Điểm tin y tế 23/9/2018

24/09/2018 | 08:57 AM

 | 

I-             THÔNG TIN  Y TẾ TRONG NƯỚC

 

1. Việt Nam đang xúc tiến tự sản xuất vắc xin 5 trong 1

Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết hai năm tới Việt Nam sẽ tự sản xuất được vắc xin 5 trong 1 để dùng trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Vắc xin Quinvaxem 5 trong 1 trong chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam bị dừng đột ngột do Hàn Quốc ngừng sản xuất, việc chuyển đổi sang loại vắc xin mới đang gây tâm lý hoang mang cho không ít phụ huynh bởi tình trạng gián đoạn, thiếu thuốc. Trước mắt, loại vắc xin của Ấn Độ là ComBE Five sẽ được dùng thay thế Quinvaxem.

Tuy nhiên, mới đây Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết hai năm tới, Việt Nam sẽ tự sản xuất được vắc xin 5 trong 1 (vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib). Việt Nam đang tiến hành nghiên cứu vắc xin trên động vật và chuẩn bị phối trộn.

Thời gian vừa qua, Việt Nam cũng đã sản xuất thành công vắc xin phức tạp Hib bảo vệ trẻ em khỏi các bệnh về đường hô hấp, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib. Đây được coi là một loại vắc xin phức tạp nhất, qua nhiều khâu tinh chế.Hiện loại này được chọn là một trong các sản phẩm nằm trong Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020.

Hiện nước ta đã tự sản xuất được 10 loại vắc xin phòng bệnh lao, sởi, rubella, rota, tả, thương hàn, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi-rubella…, trong đó có 8 loại đã được đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia.

Năm 2017, lần đầu tiên Việt Nam sản xuất được vắc xin 2 trong 1 (sởi - rubella) trên dây chuyền công nghệ hiện đại.Việt Nam trở thành một trong 25 quốc gia trên thế giới sản xuất được vắc xin và là nước thứ tư tại châu Á sản xuất được vắc xin phối hợp sởi - rubella.

Năm 2018, loại vắc xin MR kết hợp sởi - rubella do Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất vắc xin và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC) Việt Nam sản xuất đã được sử dụng trên quy mô toàn quốc cho trẻ từ 18-24 tháng tuổi trong tiêm chủng mở rộng, thay thế cho loại vắc xin sởi - rubella nhập khẩu lâu nay.

Ngoài ra, theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, trong năm 2018 và 2019, sẽ có thêm 3 loại là vắc xin phòng cúm mùa, viêm não Nhật Bản tế bào và bại liệt bất hoạt của Việt Nam được đưa vào sử dụng. Các loại vắc xin này đang trong giai đoạn chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép lưu hành.

Các loại vắc xin phòng bệnh cho người liên tục được nghiên cứu sản xuất sẽ góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu đề ra của Chính phủ là đến năm 2020, Việt Nam sẽ sản xuất được 12 loại vắc xin và đến năm 2030 sẽ sản xuất được 14 loại để sử dụng trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng. (528)

 

2. Việt Nam sản xuất thành công 2 loại vắcxin phòng cúm

Viện Vắcxin và Sinh phẩm y tế (IVAC) đã thử nghiệm lâm sàng thành công hai vắcxin sản xuất trong nước phòng cúm mùa và cúm A/H5N1.

IVAC, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), PATH - một tổ chức quốc tế về y tế toàn cầu và Cơ quan Nghiên cứu Phát triển tiên tiến về Y sinh học (BARDA), thuộc Bộ Y tế và Phúc lợi con người Hoa Kỳ sẽ cùng với các lãnh đạo của Bộ Y tế (BYT), Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (VSDTTƯ), Viện Pasteur TPHCM công bố kết quả các thử nghiệm lâm sàng (TNLS) giai đoạn 2/3 của 2 vắc xin được sản xuất trong nước- vắc xin cúm mùa và cúm đại dịch.

Các kết quả chung cho thấy cả hai loại vắc xin đều an toàn và có khả năng tạo đáp ứng miễn dịch ở người trưởng thành khỏe mạnh.

Các vắc xin thử nghiệm bao gồm: vắc xin cúm mùa bất hoạt tam giá phòng 3 chủng cúm - A/H1N1, A/H3N2, và B - và vắc xin cúm tiền đại dịch bất hoạt A/H5N1, một loại chủng cúm gia cầm, đã rải rác lây truyền sang người trong những năm qua.

Các vắc xin này dự kiến sẽ được cấp phép lưu hành vào năm 2019 - đây là kết quả to lớn của 9 năm hợp tác nhằm nâng cao năng lực sản xuất vắc xin và khả năng sẵn sàng ứng phó đại dịch của Việt Nam.

TS. Lê Văn Bé - Viện trưởng IVAC cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng công bố đã thực hiện thành công các giai đoạn TNLS cho 2 loại vắc xin cúm do IVAC sản xuất, và hy vọng cả 2 vắc xin cúm này sẽ được cấp phép lưu hành trong năm 2019.

Chúng tôi cũng rất vui mừng vì sự hợp tác thành công đã giúp IVAC đạt đến giai đoạn phát triển vắc xin như hiện nay, và chúng tôi cảm ơn các đồng nghiệp lâu năm của chúng tôi tại BARDA, WHO và PATH, những người đã đóng góp rất nhiều cho quá trình thúc đẩy năng lực phát triển vắc xin cúm ở Việt Nam”.

Việt Nam từ trước tới nay đã thiếu nguồn cung cấp vắc xin cúm bền vững và buộc phải dựa vào các nhà sản xuất nước ngoài.

Cách tốt nhất để đảm bảo sự tiếp cận của Việt Nam với các công cụ cứu sống con người này là thông qua việc sản xuất vắc xin cúm mùa với giá cả phải chăng, từ đó giúp duy trì năng lực sản xuất liên tục.

Từ năm 2010, PATH đã hợp tác với Bộ Y tế Việt nam xây dựng kế hoạch dài hạn liên quan đến sản xuất và sử dụng vắc xin cúm, hướng dẫn thử nghiệm lâm sàng và hướng dẫn đăng ký vắc xin cúm.

Đồng thời, PATH phối hợp với BARDA và WHO hỗ trợ IVAC phát triển sản xuất vắc xin cúm mùa và cúm tiền đại dịch sử dụng công nghệ trứng gà có phôi.

Bên cạnh đó, PATH cũng hỗ trợ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) phát triển vắc xin cúm tiền đại dịch A/H5N1 bất hoạt sử dụng công nghệ nuôi cấy trên tế bào.

Giữa năm 2017 và 2018, thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2/3 vắc xin cúm mùa của IVAC để phòng 3 chủng cúm, và vắc xin cúm A/H5N1 đã được hoàn thành. Đây là đánh giá cuối cùng trước khi các vắc xin có thể được cấp phép để lưu hành.

Các TNLS đã đánh giá tính an toàn và tính sinh miễn dịch của cả hai loại vắc xin ở người trưởng thành khỏe mạnh.

Kết quả tổng thể cho thấy các vắc xin được dung nạp tốt và có khả năng tạo đáp ứng miễn dịch bảo vệ. IVAC đang trong quá trình nộp hồ sơ xin đăng ký lưu hành cho cả vắc xin cúm mùa và vắc xin cúm tiền đại dịch A/H5N1 của mình.Dự kiến cả hai loại vắc xin sẽ được cấp phép lưu hành vào năm 2019.

TS. Nguyễn Tuyết Nga - quyền Trưởng Đại diện PATH khu vực Mê Kông cho biết thêm: "9 năm qua là một hành trình lớn lao đối với sự phát triển thành công vắc xin cúm mùa và cúm đại dịch với chất lượng cao, an toàn và hiệu quả tại Việt Nam.

Những vụ bùng phát dịch của các bệnh truyền nhiễm không những đe dọa sức khỏe của cá nhân và gia đình chúng ta, mà còn nhanh chóng tác động xấu đến sự tăng trưởng và phát triển của một quốc gia. Vì vậy, việc đảm bảo an ninh sức khỏe toàn cầu là một ưu tiên lớn của PATH.

Tôi hoan nghênh sự tích cực và cam kết của các đồng nghiệp từ Bộ Y tế, IVAC, Viện VSDTTƯ, Viện Pasteur TPHCM và VABIOTECH trong công cuộc giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch trong tương lai, và cảm ơn nhà tài trợ BARDA".

Tiến bộ đáng kể trong việc việc sản xuất vắc xin cúm bền vững đã thiết lập vị trí của Việt Nam trở thành một nhà tiên phong trong phát triển và sản xuất vắc xin trong số các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Những nỗ lực của IVAC trong việc tự sản xuất vắc xin cúm trong nước sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho người dân Việt Nam, mà còn giúp tăng nguồn cung ứng vắc xin cúm trong khu vực và trên thế giới.

Trong khi các nguồn phát triển và sản xuất vắc xin cúm của thế giới tập trung chủ yếu ở một số lượng hạn chế các nhà sản xuất nên việc sản xuất vắc xin toàn cầu hiện không đáp ứng được nhu cầu sử dụng khiến cho nhiều quốc gia có thu nhập trung bình và thấp không thể tiếp cận được với vắc xin.

Sự tham gia của nhiều nhà cung cấp vắc xin cúm như IVAC là rất quan trọng để giải quyết một cách bền vững sự thiếu hụt này.

Cúm mùa - một bệnh do vi rút gây bệnh đường hô hấp từ thể nhẹ đến nặng và đôi khi có thể tử vong khoảng hơn một triệu ca bị hội chứng cúm ở Việt Nam

Đại dịch cúm lớn xảy ra gần đây có tác động đến Việt Nam là đại dịch cúm A/H1N1 năm 2009, kéo dài trong vòng 12 tháng, đã gây ra hơn 284.000 ca tử vong trên toàn thế giới, trong đó có 78.000 người ở khu vực Đông Nam Á. (1142)

 

3. Để y tế cơ sở làm tròn vai người gác cổng

Mạng lưới y tế cơ sở hiện nay đã trải rộng khắp từ đồng bằng, miền núi, vùng sâu vùng xa, đến biên giới hải đảo. Thời gian qua mạng lưới này ngày càng có vai trò quan trọng trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, thực hiện các nội dung của chăm sóc sức khỏe ban đầu, các chương trình mục tiêu về y tế trong việc bảo vệ sức khỏe người dân, góp phần an sinh xã hội.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay hầu hết cán bộ tại mạng lưới y tế cơ sở chưa có chính sách đãi ngộ thỏa đáng. Đội ngũ cán bộ y tế có trình độ về công tác tại tuyến cơ sở luôn trong tình trạng thiếu trầm trọng.

Cán bộ thiếu và yếu về chuyên môn khiến đa số các hoạt động khám chữa bệnh ở các tuyến y tế cơ sở chỉ duy trì ở mức cầm chừng, không phát triển được kỹ thuật cao. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng lẫn trang thiết bị phục vụ cho việc khám chữa bệnh ở các tuyến y tế cơ sở luôn trong tình trạng rất thiếu thốn. Chỉ 6,5% số trạm y tế cơ sở có đủ số phòng theo tiêu chuẩn, 30% còn thiếu trang thiết bị theo yêu cầu. Hầu hết các trạm luôn trong tình trạng thiếu thuốc trong danh mục, kể cả những thuốc trong điều trị các bệnh mãn tính thông thường... Những yếu tố này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng phòng bệnh, khám chữa bệnh.

Chính sự hạn chế trong quá trình hoạt động tại các trạm y tế cơ sở đã có tác động rất lớn đến số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại đây, khiến cho hầu hết người dân khi có bệnh đều mong muốn đến những cơ sở y tế lớn để khám chữa bệnh bởi họ chưa có niềm tin vào chất lượng dịch vụ, khám chữa bệnh tại đây. Là đơn vị giải quyết bệnh nhân sớm nhất những chứng bệnh đơn giản (gần 80% bệnh tật), nếu mạng lưới y tế cơ sở hoạt động và phát triển hiệu quả sẽ giúp giảm rất lớn về chi phí, rút ngắn về chỉ số giữa các vùng miền cũng như tạo sự cân bằng hoạt động khám chữa bệnh hiện nay. Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, để làm được điều này trước hết cần hoàn thiện chính sách, đổi mới cơ chế tài chính và chức năng, nhiệm vụ của y tế cơ sở. Tiếp tục triển khai các hoạt động thiết thực để nâng cao chất lượng của y tế cơ sở như: đưa cán bộ thuộc trung tâm y tế huyện luân phiên từ huyện xuống và từ xã lên, bồi dưỡng cán bộ tuyến dưới để nâng cao kỹ thuật chuyên môn, được tiếp cận với mô hình bệnh tật, nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để kết nối, bắt đầu từ chương trình tiêm chủng mở rộng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, khám chữa bệnh bảo hiểm y tế… cho đến quản lý sức khỏe người dân. Tiến tới thực hiện mục tiêu quản lý sức khỏe toàn diện cho từng người dân, để người dân được khám sức khỏe định kỳ chứ không chỉ khám bệnh khi ốm đau; phải được khám sàng lọc để phát hiện sớm nguy cơ, mầm mống bệnh tật, điều trị kịp thời nhằm giảm thấp nhất chi phí điều trị; phải được tư vấn về sức khỏe, dinh dưỡng, phòng bệnh, nâng cao sức khỏe… Bên cạnh đó, cũng theo người đứng đầu ngành y tế, thời gian tới cần tăng cường mạng lưới y tế cơ sở để bảo đảm cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu toàn diện, giúp mọi người dân dễ dàng tiếp cận được các dịch vụ y tế ít tốn kém là yếu tố cơ bản, có tính quyết định tiến tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.

Để làm được điều này ngoài việc bản thân cán bộ y tế cơ sở phải thay đổi tư duy cách nghĩ cách làm, cần có các giải pháp khả thi và hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, tài chính, chính sách cho tuyến y tế cơ sở, để mạng lưới y tế cơ sở thực sự là người gác cổng của ngành y tế. (777)

 

4. Hướng đến nền y tế thông minh

Theo các chuyên gia, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong ngành y tế góp phần hiện đại hóa các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; giúp người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ y tế có hiệu quả cao nhất ở mọi lúc, mọi nơi; đồng thời giúp tăng cường công tác quản lý nhà nước theo hướng khoa học, chính xác, kịp thời, góp phần hoàn thiện chính phủ điện tử.

Tại Hội thảo Y tế thông minh trong thời đại 4.0 do Bộ Y tế tổ chức mới đây tại TPHCM, ông Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục CNTT (Bộ Y tế), cho biết ngành y tế đang xây dựng đề án phát triển y tế thông minh với 3 trụ cột chính: phòng bệnh thông minh, khám chữa bệnh thông minh và quản trị y tế thông minh.

Cụ thể, đối với phòng bệnh thông minh, sẽ hướng tới xây dựng phần mềm cảnh báo dịch để giúp người dân biết được các dịch bệnh kịp thời, bản đồ dịch tễ giúp chúng ta biết được nơi nào đang có dịch để tránh.Bên cạnh đó, có những kiến thức phổ thông về y tế để phổ cập cho mọi người, xây dựng nền tảng về tri thức y tế để người dân tra cứu.“Mặc dù hiện nay có thể tra thông tin trên mạng nhưng đó là những kiến thức không chính thống.Chúng tôi đang xây dựng những ứng dụng về kiến thức y tế chính thức để trang bị cho người dân nền tảng tri thức về y tế để tự phòng bệnh”, ông Trần Quý Tường thông tin.

Với khám chữa bệnh thông minh, theo ông Trần Quý Tường, bệnh viện (BV) chưa thể coi là hiện đại nếu chưa ứng dụng CNTT. CNTT giúp đơn giản hóa các thủ tục, người dân dễ dàng tiếp cận với bác sĩ và dịch vụ hiện đại, giảm thời gian chờ đợi. Người dân thay vì đến BV thì có thể đăng ký khám chữa bệnh tại nhà, trừ trường hợp cấp cứu phải đến thẳng BV. Với quản trị thông minh, khi triển khai quản lý bằng CNTT, giám đốc BV có thể biết ngay tức thời số lượng người bệnh tại BV mình phân bố ở các khoa như thế nào, chỗ phòng khám nào đang đông để có thể điều chỉnh kịp thời. Các thống kê y tế điện tử luôn được cập nhật từ xã, huyện đến tỉnh thành với thời gian thực trong từng thời điểm như số liệu người dân đến khám bệnh, số liệu dịch bệnh, an toàn thực phẩm, số liệu về thuốc tại các địa phương, thậm chí có thể biết cả nhu cầu thuốc của các BV. Nhờ thế, Bộ Y tế có thể biết được hiện nay trên 1.400 BV trong cả nước BV nào quá tải nhiều nhất.

TPHCM sớm chủ động

Chia sẻ tại hội thảo, ông Trần Văn Đức, Trưởng phòng CNTT BV Đại học Y Dược TPHCM, cho biết bắt đầu từ năm 2017, BV đã triển khai bệnh án điện tử, hệ thống PACS, hóa đơn điện tử toàn viện, kios điện tử… nhằm hiện đại hóa lưu trữ thông tin cũng như gia tăng các tiện ích cho người bệnh, nhân viên y tế. “Thông qua các tiện ích của bệnh án điện tử, việc điều trị cho người bệnh luôn được công khai, minh bạch, rõ ràng, tránh những sai sót đáng tiếc xảy ra. Trong tương lai, BV tiếp tục phát triển bệnh án điện tử trong quản lý thuốc, chỉ định cận lâm sàng, quản lý vật tư y tế”, ông Trần Văn Đức cho hay. Cũng tại BV này đã triển khai đăng ký khám bệnh tự động qua kios điện tử, người bệnh không cần phải mất thời gian xếp hàng, chờ đợi.Người bệnh có thể biết được số thứ tự đang khám tại phòng khám, từ đó linh động sắp xếp thời gian, không phải ngồi đợi đến lượt khám như trước. Ngoài ra, để tiết kiệm nhân sự, thời gian và chi phí in ấn, BV đã phát hành hóa đơn điện tử toàn viện, người bệnh có thể tra cứu và nhận hóa đơn giá trị gia tăng thông qua website BV.

Trước đó, BV Nguyễn Trãi cũng đã được Tập đoàn Bưu chính - viễn thông Việt Nam (VNPT) đầu tư hạ tầng trang thiết bị và hỗ trợ nhân sự để triển khai hệ thống quản lý BV VNPT-HIS. Bác sĩ Võ Văn Tiến, Giám đốc BV Nguyễn Trãi, cho biết phần mềm đáp ứng đầy đủ các chức năng phục vụ công tác khám, chữa bệnh, giúp quản lý thông tin bệnh nhân, hồ sơ bệnh án, lưu lại quá trình khám, chữa bệnh và chẩn đoán. Nhân viên y tế chỉ cần đăng nhập vào hệ thống để sử dụng các phân hệ quản lý hoàn chỉnh từ hành chính đến khám bệnh ngoại trú, điều trị nội trú, quản lý viện phí và bảo hiểm y tế, quản lý dược và vật tư…

PGS - TS Tăng Chí Thượng, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho biết từ năm 2019, Sở Y tế TPHCM sẽ thay toàn bộ giấy mời họp và giấy thông báo bằng tin nhắn qua ứng dụng trên điện thoại. Đây là một trong những nội dung của công tác cải cách hành chính và xây dựng đô thị thông minh mà ngành y tế TP đang triển khai. Thực tế cho thấy, việc ứng dụng CNTT trong lĩnh vực y tế đã giúp các cơ sở y tế của TP tối ưu hóa hoạt động, nâng cao hiệu suất khám, chữa bệnh cho người dân.Đây cũng là tiền đề để TP xây dựng y tế thông minh, đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.

Mặc dù mang lại lợi ích lớn, nhưng theo lãnh đạo Bộ Y tế, hiện nay đa số các BV tại Việt Nam vẫn chưa sử dụng CNTT một cách rộng rãi và đồng bộ do những rào cản từ hạ tầng, thiết bị đến con người. Định hướng đến năm 2030, ngành y tế Việt Nam sẽ xây dựng hoàn thiện môi trường pháp lý để thúc đẩy nghiên cứu, áp dụng và phát triển y tế thông minh trên phạm vi cả nước, hạ tầng y tế thông minh, hệ thống quản trị y tế thông minh và chăm sóc sức khỏe thông minh; xây dựng và từng bước hình thành hệ thống khám chữa bệnh thông minh. (1126)

 

5. Đến năm 2021 triển khai hồ sơ sức khoẻ điện tử toàn dân

Theo TS Trần Quý Tường, Cục trưởng Công nghệ thông tin (Bộ Y tế), ngành y tế đang xây dựng đề án phát triển y tế thông minh giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030. Trong đó, giai đoạn 2018-2021 sẽ hoàn thành xây dựng và triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân.

TS Trần Quý Tường cho biết, Đề án có mục tiêu hướng đến ứng dụng và phát triển y tế thông minh góp phần hiện đại hóa các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, giúp người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ y tế có hiệu quả cao nhất ở mọi lúc, mọi nơi; đồng thời để tăng cường công tác quản lý Nhà nước theo hướng khoa học, chính xác, kịp thời, góp phần hoàn thiện chính phủ điện tử.

Y tế thông minh được xây dựng với 3 trụ cột là BV thông minh trong khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe dự phòng thông minh và quản trị hệ thống thông minh.Nhờ đó các dịch vụ chăm sóc sức khỏe được hiện đại hóa, giúp người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ y tế.Nhà nước cũng thuận lợi trong công tác quản lý, hoàn thiện chính phủ điện tử.

Đến năm 2021 sẽ triển khai bệnh án điện tử tại các bệnh viện hạng 2 trở lên.

Theo đề án, mỗi công dân được quy định về số định danh ID y tế, có hồ sơ sức khỏe điện tử lưu dữ liệu tóm tắt các đợt khám chữa bệnh xuyên suốt thời gian sống. Các BV sẽ không sử dụng giấy tờ, triển khai bệnh án điện tử, chữ ký số... Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ thống nhất sử dụng mã số Bảo hiểm Y tế để làm ID bệnh nhân.

Ngành y tế cũng hướng tới xây dựng hệ thống quản trị y tế thông minh: Ứng dụng, phát triển y tế thông minh trong công tác quản lý về y tế, hiện đại hóa dịch vụ công trực tuyến, góp phần hoàn thiện chính phủ điện tử. Xây dựng và từng bước hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe thông minh: Triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử trên toàn quốc; phát triển các ứng dụng thông minh để hỗ trợ việc chăm sóc sức khỏe trên các thiết bị di động.

Đề án cũng đặt mục tiêu ứng dụng y tế thông minh trong y tế dự phòng, trong đó xây dựng và phát triển các hệ thống thông tin thông minh về cảnh báo dịch bệnh, thu thập thông tin tại 63 tỉnh, TP trên cả nước. Trong giai đoạn này, ngành y tế sẽ xây dựng và từng bước hình thành hệ thống khám chữa bệnh thông minh; triển khai bệnh án điện tử tại tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc. Cùng đó, phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong khám chữa bệnh, ưu tiên cho các lĩnh vực: Hỗ trợ chẩn đoán và ra quyết định điều trị lâm sàng; hỗ trợ chẩn đoán hình ảnh; hỗ trợ phẫu thuật…

Theo lộ trình, giai đoạn 2018-2021 hoàn thiện môi trường pháp lý để ứng dụng và phát triển y tế thông minh; Năm 2019 xây dựng trung tâm dữ liệu y tế quốc gia, xây dựng hạ tầng kết nối, chia sẻ thông tin y tế; Năm 2025 xây dựng các trung tâm dữ liệu y tế chuyên ngành và xây dựng hạ tầng kết nối, chia sẻ thông tin y tế trên toàn quốc.

Xây dựng hệ thống quản trị y tế thông minh, ứng dụng, phát triển y tế thông minh trong công tác quản lý về y tế, hiện đại hóa dịch vụ công trực tuyến, góp phần hoàn thiện chính phủ điện tử.

Trong giai đoạn 2018-2021 hoàn thành xây dựng và triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân. Triển khai bệnh án điện tử tại tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại tất cả các BV hạng 2 trở lên. Sau năm 2021: triển khai bệnh án điện tử tại tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc. (732)

 

6. Nâng cao chất lượng thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Theo quy định của Nghị định 15/2018/NÐ-CP của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành Luật An toàn thực phẩm (ATTP), từ ngày 1-7-2019, tất cả các cơ sở sản xuất sản phẩm bảo vệ sức khỏe phải đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP).

Giai đoạn đầu khi có thực phẩm bảo vệ sức khỏe hay còn gọi là thực phẩm chức năng (TPCN), phần lớn sản phẩm phục vụ thị trường trong nước đều nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên đến nay, sản phẩm sản xuất trong nước đã chiếm ưu thế, với 65% đến 70% thực phẩm bảo vệ sức khỏe phục vụ người tiêu dùng do các doanh nghiệp trong nước sản xuất, thậm chí đã có một số loại TPCN của Việt Nam xuất khẩu đi các nước. Thống kê của Cục ATTP (Bộ Y tế), cả nước hiện có hơn 1.000 cơ sở chuyên sản xuất TPCN. Thực tế cho thấy, phần lớn doanh nghiệp sản xuất có quy mô nhỏ, thậm chí nhiều doanh nghiệp hiện nay chỉ có một phòng tại khu tập thể, lắp điều hòa, trang bị vài máy dập viên, máy nghiền cũng là cơ sở sản xuất TPCN; nhân lực tham gia sản xuất cũng đa dạng, nhiều người không có kiến thức chuyên ngành... Sản xuất trong điều kiện như vậy cho nên chất lượng chắc chắn không bảo đảm và nhất là không công bằng trong hoạt động thương mại, khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất quy mô lớn với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại.

Cũng như nhiều nước trên thế giới, việc áp dụng tiêu chuẩn GMP đối với sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe là tất yếu, đó là các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, nhà xưởng, hệ thống lưu thông không khí, chủ doanh nghiệp hoặc cán bộ phụ trách sản xuất ít nhất phải có bằng đại học trong lĩnh vực chuyên ngành. Bên cạnh đó, cơ sở sản xuất phải đáp ứng các quy định chặt chẽ về hệ thống hồ sơ sổ sách; kiểm soát nguyên liệu đầu vào; đạt yêu cầu về hệ thống kiểm nghiệm.

Trước băn khoăn là khi áp dụng tiêu chuẩn GMP sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất của doanh nghiệp, nhất là sẽ dẫn tới thiếu thực phẩm bảo vệ sức khỏe, lãnh đạo Cục ATTP cho rằng điều đó không đáng lo bằng việc cần có những sản phẩm tốt để cho người tiêu dùng sử dụng. Các doanh nghiệp đã được công nhận GMP hoặc doanh nghiệp đang trong quá trình đầu tư (cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người) để đạt tiêu chuẩn GMP đủ khả năng sản xuất phục vụ thị trường.Sau ngày 1-7-2019, doanh nghiệp nào không đủ điều kiện về nhà xưởng, nhưng vẫn muốn kinh doanh thì có thể mang nguyên liệu đến những doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận GMP gia công sản phẩm.

Để giúp doanh nghiệp thực hiện lộ trình đạt tiêu chuẩn GMP, Cục ATTP đã thành lập tổ tư vấn, hướng dẫn và trực tiếp thẩm định.Tổ công tác cũng phối hợp với các hiệp hội và địa phương tập huấn cho doanh nghiệp. Do vậy, kể từ khi triển khai Nghị định của Chính phủ, đã có một số cơ sở được cấp giấy chứng nhận GMP. Ngoài ra còn hàng trăm cơ sở nữa đang trong quá trình làm thủ tục để được công nhận đạt tiêu chuẩn GMP.(600)

 

7. Tăng cường quản lý thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng (TPCN) hay còn được gọi là thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp con người nâng cao sức đề kháng và giảm nguy cơ bệnh tật, là sản phẩm nằm giao thoa giữa thuốc và thực phẩm thông thường TPCN không chỉ mới ở Việt Nam, mà nó còn mới với cả thế giới, cho nên các quy định về quản lý cần phải thay đổi để đáp ứng yêu cầu.

Theo Cục trưởng An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) Nguyễn Thanh Phong, đến nay, Việt Nam có năm văn bản của Bộ Y tế, một Luật, một Nghị định Chính phủ quy định rất chặt chẽ về quản lý TPCN, từ ghi nhãn, quảng cáo, công bố, chứng nhận đủ điều kiện sản xuất của cơ sở; bản công bố các thành phần, công dụng; đối tượng sử dụng; phiếu kiểm nghiệm; các chỉ tiêu về an toàn như vi sinh, kim loại nặng… Theo quy định, từ 1-7-2019, tất cả các cơ sở sản xuất TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải có giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP) tức là điều kiện sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải khác với những sản phẩm thực phẩm thông thường như sản xuất bánh kẹo, bún, phở… tương đương điều kiện sản xuất thuốc.

Ðáng chú ý, cơ quan quản lý nhà nước cũng tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp làm các thủ tục hành chính như công bố, quảng cáo tất cả các thủ tục này đã được thực hiện trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 từ năm 2014. Toàn bộ quá trình giải quyết thủ tục này, doanh nghiệp có thể theo dõi được trên các trang thông tin điện tử, hồ sơ đến chuyên viên nào đang xử lý; yêu cầu sửa đổi, bổ sung cái gì, phát hành công văn yêu cầu ra ngày nào, căn cứ vào quy định nào để yêu cầu sửa đổi, không phải yêu cầu tùy tiện.

Tuy đã có những quy định quản lý khá chặt chẽ, nhưng thực tiễn vẫn có nhiều cơ sở, nhiều cá nhân vì lợi nhuận mà bất chấp pháp luật, bất chấp đạo lý, coi thường sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng, cố tình gian dối trong sản xuất, tuồn ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng, thậm chí là sản phẩm có hại, chứa chất cấm nguy hiểm tới sức khỏe con người. Vi phạm nhiều nhất là các doanh nghiệp, người kinh doanh bán hàng, quảng cáo khi chưa được cấp phép; mặt khác xuất hiện tình trạng quảng cáo, bán hàng trực tuyến nhiều mặt hàng liên quan đến sức khỏe nhưng không công bố, không đăng ký với các cơ quan quản lý nhà nước. Nhiều sản phẩm được ghi bên trên là dược sĩ, bác sĩ tư vấn nhưng thực tế qua thanh tra, kiểm tra, nhiều dược sĩ, bác sĩ đó không có kiến thức về dinh dưỡng, thậm chí chỉ là sinh viên mới ra trường, đóng giả bác sĩ, dược sĩ tư vấn. Hành vi giả làm bác sĩ, dược sĩ để tư vấn người tiêu dùng sử dụng TPCN là rất nguy hiểm, nhiều khi làm cho người bệnh không chỉ mất tiền mà còn tổn hại sức khỏe.

Những sai phạm của các doanh nghiệp đã bị các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định. Chỉ tính riêng trong tám tháng đầu năm 2018, Cục ATTP đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hơn bốn tỷ đồng (chưa kể các sở y tế, 63 chi cục Vệ sinh ATTP và Thanh tra Bộ Y tế, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông). Tất cả các đơn vị vi phạm đều công khai trên trang thông tin điện tử của Cục ATTP về nội dung vi phạm, số tiền bị phạt, hình thức xử phạt.

Nhằm tăng cường công tác quản lý TPCN, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 17/CT-TTg Về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền. Với chỉ thị này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, các lực lượng chức năng phải quán triệt sâu sắc, đề cao trách nhiệm trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nhất là nhóm hàng liên quan đến chăm sóc, nâng cao sức khỏe con người. Về phía Bộ Y tế được yêu cầu tăng cường thanh tra với các hoạt động cấp phép sản xuất, lưu hành, quảng cáo, giám định, chứng nhận chất lượng với mặt hàng dược mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền. Thực hiện chỉ thị này, Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch triển khai, trong đó đẩy mạnh công tác hậu kiểm về ATTP đáp ứng phương thức quản lý của Nghị định số 15/2018/NÐ-CP ngày 2-2-2018.Về phía Cục ATTP cũng đã có quyết định thành lập năm đoàn thanh tra, kiểm tra các vấn đề liên quan đến TPCN. Ðồng thời, có văn bản gửi sở y tế, ban quản lý ATTP các tỉnh, thành phố để triển khai thanh tra, kiểm tra trên địa bàn, tập trung vào các nội dung như: Bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm, quảng cáo sản phẩm... Cục ATTP cũng phối hợp với Cục Quản lý phát thanh - truyền hình (Bộ Thông tin và Truyền thông) công khai thông tin các sản phẩm vi phạm cũng như xử lý các trang thông tin điện tử quảng cáo sản phẩm sai phạm để người tiêu dùng biết và thận trọng khi mua các sản phẩm trên các trang thông tin đó. Ðối với các sản phẩm vi phạm bị đưa vào "danh sách đen" sẽ lấy mẫu kiểm nghiệm chất lượng, bị thanh tra, kiểm tra với tần suất nhiều hơn và khi phát hiện vi phạm sẽ xử phạt nặng hơn. Ðối với những sản phẩm đã bị rút giấy phép đăng ký nhưng doanh nghiệp vẫn lén lút sản xuất, khi phát hiện đề nghị các cơ quan liên quan phối hợp thu hồi toàn bộ sản phẩm và xử phạt với khung cao nhất.

Bên cạnh các giải pháp của cơ quan chức năng, ông Nguyễn Thanh Phong cũng khuyến cáo người tiêu dùng dứt khoát không mua những sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe không ghi rõ thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên nhãn mác, bao bì; không có dòng chữ: "Thực phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh"; những sản phẩm mà phần công dụng ghi là chữa bệnh, điều trị, hoặc chữa khỏi dứt điểm, hoặc sản phẩm tốt nhất… đều là những sản phẩm vi phạm. (1191)

 

8. Ngăn chặn vi phạm liên quan đến quảng cáo

Thống kê của Cục An toàn thực phẩm (Bộ y tế) cho thấy, khoảng 70% số vụ sai phạm thực phẩm chức năng (TPCN) liên quan đến quảng cáo. Các công ty kinh doanh TPCN luôn muốn quảng cáo công dụng quá lên để thu hút người dùng.

Các vi phạm được cơ quan chức năng phát hiện liên quan đến quảng cáo TPCN là: Quảng cáo khi chưa được cấp phép; chưa có thẩm định nội dung; quảng cáo không đúng nội dung thẩm định; quảng cáo TPCN như thuốc chữa bệnh... Nhiều nội dung quảng cáo TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên mạng xã hội hoàn toàn sai sự thật, nhất là các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, sản phẩm làm đẹp, giảm cân. Thời gian gần đây còn có tình trạng quảng cáo, bán hàng trực tuyến nhiều mặt hàng liên quan đến sức khỏe nhưng không công bố, không đăng ký với các cơ quan quản lý nhà nước.

Ðáng chú ý, nhiều đối tượng sử dụng mạng xã hội, thậm chí sử dụng cả một số nhân vật có ảnh hưởng tới công chúng để quảng cáo TPCN. Những người tham gia vào các quảng cáo này không hiểu biết hết các quy định của pháp luật cho nên đã tiếp tay cho sai phạm. Một vi phạm cũng khá phổ biến là các doanh nghiệp vi phạm quảng cáo trên các trang thông tin điện tử, mạng xã hội. Việc quản lý các trang thông tin điện tử, mạng xã hội không thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế cho nên khi phát hiện các vi phạm, Cục ATTP đã phối hợp, đôn đốc các cơ quan chức năng xử lý; đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp, trang thông tin điện tử quảng cáo TPCN sai phạm phải gỡ bỏ nội dung quảng cáo không đúng và đưa thông tin cảnh báo công khai tới người tiêu dùng. Nhưng thực tế, việc xử lý của cơ quan chức năng (Bộ Thông tin và Truyền thông) cũng rất khó vì nhiều trang thông tin điện tử có máy chủ đặt tại nước ngoài.

TPCN chỉ có tác dụng nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm triệu chứng, không có tác dụng điều trị, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Vì thế, người tiêu dùng không nên sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng có quảng cáo dưới các hình thức như: Dùng thư cảm ơn của bệnh nhân, dùng hình ảnh cán bộ y tế, sử dụng danh nghĩa, hình ảnh cơ quan y tế để quảng cáo… Bởi với những hành vi quảng cáo này, chưa cần kiểm tra đã cho thấy quảng cáo không đúng quy định.

Nhằm chấn chỉnh hoạt động quảng cáo TPCN, thời gian gần đây Cục ATTP phối hợp Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) công khai thông tin về các sản phẩm vi phạm, các trang thông tin điện tử quảng cáo sản phẩm sai phạm, đồng thời thanh tra, kiểm tra, xử lý rất nhiều vụ việc. Bên cạnh các biện pháp xử phạt theo đúng quy định pháp luật, hằng tuần Cục ATTP sẽ công khai tên các doanh nghiệp, các sản phẩm, các trang điện tử quảng cáo TPCN không đúng nội dung được cấp phép quảng cáo, trên trang thông tin điện tử của Cục ATTP và các phương tiện thông tin báo chí để cảnh báo tới người tiêu dùng. Với những sản phẩm TPCN bị phát hiện có sai phạm về quảng cáo trên một số trang thông tin điện tử, mạng xã hội nhưng doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm đó không thừa nhận, Cục ATTP sẽ đưa các sản phẩm vi phạm này vào "danh sách đen".

Như vậy, ngoài phạt tiền, thu hồi bản công bố sản phẩm… thì việc công khai tên các cơ sở vi phạm, sản phẩm vi phạm cùng các hình phạt bổ sung sẽ có hiệu quả rất lớn, thậm chí hiệu quả còn cao hơn xử phạt hành chính, bởi không ít doanh nghiệp sẵn sàng nộp tiền phạt rồi lại vi phạm. (714)

 

9. Mô hình bác sĩ gia đình giúp giảm tải bệnh viện tốt hơn

Trước đây, người bệnh luôn phải tự tìm đến bác sĩ khi đau yếu và phải mất khá nhiều thời gian chờ đợi tại các BV.Hiện nay người bệnh sẽ được bác sĩ đến tận nhà thăm khám, điều trị với một mức chi phí không quá cao.Đây là mô hình được Bộ Y tế nhân rộng nhằm giảm tải các BV lớn.

Sự thuận tiện dành cho bệnh nhân

ChịMai Hương, sống tại quận Hai Bà Trưng Hà Nội cho biết, con chị mới 12 tháng tuổi sốt liên tục gần 1 ngày. Nhà chị neo người.Nếu như mọi khi, hai mẹ con chị phải thuê taxi đến BV khám dịch vụ nhưng phải chờ đợi lấy số, đến lượt mất rất nhiều thời gian.Bây giờ, chị chỉ việc gọi BS thuộc Trung tâm BSGĐ đến nhà thăm khám cho con, tổng chi phí 350.000 đồng.

Sau khi thăm khám kỹ và kết luận con chị bị viêm tai giữa, các bác sĩ làm vệ sinh tai, kê thuốc cho cháu. Chị thấy rõ đây là một dịch vụ hữu ích cho người dân. Chị chia sẻ: “Mỗi lần đến BV, con tôi chỉ được các bác sĩ khám trong vòng khoảng 5 – 10 phút vì số lượng bệnh nhân quá đông. Nhưng khi tới nhà, BS khám và điều trị cho cháu hết 45 phút rất ân cần, chu đáo. Tôi hy vọng mô hình được nhân rộng để tạo thuận lợi hơn cho người bệnh”.

Trung tâm Bác sĩ gia đình (BSGĐ) Hà Nội (75 Hồ Mễ Trì) là mô hình tư nhân đầu tư, thuộc Sở Y tế Hà Nội quản lý. Tại trung tâm, từ việc quản lí, phương thức hoạt động và việc thăm khám của các bác sĩ đều tuân thủ tuyệt đối theo mô hình BSGĐ.

BS Nguyễn Tá Dũng, GĐ Trung tâm BSGĐ Hà Nội cho biết, dịch vụ đăng ký khám tại nhà được lựa chọn nhiều với các trường hợp có bệnh mãn tính: Đái tháo đường, xương khớp, người có cơn tăng huyết áp... và chăm sóc những bệnh nhân sau phẫu thuật. Có những tình huống gấp gáp, được người nhà gọi điện lúc nửa đêm, khi trời sáng, các BS lại vội vã chạy đến với bệnh nhân. Bác sĩ Dũng tâm sự: Chúng tôi thực sự không thể yên lòng trước những tình huống nguy kịch của bệnh nhân. Ý nghĩ người bệnh đang chờ mình chính là động lực để chúng tôi đến và thăm khám cho họ bất kể giờ giấc.

Tương tự như vậy, bà Năm sống tại quận Bình Thạnh, TP HCM bị cao huyết áp.Gia đình đã gọi BSGĐ tới nhà thăm khám cho bà. Các BS tiến hành đo huyết áp, kiểm tra các chỉ số của bệnh nhân và thông báo tình trạng bệnh, đưa ra những lời khuyên về điều chỉnh thuốc cho bà N. Với bệnh nhân huyết áp cao, liệt nửa người như bà, trước đây sẽ phải nằm viện điều trị, gây nhiều bất tiện cho bản thân và gia đình. Từ khi có dịch vụ BSGĐ thăm khám tại nhà đã giảm tải cho BV và việc khám, lắng nghe, chia sẻ, tư vấn cho người bệnh được kỹ càng hơn.

Tại BV Quận 2, TP HCM, từ khoảng 4 – 5 năm nay, ngoài việc khám tại nhà theo yêu cầu ưu tiên cho người bệnh đi lại khó khăn, BV còn triển khai khám chuyên khoa, khám di chúc. Bác sĩ Trần Văn Khanh, GĐ BV quận 2, TP HCM, cho biết khám chuyên khoa BV phải đưa 3 bác sĩ, điều dưỡng, dụng cụ máy móc đến tận nhà người dân trên địa bàn, làm giấy tờ pháp lý, giá mỗi lần như vậy là 2 triệu đồng. Phí dịch vụ cho 1 lần khám thông thường chỉ 200.000 đồng, bệnh nhân đến BV nhận thuốc và được bảo hiểm y tế thanh toán theo quy định. BS Khanh chia sẻ: “Việc khám tại nhà giúp người bệnh khó khăn trong đi lại không phải đến BV chờ đợi, qua đó cũng là cách giảm tải ở BV”.

Nhân rộng mô hình BSGD để giảm tải BV

Bộ Y tế Việt Nam đang triển khai, nhân rộng mô hình BSGĐ tại các tỉnh, TP. Mô hình BSGĐ bao gồm các dịch vụ thăm khám, tiêm chủng, phòng chống suy dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, kế hoạch hóa gia đình, phát hiện sớm và phòng chống một số bệnh… Đây là mô hình chăm sóc sức khỏe hiệu quả và gần dân nhất.Việc quản lý mô hình BSGĐ sẽ được thống nhất trên toàn quốc với xu hướng sẽ được chi trả toàn bộ đối với những người tham gia BHYT.

Nhiều người cho rằng, BSGĐ khác gì với việc bác sĩ đến khám tận nhà?BSGĐ hoàn toàn khác với bác sĩ đến khám tại nhà. Khám tại nhà chỉ là đến khám và đi về, mang tính nhất thời, còn BSGĐ là mô hình chăm sóc sức khỏe lâu dài, liên tục và có tính cộng đồng cao, bởi họ còn có nhiệm vụ tham gia hướng dẫn phòng bệnh, phát hiện sớm bệnh cũng như kiểm soát bệnh mạn tính. Người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề về y học gia đình.

Theo đề án, việc xây dựng và phát triển mạng lưới BSGĐ sẽ được triển khai lồng ghép với mạng lưới y tế sẵn có, bao gồm: Hệ thống phòng khám thuộc các cơ sở khám chữa bệnh công lập; phòng khám BSGĐ lồng ghép chức năng với trạm y tế xã, phường. Đặc biệt là phòng khám BSGĐ tư nhân để quản lý và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện, liên tục cho từng cá nhân, gia đình.

Theo mô hình này, BSGĐ đảm đương 3 vai trò chính: Khám lâm sàng, y tế dự phòng và bác sĩ tâm lý cho bệnh nhân. Họ sẽ khám sàng lọc, giải quyết được phần lớn các bệnh lý thông thường để tránh trường hợp người dân tự ý chuyển lên tuyến trên điều trị. BSGĐ góp phần giảm bớt gánh nặng về thời gian và công việc cho các bác sĩ chuyên khoa liên quan, giảm sự quá tải BV, đồng thời tiết kiệm được kinh phí nằm viện cho bệnh nhân cũng như cho ngành Bảo hiểm y tế. (1092)

 

10. 4.144 trường hợp phản ứng sau tiêm chủng

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết trong 6 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 4.114 trường hợp phản ứng thông thường và 30 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.

Trong đó 27/30 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng là trẻ sau tiêm các vắc xin trong tiêm chủng mở rộng và 3 trường hợp tai biến nặng sau tiêm các vắc xin trong tiêm chủng dịch vụ.

Các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng các vắc xin trong tiêm chủng mở rộng ghi nhận tại 12 tỉnh, TP, gồm: Phú Thọ (7), Bắc Giang (3), Thanh Hóa (5), Bà Rịa-Vũng Tàu (3), Hà Nội (2) và Hải Dương, Sơn La, Đắk Lắk, Bình Định, Hậu Giang, Cần Thơ, Ninh Bình mỗi địa phương 1 trường hợp; 25 ca hồi phục và 2 ca tử vong.

Theo đánh giá của Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vắc xin, trong số các ca tai biến nặng có 13% do trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý của trẻ; 70% phản vệ/phản ứng quá mẫn sau tiêm chủng và 17% các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng không rõ nguyên nhân. (210)

 

11. Vắc xin sởi dịch vụ có tốt hơn vắc xin tiêm chủng mở rộng?

Nhiều lựa chọn vắc xin phòng sởi trên thị trường

Sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tốc độ lây lan rất nhanh. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm não, thậm chí là tử vong.

Vắc xin sởi được coi là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.Điều này đã được các quốc gia trên thế giới khẳng định.Tuy nhiên hiện trên thị trường có khá nhiều loại vắc xin sởi, khiến các bậc phụ huynh băn khoăn không biết lựa chọn sản phẩm nào.

Trong buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Sử dụng vắc xin sởi do Việt Nam sản xuất: Sự lựa chọn an toàn?” do Bộ Y tế và VietnamPlus phối hợp tổ chức, các chuyên gia y tế đã đưa ra nhiều thông tin về các loại vắc xin phòng sởi đang lưu hành trên thị trường Việt Nam hiện nay.

Theo tiến sĩ Đặng Thị Thanh Huyền - Phó trưởng Văn phòng Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, hiện trên thị trường có nhiều loại vắc xin phòng sởi.

Bao gồm vắc xin sởi sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng bao gồm vắc xin sởi đơn và vắc xin phối hợp sởi-rubela. Ngoài ra, trên thị trường còn có các vắc xin phối hợp hai trong một sởi-rubella và vắc xin phối hợp ba trong một sởi-quai bị-rubella (MMR II)".

Tiến sĩ Huyền thông tin: "Thành phần vắc xin sởi và rubella trong vắc xin của chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ là tương đương nhau.

Do vậy, những trẻ đã tiêm vắc xin hai trong một sởi-rubela hoặc vắc xin ba trong một sởi-quai bị-rubella tại các cơ sở dịch vụ vẫn có thể tiêm nhắc mũi tiếp theo với vắc xin sởi-rubela trong chương trình tiêm chủng mở rộng mà không cần tiêm lại từ đầu. Tương tự, những trẻ đã tiêm vắc xin sởi-rubela trong chương trình tiêm chủng mở rộng vẫn có thể tiêm nhắc mũi tiếp theo với vắc xin sởi-rubela tại các cơ sở dịch vụ".

Vắc xin sởi cho tiêm chủng mở rộng do Việt Nam sản xuất có an toàn?

Trước những băn khoăn về hiệu quả của vắc xin phòng sởi do Việt Nam sản xuất của nhiều người hiện nay, tến sỹ Đặng Thị Thanh Huyền cho biết: "Vắc xin sởi-rubela do Việt Nam là sản phẩm chuyển giao công nghệ do Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ. Vắc xin này có hiệu quả phòng bệnh tương đương với vắc xin sởi-rubela nhập khẩu đã sử dụng trong các năm trước đây.Vắc xin sởi-rubela cùng loại, trên cùng quy trình sản xuất tại Nhật Bản đã được cung ứng và sử dụng tại nhiều quốc gia".

Vắc xin sởi dịch vụ có tốt hơn vắc xin tiêm chủng mở rộng?

Được biết, việc tiêm chủng vắc xin sởi-rubela được thực hiện tại tất cả các xã phường trên toàn quốc và tuân thủ các quy định của Bộ Y tế để đảm bảo an toàn cho trẻ em. Trước đó, vắc xin sởi-rubela do Trung tâm nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (Polyvac), Bộ Y tế sản xuất đã được triển khai trên quy mô nhỏ cho hàng chục ngàn trẻ em tại bốn tỉnh, thành phố của cả bốn khu vực miền Bắc, miền Trung, miền Nam, Tây Nguyên và cho thấy vắcxin này là rất an toàn.

Cũng theo tiến sĩ Huyền, sau hơn 5 tháng sử dụng không ghi nhận bất kỳ trường hợp phản ứng nghiêm trọng sau tiêm chủng vắc xin sởi-rubela do POLYVAC sản xuất.

Các địa phương báo cáo một số trường hợp phản ứng nhẹ như sốt, phát ban sau tiêm vắc xin.Tuy nhiên, tất cả các trường hợp này đều tự khỏi trong vòng một đến hai ngày. Đối với các trẻ có phát ban nhưng dấu hiệu thường nhẹ, không điển hình và không cần phải điều trị. Tuy nhiên, tỷ lệ này nằm trong mức quy định đã được nhà sản xuất thông báo. (709)

 

12. Nhiều trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp nhập viện, nhiều người nhầm bệnh

Một tháng trở lại đây, Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương tiếp nhận nhiều ca bệnh nhi bị nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV). Trong đó, nhóm đối tượng trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi phải đối diện với nhiều nguy cơ...

Khoa Hô hấp (BV Nhi Trung ương) đang điều trị nội trú cho gần 20 trẻ bị nhiễm RSV. PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh – Phó trưởng khoa Hô hấp (BV Nhi Trung ương) cho biết, trong vòng một tháng nay, số bệnh nhân nhiễm RSV đang có dấu hiệu gia tăng đột biến. Mỗi ngày, chỉ riêng khoa hô hấp đã tiếp nhận từ 5-10 ca bệnh nặng, tập trung vào nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Không ít trường hợp bố mẹ nghĩ con bị cúm thông tường nhưng sau khi xét nghiệm mới biết nhiễm RSV. Như trường hợp bệnh nhi N.H.A (5 tháng tuổi, ở Phú Thọ) đã phải nằm điều trị tại BV Nhi Trung ương gần một tháng.

Mẹ bệnh nhi cho hay, giữa tháng 8, bé bỗng có biểu hiện ho húng hắng, sổ mũi và sốt cao. Mẹ kiên trì cho con bú sữa mẹ, dùng thuốc hạ sốt và dùng thêm các bài thuốc dân gian để trị ho, nhưng sau 4 ngày, bệnh của bé nặng hơn. Khi đưa vào viện, bệnh nhi ho nhiều, khó thở, rút lõm lồng ngực…

Các bác sĩ đã thăm khám, làm xét nghiệm và chẩn đoán bé bị viêm phế quản phổi, suy hô hấp độ 2 và dương tính với virus hợp bào hô hấp. Do suy hô hấp nặng, bệnh nhi phải thở máy, sau đó thở ôxy và điều trị kháng sinh trong suốt những ngày nằm viện.

PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh cho biết thêm, RSV là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi.Bệnh phát triển mạnh vào mùa đông – xuân, xuân – hè nhưng năm nay, dịch bệnh xuất hiện sớm hơn so với thông thường. Không chỉ gia tăng mà diễn biến các ca bệnh có chiều hướng phức tạp và nặng hơn.

Khi trẻ nhiễm RSV, triệu chứng khởi điểm là hắt hơi, sổ mũi nhiều và có thể sốt nhẹ tới cao.Một số trẻ bị nhẹ vẫn có thể sinh hoạt bình thường, thậm chí tự khỏi bệnh sau 3-5 ngày. Tuy nhiên, với nhiều trường hợp, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, trẻ đẻ non, thiếu cân, tim bẩm sinh… do sức đề kháng kém, cấu trúc đường thở chưa hoàn thiện nên dễ bị virus tấn công...

Cũng theo PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh, bệnh do RSV gây ra không có thuốc điều trị đặc hiệu.

Khi trẻ mắc bệnh, cần cho trẻ uống nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt và đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt, giàu vitamin… Trẻ có thể tự khỏi, nhưng cần theo dõi sát để phát hiện các dấu hiệu nặng và đưa trẻ tới bệnh viện, cơ sở y tế kịp thời.

Những trường hợp bội nhiễm phổi phải uống thuốc kháng sinh, truyền dịch, thậm chí hỗ trợ thở ôxy… Cha mẹ sẽ không thể nhận định được trẻ chỉ bị nhiễm virus thông thường hay đã bị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới để quyết định sử dụng thuốc một cách hợp lý.

RSV có khả năng lây lan mạnh, nếu các gia đình chủ quan không cho con đi khám, không biết con nhiễm bệnh sẽ dễ khiến cho virus này phát tán rộng trong cộng đồng.(604)

 

13. Kiểm soát việc sử dụng chi phí bảo hiểm y tế: Sức mạnh của công nghệ thông tin

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Hiệp hội An sinh xã hội Đông Nam Á (ASSA) lần thứ 3 tổ chức tại Nha Trang, Khánh Hòa mới đây nhiều đại biểu đánh giá công nghệ thông tin giúp kiểm soát tốt việc sử dụng chi phí BHYT.

Kinh nghiệm nhìn từ các nước

Chia sẻ về việc quản lý trong chi phí BHYT, đại diện đến từ nước Philippine cho biết, thành công trong lĩnh vực BHYT của quốc gia này là việc chuyển đổi dữ liệu riêng lẻ, thủ công thành dữ liệu số được quản lý thống nhất. Theo đó tại Philippine, Chính phủ đặt mục tiêu phổ cập chăm sóc y tế trên toàn quốc, với chiến lược thu hút nguồn vốn phù hợp, thúc đẩy sử dụng số liệu một cách hiệu quả và tham vọng đến năm 2020 đạt được mục tiêu tối ưu hoá số liệu.

Chương trình chuyển đổi dữ liệu số của Tập đoàn BHYT Philippine (PhilHealth) là một trong những đơn vị đi tiên phong trong chuyển đổi dữ liệu số. Cụ thể, PhilHealth đã từng bước tối ưu hoá việc tích hợp, xử lý số liệu; tạo ra một quy trình quản lý và quản trị dữ liệu do các nhà lãnh đạo cấp cao chỉ đạo việc tạo ra các giải pháp mới, cùng với ngân sách, nhân lực và chính sách phù hợp.

PhilHealth cũng chia sẻ dữ liệu với Bộ Y tế (DOH) để hỗ trợ chương trình bảo hiểm và sức khỏe quốc gia; tạo ra sự kết nối giữa các cơ quan.

Việc chuyển đổi dữ liệu là chìa khóa cho sự sống còn và thành công của PhilHealth.Bên cạnh đó, việc xử lý và sử dụng dữ liệu hiệu quả cũng được đánh giá là yêu cầu quan trọng để bảo vệ rủi ro tài chính cho các thành viên và tất cả người dân Philippine, khi BHYT toàn dân được ban hành thành luật.

Ở Camphuchia, ông Heng Sophannarith- Phó Vụ trưởng về BHYT (Bộ Lao động và Đào tạo nghề Camphuchia) cho biết, hệ thống Bảo trợ xã hội của quốc gia này cũng áp dụng mạnh mẽ CNTT trong quản lý và mở rộng diện bao phủ BHYT.

Theo ông Heng Sophannarith, hiện Camphuchia có dân số trên 15 triệu người.Hệ thống Bảo trợ xã hội của nước này có sự phê duyệt của Chính phủ; chia làm 2 nhóm là BHXH và phúc lợi xã hội. Hiện Camphuchia có 1,4 triệu lao động đang tham gia BHXH. Người tham gia được KCB, phòng bệnh, trợ cấp ốm đau và nghỉ thai sản, được thanh toán một số chi phí khác...

Còn tại Thái Lan, bà Siripan Muangsin- thuộc Văn phòng Đảm bảo Y tế quốc gia Thái Lan (NHSO) cho hay, Thái Lan đã ứng dụng rất thành công CNTT vào các chương trình ASXH, với mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau. Chính phủ Thái Lan đã ban hành Luật ASXH quốc gia vào năm 2002. Theo luật này, NHSO được thành lập, nhằm quản lý việc cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cho toàn bộ người dân cũng như quản lý Quỹ BHYT quốc gia. NHSO có nhiệm vụ quản lý dữ liệu về những người được hưởng chế độ, các cơ sở chăm sóc y tế và những mạng lưới của cơ sở chăm sóc y tế; kiểm soát và giám sát các cơ sở chăm sóc y tế và mạng lưới y tế; thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin liên quan đến việc thực hiện các DVYT…

“Với mục tiêu để không ai bị bỏ lại phía sau, chúng tôi đã cố gắng tạo những điều kiện thuận lợi nhất để người dân có thể tham gia BHYT và thụ hưởng.NHOS thiết kế các chương trình mới, với hệ thống thông tin y tế lấy người bệnh làm trung tâm.Đặc biệt là việc sử dụng hệ thống thông tin cung cấp dữ liệu qua điện thoại di động để chia sẻ thông tin.Hồ sơ của người bệnh có thể được kiểm tra trên điện thoại di động, để người dân có thể nắm bắt.Số liệu được tổng hợp từ nhiều nhà cung cấp khác nhau và được thống nhất về một đầu mối nên rất thuận tiện”- bà Siripan Muangsin chia sẻ.

Giảm bội chi nhờ ứng dụng CNTT

Trước những kết quả tích cực trong việc áp dụng CNTT đem lại trong quản lý quỹ BHYT, tại Việt Nam  hệ thống giám định BHYT điện tử của BHXH Việt Nam đã đi vào hoạt động được 2 năm nay và phát huy hiệu quả rất tốt. Hiện, Việt Nam có dân số 93 triệu người; tỉ lệ người có BHYT chiếm trên 86,9% dân số; số cơ sở y tế trên cả nước khoảng 14 ngàn đơn vị; có 22 ngàn hạng mục thuốc và 18 ngàn DVKT...

Theo ông Dương Tuấn Đức- Giám đốc Trung tâm Giám định BHYT và TTĐT khu vực phía Bắc BHXH Việt Nam, nếu như  trước đây, BHXH Việt Nam giám định BHYT thủ công bằng hồ sơ giấy. Sau đó, đã xây dựng dữ liệu chuẩn, triển khai thực nghiệm và từ năm 2015 xây dựng mã danh mục các DVYT; xây dựng dữ liệu đầu ra chuẩn và xây dựng hệ thống thông tin BHYT. Từ năm 2016, BHXH Việt Nam thiết lập cơ sở hạ tầng để kết nối các cơ sở y tế; vận hành hệ thống thông tin BHYT vào các hoạt động giám định. Từ năm 2017, đã ứng dụng bệnh án điện tử trong thanh toán BHYT, sử dụng phần mềm theo dõi KCB BHYT.

“Trước đây, do làm thủ công, nên chỉ có thể kiểm tra khoảng 10% hồ sơ, nhưng khi có phần mềm có thể kiểm tra tự động 100% các hồ sơ yêu cầu thanh toán. Ứng dụng phần mềm cũng giúp bác sĩ có thể kiểm tra quá trình KCB của bệnh nhân; chia sẻ thông tin, theo dõi xu hướng bệnh tật, cấp thuốc... Nhìn chung, hệ thống kiểm soát rất tốt việc sử dụng chi phí BHYT trong toàn hệ thống...”- ông Đức cho biết.   (1048)

 

14. Hà Nội sắp kiểm tra hoạt động kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn trên toàn thành phố

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản về tăng cường quản lý kết nối các cơ sở cung ứng thuốc và việc triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn” giai đoạn 2017-2020.

Ngày 20.9, UBND TP Hà Nội ban hành Văn bản số 4407/UBND-KGVX về tăng cường quản lý kết nối các cơ sở cung ứng thuốc và thực hiện Kế hoạch số 155/KH-UBND ngày 7.8.2018 về việc triển khai, thực hiện Đề án “Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn” giai đoạn 2017-2020.

Theo đó, UBND thành phố Hà Nội giao Sở Y tế triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn” giai đoạn 2017-2020.

UBND TP Hà Nội Đề xuất thành lập tổ công tác của Thành phố, gồm lãnh đạo các Sở: Y tế, Công Thương, Thông tin và Truyền thông và Viettel Hà Nội, Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội, trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt.

“Tổ chức kết nối các cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc; Nhà thuốc/quầy thuốc trong khuôn viên cơ sở khám, chữa bệnh và tủ thuốc trạm y tế xã trên địa bàn thành phố Hà Nội, hoàn thành trong năm 2018”, văn bản nêu.

UBND TP Hà Nội giao Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở về kết nối các cơ sở cung ứng thuốc, thực hiện kê đơn và bán thuốc theo đơn.

Giao Sở Công Thương tăng cường kiểm tra các cơ sở cung ứng thuốc việc mua bán thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có hóa đơn, chứng từ, thuốc giả, xử lý nghiêm những cơ sở vi phạm.

UBND TP giao UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn” giai đoạn 2017-2020. (349)

 

15. Đến năm 2021, Hà Tĩnh giảm tối thiểu 57% đơn vị sự nghiệp y tế công lập

Đây là một trong những mục tiêu mà UBND tỉnh Hà Tĩnh đặt ra trong Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 94/2018/NQ-HĐND ngày 18/7/2018 của HĐND tỉnh về một số chính sách thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế ngành Y tế Hà Tĩnh.

Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 94/2018/NQ-HĐND ngày 18/7/2018 của HĐND tỉnh nhằm đổi mới, xây dựng tổ chức bộ máy ngành Y tế Hà Tĩnh đảm bảo tinh gọn, cơ cấu hợp lý, giảm đầu mối, tránh chồng chéo, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phù hợp vói chức năng, nhiệm vụ được giao; từng bước phát triển các đơn vị sự nghiệp tự chủ về tài chính, nhân sự, tổ chức bộ máy để giảm dần tỷ trọng ngân sách nhà nước cấp cho các đơn vị sự nghiệp; tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức và người lao động.

Theo đó, giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021, giảm tối thiểu 57% đơn vị sự nghiệp y tế công lập trong toàn tỉnh; đạt tối thiểu 18% đơn vị sự nghiệp có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo được toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên (tự chủ nhóm II); hoàn thành việc thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Pháp y và Giám định y khoa, các Trung tâm Y tế tuyến huyện; giảm tối thiểu 45% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước so với biên chế được giao năm 2015.

Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025, đạt tối thiểu 27% đơn vị sự nghiệp y tế trong toàn tỉnh có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo được toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên (tự chủ nhóm II); giảm tối thiểu 50% biên chế hưởng lương từ ngân sách Nhà nước so với biên chế được giao năm 2021.

Giải pháp để đạt các mục tiêu trên là tiếp tục củng cố và kiện toàn, nâng cao năng lực hoạt động các tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở Y tế; các chi cục trực thuộc Sở Y tế (việc điều chỉnh cơ cấu tổ chức của các tổ chức, đơn vị được thực hiện sau khi có các nghị định, hướng dẫn của Chính phủ).

Tổ chức lại các trung tâm: Y tế dự phòng tỉnh; Phòng chống sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng; Da liễu; Phòng, chống HIV/AIDS; Truyền thông Giáo dục sức khỏe; Chăm sóc sức khỏe sinh sản, để thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh;

Tổ chức lại Trung tâm Pháp y và Trung tâm Giám định Y khoa thành Trung tâm Pháp y và Giám định Y khoa Hà Tĩnh. Kiện toàn tổ chức, bộ máy, đổi tên Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm Hà Tĩnh thành Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm.

Thực hiện việc chuyển giao các đơn vị y tế tuyến huyện về một đầu mối quản lý để thực hiện việc sáp nhập, sắp xếp lại các cơ sở y tế tuyến huyện, tuyến xã (việc phân cấp quản lý y tế tuyến huyện, xã chờ chủ trương của Chính phủ thống nhât chung trong cả nước).

Tổ chức lại các đơn vị: Trung tâm Y tế/Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và Bệnh viện đa khoa tuyến huyện trên cùng địa bàn thành Trung tâm Y tế tuyến huyện. Chuyển chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực dân số về ủy ban nhân dân cấp huyện.

Sáp nhập Bệnh viện đa khoa khu vực Cửa khẩu Quốc tế cầu Treo thành cơ sở 2 của Trung tâm Y tế huyện Hương Sơn. Tổ chức lại Phòng khám đa khoa khu vực Đức Lĩnh thành cơ sở 2 của Trung tâm Y tế huyện Vũ Quang.

Đối với y tế tuyến xã, rà soát, sắp xếp hợp lý các trạm y tế cấp xã, phường, thị trấn theo quy mô vùng (vùng 1, 2 và 3). Bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình và công tác y tế trường học cho các trạm y tế. Căn cứ vào diện tích, địa giới hành chính, điều kiện giao thông, quy mô dân số của xã, phường, thị trấn để sắp xếp lại trạm y tế đảm bảo hợp lý, phát huy hiệu quả hoạt động (việc sắp xếp lại các trạm y tế còn gắn với việc sắp xếp lại địa giới hành chính cấp xã sau khi có quyết định của tỉnh).

Về sắp xếp, bố trí lại đội ngũ, sẽ bố trí đủ số lượng cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, hạng đơn vị sự nghiệp, quy mô giường bệnh theo đúng các quy định hiện hành; tiếp nhận biên chế viên chức có trình độ chuyên môn y, dược đang thực hiện nhiệm vụ y tế học đường tại các trường học về trạm y tế và các đơn vị y tế khác còn thiếu nhân lực và bố trí theo cơ cấu vị trí việc làm; thực hiện việc điều động, biệt phái công chức, viên chức giữa các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh để đảm bảo cân đối số lượng và cơ cấu chức danh nghề nghiệp; khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức và người lao động dôi dư sau rà soát, sắp xếp nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu chuyển đổi vị trí công tác hoặc thôi việc.

Cùng với sắp xếp, tổ chức lại bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, kế hoạch mà UBND tỉnh đưa ra cũng tập trung rà soát việc sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp, số lượng công chức, viên chức, người lao động; đề xuất tuyển dụng đủ biên chế được giao; chủ động đề xuất điều chỉnh số lượng cơ cấu, đội ngũ cán bộ, công chức, viẽn chức gắn với tiêu chuẩn chức danh vị trí việc làm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan đơn vị; xác định rõ người có năng lực, cử đi đào tạo, bồi dưỡng, để tạo nguồn quy hoạch; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vu đáp ứng yêu cầu chuẩn chức danh theo ngạch công chức, vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp...(1112)

 

16. Quảng Ngãi: Tổ chức 523 đoàn kiểm tra định kỳ về an toàn thực phẩm

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có báo cáo kết quả kiểm tra, thanh tra liên ngành về công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm quý III năm 2018, chỉ đạo về an toàn thực phẩm trong dịp tết Trung thu năm 2018.

Theo báo cáo số 219/BC-UBND ngày 20-9, kết quả thực hiện Chỉ thị số 13 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP) Quý III năm 2018 của UBND tỉnh Quảng Ngãi, ngành y tế đã lập 523 đoàn kiểm tra định kỳ cơ sở nước uống đóng chai, đá viên, dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, đã tiến hành kiểm tra 4.439 cơ sở, trong đó xử phạt 32 cơ sở với số tiền 109 triệu đồng.

Ngành y tế tỉnh này cũng tổ chức công tác giám sát, hậu kiểm, lấy 31 mẫu thực phẩm. Kết quả, 10/11 mẫu thức ăn chín nhiễm Coliform, 7/12 nước uống đóng chai nhiễm Pseudomonas aeruginosa và Coliform, 7/8 mẫu đá viên nhiễm Coliform. Đối với sử dụng kiểm tra nhanh để giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm, có 1.145/1.163 mẫu đạt (11 mẫu không đạt độ sạch bát đĩa, 7 mẫu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật).

Ngành công thương đã tổ chức kiểm tra 110 cơ sở (107 cơ sở sản xuất, kinh doanh và 3 chợ), phát hiện 19 cơ sở vi phạm, xử phạt 18 cơ sở tổng số tiền hơn 18 triệu đồng; 1 tiểu thương kinh doanh chả tại chợ Quảng Ngãi có hàm lượng Natri Benzoat vượt mức cho phép.

Ngoài ra, ngành công thương đã thực hiện kiểm tra nhanh 102 mẫu thực phẩm và lấy 7 mẫu gửi đi kiểm tra hàm lượng Natri Benzoat, trong đó có 1 mẫu chả sống vượt mức cho phép, các mẫu bún tươi, bánh kem, bánh mì ngọt nằm trong giới hạn cho phép, riêng 3 mẫu ( 2 mẫu chả chín,  1 mẫu tinh bột mì) chưa có kết quả...(348)

 

17. TPHCM có trạm cấp cứu vệ tinh thứ 25

Bệnh viện quận 1 đã ra mắt Trạm cấp cứu vệ tinh 115.Đây là trạm cấp cứu vệ tinh thứ 25 của TPHCM và là trạm thứ 2 phục vụ hoạt động cấp cứu trên địa bàn quận 1.

PGS - TS Tăng Chí Thượng, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM, đánh giá cao những nỗ lực của BV quận 1, tuy còn khó khăn về cơ sở vật chất nhưng vẫn chủ động đăng ký tham gia thực hiện Trạm cấp cứu vệ tinh 115.

Quận 1 là khu trung tâm của TP, có nhiều khách du lịch và nơi tổ chức các lễ hội, do vậy bệnh viện cần triển khai thêm đơn vị “Cấp cứu trong ngày”.

Bên cạnh đó, Sở Y tế khuyến khích bệnh viện phối hợp với Trung tâm Cấp cứu 115 nghiên cứu chế tạo loại xe cấp cứu 2 bánh cơ động và đơn giản để sử dụng trong những trường hợp xe cứu thương khó tiếp cận được hiện trường; phối hợp chặt chẽ với các bệnh viện tuyến cuối của TP trong thực hiện quy trình báo động đỏ liên viện. (192)

 

18. TP.HCM tăng cường kiểm tra các spa, dịch vụ chăm sóc da mặt...

Đã có 3 trường hợp tiêm filler làm đầy mũi bị biến chứng mù mắt do làm tại các spa, người tiêm không có chuyên môn nghiệp vụ hàng nghề y, điểm tiêm không phép...

Nguồn tin từ Sở Y tế TP.HCM cho biết Giám đốc Sở Y tế, GS - TS Nguyễn Tấn Bỉnh, đã có công văn chỉ đạo 24 quận huyện tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, các cơ sở spa, chăm sóc da, dịch vụ chăm sóc da mặt, cắt tóc, gội đầu… nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các cơ sở có thực hiện các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực y tế hoạt động không phép.

Theo báo cáo của Thanh tra Sở Y tế TP, qua kiểm tra trên mạng xã hội, công tác hành nghề y tế tư nhân, các dịch vụ spa, chăm sóc da, cắt tóc gội dầu… cho thấy nhiều nơi có thực hiện quảng cáo dịch vụ liên quan đến khám, chữa bệnh như tiêm filler, botox, tắm trắng, căng da mặt… cho khách hàng.

Thanh tra đã phát hiện các cơ sở nêu trên hoạt động lén lút gây biến chứng cho người dân, có tính chất đối phó với cơ quan quản lý nhà nước.

Như Thanh Niên đã thông tin, thời gian qua đến địa bàn TP đã có 3 trường hợp tiêm filler biến chứng mù mắt, nhiều nạn nhân khác bị hoại tử mũi, mặt… phải đi bệnh viện cấp cứu, xử lý. (254)

 

19. Triển khai tiêm vắc-xin bại liệt (IPV) trong tiêm chủng mở rộng

Sáng 21-9, Trung tâm Y tế dự phòng Thanh Hóa tổ chức tập huấn triển khai tiêm vắc-xin bại liệt (IPV) trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho hơn 80 cán bộ y tế đến từ trung tâm y tế các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Tại lớp tập huấn, các giảng viên của Trung tâm Y tế dự phòng Thanh Hóa đã giới thiệu về vắc-xin bại liệt tiêm (IPV), hướng dẫn triển khai vắc-xin bại liệt tiêm cho trẻ đủ 5 tháng tuổi; các quy định về thực hiện “An toàn trong tiêm chủng mở rộng”.

Vắc-xin bại liệt tiêm do Công ty Sanofi Paster Pháp sản xuất, có tên thương mại là IMOVAX POLIO. Vắc-xin đã được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam và được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Sử dụng vắc-xin bại liệt tiêm nhằm tăng cường miễn dịch bảo vệ đối với vi rút bại liệt tuýp 1,3 đồng thời gây miễn dịch chủ động đối với tuýp 2 cho những trẻ đã sử dụng 3 liều bOPV (tuýp 1,3). Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, các quốc gia đang sử dụng vắc-xin bại liệt uống bOPV cần sử dụng thêm 1 liều vắc-xin bại liệt tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi trong lịch tiêm chủng thường xuyên.

Theo dự kiến, tỉnh Thanh Hóa sẽ tổ chức tiêm vắc-xin bại liệt từ tháng 10-2018 ở tất cả các điểm tiêm chủng mở rộng tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.(272)

 

20. Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển, Uông Bí, Quảng Ninh: Vì sao hệ thống xử lý nước thải chậm tiến độ?

Hiện tại bệnh viện này đang dùng 04 hồ sinh học để làm nhiệm vụ xử lý nước thải.Sau đó nước sẽ được xả trực tiếp về hồ Tân Lập.

Theo lãnh đạo bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển cho biết; đây là một trong những bệnh viện được xây dựng từ những năm 1981, vì thế 04 hồ sinh học có nhiệm vụ xử lý hệ thống nước thải của toàn bệnh viện cũng ra đời từ khi có bệnh viện. Trong quá trình thực hiện hệ thống 04 hồ vẫn thực hiện tốt nhưng đến nay nó đã bị quá tải. Xuất phát từ việc bệnh viện được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải bệnh viện thuộc dự án “ hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện” vốn vay ngân hàng thế giới. Nên bệnh viện đã tiến hành xây dựng các hạng mục từ tháng 4/2017 bao gồm; nhà điều hành, bệ đặt thiết bị, bể điều hòa, hệ thống thu gom nhà lưu trữ chất thải, cung cấp lắp đặt hệ thống thiết bị xử lý nước thải, trạm xử lý nước thải hoàn toàn bằng công nghệ tự nhiên từ vi sinh với công suất 800m3/ngày. Với tổng vốn lên tới 28,5 tỷ đồng, trong đó vốn vay ngân hàng thế giới là 24,4 tỷ đồng còn lại là vốn đối ứng của chủ đầu tư.

Đến tháng 12/2017 trạm xử lý bắt đầu hoạt động chạy thử, theo kế hoạch thì chạy thử đến tháng 6/2018 nhưng đến thời điểm hiện tại sau 6 tháng đi vào vận hành chạy thử công trình này vẫn chưa được bên nhà thầu bàn giao cho bệnh viện. Lí do mà bên nhà thầu đưa ra là căn cứ vào kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng nước thải đầu ra của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện. Do thời điểm ban đầu hệ thống mới đưa vào vận hành có một tiêu chí nước thải chưa đạt theo QCVN 28:2010/BTNMT. Ngay sau khi có kết quả phía nhà thầu đã theo dõi căn chỉnh lại các thông số của hệ thống xử lý nước thải, đến hiện tại hệ thống hoạt động bình thường, ổn định chất lượng nước thải sau xử lý đủ điều kiện theo quy chuẩn nước thải đầu ra.

Trước vấn đề nêu trên phía bệnh viện cũng đã nhiều lần đôn đốc nhà thầu cần sớm hoàn thiện để bàn giao công trình cho bệnh viện phải đảm bảo tốt các quy trình kỹ thuật cho bệnh viện từ khâu chạy thử đến các công việc liên quan bảo vệ môi trường.

Sở Tài Nguyên & Môi trường cũng đã có văn bản yêu cầu đơn vị đẩy nhanh tiến độ vận hành thử tải, khẩn trương đưa hệ thống xử lý nước thải vào vận hành chính thức, đảm bảo xử lý nước thải bệnh viện theo quy chuẩn. Sau khi hoàn thành toàn bộ các công trình bảo vệ môi trường theo yêu cầu tại Quyết định đề án phê duyệt chi tiết, yêu cầu đơn vị gửi văn bản báo cáo việc hoàn thành các công trình đến Bộ y tế để kiểm tra theo quy định.

Như vậy cho đến thời điểm hiện tại trạm xử lý nước thải chưa chính thức đi vào hoạt động, trong khi 04 hồ sinh học không đáp ứng đủ nhu cầu cho bệnh viện bởi theo lãnh đạo bệnh viện thì mỗi ngày bệnh viện này sẽ thải khoảng 500m3/ngày. Trong khi đó sau khi được xử lý thì nước thải sẽ được xả ra hồ Tân Lập. Đây cũng là một trong những vấn đề cần được giải quyết triệt để vì hiện tại xung quanh hồ dân cư sinh sống rất đông, họ vẫn dùng nước từ hồ Tân Lập để phục vụ công tác tưới tiêu. Thời gian tới nếu trạm xử lý đạt quy chuẩn đi vào hoạt động thì nước thải sau khi được xử lý sẽ không còn thải ra hồ Tân Lập, điều này giúp cho cuộc sống người dân được ổn định, bớt đi tâm lý lo lắng về ảnh hưởng đến môi trường sống của họ./.(713)

 

21. Vẫn nỗi lo sinh con tại nhà ở vùng đồng bào dân tộc

Một lượng lớn đồng bào dân tộc Mông (xã Cư Pui, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) có thói quen sinh con tại nhà.

Con đường chính từ Trạm y tế xã Cư Pui đến nơi cư ngụ của 6 thôn người đồng bào dân tộc Mông dài khoảng 10 km, trong đó có gần 7km là đường đất. Mùa nắng thì bụi, mưa thì lầy lội, trơn trượt.

Đường sá đi lại khó khăn nên người dân ngại ra Trạm y tế khám chữa bệnh. Cũng vì vậy mà cán bộ trạm vất vả hơn khi thường xuyên phải xuống cơ sở để tiêm chủng và vận động bà con đến cơ sở y tế chăm só sức khỏe.

Gần một năm nay, khi con đường từ xã Cư Đrăm vào các thôn người Mông hoàn thành, các cán bộ Trạm Y tế đã chọn con đường vòng này để đi, tuy xa hơn lối đi chính 5 km nhưng dễ đi hơn vì đường đã được trải nhựa toàn bộ.

Gia đình chị Dương Thị Su (38 tuổi) ở thôn Cư Rang vừa chào đón đứa con thứ 7 cách đây gần 1 tháng. Cũng như nhiều gia đình người Mông khác, gia đình chị Su muốn sinh đông con để có nguồn lao động. Nhưng điều đặc biệt là cả 7 lần sinh, chị Su đều được chồng mình, anh Dương Văn Chúng đỡ đẻ. Chỉ nói được dăm ba câu tiếng phổ thông, người đàn ông 37 tuổi này chưa từng được tập huấn hay có ai chỉ dạy cho cách đỡ đẻ.

Anh Dương Văn Chúng cho biết mỗi lần vợ trở dạ, anh chỉ làm theo phong tục mà trước đây ông bà, cha mẹ mình từng làm. Lần đầu thì hơi sợ nhưng những lần sau thì quen.

Cách nhà anh Chúng và chị Su không xa là gia đình của em Vương Thị Má (19 tuổi) vừa sinh đứa con thứ hai. Mới chỉ học hết lớp 4, lấy chồng khi mới 16 tuổi, Má không hề có kiến thức về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và cả hai lần sinh nở, em đều được mẹ chồng đỡ đẻ tại nhà.

Vương Thị Má chia sẻ: “Em nghe người ta nói sinh con tại bệnh viện tốn tiền, nhà em không có tiền nên em sinh ở nhà”.

Thôn Cư Rang có 157 hộ, gần 1.200 nhân khẩu, hơn 80% là hộ nghèo, 100% là người đồng bào dân tộc thiểu số di cư từ miền núi phía Bắc vào, trong đó chủ yếu là người Mông.

Theo anh Thào Văn Đại, cộng tác viên y tế thông Cư Rang, ở thôn này, trung bình cứ 3 người phụ nữ sinh con thì có một trường hợp đẻ tại nhà, mà hầu hết là do những người thân trong gia đình đỡ, như mẹ đẻ, mẹ chồng, chồng.

Điều này đã trở thành phong tục tập quán của họ, việc sinh nở không nên có sự tham gia của người ngoài, kể cả cán bộ y tế, thế nên mặc dù trong thôn có cô đỡ thôn bản đã được đào tạo về đỡ đẻ nhưng không mấy khi họ được các gia đình ở đây nhờ cậy.

Anh Thào Văn Đại cũng cho biết tuy sinh con tại nhà nhưng may mắn là nhiều năm nay chưa có trường hợp nào gặp tai biến hay uốn ván ở trẻ sơ sinh nên người dân càng chủ quan, không lường trước những nguy hiểm có thể xảy ra đối với cả mẹ và con.

Anh Thào Văn Đại nói: “Hàng tháng tôi thường đi tuyên truyền cho bà con rằng, đẻ tại nhà nếu có tai biến, tôi không xử lí được nên phải đẻ tại cơ sở y tế. Nhưng dân ở đây kinh tế khó khăn, họ bảo không có tiền, tôi cũng không biết làm thế nào.Tại thôn này, trung bình 3 ca sinh con sẽ có 1 ca đẻ tại nhà.Người dân vẫn biết như vậy là không tốt nhưng chỉ biết lắc đầu, vì không có tiền”.

Cư Pui là xã vùng sâu, vùng xa, khó khăn của huyện Krông Bông.Tỉ lệ hộ nghèo chiếm 52%, với 93% dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số.Toàn xã có 13 thôn buôn, trong đó có 6 thôn người Mông.

Năm 2017, toàn xã có 86/257 trường hợp sinh con tại nhà, chiếm tỉ lệ 33,4%. 6 tháng đầu tháng năm 2018, tỉ lệ sinh con tại nhà tiếp tục tăng, chiếm 37,4%, tương đương 46/123 trường hợp.

Chị Châu Thị Kim Hòa, Chuyên trách Chăm sóc sức khỏe sinh sản – Dinh dưỡng, Trạm y tế xã Cư Pui cho biết nhiều năm nay, trung bình mỗi tháng cán bộ của Trạm phải đến đây từ 15-20 ngày để tuyên truyền người dân cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, những mối nguy hiểm khi sinh con tại nhà và vận động các gia đình đưa phụ nữ ra trạm y tế khám thai, sinh con. Tuy nhiên, tình trạng này chậm được cải thiện.

Chị Châu Thị Kim Hòa nói: “Tập quán của người Mông là thích sinh con tại nhà. Bên cạnh đó, do điều kiện kinh tế khó khăn, không có phương tiện di chuyển, phần nữa là vì đường xá xa xôi, giao thông đi lại khó khăn, đặc biệt là mùa mưa, trong khi phải đi tới hơn 10 km mới tới trạm y tế nên đa phần họ chọn sinh con tại nhà”.

Chị Châu Thị Kim Hòa cũng cho biết, trong thời gian tới, cán bộ của trạm y tế tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân nơi đây, đặc biệt là các đối tượng mẹ chồng, mẹ đẻ và người chồng.

Thường xuyên thăm hộ gia đình, nhắc nhở người phụ nữ nhận biết sớm các dấu hiệu chuyển dạ để đến trạm y tế kịp thời. Đồng thời, Trạm y tế cũng tận dụng nguồn kinh phí từ một số dự án liên quan đến công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, hỗ trợ kinh phí đi lại, ăn uống cho những trường hợp sinh con tại trạm để giảm bớt gánh nặng kinh tế cho người dân, khuyến khích họ lựa chọn cơ sở y tế để sinh con, hạn chế tình trạng sinh tại nhà./.(1090)

 

22. Gia đình du khách ngộ độc, 2 người tử vong: Người chồng có thể xuất viện

Sau gần 1 tuần được điều trị tích cực tại Bệnh viện Đà Nẵng, ngày 22.9 anh Đ.N.V (29 tuổi, Nghệ An) đã hồi sức và tỉnh táo. Bác sĩ điều trị cho biết sức khỏe anh V. đã ổn định và có thể ra viện.

Chia sẻ về câu chuyện cả gia đình anh bị ngộ độc, anh V. cho biết trước khi xảy ra vụ việc, gia đình anh có ăn chung với đoàn ở Hội An (Quảng Nam) nhưng không có dấu hiệu gì bất thường.

Đến buổi chiều về Đà Nẵng, gia đình anh V. có tách đoàn đi thăm người thân, và có ăn mì Quảng nhưng con trai anh không ăn mà dùng thức ăn riêng.

Đến tầm 22 giờ, về đến khách sạn trên đường Hồ Nghinh (Q.Sơn Trà, Đà Nẵng), thì thấy có nhiều phòng bị niêm phong với lý do đang xịt thuốc côn trùng. Đến khuya cùng ngày thì cả 3 thành viên trong gia đình đều có dấu hiệu chóng mặt, nôn mửa, đau bụng…

Sáng 16.9, sau khi mua thuốc uống không khỏi, gia đình anh được đưa đến Bệnh viện Hoàn Mỹ điều trị nhưng vợ và con anh đã tử vong rất nhanh đó.Anh V. tiếp tục được chuyển viện và hồi sức tích cực tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đà Nẵng.

Gia đình du khách ngộ độc, 2 người tử vong: Lộ trình tham quan phức tạp

Trong một diễn biến khác, cùng ngày xảy ra vụ ngộ độc của gia đình anh V., hai bà cháu (cháu trai là N.M.K, 3 tuổi, và bà nội là N.T.X) đang lưu trú trong cùng khách sạn cũng có những biểu hiện đau bụng, nôn mửa và đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Q.Sơn Trà (Đà Nẵng).

Khi tình hình bệnh chuyển biến quá nhanh, hai bà cháu được chuyển sang Bệnh viện Phụ sản Nhi và cháu bé đã tử vong ngay trong sáng 16.9, cùng ngày với vợ con anh V. tử vong.(345)

 

23. Bảy người nhập viện do ong rừng đốt

Sáng 22-9, theo thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Quế Phong (Nghệ An), ba trong số bảy người ở bản Pà Khốm, xã Tri Lễ (Quế Phong) đã bị ong rừng đốt vào chiều 21 đã qua cơn nguy kịch.

Vào 16 giờ chiều 21-9, hai gia đình anh Thò Bá Lâu và anh trai, cùng trú ở bản Pà Khốm có mang theo năm con nhỏ từ 4-6 tuổi đi gặt lúa tại cánh đồng bản Pà Khốm, (Tri Lễ), Trong lúc đang gặt lúa, không may bị đàn ong rừng sà xuống “tấn công”, đốt mọi người. Tuy bị ong đốt nhưng anh Thò Bá Lâu và chị Thò Thị Thông vẫn kịp truy hô người, gọi xe để đưa các cháu nhỏ ra Trung tâm Y tế huyện Quế Phong cấp cứu.

Hiện, anh Lâu, chị Thông, cùng một cháu nhỏ đã qua cơn nguy kịch. Bốn cháu nhỏ còn lại hiện vẫn đang trong tình trạng khó thở và đang được các y, bác sĩ tích cực theo dõi, điều trị. (177)

 

24. Người phụ nữ hồi sinh sau khi bị kẹt van tim

Tiên lượng bệnh nhân có thể chết trên đường lên tuyến trên, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã hội chẩn nhanh chóng đưa ra quyết định cứu sống người phụ nữ 47 tuổi.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận và cấp cứu cho bà Nguyễn Thị Minh (đã đổi tên, 47 tuổi, tại Phú Thọ) nhập viện trong tình trạng khó thở, đau tức ngực, mệt mỏi.

Qua thăm khám và kết quả phim chụp siêu âm, bà Minh được xác định cả hai cánh van tim đều không di động, chênh áp qua van lớn. Bác sĩ chỉ định chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để phẫu thuật cấp cứu thay van tim và lấy huyết khối.

Tuy nhiên, lúc này bệnh nhân chuyển biến xấu.Bà Minh khó thở, phù phổi cấp, huyết áp tụt nhanh xuống 80/50 mmHg, tiên lượng có thể chết trên đường xuống bệnh viện tuyến trên.

Do đó, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ đã tiến hành hội chẩn khẩn cấp, cố gắng cấp cứu bệnh nhân bằng phương pháp tiêu sợi huyết truyền tĩnh mạch.

Sau 15 phút truyền thuốc, tình trạng bệnh nhân dần được cải thiện, thở dễ, huyết áp bắt đầu tăng lên 100/60 mmHg, siêu âm tim thấy 2 cánh van mở hoàn toàn, chênh áp qua van bình thường.

Hiện tại sau 3 ngày, sức khỏe bà Minh đã tương đối ổn định.

Bác sĩ Nguyễn Đình Việt cho biết đây là trường hợp đầu tiên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp tiêu sợi huyết để cứu bệnh nhân kẹt van tim.

Tắc nghẽn van tim cơ học do cục máu đông là mối hiểm họa lớn nhất cho các bệnh nhân phải thay van tim nhân tạo. Bệnh nhân có thể mất mạng nhanh chóng sau vài phút, nếu cục máu đông bít tắc hoàn toàn, khiến máu không lưu thông được.

Trước đây, khi chưa phát triển kỹ thuật chẩn đoán, 50% ca tử vong do kẹt van cơ học được phát hiện khi xét nghiệm tử thi. Do vậy, việc chẩn đoán phát hiện sớm kẹt van tim có ý nghĩa sống còn với người bệnh. (378)

 

25. Phẫu thuật lấy chiếc kim khâu dài 2 cm trong khuỷu tay bệnh nhi

Một đoạn của chiếc kim khâu đã khiến khuỷu tay của bệnh nhi sưng phù và phải nhập viện để phẫu thuật.

Tối 21/9, ông Nguyễn Văn Cương, Phó giám đốc Bệnh viện Sản nhi Nghệ An, cho biết các bác sĩ vừa phẫu thuật lấy dị vật là chiếc kim khâu ra ngoài bệnh nhi Trần Đức Ninh (12 tuổi, trú huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An).

Theo gia đình bệnh nhi, một tuần trước, trong lúc chơi đùa, cháu Ninh không may bị kim khâu đâm vào khuỷu tay trái và được người thân rút kim ra ngoài. Tuy nhiên, vết thương ngày càng sưng phù lên.

Chiều 20/9, gia đình đưa cháu vào Bệnh viện Sản nhi Nghệ An khám. Qua thăm khám, bác sĩ phát hiện một dị vật kim khí đang nằm trong khuỷu tay của bệnh nhi. Cháu Ninh được nhập viện để tiến hành hội chẩn.

Các bác sĩ đã gây mê, phẫu thuật mổ dưới màn hình tăng sáng với máy C-arm (một thiết bị Bệnh viện Sản nhi Nghệ An mới nhập về) để lấy dị vật là chiếc kim dài 2 cm ra ngoài. Sau phẫu thuật, bệnh nhi tỉnh táo và sẽ xuất viện sau vài ngày tới.

Chỉ trong một ngày, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật cắt trĩ cho 2 trường hợp bị hoại tử hậu môn sau khi đắp thuốc nam điều trị.(243)

 

26. Bé sinh non, suy hô hấp điều trị tại BV Nhi TƯ có thể là con của 2 nạn nhân trong vụ cháy ở Đê La Thành

Liên quan tới vụ cháy tại Đê La Thành ngày 17/9, tối 21/9, cơ quan chức năng cho biết đã phát hiện 2 hộp sọ trong đám cháy và đang xác minh danh tính của 2 nạn nhân này. Sáng ngày 22/9, lãnh đạo của BV Nhi Trung ương cho biết: Tại bệnh viện có một trường hợp bệnh nhi 2 tháng tuổi sinh non đang nằm điều trị ở bệnh viện nhưng 4 ngày nay không có người thân tới chăm sóc. Hiện, Cơ quan công an xét nghiệm ADN để tìm xem có mối quan hệ huyết thống với 2 nạn nhân hay không?

Trao đổi với phóng viên báo Sức khỏe & Đời sống, lãnh đạo Bệnh viện Nhi Trug ương cho biết: Sau khi phát hiện có 2 nạn nhân chết cháy trong vụ hoả hoạn hôm 17/9, BV đã phối hợp làm việc với công an và phát hiện một cháu bé hai tháng tuổi bị suy phổi do sinh non thiếu tháng được chuyển từ Phú Thọ lên, 4 ngày nay không có người thân chăm sóc. Bệnh nhi đang điều trị tại bệnh viện có thể là con của hai nạn nhân thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn.

Cơ quan công an đang xét nghiệm ADN để tìm xem có mối quan hệ huyết thống giữa 2 nạn nhân với cháu bé hay không. Hiện bệnh viện Nhi Trung ương đang tập trung điều trị cho cháu bé.

Trong một diễn biến khác, theo nguồn tin phía cơ quan chức năng cho biết: Bà Trinh - người nhà của bệnh nhi 2 tháng tuổi kể trên đang xuống Hà Nội tìm con là chị Lành (sinh năm 1976) và chồng là anh Tính (sinh năm 1976) cùng trú tại phố Khánh, Thanh Sơn, Phú Thọ đưa con điều trị tại viện Nhi TƯ được khoảng 10 ngày. Từ khi vụ cháy xảy ra gia đình mất liên lạc.

Hiện gia đình bà đang ở công an phường Ngọc Khánh, bước đầu bà đã nhận ra chiếc vòng của con gái. (347)

 

27. Nguy hiểm từ hội chứng ‘trái tim tan vỡ’

Sau một chấn động tâm lý như mất người thân, mất việc, cãi vã, thảm họa tự nhiên..., một vùng cơ tim của người bệnh co bóp rất mạnh, trong khi đó một vùng khác lại hoàn toàn bất động.

“Trái tim tan vỡ” do chồng mất đột ngột

Khoảng đầu năm nay, BV Nhân dân Gia Định (TP.HCM) tiếp nhận một bệnh nhân nữ khoảng 60 tuổi (ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở nguy kịch. Trước đó, ở nhà bà có triệu chứng đau ngực trái dữ dội, vã mồ hôi nên được người nhà đưa đi cấp cứu và ngất xỉu ngay trên xe.

BV nhận định nguyên nhân ban đầu có thể do nhồi máu cơ tim cấp (NMCT). Tuy nhiên, tại khoa Tim mạch can thiệp, kết quả chụp mạch vành không ghi nhận hình ảnh cục máu đông gây tắc động mạch vành, cũng không có vị trí nào trên động mạch vành bị hẹp, chứng tỏ đây không phải do NMCT. Tiếp tục chụp thất đồ (buồng tâm thất trái), các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu của hội chứng trái tim tan vỡ (TTTV) khiến phần mỏm trái tim bất động hoàn toàn, trong khi đó phần đáy tim co bóp rất mạnh, dẫn đến choáng tim. Bệnh nhân bị ngất, ngưng tim, ngưng thở do sự co bóp đưa máu đến các cơ quan bị suy giảm trầm trọng.

Khai thác bệnh sử, chồng bà vừa mất do tai nạn giao thông, khi vừa lo chôn cất cho ông nhà xong và trở về nhà thì bà rơi vào tình trạng trên. Các bác sĩ nhận định cú sốc mất đi người thân đột ngột có thể là nguyên nhân gây nên hội chứng TTTV cho bà.

Một trường hợp khác cũng nhập BV này là người phụ nữ Pháp (70 tuổi, ngụ quận 2).Trong thời gian từ Pháp về Việt Nam thăm gia đình con trai, giữa bà và con dâu xảy ra căng thẳng khó giải quyết. Một buổi sáng, bà lên cơn mệt, nặng ngực, khó thở nên được người nhà đưa đi cấp cứu. Tương tự, kết quả chụp mạch vành không thấy máu đông, tắc hẹp không đáng kể, chứng tỏ không phải bị NMCT.Chỉ đến khi chụp thất đồ, các bác sĩ mới khẳng định bà mắc hội chứng TTTV.

Ghi nhận tại BV Chợ Rẫy, vào tháng 9-2016, BV này từng cứu sống một phụ nữ (45 tuổi, ngụ An Giang) bị hội chứng này. Bệnh nhân có tiền sử bị stress nặng do chuyện buồn gia đình, phải dùng thuốc an thần trong thời gian dài. Khi nhập viện đã hôn mê và thở máy. Tại đây, các bác sĩ nhận thấy phần mỏm tim của bệnh nhân phình to, vô động, còn vùng đáy tim thì tăng động. Đây là điển hình của hội chứng TTTV.

Vui quá hay buồn quá đều có thể bị bệnh

Theo BS Phùng Ngọc Minh Tấn, khoa Tim mạch can thiệp, BV Nhân dân Gia Định, hội chứng TTTV do BS Nhật Sato miêu tả lần đầu tiên vào năm 1990 và đặt tên là Takotsubo (nghĩa là chiếc rọ bắt bạch tuộc). Khi mắc hội chứng này, người bệnh có thể có các triệu chứng như đau thắt ngực, khó thở, ngất, thậm chí ngưng tim, ngưng thở, đôi khi rất khó phân biệt với NMCT.

Tại các nước Âu Mỹ, hội chứng này được đặt tên “broken heart” hay còn gọi là TTTV. Sở dĩ gọi vậy vì những ca đầu tiên được báo cáo đa số là những trường hợp nữ, sau một chấn động tâm lý đau buồn như mất người thân, tai nạn giao thông, thảm họa tự nhiên, hoảng sợ, cãi vã, mất việc... Về sau người ta thấy các trạng thái tâm lý quá vui cũng có thể gây ra hội chứng này, từng có các ca trúng số độc đắc được ghi nhận.

Phụ nữ độ tuổi mãn kinh trên 55 tuổi mắc bệnh là chủ yếu, tỉ lệ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam gấp chín lần.Phụ nữ trên 55 tuổi có nguy cơ mắc bệnh này gấp năm lần so với phụ nữ dưới 55 tuổi.

Theo BS Tấn, hiện nay cơ chế chính xác gây ra bệnh vẫn còn được giới y học nghiên cứu. Một giả thuyết được nhiều chuyên gia chấp nhận là sự phóng thích ồ ạt các hormone catecholamine do các yếu tố stress về tinh thần cũng như thể chất dẫn đến một vùng cơ tim co bóp rất mạnh, trong khi đó một vùng khác lại hoàn toàn bất động. Điều này có thể kết hợp với rối loạn chức năng của các hệ thống mạch máu rất nhỏ nuôi tim, tắc nghẽn đường tống máu của tim làm trái tim suy giảm chức năng nhanh chóng.

Bệnh không hẳn lành tính

Theo các nghiên cứu quan sát từ thời điểm đầu tiên được mô tả (1990-2000), bệnh này khá lành tính, thường bệnh nhân sẽ tự phục hồi trong vài tuần, đa số sẽ trở lại trạng thái bình thường sau hai tháng.

Tuy nhiên, theo một thống kê tổng hợp mới nhất năm 2018, tỉ lệ tử vong của bệnh này trong 30 ngày là khoảng 5%, thậm chí lên đến gần 10% sau một năm theo dõi, tỉ lệ này tương đương với các bệnh nhân NMCT.

Năm 2018, các hội tim mạch của Hoa Kỳ, châu Âu và Nhật Bản đã thống nhất ra một khuyến cáo điều trị về hội chứng này. Tuy nhiên, bệnh này cho đến nay vẫn chưa có điều trị đặc hiệu mà chủ yếu vẫn là điều trị nâng đỡ triệu chứng, chờ cho trái tim bệnh nhân hồi phục. (979)

 

II. Thông tin Y tế Quốc tế

 

28. Nuôi cấy thực quản người thành công trong phòng thí nghiệm

Các nhà khoa học Mỹ vừa mới nuôi cấy thành công thực quản người trong phòng thí nghiệm.Đây là thực quản người đầu tiên trên thế giới.

Đó là một thành tựu y khoa mới nhất mà các nhà khoa học của Bệnh viện Nhi Cincinnati (ở Ohio, Mỹ) đã đạt được.

Các nhà khoa học chiết xuất tế bào gốc của bệnh nhân và sau đó nuôi chúng phát triển thành thực quản, theo Daily Mail.

Kỹ thuật mới này sẽ có thể giúp được các nhà khoa học nghiên cứu những khuyết điểm và căn bệnh liên quan đến thực quản và đường tiêu hóa mà không cần phải thực hiện những biện pháp kiểm tra xâm lấn đang được áp dụng trên bệnh nhân.

Thậm chí, với kỹ thuật này, họ cũng có thể thay đổi được số phận của hàng ngàn bệnh nhân đang nằm trong danh sách đợi đến lượt được ghép.

Bác sĩ Jim Wells, tác giả dẫn đầu nghiên cứu, nói với Daily Mail: “Những rối loạn trong thực quản và khí quản xảy ra rất phổ biến trong chúng ta”.

Những nhà nghiên cứu cộng tác của Bệnh viện Cincinnati cũng đã từng nuôi và phát triển thành công ruột, dạ dày, ruột kết và gan.(214)

 

29. Chỉnh hình phế quản bằng nhiệt: Hy vọng mới cho người bệnh hen phế quản

Hen phế quản là bệnh lý hô hấp mạn tính, ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của người bệnh. Tuy nhiên, gần đây, các nhà khoa học Anh đã phát triển thành công phương pháp chỉnh hình phế quản bằng nhiệt, giúp người bệnh giảm 55% cơn hen suyễn, giảm số lần nhập viện, giảm lượng thuốc phải uống và đặc biệt, hiệu quả chữa bệnh có thể kéo dài hàng chục năm.

Giúp người bệnh cải thiện cuộc sống

Nicola Kerr, 43 tuổi, ở London, mắc bệnh hen phế quản hơn 20 năm và hiện nay đã ở giai đoạn nặng, cần nhiều phương pháp điều trị kết hợp. Đầu năm 2018, bệnh ngày càng tiến triển khiến cô suy sụp nhưng đã được các bác sĩ tại Bệnh viện Westminster, Anh áp dụng phương pháp điều trị mới là bronchial thermoplasty (tạm dịch: Chỉnh hình phế quản bằng nhiệt). Hai tuần sau lần điều trị cuối cùng, Nicola đã cảm nhận được sự khác biệt. Đến 2 tháng sau phẫu thuật, cô đã hoàn thành chuyến đi bộ dài 170 dặm (khoảng 273km) ở vùng núi của Pháp, điều mà trước đây cô không thể làm được vì hoạt động cường độ cao có thể dễ dàng kích hoạt cơn hen, gây nguy hiểm đến tính mạng. Cô không còn phải sử dụng ống hít mỗi buổi sáng và không bị ho suốt cả ngày nữa, đặc biệt là không phải đến bệnh viện thường xuyên như trước... khiến chất lượng cuộc sống của cô đã thay đổi.

Thực tế, phương pháp này đã được thực hiện từ năm 2011 nhưng đến nay mới được Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) và Viện Chăm sóc sức khỏe Quốc gia Anh (NICE) bật đèn xanh áp dụng rộng rãi sau khi thấy biện pháp này có thể giảm số lần nhập viện cấp cứu cho các cơn hen suyễn đe dọa tính mạng và lợi ích này tiếp tục kéo dài trong 10 năm sau điều trị. Như vậy, chỉ tính riêng tại Anh đã có khoảng 5,4 triệu người mắc bệnh hen với 200 nghìn người mắc các triệu chứng nặng có thể được hưởng lợi từ phương pháp chỉnh hình phế nang bằng nhiệt.

Phương pháp này được thực hiện như thế nào?

Bệnh hen suyễn ảnh hưởng đến đường hô hấp mang khí vào và ra khỏi phổi, khởi phát khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Phản ứng này dẫn đến lớp màng phổi bị viêm và sưng, khiến cho đường hô hấp bị hẹp, cản trở không khí đi qua. Thuốc steroid dạng hít hoặc đường uống thường được sử dụng để giảm viêm, làm cho đường hô hấp thông thoáng nhưng đối với nhiều người, mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm là do thuốc không còn tác dụng và cần áp dụng biện pháp khác hiệu quả hơn như chỉnh hình phế nang bằng nhiệt. Với phương pháp này, người bệnh được gây mê toàn thân và phải tiến hành trong 3 lần, mỗi lần 45 phút. Lần đầu tiên, bác sĩ sẽ điều trị phần dưới của phổi phải, lần 2 là phần dưới phổi trái và lần 3 được thực hiện sau lần 2 một tuần với các phần trên của cả hai phổi.

Để thực hiện, bác sĩ phải luồn ống thông phát sóng radio qua miệng và đi sâu vào phổi người bệnh.Phần đầu ống thông gắn một thiết bị có cấu trúc giống như phần cuối của dụng cụ đánh trứng được điều chỉnh đến vị trí cần thiết trong phổi và được làm nóng lên đến 50-600C trong 8-10 giây.Nhiệt từ thiết bị này sẽ khiến các mô bị sẹo, dày quá mức trong đường hô hấp co lại vĩnh viễn, giúp đường thở thông thoáng nhưng không làm tổn thương lớp màng mỏng của phổi.

Chỉnh hình phế quản bằng nhiệt có gây biến chứng không?

Về hiệu quả của phương pháp chỉnh hình phế quản bằng nhiệt, GS. Pallav Shah, chuyên gia tư vấn về bệnh đường hô hấp tại Bệnh viện Hoàng gia Brompton và Bệnh viện Westminster ở London cho biết, một số bệnh nhân trước đây gặp khó khăn khi đi lên cầu thang nhưng khi được áp dụng biện pháp này có thể thực hiện những hoạt động thể chất mạnh như leo núi. Tại Mỹ, phương pháp này cũng đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) chấp thuận khi chứng minh được ưu điểm so với các biện pháp đang được áp dụng. Ông Charles G. Irvin, Giám đốc Trung tâm bệnh phổi Vermont của Trường đại học Vermont tại Mỹ cho biết, một trong những điểm quan trọng của phương pháp này là tập trung vào vai trò của mô cơ trong bệnh hen, khác hẳn với việc chú trọng đến miễn dịch học và tình trạng viêm như hiện nay. Tuy nhiên, biện pháp này cũng tiềm ẩn những rủi ro từ việc nội soi khí quản và gây mê, đặc biệt với người bệnh hen phế quản, trường hợp nặng có thể gây hạ huyết áp, trụy tim mạch, rối loạn nhịp tim...(878)

 

30. Liệu pháp triển vọng cho bệnh nhân trầm cảm kháng thuốc

Theo Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia Mỹ (NIMH), có 10-20% số người mắc bệnh trầm cảm trên thế giới (khoảng 350 triệu người) xuất hiện tình trạng kháng thuốc nên nhóm người này có thể áp dụng liệu pháp thay thế dưới đây.

Liệu pháp “Video games”

Video games hay trò chơi điện tử không hề xa lạ với mọi người, nhưng theo nghiên cứu của ĐH California và ĐH Washington (Mỹ) thì một trò chơi chuyên dụng được thiết kế có tên EVO có thể cải thiện tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân trầm cảm lớn tuổi. Nó có tác dụng tầm soát các vấn đề về nhận thức, gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, như thiếu chú ý và thiếu sử dụng trí nhớ trong công việc. Các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng, khi chức năng nhận thức được cải thiện thì tâm trạng và mức độ trầm cảm cũng giảm theo. Qua thử nghiệm, EVO phát huy tác dụng đáng kể đối với nhóm người trầm cảm lớn tuổi kháng lại với hầu hết các loại thuốc kê đơn. Vì vậy, phương pháp nói trên mang lại hiệu quả cao, không để lại tác dụng phụ như thuốc truyền thống, bất kỳ bệnh nhân nào cũng có thể tiếp cận với phương pháp điều trị này.

Dùng thuốc chống viêm

Mọi người đều biết, chứng viêm nhiễm có thể gây tổn hại cho cơ thể và làm tăng khả năng trầm cảm.Năm 2013, một nghiên cứu nhỏ cho thấy những người sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tự miễn đã làm giảm các triệu chứng trầm cảm.Một nghiên cứu nhỏ khác thực hiện năm 2015 cho thấy kết quả tương tự.Theo đó, những bệnh nhân trầm cảm có mức độ viêm não cao hơn 30% so với người khỏe mạnh.

Liệu pháp trị liệu bằng xung điện

Trị liệu bằng xung điện (ECT) không giống như mô hình nguyên thủy của Frankenstein phát minh cách đây hơn 70 năm, nó đã được cải tiến rất nhiều và được xem là giải pháp khả thi cho nhóm người mắc bệnh trầm cảm. Trong ECT, một dòng điện nhỏ được đưa đến não để gây ra một cơn động kinh ngắn, thời gian mất vài phút. Ở bệnh nhân trầm cảm sẽ được điều trị theo kiểu gây tê kéo dài một giờ, 3 lần/tuần, thời gian 2-4 tuần cho một cua điều trị.

Liệu pháp ETC rất hợp với nhóm người bị trầm cảm nặng, mà phương pháp điều trị khác như thuốc men và liệu pháp tâm lý truyền thống không phát huy tác dụng. Tuy nhiên, ECT có thể gây ra các phản ứng phụ tiêu cực như lẫn lộn, mất trí nhớ tạm thời hoặc lâu dài, các vấn đề về tim mạch và xuất hiện các cơn đau đầu.

Kích thích từ xuyên da

Theo các chuyên gia ở Bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ), liệu pháp kích thích từ xuyên qua da (TMS) thường được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác không mang lại kết quả.Nó sử dụng từ trường để kích hoạt các tế bào thần kinh mục tiêu trong não.Các xung từ ngắn, cường độ mạnh tạo ra một dòng điện để kích hoạt các vùng não “nằm lì” ít hoạt động so các vùng não khác của người bệnh.Nói cách khác, người ta dùng nam châm từ trường phát ra từ một cái máy nhỏ kiểu như máy sấy tóc, nhắm vào một vài khu vực của não để kích thích. Phương pháp này rất mới và an toàn, không cần  mổ, không đau, ít phản ứng phụ và rẻ hơn so các phương pháp khác. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm trong quá trình phát triển, trong khi đó tác động lâu dài vẫn chưa được xác định đầy đủ​

Thăm dò ý kiến