Thông tin đường dây nóng tháng 4.2019

30/04/2019 | 09:46 AM

 | 

  1. Sở Y tế Hà Tĩnh trả lời phản ánh của người dân về việc Bệnh viện đa khoa Sài Gòn – Hà Tĩnh thu phí không đúng quy định: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 17 tháng 4 năm 2019, ông Lê Văn Chắt đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân đến khám bệnh tại Bệnh viện Đa Khoa Sài Gòn (Địa chỉ: 100 Lê Hồng Phong, phường Thạch Linh, Thành phố Hà Tĩnh). Bệnh  nhân có BHYT, nhưng quầy thanh toán của Bệnh viện bảo chỉ được hưởng 70% chế dộ BHYT thôi và thu 129 nghìn tiền thuốc. Ông Chắt không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế Hà Tĩnh kiểm tra. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Sở Y tế Hà Tĩnh đã trả lời như sau: Sở Y tế  đã có công văn số 750/SYT-NVY yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn - Hà Tĩnh giải trình xác minh nội dung phản ánh của người dân qua đường dây nóng Bộ Y tế. Ngày 22/4, Bệnh viện đa khoa Sài Gòn - Hà Tĩnh đã có văn bản giải trình như sau: ngày 16/4/2019, ông Lê Vạn Chắt đến khám bệnh tại Khoa Nội, Bệnh viện Sài Gòn – Hà Tĩnh, được bác sỹ Nguyễn Văn Nuôi trực tiếp khám và chẩn đoán là viêm dạ dày/đau bụng nên bác sỹ chỉ định chụp X Quang dạ dày, siêu am ổ bụng, xét nghiệp HP và được cấp phat thuốc về nhà điều trị. Bệnh nhân Chắt có thẻ BHYT và là đối tượng được Quỹ BHYT thanh toán 80% chi phí khám chữa bệnh thuộc phạm vi chi trả BHYT. Trong số các chỉ định xét nghiệm của bệnh nhân, xét nghiệm HP nằm ngoài danh mục kỹ thuật được BHYT chi trả nên bệnh  nhân phải đóng 100% chi phí cho xét nghiệm HP. Trước khi thực hiện xét nghiệm, bệnh viện đã giải thích rõ ràng cho bệnh nhân nwhnxg khoản chi phí nằm ngoài Quỹ BHYT chi trả nên bệnh nhân phải đóng tiền và bệnh nhân đã đồng ý thì bệnh viện mới tiến hành làm xét nghiệm. Tổng chi phí khám chữa bệnh của bệnh nhân Chắt là 342.050 đồng đối với các chi phí thuộc Quỹ BHYT thanh toán, Quỹ BHYT thanh toán 80% là 273.640 đồng, bệnh nhân phải chi trả 68.410 đồng. Đối với xét nghiệm nằm ngoài BHYT, bệnh nhân phải trả 60.000 đồng. Như vậy tổng cộng bệnh nhân phải trả là 128.410 đồng. Như vậy số tiền mà Bệnh viện đã thu của bệnh nhân Lê Vạn Chắt là hoàn toàn đúng. Có thể do bệnh nhân chưa hiểu rõ nên mới thắc mắc. Bệnh viện xin đính kèm phiếu thu và bảng kế chi phí khám chữa bệnh của bệnh nhân Lê Vạn Chắt.
  2. Sở Y tế tỉnh Hòa Bình trả lời phản ánh của người dân về việc Bệnh viện huyện Lạc Sơn, Hòa Bình, để xảy ra tai biến: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 02 tháng 4 năm 2019, anh Bùi Văn Phúc đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: đêm ngày 31/3/2019 con anh là bé Bùi Ngọc Trúc Linh (6 tháng tuổi) sốt 3902, gia đình đưa cháu đi cấp cứu ở Bệnh viện huyện Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình. Bác sỹ trực đêm đó có tiêm thuốc và cho cháu uống hataco 250 hạ sốt, bé ngủ được và hạ sốt. Đến sáng ngày 01/4 bé được chuyển qua Khoa Nhi, Bác sỹ ở đây khám và chẩn đoán cháu bị viêm VA, tiêm 3 mũi trong đó có kháng sinh lúc 7h30 sáng đến 9h lấy máu xét nghiệm. khoảng tầm chiều bé vẫn tỉnh táo nhưng đến 20h thì người bé nổi ban, tím tái khóc vật vã, gia đình có báo bác sỹ nhưng không được hỗ trợ ngay, mà bảo là chờ. Gia đình xin chuyển tuyến, bệnh viện tư vấn đi xe 115, gia đình phải đóng 500 nghìn đồng, nhưng chờ rất lâu cũng không thấy lái xe khiến gia đình phải tự túc xe chuyển viện và đồng thời cũng không thể chờ nổi thủ tục chuyển tuyến của Bệnh viện. Anh Phúc hết sức không hài lòng cách làm việc và chuyên môn của Bác sỹ Bệnh viện huyện Lạc Sơn, khi sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ nhưng không chờ hết thử phản ứng đã tiêm, khiến bé bị dị ứng thuốc, khi bệnh nhân nguy kịch thì bác sỹ thờ ơ không thăm khám hỗ trợ, thủ tục quá lâu không kịp thời. Anh đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Sở Y tế tỉnh Hòa Bình đã trả lời như sau: Sở Y tế đã gọi điện cho Giám đốc Trung tâm y tế huyện Lạc Sơn chỉ đạo giải quyết, báo cáo Sở Y tế theo quy định. Theo thông tin từ Trung tâm y tế huyện Lạc Sơn: Vào lúc 02h30 phút ngày 01/4/2019 tua trực có tiếp nhận bệnh nhi Bùi Ngọc Trúc Linh (6 tháng tuổi) vào viện với lý do ho, sốt, mẩn đỏ  trên da. Ở nhà đã tự điều trị thuốc không rõ là thuốc gì, bệnh không thuyên giảm đến nhập viện. Tình trạng lúc vào viện: Bệnh nhi tỉnh, sốt nóng, nhiệt độ: 38 độ C, kho khan, da toàn thân nổi ban đỏ ngứa. Tua trực chẩn đoán: Viên V.A/bệnh nhân dị ứng chưa rõ nguyên nhân. Sử trí: Sử dụng thuốc hạ sốt, corticoid, kháng Histamin. Sau đó tua trực bàn giao cho khoa nhi theo dõi điều trị tiếp. Lúc 8h cùng ngày khoa nhi sử trí thêm thuốc Cefuroxin 250mg x2 gói uống lúc 9h và 16h cùng ngày. Theo dõi đến 20h bệnh nhân tỉnh, quấy khóc nhiều, không sốt, nhiệt độ: 37 độ C, ban mẩn đỏ trên da vẫn còn, sử trí: Dimedron 10mg x 1 ống tiêm bắp và mời trực lãnh đạo hội chẩn thống nhất chẩn đoán: Dị ứng chưa rõ nguyên nhân/Bệnh nhân viêm V.A cấp, giải thích cho gia đình chuyển tuyến trên điều trị bằng xe cấp cứu 115 của trung tâm, nhưng gia đình tự đi xe tự túc. Như vậy TT Y tế huyện Lạc Sơn xác định tua trực và các y, bác sĩ trong khoa nhi chẩn đoán và theo dõi sử trí đúng, thưc tế bệnh nhân không sử dụng thuốc kháng sinh như gia đình phản ánh và các ban mẩn đỏ trên da có từ trước khi đến viện chứ không phải khi sử dụng thuốc của thuốc của Trung tâm mới nổi ban.
  3. Trung tâm Y tế huyện Phủ Cừ, Hưng Yên, trả lời phản ánh của người dân cho rằng Bệnh viện đa khoa huyện Phủ gây khó khăn cho bệnh nhân chuyển tuyến: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 28 tháng 4 năm 2019, anh Trần Quang Hưng đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: người nhà anh là bệnh nhân Trần Thị Hạn, bị tai biến nhập viện cấp cứu ngày 26/4/2019 tại Trung Tâm y tế huyện Phù Cừ, Hưng Yên. Khi nằm theo dõi tại trung tâm bệnh nhân không hề được thăm khám chụp chiếu kỹ càng và tình trạng ngày càng nặng hơn. Gia đình chuyển lên tuyến trên nhưng Bệnh viện không giải thích và tư vấn rõ mà ghi vào giấy chuyển tuyến là chuyển theo yêu cầu, mặc dù bệnh nhân có BHYT hộ nghèo. Khi đến Bệnh viện tuyến trên bệnh nhân được làm đầy đủ các xét ngiệm thì tình trạng đã quá nặng, xuất huyết não, liệt người. Gia đình hết xức bức xúc vì cách làm việc thiếu trách nhiệm của Trung tâm y tế huyện Phù Cừ, yêu cầu cấp lại giấy chuyển tuyến theo đúng BHYT để đảm bảo quyền lợi người bệnh, xem xét lại chuyên môn nghiệp vụ. Anh đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Trung tâm Y tế huyện Phủ Cừ  đã trả lời như sau: bệnh nhân Trần Thị Hạn nhập viện ngày 27/4/2019 với tình trạng là liệt yếu, giảm vận động nửa người bên trái, nói khó, ngọng được chẩn đoán là tai biến mạch máu não, đã được xử trí tích cực. Đến ngày 28/4/2019 thì bệnh nhân huyết áp ổn định (120/80mmHg), tình trạng vẫn còn mệt, yếu nhưng vẫn nằm trong phạm vi phác đồ điều trị của Trung tâm. Nhưng vì người nhà bệnh nhân có yêu cầu chuyên lên tuyến trên để tiện chăm sóc vì có người  nhà ở trên thành phố Hưng Yên. Bác sỹ kíp trực ngày 28/4/2019 đã giải thích tình trạng của bệnh nhân là bệnh nhân tai biên mạch máu não, Glasgow 15 điểm, không có dấu hiệu đe dọa tính mạng người bệnh và nằm trong khả năng chuyên môn của Trung Tâm. Tuy nhiên gia đình có nhu cầu chuyển tuyến vì mục đích theo yêu cầu của cá nhân nên bác sỹ kíp trực đã tạo điều kiện chuyển bệnh nhân lên tuyến trên và ghi rõ là theo yêu cầu của người bệnh, người nhà người bệnh và gia đình đã ký là bệnh nhân xin chuyển đi. Sau đó bệnh nhân lên tuyến trên thì được hưởng 60% giá trị BHYT nên người nhà bệnh nhân đã về trung tâm, yêu cầu Trung tâm sửa lại và khoanh vào chuyển đúng tuyến. Ngày hôm đó  Phó giám đốc Bác sỹ CK1 Vũ Thị Hãnh cùng kíp trực đã làm việc trực tiếp với người nhà người bệnh. Sau khi được giải thích rõ ràng thì người nhà người bệnh đã hiểu và không còn ý kiến gì.
  4. Trung tâm y tế huyện Phủ Cừ, Hưng Yên, trả lời phản ánh của người dân về việc bác sỹ bó bột cho bệnh nhân bị lệch khiến bệnh nhân không cử động được: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 03 tháng 4 năm 2019, anh Nguyễn Văn Dung đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: sáng ngày 22/12 âm lịch, bệnh nhân Nguyễn Thị Diệu đến bó bột tay do bị gẫy tay tại Trung tâm Y tế huyện Phù Cừ, Hưng Yên. Một tuần sau đó bệnh nhân đến bó lại lần 2, do bác sĩ Cảnh thực hiện, bác sỹ hẹn sau đó hơn tháng sau đến tái khám. Tuy nhiên, khi về do bệnh nhân bị đau tay nên đã trở lại Trung tâm y tế đề nghị chụp lại thì bác sỹ báo bó đẹp rồi; ngày 14/3 bệnh nhân đến chụp chiếu lần 2, bác sỹ báo đẹp không ảnh hưởng gì, nhưng bệnh nhân vẫn đau và không cử động được. Ngày hôm nay (03/4/2019) bệnh nhân đến Bệnh viện Minh Đức kiểm tra thì bác sỹ ở đây thông báo tay bó bị lệch, nếu muốn cử động thì phải bó lại. Anh không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Trung tâm y tế huyện Phủ Cừ đã trả lời như sau: Nhận được điện thoại của Sở Y tế, Giám đốc Trung tâm Y tế đã gọi trực tiếp cho công dân Dung hỏi về nội dung phản ánh trên thì công dân nói đúng với nội dung phản ánh như Sở Y tế và nói thêm là Bệnh viện Phù Cừ lừa đảo dẫn đến mẹ của công dân mới bị như trên. Giám đốc Trung tâm đã mời công dân Dung và mẹ là Nguyễn Thị Diệu 8h sáng 4/4/2019 đến tại phòng Giám đốc Trung tâm Y tế để đối chất và giải quyết sự việc. Hồi 8h sáng 4/4/2019 tại phòng Giám đốc Trung tâm Y tế, về phía Trung tâm Y tế có: Giám đốc Trung tâm Y tế, BS Cảnh và BS Dũng (khoa ngoại), về phía bệnh nhân có bệnh nhân Diệu và người nhà. Sau khi nghe phản ánh của bệnh nhân và người nhà, các BS trung tâm kiểm tra lại hiện trạng tổn thương và phim chụp kiểm tra 3/4/2019 tại PK Thiện Đức của bệnh nhân và đưa ra kết luận diễn biến của bệnh nhân theo đúng quy luật thông thường, xương đã can, còn di lệch ít ra ngoài(3mm). Giám đốc Trung tâm Y tế đã giải thích và mời gia đình và bệnh nhân cùng với các bác sỹ lên xe cứu thương đi ra Phòng khám Thiện Đức (Thị trấn Trần Cao -Phù Cừ) để làm việc. Phòng khám Thiện Đức gồm: nhân viên XQuang và Giám đốc phòng khám. Sau khi BS ở trung tâm trình bày lại sự việc thì nhân viên Xquang của Phòng khám Thiện Đức chối và không nhận là đã nói với bệnh nhân nội dung trên. Sau đó bệnh nhân cương quyết nói là nhân viên Xquang đã nói như vậy thì Giám đốc Phòng khám Thiện Đức và nhân viên Xquang đã xin lỗi bệnh nhân. Giám đốc Phòng khám xin lỗi Trung tâm Y tế Phù Cừ, hứa sẽ chấn chỉnh lại nhân viên Phòng khám không vì cạnh tranh mà làm những điều xấu ảnh hưởng đến đơn vị y tế nhà nước. Nếu còn tái phạm xin chịu hoàn toàn trước pháp luật. Sau đó tiếp tục về làm việc tại phòng Giám đốc Trung tâm Y tế. Giám đốc Trung tâm Y tế đưa ra ý kiến cùng anh Dung và bệnh nhân Diệu như sau: Trung tâm Y tế Phù Cừ sẽ có kiến nghị gửi công an huyện Phù Cừ tố cáo công dân Dung (1983) xã Nhật Quang đã vu khống thầy thuốc và nhân viên y tế Phù Cừ, có những biểu hiện lời nói nhục mạ ảnh hưởng tới uy tín của Trung tâm Y tế. Công dân Dung và bệnh nhân Diệu đã xin lỗi nhiều lần Giám đốc Trung tâm Y tế và nhân viên y tế Phù Cừ.Xét thấy công dân Dung có hiểu biết hạn chế (ít học), phạm lỗi lần đầu, đã biết ăn năn hối lỗi nhận ra lỗi lầm của mình.  Trung tâm Y tế Phù Cừ đã bỏ qua lỗi trên và căn dặn từ nay nói gì làm gì phải có suy nghĩ, nói đúng làm đúng, cần có ý kiến gì phản ánh, thắc mắc phải gặp trực tiếp lãnh đạo Trung tâm, không được phản ánh vu vơ, thiếu chính xác, thiếu chính kiến cá nhân, Công dân Dung và bệnh nhân đã cám ơn sự khoan hồng của Giám đốc Trung tâm Y tế và hứa nghiêm chỉnh chấp hành.
  5. Trung tâm y tế huyện Giang Thành, Kiên Giang trả lời phản ánh của người dân về việc Bệnh viện đa khoa Giang Thành không cho chuyển tuyến, khi cho thì  người bệnh đã bị hôn mê: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 05 tháng 4 năm 2019, anh Phan Hoàng Tân đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: mẹ anh là bệnh nhân Nguyễn Thị Nhỏ được cấp cứu vào Trung tâm y tế huyện Giang Thành, Kiên Giang vào ngày thứ 2 (01/4/2019), nằm điều trị theo dõi đến thứ 5 (04/4/2019) nhưng không đỡ mà tình trạng bệnh còn trầm trọng hơn, ngất xỉu nhiều lần. Gia đình có xin chuyển tuyến nhưng Bệnh viện không cho, kêu là thích chuyển tuyến thì tự đi. Đến 12 giờ đêm ngày 04/4 thì bệnh nhân nguy kịch,  lúc đó Bệnh viện mới chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện lên tuyến trên. Khi đến nơi thì bệnh nhân đã hoàn toàn hôn mê. Anh Tân còn phản ánh không chỉ trường hợp của mẹ anh mà còn những trường hợp bệnh nhân khác cũng như vậy. Anh cho rằng đội ngũ bác sỹ ở Bệnh viện này vừa thiếu chuyên môn vừa thiếu trách nhiệm với bệnh nhân. Anh Tân vô cùng bức xúc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Trung tâm y tế huyện Giang Thành đã trả lời như sau: Bệnh nhân Nguyễn Thị Nhỏ vào viên lúc 08h 45 phút ngày 01/4/2019 tại khoa Hồi sức Cấp cứu thuộc Trung tâm Y tế huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang được chuẩn đoán là viêm Thần kinh liên sườn + viêm dạ dày cấp + theo dõi cơn đau quặn gan + đái tháo đường  typ II. Kết quả test đường lúc mới nhập viện 275,4 mg/dl. Qua xác minh từ các Bác sĩ trong các tua trực từ lúc bệnh nhân Nguyễn Thị Nhỏ nhập viện đến khi chuyển lên Bệnh viện đa khoa Tỉnh Kiên Giang người nhà bệnh nhân không có xin bác sĩ tua trực chuyển viện cho bệnh nhân Nguyễn Thị Nhỏ. Lúc chuyển viện bệnh nhân trong tình trạng tỉnh, tiếp xúc được, bệnh nhân than chống mặt đến khi khoa Cấp cứu tổng hợp của Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang tiếp nhận có ghi vào bệnh án (thu thập thông tin từ bệnh án điện tử của khoa Cấp cứu tổng hợp, BVĐK tỉnh Kiên Giang) diễn biến như sau: Bệnh nhân tỉnh; Tiếp xúc được; Than mệt, chống mặt; Khai không đau ngực, không yếu liệt tay chân; Than đau bụng thượng vị, đau vùng mạn sườn (p); Không yếu liệt; Da miềm hồng; Tuyến giáp không to: Hạch ngoại vi sờ không chạm: Tim: T1, T2 đều rõ; Phổi trong; Bụng mềm, gan lách sờ không chạm; Ấn đau mang sườn phải; Test đường huyết mao mạch: 59 mg/dl; Chuẩn đoán hạ đường huyết – viêm dạ dày cấp/Đau thần kinh liên sườn. Bệnh tim thiếu máu cục bộ; Bệnh mạch vành đã đặt Sten. Vậy bệnh nhân Nguyễn Thị Nhỏ khi chuyển đến khoa Cấp cứu tổng hợp, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang trong tình trạng tỉnh, tiếp xúc được, than mệt và chống mặt chứ không phải như nội dung phản ánh của ông Phan Hoàn Tân phản ánh là bệnh nhân nguyễn Thị Nhỏ đã hôn mê hoàn toàn. Những bệnh nhân khác qua xác minh của Trung tâm Y tế huyện Giang, tỉnh Kiên Giang đều trả lời không có bệnh nhân nào phản ánh như nội dung anh Phan Hoàng Tân nói.
  6. Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn trả lời phản ánh của người dân về việc bác sỹ chậm xử lý trường hợp cấp cứu: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 01 tháng 4 năm 2019, chị Phạm Thị Khánh đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Lê Khắc Sơn được đưa cấp cứu vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn do bị đau dạ dày. Bác sỹ tiêm cho bệnh nhân mocphin giảm đau nhưng sau 8 tiếng vẫn không đỡ đau. Chị đề nghị nội soi nhưng nhân viên y tế Khoa nội, tầng 2, không cho nội soi và bắt nằm chờ. Chị không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh nhân Lê Khắc Sơn, 35 tuổi, địa chỉ: ngõ 1, đường Minh Khai, phường Hoàng Văn Thụ, Thành phố Lạng Sơn, vào khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa tỉnh, hồi 19 giờ 30 phút ngày 29/3/2019, chuyển đến khoa Nội II hồi 19 giờ 45 phút cùng ngày. Bệnh nhân đau bụng từ ngày 28/3/2019, đến Trung tâm Y tế huyện Cao Lộc khám, chẩn đoán theo dõi viêm tụy cấp, đã được điều trị bằng các thuốc giảm tiết (Edizone), giảm đau (Drotaverin + Morphin + Atropin) nhưng không đỡ chuyển Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn ngày 29/3/2019 (Thông tin dùng thuốc do Bệnh nhân cung cấp bằng hình ảnh). Bệnh nhân được thăm khám kịp thời, bác sĩ có y lệnh làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán và điều trị. Tình trạng: tỉnh, tiếp xúc được, thể trạng trung bình, nôn ra ít dịch dạ dày lẫn thức ăn, không sốt, đau bụng âm ỉ vùng quanh rốn và hạ sườn trái, trung tiện được. Khám bụng mềm, Gas (+), ấn thượng vị và dọc đại tràng trái đau tức. Hố chậu hai bên mềm, phản ứng thành bụng (-). Tim nhịp đều, phổi không ran. Huyết áp 120/80 mmHg, nhiệt độ: 36.8°C, mạch: 80l/ph. Kết quả siêu âm ổ bụng: bình thường (Tụy: không to, nhu mô đều, ống tụy không giãn, không có dịch và khối quanh tụy), thành phần khác trong giới hạn bình thường. Xquang ổ bụng: không thấy hình ảnh liềm hơi dưới vòm hoành hai bên, không thấy hình mức nước mức hơi. Chẩn đoán xác định Viêm dạ dày. Bác sĩ đã giải thích cho bệnh nhân về tình trạng bệnh. Bệnh nhân được sử dụng các thuốc theo y lệnh của bác sĩ, theo dõi chăm sóc liên tục. Bệnh nhân đề nghị nội soi, tuy nhiên trong 2 ngày nghỉ cuối tuần khoa Thăm dò chức năng của Bệnh viện không làm việc (trừ khi có tình huống cấp cứu) nên chưa thể cho bệnh nhân nội soi dạ dày để kiểm tra được. Bác sĩ đã giải thích, thông báo bệnh nhân sẽ được nội soi dạ dày sớm vào sáng thứ 2 (ngày 11/4/2019). Bệnh nhân được cho sử dụng Morphin tại Trung tâm Y tế huyện Cao Lộc, khi điều trị tại khoa Nội 2 muốn được tiếp tục sử dụng. Bác sĩ xem xét, tư vấn giải thích cho bệnh nhân về bệnh trạng và tác dụng của thuốc Morphin, không ra y lệnh dùng. Khoảng 11 giờ ngày 31/3/2019 bệnh nhân không có mặt tại khoa Nội 2, khoa liên lạc điện thoại không được đã lập biên bản và báo trực Lãnh đạo. Trong quá trình nằm điều trị tại khoa Nội 2 bệnh nhân không có người nhà chăm sóc, đã tự ý ra viện, sáng 01/4/2019 người nhà mang thẻ BHYT đến đề nghị đóng dấu bệnh án và thanh toán viện phí theo chế độ BHYT (khi vào viện chưa trình thẻ BHYT).
  7. Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An trả lời phản ánh của người dân về thái độ thờ ơ của nhân viên y tế: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 29 tháng 4 năm 2019, anh Nguyễn Văn Thắng đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Anh Thắng đưa bệnh nhân vào Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An lúc 11h đêm ngày 27/4/2019 tại Khoa mắt của Bệnh viện và đến ngày 28/4/2019 có y tá đến thăm khám cho bệnh nhân thì anh Thắng có nhờ y tá rửa vết thương cho bệnh nhân, nhưng y tá nói là người nhà bệnh nhân phải tự rửa vết thương cho bệnh nhân. Anh Thắng không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An đã trả lời như sau: Bệnh nhân Nguyễn Văn Hải chuyển vào khoa Mắt bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An lúc 1h50p sáng 28/4/2019 với chẩn đoán: theo dõi chấn thương sọ não, vết thương vùng mắt trái do tai nạn giao thông. Sau khi thăm khám tua trực đã xử lý cho thuốc rửa vết thương và tiến hành khâu vết thương mi trên mắt trái. Đến 7h30p bàn giao tua trực ngày 28/4/2019 bao gồm bác sĩ Nguyễn Văn Nam và điều dưỡng viên Trần Thị Ngọc Lan tiếp nhận tiếp tục theo dõi và chăm sóc cho người bệnh. Trong ngày, điều dưỡng thực hiện y lệnh chăm sóc và tiêm thuốc cho bệnh nhân, quá trình tiếp xúc bệnh nhân không thấy khó chịu và phản ánh gì. 20h tối cùng ngày có người nhà bệnh nhân đến thăm, có ý kiến với điều dưỡng trực đề nghị lấy máu cục ở mũi. Điều dưỡng trả lời: máu đọng ở mũi thường là không lấy ra, nếu bệnh nhân thấy khó chịu sẽ xin ý kiến bác sĩ cho hội chẩn chuyên khoa Tai mũi họng xử lý'. Bác sĩ trực sau đó đã chỉ định khám hội chẩn chuyên khoa tai mũi họng. Điều đưỡng trực đã đưa bệnh nhân sang khoa Tai Mũi Họng khám. Tại khoa Tai Mũi họng, bệnh nhân được bác sĩ Triều trực xử lý hút rửa mũi kiểm tra còn vết máu đọng, đã giải thích cho bệnh nhân rõ là: “máu đọng sẽ khô và bong tróc khi da niêm mạc tái tạo chứ không được cạy ra". Bệnh nhân và người nhà thông suốt vui vẻ, không có ý kiến phản ánh hay thắc mắc gì. quá trình bác sĩ Nam viết chỉ định vào hồ sơ chuyển kiểm tra Khoa Tai mũi họng thì anh Nguyễn Văn Thắng đến thăm và gọi điện lên đường dây nóng chứ  bệnh nhân và người nhà chăm sóc không có ý kiến gì.
  8. Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận trả lời phản ánh của người dân về việc chậm có kết quả chẩn đoán cho bệnh nhân cấp cứu: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 02 tháng 4 năm 2019, anh Vũ Thiện Hoàng đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 01/4 khoảng 21h anh đưa bệnh nhân Trần Văn Hải đến Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Ninh Thuận để cấp cứu. Bệnh nhân bị đau bụng. Khi vào cấp cứu, bác sỹ đã cho bệnh nhân đi siêu âm và chụp phim và xét nghiệm nhưng giờ đã hơn một ngày vẫn chưa có kết quả chẩn đoán bệnh nhân bị làm sao anh Hoàng đã yêu cầu gặp bác sỹ điều trị nhưng không gặp được bác sỹ. Anh đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đã liên hệ với người nhà xác minh thông tin phản ánh và làm việc với Khoa Ngoại Tổng Hợp để làm rõ phản ánh, được biết: Khoảng 22h30 ngày 02/4/2019 bệnh nhân Trần Văn Hải nhập viện khoa Ngoại Tổng Hợp với chẩn đoán: Theo dõi Viêm Ruột Thừa. Bệnh nhân dược sắp xếp nằm phòng cấp cứu, sau đó được Bác sỹ thăm khám và cho chỉ định siêu âm bụng, xét nghiệm máu. Khi có kết quả Bác sỹ trực có giải thích cho người nhà bệnh nằm theo dõi thêm, tới sáng ngày 3/4/2019, sau khi tình trạng đau bụng của bệnh nhân giảm, được chuyển phòng điều trị và được sắp xếp nằm phòng A2. Tới đầu giờ chiều ngày 3/4/2019, Anh Vũ Thiện Hoàng là người nhà bệnh nhân tới thăm, sau đó anh Hoàng lên phòng hành chính khoa hỏi với giọng điệu không lịch sự: “Cho hỏi ai là người quản lý ở đây? Bệnh nhân Hải bị bệnh gì”?. Lúc này điều dưỡng trả lời: “Dạ anh, Bác sỹ đang đi mổ. Hiện  tại bệnh nhân nằm theo dõi với chẩn đoán: theo dõi Viêm ruột thừa?” lúc này người nhà anh Hải nói tiếp: “Sao giờ còn theo dõi? Bệnh nhân vào từ hôm qua tới hôm nay mà chưa biết bệnh gì hay sao mà còn theo dõi?”. Lúc này Điều Dưỡng có điện thoại cho Bác sỹ trực (Bs Chu) lên giải thích cho người nhà bệnh nhân. Vào 23h00 Bác sỹ Chu có ra thăm khám cho bệnh nhân và phát hiện bệnh nhân có biểu hiện sưng 2 góc hàm kèm sưng tinh hoàn nên có mời Bác sỹ khoa Nhiễm sang hội chẩn. Lúc này anh Hoàng cũng có mặt và nghe Bác sỹ 2 khoa giải thích. Nhưng đáp lại sự giải thích của  Bác sỹ, thái độ anh Hoàng không hợp tác và luôn dùng lí lẽ không phù hợp với chuyên môn để nói chuyện (Sự việc này đã được quay lại và có video làm bằng chứng). Sau đó bệnh nhân được chuyển khoa Nhiễm với chẩn đoán: Quai Bị. Sau khi phân tích, Bác sỹ Trưởng khoa đưa ra kết luận: Người nhà bệnh nhân không có kiến thức về chuyên môn nhưng luôn đòi hỏi Bác sỹ phải tìm ra bệnh chứ không được theo dõi. Người nhà cần gặp Bác sỹ thì cả 2 lần Bác sỹ trực đều có mặt và giải thích. Nhưng anh Hoàng dùng lí lẽ cá nhân để nói về chuyên môn kèm theo lời nói thiếu tế nhị và thiếu tôn trọng Bác sỹ. Như vậy việc anh Hoàng nói không gặp được Bác sỹ là hoàn toàn sai sự thật. Bệnh nhân được Bác sỹ thăm khám, nhưng vì triệu chứng chưa rõ ràng nên cần phải theo dõi thêm. Tới khi bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện sưng hàm, sưng tinh hoàn Bác sỹ cũng nắm được và mời hội chẩn kịp thời. Sự việc không hề có sự chậm chễ mà theo đúng quy trình khám và theo dõi bệnh.
  9. Trung tâm y tế huyện Cẩm Khê, Phú Thọ, trả lời phản ánh của người dân về tai biến sản khoa nặng khiến sản phụ tử vong: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 22 tháng 4 năm 2019, anh Đỗ Văn Chung đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 12/4 sản phụ Nguyễn Thị Hiến nhập viện Bệnh viện đa khoa huyện Cẩm Khê để sinh tại khoa sản. Phía gia đình có xin để bệnh nhân sinh mổ nhưng phía Bệnh viện yêu cầu để sản phụ đẻ thường. Khoảng 14h-16h, bác sỹ Hường, khoa sản, yêu cầu anh ra mua thuốc 3 lần theo chỉ định. 16h30 bác sỹ báo bệnh nhân mất máu nhiều và không cầm được, nhóm máu AB thì Bệnh viện không có và phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên. Khi chuyển lên tuyến trên thì bệnh nhân chỉ còn cơ hội sống khoảng 10%. Do mất máu quá nhiều nên Bệnh viện không lấy được máu để xét nghiệm. Sau đó bệnh nhân không qua khỏi và qua đời. Phía Bệnh viện có yêu cầu giải quyết tình cảm với gia đình, nhưng câu trả lời và cách giải quyết của Bệnh viện khiên gia đình không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ xin báo cáo diễn biến bệnh nhân như sau: Sản phụ Nguyễn Thị Hiến 26 tuổi, địa chỉ: thôn Giáp Xuân xã Tạ Xá huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ (vợ anh Đỗ Văn Chung) đến khám chờ sinh tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê, vào viện hồi 7h 23 phút ngày 12/4/2019, được khoa Sản chẩn đoán: Thai lần 3, 40 tuần, tiền chuyển dạ. Tiền sử sản khoa: lần 1 đẻ thường con 3.200 g, lần 2 đẻ thường con 3.900 g. Từ khi vào viện, sản phụ Hiến được theo dõi tại phòng tiền sản, được làm các xét nghiệm: nhóm máu hệ ABO; tổng phân tích tế bào máu ngoại vi; tổng phân tích nước tiểu; điện tim. Kết quả xét nghiệm: nhóm máu AB, số lượng hồng cầu 4,36 triệu/mm3, nồng độ huyết sắc tố 127 g/l. Thai ước khoảng 3.600 g. Các xét nghiệm khác trong giới hạn bình thường. Sản phụ và gia đình được các bác sĩ tư vấn theo dõi đẻ đường âm đạo. Hồi 13h30 phút sản phụ có dấu hiệu chuyển dạ thực sự và được theo dõi tích cực tại nhà đẻ. Đến 15h50, sản phụ đẻ 01 bé trai, cân nặng 3.800 g, hồng hào, khóc to, không dị tật bẩm sinh. 5 phút sau rau bong đủ, tử cung co hồi tốt, sản dịch ra bình thường. Mẹ được bác sĩ khâu phục hồi tầng sinh môn. Hồi 16h10, tử cung có biểu hiện co hồi kém, sản dịch ra nhiều, máu đỏ tươi, đã được kiểm soát tử cung, kết hợp với dùng thuốc co hồi tử cung, xoa đáy tử cung. Sau xử trí tử cung co hồi được. Nhưng sau đó máu lại tiếp tục chảy. Sản phụ được cấp cứu tích cực bằng thuốc co hồi tử cung, đặt bóng chèn ống cổ tử cung, đặt meche âm đạo, truyền chế phẩm thay thế máu nhưng không có hiệu quả. Hồi 17 giờ 20 phút, bệnh nhân tỉnh, Da xanh, niêm mạc nhợt, mạch 110 lần/ phút; huyết áp: 80/40 mmHg; tử cung co kém, siêu âm buồng tử cung sạch, máu vẫn chảy ra từ buồng tử cung. Sản phụ được chuyển Trung tâm Sản Nhi tỉnh Phú Thọ điều trị tiếp, có kíp cấp cứu gồm: Bs Trưởng khoa và 2 nữ hộ sinh đi hộ tống. Sản phụ đến Trung tâm sản nhi hồi 19h14 phút trong tình trạng bệnh nhân tỉnh tiếp xúc được, mạch 110 lần/phút, huyết áp 80/50 mmHg, SpO2 85%. Bệnh nhân được cấp cứu tại Trung tâm sản nhi tỉnh Phú Thọ, được phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn, truyền máu và huyết tương cấp cứu, sau đó nhận được tin sản phụ đã tử vong khoảng hồi 01h30 ngày 13/4/2019. Chúng tôi xin giải trình các phản ánh của anh Đỗ Văn Chung và một số sự việc có liên quan khác như sau: hực tế gia đình không xin mổ. Khi bác sĩ khoa Sản giải thích sản phụ có tiền sử đẻ lần 1 con 3.200 g, lần 2 con 3.900 g, lần này thai ước 3.600 g có tiên lượng đẻ đường âm đạo được, nếu trong quá trình chuyển dạ có bất thường thì sẽ mổ và gia đình đã đồng ý. Về việc bác sỹ yêu cầu gia đình mua thuốc: sau 16h10 phút khi máu chảy nhiều, bác sĩ Hường có kê đơn cho gia đình mua thuốc tại nhà thuốc của Trung tâm Y tế 2 ống Methyl Ergometrine 0,2 mg/1ml, 1 ống Duratocin 100 mcg, và 1 chai Gelofusine 500 ml là những thuốc không có tại khoa Dược. Về thông tin “Bác sĩ báo máu chảy nhiều, không cầm được, nhóm máu AB thì bệnh viện không có và chuyển bệnh nhân lên tuyến trên”: Đúng là sau khi dùng các biện pháp cầm máu tích cực không có hiệu quả, đã hội chẩn toàn viện, bệnh nhân có chỉ định cắt tử cung. Do bệnh nhân có nhóm máu AB, tại bệnh viện không có sẵn máu nhóm AB nên chúng tôi đã giải thích cho gia đình chuyển lên Trung tâm sản nhi, khoảng cách đến Trung tâm sản nhi trên 30 km đường cao tốc Nội Bài Lào Cai, ước tính chỉ đi khoảng 35 phút là đến nơi. Tuy nhiên hôm đó là ngày 08 tháng Ba âm lịch, khai mạc lễ hội đường phố tại thành phố Việt Trì nhân dịp lễ hội đền Hùng, tại thời điểm đó đường phố Việt Trì từ nút giao cao tốc đến Trung tâm sản nhi tỉnh bị tắc, nên xe cứu thương đi từ 17h40 phút đến 19h14 phút mới đến Trung tâm sản nhi. Ngay sau khi nhận được thông tin bệnh nhân tử vong (03h00 ngày 13/9/2019), trực lãnh đạo Trung tâm Y tế đã gặp gỡ đại diện gia đình (do con sản phụ Hiến vẫn đang được chăm sóc tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê), có lời chia buồn với gia đình, hẹn 9 giờ sáng hôm sau Ban giám đốc sẽ gặp gỡ gia đình. Tại cuộc gặp 9h00 ngày 13/4/2019 giữa Ban giám đốc Trung tâm Y tế và đại diện gia đình, Giám đốc Trung tâm Y tế Cẩm Khê đã có lời chia buồn với gia đình, đã chi hỗ trợ mai táng phí 50.000.000 đồng (Năm mươi triệu đồng), thống nhất với gia đình sau khi công việc mai táng xong sẽ gặp nhau, giải quyết sự việc theo hướng tình cảm. Đại diện gia đình đã nhất trí và nhận tiền hỗ trợ mai táng. Tuy nhiên tại cuộc gặp giữa Ban giám đốc Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê và đại diện gia đình ngày 17/4/2019 và những lần gặp sau gia đình yêu cầu Trung tâm Y tế trả toàn bộ chi phí nuôi dưỡng cháu bé mới sinh đến 18 tuổi với đơn giá 6 triệu- 8 triệu/ tháng x 12 tháng/ năm x 18 năm, tương đương với 1,3- 1,7 tỷ và cuối cùng là yêu cầu Trung tâm Y tế phải chi trả với mức 500.000.000 đồng (Năm trăm triệu đồng). Do Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê không thể chi trả với mức kinh phí trên, nên gia đình không hài lòng.
  10. Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên trả lời phản ánh của người dân về việc quạt ở Phòng số 5 khoa Nội tiết thần kinh bị hỏng không ai sửa: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 15 tháng 4 năm 2019, anh Vĩnh đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Nguyễn Thị Vinh đang nằm ở Phòng số 5, tầng 6, Khoa Nội tiết- Thần kinh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên.Tại đây quạt bị hỏng. Bệnh nhân đã báo cho Bệnh viện, nhưng không ai đến sửa. Anh không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh của ông Vinh qua đường dây nóng. Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên đã chỉ đạo các bộ phận liên quan tìm hiểu sự việc và báo cáo về Ban giám đốc. Sau khi nhận được báo cáo của các bộ phận liên quan. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên trả lời như sau: Lúc 8 giờ 20 phút, ngày 15/4/2019 tại Đơn nguyên Thần kinh - Nội tiết (không phải khoa Nội tiết thần kinh như trong thư phản ánh) người nhà của bệnh nhân Phạm Ngọc Thanh Cương - 33 tuổi, đang điều trị tại phòng bệnh số 5 có báo với Đường dây trực là quạt phòng số 5 bị hỏng, nhờ sửa chữa giúp. Ngay sau đó, Đường dây trực tại Đơn nguyên TK-NT đã báo với nhân viên trực điện nước của Phòng Hành chính - Quản trị biết và nhân viên trực điện nước đã tiến hành sửa quạt liền ngay lúc đó. Ngoài ra, không có ý kiến phàn nàn nào của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đang điều trị tại phòng bệnh số 5 thuộc Đơn nguyên TK-NT. Qua kiểm tra, xác minh thực tế tại Đơn nguyên TK-NT không có bệnh nhân tên Nguyễn Thị Vinh nằm điều trị nội trú. ĐD trưởng của Đơn nguyên TK-NT có gọi điện thoại cho người phản ánh vào đường dây nóng (số 0394473632) thì được trả lời: anh ta không phải tên Vinh, không có người nhà tên Nguyễn Thị Vinh đang điều trị tại Bệnh viện ĐK tỉnh Phú Yên và anh ta hoàn toàn không gọi vào đường dây nóng. Lúc 16 giờ 35 phút, ngày 18/4/2019 đại diện Lãnh đạo Phòng Kế hoạch tổng hợp - CĐT, Bệnh viện ĐK tỉnh Phú Yên cũng đã gọi điện thoại theo số Điện thoại phản ánh vào đường dây nóng (số 0394473632) để xác minh lại sự việc như đã phản ánh ở trên. Nhưng đầu dây bên kia trả lời không có người nhà nằm điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên và anh ta cũng không gọi vào đường dây nóng.
  11. Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên trả lời phản ánh của người dân về việc thủ tục phát thuốc BHYT ở Bệnh viện không rõ ràng, gây khó khăn cho bệnh nhân: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 18 tháng 4 năm 2019, anh Lữ Vinh đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: thủ tục cấp phát thuốc theo BHYT tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên không rõ ràng, gây khó khăn cho bệnh nhân. Khi bệnh nhân đến phòng nhận hồ sơ, thì nhân viên yêu cầu có giấy bìa vàng tái khám, nhưng bác sỹ Nhân làm việc tại khoa truyền nhiễm tiếp nhận điều trị bệnh  nhân không cấp cho bệnh nhân. Anh Vinh bức xúc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh của ông Vinh qua đường dây nóng. Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên đã chỉ đạo các bộ phận liên quan tìm hiểu sự việc và báo cáo về Ban giám đốc. Sau khi nhận được báo cáo của các bộ phận liên quan. Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên trả lời như sau: Ngày 18/4/2019 ông Lữ Văn Toản (không phải Lữ Vinh như trong thư phản ánh qua đường dây nóng) đến bàn đón tiếp số 1 thuộc Khoa Khám bệnh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên để nhập thông tin khám bệnh. Lúc này điều dưỡng nhập dữ liệu của bệnh nhân tại bàn số 1 có hỏi ông Toản giấy chuyển tuyến từ tuyến dưới lên Bệnh viện đa khoa Tỉnh (vì thẻ BHYT của ông đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu tại Trung tâm y tế huyện Phú Hòa) nhưng ông Toản trả lời : ông đi tái khám theo lịch hẹn của bác sỹ (bàn khám Truyền Nhiễm) do ông bị bệnh Viêm gan siêu vi B đã khám và nhận thuốc nhiều lần. Sau đó, điều dưỡng tại bàn đón tiếp số 1 có hỏi ông Toản giấy hẹn tái khám của bác sỹ đâu để hướng dẫn ông đến bàn khám bác sỹ đã hẹn nhưng ông Toản không xuất trình được giấy hẹn tái khám (là giấy màu hồng, không phải là giấy màu vàng như trong thư phản ánh). Lúc này, điều dưỡng bàn số 1 có giải thích với ông Toản là: ông đi khám bệnh phải có giấy chuyển tuyến của tuyến dưới lên Bệnh viện Tỉnh, còn nếu bác sỹ hẹn ông tái khám thì phải có giấy hẹn tái khám của bác sỹ còn lần này ông đến khám mà không có hai loại giấy tờ trên thì ông sẽ không được hưởng quyền lợi của BHYT. Sau đó điều dưỡng bàn số 1 hướng dẫn ông đến bàn khám Truyền Nhiễm gặp bác sỹ để xin lại giấy hẹn của lần khám trước xem có được hay không. Lúc này, ông Toản đến bàn khám Truyền Nhiễm gặp bác sỹ Nhân để xin khám bệnh và nhận thuốc (ông không hỏi giấy hẹn khám) nhưng bác sỹ Nhân không đồng ý khám và cấp thuốc cho ông Toản và giải thích cho ông Toản: vì hiện tại ông không có giấy hẹn của lần trước và giấy chuyển tuyến của tuyến dưới (theo quy định của BHYT)  thì ông sẽ không được hưởng quyền lợi của BHYT, sau khi nghe bác sỹ Nhân giải thich như vầy vì bức xúc nên ông Toản đã bỏ ra ngoài và gọi phản ánh qua đường dây nóng. Lúc 9 giờ 55 phút, ngày 23/4/2019 Điều dưỡng trưởng Khoa Khám bệnh có gọi điện thoại cho ông Toán theo số 0974171045 phản ánh qua đường dây nóng, để tìm hiểu cụ thể sự việc nhưng đầu dây bên kia không bắc máy. Sáng ngày 24/4/2019 đại diện Lãnh đạo Phòng Kế hoạch Tổng hợp- Chỉ đạo tuyến có làm việc cụ thể với bác sỹ Nhân (bàn khám Truyền Nhiễm) về trường hợp ông Toản gọi điện thoại phản ánh qua đường dây nóng có liên quan đến bàn khám Truyền Nhiễm. Bác sỹ Nhân cho biết: lần trước khi ông Toản đến khám bệnh tại bàn khám Truyền Nhiễm, sau khi khám bệnh cho ông xong bác sỹ Nhân có hướng dẫn ông Toản đi nhận thuốc và lấy thẻ BHYT sau đó quay lại bàn khám Truyền Nhiễm để lấy giấy hẹn tái khám cho lần sau nhưng không thấy ông Toản quay lại. Như vậy, bác sỹ Nhân sau khi đã khám cho ông Toản xong có hướng dẫn ông đi nhận thuốc và lấy thẻ BHYT xong quay lại bàn khám Truyền Nhiễm để lấy giấy hẹn tái khám cho lần sau nhưng ông Toản không quay lại chứ không phải bác sỹ Nhân không cấp giấy hẹn tái khám  như trong thư phản ánh nêu. Lúc 9 giờ 25 phút, ngày 24/4/2019 đại diện Lãnh đạo Phòng KHTH-CĐT có gọi điện thoại cho ông Toản (theo số 0974171045) thì được ông Toản cho biết sự việc đúng như đã trình bày ở trên do thủ tục hành chính không được thuận lợi và không được nhân viên y tế hướng dẫn rõ ràng, gây khó khăn cho người bệnh nên ông bức xúc đã phản ánh qua đường dây nóng. Qua sự việc xảy ra nêu trên, Lãnh đạo Bệnh viện đã nhắc nhở và chấn chỉnh bàn khám Truyền Nhiễm nói riêng và các bàn khám khác nói chung khi khám bệnh cho người bệnh xong, nếu là bệnh cần tái khám thì bác sỹ phải hoàn tất giấy hẹn tái khám của lần kế tiếp để đưa liền cho bệnh nhân và phải giải thích cho người bệnh biết để cùng hợp tác với bác sỹ, tránh trường hợp để bệnh nhân phải quay lại gây phiền hà cho bệnh nhân.
  12. Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên trả lời phản ánh của người dân về việc chiều ngày 08/4 không có nhân viên y tế làm việc tại quầy số 2 khám BHYT: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 08 tháng 4 năm 2019, anh Nguyễn Hồng Thiên đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại quầy số 2 của Khoa Khám bệnh theo BHYT, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên, không có nhân viên y tế làm việc. Người bệnh chờ rất đông. Lúc này là 14h40 ngày 08/4. Anh Thiên không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh của ông Nguyễn Hồng Thiên qua đường dây nóng. Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên đã chỉ đạo các bộ phận liên quan tìm hiểu sự việc và báo cáo về Ban giám đốc. Sau khi nhận được báo cáo của các bộ phận liên quan. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên trả lời như sau: Nhân viên làm tại quầy số 2 thuộc nhân viên của Phòng Tài chính - Kế toán (TC-KT) phụ trách, thực hiện nhiệm vụ: In đơn thuốc cho bệnh nhân sau khi đã được khám xong; Trả thẻ BHYT cho bệnh nhân và Thu tiền viện phí cho các đối tượng khám chữa bệnh tại Khoa Khám bệnh. Theo lịch phân công công tác của Phòng TC-KT hai nhân viên công tác tại đây là bà Nguyễn Nữ Hiền Anh và bà Trần Thị Sa Mi (là lao động Hợp đồng đang chờ kết quả thi tuyển viên chức). Bà Nguyễn Nữ Hiền Anh báo xin nghỉ phép để chăm sóc con ốm, nhập viện điều trị tại Bệnh viện Sản - Nhi (từ ngày 01/4/2019 đến chiều ngày 08/4/2019) chưa đi làm việc lại. Bà Trần Thị Sa Mi được Bác sĩ cho nghỉ ốm 07 ngày (từ ngày 04/4/2019 đến ngày 11/4/2019) theo giấy khám bệnh do bị Rối loạn tiền đình + tụt Huyết áp. Sáng ngày 08/4/2019, Phòng TC-KT đã phân công 02 nhân viên Kế toán BHYT ngoại trú hỗ trợ cho quầy số 2 nhưng do bận công việc liên quan đến thanh quyết toán BHYT phải làm gấp nên đầu giờ chiều ngày 08/4/2019 hai nhân viên này chưa ra làm việc kịp tại bàn số 2 do vậy đã dẫn đến việc bệnh nhân phải chờ đợi lâu. Lúc 14 giờ 40 ngày 08/4/201,9 ngay sau khi ông Thiên gọi điện thoại phản ánh qua đường dây nóng, Phòng TC-KT đã sắp xếp hai nhân viên khác ra tăng cường quầy số 2 để giải quyết cho bệnh nhân. Qua sự việc xảy ra nêu trên, phòng TC-KT xin nhận khuyết điểm vì đã không điều động kịp thời nhân lực ra quầy số 2 để phục vụ bệnh nhân đồng thời phòng TC-KT cũng xin rút kình nghiệm và chấn chỉnh không để xảy ra những sự việc như trên.
  13. Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh trả lời phản ánh của người dân về bệnh viện không trả kết quả xét nghiệm khiến bệnh  nhân lên tuyến trên phải làm lại từ đầu: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 29 tháng 4 năm 2019, chị Phạm Thị Thu Hà đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 22/4 bệnh nhân Phạm Văn Đối có vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh khám bệnh và làm các xét nghiệm chụp cổng hưởng từ và chụp XQuang khớp gối. Ngày 23/4 bệnh nhân có làm giấy xuất viện để người nhà cho lên tuyến trên điều trị nhưng bệnh viện không trả các kết quả xét nghiệm trước đó khiến khi bệnh nhân lên tuyến trên lại phải làm lại các xét nghiệm cũ. Bệnh nhân không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Ngày 29/4/2019, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh có tiếp nhận 01 thông tin phản ánh của người dân đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện qua Hệ thống "Tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của người dân qua đường dây nóng Bộ Y tế". Trước tiên, Bệnh viện xin tiếp thu và hoan nghênh tất cả những thông tin góp ý về hoạt động chuyên môn và tinh thần, thái độ tiếp xúc với người bệnh, người nhà người bệnh để nhân viên y tế của Bệnh viện tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng chuyên môn và tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh. Sau khi nhận thông tin, Lãnh đạo Bệnh viện đã chỉ đạo bộ phận đầu mối tiến hành xác minh theo nội dung phản ánh. Bệnh viện xin báo cáo cụ thể như sau: Hồi 7 giờ 51 phút ngày 23/4/2019, tại phòng khám Nội của Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu đã tiếp nhận người bệnh: Phạm Văn Đổi, 63 tuổi, địa chỉ: thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Qua khai thác tiền sử và thăm khám, bác sĩ đã chỉ định cho người bệnh thực hiện các dịch vụ kỹ thuật về chẩn đoán hình ảnh, kết quả như sau: Chụp Xquang cột sống thắt lưng thẳng-nghiêng: Hình ảnh thoái hóa cột sống thắt lưng, cùng hóa L5 hai bên; Chụp Xquang khung chậu thẳng: Không thấy hình ảnh tổn thương khung chậu; Chụp Xquang khớp gối phải: Hình ảnh thoái hóa khớp gối phải; Chụp Xquang ngực thẳng: Không đánh giá được bóng tim, tràn dịch khoang màng phổi phải, trường phổi trái sáng. Sau thăm khám và tham khảo kết quả chẩn đoán hình ảnh, người bệnh được chẩn đoán: Tràn dịch màng phổi phải/Thoái hóa khớp gối, thoái hóa cột sống thắt lưng. Bác sĩ đã tư vấn cho người bệnh nhập viện vào khoa Hô hấp và Bệnh nghề nghiệp điều trị, đã bàn giao phim và kết quả cho người bệnh. Tại khoa Hô hấp và Bệnh Nghề nghiệp: Hồi 10 giờ 57 phút ngày 23/4/2019, người bệnh được chuyển đến khoa Hô hấp và Bệnh nghề nghiệp và điều trị có sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế mã số: HT 322209602054722021. Trong quá trình điều trị tại khoa từ ngày 23/4/2019 đến ngày 25/4/2019, người bệnh đã được chỉ định thêm các dịch vụ kỹ thuật cận lâm sàng: Xét nghiệm huyết học, hóa sinh, miễn dịch; Xét nghiệm dịch màng phổi (hóa sinh, nuôi cấy, PCR): Phản ứng Rivalta: dương tính, dịch viêm mạn tính không đặc hiệu, PCR lao: âm tính. Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực không thuốc cản quang trước khi chọc hút dịch màng phổi: Hình ảnh có dịch chiếm gần hết trường phổi phải, nhu mô phổi phải xẹp thụ động không có khối. Trung thất: Có vài hạch to. Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực có thuốc cản quang sau khi chọc hút dịch màng phổi: Dịch màng phổi phải dày 11 mm. Hình ảnh tổn thương dạng đông đặc còn hình phế quản khí kích thước 56 x 69 (mm), đám đông đặc không thấy hình khí quản kích thước 44 x 52 (mm). Nhu mô đỉnh phổi trái có nốt đường kính 6 mm. Với triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm, bác sĩ điều trị đã giải thích cho gia đình về tình trạng bệnh và phương án điều trị cho người bệnh:  Điều trị kháng sinh tích cực, nội soi phế quản để giúp chẩn đoán xác định bệnh. Đến ngày 25/4/2019, người nhà người bệnh đã có đơn xin chuyển viện lên Bệnh viện Phổi trung ương để điều trị cho người bệnh theo nguyện vọng của gia đình và tự túc kinh phí điều trị trong quá trình vận chuyển, điều trị ở tuyến trên. Hồi 15 giờ ngày 25/4/2019, người bệnh được cấp Giấy chuyển tuyến số 017901/2019/GCT, trong Giấy chuyển tuyến đã ghi đầy đủ: Dấu hiệu lâm sàng; Kết quả xét nghiệm và cận lâm sàng; Phương pháp, thủ thuật, kỹ thuật, thuốc đã dùng trong điều trị. Như vậy, từ ngày 23/4/2019 đến ngày 25/4/2019 người bệnh Phạm Văn Đổi không có chỉ định thực hiện dịch vụ chụp cộng hưởng từ tại Bệnh viện như người nhà người bệnh đã phản ánh. Đồng thời do người bệnh sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh thuộc đối tượng có sử dụng thẻ bảo hiểm y tế nên các kết quả xét nghiệm phải được lưu giữ để làm căn cứ thanh toán tiền bảo hiểm y tế. Tuy nhiên khi chuyển tuyến, người bệnh đã được ghi đầy đủ thông tin chuyên môn đã thực hiện tại Bệnh viện. Kết luận: Tại khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu và khoa Hô hấp và Bệnh nghề nghiệp đã thực hiện đúng quy trình chuyên môn. Khoa Hô hấp và Bệnh Nghề nghiệp đã thực hiện đúng các quy đình về chuyển tuyến cho người bệnh. Tuy nhiên: Tại khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu ( ngày 23/4/2019) chỉ thực hiện các dịch vụ kỹ thuật về Xquang thường (Xquang cột sống thắt lưng thẳng-nghiêng, Xquang khung chậu thẳng, Xquang khớp gối phải và Xquang ngực thẳng), phim chụp đã được giao cho người bệnh; Các kết quả dịch vụ kỹ thuật bằng bảo hiểm y tế tại khoa Hô hấp và Bệnh nghề nghiệp (từ ngày 23/4/2019 đến ngày 25/4/2019) đã được sao kết quả vào Giấy chuyển tuyến, tài liệu kết quả chuyển thanh toán Bảo hiểm y tế theo quy định. Bệnh viện đã thông tin kết quả tiếp nhận và giải quyết ý kiến phản ánh tới người phản ánh và không có ý kiến gì khác. Như vậy, Từ ngày 23/4/2019 đến ngày 25/4/2019, người bệnh Phạm Văn Đổi, 63 tuổi, địa chỉ: Thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đã khám, chữa bệnh tại khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu và khoa Hô hấp và Bệnh nghề nghiệp của Bệnh viện. Người bệnh đã được thăm khám và chỉ định thực hiện các dịch vụ kỹ thuật về giá dịch vụ và bảo hiểm y tế theo quy định là đúng. Người bệnh không được chỉ định thực hiện kỹ thuật chụp cộng hưởng từ như thông tin đã phản ánh. Quá trình thăm khám, điều trị và chuyển tuyến cho người bệnh Phạm Văn Đổi đã được Bệnh viện thực hiện đúng quy định. Qua sự việc trên, Bệnh viện tiếp thu ý kiến phản ánh của người nhà người bệnh và đã chấn chỉnh, rút kinh nghiệm về việc giải thích, bàn giao kết quả xét nghiệm cho người bệnh đối với nhân viên y tế các khoa, phòng trong Bệnh viện. Người nhà bệnh nhân đã không đồng ý với nội dung trả lời của Bệnh viện nên đã tiếp tục phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế kiểm tra làm rõ. Sở Y tế Quảng Ninh đã trả lời như sau: Hồ sơ của bệnh nhân phải lưu tại cơ sở điều trị để thanh toán bảo hiểm chứ không trả được cho bệnh nhân. Sở Y tế đã giải thích cho người nhà bệnh nhân biết quy định như vậy.
  14. Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà, Quảng Ninh, trả lời phản ánh của người dân về việc phòng dịch vụ không có bình ô-xy: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 20 tháng 4 năm 2019, anh Đinh Văn Khương đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Đinh Văn Chi được đưa cấp cứu tại Bệnh viện Đầm Hà, Quảng Ninh. Bệnh nhân đang nằm điều trị tại Phòng cấp cứu, hồi sức. Bệnh nhân đang rất yếu nên xin Bệnh viện cho nằm phòng dịch vụ. Tuy nhiên hiện hết oxy tại bình nên người nhà có yêu cầu Bệnh viện thay bình oxy. Tuy nhiên nhân viên y tế trả lời Bệnh viện không có oxy ở bình mà chỉ có ở tường, nếu muốn dùng thì phải chuyển sang phòng khác. Anh Khương thắc mắc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà đã xác minh nội dung phản ánh nêu trên và báo cáo như sau: Họ tên bệnh nhân: Đinh Văn Ký; sinh năm 1940, địa chỉ: Thôn Yên Định, xã Đầm Hà, Đầm Hà, Quảng Ninh; vào viện: Hồi 19 giờ 54 phút ngày 16/4/2019; chẩn đoán: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính/tăng huyết áp. Bệnh nhân được điều trị tại phòng điều trị theo yêu cầu khoa Hồi sức cấp cứu-Gây mê Trung tâm Y tế Đầm Hà trong quá trình điều trị luôn nhận được sự quan tâm, tận tình động viên, điều trị của nhân viên y tế tại khoa. Do bệnh nhân thường xuyên phải thở ô xy mà Phòng yêu cầu của khoa Hồi sức cấp cứu đơn vị lại chưa được trang bị hệ thống ô xy lỏng gắn tường nên phải thở ô xy qua bình, việc này cũng tạo ra nhiều khó khăn cho nhân viên y tế khi phải thường xuyên thay các bình ô xy di động. Do tình trạng bệnh, bác sỹ ca trực ngày 20/4/2019 đã giải thích để gia đình bệnh nhân chuyển sang phòng có hệ thống ô xy hóa lỏng gắn tường để thuận lợi cho quá trình chăm sóc điều trị, tuy nhiên người nhà không đồng ý nên đã phản ảnh lên Đường dây nóng của Bộ Y tế, Đường dây nóng Trung tâm Y tế. Thực tế không có việc hết ô xy điều trị cho bệnh nhân như phản ánh. Ngay sau khi nhận được phản ánh của người nhà người bệnh qua Đường dây nóng Trung tâm Y tế, Ban Giám đốc đơn vị đã yêu cầu ca trực ngày 20/4/2019, tiếp tục thực hiện điều trị cho bệnh nhân tích cực, đồng thời giải thích để gia đình người bệnh hiểu, chia sẻ với những khó khăn của đơn vị. Gia đình người bệnh hài lòng và không có ý kiến gì thêm.
  15. Bệnh viện đa khoa khu vực Cẩm Phả, Quảng Ninh, trả lời phản ánh của người dân về việc trang thiết bị phòng phục hồi chức năng bị hỏng:

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 01 tháng 4 năm 2019, anh Trương Văn Long đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 01/4/2018 anh có đưa bệnh nhân Đào Thị Lợi đi phục hồi chức năng tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Cẩm Phả. Trong Bệnh viện có một khu xe đạp cho bệnh nhân, nhưng bánh bàn đạp bị tuột rơi ra. Anh Long đã đi tất cả các khoa xin quận băng gạc để buộc bánh bàn đạp lại nhưng đều không có, đến khoa cấp cứu thì có 1 bác sĩ nam,
người nhỏ mặc quần sooc vàng áo phông trắng, có báo với anh Long là phải cung cấp được giấy tờ xác nhận thì mới đưa băng gạc cho anh được. Anh long không hài lòng về điều này, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã làm rõ sự việc và trả lời như sau: bệnh nhân Đào Thị Lợi, 76 tuổi, vào Khoa Đông y – Phục hồi chức năng với chẩn đoán: liệt ½ người T sau đột quỵ não, nằm ở buồng 5.5, Bệnh nhân đã được dùng thuốc vàthực hiện đầy đủ các thủ thuật, trong y lệnh không có chỉ định tập đạp xe. Vào khoảng 18h ngày 01/4/2019, người nhà bệnh nhân là Trương Văn Long (con rể của bệnh nhân) vào hỏi xin dây buộc xe đạp cho bệnh nhân tập. Lúc này, điều dưỡng Thư (trực tại khoa) đi đo Huyết áp cho bệnh nhân trên tầng 6, ở khoa có điều dưỡng Huy lên khoa lấy đồ, người nhà bệnh nhân nhìn thấy điều dưỡng Huy đã hỏi xin cuộn băng y tế để buộc, điều dưỡng Huy trả lời tại khoa này không có, chỉ có bệnh nhân nằm ở khoa ngoại vết thương cần băng mới có. Sau đó người nhà bệnh nhân bỏ đi đâu không rõ. Ý kiến kết luận của Trưởng khoa Đông y - PHCN: Bệnh nhân Đào Thị Lợi, vào khoa đã được bác sỹ khám chẩn đoán: liệt ½ người T sau đột quỵ não, bệnh nhâ được cho thuốc và các thủ thuậtđã thực hiện đầy đủ, trong y lệnh không có chỉ định tập đạp xe, nên người nhà tự ý cho bệnh nhân tập là chưa đúng. Tuy nhiên, việc đồng chí Thư trực không nắm được sự việc và giải quyết ngay để người nhà bệnh nhân hiểu lầm có ý kiến lên đường dây nóng là phải rút kinh nghiệm. Việc đồng chí Huy không phải nhiệm vụ trực đã giải thích không rõ ràng để người nhà bệnh nhân bỏ đi không báo lại đồng chí Thư là chưa đúng, cần rút kinh nghiệm. Bệnh viện đã liên hệ làm rõ sự việc với người nhà bệnh nhân, để bệnh nhân và người nhà hiểu và hài lòng.

  1. Bệnh viện Hừng Vương, thành phố Hồ Chí Minh, trả lời phản ánh của người dân về việc quá tải ở buồng vệ sinh của bệnh viện: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 21 tháng 4 năm 2019, anh Lương Hoàng Long đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại khu vực siêu âm của Bệnh viện Hùng Vương, Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có hai buồng vệ sinh, mà lại rất đông sản phụ thăm khám nên tình trạng bệnh nhân phải chờ đợi rất đông đúc. Anh đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện tăng thêm số phòng vệ sinh. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đã tiếp nhận và ghi nhận đóng góp của bệnh nhân. Trong triển khai quy hoạch của bệnh viện mới cũng đã bổ sung nhiều nhà vệ sinh để phục vụ đầy đủ hơn cho người bệnh.
  2. Bệnh viện Bình Dân, thành phố Hồ Chí Minh, phản ánh của người dân về tình trạng nhà vệ sinh bị hỏng: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 15 tháng 4 năm 2019, anh Đức đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Bình Dân, ở khoa gan mật tuỵ. Nhà vệ sinh ở đây bị hỏng, không có cho người bệnh sử dụng. Anh bức xúc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Ngày 15/4/19, nhà vệ sinh bị hỏng do thân nhân người bệnh bỏ rác vào nhà vệ sinh, nhân viên vệ sinh của bệnh viện đã xử lý. Hiện nhà vệ sinh hoạt động bình thường.
  3. Bệnh viện Bình Dân, thành phố Hồ Chí Minh, trả lời phản ánh của người dân về tình trạng nhà vệ sinh bị ngập nước: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 9 tháng 4 năm 2019, anh Xuân đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: nhà vệ sinh khu B Bệnh viện Bình Dân, thành phố Hồ Chí Minh, bị ngập từ ngày 08/4/2019 đến nay không có nhân viên y tế kiểm tra xử lí. Anh đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Ngày 8/4/19, nhà vệ sinh bị nghẹt do rác, nhân viên vệ sinh đã xử lý. Ngày 9/4/19, nhà vệ sinh tiếp tục ngập là do thân nhân người bệnh đổ đồ ăn làm nghẹt, nhân viên vệ sinh đã xử lý, khắc phục thông cống không còn ngập cho đến nay.
  4. Bệnh viện Quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh, trả lời phản ánh của người dân về trang thiết bị của bệnh viện không phục vụ tốt cho bệnh nhân: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 29 tháng 4 năm 2019, chị Thoa đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân đi khám bệnh tại Khoa khám theo yêu cầu của Bệnh viện Quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh gặp một số khó khăn như ở quầy thu tiền viện phí, nhân viên y tế gọi người đến lượt xếp hàng thanh toán bằng miệng không có micro nên người ngồi xa không nghe thấy tiếng gọi tên, đồng thời thang máy tại Bệnh viện chỉ mở chiều đi lên chứ không đi xuống được, nên người bệnh và người nhà bệnh nhân đi lại vất vả. Chị Thoa không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Được sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Bệnh viện, bộ phận tiếp nhận thông tin đã kiểm tra thông tin và làm việc với bộ phận làm ngoài giờ ngày 29/4/2019 và xin trả lời như sau: Ngày 29 tháng 4 năm 2019, bệnh viện tổ chức thực hiện khám dịch vụ ngoài giờ. Bộ phận thu tiền của bệnh viện có sử dụng micro để đọc tên bệnh nhân và số tiền cần phải đóng. Bộ phận thu tiền đã gọi tên Chị Thoa nhiều lần nhưng không có mặt để trả phí. Hiện tại bệnh viện có 7 thang máy, vẫn được mở và hoạt động thường xuyên. Không có hiện tượng thang máy có chiều lên mà không có chiều xuống.
  5. Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về việc bệnh viện Quận 3 không đáp ứng yêu cầu của bệnh nhân: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 22 tháng 4 năm 2019, anh Võ Phước Nguyện đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: anh đi khám bệnh tại Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Anh muốn nội soi, nhưng anh không máy nội soi. Bác sĩ Ngã chỉ thông báo không có máy nội soi ngoài ra không giải thích gì thêm. Anh Nguyện không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đã trả lời như sau: theo thông tin từ Bệnh viện Quận 3, Bệnh nhân tới xin giấy chuyển viện bác sĩ đã giải thích rất cặn kẽ hơn 30 phút, vì không có giấy nội soi ghi chẩn đoán gì để bác sĩ chuyển nên hẹn bệnh nhân ngày mai đem giấy nội soi tới, còn hôm nay thì cho thuốc uống viêm họng. Bệnh nhân ra về thì vui vẽ đồng ý với giải thích của bác sĩ. Nhưng không hiểu sao bệnh nhân lại gọi đường dây nóng nói bác sĩ không giải thích.
  6. Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về việc Bệnh viện Nhi đồng 2 hết thuốc điều trị bệnh động kinh cho bệnh nhi: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 25 tháng 4 năm 2019, chị Uyên đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bé Nguyễn Hô Huy Lâm đến bệnh viện Nhi đồng 2 khám bệnh. Tại đây loại thuốc Thuốc TOPAMAX trị động kinh ở bệnh viện báo hêt từ tháng 11/2018 đến nay vẫn chưa có và bệnh viện báo người nhà bệnh nhi ra ngoài mua. Chị Uyên không hài lòng về việc Bệnh viện khong hỗ trợ cho bệnh nhân nên đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đã trả lời như sau: theo thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 2, tổ tiếp dân đã liên hệ và giải thích mong người nhà bệnh nhi thông cảm. Khoa dược của Bệnh viện cho biết: đến cuối tháng 5 đầu tháng 6 bệnh viện mới có thuốc.
  7. Bệnh viện Nhi đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về việc thiếu vắc-xin tiêm phòng cho trẻ em: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 30 tháng 3 năm 2019, anh Đạt đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại Bệnh viện Nhi đồng 2, thành phố Hồ Chí Minh, tình trạng thiếu thuốc trích ngừa gần 1 tháng nay vẫn chưa được cải thiện. Anh Đạt không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Tổ tiếp dân đã  gửi thông tin phản ánh đến khoa Dược và Sức khỏe trẻ em, Khoa đã phản hồi như sau: Thuốc chích ngừa phòng bệnh cúm mùa hiện tại Công ty đang hết hàng, tên thuốc Vaxigrip 0.25ml và  0.5 ml do Cty TNHH MTV Dược Sài Gòn phân phối. Khoa dược đã liên hệ Công ty đặt đơn hàng cho tháng 3 và tháng 4 nhưng công ty báo chờ lô hàng mới về. Bác sỹ khoa Sức khỏe trẻ em cũng đã gọi cho anh Đạt vào lúc 09:45 (05/04/2019) giải thích về việc công ty dược phẩm hết thuốc nên Bệnh viện cũng đang chờ, khi nào có thuốc sẽ báo ngay cho tổng đài 1080 và đăng trên trang web Bệnh viện. Tổ tiếp dân đã điện thoại liên lạc với thân nhân bệnh nhi, ghi nhận ý kiến và giải thích.Thân nhân bệnh nhi đã hài lòng.
  8. Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về việc bệnh nhân phải chờ hơn 7 giờ vẫn chưa được mổ cấp cứu: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 30 tháng 4 năm 2019, anh Nguyễn Văn Trung Thực đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: lúc 15h ngày 30/4 anh đưa bệnh nhân Nguyễn Văn Giầu vào Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh để cấp cứu. Bệnh nhân bị tai nạn gãy tay. Khi vào Phòng cấp cứu Bác sỹ Hậu cho biết bệnh nhân cần được mổ gấp. Nhưng anh Thực chờ từ 15h đến 22h mà bệnh nhân vẫn chưa được mổ. Bác sỹ Hậu vẫn bảo chờ vì có ca mổ gấp khác. Anh không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Ngày 30/4/2019, phòng Cấp cứu của bệnh viện Chấn thương chỉnh hình tiếp nhận hơn 70 ca bệnh nhân bị tai nạn vào cấp cứu, có chỉ định mổ là 32 ca, phòng mổ hoạt động liên tục, có nhiều ca bị tai nạn giao thông mất máu và nguy hiểm đến tính mạng phải mổ gấp. Đối với bệnh nhân Giầu, sau khi sơ cứu, thực hiện thuốc, các bác sĩ đã giải thích cho người nhà và bệnh nhân chờ đợi đến lượt mình. Do sốt ruột nên người nhà đã thắc mắc và được nhân viên y tế giải thích. Đến 23g bệnh nhân được đưa vào phòng mổ.
  9. Bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về việc bảo vệ gây khó khăn cho người thăm nuôi bệnh nhân khi quên thẻ: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 29 tháng 4 năm 2019, anh Võ Văn Quyền đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Anh Quyền là người nhà của sản phụ Nguyễn Thị Thúy An đang nằm tại Bệnh viện Từ Dũ. Ngày 29/4 anh xuống cổng Bệnh viện để đi photo giấy tờ cho sản phụ, Tuy nhiên khi đi anh quên mang theo thẻ thăm nuôi, khi trở lại bệnh viện, bảo vệ trực thang máy khu H không cho anh lên Khoa và gây khó dễ. Anh bức xúc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện Từ Dũ đã tiếp nhận phản ánh, giải quyết. Do thời gian vừa qua có nhiều kẻ gian trà trộn vào bệnh viện gây mất an ninh trật tự nên bệnh viện tăng cường các biện pháp kiểm soát người ra vào. Việc anh Quyền không mang theo thẻ nuôi bệnh nên bảo vệ không cho lên là đúng quy định. Sau khi liên hệ khoa để xác định lại thông tin người nuôi bệnh anh Quyền đã được giải quyết lên chăm sóc người bệnh.
  10. Bệnh viện Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về việc không có nhân viên trực tại nơi trả kết quả xét nghiệm: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 27 tháng 4 năm 2019, anh Toàn đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Bệnh nhân Trần Thị Thanh Trúc làm xét nghiệm nước tiểu tại quầy số 9 và siêu âm trong P4 - khoa Khám thai – Bệnh viện Hùng Vương, thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh nhân thực hiện xong các xét nghiệm từ lúc 10h15 nhưng không có nhân viên hẹn giờ trả kết quả cho anh Toán. Anh Toán về phòng khám ban đầu đợi và đến 12h17 anh trở lại khoa khám ban đầu để hỏi thì không có nhân viên trực, anh đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đã nhận được thông tin và đang xác minh.

Thăm dò ý kiến