến hành cấp cứu, điều trị.

Sau khi xử trí ban đầu, Trung tâm Y tế quận Lê Chân đã chuyển 3 bệnh nhân đến BV Trẻ em Hải Phòng, một bệnh nhân đến BV Hữu nghị Việt Tiệp.

Qua khai thác bệnh sử, các trường hợp được đưa vào cấp cứu đều cho biết đã uống sữa Nutribost. Do sơ ý, các cháu làm đổ chai tinh dầu dùng để hút thuốc bằng tẩu khiến vài giọt văng vào chai sữa nhưng vẫn uống bình thường. Uống xong tất cả có biểu hiện đau bụng và được người nhà đưa đến BV kiểm tra. Chai sữa này được bàn giao cho Cơ quan công an. (387)

21. Quên bóc vỉ thuốc trước khi uống, nữ bệnh nhân 65 tuổi phải nhập viện

Bị sốt, một nữ bệnh nhân tại Quảng Bình đã mua thuốc về uống, tuy nhiên khi sử dụng đã quên bóc vỉ và nuốt luôn vào bụng. Người này sau đó đã phải nhập viện để gắp viên thuốc còn nguyên vỏ ra ngoài.

Ngày 19/9, thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) cho biết, các bác sĩ tại bệnh viện này vừa tiến hành nội soi tiêu hóa, gắp viên thuốc còn nguyên trong vỉ nằm trong tá tràng của một nữ bệnh nhân.

Nữ bệnh nhân này là bà Phan T. S. (SN 1965), trú thị xã Ba Đồn. Vào sáng cùng ngày, bà S. Được người thân đưa đến bệnh viện trong tình trạng đau bụng dữ dội.

Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện trong tá tràng của nữ bệnh nhân có dị vật là viên thuốc còn nằm trong vỏ kích thước 1x1.5cm, cạnh sắc nhọn, gây tổn thương niêm mạc ruột nên đã tiến hành nội soi tiêu hóa, gắp dị vật ra ngoài. Hiện sức khỏe của bệnh nhân S. đã ổn định và có thể xuất viện.

Theo người nhà bệnh nhân S. vào tối 18/9, người phụ nữ này bị sốt và uống thuốc, tuy nhiên do không để ý đã nuốt viên thuốc còn nằm trong vỉ. Các bác sĩ cho biết, đã có rất nhiều trường hợp uống uống thuốc còn nguyên cả vỏ, nhất là các bệnh nhân lớn tuổi. Nếu không nội soi ngay viên thuốc sẽ trôi xuống ruột non gây chảy máu thậm chí có thể gây thủng ruột. (289)

22. Bé 2 tháng tuổi tử vong sau khi tiêm văc-xin “5 trong 1”

Một bé gái 2 tháng tuổi đã tử vong vào rạng sáng 8-7 sau khi được tiêm văc-xin và uống thuốc hạ sốt.

Ông Nguyễn Ngọc Ẩn-Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Tháp, vừa xác nhận xảy ra một trường hợp tử vong trong tổng số 36 trẻ em chích ngừa tại Trạm Y tế xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười vào ngày 7-7. Nạn nhân là cháu Võ Thị Bảo Trâm, 2 tháng tuổi, ngụ tại địa phương.

Theo ông Võ Văn Bé Tư, cha nạn nhân, sáng ngày 7-7, ông cùng vợ chở cháu Trâm đến Trạm Y tế xã chích ngừa theo lịch định kỳ. Trước khi tiêm ngừa, cháu Trâm được khám sàng lọc. Chích ngừa xong, cháu được giữ lại 30 phút để theo dõi theo khuyến cáo. Khi về nhà thì bé Trâm bị sốt nhẹ nên gia đình chở đến Trạm Y tế xã và được cho uống thuốc hạ nhiệt.

Đến 16 giờ cùng ngày cháu Trâm đã giảm sốt nên được cho về. Lúc về, Trạm Y tế có cho thêm 2 gói Paracetamol và dặn dò sáng hôm sau chở cháu đến tái khám. Tuy nhiên, đến khoảng 1g30 sáng ngày 8-7, gia đình chở cháu đến Trạm Y tế xã Trường Xuân cấp cứu. Lúc này bệnh nhi đã rơi vào tình trạng ngưng thở và tử vong.

Hiện ngành chức năng đã tiến hành khám nghiệm tử thi. Bước đầu cho thấy từ phổi nạn nhân có dịch màu trắng đục tràn mũi miệng, có mùi sữa. Sở Y tế, Viện Pasteur và các ngành chức năng sẽ có cuộc họp để đưa ra kết luận chính xác./. (297)

23. Bệnh viện kích hoạt báo động đỏ cứu bệnh nhân bị đâm thủng tim

Vào chiều 18/9,Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới,Quảng Bình tiếp nhận nam bệnh nhân Nguyễn Văn Q. (SN 1995, trú xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch) vào viện trong tình trạng shock do mất máu cấp.

 

Qua thăm khám, các bác sĩ đã phát hiện anh Q. có một vết thương dài 3cm, vết cắt sắc cạnh ức trái, đứt sụn sườn 4.

Nhận định đây là một vết thương thấu tim, bệnh nhân có nguy cơ tử vong ngay lập tức nên đã chuyển ngay vào phòng mổ để phẫu thuật.

Tại đây, bệnh nhân vừa được các bác sĩ hồi sức tích cực và vừa phẫu thuật, sau khoảng 30 phút vết thương tim được đóng kín, bệnh nhân qua cơn nguy kịch.

“Do bị người khác dùng dao đâm vào ngực trái, xuyên qua thành ngực và thủng tâm thất phải nên khi mở ngực bệnh nhân theo vết thương, chúng tôi thấy khoang lồng ngực có nhiều máu cục và máu đỏ tươi, tim đập nhanh, màng ngoài tim tím bầm có một vết thương khoảng 1.5cm.

Vừa tiến hành lấy máu, chúng tôi vừa phát hiện ở thất phải có một vết thương dài khoảng 1cm đang phun máu nên khẩn trương khâu kín vết thương. Chỉ chậm vài phút là anh Q. có thể tử vong nên kíp mổ rất khẩn trương vừa hồi sức tích cực, truyền máu vừa nhanh chóng phẫu thuật”, BSCK2 Nguyễn Văn Mận, phẫu thuật viên chính cho biết.

Còn theo BSCK2 Nguyễn Văn Phong, Phó giám đốc bệnh viện thì khi nhận được tin có bệnh nhân nghi vết thương thấu tim, lập tức đã kích hoạt báo động đỏ nội viện, tập trung nhiều bác sĩ có kinh nghiệm trong phẫu thuật tim,lồng ngực và các bác sĩ gây mê hồi sức để tiến hành phẫu thuật cấp cứu.

Hiện tại, anh Q. đã tỉnh, nói chuyện được, không khó thở, dịch dẫn lưu trong dần và đang được chăm sóc sau mổ tại khoa Hồi sức tích cực và chống độc. (363)

24. Hai người dân tại Cà Mau tử vong sau khi bị chó dại cắn

Hôm nay (19/9), Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Cà Mau cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận thêm 1 trường hợp tử vong sau khi bị chó dại cắn.

Theo đó, gia đình ông N.Đ.S. (47 tuổi, ở xã Tân Hưng Tây, huyện Phú Tân, Cà Mau) thấy ông có biểu hiện co giật, sốt cao nên đưa vào Bệnh viện điều trị.

Các bác sĩ ghi nhận, ông S. có các triệu chứng như: sợ ánh sáng, nôn ói, được chẩn đoán theo dõi bệnh dại. Đến ngày 17/9, ông S. đã tử vong.

Người nhà ông S. cho biết, cách đây khoảng 2 năm, ông S. bị chó nhà hàng xóm cắn và không được tiêm ngừa. Sau khi cắn ông S., con chó trên đã cắn một con mèo và sau vài ngày con mèo chết. Lúc này, chủ nhà đã đập chết con chó.

Vừa qua, ông N.V.Đ. (ngụ xã Khánh Hội, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) cũng có các biểu hiện bệnh dại và được đưa vào Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Cà Mau điều trị. Sau đó, bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Nhiệt Đới TP Hồ Chí Minh, kết quả xét nghiệm cho thấy ông Đ. dương tính với bệnh dại. Vào ngày 13/9, nạn nhân đã tử vong tại bệnh viện./. (239)

25. Khuyến khích CNVC-LĐ ngành y rửa tay bằng xà phòng

Tại TP Cần Thơ ngày 19-9, Công đoàn (CĐ) Y tế Việt Nam đã tổ chức lễ phát động "Vệ sinh sạch sẽ, sức khỏe nâng cao".

Tại lễ phát động, CĐ Y tế Việt Nam kêu gọi tất cả các ngành, các cấp chính quyền, các cơ quan đoàn thể, cán bộ, đoàn viên ngành y tế cùng phối hợp đẩy mạnh hoạt động truyền thông dưới nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng, lợi ích của việc rửa tay với xà phòng trong phòng chống dịch, bệnh. Mục đích chương trình nhằm đưa hành vi rửa tay với xà phòng trở thành việc thường xuyên, thành một việc làm không thể thiếu trước và sau khi thăm khám cho bệnh nhân và cũng thành thói quen hằng ngày của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và tất cả mọi người.

Tại Việt Nam, các bệnh truyền nhiễm gây dịch có tỉ lệ mắc trên 100.000 dân cao nhất là cúm, tiêu chảy, sốt xuất huyết, tay chân miệng, lỵ, quai bị, thủy đậu. Việc rửa tay với xà phòng làm giảm tới gần 50% các trường hợp mắc tiêu chảy, 25% các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ em dưới 5 tuổi.  (255)

26. Bé trai 7 tuổi hôn mê vì bị hóc chả cá viên

Khi ăn chả cá viên không may bị nghẹn, cậu bé 7 tuổi vội uống sữa cho miếng chả cá trôi xuống. Không ngờ cậu bé ho sặc sụa vì sặc, dị vật lọt vào đường thở khiến bệnh nhân nhanh chóng bị ngừng thở, ngừng tuần hoàn.

Tai nạn hóc chả cá viên xảy ra với cậu bé 7 tuổi (Hưng Yên) khi đang ở trường học. Trong giờ ra chơi, cậu bé ra ngoài lớp ăn chả cá. Tai nạn xảy ra rất nhanh gây ngừng thở, ngừng tuần hoàn khiến cậu bé ngã vật ra. Ngay khi phát hiện trẻ bị ngã, các cô giáo đã nhanh chóng thực hiện thủ thuật Heimlich đẩy dị vật ra, sau đó đưa trẻ đi cấp cứu. Bệnh nhi được chuyển từ bệnh viện tuyến dưới lên khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cấp cứu.

Theo bác sĩ, có thể trẻ ăn trong lúc vội vàng, nhai nhồm nhoàm nên bị nghẹn. Sau khi nghẹn, bé lại  vội uống sữa nên bị sặc, dị vật vô tình lọt vào đường thở. Các cô giáo đã thực hiện thủ thuật Heimlich khá tốt, dù vậy hiện trẻ vẫn hôn mê, phải thở máy.Trước đó, năm 2008, Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP HCM từng cấp cứu một bé trai 8 tuổi bị hóc miếng bò viên chiên dạng xâu. Trẻ ăn nhanh nên bị sặc sau đó gia đình thấy con ngã, người tím tái. Bác sĩ phát hiện trong khí quản của trẻ có một mảnh bò viên to bằng ngón tay. Do nằm chắn đường thở, khối dị vật này đã khiến bệnh nhi rơi vào tình trạng tím tái toàn thân, mạch và huyết áp không đo được. 

 PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, trẻ hóc dị vật rất đa dạng từ các loại hạt như hạt dưa, hạt hướng dưỡng, hạt nhãn, hạt vải… cho đến thực phẩm như thạch, trân châu, bột… Một số trường hợp trẻ hóc vật dụng, đồ chơi…

"Hóc dị vật là một tai nạn có thể nguy hiểm đến tính mạng, nhất là khi dị vật lọt vào đường thở, cần được xử trí cấp cứu ngay lập tức vì khi trẻ bị ngừng tuần hoàn, oxy không còn lên não có thể khiến trẻ tử vong nhanh chóng", PGS Dũng cho biết.

 Bác sĩ khuyến cáo, để hạn chế tối đa các dị vật đường thở, cha mẹ cần tránh để tiếp xúc với đồ chơi như kim băng, cúc áo, viên bi, đinh ghim… Không chơi đùa hay quát mắng trẻ, trẻ khóc, doạ trẻ khi ăn.

Đồng thời luôn căn dặn trẻ nhai kỹ, nhai chậm, không vừa ăn vừa nô đùa. Khi ăn các loại quả như nhãn, vải, chôm chôm, nho… cần hết sức chú ý để không bị hóc hạt. Ngoài ra cần đặc biệt lưu ý khi ăn các loại thạch rất dễ bị hóc.

Thủ thuật Heimlich cấp cứu trẻ bị hóc dị vật

PGS Dũng cho biết, từng có trẻ chết ngay trước mặt người thân vì không biết cách sơ cứu kịp thời. Vì thế, người lớn cũng cần biết thủ thuật Heimlich để cấp cứu khi có dị vật lọt vào đường thở trẻ.

Nguyên tắc là tạo một lực tác động mạnh, đột ngột vào 2 buồng phổi bằng cách vỗ từ lưng hoặc ép vào cơ hoành để đẩy dị vật ra ngoài. Cách làm này có hiệu quả rất tốt với những dị vật choán gần hết đường thở và dễ di chuyển như viên bi, kẹo...

PGS Dũng nhấn mạnh, nếu trẻ không may bị sặc, hóc người lớn cần ngay lập tức làm thủ thuật Heimlich tại chỗ xảy ra tai nạn. Với những trẻ nhỏ đang ăn bột hay hoa quả bị hóc, nghẹn thì cần để trẻ nằm sấp, đầu dốc xuống dưới, úp lòng bàn tay vỗ mạnh vào giữa lưng bé. Thao tác này giúp tác động mạnh vào lưng gây ho để bật dị vật ra. Với trẻ lớn, người thân cần đứng sau ôm bụng sốc mạnh người trẻ lên. 

Chuyên gia cũng lưu ý cha mẹ tuyệt đối không vuốt xuôi vì làm thế có thể khiến dị vật chui sâu vào phổi, càng nguy hiểm hơn. Đồng thời cần khẩn trương đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu.

Bên cạnh đó, nếu trẻ vô tình nuốt phải dị vật nhọn thì nên đưa đi cấp cứu ngay, tránh móc họng bé vì cách làm này có thể khiến dị vật càng mắc sâu hơn. (794)

27. Sụt gần 5kg, nam thanh niên Hà Nội phải cắt toàn bộ lá lách vì ung thư di căn 

Trong vòng 2 tháng, C. sụt liên tiếp gần 5kg đồng thời phát hiện khối lớn ở hạ sườn trái. Bác sĩ kết luận bệnh nhân mắc ung thư lá lách.

Bệnh nhân Nguyễn Văn C., 24 tuổi ở Hà Nội đến BV đa khoa Xanh Pôn thăm khám do sờ thấy khối lớn ở vùng hạ sườn trái và nổi hạch bẹn 2 bên. Trong vong 2 tháng, C. sụt tới 5kg, trong khi khối cứng ở cạnh sườn to liên tục gây đau tức.

Kết quả xét nghiệm máu và chụp cộng hưởng từ kết luận, C. mắc ung thư lá lách, khối u kích cỡ lớn, được chỉ định phẫu thuật.

TS.BS Ôn Quang Phóng, đơn nguyên Ung bướu, BV đa khoa Xanh Pôn cho biết, khi phẫu thuật, bác sĩ phát hiện u lách chiếm hết nửa ổ bụng trái, nặng 2,3 kg đã bắt đầu di căn, xung quanh có nhiều hạch mạch treo lớn, hạch quanh lách, rốn gan. Khối u lớn cũng đã xâm lấn một phần đuôi tụy. Bệnh nhân được cắt toàn bộ lá lách, cắt đuôi tụy và nạo vét hạch.

Kết quả giải phẫu bệnh cho thấy, bệnh nhân bị U lympho non Hodgkin (ung thư hệ bạch huyết) biểu hiện tại lách. 

5 ngày sau phẫu thuật, bệnh nhân đã ăn uống, đi lại sinh hoạt bình thường và đang bắt đầu điều trị hoá chất đợt 1.

TS Phóng cho biết, tiên lượng điều trị của bệnh nhân rất tốt do sức khoẻ tốt và U lympho non Hodgkin đáp ứng rất tốt với hoá chất.

Theo TS Phóng, lá lách nằm trong vùng hạ sườn trái, là bộ phận lớn nhất của hệ bạch huyết, đóng vai trò lọc máu, chống nhiễm trùng, lưu trữ tế bào máu cho cơ thể. 

Ở người trưởng thành khỏe mạnh, lách có chiều dài từ khoảng 7 -14 cm, trọng lượng từ 150 - 200 gram. Tuy nhiên ở bệnh nhân C. do tế bào ác tính hình thành tại lá lách nên kích thước lách nhân lên không ngừng, gấp hơn 10 lần bình thường.

Nhìn chung, ung thư lá lách rất hiếm gặp, tại Việt Nam chưa có thống kê về ung thư này. Ung thư lách có thể là nguyên phát hoặc thứ phát, trong đó ung thư lách thứ phát phổ biến hơn.

Ung thư lách nguyên phát do các tế bào ung thư phát triển từ lách. Ung thư lách thứ phát hình thành do tế bào ung thư xuất phát từ các cơ quan khác, di căn đến lách, đa số là lymphoma – u lympho và Lơ-xơ- mi (bệnh bạch cầu cấp)

TS Phóng nhấn mạnh, ở giai đoạn sớm, ung thư lách ít triệu chứng. Do đó, khi thấy những dấu hiệu như lách to, tăng kích thước; hạch bạch huyết ở háng, 2 bên cổ; đầy bụng sau ăn; đau bụng ở vị trí dưới sườn trái, lan ra khắp bụng; nhiễm trùng tái đi tái lại; xuất huyết; thiếu máu; sụt cân trên 10%; sốt; nổi hạch; ra nhiều mồ hôi hoặc ớn lạnh; đau ngực... người bệnh cần đi khám càng sớm càng tốt.

Để điều trị ung thư lá lách, phẫu thuật được xem là tối ưu nhất. Nghiên cứu cho thấy, đa số bệnh nhân được phẫu thuật cắt lách cần phối hợp điều trị hóa chất sau phẫu thuật. Chỉ định xạ trị chỉ được đưa ra khi khối u không thể phẫu thuật.

Trường hợp như bệnh nhân C., do phải cắt toàn bộ lá lách nên TS Phóng cho biết, bệnh nhân sẽ bị mất máu và dễ nhiễm trùng hơn nhưng không quá nghiêm trọng.

Hiện nay, chưa có biện pháp phòng ngừa ung thư lá lách đặc hiệu, tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa ung thư lá lách với một số bệnh mạn tính, HIV....

Vì vậy, để phòng tránh bệnh, người dân cần tránh nhiễm viêm gan C, quan hệ tình dục an toàn, tránh lây nhiễm HIV, EPV, hạn chế tiếp xúc hoá chất độc hại như chất tẩy rửa, thuốc nhuộm...

Ngoài ra, người dân cần duy trì lối sống lành mạnh, không hút thuốc, uống rượu bia, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, giảm lượng chất béo, duy trì cân nặng hợp lý vì nghiên cứu đã chỉ ra, ăn quá nhiều dầu mỡ là nguy cơ phát triển ung thư U lympho non Hodgkin. (772)

28. Sản phụ mất con ngay phút thai nhi chuẩn bị chào đời

 (BVPL) – Trong ca sinh được chỉ định sinh thường, vai của cháu bé bị mắc kẹt không ra được khiến cháu tử vong khi chưa kịp chào đời

Bà Huỳnh Thị Phương Duyên- Phó Giám đốc Sở Y tế Lâm Đồng cho biết đã nghe thông tin sự cố cháu bé tử vong khi sinh tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) II Lâm Đồng.

Sản phụ Nguyễn Thị Lệ Hiền (SN 1991), trú xã Lộc Châu, Bảo Lộc, Lâm Đồng sinh con lần thứ 4 tại BVĐK II Lâm Đồng, tuy nhiên kết quả đã không mẹ tròn con vuông như mong đợi. Cháu bé tử vong ngay trước khi chào đời.

Thông tin từ gia đình sản phụ chia sẻ với báo chí, cho biết, sau khi trở dạ, khoảng gần 5h sáng 19/9, sản phụ Nguyễn Thị Lệ Hiền được gia đình đưa đến sinh tại Khoa Sản BVĐK II Lâm Đồng.

 

Tại đây, sản phụ được chỉ định sinh thường. Tuy nhiên, lúc 5h30’, sau khi đưa vào phòng sinh được khoảng 20 phút, sản phụ la hét. Ngay sau đó, gia đình sản phụ được gọi vào phòng sinh thông báo, cháu bé đã tử vong.

Một người thân của sản phụ tố nhân viên y tế tắc trách, khi sản phụ được đưa vào bệnh viện, y tá khám nhưng không làm siêu âm, xét nghiệm và chỉ định sinh thường.

Trong khi đó, trao đổi với báo chí, bác sĩ Huỳnh Ngọc Thành- Giám đốc BVĐK II Lâm Đồng, cho biết, ê kíp trực kiểm tra phát hiện đầu bé sơ sinh đã gần ra khỏi âm đạo nên y tá và nữ hộ sinh đã đưa sản phụ vào phòng sinh. Tuy nhiên, khi các hộ sinh thực hiện đỡ sinh, vai của cháu bé bị mắc kẹt không ra được và cháu tử vong sau đó. Theo chồng sản phụ, anh Đặng Xuân Hùng, các lần sinh trước, vợ anh đều sinh thường. Khám thai trước khi sinh, thai nhi bình thường, tiên lượng cân nặng 2,7kg.

Sau sự cố đau lòng, gia đình sản phụ đã trình báo cơ quan công an; đồng thời yêu cầu Bệnh viện làm rõ nguyên nhân dẫn đến cháu bé tử vong. (391)

29. Phát hiện kho chứa dược liệu, thuốc tân dược không rõ nguồn gốc giữa trung tâm TP Đà Nẵng

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện một kho chứa nhiều loại dược liệu, thuốc tân dược, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc và đã hết hạn sử dụng nằm ngay giữa trung tâm TP Đà Nẵng.

Ngày 19/9, Công an TP Đà Nẵng cho biết, trưa ngày 17/9, lực lượng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về Môi trường (Công an TP Đà Nẵng) đã tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh thuốc y học cổ truyền Cẩm Sơn (địa chỉ K325/8 Hùng Vương, phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê) do bà Trần Mỹ Phấn (47 tuổi) làm chủ.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện nhiều bao chứa các dược liệu khô, các thùng chứa thực phẩm chức năng cùng nhiều loại thuốc tân dược nhưng không cung cấp được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Đặc biệt, cơ quan chức năng còn phát hiện nhiều sản phẩm thuốc đã quá hạn sử dụng cũng như không rõ nội dung in trên nhãn là tiếng Việt mà thành phần đều in tiếng nước ngoài. Phòng Cảnh sát môi trường đã kiểm kê số lượng và niêm phong số hàng hóa trên cùng kho hàng, giao cho chủ cơ sở quản lý dưới sự giám sát của Công an phường và tổ dân phố để tiến hành làm rõ, xử lý. (254)

II.THÔNG TIN Y TẾ QUỐC TẾ

30. Canada xác nhận ca đầu tiên bị bệnh phổi do hút thuốc lá điện tử

Thuốc lá điện tử được bày bán sẵn ở Canada và Mỹ kể từ năm 2006 và đôi khi được sử dụng để giúp những người sử dụng các sản phẩm thuốc lá truyền thống như thuốc lá thường cai nghiện.

Văn Khoa (TTXVN/Vietnam+) 19/09/2019 14:47 GMT+7 

26/06/2019 08:55

Canada ngày 18/9 đã xác nhận trường hợp đầu tiên ở nước này bị bệnh hô hấp nặng liên quan đến việc hút thuốc lá điện tử, trong bối cảnh quốc gia láng giềng Mỹ thông báo hàng trăm người bị bệnh phổi liên quan tới loại thuốc lá trên, trong đó có ít nhất 7 người tử vong.

Người bị bệnh là một học sinh trung học ở thành phố London của tỉnh Ontario. Theo bệnh viện Middlesex-London Health Unit, nơi điều trị cho học sinh này, bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc bệnh phổi nặng vì sử dụng các sản phẩm liên quan đến thuốc lá điện tử. Người này đã được điều trị tại khoa chăm sóc tăng cường của bệnh viện và sau một thời gian chữa trị đã khỏi bệnh.

Thuốc lá điện tử được bày bán sẵn ở Canada và Mỹ kể từ năm 2006 và đôi khi được sử dụng để giúp những người sử dụng các sản phẩm thuốc lá truyền thống như thuốc lá thường cai nghiện.

Bất chấp việc Canada cấm bán các sản phẩm liên thuốc lá điện tử cho những người ở lứa tuổi thanh thiếu niên, việc sử dụng những sản phẩm này vẫn gia tăng trong những năm gần đây. 

Theo Bộ trưởng Y tế Canada Ginette Petitpas-Taylor, để ngăn chặn việc sử dụng những sản phẩm trên, chính phủ nước này đang xem xét việc cấm quảng cáo cách sử dụngthuốc lá điện tử và một số loại tinh dầu có hương thơm của loại thuốc lá này, được cho là giúp lôi cuốn các thanh thiếu niên.

Thăm dò ý kiến