Nghị định 64/2009/NĐ-CP ngày 30/7/2009 về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn?
05/04/2016 | 08:18 AM



Câu hỏi: Công tác tại Phòng Tài chính Kế toán – Bệnh viện đa khoa huyện Sông Mã tỉnh Sơn La.
- Theo quy định tại Khoản 4, Điều 2, Nghị định số 64/2009/NĐ-CP, viên chức y tế, cán bộ, nhân viên quân y không được hưởng phụ cấp ưu đãi quy định tại khoản 1 Điều này trong thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không trực tiếp làm chuyên môn y tế liên tục trên 3 tháng (trừ các trường hợp đi học về chuyên môn y tế). Vậy các trường hợp đi học về chuyên môn y tế được hiểu cụ thể là những trường hợp nào? Viên chức đi học nâng cao trình độ chuyên môn từ trung cấp lên đại học, từ đại học lên thạc sĩ, chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 có được hưởng phụ cấp ưu đãi không?
- Theo quy định tại Khoản 4, Điều 1, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng là viên chức y tế, cán bộ, nhân viên quân y trực tiếp làm chuyên môn y tế gồm các công việc sau: khám, điều trị, chăm sóc, phục vụ người bệnh… Vậy, viên chức làm chuyên môn kế toán và các viên chức của Phòng Tổ chức Hành chính có được hiểu là viên chức làm công việc phục vụ người bệnh không, có được hưởng phụ cấp ưu đãi là 70% không?
Bộ Y tế xin trả lời như sau:
- Tại Điểm c, Khoản 4, Điều 2 Thông tư liên tịch số 06/2010/TTLT-BYT-BNV-BTC ngày 22/3/2010 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 64/2009/NĐ-CP quy định: “Viên chức y tế, cán bộ, nhân viên quân y không được hưởng phụ cấp ưu đãi quy định tại khoản 1 Điều này trong thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không trực tiếp làm chuyên môn y tế liên tục trên 3 tháng (trừ các trường hợp đi học về chuyên môn y tế).
Các trường hợp đi học về chuyên môn y tế là các trường hợp được cơ quan quản lý trực tiếp có thẩm quyền quyết định cử đi học nâng cao trình độ chuyên môn thuộc lĩnh vực phòng bệnh, khám - chữa bệnh, phục hồi chức năng,… Viên chức đi học nâng cao trình độ chuyên môn thuộc các lĩnh vực nêu trên từ trung cấp lên đại học, từ đại học lên thạc sĩ, chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 hưởng phụ cấp ưu đãi theo quy định.
- Viên chức làm chuyên môn kế toán và các viên chức của Phòng Tổ chức Hành chính không trực tiếp làm chuyên môn y tế thì không thuộc đối tượng áp dụng quy định tại Khoản 4, Điều 1 Thông tư liên tịch số 06/2010/TTLT-BYT-BNV-BTC.
Tin liên quan
- Bộ Y tế trả lời kiến nghị của công dân: Bà Nguyễn Thị Minh Châu (Địa chỉ: số 33, Nguyễn Ái Quốc, KP.13, Phường Quang Vinh, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai)
- Tôi là giáo viên, Đảng viên. Năm 2015 tôi sinh con thứ ba, tổ chức Đảng xử lý tôi với hình thức khiển trách, Nhà trường xét chậm tăng lương 3 tháng. Vậy, tôi bị như trên là đúng hay sai? có phù hợp theo Nghị định 176/2013/NĐ-CP không?
- Gia đình tôi không có ý định sinh con thứ 3, do đó trong lần sinh nở thứ 2 yêu cầu Bệnh viện triệt sản cho vợ tôi bằng phương pháp thắt ống dẫn chứng. 6 năm sau đó, hai vợ chồng tôi không dùng bất kỳ biện pháp tránh thai nào. Nhưng vợ tôi vẫn có thai, tôi
- Tôi đang công tác tại khoa y của một trường cao đẳng có đào tạo ngành điều dưỡng. Văn bằng của tôi là cử nhân điều dưỡng. Vậy tôi có thể làm chứng chỉ hành nghề điều dưỡng không? Và thủ tục như thế nào?
- Tôi là bác sĩ, ra trường từ tháng 8/2013 về nhận công tác tại bệnh viện thuộc tỉnh Cần Thơ. Bệnh viện đã ký hợp đồng lao động xác định thời hạn với tôi 5 lần, mỗi lần 2 tháng (tổng cộng là 10 tháng) để thực hiện nhiệm vụ như: Khám, điều trị cho bệnh nhân
- ôi tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành xét nghiệm do Bộ Y tế cấp bằng, đã đi làm hơn 2 năm tại phòng khám chuyên khoa và phòng khám đa khoa. Hiện đang làm tại phòng xét nghiệm của 1 phòng khám đa khoa. Nay, tôi muốn được cấp chứng chỉ hành nghề có được không
- Câu hỏi: Tôi là giáo viên, Đảng viên. Năm 2015 tôi sinh con thứ ba, tổ chức Đảng xử lý tôi với hình thức khiển trách, Nhà trường xét chậm tăng lương 3 tháng. Vậy, tôi bị như trên là đúng hay sai? có phù hợp theo Nghị định 176/2013/NĐ-CP không?