Theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 4 Thông tư số 09/2019/TT-BYT (Thông tư số 09) ngày 10/6/2019 của Bộ Y tế, người bệnh có thẻ BHYT được thanh toán trực tiếp trong trường hợp không xuất trình được thẻ bảo hiểm y tế trước khi ra viện, chuyển viện trong ngày do tình trạng cấp cứu, mất ý thức hoặc tử vong hoặc bị mất thẻ nhưng chưa được cấp lại. Nhưng quy định này chưa phù hợp và không nhất quán với các quy định tại khoản 3, khoản 6, Điều 15 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP (Nghị định số 146) ngày 17/10/2018 của Chính phủ và Điều 28 Luật BHYT là phải xuất trình giấy tờ. Đề nghị Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 4 Thông tư số 09 cho phù hợp và nhất quán với các quy định tại khoản 3, khoản 6 Điều 15 Nghị định số 146 và Điều 28 Luật BHYT (Tây Ninh).
28/05/2020 | 08:29 AM



Theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 4 Thông tư số 09/2019/TT-BYT (Thông tư số 09) ngày 10/6/2019 của Bộ Y tế, người bệnh có thẻ BHYT được thanh toán trực tiếp trong trường hợp không xuất trình được thẻ bảo hiểm y tế trước khi ra viện, chuyển viện trong ngày do tình trạng cấp cứu, mất ý thức hoặc tử vong hoặc bị mất thẻ nhưng chưa được cấp lại. Nhưng quy định này chưa phù hợp và không nhất quán với các quy định tại khoản 3, khoản 6, Điều 15 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP (Nghị định số 146) ngày 17/10/2018 của Chính phủ và Điều 28 Luật BHYT là phải xuất trình giấy tờ. Đề nghị Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 4 Thông tư số 09 cho phù hợp và nhất quán với các quy định tại khoản 3, khoản 6 Điều 15 Nghị định số 146 và Điều 28 Luật BHYT (Tây Ninh).
Bộ Y tế xin trả lời như sau:
Điều 28 Luật bảo hiểm y tế quy định người bệnh được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế ngay tại cơ sở khám chữa bệnh khi đi khám chữa bệnh theo đúng thủ tục khám bệnh, chữa bệnh.Điểm b, khoản 2 Điều 31 Luật bảo hiểm y tế quy định tổ chức bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trực tiếp cho người có thẻ trong trường hợp khám bệnh chữa bệnh không đúng quy định tại điều 28 của Luật bảo hiểm y tế.
Xuất phát từ thực tiễn về một số trường hợp không kịp trình thẻ ngay khi chuyển viện trong ngày vì tình trạng cấp cứu và trường hợp người bệnh bị mất thẻ mà chưa kịp làm thủ tục cấp lại; Căn cứ vào Điểm c, Khoản 2 Điều 31 Luật bảo hiểm y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế quy định trường hợp cấp cứu mà ra viện hoặc chuyển viện trong ngày hoặc tử vong, trường hợp mất thẻ bảo hiểm y tế được thanh toán trực tiếp với Cơ quan Bảo hiểm xã hội là đúng quy định và đúng thẩm quyền. Quy định này nhằm bảo đảm quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế, bảo đảm nguyên tắc về an sinh xã hội của chính sách bảo hiểm y tế.
Tin liên quan
- Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế có quy định về danh mục bệnh tật để xem xét giải quyết chế độ người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có bệnh thần kinh ngoại biên cấp tính hoặc bán cấp tính; tuy nhiên, chỉ áp dụng với đối tượng có giấy tờ có giá trị pháp lý được xác lập trước ngày 30/4/1975 ghi nhận bị mắc bệnh thuộc nhóm bệnh thần kinh ngoại biên là rất bất hợp lý vì hiện nay đối tượng không còn lưu giữ được giấy tờ liên quan đến bệnh. Đề nghị xem xét sửa đổi cho phù hợp. (Đắk Lắk)
- Đề nghị Chính phủ sớm sửa đổi, bổ sung Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế theo hướng bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về phòng, chống bệnh truyền nhiễm đối với lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân. (Hiện tại Nghị định này quy định Công an nhân dân chỉ có thẩm quyền xử phạt vi phạm về dân số và phòng chống tác hại của thuốc lá theo Điều 92; Quân đội nhân dân hiện duy nhất có thẩm quyền là Bộ đội biên phòng theo Khoản 1 Điều 93). Đồng thời, cử tri cũng kiến nghị nâng mức tiền phạt tại Điều 6, Khoản 2 Điều 10 tại Nghị định này để đảm bảo tính răn đe. (Yên Bái)
- Theo Nghị định số 39/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015 của Chính phủ về việc quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số, phụ nữ là người dân tộc thiểu số hoặc phụ nữ là người Kinh có chồng là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn (trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc) khi sinh con đúng chính sách dân số thì được hỗ trợ hai triệu đồng/người. Tuy nhiên, qua nhiều năm, giá cả nhiều vật dụng thiết yếu tăng lên nhưng mức hỗ trợ này không đổi. Cử tri kiến nghị Chính phủ xem xét tăng mức hỗ trợ nói trên. (Phú Yên)
- Đề nghị sớm ban hành văn bản sửa đổi Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập. Đồng thời, chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương ban hành các Thông tư hướng dẫn cụ thể các nội dung chưa quy định chi tiết tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, để các đơn vị triển khai việc xây dựng phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo hướng “tự chủ toàn phần về chi thường xuyên” cho phù hợp. (Bắc Kạn)
- Đề nghị xem xét bố trí kinh phí để triển khai Quỹ Hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo theo Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về khám, chữa bệnh cho người nghèo cho các tỉnh không cân đối được nguồn kinh phí để triển khai thực hiện. (Bắc Kạn)
- Hiện nay xuất hiện rất nhiều loại thuốc, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa được kiểm tra chất lượng sản phẩm được quảng cáo, mua bán công khai các trang mạng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Cử tri đề nghị có biện pháp kiểm tra, quản lý và xử lý đối với các sản phẩm rao bán trên mạng. (Bà Rịa – Vũng Tàu)
- Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế sớm có hướng dẫn quy trình chung kiểm dịch y tế biên giới đặc biệt là tại cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường sắt. (Lào Cai)