Điểm tin y tế ngày 02/7/2019

03/07/2019 | 15:38 PM

 | 

  1. Đẩy mạnh ngăn chặn lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT

Bộ Y tế và BHXH Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị giao ban thực hiện chính sách BHYT quý I/2019. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Thứ trưởng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh chủ trì hội nghị.

Cùng tham dự hội nghị còn có Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn; Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn và đại diện Bộ Tài chính, Bộ LĐTBXH, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân cùng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và BHXH Việt Nam.Có trên 83,4 triệu người tham gia BHYT

Ông Nguyễn Tá Tỉnh - Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) - cũng thông tin thêm: Tính đến hết quý I/2019, cả nước có trên 83,4 triệu người tham gia BHYT, đạt 98% kế hoạch, trong đó có 15,7 triệu người tham gia theo diện hộ gia đình, với tổng số thu đạt 22,2% kế hoạch Chính phủ giao. Trong khi đó, tổng chi khám chữa bệnh (KCB) BHYT trong toàn quốc là 22.697 tỉ đồng, với hơn 41,7 triệu lượt người KCB BHYT. Cũng trong năm nay, cả nước có 2.429 cơ sở KCB được ký hợp đồng KCB BHYT, tăng 113 cơ sở so với năm ngoái; tỉ lệ liên thông dữ liệu KCB BHYT trên toàn quốc đạt 97,82%.

BHXH Việt Nam cũng chỉ rõ những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong thanh toán chi phí KCB BHYT. Cụ thể: Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ Y tế vẫn chưa ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 146; Thông tư 39 về giá dịch vụ KCB còn nhiều quy định chưa rõ ràng; quy định cấp chứng chỉ hành nghề, bổ sung phạm vi chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề, thực trạng đăng ký hành nghề còn bất cập, không rõ ràng, dẫn đến vướng mắc trong thanh toán. Đáng chú ý, Bộ Y tế cũng chưa có văn bản hướng dẫn về hệ số K; về quy định thanh toán tiền giường điều trị ban ngày; còn xảy ra hiện tượng giá vật tư y tế (VTYT) trúng thầu có sự chênh lệch lớn; còn tình trạng thu gom người bệnh, nhất là tại các cơ sở KCB y dược dân tộc, phục hồi chức năng…

Vì vậy, BHXH Việt Nam đề nghị Bộ Y tế có văn bản hướng dẫn cụ thể, tiết kiệm trong việc sử dụng quỹ và đảm bảo chất lượng dịch vụ. Cùng với đó, các đơn vị thuộc Bộ Y tế cần sớm trả lời 2 văn bản về xác định nhóm tiêu chuẩn của thuốc dự thầu và hướng dẫn thực hiện thí điểm đấu thầu thuốc tập trung quốc gia do BHXH Việt Nam tổ chức…

Tăng cường hơn nữa quy chế phối hợp

Nhấn mạnh những vướng mắc, tồn tại trên đang ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách BHYT, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn đề nghị Bộ Y tế cần quan tâm, nghiên cứu, xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn kịp thời, đồng bộ, để cùng với BHXH Việt Nam tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện chính sách BHYT. Đặc biệt, theo Phó Tổng Giám đốc Phạm Lương Sơn, các đơn vị của Bộ Y tế và BHXH Việt Nam cần thống nhất triển khai mô hình giám định BHYT theo tỉ lệ, theo chuyên đề để vừa phù hợp thực tiễn, vừa nhằm hạn chế trục lợi quỹ. Bên cạnh đó, hai bên cùng đồng hành và phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định nguyên nhân vượt trần, vượt quỹ KCB BHYT.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho rằng, trong thời gian tới, Bộ Y tế và BHXH Việt Nam sẽ phải tăng cường hơn nữa quy chế phối hợp. Đặc biệt, Bộ Y tế sẽ có văn bản trả lời thấu đáo, kịp thời đối với các đề xuất của BHXH Việt Nam; đồng thời đề nghị BHXH Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn BHXH các địa phương triển khai thực hiện theo quy định.

Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá cao những thành tựu mà hai ngành đạt được liên quan chỉ tiêu bao phủ BHYT, công tác thanh quyết toán chi phí KCB BHYT, đặc biệt là những danh mục dịch vụ y tế đặc biệt, thuốc chữa ung thư cho người dân cũng được quỹ BHYT chi trả.

Đồng thời, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị, hai ngành cần tiếp tục phối hợp đảm bảo quyền lợi của người dân tham gia BHYT, đảm bảo các cơ sở KCB có nguồn thu hợp lý, xứng đáng và đặc biệt phải đảm bảo minh bạch chính sách, cân đối, ngăn chặn lạm dụng, trục lợi quỹ.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng yêu cầu Vụ BHYT làm đầu mối cùng các Vụ, Cục của Bộ Y tế và các đơn vị của BHXH Việt Nam tiếp tục nghiên cứu, thống nhất giải quyết, tháo gỡ những tồn tại, khó khăn, vướng mắc xoay quanh các vấn đề: Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, danh mục thuốc, VTYT, đấu thầu thuốc tập trung, điều trị nội trú, tổ chức hoạt động của các PKĐK khu vực…

  1. Ngăn chặn trục lợi Bảo hiểm Y tế

Thời gian qua, tình trạng trục lợi bảo hiểm y tế (BHYT) xảy ra ở nhiều cơ sở khám chữa bệnh và nhiều địa phương. Mặc dù các cơ quan Bảo hiểm Xã hội (BHXH) đã quyết liệt xử lý nhưng vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm.

Sớm khắc phục tồn tại

Mới đây nhất, ngày 14/5, tại Hội nghị giao ban thực hiện chính sách BHYT quý I/2019 với sự tham gia của lãnh đạo Bộ Y tế và lãnh đạo BHXH Việt Nam, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn đề nghị Bộ Y tế cần quan tâm, nghiên cứu, xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn kịp thời, đồng bộ, để cùng với BHXH Việt Nam tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện chính sách BHYT. Đặc biệt, theo Phó Tổng Giám đốc Phạm Lương Sơn, các đơn vị của Bộ Y tế và BHXH Việt Nam cần thống nhất triển khai mô hình giám định BHYT theo tỉ lệ, theo chuyên đề để vừa phù hợp thực tiễn, vừa nhằm hạn chế trục lợi quỹ. Bên cạnh đó, cùng đồng hành và phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định nguyên nhân vượt trần, vượt Quỹ Khám chữa bệnh BHYT.

Tại cuộc họp này, BHXH Việt Nam đã chỉ rõ những tồn tại trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT. Cụ thể, tính đến thời điểm hiện tại, Bộ Y tế vẫn chưa ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 146; Thông tư 39 về giá dịch vụ khám chữa bệnh còn nhiều quy định chưa rõ ràng; quy định cấp chứng chỉ hành nghề, bổ sung phạm vi chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề, thực trạng đăng ký hành nghề còn nhiều bất cập, không rõ ràng, dẫn đến vướng mắc trong thanh toán. Đáng chú ý, Bộ Y tế cũng chưa có văn bản hướng dẫn về hệ số k (chỉ số giá của từng nhóm thuốc, dịch vụ y tế…), về quy định thanh toán tiến giường điều trị ban ngày. Còn xảy ra hiện tượng giá vật tư y tế trúng thầu có sự chênh lệch lớn, còn tình trạng thu gom người bệnh, nhất là tại các cơ sở khám chữa bệnh y dược dân tộc, phục hồi chức năng…

Tăng cường phối hợp

Đề cao vai trò của hội nghị giao ban giữa hai ngành, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho rằng, trong thời gian tới, Bộ Y tế và BHXH Việt Nam sẽ phải tăng cường hơn nữa quy chế phối hợp. Đặc biệt, Bộ Y tế sẽ có văn bản trả lời thấu đáo, kịp thời đối với các đề xuất của BHXH Việt Nam; đồng thời đề nghị BHXH Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn BHXH các địa phương triển khai thực hiện theo quy định.

Để ngăn chặn tình trạng trục lợi, lạm dụng BHYT và giúp người bệnh yên tâm khi sử dụng thẻ BHYT, gắn bó lâu dài với BHYT, thời gian qua Bộ Y tế đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc trong thực hiện pháp luật về BHYT.

Để khắc phục triệt để những khó khăn còn tồn tại, bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu Vụ BHYT làm đầu mối cùng các Vụ, Cục của Bộ Y tế và các đơn vị của BHXH Việt Nam tiếp tục nghiên cứu, thống nhất giải quyết, tháo gỡ những tồn tại, khó khăn, vướng mắc xoay quanh các vấn đề: Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, danh mục thuốc, vật tư y tế, đấu thầu thuốc tập trung, điều trị nội trú, tổ chức hoạt động của các phòng khám đa khoa khu vực,…  Bên cạnh đó, thống nhất với BHXH Việt Nam về hướng dẫn cách tính hệ số k; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách BHYT để hướng tới mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân. 

  1. Cẩn thận với việc giả danh bác sĩ, dược sĩ để tư vấn bán hàng qua điện thoại

Trong báo cáo vừa gửi tới Quốc hội, bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, bày tỏ lo ngại sâu sắc về tình trạng bán hàng thực phẩm bảo vệ sức khỏe online không bảo đảm an toàn. Bà cũng khuyến cáo về tình trạng giả danh bác sĩ, dược sĩ để tư vấn bán hàng qua điện thoại với những thông tin không đúng sự thật về sản phẩm.

Người đứng đầu ngành y tế nhận định, các hình thức quảng cáo qua mạng xã hội, internet, tư vấn trực tiếp cho người dùng qua điện thoại, chat; lên đơn hàng và giao hàng qua đặt hàng online, chuyển hàng qua bưu điện, thuê người vận chuyển... đang khá phổ biến.

Với các hình thức này, cá nhân bán hàng không công khai nơi trưng bày, bảo quản hàng hóa. Họ thường giao hàng với số lượng ít theo đơn đặt hàng qua điện thoại, gây rất nhiều khó khăn cho công tác đấu tranh, phòng ngừa nếu họ cố tình sản xuất, kinh doanh sản phẩm không bảo đảm an toàn.

Bên cạnh đó, việc giả danh bác sĩ, dược sĩ để tư vấn bán hàng qua điện thoại với những thông tin không đúng sự thật về sản phẩm cần có cơ chế để kiểm soát. Tình trạng kinh doanh thực phẩm chức năng “xách tay” cũng chưa được kiểm soát, tạo cơ hội cho kinh doanh thực phẩm chức năng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái lưu hành.

Trong khi đó, một số cơ quan phát hành quảng cáo thực hiện chưa đúng quy định về quảng cáo dẫn đến tình trạng đăng tải một số nội dung quảng cáo không phù hợp với nội dung đã đăng ký, hoặc đăng tải những nội dung quảng cáo chưa được thẩm định của cơ quan y tế.

Nêu giải pháp xử lý tình trạng này, Bộ trưởng Bộ Y tế kiến nghị Quốc hội tăng cường giám sát, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết số 34/2009/NQ-QH12 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP), đặc biệt bố trí kinh phí đảm bảo đủ mức cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quản lý ATTP.

Đối với Ủy ban nhân dân các cấp, đề nghị thực hiện đầy đủ chức năng quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn theo quy định tại Điều 65 của Luật ATTP; tăng cường kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố để thay đổi căn bản về điều kiện vệ sinh đối với cơ sở.

Các kiến nghị của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến còn bao gồm việc bố trí kinh phí của địa phương cho công tác ATTP; tập trung tăng cường năng lực cho Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đặc biệt là chỉ định công chức xã theo dõi công tác ATTP theo Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 10-10-2017 của Chính phủ.

  1. Bệnh viện Nhi Thanh Hoá áp dụng 5S trong các hoạt động khám bệnh và điều trị

Ngày 15-16/5 tại Bệnh viện Nhi Thanh Hoá, Viện Năng suất Việt nam đã triển khai khoá đào tạo: “Hướng dẫn thực hành 5S trong bệnh viện” cho hơn 750 cán bộ nhân viên y tế của bệnh viện.

Lãnh đạo Bệnh viện quyết tâm triển khai áp dụng 5S trong các hoạt động khám bệnh và điều trị nhằm giảm lãnh phí, giảm nguy cơ nhầm lẫn, mất an toàn và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Theo thông tin được biết, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đã làm chủ được nhiều kỹ thuật cao và đã khẳng đị được vị thế của mình như: Nội soi phẫu thuật, can thiệp tim mạch, phẫu thuật tim hở, chấn thương chỉnh hình, tạo hình, chăm sóc sơ sinh...

Mới đây, Bệnh viện được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt là Bệnh viện vệ tinh của bệnh viện Nhi Trung ương. GS.TS Lê Thanh Hải – Giám đốc Bệnh viện Nhi Ttrung ương đã trao quyết định của Bộ Y tế công nhận Bệnh viện Nhi Thanh Hóa là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2019 – 2020 cho BSCKII Lê Đăng Khoa – Giám đốc Bệnh viện Nhi Thanh Hóa.

Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đã trở thành một trong những bệnh viện tuyến tỉnh đã làm chủ được hầu hết các kỹ thuật cấp cứu, điều trị và chăm sóc nhi khoa, trong  đó nổi bật là phẫu thuật tim hở, phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, điều trị bỏng cho trẻ em, điều trị tích cực sơ sinh non tháng, các phẫu thuật nội soi trẻ em, các xét nghiệm hiện đại trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc nhi khoa.

Năm 2018, nhiều chỉ tiêu về chuyên môn đều đạt và vượt kế hoạch được giao. Bệnh viện đã ứng dụng nhiều quy trình kỹ thuật chuyên môn, kỹ thuật mới, kỹ thuật chuyên sâu trong chẩn đoán và điều trị đáp ứng kịp thời với nhu cầu khám chữa bệnh. Triển khai có hiệu quả phong trào Bệnh viện xanh - sạch - đẹp - an toàn. Bệnh viện tiếp tục đầu tư sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất nhằm phục vụ tốt hơn cho người bệnh khi đến khám và điều trị như: sửa chữa các công trình vệ sinh, cải tạo nâng cấp khuôn viên như trồng hoa, cây cảnh…. Duy trì tốt hệ thống theo dõi đường dây nóng, hòm thư góp ý, khảo sát sự hài lòng của người bệnh.

  1. Điều kiện để người nước ngoài được nhập cảnh vào Việt Nam

(PLVN) - Điều 20 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài quy định, người nước ngoài được nhập cảnh khi có đủ các điều  kiện sau đây:

Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực (Người theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 6 tháng và phải cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam lần trước ít nhất 30 ngày); Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.

Điều 21 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài  quy định 9 trường hợp sau đây chưa cho nhập cảnh: 1.  Không đủ điều kiện quy định về hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại nêu tại khoản 1 Điều 20 của Luật này; 2. Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng; 3. Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú;4. Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng; 5. Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 3 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực; 6. Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 6 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực; 7. Vì lý do phòng, chống dịch bệnh; 8. Vì lý do thiên tai; 9. Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Thẩm quyền từ chối nhập cảnh được quy định rõ trong Luật này. Cụ thể: Người đứng đầu đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh quyết định chưa cho nhập cảnh đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 21;

Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định chưa cho nhập cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 21; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định chưa cho nhập cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 21; Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định chưa cho nhập cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 21. Người có thẩm quyền ra quyết định chưa cho nhập cảnh có thẩm quyền giải tỏa chưa cho nhập cảnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

  1. "Cứ nịnh nhau suốt thì không phát triển được"

Chỉ có nói thẳng nói thật mới phát triển được, nịnh nhau không phát triển được, "Bầu Đệ" phát biểu.Sáng 15/5, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức hội thảo "Vai trò của tư nhân trong cung cấp dịch vụ công".

Điều hành phiên thảo luận, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế của VCCI nói rằng phần này sẽ có những câu chuyện rất Việt Nam liên quan đến chủ đề của hội thảo.Và một trong những người kể chuyện là ông Nguyễn Văn Đệ (Bầu Đệ), Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam và Câu lạc bộ Bóng đá Thanh Hóa.

Bầu Đệ kể, năm 2005, khi xin làm y tế, xây bệnh viện thì ông vô cùng khó khăn  do nhận thức của nhiều quan chức từ Trung ương đến địa phương. Họ bảo: "cái ông này vớ vẩn, có bằng cấp đâu mà làm". Thế rồi ông cũng cứ cố gắng, làm mọi thủ tục, xin chủ trương, xin cấp đất…

Đến khi bệnh viện tư nhân của ông ra đời thì bị ngành y tế bao vây, cô lập, nói xấu…. Nhưng với quyết tâm của một doanh nhân ông vẫn cố gắng, và đến nay hiện nay ai lập bệnh viện tư nhân cũng dễ hơn.

"Tôi nghĩ rằng giờ chỉ có nói thẳng nói thật với nhau mới phát triển được, chứ cứ nịnh nhau thì không phát  triển được đâu. Chính phủ vẫn nói cái gì doanh nghiệp làm được thì Nhà nước thôi nhưng hình như các dịch vụ công hiện nay đang có sự cạnh tranh quyết liệt giữa nhà nước và tư nhân. Trong cuộc cạnh tranh này, tư nhân không cân sức với nhà nước", ông Đệ phát biểu.

Không cân sức, theo ông Đệ là ở chỗ, một anh lấy vốn, trí tuệ, công sức, huy động anh em, họ hàng để làm còn một anh lấy ngân sách để làm. Thế nên anh tư nhân lúc nào cũng khổ, muốn vượt lên thì phải chấp nhận nhiều cái tiêu cực, luồn lách. Và đấy là một nguy cơ với cộng đồng doanh nghiệp.

Lấy ví dụ trong  lĩnh vực du lịch, ông Đệ nói, 20 năm về trước mỗi bộ đều có một cái khách sạn ở vị trí đắc địa. Giờ Thủ tướng không cho đầu tư nữa thì những nơi đó như nhà chị Dậu nhưng thu tiền vẫn rất cao. Họ vẫn tận dụng lợi thế là Nhà nước.

Giờ cán bộ nhà nước có tiêu chuẩn rồi, đi công tác ngủ ở đâu thì đem hóa đơn về thanh toán, cần gì các bộ phải có khách sạn nữa. Vừa rồi Bộ Kế hoạch và Đầu tư gương mẫu trả một số khách sạn, các bộ cũng nên trả đi. Tại sao các bộ cứ ôm thế. Tôi đã có văn bản đề nghị thu lại các khách sạn này và tổ chức đấu giá để doanh nghiệp đầu tư, ông Đệ nói tiếp.

Trở lại với ngành nghề chính đang đầu tư là y tế, ông Đệ kể, chị Tiến (Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến-PV) đợt trước vào thăm bệnh viện Hợp Lực ở Nghi Sơn, Thanh Hóa, chị ấy hỏi anh báo cáo xây hết 700 tỷ, thực tế thì anh làm hết bao nhiêu. Chị ấy hỏi thật thì tôi cũng phải báo cáo là cũng không đến 700 tỷ mà thấp hơn nhiều. Nhưng nếu nhà nước làm chắc chắn phải 700 tỷ.

Bầu Đệ giải thích, từ thực tế đó đặt lên vai các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư , Xây dựng một yêu cầu phải xem xét lại định mức đầu tư.Một cái máy tôi mua 20 tỷ. Thế mà giá đề nghị của nhà nước cao gần gấp đôi. Vậy chúng ta nộp thuế lên để làm gì?, ông Đệ đặt vấn đề.

Sau đó, Bầu Đệ bình luận, trong kinh doanh hiện nay có hai thái cực: một bên lời cấp tốc, một bên lời lai rai. Ai hưởng cái lai rai? Chắc chắn là tư nhân, còn nhà nước là lời cấp tốc. Bởi vì "tư duy nhiệm kỳ", tôi chỉ có 5 năm thôi, làm nhanh để quyết toán. Tư nhân thì 3-5 năm đầu là bù lỗ, từ năm thứ 6 trở đi mới bắt đầu có lãi.

"Tôi thành thật nói như vậy để các anh có tiếng nói với Đảng nhà nước", ông Đệ phát biểu.

Bày tỏ đồng thuận với một ý kiến trước đó là luật phải được xây dựng dựa trên sự tin tưởng doanh nghiệp, ông Đệ nói, cần phải mạnh dạn xã hội hóa, tin tưởng doanh nghiệp để ra được chính sách tốt. Chứ ngay như Luật Khám chữa bệnh đang chuẩn bị ban hành, Chính phủ cấm ra giấy phép con, nhưng trong đó cũng lồng nhiều lắm.

Nào là kinh nghiệm 5 năm, nào là chế độ quản lý, rồi quá trình thẩm định. Mà luật ghi là 15 ngày, nhưng không phải đâu, cứ phải 3 tháng hoặc 6 tháng. Doanh nghiệp thì suốt ngày khóc lóc nhưng không biết tiếng khóc có lên được Thủ tướng không, ông Đệ "kể khổ".

Cùng quan điểm với Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, Bầu Đệ cũng cho rằng nhiều dịch vụ công nên để cho các hội, hiệp hội làm. Cán bộ làm khó tốt được.

"Hội nghị với Thủ tướng trước đây tôi nói: có những vấn đề hư hỏng gì thì là từ khâu tổ chức cán bộ. Người tài vào nhà nước giờ ít, còn lại thì là người "lọ mọ" kiếm chác từ chính sách thì nhiều".

Chẳng hạn Thủ tướng bảo bỏ bớt điều kiện kinh doanh, nhưng người ta gom 3 hoặc 4 cái vào làm một. Anh nào mềm rồi cũng xong, nhưng anh nào cứng thì lại gặp phải kiểu "đi hỏi Bộ". Doanh nghiệp có hỏi thì Bộ bảo: "Cứ đúng pháp luật mà làm". Giờ người ta "đá bóng" hay lắm. Một số bộ như vậy. Cuối cùng Doanh nghiệp chả biết hỏi ai. Thủ tướng thì bận, suốt ngày nhắn tin thì Thủ tướng cũng khổ.

"Tôi nghĩ sau này, nếu Chính phủ họp với chuyên gia thì cần có thêm doanh nghiệp ngồi. Bởi tôi nghĩ Thủ tướng và Chính phủ cần nghe được những tiếng nói thật để điều chỉnh chính sách và cán bộ", ông Đệ bày tỏ 

  1. 3 mục tiêu đối thoại về chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Việt Nam

Ngày 16/5, Bộ Y tế đã phối hợp với Diễn đàn Kinh tế thế giới, Trường đại học Y Harvard và Tập đoàn Novartis tổ chức Đối thoại về hợp tác trong chăm sóc sức khỏe ban đầu hướng tới toàn dân được chăm sóc sức khỏe ngay từ cơ sở.

Theo PGS TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam cam kết đạt được bao phủ cham sóc sức khỏe toàn dân vào năm 2030.

PGS Sơn cho rằng chăm sóc sức khỏe ban đầu đang là một trong những chiến lược của Y tế Việt Nam. Việt Nam tự hào đã đạt được các Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG) và bây giờ, Việt Nam đang tiến tới để đạt các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG). Việt Nam nhất trí thành lập Nhóm công tác về Đổi mới Chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Việt Nam. Những ưu tiên của Việt Nam về sức khỏe trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020 bao gồm chăm sóc sức khỏe ban đầu, dịch bệnh mới nổi, bệnh không lây nhiễm (NCD),…

Tại Việt Nam, vai trò của chăm sóc sức khỏe ban đầu đã và đang được khẳng định và đã nhận được chỉ đạo về chiến lược và cam kết chính trị. Chăm sóc sức khỏe ban đầu có thể coi là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách của ngành y tế. Nghị quyết 20- NQ/TW đã đề ra mục tiêu thực hiện bao phủ chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế toàn dân; mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khỏe; được bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tham gia bảo hiểm y tế và thụ hưởng các dịch vụ y tế. Đề án 2384 về xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở, và dự án thí điểm xây dựng 26 trạm y tế xã phường trên 8 tỉnh thành phố đã mang lại một số kết quả, tuy nhiên thách thức vẫn còn nhiều.

Tại buổi đối thoại, các đại biểu đã cùng nhau chia sẻ với các mục tiêu:

Thứ nhất chia sẻ thách thức và cơ hội về đổi mới chăm sóc sức khỏe ban đầu và chuyển tuyến trong hệ thống y tế cơ sở, với trọng tâm là các sáng kiến, dự án và đầu tư do Bộ Y tế chỉ đạo.

Thứ hai: Đạt được sự đồng thuận từ Bộ Y tế, các đối tác phát triển, lĩnh vực tư nhân, các doanh nghiệp về một tầm nhìn chung trong đổi mới chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Việt Nam.

Thứ ba: Thúc đẩy thảo luận giữa chính phủ, các viện hàn lâm, các đối tác phát triển, lĩnh vực tư nhân, các doanh nghiệp về cách thức cùng đóng góp đầu tư tốt nhất nhằm thực hiện tầm nhìn chung về đổi mới chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Việt Nam.

  1. Chia sẻ các thách thức và đổi mới chăm sóc sức khỏe ban đầu

Những thách thức còn tồn tại trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu như: tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế, giảm các khoản chi phí phát sinh, nâng cao hiệu quả và khả năng cung cấp dịch vụ.

Ngày 16/5, đối thoại về hợp tác trong chăm sóc sức khỏe ban đầu do Bộ Y tế phối hợp với Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Đại học Y Havard, Tập đoàn Novartis tổ chức tại Hà Nội.

Đối thoại nhằm chia sẻ các thách thức và cơ hội về đổi mới chăm sóc sức khỏe ban đầu và chuyển tuyến trong y tế cơ sở, với trọng tâm là các sáng kiến, dự án và đầu tư do Bộ Y tế xây dựng.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, về công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, Việt Nam tự hào đã đạt được các Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG). Hiện tại, Việt Nam tiến tới để đạt các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) và đã nhất trí thành lập Nhóm công tác về đổi mới chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Việt Nam.

Tại đối thoại, đại diện Bộ Y tế cho hay, cải thiện sức khỏe cộng đồng đóng vai trò quan trọng đối với hệ thống phúc lợi cũng như đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội. Nhiều chính phủ trong khối ASEAN đã ưu tiên việc chăm sóc sức khỏe giúp cải thiện đáng kể tình trạng của bệnh nhân và sức khỏe của người dân. Việt Nam đã và đang đáp ứng hầu hết các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ đồng thời có được những bước tiến ấn tượng nhằm đạt mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.

Những thách thức còn tồn tại trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu như: tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế, tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu, giảm các khoản chi phí phát sinh, nâng cao hiệu quả và khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Theo các chuyên gia, cếu các thách thức trên được giải quyết triệt để, Việt Nam sẽ trở thành một ví dụ điển hình trong khu vực và trên thế giới. Để vượt qua khó khăn này, Việt Nam nhận thức rõ sức mạnh của quan hệ đối tác công tư để đạt mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân vào năm 2030 thông qua việc tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu. Cách tiếp cận này sẽ đảm bảo quyền bình đẳng tiếp cận với các dịch vụ có chất lượng cao.

Đối thoại về hợp tác trong chăm sóc sức khỏe ban đầu là dịp để thúc đẩy thảo luận giữa Chính phủ, hàn lâm, các đối tác phát triển, lĩnh vực tư nhân/các doanh nghiệp về cách thức cùng đóng góp đầu tư tốt nhất thực hiện tầm nhìn về đổi mới chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Việt Nam.

Các nội dung được trình bày tại đối thoại gồm: Tầm nhìn - Chiến lược và ưu tiên của Chính phủ về tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu nhằm đạt được mục tiêu bao phủ sức khỏe toàn dân trước năm 2030; Đổi mới chăm sóc sức khỏe ban đầu - Kinh nghiệm quốc tế áp dụng tại Việt Nam; Quan điểm của người dân và bệnh nhân về chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Việt Nam...

Đối thoại về hợp tác trong chăm sóc sức khỏe ban đầu thảo luận việc thành lập Nhóm công tác về đổi mới chăm sóc sức khỏe ban đầu, giúp bổ sung thêm vào công tác chuyển đổi chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Việt Nam.

Nhóm công tác sẽ được đặt tại Bộ Y tế và thúc đẩy sự chia sẻ kinh nghiệm đa dạng, các đầu tư và chuyên môn của các đối tác nhằm tăng cường cho các dự án thí điểm hiện tại của Bộ Y tế, nhằm tạo nên mô hình chăm sóc sức khỏe ban đầu mới và toàn diện trên khắp đất nước.

Nhóm công tác về đổi mới chăm sóc sức khỏe ban đầu bao gồm các cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam và ba thành viên đồng sáng lập là diễn đàn kinh tế thế giới gồm: Trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu của Trường đại học Y Harvard và Tập đoàn Novartis.

Nhóm công tác được thành lập nhằm xây dựng một hình thức hợp tác đối tác công-tư để tăng cường các dự án thí điểm về chăm sóc sức khỏe ban đầu tại 30 tỉnh của Bộ Y tế. Các bài học từ một số dự án này sẽ được nhân rộng trên quy mô quốc gia. Nhóm công tác sẽ xây dựng kế hoạch hành cộng bao gồm sự thống nhất về mục tiêu, các mốc và chiến lược tổng thể./.

  1. Lập phòng khám vệ tinh của bệnh viện tại các trạm y tế

(PL)- Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định 1718/QĐ-BYT phê duyệt đề án “Tăng cường đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, nâng cao năng lực chuyên môn y tế xã, phường giai đoạn 2019-2025”.

Đề án tập trung vào các mục tiêu cụ thể: Thí điểm thành lập phòng khám vệ tinh của một số bệnh viện (BV) quận/huyện, BV tỉnh, BV trung ương đặt tại trạm y tế xã, phường, khu dân cư đông; xây dựng mạng lưới trạm y tế xã, phường tiếp nhận kỹ thuật chuyển giao từ BV tuyến trên về khám chữa bệnh, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật để nâng cao chất lượng…

Bộ giao cho các cơ sở y tế phải bố trí nhân lực tại các trạm y tế xã, phường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh...Quyết định 1718/QĐ-BYT có hiệu lực kể từ ngày 23-5-2019.

  1. Khi tham gia giao thông: Nói không với rượu bia

(LĐTĐ) Tai nạn giao thông ngày nào cũng xảy ra với nhiều mức độ và nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, đáng tiếc và ám ảnh nhất với nhiều người là các vụ tai nạn do tài xế say xỉn gây ra. Thảm kịch ập đến với nhiều gia đình khi “ma men” ngồi phía sau vô lăng cướp đi sinh mạng người thân của họ. Những đứa trẻ bỗng mồ côi cha mẹ, những người chồng, người vợ mất đi chỗ dựa tình cảm, sẻ chia trong cuộc sống...

Đằng sau cụng ly là… gây ra không ít cái chết vô tội

Đã có không ít những phân tích của nhà chức trách, các chuyên gia và báo chí đề cập về vấn đề tai nạn giao thông ở nước ta. Các nghiên cứu, phân tích chỉ ra rằng: Có nhiều nguyên nhân, gồm cả khách quan và chủ quan.

Song, nguyên nhân chủ quan được đề cập nhiều hơn cả, đó là văn hóa và ý thức tham gia giao thông của cộng đồng chưa cao, là hành vi coi thường pháp luật hoặc các biện pháp răn đe của pháp luật chưa đủ nghiêm dẫn đến không ít người tham gia giao thông vẫn còn coi thường tính mạng của chính mình và người khác... Trong đó, vấn đề rượu, bia là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn giao thông, hành vi uống rượu bia mà vẫn tham gia giao thông là tội ác, “ma men” đã cướp đi mạng sống của không ít các nạn nhân.

Người đàn ông sử dụng rượu bia trong buổi họp lớp nhưng vẫn ngồi sau vô lăng tông tử vong 2 người phụ nữ ở hầm Kim Liên, Hà Nội vào tối ngày 1/5.Tài xế uống 5 - 7 cốc bia vẫn cầm lái ôtô gây tai nạn liên hoàn và cái chết thương tâm cho nữ công nhân vệ sinh tại đường Láng, Hà Nội tối 22/4. Càng thương xót cho các nạn nhân của 2 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra gần đây, dư luận càng phẫn nộ với tài xế gây ra nỗi đau cho người khác.

Theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam đứng thứ 2 khu vực Đông - Nam Á, thứ 10 châu Á và thứ 29 trên thế giới về tiêu thụ rượu, bia. Những con số thống kê làm chúng ta không khỏi giật mình.

Vì rượu bia và tai nạn giao thông dường như có liên quan mật thiết với nhau. Thống kê cho thấy những nạn nhân nhập viện do tai nạn giao thông phần lớn là nạn nhân của đối tượng sử dụng rượu, bia hoặc trước đó có sử dụng rượu, bia.

Những đứa trẻ bỗng bơ vơ vì mất mẹ. Những gia đình bỗng mất đi chỗ dựa tình cảm, sẻ chia trong cuộc sống... Tất cả nỗi bất hạnh ập đến chỉ vì con “ma men” ngồi phía sau vô lăng. Nhiều người khi hồ hởi cụng ly, để vui trong phút chốc mà không nghĩ có thể một lúc sau, mạng sống của một bà mẹ nghèo, ông bố đi làm thuê nuôi cả gia đình, cô cậu sinh viên tương lai đang phơi phới hay đứa trẻ vô tội nào đó... bị cướp đi. Khi ấy, những câu “ân hận”, “xin lỗi”, “giá như” hay sự bù đắp bằng tiền bạc... không thể khỏa lấp nỗi mất mát quá lớn cho thân nhân người bị nạn.

Ý thức kém

Theo ông Khuất Việt Hùng – Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, theo thống kê chưa đầy đủ, thời gian gần đây có tới 65 - 70% vụ tai nạn giao thông mà người điều khiển phương tiện liên quan vi phạm nồng độ cồn.Trên các bàn nhậu, bàn tiệc, đặc biệt trong các dịp lễ, Tết, không khó bắt gặp cảnh tượng mời mọc, nài ép, thậm chí khích bác nhau uống bằng được.

Người được mời vì nể nang, ngại từ chối hay thậm chí không muốn khước từ, cứ thế dốc cạn chén này sang chén khác. Họ coi đó là thước đo khí chất, bản lĩnh hay tình cảm anh em, bạn bè. Hình ảnh ép nhau uống rượu, bia quen đến mức nó đã trở thành thứ “văn hóa” xấu xí, kéo theo nguy cơ tai nạn giao thông, án mạng, bạo lực.

Tác hại của rượu, bia là không thể phủ nhận. Cũng không có gì bàn cãi khi say xỉn do tự nguyện uống hay bị ép đều là tội lỗi. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng vấn đề không nằm ở bia rượu hay văn hóa ép nhau uống, mà do ý thức của mỗi người. Bởi, ép là chuyện của người ta, còn uống hay không là lựa chọn của mình.

Quả là rất đáng lo ngại về số người chết vì tai nạn giao thông ở Việt Nam, bởi nó được cho là nhiều hơn cả số người chết vì chiến tranh xảy ra ở một số nước hiện đang có chiến tranh, khoảng 15.000 người tử vong vì tai nạn giao thông mỗi năm ở Việt Nam. Con số này thật khủng khiếp, thật đau xót, đây là sự mất mát quá lớn về người và của đối với các gia đình những nạn nhân cũng như xã hội.

Rất có thể, trong những nạn nhân xấu số, có lẽ, họ cũng đã từng phải thốt lên về những cái chết vì tại nạn giao thông đã xảy ra ở những kỳ nghỉ lễ trước khi họ gặp nạn, và nỗi ám ảnh về tai nạn giao thông thì vẫn còn đó, bởi những ngày nghỉ, kỳ nghỉ thì vẫn sẽ diễn ra như thường lệ.

Mặc dù, quy định xử phạt vi phạm nồng độ cồn đã được đưa vào Luật Giao thông đường bộ, tuy nhiên, việc tuyên truyền, phòng, chống vi phạm nồng độ cồn hiệu quả chưa cao do thói quen uống rượu bia của người dân khá phổ biến. Đặc biệt vào mỗi dịp lễ, Tết. Những kỳ nghỉ dài ngày là cơ hội để tụ tập, nào là họp lớp, họp hội đồng niên, đồng hương… gặp nhau thì đa phần lần nào cũng rượu, cũng bia… và tất nhiên, hậu quả của nó là những hành vi khó kiểm soát do đã say xỉn dẫn đến những tai nạn thương tâm.

  1. Rượu hay bia đều là “sát thủ“!

Forbes vừa dẫn báo cáo nghiên cứu của Tạp chí y khoa Lancet (Anh) về tình trạng sử dụng đồ uống có cồn tại 189 quốc gia và vùng lãnh thổ giai đoạn 1990 – 2017 cho thấy Việt Nam là quốc gia có tốc độ tiêu thụ rượu bia tăng cao hàng đầu trên thế giới. Tình trạng lạm dụng rượu bia tràn lan ở nước ta đang kéo theo vô vàn hệ lụy nguy hại về sức khỏe cũng như các vấn đề xã hội phức tạp và bức xúc.

Bia, rượu gây nguy hiểm

Trước nhiều vụ tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng do người điều khiển phương tiện giao thông say xỉn gây ra trong thời gian qua, TS Kidong Park, Trưởng Đại diện của Tổ chức Y tế thế giới tại (WHO) Việt Nam đã bày tỏ quan ngại về tình trạng sử dụng bia, rượu tràn lan bất chấp tính mạng của bản thân và những người xung quanh của không ít người Việt Nam. Qua các khảo sát và thông kê của cơ quan y tế cho thấy, tử vong do TNGT liên quan tới bia rượu chiếm 41% tổng số ca tử vong do thương tích.

Giải thích vì sao rượu bia lại là nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông, WHO cho biết, do rượu, bia làm giảm khả năng phản ứng, hạn chế khả năng phối hợp giữa các bộ phận cơ thể, giảm thị lực và gây buồn ngủ. Nghiên cứu cho thấy, người điều khiển mô tô, xe máy có nồng độ cồn trong máu trên 50mg/dl (tương đương với 2 lon bia 330ml độ cồn 5%, 2 chén rượu mạnh 15ml độ cồn 40%, 2 ly rượu vang 30ml độ cồn 17% thì sẽ đạt khoảng 50mg/dl) có nguy cơ gặp, hay gây TNGT cao gấp 40 lần so với người không sử dụng.

Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cũng nhấn mạnh đến quan điểm sai lầm của rất nhiều người khi cho rằng uống bia không hại như rượu do nồng độ cồn trong bia nhẹ hơn rượu. "Các tác hại của rượu, bia không phụ thuộc vào loại hình đồ uống mà nó phụ thuộc vào tổng khối lượng ethanol vào cơ thể và hình thức uống..."- TS Kidong Park chỉ rõ. Theo đó, trong một lon bia 330ml với nồng độ cồn 5% (tương đương với 10 gram cồn.) sẽ tương đương lượng cồn khi uống 1 ly rượu vang 13,5 độ và tương đương lượng cồn khi uống 1 chén rượu mạnh (30ml).

Hệ lụy khôn lường

Trong khi đó, theo đại diện Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bất kỳ ai uống nhiều hơn 4 đơn vị cồn/ngày (một đơn vị cồn tương đương 10 g cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống, tương đương 1 lon bia 330 ml (5%) hoặc 1 cốc bia hơi 330 ml hay 1 ly rượu vang(13,5%) hoặc 1 chén rượu mạnh 30 ml) đều có nguy cơ cao gây hại sức khoẻ và gây hậu quả xấu cho  xã hội. Bởi lẽ bia rượu là nguyên nhân trực tiếp gây ra 30 loại bệnh và gián tiếp liên quan đến 200 bệnh tật, rượu bia là chất hướng thần với những đặc tính gây ra sự lệ thuộc. Theo Bộ Y tế, việc lạm dụng rượu, bia làm gia tăng các bệnh về tim mạch như: đột quỵ, suy tim, cao huyết áp và phình động mạch chủ. Đồng thời, uống nhiều rượu, bia cũng cũng gây ra những tổn thương nghiêm trọng về dạ dày, gan, mật.

 Đặc biệt, Tổ chức nghiên cứu Ung thư quốc tế đã xếp rượu, bia vào nhóm chất gây ung thư hàng đầu cho người sử dụng khi rượu, bia là nguyên nhân liên quan tới ung thư khoang miệng, vòm họng, thanh quản, thực quản, đại – trực tràng, gan, mật. Cùng với đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, một tỷ lệ lớn gánh nặng bệnh tật do sử dụng rượu bia phát sinh từ những thương tích không chủ ý và cố ý gồm: TNGT, bạo lực xã hội, gia đình và nhiều hành vi vi phạm pháp luật.

 - Nghiên cứu của Tạp chí y khoa Lancet (Anh) về tình trạng sử dụng đồ uống có cồn tại 189 quốc gia và vùng lãnh thổ giai đoạn 1990 – 2017, cho thấy tỷ trọng tiêu thụ bia rượu trên toàn cầu đang có xu hướng tăng nhanh, nhất là ở các quốc gia có thu nhập thấp và  trung bình. Theo đó,  tổng lượng tiêu thụ rượu trên toàn cầu mỗi năm từ 21 tỷ lít năm 1990 lên 35,7 tỷ lít vào 2017, tương đương tăng 70%. Riêng khu vực Đông Nam Á, lượng tiêu thụ rượu đã tăng 34% trong vòng 7 năm (2010 - 2017). Ở giai đoạn này, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng tiêu thụ rượu lớn nhất thế giới, gần 90% kể từ năm 2010. Năm 2017 bình quân mỗi người Việt uống gần 9 lít đồ uống có cồn, con số này tại Ấn Độ là 5,9 lít; Nhật Bản là 7,9 lít...

- WHO cũng đánh giá mức tiêu thụ rượu, bia của người Việt là cao so với các quốc gia khác trong khu vực. Ước tính, trung bình mỗi người Việt trên 15 tuổi tiêu thụ 8,3 lít cồn nguyên chất trong một năm, nhiều hơn người Trung Quốc và gấp 4 lần người Singapore.

  1. Kỳ 2: Cho con uống thử rượu, bia- yêu con như thế bằng mười hại con

Không hạn chế tính sẵn có của rượu bia, cộng thêm việc quảng cáo, tài trợ rầm rộ và thói quen sinh hoạt đã góp phần tạo nên những “đệ tử lưu linh” khi đang ở tuổi trưởng thành. Đây chính là lực lượng mạnh giúp Việt Nam… giữ vững ngôi vị Á quân về sử dụng rượu, bia trong khu vực Đông Nam Á.

28 năm cuộc đời và “thâm niên” 8 năm gắn với rượu, bia

Tiếp xúc với rượu, bia từ khá sớm. Mỗi lần uống T.M.Đ ở Hà Nội đều uống với số lượng nhiều: Nếu rượu thì nửa lít, bia thì hàng chục cốc cứ thế theo nhau dốc tuồn tuột vào họng. Dường như, Đ “dành cả thanh xuân để… uống rượu” bởi 28 tuổi đời thì Đ có “thâm niên” tới 8 năm uống rượu.

Uống rượu sớm khi còn quá trẻ, uống số lượng nhiều, liên tục trong thời gian dài thì dẫn đến hệ quả tất yếu là rước bệnh vào cơ thể. Với Đ thì không có ngoại lệ. Do thời gian uống rượu quá nhiều nên Đ đã phải nhập viện với kết luận của bác sỹ khiến cậu và gia đình hốt hoảng: Đ bị viêm tụy cấp do lạm dụng rượu bia trong một thời gian dài với số lượng lớn.

Chuyện trẻ thành niên, thanh niên ở Việt Nam được trải nghiệm, được uống thử, được nếm rượu bia không phải là điều xa lạ. Bởi lẽ, với những người đàn ông lớn tuổi là ông, là cha, là chú, là anh của những đứa trẻ thì việc “đàn ông con trai phải biết uống rượu” là điều tất yếu. Vì thế, họ cũng có ý để “rèn” cho những đứa trẻ được tiếp xúc sớm với đồ uống có cồn. Và đương nhiên họ chấp nhận việc những đứa trẻ sớm biết uống rượu. Họ không cho rằng để trẻ uống rượu, bia quá sớm là một tội ác.

Anh L.H.D ở Hà Nội cho biết: Con trai tôi được 6 tuổi, sau 1 lần tôi cho cháu uống thử một chút bia, những lần sau khi nhìn thấy tôi uống bia cháu đều đòi uống. Tôi nghĩ bia nhẹ hơn rượu rất nhiều nên chắc là thi thoảng để con uống một chút cũng không hại tới sức khoẻ nên vẫn cho cháu uống.

Trong cuộc sống chúng ta gặp không ít tình huống bố/ông ngồi uống rượu, đứa trẻ dù mới biết ngồi mon men đến gần liền được mớm cho nhấp môi ít rượu. Thậm chí, họ còn lấy đó là niềm vui và bật cười ha hả khi đứa trẻ sau khi “tợp” được chút rượu, bia liền nhăn mặt, lắc đầu vì cay, vì đắng.

Còn rất nhiều người khác nghĩ cho trẻ thử nếm một chút rượu, bia cũng không vấn đề gì và vô tư khuyến khích, mời mọc con “có uống không”?. Thế nhưng, bản chất rượu, bia là chất gây nghiện, chất có hại-nhất là đối với trẻ nhỏ khi tiếp xúc quá sớm sẽ có thói quen sử dụng đồ uống có cồn, sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Tỷ lệ sử dụng rượu, bia ở thanh thiếu niên tăng qua các năm

Minh chứng rõ nhất về hậu quả của việc để trẻ tiếp xúc với đồ uống có cồn sớm chính là sự gia tăng tỷ lệ thanh thiếu niên sử dụng rượu bia qua các năm. ThS. Trần Quốc Bảo, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết: Kết quả điều tra năm 2003-2008 cho thấy: Tỷ lệ sử dụng rượu bia ở thanh thiếu niên tăng 9%. Tỷ lệ nam vị thành niên/thanh niên sử dụng rượu bia là 79,9% và nữ là 36,5%. Trong đó 66,5% nam và 22% nữ vị thành niên/thanh nên đã từng bị say rượu bia.

Tỷ lệ sử dụng rượu bia trong độ tuổi pháp luật không cho phép (14-17 tuổi) cao: 47,5%. Vị thành niên/thanh niên ở khu vực Tây và Đông Bắc có tỷ lệ sử dụng rượu bia cao nhất ở 2 vòng điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY) năm 2003 và 2008.

Cùng đó, ông Trần Quốc Bảo dẫn chứng, theo điều tra sức khỏe học sinh toàn quốc năm 2013 (điều tra trong trường học đối với học sinh lớp 8 đến lớp 12): 23,7% có uống rượu bia trong 30 ngày qua ở nam là 31,7% và nữ là 16,5%; có tới 43,8% học sinh đã từng uống rượu, bia cho biết đã uống lần đầu tiên trước 14 tuổi; 21% cho biết đã từng say. Việc vị thành niên, thanh niên sử dụng rượu, bia gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Ngoài những hậu quả chung như ngộ độc, TNGT, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, gan, tăng nguy cơ phạm tội… còn khiến trẻ lạm dụng các chất gây nghiện khác về lâu dài như thuốc lá, ma túy.

Cũng theo kết quả điều tra SAVY 2, có tới 20,8% nam thanh niên lái xe sau khi sử dụng rượu bia bị chấn thương do tai nạn giao thông phải điều trị ít nhất 1 tuần. Ngoài ra, các vấn đề xã hội do sử dụng rượu bia như nghỉ học, đánh nhau, mâu thuẫn với gia đình, bạn bè (6,5% học sinh lớp 8-12 gặp phải); có hành vi tình dục không an toàn. Một số hậu quả so sử dụng rượu bia ở sinh viên như mất kiểm soát hành vi (51,8% ở nữ và 75,6% ở nam)…

Đau đáu về hậu quả sử dụng đồ uống có cồn ở độ tuổi vị thành niên/thanh niên, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhắc lại vụ việc một nữ sinh lớp 10 ở Quảng Trị khi đi ăn sinh nhật bạn đã bị bạn chuốc say rồi cả nhóm nam thay nhau hãm hiếp. Khi tỉnh dậy, bé gái không biết gì, chỉ nhớ được bạn mời 2 chén rượu sau đó mê man, bất tỉnh. Thực tế bé gái này khi có rượu vào đã không còn tỉnh táo để có thể chống cự; và khi những cậu bạn học có hơi men trong người cùng không thể kiểm soát được hành vi. Đây chỉ là một trong những hậu quả đau lòng do sử dụng đồ uống có cồn gây nên.

  1. 50% đơn vị chưa ban hành định mức gây khó cho quản lý tài sản công

Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đã chính thức có hiệu lực được hơn 1 năm. Cho đến nay, các văn bản hướng dẫn luật cơ bản đã được ban hành đầy đủ và đi vào cuộc sống. Song, một số vấn đề phát sinh trong triển khai đã được nhìn nhận và cần thiết phải có giải pháp xử lý kịp thời trong thời gian tới.

Cơ sở pháp lý đã cơ bản đầy đủ

Luật Quản lý, sử dụng tài sản công được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 21/6/2017, có hiệu lực từ ngày 1/1/2018. Cho đến nay, ngoại trừ nghị định quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện các dự án theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT), các văn bản hướng dẫn Luật đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và các bộ, ngành có liên quan ban hành đảm bảo cơ sở pháp lý để thực hiện.

Đã có 11 bộ, ngành và 62 địa phương ban hành quy định về phân cấp quản lý tài sản công; có 6 bộ, ngành và 15 địa phương ban hành quy định về phân cấp thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng; 3 bộ, ngành và 5 địa phương ban hành quy định về phân cấp thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức công trình sự nghiệp thuộc cơ sở hoạt động sự nghiệp thuộc phạm vi quản lý.

Để triển khai thi hành luật, Bộ Tài chính đã chủ trì phối hợp với các bộ, ngành trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 26 văn bản, bao gồm: 14 nghị định của Chính phủ, 1 nghị quyết của Chính phủ, 5 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 8 thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính…

Tuy nhiên, theo ông La Văn Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính, một số loại tài sản và lĩnh vực còn thiếu các văn bản quy định chi tiết hoặc không còn phù hợp với Luật nhưng chưa được thay thế, sửa đổi, bổ sung.

Vẫn còn khoảng 50% bộ, ngành, địa phương chưa ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích trụ sở chuyên dùng, công trình sự nghiệp, máy móc, thiết bị chuyên dùng ảnh hưởng tới việc đầu tư xây dựng, mua sắm, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo và xử lý tài sản. Nguyên nhân chủ yếu do các bộ chuyên ngành như: Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chưa ban hành quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo nên các Bộ, ngành, địa phương không có cơ sở để xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, định mức cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.

Một số bộ, ngành, địa phương chưa ban hành kịp thời các văn bản phân cấp thẩm quyền; trong đó, một số Bộ, ngành, địa phương tiếp tục sử dụng quy định phân cấp đã ban hành trước thời điểm Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực thi hành dễ dẫn đến sai thẩm quyền khi quyết định mua sắm, thuê, sử dụng, xử lý tài sản công, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

Bộ Y tế là một trong các đơn vị chậm trễ ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công.

Để tiếp tục triển khai Luật trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật. Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội khẩn trương ban hành văn bản quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công chuyên dùng trong lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo.

Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương cần xây dựng, ban hành kịp thời tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công chuyên dùng để làm cơ sở thực hiện việc giao, đầu tư xây dựng, mua sắm, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; rà soát danh mục tài sản mua sắm tập trung của Bộ, ngành, địa phương để thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung, bảo đảm căn cứ pháp lý theo quy định của Luật;...

  1. Bộ Y tế kêu gọi người dân tích cực vận động thể dục

Bộ Y tế tiếp tục kêu gọi người dân, đặc biệt là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVCNLĐ) dành 3 phút tập thể dục trong các cuộc họp và giờ làm việc để giảm nguy cơ tử vong do bệnh không lây nhiễm.

Đối với các cơ quan, đơn vị và cá nhân trong toàn ngành y tế, Bộ Y tế đã có Chỉ thị yêu cầu tổ chức phát động và triển khai tập thể dục cho toàn thể CBCCVCNLĐ phù hợp với đặc thù công việc của cơ quan, đơn vị, bao gồm tập trong lúc giải lao của các buổi họp, giao ban; tập lúc giải lao buổi sáng, buổi chiều trong giờ làm việc.

Theo đó, thời gian mỗi lần tập là 3 phút theo mẫu bài tập thể dục của người Nhật Bản, với các động tác vươn cao tay và hít thở rất đơn giản. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng yêu cầu các đơn vị trong ngành y vận động CBCCVCNLĐ hưởng ứng tích cực việc thực hiện vận động thể lực dưới hình thức đi bộ 10.000 bước chân mỗi ngày hoặc tập thể dục thể thao tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Việc tập thể dục giữa giờ làm việc sẽ giúp thay đổi tư thế, đỡ mệt mỏi và tăng năng suất lao động cũng như cải thiện sức khỏe, giảm bớt nguy cơ bệnh tật.

Trước đó, Bộ VHTT&DL cũng đã có văn bản gửi các đơn vị thuộc Bộ về việc tổ chức tập thể dục giữa giờ cho CBCCVCNLĐ, học sinh, sinh viên. Theo đó, các đơn vị sẽ tổ chức cho CBCCVCNLĐ, học sinh, sinh viên tập bài thể dục giữa giờ tùy thuộc điều kiện thực tế tại đơn vị, với thời gian ít nhất 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 5 phút vào khoảng 10 giờ và 15 giờ. Theo Tổ chức Y tế thế giới, thiếu vận động thể lực là 1 trong 4 yếu tố nguy cơ hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu.

Tại Việt Nam, hiện có khoảng 30% số người trưởng thành thiếu vận động thể lực. Đây là một trong những yếu tố nguy cơ làm gia tăng nhanh gánh nặng bệnh không lây nhiễm, ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần và làm giảm tuổi thọ của người dân. Trong khi rèn luyện thể dục, thể thao đầy đủ sẽ giảm 30% nguy cơ thiệt mạng do mọi nguyên nhân; giảm từ 20 - 40% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư đại trực tràng và ung thư vú ở phụ nữ; giảm nguy cơ mắc trầm cảm, phòng ngừa bệnh loãng xương, cải thiện trí nhớ và giúp kiểm soát cân nặng.

  1. CĐ Y tế VN biểu dương 211 công chức, viên chức, người lao động giỏi

Sáng 16.5, Công đoàn Y tế VN tổ chức hội nghị biểu dương công chức, viên chức, người lao động giỏi ngành y tế năm 2019. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Phan Văn Anh dự và chỉ đạo hội nghị.

Trong số 211 CCVCNLĐ giỏi (ở 81 CĐCS trực thuộc) có 15 cá nhân được nhận bằng khen của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, 21 cá nhân được tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế, còn lại 175 cá nhân được tặng bằng khen của CĐ Y tế VN. Ngoài các cá nhân trên, ngành y tế vinh dự có 4 đại biểu tiêu biểu là lao động giỏi tay nghề, kỹ thuật cao được Thủ tướng biểu dương trong cuộc gặp mặt ngày 5.5.2019 tại TPHCM.

Chúc mừng các CCVCNLĐ được vinh danh, Chủ tịch CĐ Y tế VN Phạm Thanh Bình cho biết, CCVCNLĐ trong ngành được khuyến khích khả năng sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật để nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng điều trị bệnh nhân, cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian chờ đợi, đổi mới phong cách thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Hầu hết đoàn viên CĐ ngành y tế đều là các lao động giỏi trong các lĩnh vực, luôn luôn cố gắng, vượt mọi  khó khăn đặc thù của ngành để hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Nhiều cán bộ y tế mắc bệnh hiểm nghèo vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.

Tại hội nghị, đồng chí Phan Văn Anh ghi nhận vào biểu dương CĐ Y tế VN đẩy mạnh phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo qua đó nhân rộng các điển hình tiên tiến. Đồng chí Phan Văn Anh cũng yêu cầu CĐ Y tế nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, chủ động khởi xướng và tổ chức các phong trào thi đua sao cho phù hợp, thiết thực với từng địa bàn, từng đơn vị và cá nhân để có bước chuyển biến cơ bản đóng góp tích cực vào việc hoàn thành nhiệm vụ của ngành y tế; tiếp tục duy trì tổ chức nhân rộng điển hình, tuyên dương khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân, lao động xuất sắc nhằm khơi dậy tinh thần hăng say, sáng tạo trong lao động.

Các cấp CĐ ngành tăng cường phối hợp với chính quyền và các cơ quan đơn vị có liên quan có chính sách khuyến khích và tổ chức cho CNVCLĐ nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng, rèn luyện về tác phong phục vụ, trau dồi y đức trong ngành y tế nói chung.

Tiếp tục quán triệt các chỉ thị của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết của Tổng LĐLĐVN về công tác thi đua, khen thưởng, đặc biệt là vận động CNVCLĐ hưởng ứng đợt thi đua cao điểm chào mừng kỷ niệm 90 năm thành lập CĐVN. Gắn thi đua với việc đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 05/CT-TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" hướng thi đua vào việc đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, khơi dậy ý chí, lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của đoàn viên, CNVCLĐ.

Ngoài biểu dương CCVCNLĐ giỏi, CĐ Y tế VN trao 10 Mái ấm CĐ (tổng trị giá 340 triệu đồng) cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.

  1. Đầu tư ổn định để đạt mục tiêu loại trừ sốt rét ở Việt Nam vào năm 2030

TTTĐ - Nhằm thảo luận các biện pháp tăng cường đầu tư nguồn lực cho công tác phòng chống và loại trừ sốt rét ở Việt Nam, sáng 16/5, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng trung ương tổ chức buổi hội thảo “Huy động nguồn lực cho công tác phòng chống và loại trừ sốt rét ở Việt Nam”.

Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, Bộ Y tế, Chính quyền các cấp, các Tổ chức quốc tế và sự phối hợp của các Bộ/Ngành, hoạt động phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét ở nước ta được duy trì, triển khai và đã đạt được nhiều thành quả lớn.

Năm 2018, cả nước có 4.813 trường hợp bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng sốt rét, giảm 70,16% so với năm 2009, chỉ có 12 trường hợp bệnh nhân sốt rét ác tính và 1 trường hợp tử vong do sốt rét. Không có dịch sốt rét xảy ra.

Tuy nhiên, công tác phòng chống sốt rét hiện nay vẫn gặp một số khó khăn, thách thức lớn. Kết quả công tác phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam chưa bền vững, ký sinh trùng sốt rét tăng trở lại liên tục trong 2 năm gần đây, năm 2018 tăng 5,8% so với năm 2017, và năm 2017 tăng 9,3% so với năm 2016. Bệnh sốt rét có nguy cơ bùng phát gia tăng số mắc, số chết và gây dịch ở nhiều địa phương do nguồn lực đầu tư cho phòng chống sốt rét còn hạn chế, số người sống trong vùng sốt rét lưu hành còn cao (khoảng 12 triệu người), ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc điều trị có nguy cơ lan rộng, muỗi truyền bệnh sốt rét ở một số tỉnh kháng với hóa chất diệt, di biến động dân cư giữa vùng sốt rét lưu hành và vùng không có sốt rét lưu hành, dân giao lưu qua biên giới khó kiểm soát.

Trong những năm tới, kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước và các nhà tài trợ quốc tế có nguy cơ cắt giảm. Nhiều tỉnh chưa bố trí ngân sách địa phương chỉ để chi các hoạt động phòng chống và loại trừ sốt rét theo Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ tướng chính phủ (năm 2018 có 44 tỉnh, thành phố không cấp kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương theo phân cấp cho hoạt động phòng chống và loại trừ sốt rét) gây khó khăn trong việc triển khai các hoạt động phòng chống và loại trừ sốt rét tại địa phương, có thể làm gia tăng số mắc và tử vong do sốt rét, nguy cơ bùng phát dịch sốt rét ở nhiều địa phương trong những năm tới, đặc biệt các vùng sốt rét lưu hành vừa và lưu hành nặng.

Để đạt được mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030 tiến tới loại trừ hoàn toàn bệnh sốt rét theo lộ trình loại trừ sốt rét đã được Bộ Y tế phê duyệt, các chuyên gia tại buổi hội thảo cho rằng cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các biện pháp. Các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương và cộng đồng với sự hỗ trợ của cơ quan chuyên môn cần chủ động đầu tư kinh phí, tích cực tham gia vào các hoạt động phòng chống và loại trừ sốt rét tại địa phương.

Bên cạnh đó, các địa phương cần đảm bảo thực hiện thường xuyên công tác tuyên truyền phòng chống bệnh sốt rét, giám sát, phát hiện và điều trị kịp thời các ca bệnh. Phối hợp đa ngành trong công tác loại trừ sốt rét. Ngoài ra, Nhà nước cần duy trì nguồn kinh phí ổn định hàng năm tư nguồn ngân sách Trung ương cho công tác phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét….

  1. TPHCM mong muốn hợp tác với Cuba trong lĩnh vực y tế

Sáng 16-5, đồng chí Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM đã tiếp Đoàn đại biểu Bộ Y tế Cuba do đồng chí Marcia Cobas Riuz, Thứ trưởng Bộ Y tế, dẫn đầu đang thăm và làm việc tại TPHCM.

Đồng chí Lê Thanh Liêm khẳng định dù cách nhau nửa vòng trái đất nhưng mối quan hệ truyền thống Việt Nam - Cuba vô cùng đặc biệt, vừa là anh em vừa là đồng chí cùng chung lý tưởng. Tình hữu nghị đó đã được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước trân trọng gìn giữ gần 60 năm qua. Đồng chí Lê Thanh Liêm đánh giá cao trình độ y tế, chất lượng thuốc chữa bệnh của Cuba và mong muốn hợp tác cùng Cuba triển khai các chương trình hợp tác trong lĩnh vực y tế, trong đó có chương trình triển khai bác sĩ Cuba tại TPHCM, hợp tác trong phân phối dược phẩm, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực y tế.

Đồng chí Marcia Cobas đã bày tỏ sự ngưỡng mộ và vui mừng trước sự phát triển của TPHCM nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung; cho biết chuyến đi của đoàn nhằm mở rộng hơn nữa quan hệ với Việt Nam ở lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe. Cuba mong muốn tăng cường hợp tác với TPHCM ở lĩnh vực liên kết đào tạo đại học, giới thiệu chương trình chăm sóc sức khỏe nha khoa toàn diện, thuốc công nghệ sinh học do Cuba sản xuất đến người dân TPHCM

  1. TPHCM sẽ tiên phong tiếp nhận bác sĩ Cuba sang Việt Nam làm việc

Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM Nguyễn Hữu Hưng cho hay, TPHCM sẽ là đơn vị tiên phong tại Việt Nam tiếp nhận các bác sĩ Cuba sang làm việc tại các cơ sở y tế trên địa bàn mà trước mắt là các cơ sở y tế tư nhân.

Ngày 16/5, tại TPHCM đã diễn ra hội thảo hợp tác y tế giữa Cuba và TPHCM. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của Đoàn công tác Bộ Y tế Cuba do Thứ trưởng Marcia Cobas Riuz dẫn đầu.

 Tại hội thảo, bà Marcia Cobas Riuz - Thứ trưởng Bộ Y tế Cuba - cho biết, thời điểm năm 1959, khi cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc thành công, Cuba chỉ có 6.000 bác sĩ nhưng có đến một nửa trong số đó di cư sang Mỹ. Trải qua 60 năm nỗ lực xây dựng nền y tế tiên tiến, hiện đại, đến nay, Cuba có 90.000 bác sĩ với tỷ lệ 8,2 bác sĩ/1.000 dân. Y tế ở Cuba hoàn toàn miễn phí và có khoảng 30.000 nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt, bên cạnh phát triển du lịch y tế, hiện nay Cuba đã xuất khẩu bác sĩ sang làm việc tại 63 quốc gia trên thế giới.

 Theo Thứ trưởng Marcia Cobas Riuz, Việt Nam là đất nước có mối quan hệ hữu nghị bền chặt như anh em với Cuba từ trước đến nay, do vậy bà mong muốn sẽ có chương trình hợp tác giữa hai nước để đưa bác sĩ Cuba sang làm việc tại Việt Nam trong thời gian tới.

 Ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, thành phố sẽ là đơn vị tiên phong tại Việt Nam tiếp nhận các bác sĩ Cuba sang làm việc tại các cơ sở y tế trên địa bàn mà trước mắt là các cơ sở y tế tư nhân.

 Theo ông Hưng, trong tương lai TPHCM dự kiến sẽ xây dựng chuỗi phòng khám đa khoa tư nhân do các bác sĩ Cuba trực tiếp khám chữa bệnh. Hiện thành phố mới chỉ có 18 bác sĩ/10.000 dân nên rất cần nguồn lực bác sĩ từ Cuba. Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM cũng mong muốn có sự giao lưu, hợp tác với Cuba trong việc trao đổi, đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao trong thời gian tới.

 Ông Phạm Thiết Hòa, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư TPHCM, cho biết, việc kết nối để đưa bác sĩ Cuba sang Việt Nam khám chữa bệnh là rất cần thiết và trung tâm sẽ hỗ trợ, làm cầu nối để thực hiện.  

  1. Hà Nội: Hơn 1.100 trẻ mắc sởi, đa số chưa tiêm vaccine phòng bệnh

Hơn 4 tháng đầu năm, Hà Nội có 1.105 ca mắc sởi, tại tất cả các quận/huyện. Phần lớn, đối tượng mắc sởi chưa tiêm vaccine phòng bệnh.Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, từ đầu năm đến ngày 7/5, cả thành phố có 1.105 ca mắc sởi, không có trường hợp tử vong. Số ca mắc phân bố rải rác tại 363/584 xã, phường, thị trấn của 30 quận/huyện. Trong đó, các quận/huyện có nhiều người mắc sởi là: Hoàng Mai, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Đống Đa, Ba Đình, Đông Anh,… Hầu hết, các ca mắc sởi đều chưa tiêm phòng vaccine theo quy định (khoảng 76%).

Theo dự báo, trong thời gian tới, số ca mắc sởi sẽ còn tiếp tục tăng lên. Do đó, Sở Y tế đề nghị UBND các quận/huyện huy động lực lượng phối hợp với cán bộ y tế tại địa phương tiến hành rà soát và tiêm chủng vaccine cho trẻ trong độ tuổi theo quy định.

Sở Y tế cũng chỉ đạo các trường học trên địa bàn thường xuyên thực hiện việc rà soát tiền sử tiêm chủng của các trẻ đang theo học. Trường hợp trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ, nhà trường phải khuyến cáo để phụ huynh cho con em đi tiêm chủng đầy đủ. Thực hiện tuyên truyền phổ biến kiến thức cho người dân nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng cách vệ sinh cá nhân, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Các quận/huyện, thị xã tăng cường vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy; phun hóa chất, nhất là tại những trọng điểm của bệnh sốt xuất huyết. Khi phát hiện có các triệu chứng nghi ngờ về mắc bệnh sởi, người dân cần phải đi khám để được tư vấn điều trị và cách ly kịp thời, tránh lây lan dịch bệnh.

  1. Hà Nội quyết liệt triển khai phòng bệnh sởi, sốt xuất huyết

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, đến nay số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2018; Hà Nội cũng đứng thứ 5 về số ca mắc sởi theo tỷ lệ dân. Chủ tịch UBND TP yêu cầu các đơn vị không chủ quan, khẩn trương khoanh vùng để dập dịch.

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm 2019 đến ngày 12-5 trên địa bàn TP đã ghi nhận 1.193 trường hợp mắc sởi, bệnh nhân mắc rải rác tại 30/30 quận, huyện, thị xã, 377/584 xã, phường, thị trấn, không có ổ dịch lớn và chưa có ca bệnh tử vong. Số mắc bệnh sởi tuyệt đối của Hà Nội đứng thứ 2 cả nước (sau TP Hồ Chí Minh), số mắc tính theo tỷ lệ dân đứng thứ 5 cả nước.

Về tình hình bệnh sốt xuất huyết, toàn TP ghi nhận 224 trường hợp mắc, bệnh nhân mắc rải rác tại 29/30 quận, huyện, thị xã, 125 xã phường, thị trấn, không có ổ dịch lớn và chưa có ca bệnh tử vong. Số mắc giảm so với trung bình cùng kỳ 5 năm và giảm mạnh so với năm có dịch lớn 2017.

Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, UBND TP, để chủ động trong công tác phòng chống dịch, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP và Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã đã thường xuyên cử cán bộ y tế vào các bệnh viện được phân cấp trên địa bàn (kể các các bệnh viện tuyến Trung ương) giám sát các ca bệnh truyền nhiễm, khi phát hiện có người mắc bệnh đã tổ chức ngay việc khoanh vùng, điều tra xử lý dịch tại cộng đồng theo đúng quy định. Vì vậy, hầu hết các ca bệnh đều được phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không xuất hiện ca bệnh thứ phát và ổ dịch lớn.

Đồng thời, Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã phối hợp với các đơn vị liên quan đã tham mưu cho UBND quận, huyện, thị xã triển khai tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy. Đến ngày 12-5, tất cả các đơn vị đã tổ chức phát động chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết và hoàn thành chiến dịch đợt 1, tổ chức được 584 chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy, huy động 67.855 lượt người tham gia…

Cùng đó, tổ chức tốt chiến dịch tiêm bổ sung vắc-xin sởi cho trẻ từ 1-5 tuổi trên địa bàn toàn TP trong tháng 11 và 12-2018; tiêm vét trong tháng 1 và 2-2019 (đạt 97,36%) đã góp phần giảm trường hợp mắc trong nhóm độ tuổi này.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là bệnh sởi và sốt xuất huyết còn một số khó khăn do Hà Nội là TP có sự di biến động dân cư lớn, người dân ngoại tỉnh đến sinh sống, làm việc nhiều dẫn đến việc khó khăn trong công tác thống kê, quản lý đối tượng; Một số bậc phụ huynh không cho con đi tiêm chủng đầy đủ vắc-xin theo quy định (do trẻ bị ốm hoặc do gia đình lo ngại các phản ứng không mong muốn có thể gặp phải sau khi tiêm vắc-xin)…; nhiều gia đình chưa hợp tác trong việc vệ sinh môi trường diệt bọ gậy.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý cho biết, so với năm 2018, tình hình bệnh sốt xuất huyết năm nay tăng gấp 3 lần. Vì vậy, trên tinh thần quyết liệt và không chủ quan, các đơn vị quận huyện phải thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch phòng chống dịch bệnh của TP đã được ban hành từ đầu năm.

Phó Chủ tịch UBND TP yêu cầu các quận, huyện nghiên cứu xây dựng Đề án chuyên đề về phòng chống dịch bệnh địa bàn đơn vị mình; Tích cực tuyên truyền để người dân tham gia tổng vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy… Rà soát đảm bảo tiêm 100% vắc-xin phòng sởi đối với trẻ dưới 2 tuổi. Đối với các bệnh nhân đang điều trị, các cơ sở y tế phải đảm bảo cách ly để chống lây nhiễm chéo; đối với những nơi có nguy cơ bùng phát dịch, cần tổ chức phun thuốc.

Kết luận Hội nghị giao ban Công tác phòng chống dịch bệnh sởi, sốt xuất huyết trên địa bàn, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ghi nhận và đánh giá cao các đơn vị của TP đã thực hiện nghiêm túc kế hoạch phòng chống dịch của TP ngay từ đầu năm. Trước diễn biến bất thường của thời tiết làm gia tăng nguy cơ mắc sốt xuất huyết và số ca mắc sởi tăng cao, Chủ tịch UBND TP đề nghị các đơn vị tổ chức triển khai nghiêm túc các nội dung thông báo của UBND và các ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, văn bản hướng dẫn của Sở Y tế Hà Nội trong công tác phòng chống dịch sởi và sốt xuất huyết.

Các cơ sở y tế phải đảm bảo khâu bảo quản vắc-xin theo đúng quy trình, các trang thiết bị bảo quản phải đảm bảo đúng kỹ thuật, tiêu chuẩn, tuyệt đối không được xảy ra sai sót dẫn đến trường hợp tử vong. Các cơ sở y tế phải có trách nhiệm hướng dẫn phụ huynh khi phát hiện các trường hợp trẻ phản ứng với vắc-xin để có phương án cấp cứu kịp thời; đồng thời, vận động các đối tượng lớn tuổi tiêm vắc-xin phòng chống dịch sởi nếu chưa tiêm, Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh.

Đối với phòng chống dịch sốt xuất huyết, mấu chốt để triển khai tốt công tác phòng chống dịch là phải tuyên truyền vận động người dân diệt bọ gậy, tổng vệ sinh môi trường. Đồng thời, các trạm y tế phải tăng cường phun thuốc để phòng dịch. Trên tinh thần không được chủ quan, cần khoanh vùng các ổ dịch kịp thời để tránh nguy cơ bùng phát thành dịch.

  1. Bất ngờ phát hiện mang tam thai cùng trứng cực hiếm gặp

Vợ chồng chị Âu Thị T. đã có 2 con gái nên không muốn sinh thêm. Vì vậy, khi biết mang thai, lại là thai 3 cùng trứng khiến chị rất hoang mang. Ngày 16/5, bác sĩ Phạm Thị Lan Hương, Trưởng khoa Phụ sản (BV Đa khoa Tuyên Quang), cho biết, các bác sĩ của BV vừa thực hiện thành công ca mổ bắt con sinh 3 cùng trứng cho sản phụ Âu Thị T. (29 tuổi, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang).

Trước đó, trưa ngày 13/5, sản phụ được gia đình đưa đến BV trong tình đau bụng, thai 35 tuần. Thấy sản phụ có biểu hiện vỡ ối, cùng với kết quả siêu âm trước đó cho thấy sản phụ mang tam thai, trong đó có 2 ngôi thai ngược nên các bác sĩ chỉ định mổ lấy thai gấp.

Sau 40 phút thực hiện, kíp mổ đã lấy ra 3 bé trai giống nhau hệt nhau với cân lần lượt là 2,1kg, 2kg và 1,7kg. Cả 3 bé sau đó được chuyển sang đơn nguyên sơ sinh của khoa Nhi để chăm sóc.

Sản phụ cho biết, vợ chồng chị đã có 2 bé gái nên không có ý định sinh thêm. Tuy nhiên, khi phát hiện mang thai, chị đi khám và được xác định mang tam thai nên rất hoang mang. Sau đó, vợ chồng chị đã xuống BV ở Hà Nội thăm khám, được bác sĩ tư vấn, hướng dẫn nên quyết để sinh. Trong thời gian mang thai, chị hạn chế đi lại và làm các công việc nặng, bồi bổ sức khoẻ. Khi thai 35 tuần, chị có dấu hiệu trở sinh nên gia đình nhanh chóng đưa đến BV.

Chia sẻ về ca mổ này, bác sĩ Hương cho biết, đây là ca mổ rất khó do thai phụ đã 2 lần mổ đẻ. Trong lần mang thai thứ 3 này, sản phụ có nguy cơ đờ tử cung, gây chảy máu thậm chí sốc mất máu, nguy hiểm tính mạng. Vì vậy, bác sĩ phải chủ động dùng thuốc tăng co bóp tử cung, đồng thời vừa mổ phải vừa gỡ dính thành bụng bởi sản phụ đã sinh mổ 2 lần trước đó.

Hiện tại, sức khỏe của các bé tiến triển tốt, trong đó một trẻ đã được cho ra khỏi lồng kính, còn sức khỏe của sản phụ ổn định.

Theo Bộ Y tế, tỷ lệ mang thai 3 tự nhiên khác trứng khá hiếm, khoảng 1/4.000 ca, nhưng tỉ lệ mang thai 3 tự nhiên cùng trứng cực hiếm với tỉ lệ từ 1/60.000 đến 1/200 triệu ca. Khi mang thai 3 cùng trứng, việc giữ thai cũng rất khó khăn, đa phần sinh non nên các sản phụ phải rất cẩn trọng.

  1. Đà Nẵng có Trung tâm tiêm chủng vaccine lớn nhất miền Trung

Ngày 15-5, tại Đà Nẵng, Bộ Y tế phối hợp với Trung tâm Tiêm chủng vaccine Việt Nam (VNVC) đưa vào hoạt động Trung tâm VNVC Đà Nẵng. Trung tâm VNVC Đà Nẵng đóng tại khuôn viên Công viên Bắc Tượng đài (P. Hòa Cường Bắc, Q. Hải Châu), tổng diện tích 5.000m2, gồm 90 phòng khám và tiêm, phục vụ 3.000 - 4.000 lượt tiêm chủng mỗi ngày.

Theo bà Lê Thị Bắc - Giám đốc Trung tâm VNVC Đà Nẵng, mỗi người đến tiêm chủng tại Trung tâm đều được tạo mã số định danh, giúp rút ngắn thời gian đăng ký tiêm, được nhắc lịch tiêm tự động, dễ dàng tra cứu lịch sử tiêm chủng. Ngoài khu vực khám, tiêm chủng, Trung tâm VNVC Đà Nẵng có khu vui chơi dành cho trẻ em, phòng chờ sau tiêm, phòng pha sữa, phòng cho bé bú, phòng thay tã cho bé. Nhiều tiện ích cao cấp như wifi, nước uống sạch, bãi đỗ xe miễn phí… Không chỉ có hệ thống bảo quản vaccine hiện đại, Trung tâm VNCV Đà Nẵng cung cấp đầy đủ vaccine, kể cả các loại vaccine khan hiếm như: 5 trong 1 Pentaxim, 6 trong 1 Infanrix Hexa, Hexaxim, ngừa viêm gan A, cúm, sởi… và các loại vaccine thế hệ mới. Ngoài phục vụ người dân Đà Nẵng, Trung tâm VNVC Đà Nẵng còn góp phần đáp ứng nhu cầu tiêm chủng của người dân tại các tỉnh lân cận như: TT Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi…

Theo Bộ Y tế, Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia (TCMR) được thực hiện tốt trong nhiều năm qua đã giúp hàng triệu trẻ em được tiêm vaccine phòng các loại bệnh nguy hiểm. Tuy vậy, hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có gần 30 loại vaccine, trong khi đó, TCMR chỉ thực hiện với 10 loại vaccine cơ bản phòng 10 bệnh nguy hiểm nhất, đó là: Lao, sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm não Nhật Bản, các bệnh do Hib, Rubella. Do đó, để phòng bệnh hiệu quả và đầy đủ, mỗi em bé cần được tiêm thêm rất nhiều loại vaccine ngoài danh mục TCMR. Ông Nguyễn Tiên Hồng - Phó Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng cho rằng, việc khai trương Trung tâm VNVC Đà Nẵng là một hoạt động vô cùng ý nghĩa, mang đến cho người dân cơ hội được tiêm vaccine đầy đủ, đúng lịch, đa dạng về chủng loại, có nhiều loại vaccine ngoài chương trình TCMR. Hoạt động của trung tâm trong thời gian tới sẽ cùng với hệ thống y tế dự phòng thành phố góp phần bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn và các tỉnh lân cận, giúp giảm tỷ lệ về mắc bệnh có thể được bảo vệ bằng tiêm chủng vaccine.


Thăm dò ý kiến