TÌNH HÌNH SƠ CẤP CỨU TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CỦA TÌNH NGUYỆN VIÊN TẠI HÀ NỘI, HƯNG YÊN, THỪA THIÊN HUẾ, TP HỒ CHÍ MINH VÀ ĐỒNG NAI NĂM 2011

23/08/2012 | 05:00 AM

 | 

Nhiều nghiên cứu trên Thế giới và Việt Nam cho thấy sơ cấp cứu và vận chuyển cấp cứu không đúng cách và không kịp thời là một trong những nguyên nhân làm tỉ lệ tử vong do tai nạn thương tích vẫn còn cao.&nbsp

TÌNH HÌNH SƠ CẤP CỨU TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
CỦA TÌNH NGUYỆN VIÊN TẠI HÀ NỘI, HƯNG YÊN, THỪA THIÊN HUẾ, TP HỒ CHÍ MINH VÀ ĐỒNG NAI NĂM 2011

 

Nhiều nghiên cứu trên Thế giới và Việt Namcho thấy sơ cấp cứu và vận chuyển cấp cứu không đúng cách và không kịp thời là một trong những nguyên nhân làm tỉ lệ tử vong do tai nạn thương tích vẫn còn cao. Đồng thời tính mạng và chất lượng điều trị của nạn nhân tai nạn thương tích phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng chăm sóc chấn thương trước viện. Để góp phần giảm thiểu tỷ lệ tử vong và thương tích nặng, mạng lưới tình nguyện viên ở 5 tỉnh/thành phố đã được thiết lập và thực hiện sơ cấp cứu cho nạn nhân tai nạn thương tích.

            Trong 5 tháng thực hiện thí điểm vận hành mạng lưới tình nguyện viên, nhân viên y tế thôn bản và ghi chép biểu mẫu đánh giá xử trí chăm sóc chấn thương trước viện, Cục Quản lý môi trường y tế đã thu được một số kết quả như sau: 3.000 tình nguyện viên ở 5 tỉnh/ thành phố trong 5 tháng đã sơ cấp cứu được 3.320 trường hợp tai nạn thương tích, trong đó trung bình trong 1 tháng TNV Hà Nội sơ cấp cứu được 115, Hưng Yên là 112, Thừa Thiên Huế là 198, TP Hồ Chí Minh là 135 và Đồng Nai là 103; 61,1% các trường hợp được sơ cấp cứu đã được chuyển đến các cơ sở y tế; 40,5% các trường hợp tai nạn giao thông, 25,9% ngã và 21,1% tai nạn lao động.đã được sơ cấp cứu bởi các tình nguyện viên; 67,2% nạn nhân được sơ cấp cứu là nam giới (nữ 32,8%); trong loại hình tai nạn giao thông, nhóm tuổi gặp tai nạn và được sơ cứu chủ yếu từ 20-29 (chiếm 36,2%) và nhóm tuổi 30-39 (19,6%), Về tai nạn lao động, nhóm tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là 30-39 (31,4%) và sau đó là nhóm tuổi 20-29 (29,7%). Còn nạn nhân bị ngã lại chiếm tỉ lệ cao ở nhóm tuổi dưới 15 (43,7%); Tính chất thương tích là chảy máu chiếm tỷ lệ cao nhất là 60%, tổn thương phần mềm với tần suất 50,1%; 68,3% nạn nhân được sơ cứu với hình thức băng bó, 62,8% được sơ cứu bằng cách cầm máu và 81,8% được vận chuyển bằng xe máy (ô tô cứu thương chỉ chiếm 3%); Trong số 3.320 nạn nhân được sơ cấp cứu, có tới 1995 nạn nhân được đánh giá bởi cán bộ y tế tại các trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện và các bệnh viện tỉnh.  Tại Huế, nạn nhân được đánh giá bởi các cán bộ y tế các bệnh viện: BV đa khoa trung ương Huế, Bệnh viện trường Đại học Y dược Huế, Bệnh viện huyện Phú Lộc, Phú Vang, Phong Điền, Phòng khám Thuận An, Lộc An và 12 trạm y tế thuộc dự án. Tại Hà Nội, Bệnh viện Ba Vì, Bệnh viện Đông Anh. Tại Đồng Nai là các bệnh viện: BV đa khoa Long Thành, TYT xã đồi 61, TYT xã Bầu Hàm, TYT xã Bắc Sơn. Các bệnh viện đa khoa Hưng Yên và bệnh viện của 3 huyện cùng các trạm y tế xã thuộc dự án. Tại TP Hồ Chí Minh là các bệnh viện: Bệnh viện CC Trưng Vương, BV ĐKKV Thủ Đức, BV huyện Bình Chánh, TYT Hiệp Bình Phước, TYT Bình Chiểu, TYT Tam Bình, TYT Linh Chiểu, TYT Linh Trung, TYT Hiệp Bình Chánh, TYT Linh Xuân, TYT Linh Đông, TYT Linh Tây, TYT Tam Bình, TYT Trường Thọ; Theo đánh giá của các cơ sở y tế về chất lượng sơ cấp cứu TNTT của tình nguyện viên, tần suất xử trí tốt các trường hợp tuần hoàn và cầm máu chiếm từ 96.7% đến 99%, còn tỉ lệ xử trí đường thở thấp nhất với 68.3%.

 Như vậy, về cơ bản mạng lưới tình nguyện viện đã được vận hành tốt và có sự hỗ trợ tích cực có hiệu quả cho các trường hợp tai nạn thương tích tại cộng đồng. Dự án cần tiếp tục tăng cường tập huấn, bổ sung vật tư tiêu hao của túi cứu thương và có các hình thức thể chế hóa hoạt động của tình nguyện viên tại các địa phương nhằm nhân rộng mạng lưới chăm sóc chấn thương trước viện trong cộng đồng trên phạm vi toàn quốc, tạo điều kiện khuyến khích tình nguyện viên chủ động tìm kiếm nạn nhân sơ cứu, ghi phiếu. Hỗ trợ tuyên truyền cho nhiều người trong cộng đồng biết xử trí khi có TNTT xảy ra.ngoài dự án.