Điểm tin y tế tháng 10.2019

03/10/2019 | 14:59 PM

 | 

  1. Bộ trưởng Y tế: 'Sớm đổi tên ĐH Y Dược TP.HCM thành ĐH Sức khỏe'

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị ĐH Y Dược TP.HCM sớm chuẩn bị đề án đổi tên trường thành ĐH Sức khỏe TP.HCM. Đó là một trong những nội dung mà Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh khi tham dự lễ khai giảng năm học mới của ĐH Y dược TP.HCM chiều 16/9.

“ĐH Y Dược TP.HCM còn nợ một nhiệm vụ từ cách đây 15 năm là thành lập ĐH Sức khoẻ TP.HCM, trong đó có nhiều trường y, dược, nha khoa, điều dưỡng… Hiện nay, chúng ta gọi là ĐH Y Dược TP.HCM là chưa đúng, Bộ GD&ĐT đã nhắc rồi, vì dưới trường hiện nay chỉ có khoa chứ chưa có trường”, Bộ trưởng Bộ Y tế nói trong lễ khai giảng.

Theo Bộ trưởng Tiến, trong số 14 trường trực thuộc Bộ Y tế, ĐH Y Dược TP.HCM lớn nhất, có thể phát triển thành ĐH Sức khỏe sớm nhất. Do đó, Bộ Y tế rất ủng hộ nhà trường sớm đổi tên.

Cùng đó, bà Tiến đề nghị trường phải tự hiện tự chủ, xây dựng nguồn nhân lực, tài chính, xây thêm cơ sở 2 ở Nhơn Trạch (Đồng Nai) với diện tích 130 ha, tập trung các viện nghiên cứu và bệnh viện.

"Nếu chúng ta không đổi mới sớm sẽ tụt hậu so với Lào và Campuchia. Tôi đề nghị nhà trường nhanh chóng làm đề án thành lập ĐH Sức khỏe TP.HCM. Theo tôi, nhà trường chỉ việc đổi tên và lắp người vào thôi chứ vị trí đều quá chuẩn. Khoa y này xứng đáng là trường đại học y khoa lớn nhất cả nước", người đứng đầu ngành y tế nhấn mạnh.

Trả lời những vấn đề mà bộ trưởng nêu, PGS.TS Trần Diệp Tuấn, Hiệu trưởng ĐH Y Dược TP.HCM cho biết trường đã xây dựng đề án tự chủ và gửi Bộ Y tế đề án đổi tên trường cách đây một năm. Trong buổi lễ khai giảng, bộ trưởng bồi hồi nhớ lại khoảng thời gian là sinh y khoa của mình cách đây 43 năm.

 

Bà nói theo nghề này phải có cái tâm bên cạnh sự cần cù, thông minh, học mãi không ngừng. Chữa cái máy hỏng có thể không sao nhưng với nghề y là liên quan sinh mệnh con người.

"Nghị quyết của Bộ Chính trị đã nói nghề y đặc biệt, từ tuyển chọn, đào tạo, sử dụng. Chế độ đãi ngộ hiện chưa đặc biệt nhưng chúng ta sẽ làm được. Nghề y vẫn thu hút được nhiều người quan tâm vì là nghề cao quý nhất”, bà Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định.

Chia sẻ với các sinh viên dự lễ khai giảng, bộ trưởng cho biết những năm trước đây, khi đến dự khai giảng các trường y, bà thường hay tặng mỗi tân sinh viên xuất sắc một cái ống nghe, nhưng nay không làm như vậy nữa. Theo bộ trưởng, hành động này đã làm lệch hướng đi của các sinh viên y khoa.

Bộ trưởng cho biết nước ta có 95 triệu dân, 95% trong số đó là người khỏe mạnh, số người bị bệnh không nhiều. Ngoài những bệnh nhân, đội ngũ y bác sĩ còn những nhiệm vụ khác gắn với việc chăm lo sức khoẻ ban đầu cho người dân, y học dự phòng... Nhưng những năm gần đây, sinh viên lại không thích ở lại trường làm nghiên cứu khoa học phục vụ cộng đồng.

"Trong cơ chế thị trường hiện nay, đặc biệt ở miền Nam, sinh viên y khoa ra trường không thích ở lại. Sức hút của nhà trường không bằng các bệnh viện", bộ trưởng băn khoăn. (642)

  1.  Bộ Y tế trả lời về lộ trình sửa đổi chính sách và cắt giảm TTHC

Cử tri tỉnh Thanh Hóa đề nghị Bộ Y tế xem xét trình sửa đổi Luật Khám chữa bệnh, Luật BHXH, Luật BHYT, Nghị định số 85/2015/NĐ-CP, Nghị định số 109/2016 ngày 1/7/2016, Nghị định số 155/2018/NĐ-CP, thời gian thực hành đối với cấp chứng chỉ hành nghề của bác sỹ; hướng dẫn cụ thể hơn về thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

Về việc sửa Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế được Quốc hội giao xây dựng Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi và trình Quốc hội trong năm 2020: Hiện nay Bộ Y tế đang xây dựng dự thảo và sẽ trình đúng tiến độ vào năm 2020.

Về việc sửa Luật BHYT, Luật sửa đổi bổ sung Luật BHYT số 46/QH13 được ban hành tháng 6/2014 và có hiệu lực từ 1/1/2015: Hiện nay, Bộ Y tế đang tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện Luật BHYT, đồng thời nghiên cứu, bổ sung cơ sở lý luận và những kinh nghiệm, bài học trong nước và trên thế giới để làm cơ sở xây dựng Luật BHYT sửa đổi. Quá trình này đang được thực hiện theo chương trình sửa Luật BHYT. Về việc sửa Nghị định số 85/2015/NĐ-CP ngày 15/10/2015 và hướng dẫn tự chủ, thực hiện Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có giao cho các Bộ phải xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công theo từng lĩnh vực. Từ năm 2016 đến nay, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế - dân số thay thế Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ.

Đến nay, Bộ Y tế đã trình Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Nghị định quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực Y tế - Dân số (thay thế Nghị định số 85). Sau khi tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ, Bộ Y tế đã có Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của thành viên Chính phủ đối với dự thảo Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế - dân số (thay thế Nghị định số 85).

Về việc sửa Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 và quy định về cấp chứng chỉ hành nghề, hiện nay thực hiện Kế hoạch của Chính phủ và Quốc hội, Bộ Y tế đang khẩn trương phối hợp với các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật Khám bệnh, chữa bệnh để trình Quốc hội xem xét và phê duyệt năm 2020, theo đó dự kiến Ban soạn thảo sẽ đề xuất bổ sung, sửa đổi các quy định liên quan đến:

- Cấp chứng chỉ hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thời gian thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề;

- Cấp giấy phép tạm thời cho các đối tượng là người nước ngoài đến khám bệnh chữa bệnh nhân đạo, chuyển giao kỹ thuật, đào tạo thực hành tại Việt Nam. Giao Bộ Y tế xem xét, thừa nhận chứng chỉ hành nghề đã được cấp bởi  một số nước khác.

- Bổ sung một số đối tượng, chức danh nghề nghiệp tham gia khám bệnh chữa bệnh nhưng chưa được cấp chứng chỉ hành nghề như: kỹ sư xạ trị, kỹ sư vật lý y học, cử nhân khúc xạ…

- Quy định về hướng dẫn thực hành và các cá nhân, cơ sở có đủ điều kiện để hướng dẫn và chứng nhận quá trình thực hành làm cơ sở để cấp chứng chỉ hành nghề.

- Xem xét để bổ sung các quy định để khuyến khích, tạo điều kiện cho người chịu trách nhiệm chuyên môn của trạm y tế xã yên tâm công tác.

Sau khi Luật khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi được thông qua, Bộ Y tế sẽ tiếp tục xem xét, sửa đổi, bổ sung các Nghị định hướng dẫn Luật như Nghị định 109/2016/NĐ-CP, Nghị định 155/2018/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn khác.

Về việc sửa Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018, thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 1/1/2018 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo, Bộ Y tế đã rà soát các điều kiện đầu tư, kinh doanh, thủ tục hành chính trong lĩnh vực y tế và xây dựng dự thảo Nghị định để cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh.

Ngày 12/11/2018 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế. Nghị định đã cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành thuộc các lĩnh vực: An toàn thực phẩm; Khám chữa bệnh; Dược - Mỹ phẩm; Y dược cổ truyền; Hóa chất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế; Phòng chống bệnh truyền nhiễm; Phòng, chống HIV/AIDS; Sức khỏe sinh sản. Đối với lĩnh vực trang thiết bị y tế: Chính phủ đã ban hành Nghị định số 169/2018/NĐ-CP ngày 31/12/2018 Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 về quản lý trang thiết bị y tế

Ngày 21/6/2016, Bộ Y tế đã có văn bản số 3488/BYT-TB-CT gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo kết quả rà soát về điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính.

Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 1/1/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021, Bộ Y tế hiện đang tiếp tục rà soát, trình Chính phủ bãi bỏ, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh không rõ ràng, không cụ thể, không khả thi. Nội dung này đang giao cho Vụ Pháp chế là đơn vị đầu mối thực hiện theo Kế hoạch số 231/KH-BYT ngày 08/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP. (1250)

  1.  Bình Phước: 3 người chết do sốt xuất huyết

Toàn tỉnh Bình Phước có hơn 6.000 ca mắc sốt xuất huyết và tiếp tục tăng, đã có 3 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, trong đó 2 ca tại huyện Bù Đốp, 1 ca tại huyện Lộc Ninh.

Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Bình Phước cho biết, tính đến ngày 16/9, toàn tỉnh Bình Phước có hơn 6.000 ca mắc sốt xuất huyết và tiếp tục tăng. Một số huyện, thị có số ca mắc tăng kéo dài như: Chơn Thành, Bù Đốp, Hớn Quản và thành phố Đồng Xoài. Đến nay, toàn tỉnh Bình Phước đã có 3 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, trong đó 2 ca tại huyện Bù Đốp, 1 ca tại huyện Lộc Ninh.

Theo Sở Y tế tỉnh Bình Phước, dù đã được cảnh báo nhiều nhưng người dân vẫn chủ quan trong công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết. Hiện đang là cao điểm của mùa mưa nhưng một số hộ dân vẫn chưa tích cực loại bỏ vật dụng chứa nước không cần thiết, vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sản, phát triển và truyền bệnh.

Ngành Y tế Bình Phước khuyến cáo, người dân khi có dấu hiệu mắc bệnh sốt xuất huyết cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được hướng dẫn theo dõi, chăm sóc, điều trị; hạn chế tự mua thuốc uống, chủ quan dẫn đến bệnh diễn tiến nặng, điều trị khó khăn./. (261)

  1.  Gần 6% HSSV cả nước chưa tham gia bảo hiểm y tế

Hiện nay, còn khoảng gần 6% đối tượng học sinh, sinh viên (HSSV) chưa tham gia bảo hiểm y tế. Thông tin này được chia sẻ tại Giao lưu trực tuyến “Để chính sách bảo hiểm y tế đồng hành với sức khỏe HSSV” do Báo Nhân dân tổ chức sáng nay (16/9).

Ông Nguyễn Tất Thao, Phó Trưởng ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, cho biết: Theo thống kê mới nhất (đến giữa năm 2018), toàn quốc có khoảng 17 triệu HSSV tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), đạt tỷ lệ 94,2%.

Trong số này, có 12,4 triệu HSSV tham gia BHYT tại nhà trường; 4,6 triệu HSSV tham gia BHYT theo các nhóm đối tượng như người nghèo, cận nghèo, thân nhân người có công và thân nhân công an, quân nhân, quân đội, cơ yếu… Như vậy, còn khoảng 6% nhóm đối tượng HSSV chưa tham gia BHYT.

Số HSSV chưa có BHYT đa phần thuộc các gia đình mới thoát nghèo nên ngân sách nhà nước không còn hỗ trợ đóng BHYT; với đối tượng sinh viên, các em từ năm thứ 2 trở đi, tỷ lệ tham gia BHYT còn thấp mà một trong những lý do chủ yếu là vì nhận thức.

“Nếu học sinh không tham gia BHYT, nếu không may có vấn đề sức khỏe thì chi phí khám chữa bệnh sẽ rất lớn. Bởi vậy, nếu HSSV nào chưa tham gia thì nên tham gia BHYT, vì mức đóng hiện nay không cao, chỉ bằng 4,5% tháng lương cơ bản, nhưng đã được nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30%; còn lại, tùy điều kiện ngân sách địa phương cũng có thể có hỗ trợ tiếp tục” – ông Nguyễn Tất Thao cho hay.

Cũng theo ông Nguyễn Tất Thao, tỷ lệ tham gia BHYT không đồng đều giữa các địa phương. Ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, đa phần đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ, tỷ lệ tham gia BHYT cao hơn so với một số tỉnh đồng bằng, thành phố.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tham gia BHYT, ông Lê Mạnh Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất, Bộ GD&ĐT thông tin: Bộ GD&ĐT đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, BHXH Việt Nam triển khai Luật BHYT vào cuộc sống, đặc biệt là trong trường học.

Tỷ lệ tham gia BHYT của nhóm HSSV rất cao, điều đó minh chứng cho nỗ lực rất lớn của ngành Giáo dục trong việc phối, kết hợp với ngành y tế, cũng như BHYT trong công tác truyền thông, vận động, triển khai thực hiện BHYT.

Từ Trung ương tới địa phương, sự phối hợp giữa ba ngành là rất khăng khít, thể hiện trong việc triển khai các chương trình phối hợp, văn bản hướng dẫn, công tác y tế trường học nhằm phòng chống các bệnh dịch, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho giáo viên, học sinh; hướng dẫn việc trích trả BHYT tại cơ sở, đặc biệt là tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho nhà trường, học sinh, phụ huynh trong việc tham gia BHXH và bảo đảm quyền lợi của HSSV.

Tại buổi giao lưu, các khách mời cũng chia sẻ nhiều giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu bao phủ 100% BHYT tới HSSV. (583)

  1.  Khoảng 3.200 ca mắc và 2 ca tử vong do sốt xuất huyết tại Tiền Giang

Theo ông Trần Thanh Thảo, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tiền Giang, từ đầu năm đến giữa tháng 9/2019, toàn tỉnh ghi nhận gần 3.200 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 2 trường hợp tử vong.Một số địa phương có tỷ lệ mắc sốt xuất huyết tăng cao so với cùng kỳ năm 2018 như: Thị xã Cai Lậy (tăng 311%), thành phố Mỹ Tho (tăng 276%), thị xã Gò Công (tăng 272%)…

Các ngành chức năng địa phương đã tích cực phòng chống bệnh, xử lý 638/644 ổ dịch sốt xuất huyết được phát hiện. Các ngành, địa phương tổ chức chiến dịch diệt loăng quăng nhiều đợt, phun gần 270 lít hóa chất chủ động dập dịch tại các huyện Cái Bè, Cai Lậy, thị xã Gò Công…

Tuy nhiên, nhiều hộ dân vẫn chưa ý thức được sự nguy hiểm của bệnh, dẫn tới chủ quan, trông chờ vào hoạt động phun hóa chất diệt muỗi của ngành chức năng. Do đó chưa chủ động thực hiện các biện pháp kiểm soát loăng quăng, dẫn tới loăng quăng chưa được diệt triệt để.

Để quyết liệt trong việc khống chế bệnh sốt xuất huyết, ngành chức năng tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát vật chứa nước có loăng quăng tại các hộ gia đình. Ngoài ra, các ngành chức năng tuyên truyền, vận động tới người dân để chủ động phòng chống, diệt loăng quăng vì nếu không diệt được loăng quăng triệt để thì rất khó có thể khống chế dịch bệnh.

Ngành Y tế tăng cường giám sát ca bệnh nhằm phát hiện địa bàn có nguy cơ bùng phát dịch bệnh để chủ động tổ chức xử lý ổ dịch. Đặc biệt chủ động phun hóa chất diệt muỗi không để bùng phát, lan rộng.

Bác sỹ Lê Đăng Ngạn, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang cho biết, do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc phòng, chống bệnh sốt xuất huyết chủ yếu là diệt loăng quăng nhằm không cho chúng phát triển thành muỗi. Ngành chức năng cần tăng cường năng lực hệ thống điều trị để phát hiện sớm, cấp cứu, điều trị kịp thời các trường hợp mắc, hạn chế thấp nhất ca tử vong và giảm biến chứng. Người dân, khi thấy có các triệu chứng nghi ngờ như sốt cao, nhức đầu, buồn nôn, phát ban, nhức cơ…cần tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. (444)

  1.  Tiền Giang: Đã có 2 ca tử vong do sốt xuất huyết

Tính đến giữa tháng 9/2019, toàn tỉnh Tiền Giang đã có gần 3.200 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 2 trường hợp tử vong.

Sở Y tế tỉnh Tiền Giang cho biết, các cơ quan chức năng đã xử lý 638/644 ổ dịch sốt xuất huyết. Một số địa phương có tỷ lệ mắc sốt xuất huyết tăng cao so với cùng kỳ năm 2018 như thị xã Cai Lậy (tăng 311%), thành phố Mỹ Tho (tăng 276%), thị xã Gò Công (tăng 272%)…

Mặc dù đã tích cực tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh nhưng nhiều hộ dân vẫn chưa ý thức được sự nguy hiểm của bệnh, dẫn tới chủ quan, trông chờ vào hoạt động phun hóa chất diệt muỗi của ngành chức năng. Do đó chưa chủ động thực hiện các biện pháp kiểm soát loăng quăng, dẫn tới loăng quăng chưa được diệt triệt để.

Bác sĩ Lê Đăng Ngạn, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang cho biết, do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc phòng, chống vẫn là chủ yếu. Ngành chức năng cần tăng cường năng lực hệ thống điều trị để phát hiện sớm, cấp cứu, điều trị kịp thời các trường hợp mắc, hạn chế thấp nhất ca tử vong và giảm biến chứng. Người dân, khi thấy có các triệu chứng nghi ngờ như sốt cao, nhức đầu, buồn nôn, phát ban, nhức cơ…cần tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. (270)

  1.  'Người Xứ Thanh cần sẻ chia nhiều hơn những giọt máu hồng'

Bác sỹ Nguyễn Huy Thạch – Giám đốc Trung tâm Huyết học - Truyền máu tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: “Tỷ lệ người tham gia hiến máu theo tỷ lệ dân số của Thanh Hóa còn quá thấp, khoảng 0,7%, trong khi tỷ lệ bình quân chung của cả nước đã là trên 1,6%. Người Xứ Thanh cần sẻ chia nhiều hơn những giọt máu hồng”.

“Hiến máu tình nguyện” - một cụm từ vô cùng thân thương và quen thuộc với những người làm công tác chữ thập đỏ (CTĐ) và các tình nguyện viên CTĐ tại tỉnh Thanh Hóa, trong cả nước và trên toàn thế giới. Nhưng với cộng đồng, có nhiều người còn lạ lẫm, còn cảm thấy xa vời bởi lẽ họ chưa hiểu về hiến máu tình nguyện (HMTN), cũng chưa bao giờ hiến máu, thậm chí chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ đi hiến máu. Vậy để có đủ lượng máu cung cấp cho các bệnh viện phục vụ công tác cứu chữa người bệnh, tỉnh Thanh Hóa đã làm gì?

Tại tỉnh Thanh Hóa, nhiều giải pháp đã được thực hiện và công tác vận động hiến máu tình nguyện vẫn luôn được ưu tiên hàng đầu. Ban chỉ đạo HMTN tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức những “Ngày hội”, “Lễ phát động”, nhiều ngày “Giọt hồng”, tham gia các đợt “Hành trình đỏ” để vận động và huy động tất cả các cấp, các ngành, các trường, các địa phương… cùng vào cuộc.

Số người hiến máu ngày càng tăng thể hiện công tác tuyên truyền, vận động ngày càng phát huy hiệu quả, cộng đồng đang dần hiểu và tích cực hiến máu tình nguyện. Vì vậy, chỉ tiêu mà hàng năm Ban chỉ đạo vận động HMTN tỉnh Thanh Hóa được giao năm sau luôn cao hơn năm trước và luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch.

Tuy nhiên, lượng máu thu được từ các đợt HMTN vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế. Hiện tại,  Thanh Hóa đã có 3 điểm hiến máu cố định: Tại Trung tâm huyết học truyền máu 24/7; chùa Đại Bi (TP.Thanh Hóa) vào ngày rằm và mùng một âm lịch hàng tháng; tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thanh Hóa vào sáng thứ 4 hàng tuần. Tuy nhiên, lượng máu thu về cũng rất hạn chế.

Với tỷ lệ 0,7% dân số tham gia hiến máu, tỉnh Thanh Hóa vẫn thiếu rất nhiều máu. Và thêm một điều bác sĩ Nguyễn Huy Thạch -  Giám đốc Trung tâm Huyết học - Truyền máu tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm và lo lắng: “Hiện nay, tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đang có 150 bệnh nhân là công dân tỉnh Thanh Hóa đang điều trị bệnh máu mãn tính (Thalassemia và Hemophilia). Nếu Trung tâm huyết học truyền máu tỉnh Thanh Hóa nhận tất cả 150 bệnh nhân này về điều trị thì không biết xoay sở thế nào để đủ lượng máu. Hiện mới có 50 bệnh nhân về Trung tâm điều trị?”. "Đó là câu trả lời của tất cả các bác sĩ khi chúng ta hỏi về ảnh hưởng của việc hiến máu đối với sức khỏe con người. Hiến máu không có hại cho sức khỏe đối với người không có bệnh tật và khỏe mạnh, thậm chí còn có tác dụng tốt, kích thích tủy xương tăng cường sinh sản ra máu mới. Đặc biệt, các tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu chỉ có tuổi thọ trung bình 80 đến 120 ngày. Nếu ta không hiến máu thì các tế bào ấy cũng sẽ già nua và chết đi. Mặt khác, tham gia HMTN, chúng ta cũng được khám và tư vấn sức khỏe, làm các xét nghiệm về máu hoàn toàn miễn phí", Bác sỹ Nguyễn Huy Thạch chia sẻ.

Bác sỹ Nguyễn Huy Thạch đặt vấn đề: Vậy tại sao phần lớn dân số Thanh Hóa lại chưa sẵn sàng tham gia hiến máu? Trong khi có những người dân làm nhiều công việc khác nhau đã tình nguyện hiến máu đến 80 lần, 78 lần, 62 lần… cứu được rất nhiều người qua cơn nguy kịch và “truyền lửa” cho cộng đồng cùng tham gia HMTN.

Phải chăng, phần lớn người dân Thanh Hóa chưa nhận thức đúng về HMTN? Chúng ta cần tuyên truyền, phổ biến kiến thức về HMTN nhiều hơn nữa, sâu rộng hơn nữa, truyền đi những thông điệp mang ý nghĩa nhân đạo, nhân văn?

Khi các bệnh viện thiếu máu, công tác cứu người gặp muôn vàn khó khăn. Bác sĩ Nguyễn Huy Thạch chia sẻ: “Có những trường hợp hết máu cấp cứu, Bệnh viện phải lấy máu của người thân. Tuy nhiên, việc này không an toàn vì máu đó rất nguy hiểm do chưa qua đủ các bước sàng lọc, sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường máu”.Vì vậy, theo bác sĩ Thạch: "Việc có đủ lượng máu sử dụng cho các bệnh viện là điều vô cùng quan trọng. Chúng ta hãy cùng bạn bè, người thân tham gia các chương trình HMTN tại địa phương hoặc đến điểm hiến máu cố định gần nhất để hiến máu. Hãy cùng hiến máu để chấm dứt tình trạng thiếu máu cứu người vì “Mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”, “Máu cứu người ở ngay trong trái tim mỗi chúng ta” …". (934)

  1.  Ca tử vong đầu tiên do sốt xuất huyết ở Đác Nông

Ngày 16-9, Phó Giám đốc Sở Y tế Đác Nông, Hà Văn Hùng cho biết, trên địa bàn tỉnh Đác Nông vừa có trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. Đây cũng là trường hợp đầu tiên trên địa bàn tỉnh tử vong do sốt xuất huyết tính đến thời điểm hiện nay. Theo đó, bệnh nhân Phạm Thanh Mai, 23 tuổi, thường trú xã Nam Bình, huyện Đác Song, tỉnh Đác Nông, được xác định đã mắc sốt xuất huyết năm ngày trước khi nhập viện điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đác Nông, ngày 11-9, và tử vong vào khoảng 3 giờ 30 phút ngày 12-9.

Trước đó, bệnh nhân Mai đến Phòng khám 68 Hùng Vương (phường Nghĩa Trung, thị xã Gia Nghĩa) khám bệnh, truyền dịch vào các ngày 7 và sáng 11-9. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán mắc sốt xuất huyết và cho uống thuốc, kết hợp truyền dịch nhưng bệnh tình không thuyên giảm.

Đến khoảng 16 giờ, chiều 11-9, bệnh nhân Mai được người nhà đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Đác Nông trong tình trạng da nổi vân tím, chân tay lạnh, sức khỏe yếu. Sau khi nhập viện, các bác sĩ đã điều trị theo phác đồ sốt xuất huyết của Bộ Y tế, tuy nhân bệnh nhân vẫn không qua khỏi.

Sau khi sự việc xảy ra, ngành y tế Đác Nông đã tập trung xử lý ổ dịch tại tổ 4, phường Nghĩa Trung, nơi bệnh nhân Mai tạm trú. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết trên địa bàn. Theo báo cáo của UBND tỉnh Đác Nông, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có gần 3.900 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, tăng 3.600 trường hợp so cùng kỳ năm trước. (327)

  1.  Nghệ An: Cứu sống một phụ nữ ăn lá ngón tự tử ở xã biên giới

Ngày 16/9, Đồn Biên phòng Tri Lễ (BĐBP Nghệ An) cho biết: Một phụ nữ trên địa bàn ăn lá ngón tự tử đã được quân y đơn vị phối hợp y tế địa phương kịp thời cứu sống. Trước đó, trưa ngày 15/9, chị Thò Ý H, 18 tuổi, cư trú tại bản Piêng Luống, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong do mâu thuẫn gia đình đã ăn lá ngón tự tử. Chị H được người nhà đưa đến Trạm Y tế xã Tri Lễ trong tình trạng bị nhiễm độc nặng, toàn thân tím tái, khó thở, mạch đập yếu, nguy hiểm đến tính mạng.

Cùng với các biện pháp sơ cấp cứu, ngay lập tức Trạm Y tế xã thông tin cho Đồn Biên phòng Tri Lễ kết hợp cùng đội ngũ quân y đơn vị tích cực cứu chữa cho nạn nhân. Sau 5h tích cực cấp cứu, hồi sức, bệnh nhân đã hết tím tái, dần dần nói chuyện, đi lại được. Hiện nay, sức khỏe của bệnh nhân đang phục hồi và tiến triển tốt. (198)

  1.  Thu hồi Cốm Virvic Gran mất an toàn cho người sử dụng

Cốm Virvic Gran có nguy cơ mất an toàn cho người sử dụng nên bị yêu cầu thu hồi. Ngày 11/9/2019, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Công ty CP Dược phẩm Vĩnh Phúc (Vinphaco) yêu cầu thu hồi sản phẩm thuốc Cốm Virvic Gran do Công ty Binex Co., Ltd. (Hàn Quốc) sản xuất.

Cốm Virvic Gran quảng cáo là giúp phòng và điều trị các bệnh rối loạn đường ruột (tiêu hóa) như: tiêu chảy, trướng bụng, đầy hơi, táo bón, phân sống, suy dinh dưỡng, hấp thu kém, trẻ gầy yếu, kém ăn.

Tuy nhiên, kết quả kiểm tra mẫu sản phẩm lô 17004, ngày sản xuất 3/3/2017, hạn sử dụng 2/3/2020 không đạt chỉ tiêu chất lượng, không an toàn cho người sử dụng nên bị yêu cầu thu hồi.

Cục Quản lý Dược yêu cầu trong thời hạn 48h kể từ ngày ký công văn, Công ty CP Dược phẩm Vĩnh Phúc và Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi thông báo thu hồi tới các cơ sở bán buôn, bán lẻ để thu hồi sản phẩm.

Ngoài ra, Cục Quản lý Dược đề nghị doanh nghiệp gửi báo cáo thu hồi về trong vòng 18 ngày kể từ ngày ban hành văn bản. Đây là lần thứ 2 Cục Quản lý Dược ra văn bản đình chỉ lưu hành và thu hồi sản phẩm thuốc Cốm Virvic Gran. Trước đó, vào ngày 26/7/2019, Cục Quản lý Dược cũng đã có yêu cầu thu hồi sản phẩm này. Đầu tháng 8/2019, Sở Y tế TP. Hà Nội cũng đã có văn bản báo đình chỉ lưu hành và thu hồi trên địa bàn thành phố Hà Nội thuốc Cốm Virvic Gran. Sở Y tế TP. Hà Nội yêu cầu giám đốc Công ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc chi nhánh Hà Nội, Công ty TNHH thương mại và đầu tư Hưng Lộc Phát (đơn vị đang phân phối sản phẩm này tại quầy 417, Hapu Medicenter, số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội) thực hiện thu hồi triệt để lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng nói trên đã phân phối trên địa bàn thành phố Hà Nội.Với các đơn vị y tế trực thuộc ngành, cơ sở y tế ngoài công lập, các doanh nghiệp kinh doanh thuốc, cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn thành phố, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu khẩn trương rà soát, thu hồi lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng nêu trên. Phòng y tế các quận, huyện, thị xã thông báo đến các cơ sở hành nghề trên địa bàn quản lý về việc thu hồi và đình chỉ lưu hành thuốc Cốm Virvic Gran. (491)

  1.  Mua sắm tập trung vật tư y tế tại Hà Nội: Một lý do cho các nhà thầu bị loại

Tất cả các nhà thầu bị loại đều có cùng một lý do là không đạt yêu cầu về kỹ thuật nên không được đánh giá về tài chính. Chỉ có 1 nhà thầu vượt qua kỹ thuật, được đánh giá về tài chính và trúng thầu.

6 gói thầu mua sắm tập trung vật tư y tế đợt 1 năm 2019 cho các cơ sở y tế tại TP. Hà Nội có tổng giá gói thầu là hơn 468 tỷ đồng. Ảnh: Huyền Trang

6 gói thầu mua sắm tập trung vật tư y tế đợt 1 năm 2019 cho các cơ sở y tế tại TP. Hà Nội có tổng giá gói thầu là hơn 468 tỷ đồng. Ảnh: Huyền Trang

Trên đây là điểm chung của quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu tại 6 gói thầu (GT) mua sắm vật tư y tế theo phương thức tập trung đợt 1 năm 2019 qua mạng cho các cơ sở y tế trên địa bàn TP. Hà Nội với tổng giá GT là hơn 468 tỷ đồng. Bên mời thầu là Trung tâm Mua sắm tài sản công và thông tin, tư vấn tài chính (Sở Tài chính TP. Hà Nội).

Quan sát 6 cuộc thầu nhận thấy: 4 GT có 3 nhà thầu tham dự là GT Mua sắm vật tư chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh và y học hạt nhân (GT 04 VTYT1), GT Mua sắm sinh phẩm y tế và test thử (GT 08 VTYT1), GT Mua sắm vật tư thận nhân tạo (GT 09 VTYT1) và GT Mua sắm hóa chất vi sinh, giải phẫu bệnh, hóa chất dược dụng (GT 10 VTYT1). GT Mua sắm kim khâu, chỉ khâu, dao phẫu thuật, dây phẫu thuật (GT 02 VTYT1) có 2 nhà thầu tham dự.   GT Mua sắm vật tư liên chuyên khoa mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt (GT 06 VTYT1) có 1 nhà thầu tham dự.

Nhà thầu được chọn trúng GT 08 VTYT1 là Liên danh Công ty TNHH Lê Lợi - Công ty TNHH Thiết bị Minh Tâm - Công ty CP Y tế Đức Minh với giá trúng thầu là 106,496 tỷ đồng (giá GT là 107,545 tỷ đồng). Tiếp đó, Liên danh Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Phúc Xuân - Công ty TNHH Thiết bị công nghệ kỹ thuật cao Hà Anh Anh - Công ty CP Dược phẩm Thiết bị y tế Việt Long - Công ty TNHH Thiết bị y tế Thành Công trúng GT 06 VTYT1, với giá trúng thầu là 84,499 tỷ đồng (giá GT là 85,225 tỷ đồng). Liên danh Công ty TNHH Quốc tế Nam Yến - Công ty TNHH Lê Lợi trúng GT 10 VTYT1, với giá trúng thầu là 35,8 tỷ đồng (giá GT là 35,988 tỷ đồng).

Liên danh Công ty CP Thương mại và Dược phẩm Tân Thành - Công ty TNHH Thiết bị y tế Phương Đông - Công ty CP Thương mại Dịch vụ Thiết bị y tế Tân Hòa Phát trúng GT 09 VTYT1, với giá trúng thầu là 76,521 tỷ đồng (giá GT là 76,625 tỷ đồng).

Liên danh Công ty CP Sản xuất và Xuất nhập khẩu VIETLAND - Công ty CP Công nghệ y tế BMS trúng GT 04 VTYT1, với giá trúng thầu là 87,186 tỷ đồng (giá GT là 87,847 tỷ đồng).

Liên danh Công ty CP Dược phẩm Thống Nhất - Công ty CP Armephaco trúng GT 02 VTYT1, với giá trúng thầu là 74,161 tỷ đồng (giá GT là 74,92 tỷ đồng).

Trong số các nhà thầu trượt thầu, Công ty TNHH Quốc tế Nam Yến tham gia 2 GT; Công ty TNHH Thiết bị và dụng cụ y khoa tham gia 3 GT (liên danh với Công ty TNHH Kachi, Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Phúc Thịnh); Công ty TNHH Thiết bị y tế Medicent tham gia 2 GT (liên danh với Công ty TNHH Thiết bị Bách Khang và Công ty TNHH Kachi). Hai nhà thầu còn lại, mỗi nhà thầu tham gia 1 GT là Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Đầu tư Việt Phi, Công ty CP Thương mại và Dược phẩm Tân Thành.

Trước đó, trong số các nhà thầu tham dự 6 GT nêu trên, không ít nhà thầu đã từng trúng thầu tại Trung tâm Mua sắm tài sản công và thông tin, tư vấn tài chính Hà Nội. Tần suất trúng thầu từ 5 gói thầu trở lên có Công ty CP Dược phẩm Thống Nhất (11 GT), Công ty CP Armephaco (11 GT), Công ty TNHH Thiết bị y tế Phương Đông (7 GT), Công ty CP Công nghệ y tế BMS (7 GT), Công ty TNHH Lê Lợi (5 GT), Công ty TNHH Thiết bị Minh Tâm (5 GT).

Các nhà thầu trúng từ 1 - 4 gói thầu của Trung tâm là Công ty CP Sản xuất và Xuất nhập khẩu VIETLAND (4 GT), Công ty CP Thương mại và Dược phẩm Tân Thành (3 GT), Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Phúc Thịnh (3 GT), Công ty TNHH Quốc tế Nam Yến (2 GT), Công ty CP Y tế Đức Minh (2 GT), Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Phúc Xuân (1 GT), Công ty CP Dược phẩm Thiết bị y tế Việt Long (1 GT) và Công ty TNHH Thiết bị y tế Thành Công (1 GT). (938)

  1.  TPBVSK BossMen bị cảnh báo “nổ” công dụng, vi phạm quảng cáo thế nào?

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, mới đây đã khuyến cáo người tiêu dùng cẩn trọng với thông tin quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe BossMen trên một số website do vi phạm qui định quảng cáo, thổi phồng công dụng.

Theo thông tin từ Cục An toàn thực phẩm, thời gian vừa qua trên các website myphamthudo.com, magiamgiathang.com, phuctuong.com, rehonnua.org quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bossmen sai quy định của pháp luật về quảng cáo, có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng.

Cụ thể, trên trang web phuctuong.com TPBVSK Bossmen được quảng cáo phân phối chính thức bởi Công ty TNHH Thương Mại và Dược Phẩm Phúc Tường (Địa chỉ: 135E Trần Hưng Đạo, P. An Phú, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ), sản phẩm “có chức năng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý, làm chậm quá trình mãn dục, đáp ứng xu hướng hỗ trợ sinh lý một cách tự nhiên và an toàn”, “giúp cải thiện sức khỏe, sinh lý nam giới một cách mạnh mẽ và bền vững”.

“Bossmen chứa công thức Hàu kết hợp với Đông trùng hạ thảo tác động vào hệ trục não bộ – tuyến yên – tinh hoàn giúp làm chậm quá trình mãn dục nam, tăng cường ham muốn, cải thiện xuất tinh sớm hay rối loạn cương dương. Sự kết hợp này giúp nam giới tự tiết ra Testosterone một cách tự nhiên và duy trì ổn định. Sức khỏe, sinh lý nam giới sớm phục hồi và cải thiện nhờ Testosterone tăng mạnh mẽ và bền vững. Protodioscin có trong bạch tật lê kích thích sinh lý, tăng độ cương cứng dương vật và cường độ giao hợp. Hồng sâm, Cao nhung hươu, L-Phenylalanine, L-Arginine, Kẽm… các thành phần này hỗ trợ tích cực cho nam giới một cơ thể cường tráng, khỏe mạnh”.

Có thể thấy những phân tích dường như rất có tính khoa học như vậy hoàn toàn có thể khiến người tiêu dùng lầm tưởng sản phẩm là thuốc, có tác dụng điều trị bệnh sinh lý nam. Nội dung quảng cáo này xũng được tìm thấy trên trang web magiamgiathang.com.

Ngoài ra, theo tìm hiểu của Kiến Thức, sản phẩm TPBVSK Bossmen cũng được quảng cáo trên nhiều trang website bán hàng với nội dung thổi phồng công dụng như thuốc chữa bệnh. Trên trang chosithuoc.com, trong danh mục “Thuốc bổ thận” và danh mục con “Thuốc sinh lý nam” có quảng cáo TPBVSK Bossmen với công dụng “Bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý nam; Cải thiện yếu sinh lý, tinh trùng yếu, rối loạn cương dương”. Đối tượng sử dụng Bossmen theo nội dung quảng cáo này là “Nam giới trưởng thành chức năng sinh lý giảm sút, mãn dục sớm, yếu sinh lý”.

Được biết sản phẩm này do Công ty TNHH Dược phẩm Hoàng Phúc, (Địa chỉ: 9/18 Nguyễn Đình Khơi, Phường 04, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm.

Tuy nhiên, đại diện công ty khẳng định sản phẩm TPBVSK Bossmen đang được quảng cáo trên http://myphamthudo.com/thuc-pham-tang-cuong-sinh-luc-bao-ve-suc-khoe-nam-gioi-bossmen-hop-60-vien.html, http://rehonnua.org/san-pham/thuc-pham-tang-cuong-sinh-luc-bao-ve-suc-khoe-nam-gioi-bossmen-hop-30-s52668251-p1831369531.html, https://magiamgiathang.com/san-pham/tiki.vn/thuc-pham-tang-cuong-sinh-luc-bao-ve-suc-khoe-nam-gioi-bossmen-hop-60-vien-p16931973, https://phuctuong.com/san-pham/thuc-pham-chuc-nang/sinh-ly-nam-nu/bossmen.html không phải do Công ty TNHH Dược phẩm Hoàng Phúc thực hiện. Công ty không chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn theo công bố được cơ quan có thẩm quyền xác nhận đối với sản phẩm được quảng cáo trên các website này.

Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý. Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo người tiêu dùng không mua thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bossmen trên trang website/internet nêu trên. (646)

  1.   Hà Nội: Phó Viện trưởng Viện Dược liệu thừa nhận sử dụng đất công không đúng mục đích

Trả lời phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Việt Dũng – Phó Viện trưởng Viện Dược liệu thừa nhận việc cho thuê các cửa hàng trên mặt đường Hai Bà Trưng sử dụng không đúng mục đích. Việc cho thuê này đã tồn tại từ lâu và đến thời điểm hiện tại Viện vẫn đang trong quá trình làm đề án trình Bộ Y tế phê duyệt.

Theo thông tin mà Báo Pháp luật Việt Nam có được, Viện Dược Liệu có địa chỉ tại số 3B Quang Trung, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế.

Theo Giấy chứng nhận quyền quản lý, sử dụng nhà đất thuộc trụ sở làm việc thuộc sở hữu Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp số 008773 thì Viện Dược liệu có diện tích sử dụng là 3.992 m2, diện tích xây dựng là 4.631,8m2.

Ngày 25/3/2019 vừa qua, Tổ Công tác của UBND quận Hoàn Kiếm đã tiến hành kiểm tra quản lý, sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ thuế của Viện Dược Liệu tại số 3B Quang Trung, phường Tràng Tiền.

Tại buổi kiểm tra, Tổ công tác đã ghi nhận hiện trạng sử dụng nhà, đất của Viện Dược Liệu. Theo đó, Tổ công tác phát hiện phần diện tích đất của Viện Dược liệu trên mặt phố Hai bà Trưng sử dụng, cho thuê, hợp tác liên kết với 4 công ty không đúng theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, Viện Dược liệu đã hợp tác liên kết với Công ty TNHH Tân Phương Bắc sử dụng làm cửa hàng sâm Koreagin, Công ty cổ phần y dược Quốc tế Mỹ Đức sử dụng làm cửa hàng thuốc Trường Thọ, Công ty TNHH kính mắt Việt Nam sử dụng làm cửa hàng kính mắt, Công ty TNHH ANDA Việt Nam sử dụng làm cửa hàng thuốc Minh Chính.

Theo đó, tại thời điểm kiểm tra, Viện Dược liệu chưa cung cấp cho Tổ công tác Đề án sử dụng tài sản công và mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết của đơn vị.

Đến ngày 23/7/2019, phòng Tài nguyên và Môi trường quận Hoàn Kiếm có văn bản số 234/TNMT đôn đốc Viện Dược Liệu thực hiện theo đúng nội dung biên bản làm việc và cung cấp các tài liệu liên quan.

Sau đó, UBND quận Hoàn Kiếm đã căn cứ vào Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017; Điều 44; Khoản 5 Điều 136 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công đề nghị Viện Dược Liệu chấm dứt việc sử dụng diện tích nhà, đất tại số 3B Quang trung để liên doanh, liên kết và thu hồi để quản lý, sử dụng theo đúng quy định. Trả lời báo Pháp luật Việt Nam đại diện phòng Tài nguyên và Môi trường UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, thực hiện thông báo số 63/TB-UBND ngày 11/3/2019 của UBND quận Hoàn Kiếm giao nhiệm vụ cho các phòng ban chuyên môn cùng UBND của 18 phường trong việc kiểm tra, rà soát, báo cáo các đơn vị sử dụng đất có dấu hiệu sai mục đích trong đó có Viện Dược liệu.

Theo vị đại diện thì sau khi bổ sung hồ sơ, UBND quận nhận thấy Viện Dược liệu sử dụng đất có dấu hiệu sai mục đích nên ngày 14/8/2019, UBND quận đã có văn bản số 1359/UBND-TNMT đề nghị đơn vị này thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về việc sử dụng tài sản công, đồng thời UBND quận và phường cũng sẽ rút kinh nghiệm trong công tác quản lý đất đai, kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc sử dụng đất sai mục đích của các đơn vị.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Việt Dũng – Phó Viện trưởng Viện Dược liệu thừa nhận với phóng viên các cửa hàng trên mặt phố Hai Bà Trưng là trong khuôn viên quản lý của Viện Dược liệu và đang sử dụng sai mục đích.

“Đến thời điểm hiện tại thì Viện Dược liệu đang lập kế hoạch sử dụng phần diện tích đất này trở thành bảo tàng trưng bày dược liệu. Việc liên doanh, liên kết với các Công ty đã được thực hiện từ đời các Viện trưởng trước, chúng tôi chỉ kế thừa lại. Hơn nữa, việc hợp đồng liên doanh liên kết này chỉ có thời hạn trong vòng 1 năm, không có hợp đồng nào dài hạn. Sắp tới, nếu được phê duyệt chủ trương thì chúng tôi sẽ chấm dứt hợp đồng với các Công ty”, ông Dũng nhấn mạnh. Còn theo bà Trần Thu Thủy,  Trưởng phòng tài chính, Kế toán của Viện Dược liệu thì Viện Dược liệu là đơn vị sự nghiệp có thu của Bộ y tế. Theo đó, Bộ Y tế chỉ cấp 36 tỷ/năm còn lại khoán cho Viện Dược liệu 20 tỷ/năm.

“Lương của cán bộ công nhân viên thấp, phúc lợi cũng không cao, trong khi đó Viện Dược liệu nhiệm vụ chủ yếu là vấn đề nghiên cứu, không có kinh nghiệm trong việc hoạt động kinh doanh dịch vụ. Về vấn đề liên doanh liên kết với các Công ty thì do Viện dược liệu, đứng đầu là Viện trưởng đứng ra ký kết với các Công ty, số tiền thu được theo báo cáo tài chính là hơn 1,8 tỷ đồng/năm” – bà Thủy cho hay.

Nói về việc thu chi số tiền này, bà Thủy cho biết nộp vào ngân sách nhà nước hơn 346 triệu đồng, số tiền còn lại đưa vào quỹ phúc lợi và phát triển sự nghiệp để mua sắm đầu tư.

Trả lời về vấn đề việc liên doanh, liên kết với các công ty có được Bộ Y tế đồng ý hay không, bà Thủy khẳng định trong đề án kiện toàn tổ chức được Bộ Y tế cấp phép kinh doanh dịch vụ và cho Viện Dược liệu tự tổ chức để trả lương cho cán bộ nhân viên của Viện.

Tuy nhiên, khi phóng viên đề nghị cung cấp văn bản đồng ý của Bộ Y tế thì Phó Viện trưởng Viện Dược liệu lại không cung cấp được đồng thời kể về những khó khăn của Viện, mong được các cấp các ngành chia sẻ và tạo điều kiện để Viện tiếp tục hoạt động.

Như vậy, có thể thấy rằng do buông lỏng quản lý, những vi phạm về việc sử dụng đất công trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đang trong giai đoạn đáng báo động. Bởi lẽ, UBND Quận Hoàn Kiếm đã có văn bản từ ngày 11/3/2019 tuy nhiên đến nay đã được 6 tháng vẫn chưa có kết luận cuối cùng.

Việc cho thuê đất trái thẩm quyền, sử dụng đất không đúng mục đích của các cơ quan ban ngành đã biến tướng tinh vi thành các hợp đồng liên doanh, liên kết gây thất thu ngân sách, mất trật tự xã hội. Nhiều trường hợp vi phạm đất đai chưa được chính quyền phường, xã, thị trấn và quận, huyện, thị xã ngăn chặn kịp thời, gây bức xúc trong nhân dân.Trước thực tế này, đề nghị UBND TP Hà Nội tăng cường công tác quản lý nhà nước trong sử dụng, quản lý đất công trên địa bàn quận Hoàn Kiếm nói riêng và trên địa bàn Thành phố nói chung. Đồng thời, có Kế hoạch xử lý vi phạm sử dụng đất công không đúng mục đích trên khắp địa bàn Thành phố. (1324)

  1.  Lạ lùng giá trúng thầu dịch lọc thận: Sở Y tế Cà Mau giải thích ra sao?

Kết quả đấu thầu dịch lọc thận ở Cà Mau chênh lệch quá cao, Sở Y tế Cà Mau lên tiếng cho rằng nguyên nhân giá chênh lệch là do loại có đường và loại không có đường. Liên quan đến thông tin có sự chênh lệch quá cao giá trúng thầu dịch lọc thận của Sở Y tế và Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Cà Mau, Sở Y tế Cà Mau lên tiếng cho rằng hai loại trúng thầu khác nhau.

Ông Nguyễn Hoàng Sa, Phó giám đốc Sở Y tế Cà Mau, lý giải: "Loại dịch của Công ty B.Braun mà BVĐK tỉnh đang sử dụng được Bộ Y tế cấp số là trang thiết bị; còn loại của Công ty B.Braun trúng thầu bên sở được cấp số đăng ký dạng thuốc. Thành phần nó khác nhau, cái tên nó cũng khác nhau".

Ông Sa giải thích thêm, tuy cùng hãng sản xuất, cung ứng, nhưng hai loại dịch lọc thận nêu trên có nồng độ, hàm lượng khác nhau, vì vậy có giá cả khác nhau.

Cũng theo lời ông Sa, khi nào BVĐK tỉnh Cà Mau sử dụng hết dịch lọc thận đã trúng thầu trước đó sẽ chuyển sang áp thầu loại mà Sở Y tế vừa mua. "Nhưng áp thầu sẽ gây thiệt thòi cho bệnh nhân, do có một số bệnh nhân đang chạy thận loại này, giờ chuyển qua loại khác. Chắc chắc giai đoạn đầu bệnh nhân rất khó chịu, phải một thời gian sau thì mới thích nghi dần".

Như Thanh Niên đã thông tin, tháng 1.2018, Sở Y tế tỉnh Cà Mau đấu thầu mua thuốc tập trung để các cơ sở y tế sử dụng trong năm. Kết quả, Công ty dược Bình Định trúng thầu dịch lọc thận với giá loại A là 149.000 đồng/can (10 lít) và loại B là 135.000 đồng/can. Theo hợp đồng, Công ty dược Bình Định sẽ cung cấp cho Cà Mau sử dụng 18 tháng.

Nhưng tháng 9.2018, BVĐK tỉnh trình Sở Y tế và UBND tỉnh đấu thầu lại dịch lọc thận và Công ty CP lọc thận VN trúng thầu với giá loại A và B cùng mức 172.000 đồng/can, cao hơn giá do tỉnh đấu thầu trước đó đối với loại A là 23.000 đồng/can, loại B là 37.000 đồng/can.

Ngày 13.8, Sở Y tế tỉnh Cà Mau ban hành quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu thuốc trong mua sắm tập trung, trong đó dịch lọc thận cả 2 loại A và B trúng đồng giá 110.000 đồng/can. Nhà thầu trúng giá dịch lọc thận lần này là Công ty CP lọc thận VN, đơn vị đã trúng giá 172.000 đồng/can do BVĐK tỉnh đấu thầu năm 2018. Dịch lọc cùng Hãng sản xuất Braun, cùng can loại 10 lít. (496)

  1.  Hơn 10.000 người đang điều trị HIV/AIDS tại các cơ sở y tế tư nhân

Bên cạnh nguồn lực tài chính từ bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước, việc huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân có vai trò rất quan trọng để duy trì Chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam.

Hiện nay, nguồn kinh phí tài trợ cho chương trình phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam đang giảm mạnh. Đây là thách thức không nhỏ đối với việc bảo đảm chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam.

Những năm qua, khu vực tư nhân đã tham gia khá tích cực vào công tác phòng, chống HIV/AIDS, nhờ đó giúp tăng khả năng tiếp cận của người nhiễm HIV đến các dịch vụ trong phòng, chống HIV/AIDS.

Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) Nguyễn Hoàng Long đã phân tích như vậy khi nói về những biện pháp nhằm đảm bảo khống chế bệnh HIV/AIDS tại Việt Nam. Chính vì vậy, sự tham gia của khu vực tư nhân cần được đẩy mạnh, nhằm đem lại những cơ hội lớn hơn cho người nhiễm HIV/AIDS và góp phần tiến tới kết thúc chiến dịch HIV/AIDS vào năm 2030.

Những năm qua, Bộ Y tế phối hợp Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Tổ chức PATH triển khai chương trình đẩy mạnh sự tham gia của khu vực tư nhân trong phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam.

Theo thống kê của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, cả nước có 140.000 người bệnh đang điều trị HIV/AIDS tại các cơ sở y tế công lập và ước tính có khoảng 10.000 người bệnh khác đang điều trị HIV/AIDS tại các cơ sở y tế tư nhân, trong đó có cả những cơ sở y tế tư nhân điều trị HIV/AIDS sử dụng thuốc ARV nguồn bảo hiểm y tế.“Sự tham gia của y tế tư nhân đã góp phần tăng sự lựa chọn cho người bệnh, đồng thời giảm gánh nặng về nguồn kinh phí và mở rộng điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam,” ông Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, các mạng lưới đồng đẳng viên phát triển không ngừng, các tổ chức dựa vào cộng đồng đã tham gia tích cực vào việc tiếp cận các đối tượng có nguy cơ cao... Hàng loạt các chương trình phòng, chống HIV/AIDS đã được triển khai hiệu quả với sự đóng góp không nhỏ của khu vực tư nhân, doanh nghiệp xã hội.

Từ năm 2016, tám phòng khám tư nhân đã được thành lập đáp ứng nhu cầu của cộng đồng những người bị ảnh hưởng bởi HIV mong muốn tìm kiếm dịch vụ tại cơ sở y tế tư nhân.

Mô hình hoạt động chuyên môn về phòng, chống HIV/AIDS được triển khai toàn diện, phong phú, cập nhật và hiệu quả như: xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, tự xét nghiệm HIV; điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, Buprenorphine; điều trị dự phòng tiền phơi nhiễm HIV; dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con...

Bà K.Grin - Giám đốc Dự án Healthy Markets và Giám đốc Toàn cầu của PATH về phòng, chống HIV/AIDS cho biết, việc thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân đã đáp ứng các nhu cầu còn thiếu hụt kinh phí trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS. Đây sẽ là bước đệm để Việt Nam thúc đẩy thực hiện mục tiêu 90-90-90 (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của mình; 90% người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng HIV, 90% số người đang được điều trị có tải lượng HIV ở mức thấp), hướng đến kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030.

Trong 5 năm qua, khoảng 80% các quỹ phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam đến từ các nhà tài trợ nước ngoài do PATH thực hiện. PATH đã và đang kết nối các doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức cộng đồng để cùng nhau đáp ứng nhu cầu thiếu hụt trong chương trình HIV/AIDS.

Bên cạnh nguồn lực tài chính từ bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước, việc huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân đóng góp cho các hoạt động tạo cầu, cung cấp hàng hóa và dịch vụ HIV có vai trò rất quan trọng để duy trì Chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam./. (758)

  1.  Nghệ An: Sức khỏe 3 bệnh nhi nhiễm vi khuẩn ăn thịt người chuyển biến tốt

Ngày 16/9, ông Trần Văn Cương – Phó giám đốc Bệnh viện Sản Nghi Nghệ An cho biết, 3 bệnh nhi nhiễm vi khuẩn ăn thịt người đang được các bác sĩ điều trị theo đúng phác đồ tại và tiến triển tốt. Ca bệnh Whitmore (nhiễm vi khuẩn ăn thịt người) mới nhất được đưa tới bệnh viện được đưa đến bệnh viện Sản nhi Nghệ An vào ngày 13/9 vừa qua.

Mẹ cháu L., chị Hà Thị Cúc cho biết: Ngày 1/9, cháu kêu đau ở vùng má và được gia đình đưa đến bệnh viện huyện kiểm tra. Cháu được chẩn đoán cháu bị quai bị, cho thuốc uống và điều trị theo bệnh lý này.

“Tuy nhiên, sau 3 ngày các triệu chứng của cháu vẫn không đỡ, gia đình yêu cầu bác sĩ kiểm tra lại, sau đó kết luận cháu bị áp xe viêm màng tai. Điều trị thêm một thời gian thì cháu được chuyển tuyến đến Bệnh viện Sản nhi Nghệ An”, chịCúc nói. Tại Bệnh viện Sản nhi, các bác sĩ cho xét nghiệm máu, cấy mủ thì xác định cháu Liêu mắc bệnh Whitmore.

Bác sĩ Nguyễn Quang Hà , Khoa Răng – Hàm – Mặt (Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An) cho biết: Bệnh nhi được điều trị theo đúng phác đồ và hiện sức khỏe đã ổn định. Trước đó trong 2 tháng 7 - 9/2019, bệnh viện Sản nhi Nghệ An tiếp nhận, phát hiện và điều trị cho 3 trường hợp mắc chứng bệnh nhiễm vi khuẩn ăn thịt người gồm: Bệnh nhi Nghiêm Thanh T. (14 tuổi, trú huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) điều trị 50 ngày, đã xuất viện. Hai bệnh nhi Hoàng Văn C. (10 tuổi, trú xã Thanh ngọc, huyện Thanh Chương), Nguyễn Công H. (11 tuổi, trú xã Công Thành, huyện Yên Thành). Sau 50 ngày điều trị, cháu Nghiêm Thanh T. đã khỏi bệnh và đã xuất viện. Hai cháu C. và H. vẫn đang được theo dõi và điều trị tại khoa Tai Mũi Họng.

Các bác sĩ cũng cho biết, cả 3 trường hợp trước khi nhập viện đều đã được điều trị ở tuyến dưới theo chẩn đoán bị bệnh quai bị nhưng không khỏi. Khi chuyển đến bệnh viện thì tình trạng bệnh nhi đã nặng nên thời gian điều trị kéo dài. Tuy nhiên, hiện sức khỏe các cháu đều ổn định và chuyển biến tốt.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Huyền Ngân, Khoa Tai Mũi họng - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bệnh Whitmore là một bệnh lây nhiễm gây ra bởi vi khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomallei (trước đây có tên gọi là Pseudomonas pseudomallei) gây bệnh cảnh nhiễm trùng máu.

Bệnh không có triệu chứng rõ ràng và dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác, nhưng có thể gây tử vong nhanh chóng. Tỷ lệ tử vong của bệnh Whitmore có thể lên đến 50% - 60%. Hiện tại đang mùa mưa, là thời điểm thuận lợi để vi khuẩn whitmore phát triển. Tuy nhiên, các triệu chứng lâm sàng của bệnh cũng rất mơ hồ, chẩn đoán khó nên dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh lý khác như: Quai bị, viêm phổi, nhiễm khuẩn da mô mềm, nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu, liên cầu... Ngay cả khi được khẳng định chẩn đoán bệnh Whitmore, việc điều trị cũng hết sức khó khăn. Bệnh nhân thường phải dùng kháng sinh tấn công liều cao tĩnh mạch kéo dài liên tục trong ít nhất khoảng 2 - 4 tuần. Sau đó dùng kháng sinh duy trì khoảng từ 3 đến 6 tháng.

Nếu không được điều trị đúng liều, đúng phác đồ và theo dõi liên tục thì bệnh dễ tái phát. Sức khỏe bệnh nhân suy kiệt dần và vẫn có thể tử vong dù đã được chẩn đoán đúng. Bác sĩ Ngân cũng lưu ý: “Việc điều trị bệnh thời gian dài, tốn kém nên không ít bệnh nhân đã bỏ cuộc. Đây cũng là một trong là những nguyên nhân dẫn đến việc điều trị không đạt hiệu quả cao nhất, và tỉ lệ tử vong do whitmore cao”. Ông Nguyễn Văn Định – Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Nghệ An bệnh Whitmore nguy hiểm nhưng người dân không vì vậy mà quá hoang mang. Vi khuẩn ăn thịt người không lây từ người qua người. Những trường hợp mắc bệnh vừa qua trên địa bàn là những ca bệnh đơn lẻ không gây ra dịch bệnh. Tuy nhiên, căn bệnh này rất nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời cũng như điều trị đúng phác đồ. Vi khuẩn gây bệnh này có trong bùn, đất và lây nhiễm chủ yếu do vùng da bị tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn. Vì vậy, người dân khi lao động tiếp xúc với môi trường đất, nước nhiễm khuẩn cần dùng các vật dụng bảo hộ như đeo găng tay, khẩu trang… Nếu có trầy xước ngoài da cần vệ sinh, sát trùng cẩn thận tránh nhiệm bệnh. Khi có các triệu chứng bất thường thì đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra. (891)

  1.  Lưu ý khi giám định, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT

Đó là một trong những nội dung được Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn tại Công văn số 3238/BHXH-CSYT về việc thực hiện Thông tư số 09/2019/TT-BYT thẩm định điều kiện ký hợp đồng khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) ban đầu và một số trường hợp thanh toán trực tiếp chi phí trong KCB BHYT.

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu bao phủ BHYT đến 100% học sinh, sinh viên

BHXH Việt Nam và Bộ Y tế quyết liệt với nạn lạm dụng, trục lợi Quỹ BHYT

[Infographic] Những điều cần biết về BHYT học sinh, sinh viên năm 2019

Ngăn chặn các hành vi trục lợi trong khám chữa bệnh BHYT

Để thực hiện hiệu quả Thông tư số 09/2019/TT-BYT, Bảo hiểm xã hội Việt Nam lưu ý, BHXH tỉnh đề nghị cơ sở KCB cung cấp các tài liệu liên quan đến việc chuyển bệnh phẩm hoặc người bệnh đến cơ sở KCB khác thực hiện, trong đó có bản sao các hợp đồng nguyên tắc với cơ sở thực hiện dịch vụ (trong hợp đồng nguyên tắc có danh mục dịch vụ xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng cần phải chuyển để thực hiện); đồng thời, gửi danh mục dịch vụ được mã hoá lên Cổng tiếp nhận thuộc Hệ thống thông tin giám định BHYT làm cơ sở để cơ quan BHXH thực hiện giám định, thanh toán chi phí KCB BHYT theo đúng quy định.

Trong đó, trường hợp dịch vụ cận lâm sàng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng tại thời điểm chỉ định sử dụng cho người bệnh BHYT, cơ sở KCB không thực hiện được phải chuyển bệnh phẩm hoặc người bệnh đến cơ sở KCB đã ký hợp đồng nguyên tắc để thực hiện, cơ sở KCB có văn bản thông báo và nêu rõ lý do làm cơ sở để cơ quan BHXH giám định và thanh toán theo đúng quy định.

Riêng đối với các trường hợp chuyển bệnh phẩm đi cơ sở khác để xét nghiệm xét nghiệm CD4, đo tải lượng vi rút HIV hoặc xét nghiệm khẳng định HIV dương tính vẫn thực hiện thanh toán theo hướng dẫn tại Công văn số 1895/BHXH- CSYT ngày 04/6/2019 của BHXH Việt Nam về chuyển bệnh phẩm thực hiện xét nghiệm HIV/AIDS.

Dịch vụ cận lâm sàng chuyển đi cơ sở khác thực hiện phải có trong danh mục dịch vụ kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành và có mức giá thanh toán theo quy định, được mã hóa, tổng hợp vào chi phí KCB BHYT của người bệnh tại cơ sở KCB chuyển đi để thanh toán với cơ quan BHXH trong phạm vi Tổng mức thanh toán quy định tại khoản 4, Điều 24 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ.

Trường hợp cơ sở KCB không cung cấp hợp đồng nguyên tắc hoặc trong hợp đồng nguyên tắc không có nội dung thống nhất việc cơ quan BHXH nơi ký hợp đồng KCB BHYT giám định về dịch vụ cận lâm sàng đã tiếp nhận và thực hiện tại cơ sở thực hiện dịch vụ cận lâm sàng như quy định, cơ quan BHXH chưa có cơ sở để thanh toán đối với các dịch vụ cận lâm sàng được chuyển đi. (581)

  1.  Bắc Giang: Vì sao Bệnh viện LanQ ‘dính’ hàng loạt vi phạm nhưng vẫn được 'ưu ái' khi giao quỹ KCB BHYT?

Trong những năm gần đây, Bệnh viện LanQ luôn là tâm điểm của dư luận về nghi án trục lợi quỹ bảo hiểm y tế và 'dính' vi phạm về quy định khám, chữa bệnh, đến mức đã từng bị dừng hợp đồng KCB BHYT. Vậy nhưng, không hiểu tại sao đơn vị này vẫn được 'ưu ái' giao quỹ KCB BHYT hàng năm rất lớn.

Để bạn đọc hiểu rõ hơn về những "vấn đề" đã và đang diễn ra tại Bệnh viên LanQ trong những năm qua, baonhandao.vn xin nêu ra một số sai phạm mà các cơ quan chức năng từ địa phương đến trung ương đã chỉ ra đối với cơ sở y tế này.

Cụ thể, ngày 25/11/2011, BHXH Việt Nam ban hành Văn bản số 5004/BHXH-CSYT gửi BHXH tỉnh Bắc Giang về việc dừng Hợp đồng KCB BHYT đối với Bệnh viện LanQ.

Nguyên nhân sự việc được BHXH Việt Nam nêu ra tại văn bản trên là: "Tháng 11/2011, khi Đoàn công tác của BHXH Việt Nam về làm việc đã phát hiện Bệnh viện LanQ chưa hoàn chỉnh các điều kiện theo quy định tại Thông tư số 10/2009/TT-BYT ngày 14/8/2009 của Bộ Y tế hướng dẫn đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến KCB BHYT,... đồng thời có biểu hiện lạm dụng, trục lợi quỹ KCB BHYT (tổ chức khuyến mại trong KCB vượt tuyến tập thể, chỉ định xét nghiệm thường quy tràn lan, quản lý quỹ kém để xảy ra tình trạng vượt quỹ lớn...); không chấp hành nghiêm các kiến nghị của BHXH tỉnh Bắc Giang và yêu cầu của Đoàn công tác của BHXH Việt Nam".

Từ những vi phạm trên, BHXH Việt Nam đã yêu cầu BHXH tỉnh Bắc Giang thực hiện một số nội dung trong đó có nội dung: “Dừng hợp đồng KCB BHYT với Bệnh viện LanQ kể từ ngày 01/12/2011, tổ chức thanh lý Hợp đồng theo quy định”.

Thực hiện chỉ đạo của BHXH Việt Nam, ngày 29/11/2011, BHXH tỉnh Bắc Giang ban hành Văn bản số 694/BHXH - GĐYT về việc dừng Hợp đồng KCB BHYT đối với Bệnh viện LanQ.

Tiếp đó, vào quý II/2016, Bệnh viện LanQ tiếp tục tái diễn hành vi vi phạm các quy định KCB BHYT khi vận động, tổ chức nhiều đoàn xe đưa đón người dân, người bệnh đến KCB. Chính hành vi vi phạm trên dẫn đến việc BHXH tỉnh Bắc Giang quyết định từ chối thanh toán số tiền 1,1 tỉ đồng tiền BHYT cho Bệnh viện LanQ. Sau đó, đơn vị này đã phải cam kết bằng văn bản với các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang về việc sẽ chấm dứt tình trạng trên.

Tuy nhiên, cam kết là một chuyện còn thực hiện hay không có lẽ là… quyền của bệnh viện này. Bởi lẽ, ngay các năm sau đó tình trạng trên vẫn tiếp tục diễn ra. Cụ thể: Năm 2018 - 2019, Bệnh viện LanQ liên tục bị người dân phản ánh về tình trạng chèo kéo, vận động rất nhiều người dân ngoài tỉnh đến khám, chữa bệnh và những nghi vấn về trục lợi quỹ bảo hiểm y tế của đơn vị này vẫn hiện hữu.

Đối với sự việc trên, ngày 18/3/2019, baonhandao.vn đã có bài viết phản ánh: "Bắc Giang: Khám chữa bệnh theo BHYT kiểu lạ lùng tại Bệnh viện LanQ (!?)”. Sau đó, Sở Y tế tỉnh Bắc Giang đã thành lập Đoàn thanh tra để kiểm tra, giám sát theo nội dung Báo phản ánh.

Đến ngày 11/4/2019, Đoàn thanh tra trên đã có báo cáo về kết quả kiểm tra sự việc, qua đó chỉ rõ: "Qua kiểm tra, xác minh đến nay vẫn còn tình trạng giới thiệu, tổ chức đưa người đến khám, chữa bệnh tại Bệnh viện LanQ…".

Tuy nhiên, nhận thấy báo cáo của đoàn thanh tra trên “chưa đạt yêu cầu” nên lãnh đạo tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo Thanh tra tỉnh vào cuộc thanh tra toàn diện Bệnh viện LanQ. Có thể thấy rằng, hầu như năm nào tại Bệnh viện LanQ cũng "có biến" trong việc thực hiện các quy định về  KCB BHYT. Chính vì vậy, hiện nay, câu hỏi mà dư luận rất cần các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang làm rõ: Với những hành vi vi phạm nêu trên đã trở thành “truyền thống”, có tổ chức và tinh vi hơn của Bệnh viện LanQ, nhưng tại sao khi phân bổ quỹ KCB BHYT hàng năm, đơn vị này luôn được 'ưu ái'  giao quỹ rất cao, nằm trong tốp đầu của tỉnh Bắc Giang? Đặc biệt, nghi án trục lợi quỹ BHYT được đặt ra trong nhiều năm qua, nhưng đến nay chưa được làm rõ? Để có thông tin, số liệu cụ thể về việc giao và sử dụng quỹ KCB BHYT tại Bệnh viện LanQ. PV baonhandao.vn đã có buổi làm việc với BHXH tỉnh Bắc Giang. 

Tại buổi làm việc, khi trả lời câu hỏi của PV về việc, có hay không Bệnh viện LanQ luôn được  'ưu ái' khi giao quỹ KCB BHYT cao nhất trong tỉnh, đồng thời đây cũng là đơn vị "đi đầu" trong việc “phá vỡ” quỹ KCB BHYT được giao? Bà Chu Thị Phượng, Trưởng phòng Giám định BHYT - BHXH tỉnh Bắc Giang cho biết: “Năm 2017 Bệnh viện LanQ được giao quỹ  KCB BHYT là: 3.155.161.545 đồng, nhưng chi phí vượt quỹ lên đến: 8.483.873.320 đồng. Dự toán năm 2018 giao cho bệnh viện này là trên 34 tỷ đồng (bao gồm cả đa tuyến đi và đa tuyến đến, bệnh nhân khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở), dự kiến vượt nguồn kinh phí được giao là hơn 32 tỷ đồng”.

PV tiếp tục đặt câu hỏi, Bệnh viện LanQ luôn sử dụng vượt quỹ BHYT được giao cao như vậy, sẽ ảnh hưởng thế nào đến quỹ KCB BHYT chung của tỉnh Bắc Giang, và hướng xử lý hơn 32 tỷ đồng đang bị "treo" do sử dụng vượt quỹ năm 2018 nêu trên như thế nào?”

Trưởng phòng Chu Thị Phượng trả lời: “Tất nhiên, việc này (sử dụng vượt quỹ KCB  BHYT - PV) sẽ ảnh hưởng đến việc cân đối nguồn kinh phí của tỉnh. Riêng đối với số tiền hơn 32 tỷ đồng vượt dự toán thì BHXH tỉnh 'đang treo' và chưa thực hiện việc quyết toán. Chúng tôi đang thẩm định lại hồ sơ và xin ý kiến cấp trên (BHXH Việt Nam - PV) để có hướng giải quyết”.

Ngoài ra, bà Chu Thị Phượng thông tin thêm: "Năm 2018, Bệnh viện LanQ là đơn vị sử dụng vượt dự toán quỹ KCB BHYT cao nhất tỉnh Bắc Giang".

Ở diễn biến khác, theo số liệu báo cáo về hoạt động KCB BHYT tại Bệnh viện LanQ mà chúng tôi thu thập được cho thấy: Riêng trong tháng 1-2/2019, Bệnh viện LanQ tổ chức khám cho 11.539 lượt người, trong đó, bệnh nhân ngoại tỉnh đến là 3.960 lượt (Thái Nguyên 1.055 lượt, Bắc Ninh 695 lượt, Hà Nội 161 lượt), với tổng chi phí 7,4 tỉ đồng (trong đó đa tuyến ngoại tỉnh là 2,4 tỉ đồng).

Qua số liệu trên, có thể nhận thấy lượng bệnh nhân từ các tỉnh, thành khác kéo về thăm khám tại Bệnh viện LanQ là rất lớn, đây cũng là nguyên nhân chính làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc phẩn bổ quỹ KCB BHYT hàng năm của các địa phương này. Trao đổi với PV baonhandao.vn về nội dung trên, một lãnh đạo BHXH tỉnh Hải Dương cho biết: "Trong năm 2018 - 2019, có hiện tượng người dân trong tỉnh kéo nhau sang Bắc Giang để khám, chữa bệnh tại Bệnh viện LanQ nên chúng tôi đã trao đổi qua điện thoại với lãnh đạo BHXH tỉnh Bắc Giang để tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát sự việc trên". Những "vấn đề" tại Bệnh viện LanQ sẽ tiếp tục được baonhandao.vn thông tin trong các bài viết sau. (1358)

  1.  80 trẻ ở Trường Mầm non xã Thụy Liễu nhập viện nghi bị ngộ độc thực phẩm

Liên tiếp các ngày từ 13-16/9, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê đã tiếp nhận hơn 80 trẻ tại Trường Mầm non Thụy Liễu nhập viện với triệu chứng đau bụng, nôn, sốt.

Theo Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê, lúc 22 giờ ngày 13/9, Trung tâm tiếp nhận điều trị 1 trẻ từ Trường Mầm non Thụy Liễu nhập viện với triệu chứng đau bụng, nôn, sốt cao.

Tiếp đó trong ngày 14/9, Trung tâm tiếp nhận hơn 30 trẻ cũng là học sinh của Trường Mầm non Thụy Liễu nhập viện với triệu chứng tương tự. Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê bước đầu nghi ngờ trẻ bị ngộ độc thực phẩm và báo cáo lãnh đạo UBND huyện, Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Phú Thọ. Đến nay không có trẻ nào trong tình trạng nặng.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, ông Nguyễn Huy Ngọc - Giám đốc Sở Y tế đã cùng lãnh đạo huyện Cẩm Khê trực tiếp xuống địa bàn kiểm tra, nắm bắt tình hình, thăm hỏi động viên các gia đình có trẻ nhỏ đang điều trị tại Trung tâm; đồng thời chỉ đạo các đơn vị y tế trong ngành khẩn trương thực hiện cấp cứu, chăm sóc điều trị các bệnh nhi đang nằm điều trị tại Trung tâm; chỉ đạo đội ngũ y tế thôn bản rà soát, động viên gia đình có trẻ bị sốt cao, nôn đang tự chăm sóc tại nhà đến Trung tâm để được điều trị kịp thời. Trung tâm Sản Nhi tỉnh cử chuyên gia trực tiếp hỗ trợ tại Trung tâm Y tế  huyện Cẩm Khê để có phác đồ điều trị tốt nhất. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiến hành lấy mẫu phân, chất nôn, thức ăn lưu tại nhà bếp để xét nghiệm, tìm nguyên nhân ngộ độc.

Bên cạnh đó, Sở yêu cầu cơ quan chuyên môn phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng huyện Cẩm Khê kiểm tra, rà soát lại các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của bếp ăn tập thể Trường Mầm non Thụy Liễu và đơn vị cung cấp thực phẩm bán trú cho nhà trường; tăng cường công tác tuyên truyền, động viên các gia đình yên tâm, phối hợp tốt với cơ sở y tế trong việc điều trị cho bệnh nhi./. (453)

  1.  Sản phụ ngộ độc thuốc tê, hôn mê sâu sau khi mổ bắt con

Sau khi bác sĩ mổ bắt con thành công, bất ngờ sản phụ hôn mê sâu, ngưng tim, ngưng thở, mạch không đo được. Sản phụ được xác định ngộ độc thuốc tê khi mổ bắt con. Sản phụ T.T.T.T. (35 tuổi, ngụ TP.HCM) được nhập viện vào Bệnh viện huyện Bình Chánh vào đêm 13/9 trong tình trạng vỡ ối và chuyển dạ sinh con. Tại đây các bác sĩ đã tiến hành gây tê để thực hiện ca mổ bắt con cho sản phụ. Ca mổ diễn ra bình thường, nhưng sau khi mổ khoảng 30 phút sản phụ này bất ngờ hôn mê sâu, ngưng tim, ngưng thở.

BV huyện Bình Chánh đã kích hoạt báo động đỏ đến BV Hùng Vương. Khoảng 20 phút sau, các bác sĩ và à hộ sinh của BV Hùng Vương có mặt và cùng phối hợp với BS của BV huyện Bình Chánh hồi sức tích cực cho chị T.Qua thăm khám và điều trị bệnh sử, các bác sĩ Bệnh viện Hùng Vương xác định nguyên nhân khiến sản phụ này bị hôn mê sâu là do ngộ độc thuốc tê đã tiêm để thực hiện ca mổ bắt con. Các bác sĩ lập tức tiến hành can thiệp theo phát đồ điều trị ngộ độc thuốc tê bằng cách truyền Lipid và thuốc hạ huyết áp; đồng thời tiến hành hồi sức tích cực.

Sau khoảng 1 giờ đồng hồi sức tích cực cùng với điều trị theo phát đồ ngộ độc thuốc tê, bệnh nhân đã tỉnh và được rút nội khí quản. Đến sáng 15/9, sản phụ đã hoàn toàn tỉnh táo, khỏe mạnh, mạch và huyết áp ổn định.

Theo các chuyên gia từ Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh,để kịp thời cứu sống sản phụ đột ngột nguy kịch sau mổ bắt con các bác sĩ đã tận dụng khoảng thời gian 5 giờ “vàng” với những hành động chính xác bao gồm: phát hiện sớm dấu hiệu trở nặng đột ngột của sản phụ và kích hoạt báo động đỏ kịp thời của các bác sĩ BV Bình Chánh; sự tiếp ứng kịp thời của các bác sĩ BV Hùng Vương, sự hỗ trợ chuyên môn kịp thời, chẩn đoán chính xác nguyên nhân ; can thiệp đúng phác đồ ngộ độc đã cứu sản phụ khỏi tình trạng "ngàn cân treo sợi tóc". (461)

  1.  Gia Lai: Thanh tra bổ sung hàng loạt sở, ngành và bệnh viện

Theo quyết định bổ sung vào kế hoạch thanh tra 2019 của UBND tỉnh Gia Lai thì sắp tới hàng loạt sở, ngành như Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Bệnh viện Quân y 211, Bệnh viện 331, Bệnh viện Mắt Cao Nguyên, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn – Gia Lai sẽ bị thanh tra việc sử dụng quỹ bảo hiểm y tế, mua sắm trang thiết bị y tế và vật tư tiêu hao, đấu thầu thuốc chữa bệnh.

Theo quyết định thanh tra bổ sung, tỉnh Gia Lai sẽ thanh tra chuyên đề diện rộng việc sử dụng quỹ bảo hiểm y tế, mua sắm trang thiết bị y tế và vật tư tiêu hao, đấu thầu thuốc chữa bệnh trên toàn tỉnh giai đoạn từ năm 2014 đến tháng 9/2019. Thời gian thanh tra từ tháng 9 đến quý IV/2019.

Các đơn vị bị thanh tra bao gồm: Bảo hiểm xã hội tỉnh, Sở Y tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh; các cơ sở khám chữa bệnh có sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế gồm: Bệnh viện tỉnh Gia Lai, Bệnh viện Đại học Y dược – Hoàng Anh Gia Lai, Bệnh viện Quân y 211, Bệnh viện Nhi Gia Lai, Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Lao và Phổi, Bệnh viện Tâm Thần kinh, Bệnh viện 331, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn – Gia Lai, Bệnh viện Mắt Cao Nguyên, Phòng khám Đa khoa Bình An – Công ty TNHH MTV Bình An Hưng. Trước đó, Thanh tra tỉnh Gia Lai phát hiện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai sai phạm trong đấu thầu làm thiệt hại gần 2 tỷ đồng ngân sách và nguồn thu sự nghiệp. (330)

  1.  Vụ bé 3 tuổi bị bỏ quên trên xe: Tin mới nhất từ bệnh viện

Theo các bác sĩ BV Nhi Trung ương, bé ba tuổi bị bỏ quên 9 tiếng trên xe của trường mầm non tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh có đầy đủ dấu hiệu của tình trạng sốc nhiệt. Trưa 16-9, BV Nhi Trung ương (Hà Nội) đã có buổi cung cấp thông tin tới báo chí về trường hợp bé ba tuổi bị bỏ quên trên xe đưa đón của trường mầm non tại huyện Tiên Du, Bắc Ninh.

TS-BS Tạ Anh Tuấn, Trưởng Khoa hồi sức tích cực của BV, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhi, cho biết bệnh nhi được BV Sản Nhi Bắc Ninh chuyển lên vào chiều tối 13-9 trong tình trạng sốc nhiệt, rối loạn nhiều cơ quan.

Sau khi khai thác bệnh sử, gia đình bệnh nhi cho biết bé được gửi ở nhà trẻ từ 6 giờ 30. Đến 15 giờ 30 cùng ngày, cha bé nhận được thông tin từ cơ sở giữ trẻ nói bé đang cấp cứu tại phòng khám gần đó.

"Rất may là các bác sĩ tại phòng khám có chuyên môn, kiến thức nên bệnh nhi đã được sơ cứu tạm thời" - BS Tuấn nói. Sau đó, bệnh nhi được chuyển lên BV tuyến huyện và tiếp theo là BV Sản Nhi Bắc Ninh, cuối cùng là BV Nhi Trung ương. Theo BS Tuấn, khi cha bệnh nhi gặp con tại BV huyện, bệnh nhi vẫn đang trong tình trạng hôn mê, chưa có phản ứng.

Tại BV Nhi Trung ương, bệnh nhi vẫn đang tiếp tục được khôi phục tuần hoàn. Hiện bé đã tỉnh và được điều trị theo phác đồ cũng như thăm dò chức năng một số cơ quan. "Chúng tôi thống nhất kết luận bệnh nhi có đầy đủ yếu tố của một trường hợp sốc nhiệt, đó là có thay đổi về mặt ý thức, hôn mê, có rối loạn chức năng các cơ quan như đông máu, thận bắt đầu có biểu hiện suy, tiêu cơ vân. Sau khi có các kết quả như vậy, chúng tôi điều trị theo phác đồ của BV" - BS Tuấn nói.

Sau hai ngày điều trị, hiện tình trạng của bệnh nhi đang dần ổn định. BV cũng  mời các chuyên gia về tâm lý đánh giá tâm lý của bé thì thấy tâm lý bệnh nhi tiến triển tốt. Chức năng các cơ quan cũng diễn tiến tương đối tốt. Tuy nhiên, bệnh nhi vẫn còn viêm phổi. Sự việc đã được Công an tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Du tập trung điều tra làm rõ để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. (471)

  1.  Tái xuất hiện bệnh bạch hầu ở Kon Tum: Chưa có huyết thanh kháng độc

Từ năm ngoái đến nay bệnh bạch hầu xuất hiện trở lại ở tỉnh Kon Tum và có 2 trường hợp đã tử vong do bị biến chứng. Điều đáng lo ngại hiện nay là ngành y tế địa phương không thể điều trị hiệu quả cho bệnh nhân vì vẫn chưa có huyết thanh kháng độc tố bạch hầu. Trong tháng 8 vừa qua, có 4 trường hợp từ 11 đến 26 tuổi ở hai xã Đăk Ui và Ngọc Réo, huyện Đăk Hà phải nhập Khoa Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Kon Tum điều trị vì nghi mắc bệnh bạch hầu. Các xét nghiệm sau đó của Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên khẳng định cả 4 bệnh nhân này đều dương tính với vi khuẩn bạch hầu. Điều đáng lo ngại là bệnh bạch hầu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, như viêm cơ tim, biến chứng viêm đa dây thần kinh… dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn, thì ngành y tế địa phương lại không thể điều trị hiệu quả cho bệnh nhân vì không có huyết thanh kháng độc tố bạch hầu.

Bác sỹ Lê Thị Chi, Trưởng Khoa Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum cho biết, bệnh viện chỉ có thể dùng kháng sinh diệt vi trùng để điều trị cho bệnh nhân: “Bị bạch hầu mà không có kháng độc tố thì tỷ lệ biến chứng cao. Tại vì kháng độc tố thì chỉ dùng huyết thanh kháng độc tố để trung hòa độc tố giờ mình chỉ điều trị triệu chứng là kháng sinh nâng đỡ cho bệnh nhân thôi”. 

Theo bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum, nếu chỉ dùng kháng sinh để điều trị cho bệnh nhân bị bạch hầu thì chỉ diệt vi trùng và điều trị được triệu chứng cho bệnh nhân chứ không trung hòa được độc tố ngăn biến chứng. Nếu không may độc tố xâm nhập vào các cơ quan trong cơ thể sẽ rất khó khăn trong việc điều trị. Bởi vậy người bệnh sau khi điều trị bằng kháng sinh có thể xuất viện nhưng vẫn phải tái khám thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe và vẫn có nguy cơ biến chứng.

Về nguyên nhân Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum đến nay vẫn chưa có huyết thanh kháng độc tố bạch hầu, bác sĩ Lê Vũ Thức, Phó Giám đốc Bệnh viện, cho biết: “Trong năm 2018, số lượng bệnh nhân bị bệnh bạch hầu tăng nhiều, Bệnh viện đã có công văn gửi Bộ Y tế để xin ý. Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo cho Cục Quản lý dược đề nghị các Công ty xuất nhập khẩu cho nhập huyết thanh. Tuy nhiên, đến nay các Công ty vẫn chưa nhập được. Hiện tại tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum chưa có huyết thanh”. Mặc dù cả 4 bệnh nhân bị bệnh bạch hầu trong tháng 8 vừa qua ở tỉnh Kon Tum đều đã được xuất viện trong tình trạng sức khỏe ổn định. Song cả bệnh nhân và ngành y tế địa phương đều vẫn trong tâm trạng không thể yên tâm vì chưa có huyết thanh kháng độc tố bạch hầu.Trước đó vào năm ngoái, bệnh bạch hầu đã bùng phát trở lại tại tỉnh Kon Tum sau 11 năm không ghi nhận ca bệnh và trong số 10 người bị mắc bệnh đã có 2 trường hợp tử vong./. (616)

  1.  TPHCM hụt quỹ bảo hiểm y tế 1.800 tỷ đồng

Năm 2019 là năm đầu tiên các tỉnh, thành phố được Chính phủ giao nguồn kinh phí hoạt động khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) để phân bổ về các bệnh viện, dựa trên chi phí thanh toán BHYT năm 2018.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội (BHXH) TPHCM, việc sử dụng quỹ BHYT tại một số cơ sở y tế trong 8 tháng đầu năm vượt so với dự toán được giao. Điều này ảnh hưởng thế nào đến quyền lợi bệnh nhân BHYT và hướng giải quyết ra sao? Phóng viên Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Phan Văn Mến, Giám đốc BHXH TPHCM.

PHÓNG VIÊN: Thưa ông, năm 2019, TPHCM được giao dự toán chi BHYT bao nhiêu? Số tiền đó có phù hợp với tình hình thực tế của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố hay không?

 Ông PHAN VĂN MẾN: Năm 2019, TPHCM được Thủ tướng Chính phủ giao dự toán chi phí KCB theo Quyết định số 22/QĐ-TTg với tổng số tiền là 18.190 tỷ đồng, bao gồm chi phí cho bệnh nhân có thẻ BHYT tại TPHCM (9.574 tỷ đồng) và bệnh nhân từ tỉnh khác chuyển đến (8.616 tỷ đồng). Việc giao dự toán cho TPHCM căn cứ vào số người tham gia BHYT tại thành phố, chi khám chữa bệnh BHYT các năm gần nhất là 2017, 2018. Tuy nhiên, số người tham gia BHYT tại TPHCM đến 31-8-2019 là 7.281.390 người, tăng khoảng 490.000 người so với tháng 8-2018, và từ nay đến 31-12-2019 số người tham gia BHYT sẽ tăng thêm 200.000 người. Do đó chi phí KCB sẽ tăng cao. Mặt khác, tại TPHCM, các bệnh viện tuyến Trung ương, các cơ sở y tế tuyến cuối nhiều, bệnh viện được đầu tư trang thiết bị hiện đại và thầy thuốc có chuyên môn giỏi nên thu hút nhiều bệnh nhân ngoại tỉnh đến KCB. Chính vì vậy, dự toán chi KCB đến hết năm tại TPHCM thiếu khoảng 1.800 tỷ đồng.

 Vậy, tình trạng vượt chi quỹ BHYT tại các đơn vị có ảnh hưởng gì đến quyền lợi bệnh nhân hay không, thưa ông?

 8 tháng đầu năm 2019, tổng số chi BHYT trên địa bàn TPHCM là 13.099 tỷ đồng, chiếm 72% so với dự toán của Chính phủ giao. Trong đó có 40 cơ sở KCB chi trên 70% dự toán, đặc biệt có 10 cơ sở (tính hết ngày 31-8-2019) chi từ 80% dự toán trở lên như: Bệnh viện Tân Hưng, Bệnh viện Mắt Việt Hàn, Bệnh viện Mắt Phương Nam, Phòng khám Hoàn Hảo, Phòng khám Phong Tâm Phúc… Nguyên nhân của tình trạng vượt chi quỹ BHYT là do cơ sở KCB tự chủ về tài chính, chỉ định thực hiện nhiều dịch vụ kỹ thuật nhằm khấu hao máy móc nhanh, tăng lượng bệnh nhân nội trú… Trong 8 tháng đầu năm, một số đơn vị có dịch vụ kỹ thuật tăng so với cùng kỳ năm 2018, như: Phòng khám Đa khoa Phong Tâm Phúc tăng 60,42%; Bệnh viện Ngoại thần kinh quốc tế tăng 62,15%; Bệnh viện Đức Khang tăng 61%… Ngoài ra, chi phí bình quân một lần KCB nội trú của một số cơ sở y tế tăng 9,3% so với năm 2018, ngoại trú tăng 5%. Trong đó một số đơn vị tăng cao, như Bệnh viện Tâm Trí, Trung tâm Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TPHCM, Bệnh viện Mắt Sài Gòn.

Mặt khác, thực hiện Thông tư 39/2018 của Bộ Y tế, các chi phí KCB, bao gồm chi phí trực tiếp và tiền lương để bảo đảm cho việc khám bệnh, chăm sóc, điều trị người bệnh và thực hiện các dịch vụ kỹ thuật y tế, mức giá điều chỉnh các dịch vụ y tế tăng trung bình 3,2%; trong đó, giá khám bệnh, ngày giường tăng bình quân 11%, giá các dịch vụ kỹ thuật y tế tăng 3%.

 Đối với các bệnh viện đã chi vượt dự toán, BHYT có rà soát và bắt buộc xuất toán không, thưa ông?

 Hiện tại, BHXH TPHCM yêu cầu các đơn vị tăng cường kiểm soát chi phí KCB sao cho hợp lý và tránh lạm dụng quỹ BHYT, đồng thời sử dụng các công cụ hỗ trợ từ phần mềm điện tử của hệ thống giám định để rà soát quản lý chặt chẽ nguồn kinh phí được giao tại đơn vị. BHXH TP đã từ chối thanh toán các trường hợp lạm dụng quỹ KCB và xuất toán chi phí KCB không hợp lý của đơn vị. BHXH đã tăng cường rà soát, kiểm tra thường xuyên đối với các đơn vị có gia tăng chi phí bất thường; tìm hiểu rõ các nguyên nhân vì sao tăng chỉ định dịch vụ kỹ thuật, chi phí thuốc gia tăng. BHXH cũng phát hiện một vài cơ sở có biểu hiện lạm dụng quỹ BHYT bằng việc chuyển bệnh nhân điều trị ngoại trú vào nội trú, thu gom bệnh nhân từ các tỉnh đến KCB tại đơn vị (do từ quý 2-2019 được thông tuyến quận huyện đối với các đơn vị ngoài công lập được phân hạng 3). Điển hình như: Bệnh viện Tâm Trí xảy ra tình trạng thu gom bệnh nhân từ các tỉnh đến KCB; Bệnh viện Mắt Sài Gòn, Bệnh viện Mắt Việt Hàn, Bệnh viện Mắt Phương Nam gia tăng chi phí thực hiện phẫu thuật mổ phaco... Trước thực trạng đó, cần biện pháp chấn chỉnh hay chế tài như thế nào, thưa ông?

 Hiện BHXH TPHCM phối hợp cùng Sở Y tế báo cáo UBND TPHCM về tình hình gia tăng chi phí KCB để gửi Bộ Tài chính, Bộ Y tế và BHXH Việt Nam tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Đối với các đơn vị có biểu hiện lạm dụng, trục lợi trong việc sử dụng Quỹ BHYT, BHXH TPHCM sẽ gửi hồ sơ có liên quan đến cơ quan điều tra để giải quyết. (1034)

  1.  Bảo đảm công bằng trong đấu thầu dược liệu

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 15/2019/TT-BYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập. Thông tư được kỳ vọng sẽ khắc phục những bất cập lâu nay trong hoạt động đấu thầu thuốc, trong đó có đấu thầu dược liệu, vị thuốc cổ truyền. Những điểm mới đáng chú ý của Thông tư là đặt ra các tiêu chí, tiêu chuẩn đối với dược liệu, vị thuốc cổ truyền và dây chuyền sản xuất nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, nâng cấp dây chuyền để qua đó nâng cao chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng, cần có lộ trình thực hiện một số quy định và bảo đảm sự minh bạch, công bằng giữa các doanh nghiệp trong việc tiếp cận các quy định mới.

Một trong những điểm mới khiến giới chuyên môn băn khoăn là Thông tư quy định vị thuốc cổ truyền nhóm 1 phải được sản xuất từ dược liệu nuôi trồng, thu hái, khai thác tự nhiên được Bộ Y tế đánh giá đạt GACP (nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu); dược liệu nhóm 1 cũng phải đạt GACP. Thực tế hiện nay, mới chỉ có hơn 20 loại dược liệu đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn này với sản lượng còn thấp. Cho nên, chưa thể có đủ dược liệu đạt GACP để sản xuất, đấu thầu và cung cấp cho bệnh viện. Vì vậy, khi tổ chức đấu thầu, các đơn vị mời thầu cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm, tránh việc trà trộn dược liệu không đạt tiêu chuẩn vào nhóm 1 để hưởng giá cao, gây thất thoát quỹ bảo hiểm y tế.

Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định, dây chuyền sản xuất vị thuốc cổ truyền nhóm 1 và nhóm 2 phải được Bộ Y tế đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP (nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc) cho vị thuốc cổ truyền. Thế nhưng, thời hạn các doanh nghiệp sản xuất vị thuốc cổ truyền phải đáp ứng GMP là đến ngày 1-1-2021 (quy định tại Nghị định 54/2017/NÐ-CP). Ðối chiếu với tình hình hiện nay, mới chỉ có vài doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn này. Trong đấu thầu thuốc, cần bảo đảm lộ trình này để các doanh nghiệp có sự chuẩn bị đầu tư, xây dựng, mở rộng, nâng cấp nhà xưởng, đào tạo nhân lực, từ đó có quyền dự thầu nhóm 1, nhóm 2 ngang nhau. Nếu quá trình thực hiện không có lộ trình, quy định mới sẽ chỉ có lợi cho một số ít doanh nghiệp đã đạt GMP trước thời điểm Thông tư 15/2019/TT-BYT ban hành.

Cũng theo Thông tư 15, lần đầu tiên, các sản phẩm dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch được xếp vào vị thuốc hoặc bán thành phẩm dược liệu. Hiện, các dạng bào chế này của vị thuốc cổ truyền chưa xây dựng thành tiêu chuẩn quốc gia. Một số chuyên gia cho rằng, cần xây dựng những tiêu chuẩn chi tiết để doanh nghiệp thực hiện và làm căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thẩm định, cấp số đăng ký lưu hành các sản phẩm mà doanh nghiệp công bố. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần kiểm soát tốt nguyên liệu đưa vào sản xuất cao, cốm, bột...

Nâng cao các tiêu chí kỹ thuật đối với dược liệu, vị thuốc cổ truyền, dây chuyền sản xuất là việc làm cần thiết, nhằm lựa chọn được thuốc bảo đảm chất lượng, giá cả phù hợp phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và khuyến khích hoạt động nuôi trồng, chế biến dược liệu trong nước. Mục tiêu mang tính tích cực đó chỉ đạt được khi bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong đấu thầu thuốc. Thông tư 15/2019/TT-BYT sẽ có hiệu lực từ tháng 10, do đó, cơ quan quản lý cần sớm có hướng tháo gỡ những bất cập, vướng mắc như nêu trên. (718)

  1.  Bác tin đồn xuất hiện “vi khuẩn ăn thịt người” ở Quảng Bình

Tin đồn thất thiệt về bệnh "vi khuẩn ăn thịt người" được đưa lên cộng đồng mạng chỉ ít phút nhưng được like và chia sẻ rất nhiều.

GD&TĐ - Lúc 19h ngày 16/9, ông Dương Thanh Bình - Giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba (Đồng Hới, Quảng Bình) khẳng định, đến thời điểm này bệnh viện không tiếp nhận bất kể một trường hợp nào được cho là nhiễm “vi khuẩn ăn thịt người” như mạng xã hội Facebook cá nhân tại Quảng Bình đăng tải.

Cùng thời điểm này, ông Nguyễn Đức Cường - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Bình cũng khẳng định rằng: Hiện tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh hoàn toàn không tiếp nhận, điều trị ca bệnh nào được cho là nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người” như dư luận đang đồn thổi.

Ông Cường cũng cho biết thêm, ngành y tế sẽ tiếp tục chỉ đạo cơ sở y tế xã phường, thôn bản… trên toàn tỉnh để nắm lại thông tin trong nhân dân để tránh những tin đồn thất thiệt gây nhiều hậu quả đối với xã hội.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa nhiễm - thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM chia sẻ với báo Thanh Niên, "vi khuẩn ăn thịt người" không phải là căn bệnh mà nhiều người đang lo lắng. Căn bệnh này do vi khuẩn tiết ra 2 độc tố gây "thối rữa thịt".

Vi khuẩn này có tên là Aeromonas hydrophila. Còn căn bệnh mà "mạng xã hội đang bàn tán" có tên là Whitmore (hay bệnh melioidosis), do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Bác sĩ Khanh cho biết thêm, bệnh Whitmore là do vi khuẩn Burkholderia có trong đất và nước không sạch, chủ yếu xâm nhập vào cơ thể qua vùng da trầy xước.

Vi khuẩn từ vết xước đi vào máu gây nhiễm trùng máu hay áp-xe hoại tử nhiều cơ quan trong đó có da và vùng da bị bệnh gây loét hoại tử nên bị gọi là "ăn thịt người". Bệnh gặp ở người lớn nhiều hơn trẻ em. Bệnh có một số triệu chứng cấp tính: Sốt, suy hô hấp, co giật hoặc viêm phổi kéo dài, sốt kéo dài, loét hoại tử một hay nhiều vùng da trên người.

Chính vì vậy, để phòng ngừa, khi tiếp xúc với đất hay nước không sạch phải có găng hay ủng bảo vệ, rửa sạch tay chân ngay khi tiếp xúc với nước hay đất không sạch.

Trong trường hợp nghi vấn thì người dân cần đến tại các cơ sở y tế làm xét nghiệm để điều trị đúng theo phác đồ và liệu trình kháng sinh do bác sĩ chỉ định. (418)

  1.  Liên tiếp bị đình chỉ, xử phạt, phòng khám nha khoa không phép vẫn “vô tư” hoạt động!

Không có giấy phép hoạt động và bất chấp các quyết định đình chỉ, xử phạt của ngành chức năng, Trung tâm Nha khoa Hoàn Mỹ ở phường Kỳ Liên (TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động...

Trung tâm Nha khoa Hoàn Mỹ nằm trên QL 1A đoạn qua tổ dân phố Liên Phú, phường Kỳ Liên (TX Kỳ Anh) hoạt động từ năm 2018 và đã thu hút một lượng nhất định bệnh nhân đến thăm khám.

Ngày 25/7/2018, Sở Y tế Hà Tĩnh đã tiến hành kiểm tra và ra Quyết định số 1328/QĐ-SYT đình chỉ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa răng – hàm – mặt đối với Nha khoa Hoàn Mỹ do không đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất và nhân sự để thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, cung cấp dịch vụ y tế về chuyên khoa răng – hàm – mặt theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, bất chấp việc bị đình chỉ và chưa thể hoàn thiện các thủ tục giấy phép theo quy định, Trung tâm Nha khoa Hoàn Mỹ vẫn tiếp tục hoạt động khám chữa bệnh.

Trưởng phòng Y tế thị xã Kỳ Anh Nguyễn Văn Luân cho biết: “Sau khi Sở Y tế ra quyết định đình chỉ hoạt động, Phòng khám Nha khoa Hoàn Mỹ vẫn không chấp hành. Vì vậy, ngày 18/6/2019, UBND thị xã Kỳ Anh tiếp tục kiểm tra và ra quyết định xử phạt đối với phòng khám, kèm theo đó là đình chỉ hoạt động 6 tháng kể từ ngày 13/6/2019, giao cho chính quyền phường Kỳ Liên quản lý, giám sát”.

Trước tình hình đó, ngày 6/8/2019 và ngày 21/8/2019, UBND thị xã Kỳ Anh ban hành 2 công văn gửi Chủ tịch UBND phường Kỳ Liên yêu cầu địa phương bố trí cán bộ theo dõi, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quyết định xử phạt của UBND thị xã và có biện pháp ngăn chặn, đình chỉ hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh này. Vậy nhưng, Trung tâm Nha khoa Hoàn Mỹ vẫn mở cửa tiếp đón, thực hiện các hoạt động khám chữa bệnh một cách bình thường.

Trao đổi với PV vào sáng 16/9, ông Trần Xuân Hòa – Chủ tịch UBND phường Kỳ Liên cho hay: “Lâu nay, chúng tôi vẫn tổ chức lực lượng để phục bắt quả tang việc phòng khám này hoạt động, nhưng vẫn… chưa “chụp” được”!

“UBND thị xã đã có 2 công văn gửi Chủ tịch UBND phường Kỳ Liên đề nghị triển khai các biện pháp ngăn chặn, đình chỉ hoạt động của phòng khám nhưng đến nay, Chủ tịch UBND phường Kỳ Liên vẫn chưa thực hiện các nội dung 2 công văn của UBND thị xã.Sắp tới, Phòng sẽ không tham mưu công văn thứ 3 nữa mà sẽ đề xuất, tham mưu với Chủ tịch UBND thị xã có phương án xử lý đối với Chủ tịch UBND phường Kỳ Liên” – Trưởng phòng Y tế Nguyễn Văn Luân nói thêm. (534)

  1.  Năm thứ hai liên tiếp bệnh bạch hầu 'tấn công' tỉnh Kon Tum

Trong tháng 8/2019, toàn tỉnh Kon Tum có 4 bệnh nhân (tuổi từ 11 đến 26 tuổi) ở 2 xã Đăk Ui và Ngọc Réo, huyện Đăk Hà mắc bệnh bạch hầu (theo xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên). Đây là năm thứ hai liên tiếp bệnh bạch hầu xuất hiện tại tỉnh Kon Tum.

Liên quan đến vấn đề thiếu huyết thanh, ông Lê Trí Khải - Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kon Tum cho biết: Hiện tại trên địa bàn tỉnh Kon Tum không có huyết thanh để đáp ứng nhu cầu. Các công  ty cung ứng về dược, vắc xin sinh phẩm thấy nhu cầu sử dụng trong nước ít nên không nhập.

Bộ Y tế  đã có công văn chỉ đạo Sở Y tế lập nhu cầu để gửi về Bộ Y tế tổng hợp để có phương án đảm bảo đủ nhu cầu huyết thanh kháng độc tố bạch hầu. Với các loại  thuốc hiếm, vắc xin sinh phẩm ít sử dụng, Bộ Y tế đều có kế hoạch đảm bảo nguồn này. Sở Y tế Kon Tum đã gửi nhu cầu huyết thanh của các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh về Bộ.

Bác sĩ Lê Vũ Thức, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum cho biết: Trong năm 2018, số lượng bệnh nhân bị bệnh bạch hầu tăng nhiều, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum đã có công văn gửi Bộ Y tế để xin ý kiến về vấn đề này. Tuy nhiên đến ngày 16/9, Bệnh viện Đa khoa tỉnh vẫn chưa có huyết thanh.

Vì không có huyết thanh kháng độc tố, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum chỉ dùng kháng sinh diệt vi trùng để điều trị cho bệnh nhân. Bị bạch hầu mà không có kháng độc tố thì tỷ lệ biến chứng cao. Việc dùng kháng sinh điều trị cho bệnh nhân bị bạch hầu chỉ diệt vi trùng và điều trị được triệu chứng cho bệnh nhân, không trung hòa được độc tố ngăn biến chứng. Cũng vì không có huyết thanh nên người bệnh sau khi điều trị bằng kháng sinh, có thể xuất viện nhưng vẫn phải tái khám thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe và vẫn có nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như viêm cơ tim, biến chứng viêm đa dây thần kinh… dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn. Mặc dù cả 4 bệnh nhân bị bệnh bạch hầu trong tháng 8 ở tỉnh Kon Tum đều đã được xuất viện trong tình trạng sức khỏe ổn định. Tuy nhiên bệnh nhân và ngành y tế địa phương chưa thể yên tâm vì chưa có huyết thanh kháng độc tố bạch hầu. Trước đó, năm 2018, bệnh bạch hầu đã bùng phát trở lại tại tỉnh Kon Tum sau 11 năm, trong số 10 người bị mắc bệnh đã có 2 trường hợp tử vong. 


Thăm dò ý kiến