Thông tin đường dây nóng tháng 9.2019

27/09/2019 | 10:39 AM

 | 

  1. Bệnh viện K cơ sở Tân Triều trả lời yêu cầu của người nhà bệnh nhân làm rõ nguyên nhân hơp tử vong: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, 12h10 ngày 15 tháng 9 năm 2019, anh Nguyễn Văn Thắng đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Vợ anh là bệnh nhân Nguyễn Thị Lan Anh điều trị ung thư vú tại Bệnh viện K Tân Triều từ 29/11/2016 đến tháng 5/2019 thì bệnh nhân Lan Anh không qua khỏi và tử vong. Trong suốt quá trình điều trị, BS Trưởng khoa Lê Thanh Đức không hề trao đổi tình hình điều trị, các thuốc sử dụng, phác đồ điều trị, quá trình tiến triển bệnh của bệnh nhân với anh Thắng (chồng bệnh nhân) mà có ý che dấu. Mặc dù yêu cầu chi phí phải trả trong quá trình điều trị rất lớn, lên tới gần 4 tỷ đồng nhưng bệnh nhân vẫn tử vong. Anh Thắng rất bức xúc, yêu cầu làm rõ nguyên nhân dẫn đến thất bại khi điều trị khiến bệnh nhâ tử vong. Anh Thắng đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: rước đó Bệnh viện đã tiếp nhận đơn thư phản ánh của người nhà người bệnh. Lãnh đạo Bệnh viện, Phòng KHTH, Phòng CTXH, Phòng PA03 đã có buổi làm việc với người nhà BN, đồng thời BV cũng thống kê tổng số chi phí điều trị bệnh của BN Nguyễn Thị Lan Anh trong 2,5 năm điều trị, theo đó Bảo hiểm xã hội đã chi trả phần chủ yếu, bệnh nhân và gia đình đã cùng chi trả tại Bệnh viện K là 109.830.252 đồng; về phác đồ điều trị, TS.BS Lê Thanh Đức đã tuân thủ đúng theo các phác đồ hiện hành theo quy định của Bộ Y tế, Bệnh nhân cũng đã ký cam kết đồng ý truyền hóa chất và chấp nhận mọi rủi ro. Do vậy, số tiền gần 4 tỷ đồng mà anh Nguyễn Văn Thắng phản ánh là hoàn toàn không đúng. Ngoài ra, ngoài làm việc tại Bệnh viện K, TS. Lê Thanh Đức không làm thêm hoặc liên kết với bất kỳ phòng khám hoặc bệnh viện bên ngoài và hoàn toàn không bán thuốc cho bệnh nhân.

  2. Bệnh viện Quân Y 103 trả lời phản ánh của người dân về tai biến sau khi mổ: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, 12h12 ngày 12 tháng 9 năm 2019, anh Phạm Tuấn An đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày bệnh nhân Phạm Thị Bé được mổ sỏi thận ngày 10/9 . trước đó tình trạng sức khỏe của bệnh nhân bình thường. Tuy nhiên sau khi mổ, bệnh nhân có tình trạng bị phù nề nôn ra máu. Bác sỹ phẫu thuật cholà BS Vinh. HIện bệnh nhân đang nằm tại khoa hồi sức cấp cứu, chống độc, BV 103, và được bác sỹ kết luận là bệnh nhân bị máu tràn, phải mổ lần 2 do nhiễm trùng nội tạp và cần lọc máu. Anh An không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: bệnh nhân Bé vào viện trong tình trạng đau vùng thắt  lưng, các chỉ số  lâm sàng, cận lâm sàng trong giới hạn bình thường cho phép phẫu thuật. Kết quả siêu âm, chụp CT: Hình ảnh sỏi thận phải, giãn thận phải. Bệnh nhân có chỉ định tán sỏi thận phải qua da đường hầm nhỏ.  Phẫu thuật viên đã giải thích cho bệnh nhân và gia đình có đơn xin được phẫu thuật. Bệnh nhân đã được chuẩn bị mổ theo đúng quy trình. Ngày 09/09/2019 bệnh nhân được tán sỏi qua da đường hầm nhỏ, sau mổ bệnh nhân được chuyển về khoa hồi sức tích cực điều trị (chưa rút ống nội khí quản). Sau mổ bệnh nhân không có nước tiểu, Bệnh nhân được hội chẩn và điều trị kịp thời. Hiện tại bệnh nhân tỉnh táo, tự thở, tiếp xúc tốt, mạch huyết áp trong giới hạn binh thường, nhưng còn suy thận nên tiếp tục theo dõi và điều trị tích cực.

  3. Bệnh viện Thanh Nhà, Hà Nội, trả lời phản ánh của người dân về chẩn đoán của bác sỹ không chính xác: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, 09h30 ngày 06 tháng 9 năm 2019, chị Lê Anh đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Bùi Nguyễn Khang hơn 1 tháng tuổi được đưa vào Bệnh viện Thanh Nhà để điều trị viêm phổi, bệnh nhân nằm điều trị được 6 ngày tại khoa sơ sinh nhưng bệnh ngày nặng. Chị Anh có hỏi bác sĩ điều trị thì bác sỹ nói là đang tăng liều lượng thuốc lên để cho bé long đờm. Chị không yên tâm nên đã chuyển bé lên Bệnh viện tuyến trên; bé được chuẩn đoán là bị viêm phổi nặng. Chị Lê Anh không hài lòng về kết quả khám và chẩn đoán của Bệnh viện Thanh Nhàn, nên đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đã giao trưởng phòng KHTH phối hợp với đơn nguyên sơ sinh kiểm tra cụ thể như sau: bệnh nhi Bùi Nguyên Khang bị viêm phối nhập viện điều trị ngày 01/9/2019 đã được chẩn đoán và điều trị theo đúng phác đồ điều trị theo quy định, trong quá trình điều trị bệnh nhi Khang đáp ứng tốt và đã thuyên giảm, tuy nhiên mẹ bệnh nhi muốn chuyển cháu đến điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương, lãnh đạo khoa Nhi đã giải thích cụ thể về tình trạng sức khỏe cũng như quá trình điều trị cho bênh nhi Khang không vượt quá khả năng của bệnh viện cho gia đình hiểu, theo đề nghị của gia đình khoa  Nhi cũng đã làm thủ tục để chuyển cháu Khang đến điều trị tại bệnh viện Nhi trung ương theo nguyện vọng gia đình.

  4. Bệnh viện Phụ sản Trung ương trả lời phản ánh của người dân về trường hợp tử vong của trẻ sơ snh: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, 10h81 ngày 05 tháng 9 năm 2019, anh Nguyễn Văn Cường đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bé Nguyễn Cò sinh ngàu 29/8 , được 3.6kg , sinh ra khỏe mạnh bình thường, đến ngày 4/9 bé bị nổi mụn ở người, bác sĩ bảo bị viêm da, yêu cầu cho bé lên nhà D tầng 6 , giường 801, tầng 6 để tắm cho bé, và khi tắm cho bé xong, bác sĩ trả cho người nhà, nhưng thấy bé yếu , anh Cường có nói với bác sĩ thấy bé yếu, nhưng bác sĩ vẫn bảo bé khỏe mạnh bình thường, nhưng đến 6h40 thì bé mất, ở tầng 6 bé được tiêm kháng sinh nhưng không báo cho gia đình biết. Anh Cường bức xúc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Lãnh đạo Trung tâm Chăm sóc và Điều trị sơ sinh đã liên hệ với người phản ảnh để tư vấn, giải thích. Người phản ảnh đã hài lòng với tư vấn, giải thích của cán bộ bệnh viện.

  5. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận trả lời phản ánh của người dân về trường hợp trẻ sơ sinh tử vong: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, 15h01 ngày 04 tháng 9 năm 2019, chị Trần Thị Thanh đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh:  ngày 29/8 Sản phụ Nguyễn Thị Thu Liễu nhập viện tại Khoa Sản, Bệnh viện Bình Thuận. Đến khoảng 2h sáng ngày 30/8 sản phụ đau bụng muốn sinh, điều dưỡng nói "mày sinh giờ này ai đỡ cho mày" nói xong thì quay vào ngủ, sau đó lại nói "5h sáng tao đỡ đẻ cho một lần luôn"sản phụ phải chờ đến 5h sáng trong khi đau bụng dữ dội. đến khoảng 5h sáng sản phụ lên bàn nằm chờ sinh nhưng sản phụ khác chưa đau đẻ như sản phụ Liễu thì lại cho sinh trước. Sản phụ đau bụng nói muốn sinh, nhân viên y tế trả lời "mày muốn la hay muốn sinh". Trong quá trình dặn bé ra cổ tử cung bé ra đã tím tái không bình thường và không khóc, sau đó nhân viên y tế cắt dây rốn để lên người sản phụ. Sau đó nhân viên y tế đỡ cho sản phụ khác đẻ xong mới lau rửa bé và đặt lên người sản phụ cũng không quan tâm nữa. Chờ một lúc hộ lý khác vào thấy bé bị tím tái hỏi nhân viên y tế trong phòng "có cho thở oxy không" thì bé mới được thở oxy. Chờ đến khoảng 6h kém nhân viên y tế trả lời cho gia đình vào nhận em bé lên Khoa Nhi lên cấp cứu gấp - khi gia đình nhận có vẻ bé không thở nữa, đưa bé lên khoa nhi nằm lồng kính. Đến 11h30 ngày 30/8 nhận thông tin bé đã tử vong, kêu người nhà vào nhận bé để về an táng và không có giấy tờ gì. Sau đó gia đình có lên Bệnh viện nói chuyện thì thái độ trốn tránh trách nhiệm và đổ lỗi "tại vì thai phụ la quá nên em bé mới bị như vậy". Gia đình rất bức xúc vì thai phụ muốn sinh mà nhân viên y tế không cho sinh. Yêu cầu Bệnh Viện Đa khoa Tỉnh Bình Thuận kiểm tra. Chị Thanh đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh của chị Thanh, Bệnh viện đã tiến hành xác minh, xin trả lời như sau: Vào lúc 16 giờ 30 ngày 29/8/2019, Sản phụ Nguyễn Thị Liễu, 21 tuổi, địa chỉ Hàm Đức, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận sinh ngày 8/9/2019 nhập viện với chẩn đoán con so 38,5 tuần tuổi, chuyển dạ giai đoạn tiềm thời, ngôi đầu. Cuộc chuyển dạ diễn ra bình thường. Đến 23 giờ 30, ối vỡ, nước ối trắng đục, cổ tử cung 1cm, ngôi đầu cao, tim thai 152 lần/phút. Đến 5 giờ 10 ngày 30/8/2019, sản phụ sinh thường 01 bé trai nặng 3500g, APGAR 7/9. Bé được thực hiện da kề da, theo dõi sau 10 phút, phát hiện bé thở rên, tím môi, nhân viên y tế đã chuyển sang bàn hồi sức, hút nhớt, thở oxy, mời bác sỹ khoa Nhi hội chẩn. sau đó bé được chuyển lên khoa Nhi với chẩn đoán, viêm phổi hít, suy hô hấp độ III. Tại đây bé được thở máy và hồi sức tích cực nhưng tình trạng không cải thiện. Gia đình xin đem bé về lúc 10 giờ 40 ngày 30/8/2019. Bệnh viện đã tổ chức gặp gia đình giải thích về chuyên môn cũng như cách giao tiếp ứng xử của nhân viên y tế trong quá trình sản phụ nằm viện. Đại diện bệnh viện cũng có lời xin lỗi cùng gia đình sản phụ trong cách giao tiếp ứng xử của nhân viên y tế. Đồng thời xét hoàn cảnh khó khăn của sản phụ, phí bệnh viện đã miễn tiền viện phí điều trị và hỗ trợ một phần chi phí chăm sóc người bệnh.

  6. Bệnh viện đa khoa Long An trả lời phản ánh của người dân về trường hợp bó bột bị chệch xương: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, 13h35 ngày 10 tháng 9 năm 2019, anh Nguyễn Tấn Tài đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Nguyễn Thị Thanh Trúc bị gãy tay nhập Bệnh viện đa khoa Long An ngày 21/08 khoảng 18h bác sĩ tại phòng bó bột đã bó cho bệnh nhân, nhưng chỉ bó 1 nửa chỗ tay gãy, sau đó bệnh nhân lên trung tâm chỉnh hình ở Quận 5 thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra thì bị chệch xương. Anh Tài không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Sau khi tiếp nhận nội dung phản ảnh của Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện Đa khoa Long An đã tiến hành xác minh và xin trả lời như sau: Người nhà anh Tài là Nguyễn Thị Thanh Trúc vào viện nhập khoa Cấp cứu 18h 13 phút ngày 21/8/2019 và được Bác sĩ Khoa Cấp Cứu chẩn đoán: Gãy đầu dưới xương quay (T) và cho chỉ định làm bột, cấp toa 1 ngày cho bệnh nhân về hẹn bệnh nhân sáng hôm sau tái khám. Trường hợp này phải làm máng bột do cẳng tay sưng nhiều không thể chỉ định bó bột, khó theo dõi sự chèn ép chi gãy, hẹn bệnh nhân sáng hôm sau tái khám để chỉ định kéo nắn bó bột, hoặc phẩu thuật. Nhưng sáng hôm sau bệnh nhân không quay lại tái khám mà đi thẳng lên tuyến trên điều trị. Qua sự việc trên chúng tôi thấy Bác sĩ và kỷ thuật viên phòng bó bột đã làm đúng qui trình và y lệnh làm máng bột đúng trong trường hợp này.

  7. Bệnh viện Phụ sản Hải Dương trả lời phản ánh của người dân về việc sản phụ bị sốc thuốc do không được thử phản ứng trước khi tiêm kháng sinh: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, 16h47 ngày 28 tháng 8 năm 2019, anh Vũ Đức Thức đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: sản phụ Hoàng Thị TỈnh được mổ đẻ tại Bệnh viện Phụ Sản Hải Dương. Sáng ngày 28/8, bệnh nhân được tiêm kháng sinh nhưng trước khi tiêm bác sỹ không thử phản ứng, sau đó bệnh nhân bị phản ứng sốc thuốc, phải thở ô xy, hiện vẫn đang chạy máy theo dõi nhịp tim. Hiện bệnh nhân đang nằm tại phòng hồi sức cấp cứu, khoa cấp cứu, tầng 2. Anh Thức đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện Phụ sản Hải Dương đã tiến hành kiểm tra và trả lời kết quả giải quyết ý kiến phản ánh như sau: Loại kháng sinh mà bác sỹ chỉ định tiêm cho bệnh nhân Tỉnh thuộc loại không phải thử phản ứng theo quy định của Bộ Y tế. Trước đó bệnh nhân đã được dùng kháng sinh cùng dòng khác mà không có tiền sử dị ứng. Ngay sau khi tiêm, bệnh nhân Tỉnh có dấu hiệu chóng mặt, buồn nôn, nhân viên y tế của bệnh viện đã phát hiện, tiến hành xử trí kịp thời theo phác đồ điều trị sốc phản vệ của Bộ Y tế. Sau đó, bệnh nhân đã ổn định và tiếp tục được theo dõi sát qua thực tế và mornitor tại phòng cấp cứu của khoa. Các bác sỹ của khoa cũng đã giải thích cho bệnh nhân cũng như chồng bệnh nhân. Hiện tại, bệnh nhân và người nhà không có ý kiến thắc mắc gì thêm. Anh Vũ Đức Thức là người nhà của chị Tỉnh, do không hiểu rõ sự việc cũng như giải thích từ phía bệnh viện nên đã có ý kiến phản ánh lên đường dây nóng. Thông tin phản ánh của anh Thức cũng được chuyển tới Sở Y tế tỉnh Hải Dương. Trên cơ sở báo cáo của Bệnh viện, Sở Y tế Hải Dương đã gửi ý kiến phản hồi về Đường dây  nóng Bộ Y tế với nội dung như trên.

 Bệnh viện đa khoa Nam Định trả lời phản ánh của người dân về trường hợp bệnh nhân hôn mê sau khi tiêm thuốc: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, 09h05 ngày 01 tháng 8 năm 2019, anh Phạm Văn Trình đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: người thân của anh là bệnh nhân Phạm Văn Giáp, tình trạng bụng trướng, không bí tiểu, nhập viện cấp cứu lúc 15h ngày 31/07/2019 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định, khi nhập viện bệnh nhân vẫn tỉnh táo. Khi vào viện gia đình thấy bác sỹ có tiêm hai mũi thuốc (không rõ thuốc gì) và cho uống lợi tiểu thì một lúc sau bệnh nhân trở nên li bì, sau hôn mê. Sợ bệnh nhân không qua khỏi gia đình đã xin về lúc 8h ngày 30/7. Anh Trình và gia đình rất bức xúc vì không biết trong quá trình điều trị bệnh nhân đã bị tiêm thuốc gì dẫn đến hôn mê, yêu cầu Bênh viện kiểm tra lại và giải thích cho gia đình. Anh Trình đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh nhân Phạm Văn Giáp, sinh năm 1945, có tiền sử K gan từ tháng 11/2016, đã đốt sóng cao tần. Bệnh nhân nhập viện Khoa Ung bướu của Bệnh viện lúc 15h00 ngày 29/7/2019 trong tình trạng tỉnh, mệt, tiếp xúc chậm, do củng mạc mắt vàng, đau bụng nhiều kèm theo bí tiểu, phù 2 chân, cổ trướng. Đã được xử trí: Atropin, Dimedrol, Furocemide, Lasoprazon, đặt thông tiểu. Đến 17h cùng ngày: bệnh nhân lơ mơ, gọi hỏi đáp ứng chậm, đau hạ sườn phải liên tục, dùng Morphin tiêm bắp 1/2 ống. Sau 30 phút bệnh nhân đỡ đau. 7h00 ngày 30/7: Bệnh nhân lơ mơ, gọi hỏi đáp ứng chậm, huyết áp 110/70mmHg. Đã giải thích về tình trạng của bệnh nhân: Tiền hôn mê gan / K gan giai đoạn muộn. Gia đình xin ra viện.

  1. Bệnh viện Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trả lời phản ánh của người dân về phí phải trả cho khám sức khỏe quá cao: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 25 tháng 3 năm 2019, anh Nguyễn Văn Hoàng đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Anh muốn khám xin giấy khám sức khỏe tại Bệnh viện Bà Rịa để đi làm, nhưng chi phí lên đến 450000 đồng . Anh không hài lòng đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện cám ơn ý kiến đóng góp của người dân. Qua xác minh tìm hiểu bệnh viện trả lời như sau: Khoa Khám bệnh bệnh viện thực hiện theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 02/6/2014 của Bộ Y tế Hướng dẫn khám sức khỏe:  GÓI KHÁM SỨC KHỎE THƯỜNG QUY (XIN VIỆC, BỔ TÚC HỒ SƠ ĐI HỌC, ĐI LÀM, BỔ NHIỆM…) với 11 dịch vụ (khám và cận lâm sàng): 462.400 đồng. Trước khi thanh toán, người bệnh đã được nhân viên tư vấn giải thích rõ lý do giá thu gói khám sức khỏe khác với các TTYT huyện trong Tỉnh. Tuy nhiên người dân vẫn phản ánh đường dây nóng. Sau khi nhận được thông tin phản ánh của người dân, bác sĩ Giám đốc đã chỉ đạo tăng cường thêm nhân viên phòng Công tác xã hội đến khoa Khám bệnh để tư vấn, hướng dẫn người bệnh các nội quy, quy định của bệnh viện.

  2. Trung tâm Y tế huyện Xuyên Mộc, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trả lời phản ánh của người dân về việc chuyển tuyến: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 18 tháng 3 năm 2019, anh Nguyễn Công Viên đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại Trung tâm y tế Huyện Xuyên Mộc, bệnh nhân Nguyễn Thị Thanh Phương thăm khám trước khi sinh. Gia đình bệnh nhân muốn chuyển lên tuyến trên vì không tin tưởng chuyên môn của bác sỹ. Bệnh viện có cung cấp giấy chuyển tuyến nhưng theo diện tự nguyện nên bệnh nhân không được hưởng chế độ BHYT. Anh không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Trung tâm Y tế đã trả lời như sau: Đơn vị tiến hành xác minh lại sự việc ttại khoa sản, xác nhận khoa sản đã làm đúng quy trình và giải thích rõ ràng cho bệnh nhân, thời điểm đó bệnh nhân đã đồng ý. Đơn vị đã gọi lại số điện thoại phản ánh để giải thích rõ ràng với bệnh nhân và bệnh nhân đã đồng ý.

  3. Bệnh viện Lê Lợi, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, trả lời phản ánh của người dân về thái độ thờ ơ của nhân viên y tế: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 21 tháng 3 năm 2019, bệnh nhân Nguyễn Thị Oanh đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: khi bệnh nhân đến lấy thuốc bảo hiểm y tế, nhân viên y tế Bệnh viện Lê Lợi, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nói hết thuốc chờ  xuống kho lấy; bệnh nhân đợi khoảng 1h không thấy có thuốc cho người bệnh. Bệnh nhân bức xúc đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Ngày 22/03/2019 bệnh viện có tiếp nhận phản ánh của người dân ( SĐT : 0932766700) trên hệ thống đường dây nóng của Bộ Y tế. Ngay khi tiếp nhận thông tin, bệnh viện đã tìm hiểu xác minh thông tin và trả lời như sau: Ngày 21 tháng 3 năm 2019, chị Nguyễn Thị Oanh 46 tuổi (MSBN: 12015383 và SĐT :0932766700) có đăng ký khám bệnh lúc 7h02 phút tại phòng khám Y Dược Cổ Truyền của bệnh viện Lê Lợi. Sau khi khám chị Oanh được bác sĩ chỉ định cho uống thuốc ho người lớn OPC 90ml và tuần hoàn não thái dương 28 viên và chị chờ lĩnh thuốc tại kho phát thuốc ngoại trú. Vì kho chứa thuốc của bệnh viện chật hẹp, không đủ chỗ để chứa thuốc  nên một số thuốc số lượng lớn  kho phải gửi nhờ thuốc ở công ty dược OPC trong đó có thuốc ho của chị Oanh. Tuy nhiên quá trình vận thuốc thuốc từ công ty lên kho phát thuốc chậm mà kho phát thuốc ngoại trú lại không thông báo cho bệnh nhân biết về sự phát thuốc chậm trễ khiến bệnh nhân bức xúc gọi điện lên đường dây nóng của Bộ Y Tế. Qua sự việc đó khoa Dược đã rút kinh nghiệm để phục vụ bệnh nhân tốt nhất. Bệnh viện đã liên lạc và giải thích với chị Oanh, chị Oanh không có ý kiến gì thêm.

  4. Bệnh viện đa khoa huyện Hồng Dân, Bạc Liêu, trả lời phản ánh của người dân về việc bệnh viện không cho sử dụng máy lạnh trong các phòng bệnh: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 19 tháng 3 năm 2019, anh Một đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại khoa cấp cứu của Bệnh viện đa khoa Huyện Hồng Dân, Bạc Liêu, có máy lạnh nhưng không mở để hỗ trợ cho bệnh nhân. Anh Một đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đã chấn chỉnh việc sử dụng máy lạnh tại các khoa phòng, cho mở máy lạnh để phục vụ người bệnh.

  5. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bạc Liêu trả lời phản ánh của người dân về chuyên môn của bác sỹ bệnh viện: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 21 tháng 3 năm 2019, anh Lê Thanh Tùng đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 12/3 khoảng 19h anh đến Bệnh viện Đa Khoa Bạc Liêu để cấp cứu cho Bé Trương Gia Hân bị ngã khửu tay bị sưng. BS Lương Văn Triển cho bệnh nhân đi làm các xét nghiệm và thông tin Bé trật khớp và bó bột định hình tay hẹn bệnh nhân ngày 19/3 đén tháo bột và tái khám. Ngày 19/3 anh đưa bệnh nhân đến khoa ngoại khám lại Bác sỹ Minh thông báo bệnh nhân phải mổ do gãy nối cầu ngoài xương cánh tay. Anh Tùng không đồng ý với chuyên môn của BS Triển, bệnh nhân bị gãy xương mà lại nói không sao rồi cho về. Anh đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Sau khi nhận được thông tin phản ánh của anh Tùng. Qua hỏi và xác minh sự việc Bác sĩ Triện trực tại khoa cấp cứu ngoài giờ hành chính, khi bé Hân nhập viện với lý do khai do té ngã chống tay, Bác sĩ khám lâm sàng và chỉ định chụp phim X-quang chẩn đoán trật khớp khuỷu không phát hiện có gãy lồi cầu kèm theo nên chỉ định nắn và bó bột hẹn một tuần sau tái khám. Sau khi tái khám một tuần tại phòng khám chuyên khoa được Bác sĩ chỉ định chụp phim X-quang kiểm tra lại thì phát hiện có kèm gãy xương lồi cầu và có chỉ định phẫu thuật. Qua sự việc trên do Bác sĩ Triện không có mời Bác sĩ trực khoa Chấn thương chỉnh hình hội chẩn đọc x-quang, nên đã gây thiếu sót chuyên môn dẫn đến kéo dài thời gian điều trị cho bé. Đã có kiểm điểm nhắc nhở Bác sĩ Triện tại khoa Cấp cứu. Đồng thời trưởng khoa Cấp cứu + Chấn thương chỉnh hình có mời anh Tùng gặp giải thích tình trạng bệnh của bé, anh Tùng hài lòng không thắc mắc gì thêm.

  6. Trung tâm Y tế huyện Giá Rai, Bạc Liêu trả lời phản ánh của người dân về thái độ của nhân viên y tế: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 20 tháng 3 năm 2019, chị Lê Diễm Hương đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Ngày 20/3/2019 chị Lê Diễm Hương đến khám tại Bệnh viện đa khoa huyện Giá Rai (thuộc Trung tâm Y tế huyện Giá Rai), bác sĩ Nguyễn Văn Đấu không khám,không kiểm tra vết thương mà bệnh nhân thì đau bác sĩ chỉ điều dưỡng băng. Chị không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Trung tâm Y tế Giá Rai đã nhận tin phản ánh của chị Lê Diễm Hương, có đến khám bệnh bác sĩ không kiểm tra vết thương. Qua sự việc trên, Lãnh đạo Trung tâm Y tế xác nhận sự việc như sau: Vết thương đã được bác sĩ quan sát và đánh giá mức độ tổn thương của vết thương, có hướng điều trị cụ thể, nhưng bác sĩ tư vấn không rõ ràng cho bệnh nhân, chứ bác sĩ không có thái độ thờ ơ, không quan tâm, không hướng dẫn là không đúng sự thật.

  7. Bệnh viện đa khoa huyện Trảng Bom, Đồng Nai, trả lời phản ánh của người dân về việc điều dưỡng và bác sỹ Khoa Nhi đều không đeo thẻ tên: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 28 tháng 3 năm 2019, anh Nguyễn Minh Khương đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Bệnh nhân Phạm Thị Hương Thúy đang nằm điều trị tại khoa nhi lầu 3, Bệnh viện Đa khoa Huyện Trảng Bom. Bệnh nhân nhập viện lúc 00h ngày 27/3, các bác sỹ hay Điều dưỡng đều không đeo thẻ tên. Anh đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Đơn vị xin giải trình như sau: Đeo thẻ tên trong khi làm việc là một trong những quy định bắt buộc đối với cán bộ viên chức của Đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ. Đơn vị cũng thường xuyên kiểm tra, và xử  lý những trường hợp không đeo thẻ. Qua phản ánh Đơn vị sẽ kiểm tra và xử lý những trường hợp không đeo thẻ như phản ánh. Xin cám ơn đóng góp ý kiến của anh Nguyễn Minh Khương.

  8. Trung tâm Y tế thành phố Biên Hòa, Đồng Nai, trả lời phản ánh của người dân về việc phải chờ đợi lâu để lấy giấy chuyển viện: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 27 tháng 3 năm 2019, ông Đặng Văn Ngà đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ông đến Khoa Nội tổng quá, phòng số qo, Bệnh viện đa khoa thành phố Biên Hòa Đồng Nai, để xin giấy chuyển viện. Ông chờ từ 7h30 đến 10h20 vẫn chưa lấy được giấy. Ông không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Trung tâm Y tế đã trả lời như sau: Ông đặng Văn Ngà không có đến khám tại phòng khám số 10, Khoa Nội Tổng hợp vào thời gian trên.

  9. Bệnh viện Nhân dân Gia định, thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về thái độ của nhân viên trông giữ xe: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 15 tháng 3  năm 2019, anh Bùi Hữu Khởi đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: khoảng 8h30 sáng ngày 15 tháng 3 anh Khởi đến Bệnh viện nhân dân Gia Định, khi đó bãi đã chật kín, người dân không còn chỗ để gửi xe, có thắc mắc thì hai nhân viên giữ xe đã nói nặng lời, thậm chí chửi người dân. Anh Khởi bức xúc đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bãi giữ xe tại khoa Cấp cứu mở cửa hàng ngày từ 7h sáng đến 11h đêm. Lúc 8h30 ngày 15/3/2019 bãi giữ xe ở đây đã kín hết chỗ, nhân viên giữ xe đã hướng dẫn ông Khởi gởi xe tại bãi xe ở tầng hầm, nhưng ông Khởi nhất định không chịu đi. Đúng lúc có xe cấp cứu chạy đến, ông Khởi dừng xe giữa đường làm lối đi bị kẹt, trong tình huống đó + tiếng ồn của xe lưu thông ngoài đường nên nhân viên giữ xe đã nói lớn tiếng "Chú gởi xe tầng hầm đi, ở đây hết chỗ nhận xe rồi". Lãnh đạo phòng Hành chính Quản trị của Bệnh viện đã góp ý và đề nghị Công ty giữ xe nhắc nhở nhân viên chú ý trong giao tiếp với khách hàng. Bệnh viện cũng đã liên hệ với ông Khởi để giải thích.

  10. Bệnh viện Quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về vệ sinh ở Bệnh viện: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 17 tháng 3 năm 2019, anh Lý Châu Tấn đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh hiện đã hai ngày mà buồng vệ sinh lầu 3 khoa ung bướu Bệnh viện đa khoa quận Thủ Đức vẫn không có người dọn dẹp, rất mất vệ sinh. Anh Tấn bức xúc đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: nhân viên chăm sóc khách hàng đã liên hệ khoa Ung bướu và được biết Khoa đã cho hộ lý dọn vệ sinh và cũng đã xin lỗi bệnh nhân vì sự việc trên, bệnh nhân hài lòng.

  11. Bệnh viện Chợ Rầy trả lời phản ánh của người dân về trang thiết bị y tế bị hỏng chưa được kịp thời sửa chữa để phục vụ người bệnh: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 19 tháng 3 năm 2019, bà Trần Thị Ngọc Châu đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh tại Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân Trần Chín đang điều trị xạ trị được 1 tháng tại Bệnh viện . Ngày 12/3 máy xạ trị bị hỏng và chưa được sửa chữa. Bệnh nhân đang điều trị nên rất đau đớn. Bà Châu bức xúc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận ý kiến phản ảnh của thân nhân bệnh nhân. Đã xin lỗi và hứa sẽ cố gắng khắc phục sửa chữa thật nhanh đễ phục vụ bệnh nhân.

  12. Sở Y tế tỉnh Hải Dương trả lời phản ánh của người dân về việc không có bác sỹ trực đêm tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Hà, Hải Dương: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 26 tháng 3 năm 2019, anh Nguyễn Văn Sơn đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: đêm ngày 26/3 tại Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Hà, Hải Dương, không có bác sỹ trực đêm. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Sở Y tế Hải Dương đã trả lời như sau: Sở Y tế đã yêu cầu Trung tâm y tế huyện Thanh Hà kiểm tra. Theo báo cáo của Trung tâm Y tế Thanh Hà, ngày 26/3/2019 tại các trạm trực đều có nhân viên y tế trực đầy đủ.

  13. Sở Y tế tỉnh Hải Dương trả lời phản ánh của người dân về việc không nhận được tin nhắn báo đưa trẻ đi tiêm chủng: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 25 tháng 3 năm 2019, anh Đào Văn Hanh đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: 4 tháng nay người dân đều không nhận được tin nhắn của Trạm y xã Tân Hưng, Hải Dương về việc đưa trẻ đến tiêm chủng. Người dân đã đến Trạm để đăng kí số điện thoại nhưng vẫn không thấy có tin nhắn báo. Anh Hanh thắc mắc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Sở Y tế Hải Dương đã trả lời như sau: Việc gửi tin nhắn báo lịch tiêm chủng do bên Viettel triển khai thực hiện, không thuộc phạm vi quản lý của Sở Y tế. Người dân có thể chủ động phản ánh qua nhân viên y tế ở các trạm xá để được giải quyết.

  14.  Bệnh viện Quận 2 thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về các bác sỹ đùn đẩy không hỗ trợ bệnh nhân: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 10 tháng 4 năm 2019, anh Lý Quý Phi đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: anh đi khám tại Bệnh viện Quận 2, tại tầng 1, phòng 225, Bác sỹ Khiêm khám rồi yêu cầu bệnh nhân xuống phòng 108, nhưng khi bệnh nhân xuống phòng 108 thì bác sỹ tại đây không nhận bệnh nhân, do thông tin trong sổ không thuộc bác sỹ này khám và hướng dẫn bệnh nhân lên lại phòng 225. Bệnh nhân trở lại phòng 225, thì lại được hướng dẫn  là phải xuống phòng 108. Các bác sỹ đùn đẩy nhau, không hỗ trợ bệnh nhân. Anh Phi bức xúc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đã chuyển khoa Ngoại tổng hợp phụ trách phòng khám B108. Khoa đã liên hệ với bệnh nhân và xác nhận có sự nhầm lẫn. Bệnh nhân khám tại Bệnh viện Quận 3 chứ không phải Bệnh viện Quận 2.

  15.  Bệnh viện Quận Tân Phú thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về nhân viên không tuân thủ thời gian bắt đầu làm việc: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 10 tháng 4 năm 2019, anh Nguyễn Văn Chéc đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại Bệnh viện Quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh, thời gian làm việc bắt đầu từ 6h30, nhưng tại khoa khám dịch vụ phòng 107, đến hơn 7 giờ mà bác sĩ cứ đi ra đi vào, bệnh nhân đến chờ hơn 1 giờ đồng hồ mà vẫn chưa được khám. Anh không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Thời gian làm việc của phòng khám dịch vụ - phòng 107, từ 07 giờ 00 đến 11 giờ 30 và 13 giờ 00 - 16 giờ 30 từ thứ Hai đến thứ Sáu. Ngày 10/4/2019 vào thứ Tư là ngày Khoa Khám bệnh họp giao ban từ 07 giờ 00 đến 07 giờ 20. Tuy nhiên, khoa vẫn bố trí 02 điều dưỡng nhận bệnh, 01 điều dưỡng của phòng khám BHYT, 01 điều dưỡng của phòng khám dịch vụ để điều phối bệnh nhân vào các phòng khám theo thứ tự. Thời điểm anh Chéc phản ánh là bác sỹ đã họp giao ban xong và trở lại phòng khám. Bệnh viện rất mong anh Chéc thông cảm và xin rút kinh nghiệm sẽ thông báo cụ thể để người dân hiểu rõ tránh bức xúc.

  16.  Bệnh viện Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về quy trình tái khám gây phiền hà cho người bệnh: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 10 tháng 4 năm 2019, anh Nguyễn Văn Hùng đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: anh đến Bệnh viện Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh để khám bệnh theo chế độ BHYT, Anh Hùng có giấy hẹn tái khám của Khoa Khám Gan từ tháng trước hôm nay xuống Bệnh viện tái khám, nhưng các quy trình tiếp nhận bệnh nhân rất rắc rối, các dữ liệu của bệnh nhân không được nhập luôn mà phải đi tái khám rồi mới nhập dữ liệu, Bệnh viện yêu cầu bệnh nhân bốc số rồi mới được khám; khám xong phải thanh toán mới nhập dữ liệu, mỗi quy trình đều tốn thời gian. Anh Hùng không hài lòng. đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện tiếp nhận phản ảnh, xem xét lại quy trình để điều chỉnh phù hợp.

  17. Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn, Phú Thọ, trả lời phản ánh của người dân về chuyên môn của bác sỹ bệnh viện: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 21 tháng 3 năm 2019, anh Khẩn đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Bệnh nhân Đinh Thị Phương Hiền nằm tại khoa Nhi phòng cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Huyện Thanh Sơn, Phú Thọ, ngày 21/3 khoảng 15h00 Bác sỹ Giang xuống phòng thông tin bệnh nhân đã khỏe có thể ra viện được, Trong quá trình anh Khẩn làm thủ tục ra viện bệnh nhân bệnh lại tái phát người tím tái không thở được phải thở bằng máy. Bác sỹ đã cấp cứu nhưng chuyên môn không đủ đã cho bệnh nhân chuyển lên Bệnh viện Tỉnh. Anh Khẩn không đồng ý với chuyên môn của Bác sỹ, thắc mắc tại sao bệnh nhân chưa khỏe đã cho ra viện, anh đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn đã trả lời như sau: Sau khi tiếp nhận thông tin từ thường trực đường dây nóng Bộ Y tế, thường trực đường dây nóng của Trung tâm y tế Thanh Sơn (đơn vị quản lý Bệnh viện đa khoa Thanh Sơn) đã kiểm tra xác minh và ý kiến trả trả lời như sau: Bệnh nhân vào Khoa Nhi từ 14h45 ngày 23/02/2019 với chẩn đoán là viêm phổi và đã xử trí: giản phí quản, kháng sinh, vitamin, long đờm. Đến hồi 7h00 ngày 26/02/2019 xuất hiện thở rít, tím môi spo2: 80-90%. Chuyển khoa Hồi sức tích cực – Chống độc đã xử trí: Thở oxy, giãn phế quản, phối hợp thêm kháng sinh, sau xử trí trẻ đỡ khó thở. Quá trình điều trị tại khoa HSTC-CĐ tình trạng của bệnh nhân tiến triển tốt: hết khó thở, bú được, phổi hết rale. Đến hồi 14h30 ngày 03/03/2019 trẻ đột ngột xuất hiện khó thở nhiều, thở cò cừ, tím môi, đầu chi, tim đều rõ, phổi rale rít hai bên, spo1 94 – 95%. Đã xử trí: thở oxy, giãn phế quản, sau xử trí trẻ đỡ khó thở, spo1: 100% , nhịp thở 63 l/p, phổi còn ít rale rít hai bên. Hồi 16h00 xin ý kiến lãnh đạo trực thống nhất chuyển Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ trong tình trạng: Trẻ tỉnh, tự thở đều, nhịp thở 63 l/p, Tim: đều rõ, Phổi : ít rale rít hai bên, Spo1: 100%.

  18. Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn, Phú Thọ, trả lời phản ánh của người dân về chuyên môn của y bác sỹ: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 18 tháng 3 năm 2019, anh Nguyễn Mạnh Đạt đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 05/02/2019 Sản phụ sinh em bé tại Bệnh viện đa khoa Huyện Thanh Sơn. Sau đó khi trẻ đưa về nhà thì quấy sốt và khóc nhiều nên người nhà cho bé đi thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Phú Thọ thì được chẩn đoán em bé bị gãy xương quoai xanh do lúc đỡ đẻ bị gãy. Anh Đạt yêu cầu kiểm tra chuyên môn và làm rõ, anh đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn (đơn vị quản lý Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Sơn) đã trả lời như sau: Sau khi tiếp nhận thông tin từ thường trực đường dây nóng Bộ Y tế, thường trực đường dây nóng của Trung tâm y tế Thanh Sơn đã kiểm tra xác minh và ý kiến trả trả lời như sau: Sản phụ vào Khoa Sản lúc 8h30 ngày 05/02/2019. Khi vào: Sản phụ tỉnh, không phù, HA 120/70mmHg, tim thai 140 l/p, cơn co tử cung tần số 5, cổ tử cung mở hết, ối vỡ hoàn toàn, đầu lọt thấp. Sản phụ rặn sau 15 phút đẻ 1 bé trai P:2900g, apgu 9/10 điểm. Sau đẻ bố ký nhận và kiểm tra trẻ hoàn toàn bình thường. Sáng 07/02/2019 gia đình đưa trẻ đến lấy máu gót chân, qua kiểm tra và hỏi người nhà trẻ không quấy khóc, ăn bú tốt. Đến ngày gia đình phát hiện gãy xương quai xanh trẻ nhi đã ra viện được 1 tháng 13 ngày. Do vậy chưa thể kết luận trẻ nhi bị gãy xương quai xanh trong quá trình đỡ đẻ.

  19.  Bệnh viện Quận Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về việc bệnh nhân không được nhân viên y tế hướng dẫn chu đáo: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 18 tháng 4 năm 2019, ông Đào Kim Phụng đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ông đến khám bệnh tại phòng 24, Khoa nội tiết, Bệnh viện đa khoa Quận Bình Tân. Ông muốn làm xét nghiệm. Tuy nhiên khi nộp sổ khám, Bác sỹ và nhân viên y tế tại đây không hỏi bệnh nhân muốn xét nghệm vấn đề gì đã đưa bệnh nhân đi xét nghiệm nên khi nhận kết qủả không có mẫu xét nghiệm mà bệnh nhân cần, Ông Phụng không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Sau khi xác minh thông tin từ người bệnh, tường trình từ khoa Nội 4, chú Phụng đến khám tại phòng khám Nội tiết và yêu cầu làm xét nghiệm cận lâm sàng trước, trong quá trình khám, BS chưa ghi nhận được thông tin chú đang điều trị bệnh suy giáp nên chỉ cho chỉ định thường quy của bệnh tiểu đường. Sau khi nhận chỉ định xét nghiệm và đã lấy mẫu máu, chú Phụng có quay lại phòng khám trình bày thêm về bệnh suy giáp và BS đã in bổ sung thêm phiếu chỉ định xét nghiệm. Qua sự việc trên khoa Nội 4 đã họp rút kinh nghiệm, nhắc nhở BS khi thăm khám cho bệnh nhân phải hỏi rõ các vấn đề của người bệnh, cho các chỉ định đầy đủ hợp lý, không để bệnh nhân phải mất thời gian chờ đợi và đi lại nhiều lần.

  20.  Bệnh viện Nhi đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về thái độ của bác sỹ: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 17 tháng 4 năm 2019, chị Phạm Thị Ngọc Mai đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: vào 18h30 ngày 17/04/2019 chi đưa bé Phạm Lê Hảo Nhiên đến khám bệnh tại phòng 326 Bệnh viện Nhi Đồng 2. Bác sỹ Giang chuẩn đoán bé bị viêm họng cấp, sau đó hướng dẫn bệnh nhân đi xét nghiệm máu, vào 18h35p bệnh nhân nhận kết quả xét nghiệm, mang về phòng 326 thì không có bác sĩ trực, bệnh nhân sang phòng 325, có một bác sỹ nữ, khoảng 30 tuổi, tóc ngắn. kiểm tra qua kết quả xét nghiệm rồi báo bệnh nhân bị sốt siêu vi. Chị Mai thắc mắc tại sao 2 bác sĩ có kết quả chẩn đoán khác như vậy, thì bác sỹ không giải thích thêm. Chị Mai không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Qua xác minh thông tin với người nhà bệnh nhi, ngay trong thời điểm đó, lãnh đạo trực  đã liên hệ cho bệnh nhân được khám lại tại Phòng cấp cứu. Tại đây, người nhà bệnh nhân đã được bác sỹ giải thích chuyên môn về toa thuốc được cấp ở phòng 326 và kết quả xét nghiệm mà bác sỹ phòng 325 chuẩn đoán. Theo đó, người nhà bệnh nhân yên tâm sử dụng toa thuốc BS Giang kê.

  21.  Bệnh viện Bình Dân thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về thái độ của điều dưỡng Khoa tiết niệu đối với bệnh nhân: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 13 tháng 4 năm 2019, anh Quý đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Nguyễn Minh Quý điều trị tại p282- Khoa tiết niệu B, Bệnh viện Bình Dân. Tại đây, nhân viên điều dưỡng không hỏi han, chăm sóc bệnh nhân chu đáo , khi bệnh nhân đau gọi điều dưỡng rất lâu mới đến. Anh Quý không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Qua sự việc trên, khoa NB1 đã gọi điện thoại ghi nhận sự việc, giải thích cho anh Quý do có người bệnh ở cấp cứu chuyển lên nên chậm trễ trong việc chăm sóc điều trị, mong anh Quý thông cảm vì không giải thích cho anh và anh hài lòng, không thắc mắc gì thêm.

  22. Bệnh viện đa khoa huyện Yên Phong, Bắc Ninh, trả lời phản ánh của người dân về tình trạng thiếu thuốc: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 25 tháng 3 năm 2019, anh Nguyễn Công Mạnh đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại bệnh viện Đa Khoa Huyện Yên Phong, Bắc Ninh, bệnh nhân Nguyễn Thị Viết đến lĩnh thuốc theo chế độ BHYT, nhưng bệnh viện không có thuốc. Anh không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Đơn vị đã điện thoại tư vấn cho người dân, do thuốc BHYT  trong đấu thầu của đơn vị tạm hết nên không có thuốc cấp cho người bệnh. Người bệnh hoàn toàn đồng ý, không có ý kiến gì thêm. Đơn vị đã nhắc nhở nhân viên y tế rút kinh nghiệm trong việc tư vấn và giải thích cho người bệnh.

  23. Bệnh viện đa khoa huyện Yên Phong, Bắc Ninh, trả lời phản ánh của người dân về thủ tục làm tiểu phẫu: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 28 tháng 3 năm 2019, anh Hoàng Xuân Thắng đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: anh Thắng đến khám ở bệnh viện đa khoa Yên Phong - Bắc Ninh, anh bị mụn cơm ở đầu ngón tay cần tiểu phẫu, nhưng bác sỹ bảo phải có người nhà làm thủ tục và ngày hôm sau mới tiểu phẫu được. Anh Thắng thắc mắc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Sau khi nhận được phản ánh của người bệnh, Giám đốc đơn vị đã giải thích cho người bệnh và yêu cầu người bệnh hôm sau đến đơn vị để được khám lại. Người bệnh hài lòng và không có ý kiến gì thêm.

  24. Bệnh viện đa khoa Bắc Ninh trả lời phản ánh của người dân về thứ tự khám bệnh ở phòng khám: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 25 tháng 3 năm 2019, chị Nguyễn Thị Ngọc đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân NguyễnThị Điệp khám tại phòng khám nội, Bệnh viện đa khoa Bắc Ninh. Bệnh nhân đến trước nhưng không được khám trước, người đến sau được khám trước (không có số khám), khám xong bác sỹ không đọc kết quả. Chị Ngọc thắc mắc đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đã kiểm tra, tất cả các bệnh nhân đều có số tự động trên bảng màn hình trước cửa phòng khám, theo thứ tự đăng ký trước khám trước. trường hợp đó là bệnh nhân đã khám hôm trước, nhưng kết quả hôm sau mới có nên tên và số thứ tự không hiện trên bảng số. Bệnh viện đã thực hiện liên thông kết quả xét nghiệm, khi máy xét nghiệm thực hiện xong, kết quả đã tự động chuyển về các bàn khám nơi chỉ định người bệnh đi làm xét nghiệm. Do vậy, bác sĩ khám bệnh nhận kết quả xét nghiệm trước khi người bệnh nhận và mang giấy kết quả kết quả xét nghiệm về cho bác sĩ khám bệnh, chứ không phải bác sĩ không đọc kết quả vẫn kê đơn cho người bệnh.

  25. Bệnh viện Nhi đồng 2 trả lời phản ánh của người dân về việc phải chờ 1 tháng bệnh nhi mới được nội soi đại tràng: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 10 tháng 4 năm 2019, chị Nguyễn Bình Minh đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: chị đưa bé Trần Ngân Hà đi khám tại phòng khám, được bác sỹ tại đây yêu cầu nhanh chóng đưa bé đi nội soi. Khi chị đưa bé đến Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng 2, để nội soi đại tràng, thì tại đây bệnh nhi được hẹn đặt lịch hơn 1 tháng do lịch đã kín. Chị Minh không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Tổ tiếp dân đã liên hệ khoa Tiêu hóa về quy trình hẹn nội soi đại tràng tại khoa, cụ thể: lịch nội soi dưới cố định vào ngày Thức Ba trong tuần nên việc sắp sếp cho bệnh nhân hẹn nội soi sẽ theo thứ tự xếp tới. Nếu xuất huyết tiêu hóa nặng, bệnh nhân nhập viện sẽ được sắp xếp nội soi cấp cứu. Trường hợp bệnh nhi Ngân Hà được chuẩn đoán xuất huyết tự cầm nên nội soi đại tràng có chuẩn bị (theo hẹn). Khoa Tiêu hóa đã trao đổi và hỗ trợ bệnh nhi đặt lịch hẹn sớm nhất có thể. Tổ tiếp dân đã liên lạc giải thích quy trình nội soi cho chị Minh.

  26. Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về việc Bệnh viện Quận 4 không nhận bệnh nhân chạy thận từ nơi khác chuyển đến: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 09 tháng 4 năm 2019, anh Chuyên đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Phan Thị Kim Đông có giấy chuyển tuyến từ Bệnh viện đa khoa Sài Gòn đến Bệnh viện Quận 4 thành phố Hồ Chí Minh.để chạy thận nhưng nhân viên ở phòng nội thận Bệnh viện Quận 4 không đồng ý nhận bệnh nhân và yêu cầu phải mua thẻ BHYT ở bệnh viện thì mới được hỗ trợ. Anh Quyên không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đã trả lời như sau: theo thông tin từ Bệnh viện Quận 4, hiện tại Bệnh viện Quận 4 có 10 máy chạy thận nhân tạo, trong khi nhu cầu chạy thận cao tại bệnh viện là gần 80 bệnh nhân/tháng, vì vậy bệnh viện Quận 4 ưu tiên thực hiện chạy thận cho các bệnh nhân có bảo hiểm theo đúng tuyến của Bệnh viện.

  27. Bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về thủ tục xuất viện quá lâu: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 09 tháng 4 năm 2019, anh Lê Vũ Văn Huy đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Thái Văn Miên mổ mắt tại tầng 2, khoa giác mạc, Bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh. 7h30 sáng ngày 09/4, bác sỹ cho ra viện. Nhưng làm thủ tục từ sáng đến 15h20 vẫn chưa xong, Phòng Hành chính hẹn ngày mai mới có giấy xuất viện. Anh không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Sau khi tiếp nhận phản ánh, Tổ Đường dây nóng của Bệnh viện đã xác minh sự việc và được biết đây là bệnh nhân đang điều trị tại khoa Dịch kính võng mạc ở lầu 2. Tổ Đường dây nóng đã liên hệ với lãnh đạo khoa để chuyển nội dung phản ánh của người bệnh. Trưởng khoa Dịch kính võng mạc đã trực tiếp giải thích những thắc mắc của người nhà người bệnh. Anh Huy đã hài lòng với cách giải thích trên.

  28.  Bệnh viện Chợ Rẫy trả lời phản ánh của người dân về việc Bệnh viện cho bệnh nhân xuất viện trong khi bệnh chưa khỏi: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 24 tháng 4 năm 2019, anh Trần Chí Thiện đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Nguyễn Ngọc Liên (83 tuổi) đã nằm viện tại Bệnh viện Chợ Rẫy được 15 ngày. Bác sĩ chẩn đoán bị gãy xương. Sau 15 ngày nằm viện, bác sĩ Tâm, khoa Xương khớp, cho bệnh nhân chuyển viện (thực chất là cho bệnh nhân xuất viện về nhà). Gia đình đã trao đổi với bác sĩ Tâm, thì được bác sỹ trả lời "bệnh này tự lành". Anh Thiện không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận ý kiến phản ảnh của thân nhân bệnh nhân. Đã đề nghị Điều dưỡng Đài (Điều dưỡng trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình) kiểm tra lại thông tin. Điều dưỡng Đài báo: Bác sỹ Võ Văn Tâm điều trị cho bệnh nhân Liên đã giải thích rất rõ với thân nhân nuôi bệnh tại khoa rằng bệnh nhân bị Viêm phổi (đã điều trị ổn), bị gãy xương đùi (điều trị bảo tồn, kéo tạ, không cần mổ), chuyển viện về y tế địa phương để điều trị tiếp.

  29.  Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, thành phố Hồ Chí Minh, trả lời phản ánh của người dân về việc bệnh nhân chuyển tuyến bị bệnh viện hẹn hoãn nhiều lần việc nhập viện do thiếu giường bện: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 23 tháng 4 năm 2019, anh Trần Ngọc Linh đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Trần Ngọc Tân được chuyển từ Kiên Giang lên Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch để điều trị. Bệnh nhân đến Bệnh viện khám từ chiều ngày 22/4 được bác sỹ hướng dẫn cho bệnh nhân nhập viện lúc 3h chiều ngày 22.4. Khi người nhà xuống làm thủ tục nhập viện thì Bệnh viện nói hết phòng, và hẹn 9h sáng nay (23/4) quay lại để nhập viện. Sáng 23/4, bệnh nhân quay lại Bệnh viện thì hiện Bệnh viện lại nói đến chiều bệnh nhân quay lại nhập viện. Anh Linh không hài lòng với cách làm việc của Bệnh viện, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện hết sức áy náy vì đã gây ra sự bất tiện cho khách hàng, đặc biệt là đối với khách hàng từ xa tới. Nhưng đây là tình huống bất khả kháng khi cung không đáp ứng cầu: anh Trần Ngọc Tân đủ điều kiện nhập viện (không cấp cứu) nhưng do không còn giường nội trú nên Bệnh viện có hẹn bệnh nhân quay lại vào hôm sau. Rất tiếc, thời điểm bệnh nhân quay lại thì Bệnh viện vẫn chưa có giường trống để phục vụ bệnh nhân.

  30.  Bệnh viện Truyền máu Huyết học thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về việc từ chối nhận bệnh nhân do trước đó bệnh nhân đã điều trị tại bệnh viện khác trên địa bàn: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 22 tháng 4 năm 2019, anh Bùi Tâm Bảo đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Trần Thị Ân bị tiểu đường, tăng huyết áp, xuất huyết tiểu cầu, có giấy chuyển tuyến từ Bệnh viện Bà Rịa. Khi bệnh nhân đến Bệnh viện Truyền Máu huyết học thành phố Hồ Chí Minh, bác sỹ yêu cầu thăm khám lại từ đầu. Sau khi khám xong, bác sỹ Nguyễn Thịu Kim Ngân, Phòng 3B, từ chối tiếp nhận bệnh nhân, bác sỹ nói là do trước đó bệnh nhân đã điều trị tại Bệnh viện Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minhrồi. Anh Bảo không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Sau khi tiếp nhận thông tin, lãnh đạo bệnh viện đã chuyển thông tin đến BS Nguyễn Thị Kim Ngân và yêu cầu giải thích rõ nguyên nhân không nhận bệnh. BS Ngân đã liên hệ trực tiếp với người phản ánh, do BS Ngân khám và giải thích trực tiếp với người bệnh về bệnh lý đang theo dõi và điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh và có kèm theo nhiều bệnh lý phụ như Cao Huyết áp, tiểu đường nên phương án tốt nhất nên tiếp tục điều trị tại Bệnh viện cũ, chồng người bệnh phản ánh do không có mặt tại phòng khám nên cần được tư vấn thêm. Sau khi tư vấn gia đình đã đồng ý và tiếp tục điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ.

  31. Bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về thái độ của bác sỹ: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 11 tháng 4 năm 2019, bệnh nhân Nguyễn Thị Lương đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 11/04/2019 bệnh nhân đến khám mắt tại phòng số 2 khoa khám ngoài giờ, Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh nhân vừa ngồi bác sỹ soi mắt cho bệnh nhân, do chói mắt nên bệnh nhân cúi xuống thì bs nói "trời ơi tôi làm việc từ sáng mà ai cũng như cô thì tôi chết mất". Chị không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: sau khi tiếp nhận phản ánh tổ Đường dây nóng của bệnh viện đã liên hệ người bệnh xác minh sự việc, đồng thời bệnh viện cũng yêu cầu BS. Lê Quốc Tuấn làm bản tường trình sự việc, xin rút kinh nghiệm và thận trọng hơn trong giao tiếp để tránh gây phiền hà cho người bệnh. Bệnh viện đã liên hệ với người bệnh giải thích sự việc, người bệnh hài lòng.

  32. Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về thái độ của nhân viên y tế Bệnh viện Quận 2: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 11 tháng 4 năm 2019, anh Việt Nhất đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: anh đến khám bệnh đau nhức xương ở phòng khám tim mạch, phòng b108, Bệnh viện Quận 2 thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi có kết quả, bác sỹ chuyên khoa 2 Nguyễn Duy Tài thông báo kết quả nói "bình thường", rất hời hợt, thờ ơ, anh không hài lòng, Nhân viên trực Tổng đài Đường dây nóng đã chuyển cuộc gọi của anh Nhất đến Bệnh viện Quận 2. Bệnh viện đã trả lời, tủy nhiên anh Nhất không hài lòng kết quả trả lời từ bệnh viên. Điện thoại viên đã chuyển nội dung phản ánh đến Sở y tế thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đã trả lời như sau: theo thông tin từ Bệnh viện, Bệnh viện đã liên hệ với bệnh nhân theo số điện thoại tuy nhiên không liên lạc được. Đã báo cáo giám đốc để rút kinh nghiệm và lưu ý hơn trong cách giải thích và tư vấn cho bệnh nhân.

  33. Bệnh viện Nguyễn Trãi thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về thái độ của bác sỹ: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 11 tháng 4 năm 2019, bệnh nhân Nguyễn Từ Hải đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 11/4 bệnh nhân Hả có đi khám ở Bệnh viện Nguyễn Trãi phòng 25, khoa ngoại. Bác sỹ Phạm Xuân Hương khám cho bệnh nhân, nhưng không hỏi bệnh nhân, chỉ nhìn hồ sơ cũ, bác sĩ cằn nhằn và có thái độ không tốt. Bệnh nhân không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện Nguyễn Trãi tiếp nhận phản ánh chuyển ban chủ nhiệm khoa Ngoại trực tiếp xác minh giải quyết sự việc: Ngày 11/04/2019 tại phòng khám 25 khoa Ngoại tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Tứ Hải đến khám với chẩn đoán U xơ tiền liệt tuyến đang được điều trị theo phát đồ và cấp phát thuốc thường xuyên. Bs Phạm Xuân Hường phụ trách phòng khám khi tiếp nhận bệnh nhân đã tiến hành hỏi tình trạng bệnh nhân (bệnh nhân khám gì; triệu chứng thế nào; tình hình đi tiểu của bệnh nhân như thế nào, số lần đi tiểu, tình trạng rát buốt...) sau đó kê toa thuốc. Sau khi bác sĩ kết thúc đơn thuốc,  bệnh nhân Hải mới yêu cầu bác sĩ cho chuyển phòng khám nội, bác sĩ Hường đã đồng ý chuyển bệnh nhân đồng thời có nhắc nhở bệnh nhân lưu ý nếu muốn chuyển khám thêm chuyên khoa khác cần báo bác sĩ biết trong lúc thăm khám để bác sĩ không tiến hành kết thúc đơn thuốc (theo quy định của BHYT). Ban chủ nhiệm khoa Ngoại đã họp nhắc nhở toàn thể nhân viên lưu ý giải thích rõ ràng cho người bệnh hiểu các thắc mắc tránh gây hiểu lầm. Đồng thời rút kinh nghiệm qua sự việc.

  34.  Bệnh viện huyện Hoài Đức, Hà Nội, trả lời phản ánh của người dân về việc không có bác sỹ khám bệnh: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 23 tháng 4 năm 2019, anh Cường đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: anh đưa bệnh nhân Nguyễn Văn Ngân đến khám bệnh ở Bệnh viện huyện Hoài Đức. Bệnh nhân được đưa lên phòng 10, tầng 2, khoa khám bệnh, nhưng tại đây không có bác sỹ khám bệnh, chỉ có nhân viên y tế, họ nói bác sỹ đi họp, chiều bác sỹ mới đến. Anh Cường không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Đã giải thích cho người bệnh về nội dung của nhân viên y tế phòng khám 10 hướng dẫn: bệnh nhân Ngân được chỉ định nội soi tai mũi họng, trong khi đó có 01 bác sỹ chuyên khoa thực hiện kỹ thuật này đang đi công tác (họp đột xuất).

  35.  Bệnh viện Nhi Trung ương trả lời phản ánh của người dân về việc bệnh viện chuyển bệnh nhân xuống tuyến dưới để điều trị: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 19 tháng 4 năm 2019, anh Nguyễn Trọng Anh Xuân đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Nguyễn Đức Anh Minh bị nôn, sốt, được đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Sau khi được thăm khám bệnh nhân được chuẩn đoán là viêm ruột. Bác sỹ Nguyễn Phi Hùng, phòng 10, ghi giấy chuyển tuyến cho bệnh nhân xuống tuyến dưới điều trị. Anh không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Trung tâm hô hấp đã tiến hành họp về việc phản ánh qua đường dây nóng của anh Nguyễn Trọng Anh Xuân, bố người bệnh Nguyễn Đức Anh Minh. Căn cứ vào bảng tường trình của bác sỹ Nguyễn Phi Hùng, Trung tâm có một số ý kiến như sau: Người bệnh Nguyễn Đức Anh Minh được chẩn đoán viêm mũi hòng/ Tiêu chảy nhiễm khuẩn. Người bệnh tự đến, không có giấy chuyển viện đúng tuyến, chỉ định chuyển bệnh viện đa khoa Hà Đông điều trị là đúng chỉ định. BS Hùng đã giải thích và tư vấn cho mẹ cháu trước khi chuyển tuyến, mẹ cháu đã đồng ý và không thắc mắc gì. Việc phản ánh của bố người bệnh có thể do chưa hiểu đúng về tình trạng bệnh của cháu. Trung tâm đã rút kinh nghiệm BS Hùng cũng như tập thể toàn trung tâm dành thêm thời gian để giải thích cho người nhà người bệnh về tình trạng bệnh của trẻ. Trung tâm Hô hấp xin cảm ơn ý kiến đóng góp của người nhà người bệnh giúp Trung tâm có cơ hội nâng cao chất lượng dịch vụ và hài lòng khách hàng.

  36.  Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội trả lời phản ánh của người dân về việc bác sỹ thực tập không thành thạo việc sử dụng máy siêu âm: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 17 tháng 4 năm 2019, chị Nguyễn Thị Thu Phương đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Lương Phương Linh đang được làm siêu âm tại phòng khám siêu âm cấp cứu phòng 125, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn. Chị Phương không hài lòng với chuyên môn của các bác sĩ thực tập (biển tên đeo úp vào trong áo không nhìn thấy tên) đang làm siêu âm nhưng chưa sử dụng máy thành thạo, phải khám lại nhiều lần. Chị Phương không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: người nhà bệnh nhân phản ánh chưa hoàn toàn chính xác do không nắm rõ về chuyên môn. Thời điểm đó có khá đông bệnh nhân nên Bác sỹ học viên (Bác sỹ nội trú) có hỗ trợ bác sỹ trực kiểm tra cho bệnh nhân. Bác sỹ trực vẫn giám sát và trực tiếp kiểm tra lại cho bệnh nhân.

  37.  Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương trả lời phản ánh của người dân về việc để bác sỹ thực tập lấy máu cho bệnh nhân khiến bệnh nhân bị đau: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 16 tháng 4 năm 2019, anh Nguyễn Duy Dỹ đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Nguyễn Dương Cát Hòa được tái khám tại Khoa Nhi, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương sau 1 tháng. Bệnh nhân cần được lấy máu để xét nghiệm tại Khu vực xét nghiệm, Anh Sĩ phản ánh bác sĩ thực tập lấy máu và khó tìm ven nên khi chọc kim tiêm vào thì ngoáy kim làm bệnh nhân đau, phải thực hiện 2 lần mới tìm được ven. Anh Sĩ không hài lòng vì bệnh nhân nhỏ tuổi mà lại để bác sĩ thực tập lấy máu, anh đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Sau khi tiếp nhận ý kiến phản ánh, BV đã mời anh Sỹ vào để giải thích. Bệnh viện đã để anh Sỹ gặp mặt Điều dưỡng viên đã lấy máu cho cháu là Điều dưỡng của khoa Nhi tên Đỗ Thị Thơm. Cháu đã được điều trị ngoại trú Viêm gan B trong 4 năm tại khoa Nhi. Anh Sỹ ghi nhận trong suốt 4 năm khoa Nhi chưa gây khó khăn hoặc đối xử không đúng với cháu và gia đình. Sau khi nghe giải thích anh Sỹ đã xin lỗi và hứa sẽ rút lại ý kiến.

  38. Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội trả lời phản ánh của người dân về việc lúc 13h50 chưa có bác sỹ làm việc ở Phòng chụp CT: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 15 tháng 4 năm 2019, chị Võ Quỳnh Anh đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: chị đưa bệnh nhân Trần Thu Lệ đến khám ở Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, lúc 13h50 tại phòng 132 chụp CT hiện vẫn chưa có bác sỹ làm việc. Chị đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện Xanh Pôn tiếp nhận thông tin phản ánh và đã kiểm tra thì được biết: người bệnh Lệ khám chứng thương. chụp CT tại bệnh viện lúc 13:04, kết thúc chụp lúc 13h06. Bệnh viện công khai thời gian chờ nhận kết quả sau khi chụp từ 45-60ph. Đến thời điểm 13h45 BS đã đọc xong kết quả của các bệnh nhân và trả. Người bệnh phản ánh không hoàn toàn chính xác. Bệnh viện tiếp nhận thông tin và nhắc nhở nhân viên giải thích cho người bệnh kỹ càng hơn.

  39.  Trung tâm y tế huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, trả lời phản ánh của người dân về việc chỉ được điều trị một bệnh trong bệnh nhân mắc nhiều bệnh: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 11 tháng 4 năm 2019, chị Trần Thị Bích Thảo đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: chị đến khám bệnh rối loạn tiêu hóa và dãn tĩnh mạch tại phòng số 10, Trung tâm Y Tế Huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Bác sỹ Trần Hồng Toàn hỏi bệnh nhân có mang giấy siêu âm không? Bệnh nhân trả lời là không mang nên bác sỹ khám cho bệnh nhân về bệnh tiêu hóa, sau đó yêu cầu bệnh nhân đợi. Sau 1 giờ bệnh nhân vào hỏi thì bác sỹ viết giấy chuyển tuyến lên tuyến trên để điều trị bệnh dãn tĩnh mạch, chị thắc mắc sao không điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa, bác sỹ nói trong 1 ngày chỉ điều trị 1 bênh, chị không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Trung tâm Y tế huyện Xuyên Mộc đã trả lời như sau: Ngày 11/4/2019 bệnh nhân Trần Thị Bích Thảo tới phòng khám số 10 khám bệnh, khai bị Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy 2 lần, không đau bụng và xin thuốc giãn tĩnh mạch chi dưới. Bệnh nhân không mang theo bất cứ toa thuốc hay giấy siêu âm mạch máu để chẩn đoán bị giãn tĩnh mạch chi dưới, Bs khám không thấy tĩnh mạch giãn. Bs Toàn đã giải thích cho bệnh nhân, đi khám nhớ mang theo toa thuốc cũ hay giấy tờ chứng minh là mình bị giãn tĩnh mạch chi dưới, đồng thời Bs Toàn cấp toa thuốc rối loạn tiêu  hóa có tiêu chảy cho bệnh nhân, bệnh nhân không đồng ý và xin chuyển tuyến trên để siêu âm mạch máu, khi đã in giấy chuyển bệnh nhân lại đòi toa thuốc, Bs không cấp được và giải thích ngày mai đi Bà Rịa khám thì khai bệnh về tiêu hóa rồi khám luôn vì trong 1 lần khám không thể vừa chuyển tuyến vừa cấp toa cho bệnh nhân. Biện pháp giải quyết : Dành nhiều thời gian hơn nữa để giải thích kỹ cho bệnh nhân.

  40.  Bệnh viện Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, trả lời phản ánh của người dân về bác sỹ yêu cầu bệnh nhân mua thuốc ở cửa hàng bác sỹ chỉ định: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 09 tháng 4 năm 2019, anh Đậu Annh Phong đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: anh đến khám bệnh tại Bệnh viện đa khoa Bà Rìa - Vũng Tàu. Sau khi được khám xong có kết quả, bệnh nhân muốn xin bác sỹ kê đơn thuốc, nhưng bác sỹ bs Đào Ngọc Thiện trực tại khu khám bệnh dịch vụ tầng 2 chỉ viết tay rồi yêu cầu bệnh nhân ra cửa hàng mà bác sĩ chỉ định để mua thuốc. Anh thắc mắc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện cám ơn ý kiến đóng góp của người dân. Qua xác minh tìm hiểu, bệnh viện trả lời như sau: Ngày 09/4/2019 phần mềm quản lý người bệnh không BHYT bị sự cố không đánh được toa thuốc mua ngoài, nên khi khám bệnh cho anh Đậu Anh Thông,  Bác sĩ Đào Ngọc Thiện đã viết tay toa thuốc và giới thiệu anh ra các quầy thuốc để mua. Phản ánh của Anh Thông là đúng sự thật nhưng do tình huống khách quan dẫn đến sự hiểu nhầm của anh Thông. Bộ phận công tác xã hội đã giải thích cho Anh Thông rõ. Sau khi nhận được thông tin phản ánh của người dân, bác sĩ Giám đốc đã chỉ đạo: Bộ phận CNTT nhanh chóng xử lý những tình huống sự cố phần mềm trong quản lý khám chữa bệnh. Bác sỹ rút kinh nghiệm không giới thiệu đích danh quầy thuốc mua ngoài nào tránh hiểu lầm của người bệnh.

  41.  Bệnh viện Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, trả lời phản ánh của người dân về bảo vệ Bệnh viện không cho người nhà bệnh nhân đậu xe và thu tuền thuê ghế tựa: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 06 tháng 4 năm 2019, anh Việt đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại BV Bà Rịa, Anh Việt có chở người nhà là bệnh n hân Nguyễn Trúc Quỳnh đến Bệnh viện Bà Rịa đế khám bệnh, nhưng bảo vệ không cho đậu xe (trước cổng Bệnh viện), Anh Việt phản ánh thêm, Bệnh viện cho thuê ghế tựa 50.000đ một ngày là không hợp lý. Anh Việt không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện cám ơn ý kiến đóng góp của người dân. Qua xác minh tìm hiểu, bệnh viện trả lời như sau: Bệnh viện có dán bảng quy định khu vực và thời gian dừng đỗ xe trước sảnh khoa Cấp cứu. Đồng thời đội ngũ bảo vệ luôn túc trực sẵn sàng hỗ trợ khi có bệnh đến khoa và hướng dẫn nơi đậu xe sau khi đã vận chuyển bệnh. Trường hợp này Bảo vệ đã thực hiện đúng quy định. Bệnh viện thực hiện chủ trương xã hội hóa và triển khai cho thân nhân người bệnh thuê ghế nằm khi có nhu cầu nhằm đảm bảo an ninh và mỹ quan cho bệnh viện. Giá thuê ghế nằm bệnh viện thực hiện theo giá đã được cơ quan các cấp phê duyệt là 50.000đ/ngày.

  42.  Trung tâm Mắt tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu trả lời phản ánh của người dân về việc sổ khám bệnh không ghi thông tin: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 03 tháng 4 năm 2019, anh Huỳnh Thanh Sang đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại Trung tâm Mắt Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, tầng 2 quầy cấp cứu mắt yêu cầu bệnh nhân mua số khám bệnh 5 nghìn đồng, nhưng trong sổ lại không ghi nội dung thông tin gì. Anh không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Sau khi nhận được thông tin, Bệnh viện Mắt đã kiểm tra và mời  bệnh nhân đến làm việc. Bệnh viện xin có giải trình như sau: Vào lúc 7 giờ 27 phút ngày 02/04/2019  tại bộ phận tiếp nhận  bệnh nhân phẫu thuật.  Bệnh viện Mắt có tiếp nhận bệnh nhân tên: Trần Thị Sáu sinh năm 1969 (Chồng: Huỳnh Thanh Sang) đến làm thủ tục nhập viện với chẩn đoán bệnh là U túi lệ. Bệnh nhân xuất trình giấy tờ làm thủ tục nhưng chưa có sổ khám bệnh, nhân viên tiếp nhận có hướng dẫn người nhà mua một cuốn sổ khám bệnh để kẹp vào hồ sơ nhập viện. Mục đích bệnh nhân mua sổ khám bệnh để làm thủ tục tiếp nhận bước đầu cho bệnh nhân bao gồm: ghi thông tin bệnh nhân, thông tin thị lực, huyết áp và cân nặng của bệnh nhân. Sau khi hoàn tất các thủ tục nhập viện cho bệnh nhân sổ khám bệnh sẽ được trả lại cho bệnh nhân và sử dụng cho lần tái khám 1 tuần sau khi ra viện.  Sau khi đã giải thích rõ ràng và nhận được sự đồng ý của người nhà bệnh nhân.

  43.  Bệnh viện Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, trả lời phản ánh của người dân về bệnh viện yêu cầu người bệnh photo thẻ BHYT trong khi không có dịch vụ photo tại bệnh viện: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 02 tháng 4 năm 2019, anh Huỳnh Ngọc Lành đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 2/4 khi làm thủ tục xuất viện nhưng bệnh viện yêu cầu photo giấy bảo hiểm mà trong Bệnh viện không có dịch vụ photo và ở ngoài Bệnh viện người bệnh cũng không tìm thấy quán photo nào gần Bệnh viện. Người dân phải đi rất xa để photo giấy tờ. Người dân mong muốn Bệnh viện loại bỏ thủ tục giấy tờ hoặc thêm dịch vụ photo để bớt gây phiền hà cho người dân. Anh Lành đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện cám ơn ý kiến đóng góp của người dân. Qua xác minh tìm hiểu, bệnh viện trả lời như sau: Bệnh viện có bố trí một máy photo và nhân viên tại khu vực Phòng Một cửa để phục vụ nhu cầu của người bệnh, thân nhân người bệnh trong giờ hành chính. Trường hợp anh Huỳnh Ngọc Lành phản ánh là do nhân viên khoa Sản chưa hướng dẫn cặn kẽ cho anh vị trí và khu vực photo. Sau khi nhận được phản ánh của người dân, bác sĩ Giám đốc đã chỉ đạo Trưởng khoa Sản, Nữ hộ sinh Trưởng khoa nhắc nhở nhân viên cần hỗ trợ, hướng dẫn cặn kẽ cho người bệnh, thân nhân người bệnh những thủ tục và quy định của bệnh viện.

  44. Bệnh viện Lê Lợi, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, trả lời phản ánh của người dân về không có bác sỹ trực để hỗ trợ bệnh nhân vào lúc 22 giờ đêm: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 30 tháng 4 năm 2019, anh Nguyễn Tuấn Phương đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Nguyễn Tuấn Trường đang nằm điều trị tại khoa nhi phòng 1, Bệnh viện Lê Lợi, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Vào lúc 22h ngày 30/4 bệnh nhân bị đau, anh Phường có đi tìm bác sỹ nhưng không thấy bác sỹ nào trực. Anh đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Ngay khi tiếp nhận phản ánh, Bệnh viện đã tìm hiểu xác minh thông tin như sau: Vào lúc 07g50 ngày 17/4/2019 tại khoa Nhi có tiếp nhận một bệnh nhân tên Nguyễn Khánh Trường  sinh năm 2005. Chuẩn đoán: Viêm tiểu phế quản. Lúc 22g  ngày 30/4/2019 bệnh nhân trong tình trạng ổn, tỉnh táo, da niêm hồng, ăn uống tốt. Bệnh nhân đã được tiêm thuốc cữ tối, ba của bệnh nhân xin gặp Bác sỹ để xin về trong đêm. Điều dưỡng Thơm giải thích vì sự an toàn của bé, ba mẹ không nên đưa bé về trong đêm, sáng 01/5/2019 bé sẽ được bác sỹ khám lại. Người nhà bệnh nhân có hỏi tên Bác sỹ trực, Điều dưỡng Thơm trả lời hôm nay Bác sĩ Thanh Vân trực, rồi sau đó người nhà bệnh nhân bỏ đi không nói gì. Lúc đó bác sỹ Thanh Vân đang khám cho bệnh nhân mới. Đến 22g 20p Bác sĩ khám lại cho bệnh nhân Nguyễn Khánh Trường và hỏi người nhà có gì thắc mắc không, người nhà trả lời không thắc mắc gì nữa. Suốt trong đêm bệnh nhân ngủ yên, không có dấu hiệu khác lạ. Sáng 06g00 ngày 01/05/2019 Điều dưỡng đi theo dõi dấu hiệu sinh tồn bệnh nhân ổn định, 7g cùng ngày Bs Thanh Vân khám lại cho bệnh nhân, thấy bệnh nhân ổn, Bác sĩ đã cho xuất viện. Bệnh viện đã gặp trực tiếp người nhà bệnh nhân giải thích và người nhà đã hài lòng. Sau khi tiếp nhận đường dây nóng bệnh viện làm việc với các bộ phận liên quan để rút kinh nghiệm.

  45. Bệnh viện Lê Lợi, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, trả lời phản ánh của người dân về tình trạng có người xếp lấy số khám bệnh rồi bán lại với giá 50 ngàn đồng: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 17 tháng 4 năm 2019, chị Phạm Thị Hằng đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 17/4 vào lúc 20h15 Chị Hằng đến bệnh viện Lê Lợi để khám bệnh thì thấy tình trạng có người xếp sổ khám thành hàng dài để xí chỗ và bán chỗ chờ khám với giá 50 nghìn 1 chỗ. Chị Hằng không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Ngay khi tiếp nhận phản ánh, bệnh viện đã tìm hiểu xác minh thông tin như sau: Ngày 17/04/2019 Chị Phạm Thị Hằng (MSBN: 10519244) có đến xếp hàng để bốc số tại bệnh viện Lê Lợi để khám bệnh. Hàng ngày bệnh viện Lê Lợi tiếp nhận khoảng hơn 2000 bệnh nhân đến khám ngoại trú, lượng bệnh nhân rất đông, nhất là vào sáng thứ 2 và sáng thứ 6 . Hiện tại, thời gian xếp hàng lấy số hàng ngày từ 3h30 – 5h30 sáng và thời gian bắt đầu phát số là 5h30 nhưng một số bộ phận người dân đến khám bệnh tại bệnh viện tham gia xếp hàng chờ lấy số thứ tự từ 21h đêm hôm trước hoặc người bệnh xếp sổ để dành chỗ cho người quen cũng rất nhiều (một người xếp hàng bốc 2 đến 3 số). Bệnh viện đã liên hệ với chị Hằng và được biết hiện tại có ông Lâm thường xuyên ra vào xếp chỗ ngồi chờ bốc số khám bệnh, sau đó ông này đã nhường chỗ cho người khác và bán lấy tiền với giá 50.000 một người. Bệnh viện đã nhắc nhở tổ bảo vệ, đồng thời cũng mời ông Lâm lên làm việc, bên cạnh đó bệnh viện đã cùng với công an phường 1 ra biện pháp giải quyết dứt điểm. Bệnh viện đã gọi điện cho bệnh nhân phản ánh để giải thích cụ thể và hứa trong thời gian tới sẽ cố gắng tăng cường biện pháp giám sát, kiểm tra để đảm bảo an toàn hơn trong công tác khám chữa bệnh trong bệnh viện Lê Lợi.

  46. Trung tâm Y tế huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, trả lời phản ánh của người dân về chẩn đoán không đúng của bác sỹ: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 03 tháng 4 năm 2019, anh Võ Bình Hòa đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: vào 21h35p ngày 31/3/2019 anh bị gẫy tay và được đưa đến khoa xương khớp Trung tâm Y tế Huyện Xuyên Mộc để kiểm tra. Tại đây bác sĩ Phùng Thế Minh kiểm tra và báo bệnh nhân không sao, cho bệnh nhân về nhà và hẹn mai đến bó bột. Nhưng khoảng 1 tiếng sau, bệnh nhân đau nhức, không cử động được. Anh Hòa không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Trung tâm Y tế huyện Xuyên Mộc đã trả lời như sau: Ngày 31/3/2019 bệnh nhân Võ Bình Hòa có vào Khoa cấp cứu ngoại để khám bệnh do bị ngã gãy xương quay. BS Lê Mậu Minh đã khám và cho bệnh nhân đeo nẹp cố định cẳng tay, dùng thuốc giảm đau và cho chụp X-quang, sau khi có kết quả bs Minh đã giải thích cho bệnh nhân là do mới bị ngã nên cẳng tay sưng nhiều, giờ uống thuốc cho đỡ đau và giảm sưng để ngày mai mới bó bột, bệnh nhân xin về và bác sỹ đã đồng ý.

  47. Bệnh viện Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, trả lời phản ánh của người dân về bệnh nhân vào cấp cứu qua 1 giờ mà chưa có bác sỹ đến khám: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 07 tháng 4 năm 2019, anh Trần Văn Chinh đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: vào lúc 19h40 ngày 7/4/2019 anh trần Văn Chinh bị tai nạn và được đưa vào Bệnh viện Bà Rịa cấp cứu. Nhưng đã 1 tiếng trôi qua mà vẫn chưa có nhân viên y tế nào hỗ trợ anh. Anh không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện cám ơn ý kiến đóng góp của người dân. Qua xác minh tìm hiểu, bệnh viện trả lời như sau: Người bệnh Trần văn Trinh sinh năm 1991 vào khoa cấp cứu lúc 18g50p ngày 7/4/2019 được Điều dưỡng khoa cấp cứu tiếp nhận ngay. Tình trạng: bệnh nhân tỉnh, mạch: 80lần/phút, HA: 120/80 mmHg, vết thương ở cung mày trái # 8 cm. Xử trí: mời bác sỹ khoa cấp cứu khám, băng ép vết thương, sau đó thực hiện thuốc theo y lệnh của bác sỹ. Do người bệnh có vết thương thuộc chuyên khoa Răng Hàm Mặt, nên điều đưỡng đã mời Bác sỹ Răng Hàm Mặt tới khâu vết thương. 19g40 Bác sỹ Răng Hàm Mặt đến khoa Cấp cứu khám và khâu cho người bệnh.

  48. Bệnh viện Lê Lợi, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, trả lời phản ánh của người dân về thái độ thờ ơ của bác sỹ: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 24 tháng 4 năm 2019, anh Cao Văn Thảo đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Trần Thị Hy đang nằm điều trị tại Khoa Nội phòng cấp cứu của Bệnh viện Lê Lợi. Vào lúc 20h20 bác sỹ yêu cầu người nhà đưa bệnh nhân đi siêu âm nhưng lại yêu cầu anh Thảo đi kiếm xe đẩy, anh Thảo không biết lấy xe đẩy tại đâu. Bác sỹ  BS không hướng dẫn hay thông tin anh Thảo đến đâu để lấy xe. Anh không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Ngày 24/4/2019, bệnh viện có tiếp nhận phản ánh của anh Cao Văn Thảo. Ngay khi tiếp nhận phản ánh, bệnh viện đã tìm hiểu xác minh thông tin như sau: Vào lúc 19g50 ngày 24/4/2019 tại phòng cấp cứu có tiếp nhận một bệnh nhân tên Trần Thị Hy sinh năm 1985. Địa chỉ 955 đường 30/4 Tp Vũng tàu. Bệnh nhân có siêu âm ở ngoài được chẩn đoán: Viêm ruột thừa. Lúc 20g10p bệnh nhân đã được Bác sỹ thăm khám và làm hồ sơ nhập viện. Điều dưỡng Trang có ra thông báo cho người nhà tên Cao Văn Thảo là Bác sĩ cho nhập viện. Sau khi lấy máu, làm ECG, điều dưỡng Trang có cầm giấy chỉ định cho bệnh nhân đi siêu âm – nhập viện. Điều dưỡng Trang có hướng dẫn cho anh Thảo ra lấy xe lăn cho bệnh nhân ngồi anh Thảo ra lấy không nhìn thấy cái xe nào quay lại hỏi, thắc mắc rồi chửi bới. Điều dưỡng Trang thấy mùi rượu nồng nặc nên không nói gì. Thấy vậy nên anh Thảo khó chịu, lúc đó điều dưỡng Trang đã lấy xe cho bệnh nhân ngồi và đã gọi hộ lý Giang đưa bệnh nhân đi siêu âm và nhập viện. Trên đường đi siêu âm anh Thảo còn chửi bới và có biểu hiện say xỉn. Bệnh nhân (vợ anh Thảo) đã xin lỗi các y Bác sĩ ngay lúc đó và không có ý kiến gì thêm. Sau khi tiếp nhận đường dây nóng bệnh viện làm việc với các bộ phận liên quan để rút kinh nghiệm.

  49. Bệnh viện Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, trả lời phản ánh của người dân về thái độ cáu gắt của điều dưỡng Khoa Ngoại thần kinh: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 12 tháng 4 năm 2019, anh Lê Trường Giang đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Lê Tuấn Anh đang điều trị tại Phòng 1, tầng 5. Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Bà Rịa. Một phụ tá nữ sáng người gầy, cao khoảng 1m65, đến tiêm thuốc cho bệnh nhân, người này có thái độ gay gắt, nói người nhà không đi ra ngoài thì không tiêm thuốc. Anh Giang không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện cám ơn ý kiến đóng góp của người dân. Qua xác minh tìm hiểu, bệnh viện trả lời như sau: Theo quy định của bệnh viện, sáng từ 07g30 đến 11g và chiều từ 13g30 đến 16g 30 mỗi người bệnh chỉ có 1 thân nhân nuôi bệnh và nếu nhân viên có thực hiện thủ thuật, kỹ thuật nào trên người bệnh sẽ mời thân nhân người bệnh tạm thời rời khỏi phòng bệnh. Trước khi thực hiện tiêm thuốc cho người bệnh Lê Tuấn Anh, điều dưỡng phụ trách phòng đã nhắc nhở 3 lần về nội quy, quy định của bệnh viện (do người bệnh Lê Tuấn Anh có 2 thân nhân). Tất cả những thân nhân của các người bệnh khác cùng phòng đều tuân thủ, nhưng riêng thân nhân người bênh Lê Tuấn Anh không hợp tác và có những lời nói xúc phạm nhân viên y tế. Sau khi nhận được thông tin từ nhân viên phụ trách phòng, Điều dưỡng trưởng khoa Ngoại Thần kinh đã trực tiếp đến phòng bệnh tìm hiểu, giải thích cho thân nhân và người bệnh quy định của bệnh viện đồng thời đề nghị mọi người tuân thủ. Thân nhân người bệnh Lê Tuấn Anh đồng ý và không thắc mắc gì thêm.


Thăm dò ý kiến