Điểm tin y tế ngày 29/6/2018

29/06/2018 | 08:12 AM

 | 

1. Bộ Y tế phát động cuộc thi viết Sự hy sinh thầm lặng lần V

Chiều 28/6, báo Sức khỏe & Đời sống tổ chức Lễ phát động Cuộc thi viết “Sự hy sinh thầm lặng” lần thứ V. 

Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, tiếp nối những thành công từ Cuộc thi viết “Sự hy sinh thầm lặng” I, II, III và IV viết về những tấm gương thầy thuốc tiêu biểu có nhiều đóng góp cho cộng đồng trong ngành y tế và toàn xã hội.

Cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng” lần thứ V tiếp tục ghi nhận và tôn vinh thêm nhiều tấm gương thầy thuốc có những đóng góp, hy sinh thầm lặng trong công tác chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.

Mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cuộc thi là thông điệp giúp cộng đồng cũng như giới truyền thông có cái nhìn bao quát và hiểu sâu hơn về những khó khăn chung của ngành cũng như những vất vả, hy sinh thầm lặng của các thầy thuốc khi thực hiện nhiệm vụ cao cả trị bệnh-cứu người.

Cuộc thi cũng góp phần phát hiện những tấm gương, bản chất tốt đẹp của người thầy thuốc, động viên khuyến khích họ tiếp tục có những cống hiến có ích cho cộng đồng và nhân rộng thêm những tấm gương tiên tiến trong ngành y tế. 

Đối tượng tham dự là tất cả công dân Việt Nam có độ tuổi từ 15 trở lên, hiện sống và làm việc tại Việt Nam và nước ngoài cũng như người mang quốc tịch nước ngoài đang sinh sống ở Việt Nam. Các cây bút chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp trên mọi miền đất nước. 

Chủ đề của cuộc thi gồm: viết về các tấm gương, sự hy sinh của các nhân viên y tế, các giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, lương y, cán bộ dân số, nhân viên y tế thôn bản... ở mọi miền đất nước, trong nhiều lĩnh vực, chuyên ngành, chuyên khoa, các thầy thuốc dân y và thầy thuốc trong lực lượng vũ trang, công an nhân dân... phục vụ cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Các tác phẩm dự thi là các bài viết theo các thể ký báo chí, ký văn học, phóng sự... 

Bài viết tay hoặc đánh máy in trên giấy hoặc file điện tử. Số lượng chữ: không quá 4.500 từ có kèm ảnh (không giới hạn số ảnh kèm theo).

Bài viết tham dự cuộc thi chưa được đăng tải trên bất cứ một phương tiện thông tin đại chúng, ấn phẩm văn hóa nào.

Cuộc thi sẽ diễn ra từ ngày 28/6/2018 đến 31/12/2019.
Địa điểm nhận bài thi: Báo Sức khoẻ & Đời sống - 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội. E-mail: hysinhthamlang@gmail.com

Dự kiến chương trình Lễ trao giải Cuộc thi sẽ được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam nhân dịp Kỷ niệm 64 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2/2020. 

Cũng tại buổi lễ phát động cuộc thi, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước Bộ trưởng Bộ Y tế đã trao Huân Chương Lao Động hạng Nhì cho tập thể Báo Sức khỏe & Đời sống và trao tặng Huân Chương Lao Động hạng Nhì cho thầy thuốc nhân dân – bác sỹ Trần Sĩ Tuấn, Tổng biên tập Báo Sức khỏe đời sống./.

Cơ cấu giải thưởng Cuộc thi viết “Sự hy sinh thầm lặng” lần thứ V:

- 01 Giải Nhất trị giá 30.000.000 đồng, Giấy chứng nhận giải thưởng và 01 năm các ấn phẩm của Báo Sức khoẻ & Đời sống.

- 02 Giải Nhì: mỗi giải trị giá 15.000.000 đồng, Giấy chứng nhận giải thưởng và 01 năm các ấn phẩm của Báo Sức khoẻ & Đời sống.

- 05 Giải Ba: Mỗi giải trị giá 5.000.000 đồng, Giấy chứng nhận giải thưởng và 01 năm các ấn phẩm của Báo Sức khoẻ & Đời sống.

- 10 Giải khuyến khích: Mỗi giải trị giá 3.000.000 đồng, Giấy chứng nhận giải thưởng của Ban tổ chức.

Ngoài ra, Ban Tổ chức sẽ dành nhiều phần quà cho các trường hợp đặc biệt.

2. Công đoàn Y tế Việt Nam: 'Hướng tới xây dựng mô hình công đoàn phù hợp với mô hình tự chủ'

Sáng 28.6, Đại hội Công đoàn Y tế Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2018-2023 chính thức khai mạc với sự tham dự của 275 đại biểu đại diện gần 500.000 đoàn viên, CCVCLĐ trong ngành. Tới dự đại hội có Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.

Từ làm tốt công tác bảo vệ, chăm lo quyền và lợi ích cho người lao động

Tính đến nay, Công đoàn Y tế Việt Nam có 103 công đoàn cơ sở (CĐCS) trực thuộc với 43.350 đoàn viên (trong đó, đoàn viên nữ chiếm 61%). Trong nhiệm kỳ XII vừa qua, Công đoàn Y tế Việt Nam (CĐYTVN) và công đoàn y tế các cấp đã làm tốt vai trò bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, chăm lo đời sống tinh thần chu đáo cho đoàn viên công đoàn.

Đó là việc tham gia đóng góp ý kiến có trách nhiệm vào nhiều dự thảo Luật, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chế độ chính sách cho người lao động. Trình Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Y tế về thâm niên ngành, có cơ chế tài chính xử lý sự cố y khoa; hướng dẫn để đảm bảo an ninh trong các cơ sở y tế; thăng hạng, nâng ngạch ...

Ký kết Quy chế phối hợp giữa Công đoàn Y tế Việt Nam và Bộ Y tế; Quy chế phối hợp chỉ đạo với LĐLĐ 63 tỉnh,thành phố. Tham gia các Hội đồng có liên quan đến quyền, lợi ích đoàn viên, người lao động Y tế. 100% CĐCS có đại diện tham gia trong Hội đồng của đơn vị. Phối hợp với chính quyền đồng cấp tổ chức tốt hội nghị cán bộ, công chức, viên chức; hội nghị người lao động.

Giám sát, kiểm tra đánh giá chất lượng công đoàn cơ sở hàng năm, phát hiện tồn tại, bất cập trong chi trả một số chế độ đối với lao động y tế từ đó đề xuất với Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế giải pháp tích cực để bảo vệ quyền lợi của người lao động. Chú trọng thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình quốc gia an toàn vệ sinh lao động; Phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”. Công đoàn Y tế Việt Nam đã tham gia cùng với Cục quản lý môi trường y tế xây dựng Kế hoạch thực hiện và tổ chức triển khai xây dựng cơ sở y tế “Xanh  - Sạch - Đẹp”, với Bộ Tiêu chí đánh giá riêng cho các đơn vị khám chữa bệnh nhằm từng bước nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ người bệnh.

Phối hợp với Bộ Y tế tổ chức 111 cuộc kiểm tra các đơn vị y tế góp phần giúp các cơ sở y tế thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh lao động, xây dựng cơ sở y tế xanh sạch đẹp, nâng cao ý thức của người sử dụng lao động và người lao động trong việc thực thi các qui định về an toàn vệ sinh lao động.

100% CĐCS khối doanh nghiệp đã xây dựng được Bếp ăn tập thể, hỗ trợ tiền bữa ăn ca, khám sức khỏe định kỳ...

Chương trình “Nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động” được duy trì và tăng cường. 100% CĐCS đã phối hợp với đơn vị, tạo điều kiện về thời gian, kinh phí và động viên người lao động khắc phục khó khăn học tập để đáp ứng yêu cầu của công việc. Công tác nghiên cứu khoa học được quan tâm, nhiều đề tài cấp nhà nước, cấp Bộ, cấp tỉnh/thành và cấp cơ sở đã được tổ chức nghiên cứu, nghiệm thu và ứng dụng vào thực tế.

Đến tích cực phát động các phong trào thi đua thiết thực trong CCVCLĐ

Các cấp công đoàn trong Ngành tham gia cùng với Chuyên môn cụ thể hóa các phong trào thi đua trong CCVCLĐ, trọng tâm là: Phong trào thi đua “Lao động Giỏi, lao động Sáng tạo”. Nhiệm kỳ qua, đã có 85 cá nhân được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Năm tặng Bằng Lao động Sáng tạo. 01 tập thể và 05 cá nhân được vinh danh trong Chương trình Vinh quang Việt Nam do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức. Hai doanh nghiệp Dược là OPC và Danapha đã được nhận Giải thưởng “Doanh nghiệp vì Người Lao động” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao tặng.

Ngoài làm tốt các phong trào thi đua do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam chỉ đạo, CĐYTVN đã chủ động, tổ chức các phong trào thi đua gắn với nhiệm vụ chính trị của ngành, gắn với thực hiện Chỉ thị 03 và Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo Bác đạt hiệu quả cao như: thực hiện Đề án 1816”, thực hiện “Quy tắc ứng xử”, “Đổi mới phong cách thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”, phong trào xây dựng cơ sở y tế “Xanh – Sạch – Đẹp”; “Người Việt ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”; xây dựng môi trường cơ sở y tế không khói thuốc lá

Công đoàn Y tế Việt Nam cũng đã phát động công tác hiến máu tình nguyện với chủ đề “Blouse trắng, Trái tim hồng”; Phối hợp với Viện Huyết học & Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện với các đơn vị tại Hà Nội. Nhiều đơn vị đã thành lập ngân hàng máu sống, là những CBYT sẵn sàng hiến máu cứu người bệnh khi cần kíp. 

100% các công đoàn cơ sở đã tổ chức hiến máu tình nguyện tại đơn vị hoặc cho đoàn viên, người lao động tham gia các ngày hội hiến máu tình nguyện tại địa phương. Nhiều đơn vị đã thành lập ngân hàng máu sống, là những CBYT sẵn sàng hiến máu cứu người bệnh khi cần kíp...

Phát biểu tại đại hội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đánh giá những việc đã làm được trong nhiệm kỳ qua của ban chấp hành CĐYTVN, đặc biệt là đã làm tốt vai trò đảm bảo quyền lợi lợi ích đoàn viên, hỗ trợ tốt nhất cho các đoàn viên 

“Với vai trò Công đoàn ngành Trung ương, CĐYTVN coi chức năng chăm lo, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động trong ngành y tế là chức năng quan trọng, xuyên suốt trong quá trình hoạt động"- Bộ trưởng khẳng định. 

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Y tế, ngành y tế đang đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý và tổ chức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Đẩy mạnh thực hiện quyền tự chủ về nhiệm vụ chuyên môn, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính gắn với trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch. Vì thế, thời gian tới, "Công đoàn Y tế Việt Nam cần xây dựng mô hình công đoàn phù hợp với mô hình tự chủ như các doanh nghiệp để thực hiện tốt Quy chế dân chủ công khai minh bạch trong mọi hoạt động ở cơ sở"- Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh.

Đặc biệt, CĐ cần đổi mới phương thức tuyên truyền và các phong trào thi đua yêu nước theo hướng thiết thực, hiệu quả. Mạnh dạn đấu tranh chống lại mọi biểu hiện sai trái, tiêu cực nhằm bảo vệ, xây dựng các tổ chức Đảng, Chính quyền, Công đoàn từng đơn vị trong sạch phát triển vững mạnh.  

Và cần xây dựng cơ chế phản ánh thông tin kịp thời từ đoàn viên công đoàn, người lao động các cấp, qua đó kiến nghị với cơ quan chức năng để để xuất, sửa đổi chính sách hoặc xử lý nghiêm những trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm chính sách, pháp luật lao động, xâm hại lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ y tế và người lao động trong ngành y tế‘.

3. Lo lây chéo cúm A/H1N1 trong bệnh viện

Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo cẩn trọng nguy cơ cúm H1N1 lây lan ở viện, sau khi hai bệnh viện TP HCM liên tiếp xuất hiện ổ dịch. 

Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, tiến sĩ Trần Đức Phu cho rằng, hai ổ dịch cúm A/H1N1 xuất hiện ở Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo nguy cơ virus lây chéo ở nơi đông người. Dịch sởi xảy ra vào năm 2014 là một bài học đắt giá. Cúm là bệnh lây qua đường hô hấp nên rất dễ lan nhanh trong cộng đồng, trong môi trường bệnh viện nhất là bệnh viện lớn thì nguy cơ càng cao.

“Một phòng bệnh đáng nhẽ chỉ 1-2 bệnh nhân nằm thì nay cả chục người. Bệnh đường hô hấp nên công tác phòng chống lây lan rất khó. Vì thế bệnh viện cần phát hiện sớm bệnh, cách ly ngay để tránh lây lan”, tiến sĩ Phu nói.

Tuy vậy Cục trưởng Y tế Dự phòng đánh giá tình hình dịch cúm A/H1N1 tại TP HCM hiện chưa có gì bất thường, virus cũng không có biến đổi về gene hay độc lực. Ba bệnh nhân được ghi nhận tử vong do H1N1 hai tháng qua đều mắc cúm trên nền bệnh có sẵn nên diễn biến nặng. Trong đó hai người có cơ địa béo phì, một người suy thận mạn giai đoạn cuối. 

Ông Phu khuyến cáo không phải tất cả bệnh nhân cúm đều cần đến bệnh viện, thay vào đó nên điều trị cách ly tại nhà, hạn chế tụ tập để tránh bệnh lây lan ra cộng đồng. Những trường hợp diễn biến nặng, có bệnh nền sẵn có thì nên đi khám để điều trị kịp thời, ngăn diễn biến nặng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, số liệu giám sát cúm mùa từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ ngày 14/5 tới 27/5 cho thấy trong gần 68.000 mẫu xét nghiệm thì có hơn 2.300 mẫu dương tính với cúm. Gần 70% nhiễm cúm A, nhiều nhất là cúm A/H1N1. Tương tự tại Việt Nam, cúm A/H1N1 chiếm khoảng 20-50% trong số chủng cúm mùa đang lưu hành, còn lại là cúm B và cúm A/H3N2.

Phần lớn bệnh nhân cúm mùa thường khỏi sau một tuần. Tỷ lệ nhỏ người có sức đề kháng kém, người bệnh mạn tính như suy thận, đái tháo đường, người già, trẻ em và phụ nữ có thai... diễn biến nặng như viêm phổi, suy hô hấp và thậm chí tử vong. Vì thế, khi mắc cúm nếu cảm thấy mệt mỏi quá mức bình thường, vật vã kích thích, không ăn uống được, sốt cao sau vài ngày sốt nhẹ, bệnh nhân nên đến viện kiểm tra. Trường hợp bị biến chứng viêm phổi, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế có điều kiện hồi sức tích cực.

Nhằm đảm bảo sức khỏe cộng đồng, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo:

- Lưu ý phòng tránh lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám chữa bệnh. Người nhà, người bệnh cần đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên một mét nếu phải tiếp xúc với người bệnh.

- Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi bằng tay áo hoặc dùng khăn giấy sau đó bỏ vào thùng rác. Nếu che bằng tay thì cần rửa tay ngay sau khi ho, hắt hơi nhằm tránh lây nhiễm sang vật dụng khác.

- Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc; lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hóa chất sát khuẩn thông thường.

- Tránh tiếp xúc với người mắc hoặc nghi mắc bệnh cúm; nhất là nhóm nguy cơ cao như người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em.

- Không tự ý sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng virus như tamiflu mà phải tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc.(689 từ)

https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/lo-lay-cheo-cum-a-h1n1-trong-benh-vien-3769780.html

 

4. Yêu cầu điều tra việc VN Pharma nhập khẩu lưu hành 6 loại thuốc không rõ nguồn gốc

Phó thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình đã có ý kiến chỉ đạo liên quan đến việc nhập khẩu, lưu hành 6 loại thuốc mang nhãn hiệu do Công ty Health 2000 sản xuất tại Canada.

Cụ thể, Phó thủ tướng giao Bộ Công an chỉ đạo cơ quan điều tra tiến hành điều tra, xác minh làm rõ việc Công ty VN Pharma nhập khẩu, lưu hành 6 loại thuốc mang nhãn hiệu do Công ty Health 2000 sản xuất tại Canada.

Thế nhưng trên thực tế, Công ty Health 2000 không hề có nhà máy sản xuất tại Canada.

Phó thủ tướng yêu cầu, nếu có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố vụ án theo quy định pháp luật; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8.2018.

Trong vụ án buôn lậu thuốc chữa bệnh ung thư, làm giả con dấu, tài liệu tại VN Pharma, các nhân viên của VN Pharma đã làm giả các chứng từ, thủ tục thanh toán để được Bộ Y tế cấp giấy phép nhập khẩu 9.300 hộp thuốc H-Capita 500mg Caplet để chữa bệnh ung thư, trị giá hơn 250.000 USD (hơn 5,3 tỉ đồng) vào năm 2014.

Kết quả giám định của Bộ Y tế cho thấy, lô thuốc nhập khẩu này chứa 97% hoạt chất capecitabine - là thuốc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người.

Lô thuốc Capita của VN Pharma đã trúng đấu thầu vào các bệnh viện thuộc Sở Y tế TP.HCM với giá trúng thầu 31.000 đồng/viên trong khi giá kế hoạch của sở là 66.000 đồng/viên.

Tuy nhiên, ngoài số thuốc chữa ung thư bị Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) rút số đăng ký, còn có 7 loại thuốc khác đều của VN Pharma, cũng bị Cục Quản lý Dược rút khỏi danh sách lưu hành tại Việt Nam từ ngày 19.9.2014. Đó là thuốc H2K Ciprofloxacin và H2K Levofloxacin dạng dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch với các hàm lượng khác nhau.

Bảy loại thuốc này cũng đều do Công ty Health Pharmaceuticals Inc (Canada) sản xuất, cũng bị rút đăng ký vì cung cấp hồ sơ dữ liệu thông tin của thuốc không đúng với thực tế sản phẩm.

Cơ quan điều tra đã xác địnhđịa chỉ 392 Wilson Ave, Toronto, Ontario Canada M3H1S9, Canada mà VN Pharma khai trong hồ sở gửi Cục Quản lý Dược là trụ sở của công ty sản xuất thuốc H-Capita, không hề có Công ty Health Pharmaceuticals Inc, toàn bộ thuốc cũng như giấy tờ liên quan đều là giả

Khi Canada không có công ty dược nào là Health Pharmaceuticals, mà cả 7 loại thuốc trên đều do “Công ty ma” này sản xuất thì đó khó có thể là thuốc thật.

Và đáng lo ngại là, với những gì thể hiện trên hồ sơ kết quả trúng thầu của riêng năm 2013, thì chỉ một loại thuốc H2K Levofloxacin do Canada sản xuất đã trúng thầu ở nhiều bệnh viện, trong đó có 2 bệnh viện tuyến Trung ương mua với số lượng hơn 1 tỉ đồng mỗi bệnh viện, chưa kể các Sở Y tế và các bệnh viện địa phương khác.

5. Công bố quyết định thành lập Bệnh viện Bỏng Quốc gia

Sáng 28/6, tại Hà Nội đã diễn ra lễ công bố quyết định thành lập Bệnh viện Bỏng Quốc gia và Bộ môn-Trung tâm Phẫu thuật tạo hình, Thẩm mỹ và tái tạo.

Thiếu tướng, PGS. TS Nguyễn Gia Tiến, Giám đốc Bệnh viện Bỏng quốc gia cho biết, trải qua 54 năm truyền thống và 27 năm xây dựng và trưởng thành, Bệnh viện đã có bước phát triển vượt bậc cả về quy mô tổ chức và chuyên môn nghiệp vụ. 

Hiện nay bệnh viện có quy mô 410 giường bệnh, hơn 300 cán bộ, công nhân viên, 3 khối cơ quan, 2 bộ môn. Viện là đơn vị đi đầu trong nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới thuộc chuyên ngành bỏng, phẫu thuật tạo hình, thẩm mỹ, công nghệ tế bào và liền vết thương; luôn đẩy mạnh các phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật.

Hằng năm, viện khám thu dung điều trị hàng chục nghìn bệnh nhân bỏng, sẹo di chứng sau bỏng, sau chấn thương, bệnh nhân có vết thương lâu liền, vết thương mãn tính. Viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác đã được Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế công nhận là bệnh viện hạng I và được Bộ Y tế giao nhiệm vụ là đơn vị đầu ngành, chỉ đạo tuyến toàn quốc về chuyên ngành bỏng. 

Đáng chú ý, Bệnh viện Bỏng quốc gia đã triển khai, áp dụng nhiều kỹ thuật mới, hiện đại trong điều trị bỏng nặng và sẹo di chứng sau bỏng. Từ chỗ ít khi cứu sống được bệnh nhân bỏng chung đến 40% diện tích cơ thể và bỏng sâu đến 30% diện tích cơ thể thì đến nay bệnh nhân bỏng chung đến 70% diện tích cơ thể và bỏng sâu đến 40% diện tích cơ thể đã được cứu sống. 

Bệnh viện đã cấp cứu, cứu chữa thành công một số ca bỏng nặng đến 90% diện tích cơ thể, bỏng sâu 70% diện tích cơ thể; điều trị thành công nhiều bệnh nhân bỏng hô hấp, bỏng tiêu hóa trong các vụ bỏng hàng loạt do cháy nổ, thảm họa.

6. Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác BHXH, BHYT đã đi vào cuộc sống

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, BHXH và BHYT giữ vai trò trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội. Trong thời gian vừa qua, cùng với chính sách phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước đã luôn quan tâm đến chính sách an sinh xã hội, đặc biệt chú ý lãnh đạo, chỉ đạo phát triển công tác BHXH, BHYT. 

Việc triển khai Nghị quyết 21-NQ/TW trong hơn 5 năm qua đã đem lại nhiều chuyển biến tích cực và nhiều thành quả có ý nghĩa, góp phần quan trọng tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội. 

Năm 2012, toàn quốc chỉ có 10,565 triệu người tham gia BHXH và 58,977 triệu người tham gia BHYT tương đương 66,4% dân số. Đến tháng 12/2017, đã tăng lên 13,591 triệu người tham gia BHXH bắt buộc; 227.506 người tham gia BHXH tự nguyện; 11,774 triệu người tham gia BH thất nghiệp và 79,951 triệu người tham gia BHYT đạt tỉ lệ bao phủ 85,6% dân số. Đã giải quyết cho 762.460 người hưởng BHXH hàng tháng; gần 3,8 triệu lượt người hưởng BHXH một lần; gần 38,5 triệu lượt người hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe...

Bên cạnh đó, để tạo thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp, BHXH Việt Nam đã cắt giảm xuống còn 28 thủ tục hành chính, triển khai “Lưu trữ hồ sơ điện tử”, Hệ thống “Một cửa điện tử” tập trung và phần mềm giao dịch điện tử trên tất cả các lĩnh vực thu, cấp sổ- thẻ. Kết nối liên thông dữ liệu với các cơ sở khám chữa bệnh BHYT; hoàn thiện cơ sở dữ liệu hộ gia đình; triển khai cấp mã số BHXH và cấp thẻ BHYT theo mã số BHXH cho người tham gia...

Tuy nhiên, theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, cả nước còn gần 3 triệu lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc nhưng chưa tham gia; khoảng 50% số DN (chủ yếu là DN nhỏ và vừa) chưa tham gia BHXH. Số người tham gia BHXH tự nguyện còn thấp, chủ yếu là người đã tham gia BHXH bắt buộc tham gia tiếp BHXH tự nguyện để đủ thời gian hưởng chế độ hưu trí...

Để khắc phục những hạn chế trên, thời gian tới, ngành BHXH cần tập trung triển khai hiệu quả đề án “Lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020” và “Chiến lược phát triển ngành BHXH giai đoạn 2013-2020”. Đồng thời, tổ chức thực hiện toàn diện Luật BHXH, Luật BHYT, Luật Việc làm, Luật An toàn vệ sinh lao động; tiến tới mở rộng nhanh diện bao phủ BHXH, BHYT.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT cho UBND các tỉnh; chỉ đạo các bộ, ngành liên quan có phương án xử lý các khoản nợ BHXH, BHYT; sớm kết nối cơ sở dữ liệu về cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy ra viện. 

Đồng thời, tiếp tục giao BHXH Việt Nam thí điểm đấu thầu tập trung đối với thuốc sử dụng trong lĩnh vực BHYT; phối hợp với Bộ Y tế tổ chức đầu thầu tập trung đối với một số vật tư y tế có tỉ trọng sử dụng lớn và có nhiều mức giá.

7. Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ chẩn đoán 'nhầm' cho thai phụ ở Bệnh viện FV

Bộ Y tế vừa có công văn khẩn gửi Bệnh viện FV (TP.HCM) sau “sự cố” bác sĩ chẩn đoán nhầm cho thai phụ, khiến chị này bị sảy thai.

Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) vừa gửi công văn khẩn cho Bệnh viện FV (TP.HCM) khẩn trương họp hội đồng chuyên môn, xem xét trách nhiệm của các cá nhân và tập thể liên quan, xử lý nghiêm nếu có sai phạm quy chế chuyên môn về trường hợp bệnh nhân Nguyễn Thị M.Ch. đến khám tại bệnh viện này được kết luận là “ứ dịch trong lòng tử cung” vào sáng 19/6/2018.

Đồng thời, bệnh nhân Ch. cũng được bác sỹ đã kê đơn thuốc Misoprotol Stada và Tranexamic acud nhằm đẩy dịch tụ trong tử cung tại nhà. Tuy nhiên, đến đêm 19/6, chị Ch. đã phải quay trở lại Bệnh viện FV cấp cứu với chẩn đoán là “băng huyết do sảy thai”.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng yêu cầu Bệnh viện FV cung cấp thông tin trung thực, chính xác tới gia đình và các cơ quan truyền thông. Đồng thời báo cáo kết quả giải quyết vụ việc này về Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) trước ngày 3/7/2018.

Trước đó, sáng 19/6, chị Nguyễn Thị M.Ch. đến Bệnh viện FV (ở quận 7, TP.HCM) để khám vì đau bụng và rong kinh. Tại đây, chị Nguyễn Thị M.Ch. được bác sỹ khám, siêu âm và thử nước tiểu với kết luận không có thai nhưng có dịch ứ trong lòng tử cung.

Bệnh nhân được bác sỹ đã kê đơn thuốc gồm 10 viên Misoprotol tab 200mcg nhằm đẩy dịch tụ trong tử cung ra ngoài.

Sau khi uống thuốc theo liều bác sỹ đê đơn, tối 19/6, bệnh nhân bị băng huyết, phải quay trở lại bệnh viện cấp cứu. Các bác sỹ đã thực hiện test nhanh và kết luận bệnh nhân bị băng huyết do sảy thai.

8. Bộ Y tế cung cấp thông tin về các bệnh phổ biến

Bộ Y tế giới thiệu đến người dân đến một số trang thông tin điện tử chuyên về sức khỏe và tổng đài cai nghiện thuốc lá.

Hướng dẫn hoạt động dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm phổ biến cho tuyến y tế cơ sở đã được Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 3756/QĐ-BYT ngày 21/6/2018. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Về hoạt động dự phòng một số bệnh không lây nhiễm phổ biến, Bộ chỉ đạo giới thiệu đến người dân các trang thông tin điện tử như:  Suckhoetoandan.vnvncdc.gov.vn; kcb.vn; huyetap.vn; benhviennoitiettrunguong.com.vn; benhphoitacnghen.vn; benhvienk.vn; bvtttw1.gov.vn; nihe.org.vn; iph.org.vn; tihe.org.vn; pasteur-nhatrang.org.vn. Đồng thời, giới thiệu người dân điện thoại đến tổng đài cai nghiện thuốc lá 18006606 hoặc 18001214, nghe đài tại tần số 98.9 Mhz và xem các chương trình sức khỏe trên Kênh truyền hình VTV2, VTV3,02TV và các kênh truyền hình khác để nâng cao kiến thức.

Để phát hiện sớm người có nguy cơ mắc một số bệnh không lây nhiễm phổ biến, cán bộ y tế hướng dẫn cho mọi người tự đánh giá nguy cơ mắc một số bệnh không lây nhiễm phổ biến dựa vào bảng kiểm đăng tải trên website https://suckhoetoandan.vn để đi khám, phát hiện bệnh kịp thời.

Cũng tại Quyết định này, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn phát hiện người có yếu tố nguy cơ mắc một số bệnh không lây nhiễm như: Tăng huyết áp và nguy cơ tim mạch; Đái tháo đường típ 2; Hen phế quản; Tâm thần phân liệt; Động kinh; Một số bệnh ung thư…

9. Bộ Y tế tăng cường chống dược phẩm, mỹ phẩm giả

Ông Vũ Tuấn Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết cơ quan này vừa có công văn yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần tăng cường giám sát, phát hiện dược phẩm, mỹ phẩm giả.

Trước đó, ngày 19/6/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 17/CT-TTg, của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.

Để thực hiện nghiêm túc, kịp thời Chỉ thị của Thủ tướng, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo Thanh tra Sở Y tế, Phòng Nghiệp vụ Dược, Phòng Quản lý hành nghề, Phòng Y tế quận huyện trên địa bàn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc, mỹ phẩm trên địa bàn về việc thực hiện các quy chế chuyên môn về dược, mỹ phẩm; chú trọng kiểm tra việc mua bán thuốc, mỹ phẩm có hóa đơn chứng từ hợp pháp, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, thông tin sản phẩm (tên sản phẩm, dạng bào chế, số đăng ký, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, số lô, hạn dùng...).

Các đơn vị này cũng cần phối hợp với Ban chỉ đạo 389 của địa phương và các cơ quan chức năng Công An, Quản lý Thị trường, Hải quan tiến hành điều tra truy tìm tận gốc các vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc, mỹ phẩm giả, nhập lậu, không rõ nguồn gốc, chưa được cấp phép sản xuất, lưu hành.

Xử lý nghiêm theo quy định hiện hành đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm, đặc biệt đối với trường hợp sản xuất, kinh doanh thuốc, mỹ phẩm không phép.

Bộ Y tế cũng yêu cầu các đơn vị này chỉ đạo các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuốc, mỹ phẩm chủ động rà soát, tự kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý thuốc và mỹ phẩm. Nghiêm cấm mua bán thuốc, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc; thuốc, mỹ phẩm hết hạn dùng; thuốc, mỹ phẩm không được phép lưu hành; thuốc, mỹ phẩm đã có thông báo thu hồi.

Đồng thời cần triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối liên thông cơ sở cung ứng thuốc, đảm bảo truy xuất nguồn gốc thuốc, kiểm soát hạn dùng của thuốc, kiểm soát giá thuốc, quản lý chất lượng thuốc…Chỉ đạo Đơn vị kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm của địa phương chủ động kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, mỹ phẩm trên địa bàn để kịp thời phát hiện, xử lý theo quy định.

10. Xác minh việc nhập khẩu thuốc nhãn hiệu công ty Health 2000 sản xuất tại Canada

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình vừa có ý kiến chỉ đạo liên quan đến việc nhập khẩu, lưu hành 6 loại thuốc mang nhãn hiệu do Công ty Health 2000 sản xuất tại Canada.

Cụ thể, Phó Thủ tướng giao Bộ Công an chỉ đạo cơ quan điều tra tiến hành điều tra, xác minh làm rõ việc Công ty VN Pharma nhập khẩu, lưu hành 6 loại thuốc mang nhãn hiệu do Công ty Health 2000 sản xuất tại Canada (nhưng trên thực tế Công ty Health 2000 không có nhà máy sản xuất tại Canada), nếu có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố vụ án theo quy định pháp luật; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8/2018.

Được biết công ty VN Pharma cũng chính là đơn vị liên quan đến việc nhập khẩu 9.300 hộp thuốc H-Capita 500 mg - Caplet vào Việt Nam với hồ sơ giả, không rõ nguồn gốc đang được dư luận đặc biệt quan tâm khi ngày 30/10/2017 Hội đồng xét xử phúc thẩm tuyên bố hủy toàn bộ bản án sơ thẩm vụ VN Pharma. Một trong những mấu chốt của vụ án này đó chính là nguồn gốc của lô thuốc H-Capita 500mg.

Trong phiên tòa xét xử phúc thẩm, một lãnh đạo cấp cao của Hiệp hội Dược Ấn Độ đã có đơn gửi Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP.HCM chỉ rõ địa điểm sản xuất và đường đi của lô hàng 9.300 hộp thuốc H-Captita 500mg Caplet trước khi về Việt Nam. Theo vị lãnh đạo này, ông đã quyết tâm bỏ thời gian đi nhiều nơi, thu thập đầy đủ chứng cứ để cung cấp cho cơ quan pháp luật Việt Nam nhằm làm sáng tỏ vụ án. Nguồn gốc lô hàng 9.300 hộp thuốc H-Capita 500mg - Caplet được sản xuất tại đâu và nhập vào Việt Nam như thế nào đã được vị lãnh đạo này chỉ rõ.

Theo điều tra của ông, lô thuốc 9.300 hộp H-Capita của Công ty VN Pharma được sản xuất tại Công ty Affy Parenterals (địa chỉ: Vill Gullarwala, Sai road, Baddi, distt. Solan (HP), Ấn Độ). Đây là một công ty dược phẩm lớn tại Ấn Độ đã được cấp Chứng nhận WHO - GMP, chuyên sản xuất nhiều loại thuốc bao gồm viên nén, viên con nhộng, sản phẩm ngoài da và các sản phẩm tiêm (bao gồm dạng khô, dạng lỏng và dạng đông khô,...). Affy có tên trong danh sách các nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP - WHO được công bố trên website của Cơ quan Kiểm soát chất lượng thuốc Trung ương Ấn Độ.

Liên quan đến vụ việc thuốc H-Capita 500 mg – Caplet, vào ngày 7/9/2017, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu thanh tra việc cấp phép nhập khẩu thuốc, cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc và việc trúng thầu cung cấp thuốc của Công ty CP VN Pharma.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu TTCP tiến hành thanh tra việc cấp phép nhập khẩu thuốc và cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc đối với bảy loại thuốc do Công ty Helix Pharmaceuticals Inc, Canada sản xuất và việc trúng các gói thầu cung cấp thuốc cho các bệnh viện của Công ty CP VN Pharma trước khi xảy ra vụ án; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31/12/2017.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, ngày 26/9/2017, tại Bộ Y tế, Thanh tra Chính phủ đã công bố Quyết định thanh tra việc cấp phép nhập khẩu thuốc và cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc đối với 7 loại thuốc do Công ty Công ty Helix Pharmaceuticals Inc, Canada sản xuất và việc trúng các gói thầu cung cấp thuốc cho các bệnh viện của Công ty CP VN Pharma.

Theo Quyết định công bố, Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành thanh tra việc cấp phép nhập khẩu thuốc và cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc đối với 7 loại thuốc do Công ty Công ty Helix Pharmaceuticals Inc, Canada sản xuất và việc trúng các gói thầu cung cấp thuốc cho các bệnh viện của Công ty CP VN Pharma trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014; khi cần thiết có thể xem xét trước hoặc sau thời kỳ trên.

Thời gian thanh tra là 60 ngày làm việc thực tế (không kể ngày nghỉ, ngày lễ) kể từ ngày công bố Quyết định thanh tra.

Tuy nhiên, đến nay kết luận thanh tra về việc cấp phép nhập khẩu thuốc và cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc đối với 7 loại thuốc do Công ty Công ty Helix Pharmaceuticals Inc, Canada sản xuất và việc trúng các gói thầu cung cấp thuốc cho các bệnh viện của Công ty CP VN Pharma vẫn chưa được công bố.

11. Cứu được bàn tay bệnh nhân bị mảnh kính cứa đứt mạch thần kinh

Không may bị một cảnh kính cứa vào cổ tay trái, người đàn ông 53 tuổi (Thanh Oai, Hà Nội) bị chấn thương nặng về vùng tay.

Bệnh nhân N.X.V (53 tuổi) được gia đình đưa đến BV Đa khoa Nông nghiệp chiều tối ngày 18/6/2018,trong tình trạng bị mảnh kính vỡ cắt vào cổ tay trái do tai nạn lao động. Trước đó, gia đình đã đưa bệnh nhân sơ cứu băng vết thương tại Bệnh viện Huyện Thanh Oai, sau đó được chuyển về BV Nông nghiệp.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tỉnh, đau nhiều, da niêm mạc nhợt. Qua thăm khám và chẩn đoán đây là vết thương phức tạp cổ tay trái, đứt bó mạch thần kinh trụ, đứt thần kinh giữa và nhiều gân gấp bàn ngón tay, cẳng tay.

Các bác sĩ khoa Ngoại chấn thương nhanh chóng triển khai kíp phẫu thuật để nối vi phẫu, cứu bàn tay của bệnh nhân.

Sau gần 4h làm việc liên tục với kỹ thuật vi phẫu nối động mạch trụ các bác sĩ đã nối thần kinh trụ, nối thần kinh giữa cổ tay của bệnh nhân. Đồng thời tiến hành khâu nối các gân gấp ngón sâu ngón 4,5, gân gấp nông ngón 2,3,4; Gân gấp cổ tay trụ, gân gan tay dài... Sau 10 ngày được can thiệp, hiện vết mổ bệnh nhân khô, phục hồi tuần hoàn ngoại vi chỗ nối tốt , vận động và cảm giác tốt, dự kiến sau 2 tuần bệnh nhân có thể cắt chỉ, ra viện.

Trước đó ngày 9/6/2018 cũng có một bệnh nhân tai nạn lao động máy cắt vào cổ chân phải được đưa đến BV Đa khoa Nông nghiệp trong tình trạng vết thương phức tạp cổ chân phải, đứt bó mạch thần kinh ống gót. Các bác sĩ cũng đã tiến hành phẫu thuật vi phẫu xử lý tổn thương cho bệnh nhân.

BS Nguyễn Văn Thưởng, Khoa Ngoại Chấn thương, BVĐK Nông nghiệp cho biết, các tai nạn gây vết thương mạch máu, thần kinh thường xảy ở nam giới, trong độ tuổi lao động . Đây là một cấp cứu ngoại khoa, nguyên nhân hàng đầu làm giảm khối lượng tuần hoàn, đe dọa tính mạng người bệnh hoặc để lại các di chứng nặng nề như cắt cụt chi...

Chính vì thế việc sơ cứu ban đầu rất quan trọng , cách nhanh nhất và đơn giản nhất là lấy khăn, mảnh vải sạch băng ép vết thương rồi nhanh chóng đưa đến viện. Tuyệt đối không bôi, đắp bất cứ chất gì vào vết thương (có những trường hợp người nhà lo lắng quá đổ dầu hỏa , muối ... vào vết thương với hy vọng cầm máu ) gây cản trở đến quá trình điều trị .

12. Bảo hiểm xã hội "tố" thông tư mới về giá dịch vụ y tế vẫn còn quá nhiều "sạn"

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã kiến nghị trong văn bản báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, xin ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ về một số vấn đề còn tồn tại, bất cập trong quá trình tham gia xây dựng dự thảo Thông tư 15 được Bộ Y tế ban hành thay thế Thông tư 37 về quy định thống nhất giá dịch vụ Khám chữa bệnh BHYT giữa các Bệnh viện (BV) cùng hạng trên toàn quốc.

Theo đó, một trong những vấn đề tồn tại, bất cập lớn của Thông tư số 37 là định mức kinh tế kỹ thuật (KTKT) làm căn cứ tính giá được Bộ Y tế xây dựng và ban hành không sát với thực tế, không phù hợp với khả năng cung cấp dịch vụ của từng nhóm bệnh viện, chủ yếu được xây dựng dựa theo kết quả khảo sát tại một số bệnh viện tuyến trên dẫn tới tình trạng nhiều cơ sở KCB chi phí vật tư y tế đề nghị thanh toán trong định mức lớn hơn số thực tế xuất dùng.

Những vấn đề tồn tại, bất cập này vẫn chưa được Bộ Y tế rà soát sửa đổi, điều chỉnh lại khi xây dựng dự thảo Thông tư số 15. Nhiều định mức KTKT làm căn cứ tính giá vẫn không được xây dựng phù hợp theo khả năng cung cấp dịch vụ y tế (DVYT) theo nhóm bệnh viện, tình trạng vật tư y tế, thuốc có trong định mức nhưng không thể sử dụng hết trong thực tế điều trị vẫn không được khắc phục, cụ thể là:

Đơn giá các vật tư có trong định mức KTKT chưa loại bỏ các đơn vị có giá cao bất thường khi tính toán chi phí trung bình. Hầu hết giá của vật tư y tế, chăn ga… đều lấy giá khảo sát của bệnh viện tuyến TW (Việt Đức, Bạch Mai…) để làm căn cứ xây dựng giá ngày giường trong toàn quốc. Một số giá không có nguồn tham khảo (như đèn tuýp, gối, vỏ gối…), tự định giá. Một số giá chỉ lấy khảo sát từ 2– 5 cơ sở KCB và có sự chênh lệch lớn (có giá gấp 100 lần), sau đó lấy giá trung bình.

Cùng một loại sản phẩm nhưng lấy đơn giá khác nhau gấp nhiều lần như: Giường bệnh (bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I giường có tay quay): Bộ Y tế đề nghị toàn bộ giường bệnh tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I trực thuộc Bộ đều sử dụng giường nhựa có tay quay giá 9,8 triệu đồng, cao gấp hơn 2 lần đơn giá giường điện tự động nâng NIKITA-85, cao gấp 4 đến 6 lần giường inox 2 tay quay (từ 2,45 triệu đồng đến 2,9 triệu đồng). Trong khi tại các bệnh viện tuyến TW, tuyến tỉnh đang sử dụng giường inox, nhiều trường hợp cấp cứu phải nằm băng ca...

Trong quá trình tham gia xây dựng dự thảo Thông tư, ngoài việc chủ động, phối hợp tích cực với Bộ Y tế để khảo sát, xây dựng dự thảo Thông tư, BHXH Việt Nam đã có 7 Công văn gửi Bộ Y tế, báo cáo Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính… để trình bày rõ quan điểm và đóng góp ý kiến đối với các nội dung quy định tại dự thảo Thông tư này. Một số ý kiến đã được Ban Soạn thảo xem xét tiếp thu, sửa đổi trong dự thảo, những nội dung mang tính then chốt đã được báo cáo tại cuộc họp ngày 30.5.2018 giữa Bộ Y tế và BHXH Việt Nam và đã được Bộ trưởng Bộ Y tế kết luận.

Tuy nhiên, theo BHXH Việt Nam, tại Thông tư 15/2018/TT-BYT (thay thế Thông tư số 37) đã được Bộ Y tế ký, đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (có hiệu lực thi hành từ ngày 15.7.2018) vẫn có một số nội dung quan trọng, mang tính nguyên tắc, BHXH Việt Nam kiến nghị nhiều lần nhưng chưa được Bộ Y tế xem xét điều chỉnh.

13. Công bố băng dán vết thương dạng gel từ ứng dụng tế bào gốc nhung hươu

Hôm nay, 28-6, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM (SHPT) phối hợp với Sở KH-CN TPHCM tổ chức Hội thảo Ứng dụng tế bào gốc nhung hươu và nanocellulose sản xuất thương mại hoá băng dán vết thương dạng gel, tháng 10 đến sẽ chính thức công bố chi tiết sản phẩm này

Sản phẩm này được  Trung tâm Nghiên cứu Triển khai SHTP và Công ty TNHH Thế Giới Gen (một doanh nghiệp trong SHTP) cùng thực hiện trong thời gian 12 tháng (10-2017 đến 10-2018), thuộc trong dự án KH-CN hỗ trợ doanh nghiệp thương mại hóa các sản phẩm công nghệ cao tại SHTP giai đoạn 2017-2018.

Thông qua buổi hội thảo này, nhóm nghiên cứu thuộc trung tâm nghiên cứu triển khai và Công ty Thế Giới Gen đã giới thiệu toàn bộ quy trình chế tạo, cũng như các kết quả thử nghiệm lâm sàng theo như các nhiệm vụ đăng ký trong thuyết minh của dự án sản xuất thử nghiệm. Qua đó, có thể thấy được tác dụng kết hợp giữa chiết xuất tế bào gốc nhung hươu làm hoạt chất tái sinh mô và màng nanocellulose thúc đẩy nhanh và hiệu quả quá trình liền vết thương.

Sản phẩm là băng dán dạng gel nên dễ dàng sử dụng cho bất ký vị trí nào trên cơ thể, thích hợp cho mọi loại vết thương, có giá thành cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập. Hiện tại bộ sản phẩm đã được đăng ký ở Bộ y tế và dự kiến bộ sản phẩm này sẽ được cấp phép lưu hành sản phẩm vào tháng 10-2018.

Kết quả thành công của dự án sản xuất thử nghiệm này đánh dấu bước đi ban đầu thành công cho mô hình thương mại hóa các kết quả nghiên cứu phát triển của các Doanh nghiệp trong SHTP từ sự hỗ trợ từ Trung tâm Nghiên cứu triển khai SHTP.

14. BHXH TP Hà Nội: Nỗ lực chăm sóc sức khỏe toàn dân

Với tổng điểm kết nối khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) là 692 điểm bao gồm cả các trạm y tế xã phường tham gia khám chữa bệnh BHYT, TP Hà Nội là nơi tập trung nhiều bệnh viện tuyến trung ương với nhiều chuyên khoa đầu ngành, tuyến cuối của cả nước. Do đó, công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn Thủ đô được đặc biệt quan tâm.

Ông Nguyễn Đức Hòa – Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hà Nội cho biết: Tính đến 25/6/2018, số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn Thành phố là 6.367.422 người, đạt tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 84,4%, tăng 482.404 đối tượng tham gia BHYT và tăng 8,1% so cùng kỳ 2017.

Đến nay, tổng thẻ BHYT đăng ký ban đầu tại các trạm y tế xã, phòng khám đa khoa khu vực và bệnh viện đa khoa tuyến huyện là 3.213.813 thẻ, chiếm 50,5%. Hiện nay, BHXH Thành phố đang lập hồ sơ quản lý sức khỏe của từng người dân tại 30 quận, huyện, thị xã.

Cũng theo báo cáo của BHXH TP Hà Nội, tính đến tháng 6/2018, BHXH Thành phố đã khai thác, phát triển được 7.400 đơn vị mới với 23.560 người tham gia BHXH, BHYT; số đơn vị, doanh nghiệp hiện tham gia BHXH, BHYT là 63.480 đơn vị. BHXH TP Hà Nội đã ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với 200 cơ sở y tế.

Theo đó, trên địa bàn TP Hà Nội, y tế tuyến cơ sở tính từ tuyến huyện trở xuống có 87 cơ sở y tế tuyến huyện và 477 cơ sở y tế tuyến xã, phường tham gia khám chữa bệnh BHYT, nâng tổng số tuyến cơ sở khám chữa bệnh BHYT là 564 cơ sở.

Thông tin về chi phí khám chữa bệnh BHYT, Giám đốc BHXH TP Hà Nội cho biết: Năm 2017, các cơ sở khám chữa bệnh BHYT đề nghị thanh toán với 10.056.657 lượt với tổng chi phí là 18.655,8 tỷ đồng, số đề nghị BHXH thanh toán là 16.312 tỷ đồng. Chi phí bình quân ngoại trú là 540.284 đồng, chi phí bình quân nội trú là 9.004.299 đồng; ngày điều trị bình quân là 8,1 ngày.

BHXH Thành phố đã thanh toán tại tuyến huyện 3.319.341 lượt khám chữa bệnh với tổng chi BHYT 851,8 tỷ đồng, chi phí bình quân đợt điều trị nội trú là 2.043.956 đồng, chi phí bình quân ngoại trú là 160.195 đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2018, tổng số lượt khám chữa bệnh là 4.341.309 lượt người với tổng chi phí khám chữa bệnh là 7.869 tỷ đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2017.

Với trách nhiệm của ngành và nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe toàn dân, BHXH Thành phố tích cực tham gia đấu thầu thuốc tập trung theo chỉ đạo của UBND Thành phố, phấn đấu giảm giá thuốc 10%-15% theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ: Không đưa các thuốc có hàm lượng, dạng bào chế, quy cách đóng gói ít cạnh tranh giá cao trong kế hoạch thầu, phối hợp với Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo các cơ sở y tế chuyển các biệt dược gốc hết hạn bảo hộ sang thuốc nhóm 1 generic có từ 2 số đăng ký trở lên, kết quả giảm được 695,7 tỷ đồng.

Để người dân trên địa bàn Thủ đô nắm được chính sách BHXH, BHYT, BHXH Thành phố đã triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể tổ chức 317 cuộc tuyên truyền, tư vấn, đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp, người lao động về chính sách, pháp luật BHXH, BHYT tại BHXH Thành phố và 30 quận, huyện, thị xã với 66.552 lượt người tham dự (tăng 60 hội nghị và tăng hơn 20.000 lượt người tham dự so với năm 2016).

Bên cạnh đó, Sở Y tế Hà Nội đã xây dựng nhiều chương trình, kế hoạch để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại tuyến cơ sở: Bố trí nhân lực ít nhất 1 bác sỹ/1 trạm y tế, thường xuyên mở lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ y tế. Hiện nay nhiều trạm y tế xã phường đã triển khai quản lý các bệnh mạn tính (tăng huyết áp, đái tháo đường).

Cải tạo và xây mới các trạm y tế đảm bảo cơ sở vật chất và trang thiết bị đạt chuẩn quốc gia, hầu hết các trạm y tế xã phường được trang bị máy siêu âm, các xét nghiệm sinh hóa cơ bản. Sở Y tế TP Hà Nội đã triển khai thực hiện Thông tư số 39/2017/TT-BYT về gói dịch vụ y tế cơ bản, xây dựng triển khai các mô hình hoạt động theo nguyên lý y học gia đình và quản lý các bệnh không lây nhiễm theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

Theo BHXH TP Hà Nội, với tổng điểm kết nối khám chữa bệnh BHYT là 692 điểm, ngoài việc đáp ứng cho hơn 6 triệu dân có thẻ BHYT trên địa bàn Thủ đô, hàng năm Hà Nội còn tiếp nhận hơn 2 triệu lượt bệnh nhân tỉnh khác chuyển đến.

Đi liền với đó, các vướng mắc phát sinh tại các bệnh viện trung ương đều là các vấn đề lớn và phức tạp trong bối cảnh chính sách còn nhiều bất cập; vẫn còn tình trạng gia tăng chi phí khám chữa bệnh bất thường, lạm dụng quỹ BHYT nhất là từ khi thực hiện giá viện phí theo Thông tư số 37 đưa tiền lương cán bộ y tế vào giá viện phí.

Bên cạnh đó, BHXH TP Hà Nội cũng gặp khó khăn do số lượng hồ sơ khám chữa bệnh BHYT ngày càng tăng trong khi số giám định viên của BHXH Thành phố còn hạn chế về số lượng.

Trung bình năm 2017, 1 giám định viên phải phụ trách 46.529 hồ sơ khám chữa bệnh BHYT, bình quân 1 giám định viên phải thực hiện giám định 176 hồ sơ/ngày (tính cả lãnh đạo phòng, lãnh đạo phụ trách tại 30 quận, huyện, thị xã và cả các viên chức tổng hợp trên phòng giám định, nếu tính riêng các viên chức thực hiện giám định số hồ sơ lên đến hơn 200 hồ sơ/ngày)...

Mặc dù còn nhiều khó khăn, tuy nhiên những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của BHXH Việt Nam, Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội trong thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn Thủ đô, BHXH TP Hà Nội đã nỗ lực bằng nhiều biện pháp hoàn thành các chỉ tiêu về chính sách BHYT, bảo đảm người dân trên địa bàn Thủ đô đều có thẻ BHYT và được đảm bảo quyền lợi khi đi khám, chữa bệnh.

15. Bác sĩ Việt cứu nam thanh niên Campuchia bị sẹo hẹp khí quản do chấn thương đứt khí quản

Chiều 28.6, thông tin từ BV Tai Mũi Họng TPHCM cho biết, BV này vừa phẫu thuật nối thành công cho một bệnh nhân người Campuchia (khoảng 28 tuổi) bị sẹo hẹp khí quản do chấn thương đứt khí quản bị bỏ quên tận 2 năm, gây bít hẹp hoàn toàn một đoạn khí quản.

Sau đó, bệnh nhân đến BV Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh thăm khám nhưng  từ chối không nhập viện điều trị theo chỉ định của BS vì điều kiện kinh tế. Cách đây một tuần, người này trở lại bệnh viện và mong muốn được điều trị rút khí quản canula.

PGS.TS.BS Trần Phan Chung Thủy- Giám đốc BV cho biết, các BS đã tiến hành nội soi thanh khí quản cho người này và phát hiện sẹo hẹp bít tắc hoàn toàn vùng sụn  khí quản, chỗ bít tắc cách thanh môn 2,5cm. Đoạn bít tắc hoàn toàn đo được là 1,5 cm.

Bệnh nhân được chẩn đoán bị sẹo hẹp khí quản đoạn cổ độ 4 do chấn thương đứt khí quản cách đây khoảng 2 năm.

Được biết, trước tình trạng trên, nam thanh niên người Campuchia không thể nói chuyện, ăn uống và thở khó khăn do bị sẹo hẹp khí quản suốt 2 năm.

Tại BV Tai Mũi Họng các BS đã quyết định dùng phương pháp  phẫu thuật cắt nối khí quản tận – tận để giải quyết vấn đề sẹo hẹp khí quản cho bệnh nhân.

Bệnh nhân được rút nội khí quản sau 2 ngày và 7 ngày sau phẫu thuật, bệnh nhân được rút ống nuôi ăn.

Hiện tại bệnh nhân này đang được tập vật lí trị liệu để cải thiện chức năng thở cũng như ăn uống bình thường.

16. Báo Lao động, ngày 28/6/2018, 17h25: Thông tin mới nhất về tình hình nhiễm cúm A/H1N1 tại BV Chợ Rẫy, TPHCM

Chiều 28.6, thông tin từ BV Chợ Rẫy, TPHCM cho biết, trước đó ngày 11.6, tại khoa Nội Thận bệnh viện này phát hiện 4 bệnh nhân đang điều trị có biểu hiện lâm sàng tương tự nhiễm cúm. 

Những trường hợp này được cách ly tại khoa bệnh Nhiệt đới, điều trị với thuốc kháng virus và tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm PCR (xét nghiệm xác định chủng loại cúm). Kết quả xét nghiệm xác nhận 4 bệnh nhân này nhiễm cúm AH1N1

Theo đó, BV Chợ Rẫy đã đồng loạt triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch như thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống dịch cúm năm 2018 do Giám đốc trực tiếp lãnh đạo; xây dựng kế hoạch cụ thể về phòng chống dịch bệnh tại bệnh viện; thực hiện các quy trình phối hợp các chuyên khoa/phòng khi tiếp nhận và điều trị bệnh nhân nhiễm cúm….

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị trong bệnh viện; tổ chức thực hiện cách ly, khoanh vùng quản lý những bệnh nhân nghi ngờ nhiễm cúm; tăng cường công tác truyền thông về biện pháp phòng chống lây nhiễm cho nhân viên y tế, cách phòng ngừa nhiễm bệnh cho thân nhân bệnh nhân.

Ngoài ra, BV Chợ Rẫy đã phối hợp chặt chẽ với Viện Vệ sinh dịch tễ TP, viện Pasteur TPHCM trong công tác phòng chống dịch và thường xuyên báo cáo tình hình của chùm ca bệnh cho các cơ quan có liên quan; chích ngừa cúm cho nhân viên y tế…

Bệnh viện cho biết thêm, trong số 17 bệnh nhân nghi ngờ nhiễm cúm tại khoa Nội Thận được cách ly và tầm soát thì có 10 bệnh nhân nhiễm cúm AH1N1. Có 1 bệnh nhân đã tử vong (bệnh nhân này có bệnh nền suy thận mãn tính giai đoạn cuối). Tính từ ngày 20.6 đến ngày 28.6, tại khoa Nội Thận không phát hiện thêm trường hợp mới nào bị nhiễm cúm.

Bên cạnh đó, Bệnh viện Chợ Rẫy còn tiếp nhận và điều trị cho 13 bệnh nhân khác. Các bệnh nhân này nhập viện từ khoa Cấp cứu, khoa Khám bệnh do nghi ngờ nhiễm cúm và cũng được cách ly tại khoa Bệnh Nhiệt đới. Trong số này, có 5 bệnh nhân xác định nhiễm cúm AH1N1  

Toàn bộ bệnh nhân nhiễm cúm đều được xác định chủng virus AH1N1pdm2009 và chưa phát hiện biến chứng. Các bệnh nhân tử vong đều có chung đặc điểm là những đối tượng có nguy cơ biến chứng cao khi nhiễm cúm như lớn tuổi, mắc bệnh mãn tính (suy thận mãn, đái tháo đường…) hay cơ địa béo phì và không được chích ngừa trước đó.

Hiện nay, tại khoa Bệnh Nhiệt đới chỉ còn điều trị cho một bệnh nhân bị cúm AH1N1 đang thở máy và 3 bệnh nhân nghi ngờ nhiễm cúm đang được theo dõi.

17. Bộ Y tế cấp phép mở bệnh viện nghỉ dưỡng chất lượng quốc tế tại Bắc Giang

Ngày 28.6, tại Bắc Giang, Bộ Y tế đã công bố giấy phép hoạt động đối với Bệnh viện (BV) Mắt quốc tế DND Bắc Giang. Đây là bệnh viện chuyên khoa mắt theo mô hình nghỉ dưỡng duy nhất tại Bắc Giang, thêm lựa chọn mới về dịch vụ chất lượng cao, tiêu chuẩn quốc tế cho người dân.

Tại lễ khai trương, PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, nhấn mạnh quan điểm của Bộ Y tế là luôn lấy phương châm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh làm trung tâm phục vụ để người bệnh ngày càng hài lòng. Do đó, việc có thêm cơ sở y tế chuyên ngành mắt hiện đại với đội ngũ cán bộ chuyên môn giỏi sẽ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân.

BV được đầu tư trọng điểm với hệ thống trang thiết bị y khoa theo tiêu chuẩn quốc tế, trên diện tích 10.000 m2, tại phường Dĩnh Kế, TP Bắc Giang. Đây là BV đầu tiên tại địa phương được xây dựng theo mô hình BV nghỉ dưỡng cao cấp với các dịch vụ chuyên khoa sâu công nghệ cao về mắt, đáp ứng nhu cầu phục vụ hàng ngàn lượt khám và điều trị mỗi năm.

BV đi vào hoạt động đã mở ra lựa chọn mới về dịch vụ y tế chất lượng cao cho người dân Bắc Giang và các tỉnh, thành lân cận, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh về mắt khi tỉnh Bắc Giang hiện chưa có BV công chuyên khoa mắt.

Đây là bệnh viện chuyên khoa sâu công nghệ cao về mắt, đáp ứng nhu cầu phục vụ hàng ngàn lượt khám và điều trị mỗi năm. Bệnh viện tập trung vào các dịch vụ như: Khám mắt tổng quan và chuyên sâu; phẫu thuật Phaco điều trị đục thủy tinh thể; phẫu thuật điều trị tật khúc xạ bằng công nghệ Laser an toàn, hiệu quả; chẩn đoán, theo dõi và điều trị các bệnh lý đáy mắt với hệ thống trang thiết bị hiện đại hàng đầu khu vực.

Bác sĩ Nguyễn Đăng Dũng- Giám đốc hệ thống BV Mắt quốc tế DND cho biết hệ thống BV DND được đầu tư trọng điểm với hệ thống trang thiết bị y khoa hiện đại, đồng bộ, hội tụ các công nghệ tiên tiến nhất trong ngành nhãn khoa nhằm hỗ trợ tối đa cho công tác khám chữa bệnh của các bác sĩ trong khám chữa bệnh mang lại chất lượng dịch vụ chất lượng cao với chi phí hợp lý nhất cho người dân, để mang tới cho người bệnh- khách hàng các dịch vụ y tế hoàn hảo nhất.

18.: Độc lực cúm A/H1N1 không biến đổi, sao nhiều người tử vong?

Kết quả phân tích tại các phòng xét nghiệm cho thấy chủng virus cúm A/H1N1 không có sự thay đổi về gen và độc lực, nhưng theo các chuyên gia dịch tễ, virus cúm thường khiến 3 người tử vong trong một thời gian ngắn là điều không bình thường.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 28-6, một chuyên gia dịch tễ của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết kết quả giám sát, phân tích đối với chủng virus cúm năm 2018 không ghi nhận sự biến đổi gen và độc lực đối với chủng virus cúm A/H1N1

Ngoài một số ca bệnh rải rác thì khu vực miền Bắc chưa ghi nhận ổ dịch cúm A/H1N1 nào, trong khi đó ở khu vực phía Nam đã ghi nhận 3 trường hợp tử vong trong thời gian ngắn. Cùng đó, cũng ghi nhận những bệnh nhân nặng nhiễm cúm A/H1N1 là nhân viên y tế. Do đó, cần làm rõ những trường hợp mắc và tử vong do cúm A/H1N1 có phải đang mắc một bệnh lý nào đó hoặc là nhóm đối tượng có sức đề kháng kém. Thông thường, so với các chủng cúm mùa khác (H3N2 và cúm B) thì khi nhiễm cúm A/H1N1, bệnh diễn biến thường nặng nề hơn, nhất là những người đang mắc một bệnh lý nền trước đó.

Ông Nguyễn Đức Khoa - Phó trưởng Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế - cho biết hiện cúm A/H1N1 chiếm 50% trong các chủng cúm mùa và một nửa số người nhiễm cúm thời điểm này là chủng cúm A/H1N1. 

Theo số liệu phân tích từ các phòng xét nghiệm, chưa phát hiện sự bất thường về chủng virus cúm nên nguy cơ bùng phát dịch là không có hoặc rất thấp. Ông Khoa cũng khẳng định với những người bị mắc bệnh mãn tính, người béo phì, người có sức đề kháng kém (người già, trẻ em, phụ nữ mang thai), khi nhiễm cúm sẽ làm bệnh sẵn có và bệnh mới mắc nặng thêm. Những trường hợp này có thể biến chứng viêm phổi nặng, biến chứng hô hấp, suy đa phủ tạng, nếu không được điều trị tích cực nguy cơ tử vong rất cao.

Theo Cục Y tế dự phòng, cúm A/H1N1 là một trong các bệnh cúm mùa hiện nay. Virus cúm A/H1N1 có thể dễ dàng lây từ người sang người, giống như cách lây lan của cúm thường qua không khí có chứa các hạt nước nhỏ li ti khi người bệnh ho, hắt hơi, cười hoặc nói chuyện. Tỉ lệ mắc cúm A/H1N1 thường cao, dễ lây lan. Những người mắc cúm A/H1N1 có thể lây lan bệnh 1 ngày trước khi khởi bệnh và kéo dài 7 ngày sau khi khởi bệnh. 

Các nghiên cứu cho biết virus cúm có 3 tuýp là A, B, C, trong đó cúm tuýp A là tuýp thường xuyên có sự biến đổi và có thể tạo thành các chủng virus có độc lực cao, sự lây truyền rộng rãi nên ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dân. Với 16 loại kháng nguyên H và 9 loại kháng nguyên N, virus cúm A có thể có nhiều loại phân tuýp cúm (có thể tới 144 loại) ví dụ như: H1N1, H2N2, H3N2, H5N1, H7N9, H5N6, H9N2, H5N2, H5N3, và H5N8…

Trên thế giới, một số phân tuýp cúm A đã gây nên các đại dịch cúm như H2N2, H3N8, H3N2, H1N1... Trong một vài năm trở lại đây, trên thế giới đã ghi nhận sự xuất hiện và tái bùng phát của nhiều chủng cúm mới như: H5N1, H7N9, H5H6, H9N2, H5N2, H5N3 và H5N8. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới, đặc tính biến đổi thường xuyên của các chủng virus cúm rất đáng quan tâm, các gen của virus cúm có thể tái tổ hợp để tạo thành các chủng virus cúm đe dọa cho sức khỏe con người.

19. Bảo hiểm xã hội chi trả cho ai trên 5 tỉ đồng chữa bệnh?

Một bệnh nhân ở tỉnh Đồng Nai bị bệnh tan máu bẩm sinh được Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ trả với mức cao nhất từ trước đến nay.

Ngày 28-6, ông Dương Tuấn Đức - giám đốc Trung tâm giám định và thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc, Bảo hiểm xã hội VN - cho biết bệnh nhân kể trên mắc bệnh tan máu bẩm sinh, chi phí khám chữa bệnh trong ba năm vừa qua khoảng hơn 5 tỉ đồng.

Theo ông Đức, bệnh nhân này sống ở tỉnh Đồng Nai nhưng khám chữa bệnh tại TP.HCM và là bệnh nhân được quỹ BHXH chi trả cao nhất từ trước đến nay tại VN.

Ông Đức cho biết quy định hiện hành chỉ khống chế trần chi phí các dịch vụ kỹ thuật cao. Các dịch vụ thông thường trong khám và điều trị bệnh thì hầu hết đều được chi trả với tỉ lệ 80-100%, tùy đối tượng tham gia bảo hiểm. Nhiều loại thuốc đắt tiền hiện cũng được quỹ bảo hiểm chi trả.

Theo ông Đức, trong các tháng 3, 4, 5 vừa qua đều có những bệnh nhân được chi trả phí trên 1 tỉ đồng/bệnh nhân và hàng ngàn bệnh nhân được chi trả mức từ 200 triệu đồng trở lên. 

20. Vụ thu hồi thuốc kém chất lượng: Công ty CP Dược phẩm Vĩnh Phúc đổ lỗi cho nhà phân phối?

Theo đại diện Công ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc, lọ dung môi trong loại thuốc Vintrypsine không đảm bảo chất lượng có thể do quá trình bảo quản, sử dụng của khách hàng và nhà phân phối không đúng quy định.

Như Báo Người tiêu dùng đã phản ánh, ngày 14/6/2018 vừa qua, Cục Quản lý dược – Bộ Y tế vừa ban hành  công văn số 11244/QLD-CLvề việc đình chỉ lưu hành trên toàn quốc đối với loại thuốc bột đông khô pha tiêm Vintrypsine (Alpha chymotrypsin 5000 đơn vị USP), SĐK: VD-25833-16, Số lô lọ bột đông khô: 030118, NSX: 04/01/2018, HD: 04/01/2021; Số lô lọ dung môi: 010118, NSX: 02/01/2018, HD: 02/01/2022 do Công ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc sản xuất. Lý do đình chỉ lưu hành do lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu nội độc tố vi khuẩn đối với lọ dung môi.

Đồng thời, Cục Quản lý dược cũng yêu cầu Công ty cổ phẩn Dược phẩm Vĩnh Phúc gửi các thông báo thu hồi thuốc đối với các nhà phân phối, cơ sở bán buôn bán lẻ lô thuốc này và báo cáo về cục sau 18 ngày.

 Vì đây là loại thuốc tiêm được phân phối và sử dụng rộng rãi khắp cả nước nên khi có bất kỳ sai sót nào về chất lượng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Để nắm bắt thêm thông tin về sự việc này, PV đã có buổi làm việc với Công ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc – cơ sở sản xuất thuốc đông khô pha tiêm nói trên.

Trao đổi với PV, bà Dương Thị Thúy An – Phó giám đốc chất lượng Công ty xác nhận thông tin trên và cho biết, ngay sau khi có kết quả của thanh tra công bố một lọ dung môi của lô thuốc không đảm bảo chất lượng về chỉ tiêu nội độc tố vi khuẩn, ngày 12/6, công ty đã ra thông báo thu hồi.

“Hiện tại công ty vẫn đang tiến hành thu hồi và làm hồ sơ báo cáo gửi lên Cục Quản lý dược. Về công tác thu hồi, phía công ty đã thực hiện xong, còn về hồ sơ, do công ty phân phối thuốc trên cả nước, có một số địa bàn là các vùng sâu, vùng sa, việc lấy chứng từ thu hồi và xác nhận gặp nhiều khó khăn. Ngay khi có kết quả kiểm định của Viện, công ty đã thông báo đến các cơ sở ngừng ngay việc sử dụng loại thuốc này. Sau khi thu hồi, công ty sẽ báo cáo lên cục và cục sẽ có công văn trả lời đưa ra hướng xử lý đối với lô thuốc”, bà Thúy An cho hay.

Theo đại diện Công ty Dược phẩm Vĩnh Phúc, hiện vẫn còn trong hạn 18 ngày để hoàn thiện hồ sơ báo cáo nên chưa có chỉ đạo xử lý nào đối với lô thuốc. Vì loại thuốc đông khô pha tiêm này có một lọ thuốc, một dung môi và một đông khô kèm nhưng chỉ lọ dung môi không đảm bảo nên công ty đang cố gắng xin cục cho sản xuất thay thế dung môi, thuốc và đông khô không có vấn đề gì nên xin giữ lại để đảm bảo yếu tố kinh doanh.

Ngoài ra, theo thông tin được biết, tổng số sản phẩm thuốc sản xuất ra là 57.350 sản phẩm, chưa có con số chính xác về số lượng thu hồi, sau khi hoàn tất các thủ tục, thống kê, công ty sẽ cung cấp.

Bên cạnh đó, ngày 20/6/2018, Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương đã có kết quả kiểm nghiệm lần 2 đối với với loại thuốc bột đông khô pha tiêm Vintrypsine. Kết quả cho thấy, nội độc tố vi khuẩn đều đạt tiêu chuẩn theo quy định.

“Trong quá trình sản xuất, công ty đã nhiều lần lấy mẫu để kiểm tra chất lượng sản phẩm. Hiện tại sau khi phát hiện dung môi có vấn đề, công ty đã mời viện kiểm nghiệm về để lấy mẫu kiểm tra, kết quả đều đạt. Tuy nhiên, trong quá trình phân phối, vận chuyển có thể gặp nhiều vấn đề. Có thể, ở tại công ty việc bảo quản đúng theo quy định nên không có vấn đề nhưng khi phân phối đến các đại lý bán buôn, hoặc khác hàng bảo quản, sử dụng không đúng nên trong quá trình này có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng. Đến khi thanh tra đi kiểm tra lại lấy mẫu đúng vào chỗ đấy nên chỉ cần một mẫu có vấn đề, công ty đều phải thu hồi cả lô để đảm bảo an toàn cho người sử dụng”, bà An thông tin thêm.

Như vậy, với cương vị là một nhà sản xuất có tiếng trong ngành dược phẩm, khi sản phẩm thuốc Vintrypsine có sự cố về chất lượng, công ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc phải là đơn vị chịu trách nhiệm đầu tiên và không thể chối bỏ. Hoàn toàn, công ty không thể đổ lỗi cho việc bảo quản của khách hành hoặc cơ sở phân phối cũng như việc không may cơ quan chức năng lại kiểm tra vào đúng sản phẩm bị lỗi. Sớm mong cơ quan có thẩm quyền sẽ có phương án giải quyết, xử lý lô thuốc theo đúng quy định của pháp luật. 

21. Sẽ ‘bêu tên’ các cơ sở kinh doanh thuốc, mỹ phẩm giả, kém chất lượng

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm tại các địa phương sẽ được kiểm tra định kỳ và đột xuất để phát hiện hàng giả, hàng kém chất lượng, kiểm tra nguồn gốc xuất xứ hàng hóa…

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường kiểm soát việc sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng đối với các mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm.

 

Theo đó, Cục Quản lý dược đề nghị các Sở Y tế tại các địa phương khẩn trương triển khai chỉ đạo tăng cường thanh, kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược, mỹ phẩm về việc thực hiện các quy chế chuyên môn về dược, mỹ phẩm; chú trọng kiểm tra việc mua bán thuốc, mỹ phẩm có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, thông tin sản phẩm… Đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng địa phương tiến hành điều tra, truy tìm tận gốc các vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc, mỹ phẩm giả, nhập lậu, không rõ nguồn gốc, chưa được cấp phép sản xuất, lưu hành; Xử lý nghiêm theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm; đặc biệt đối với trường hợp sản xuất, kinh doanh thuốc, mỹ phẩm không phép.

Bộ Y tế cũng yêu cầu các địa phương chỉ đạo các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuốc, mỹ phẩm chủ động tự rà soát, kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động, tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý thuốc và mỹ phẩm. Nghiêm cấm việc mua bán thuốc, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc; thuốc, mỹ phẩm đã có thông báo thu hồi. Việc triển khai phần mềm quản lý nhà thuốc tại các địa phương cũng phải chủ động thực hiện nhằm đảm bảo truy xuất nguồn gốc thuốc, kiểm soát hạn dùng của thuốc, giá thuốc, chất lượng thuốc…

Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần tăng cường truyền thông về tác hại của việc sử dụng thuốc, mỹ phẩm giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và các chế tài xử lý về những hành vi sai phạm để nâng cao nhận thức của người dân về thuốc, mỹ phẩm giả . Đặc biệt là thông tin thường xuyên cho người dân về các trường hợp vi phạm về sản xuất, kinh doanh thuốc, mỹ phẩm.

22. Bổ sung vi chất dinh dưỡng trong chế biến thực phẩm: Doanh nghiệp thực phẩm kêu cứu

3 hội: Hội Lương thực Thực phẩm TPHCM (Hội LTTP), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) và Hội nước mắm Phú Quốc) với nhiều doanh nghiệp (DN) vừa họp lại kêu cứu. Theo đó, dù Chính phủ đã yêu cầu nhưng tới giờ này Bộ Y tế vẫn chưa có sửa đổi quy định liên quan việc bổ sung vi chất dinh dưỡng trong chế biến thực phẩm, nên DN vẫn khốn khổ trong sản xuất, xuất khẩu.

Khổ sở trong sản xuất

Theo các DN, hơn 1 năm qua, họ phải tuân thủ việc bổ sung vi chất dinh dưỡng trong chế biến thực phẩm theo Nghị định 09/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

Nghị định 09/2016/NĐ-CP quy định “Muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường iốt” (có hiệu lực từ ngày 28.1.2017). Ông Lâm Bá Nhĩ - Giám đốc quản lý chất lượng, Cty CP Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan) cho biết, sau hơn 1 năm thực hiện, Vissan gặp rất nhiều bất cập. Một số loại thực phẩm không thể sử dụng muối iốt làm nguồn nguyên liệu để chế biến do tạo ra trạng thái cảm quan, màu sắc, mùi vị không bằng so với muối thường. Với dòng sản phẩm phải đi qua công nghệ xử lý nhiệt độ cao (tiệt trùng) thì không còn tồn dư iốt trong thành phẩm. Do đó, doanh nghiệp ách tắc trong quá trình sản xuất, công bố, đưa sản phẩm ra thị trường.

Nhiều DN khác cho hay, đối với sản phẩm thủy sản, nước mắm, nước chấm; rau củ quả sấy khô, thịt gia cầm sấy, các sản phẩm từ ngũ cốc sấy; các loại bột gia vị, bột chế biến sẵn để làm các loại bánh ngọt và dùng trong chế biến các loại thực phẩm; các sản phẩm ăn ngay, ăn liền... sử dụng muối iốt sẽ làm các sản phẩm bị biến mùi, vị, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, do iốt có tính thăng hoa, dễ tương tác với các thành phần khác trong thực phẩm và biến đổi khi gặp nhiệt dẫn tới không còn vi chất mà lại tăng chi phí, giá thành.

Ách tắc trong xuất khẩu

Khi thực hiện quy định “bột mỳ dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm” (có hiệu lực từ ngày 28.1.2018), DN cũng gặp rất nhiều khó khăn. Vì Việt Nam phải nhập khẩu số lượng lớn bột mỳ từ các quốc gia khác. Ở các nước xuất khẩu bột mỳ không có quy định phải bổ sung sắt, kẽm vào bột nên khi các DN nhập khẩu đề nghị bổ sung thêm vi chất sắt và kẽm, thì không được nhà cung cấp chấp thuận. DN vẫn phải nhập bột mỳ rồi tiến hành bổ sung vi chất trước khi đưa vào sản xuất, đã làm gia tăng chi phí và giá thành của sản phẩm. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, một số sản phẩm từ bột mỳ có bổ sung sắt và kẽm bị biến màu, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của sản phẩm.

Hơn thế, theo bà Huỳnh Kim Chi (Chủ tịch HĐQT Cty CP Việt Nam Kỹ nghệ Bột Mỳ), hầu hết các thị trường xuất khẩu của Cty như Mỹ, Canada… đều không yêu cầu phải bổ sung vi chất sắt và kẽm vào sản phẩm. Còn một số quốc gia khác như Nhật thì chỉ cho phép bột mì bổ sung sắt mà không được bổ sung kẽm. Trong khi đó, theo quy định Việt Nam, sản phẩm Cty lại phải có cả 2 vi chất này. “Từ đó dẫn đến phần lớn khách hàng của Cty không chấp nhận các sản phẩm làm từ bột mì có bổ sung vi chất sắt, kẽm. Doanh số và lợi nhuận Cty ảnh hưởng nghiêm trọng” - bà Chi bức xúc.

Chậm chạp

Trước thực tế trên, thời gian qua, các hội ngành nghề đã nhiều lần kiến nghị tháo gỡ vướng mắc, không chỉ bằng văn bản mà tại nhiều buổi làm việc trực tiếp với Phó Thủ tướng Chính phủ, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Cục ATTP và Vụ Pháp chế (Bộ Y tế).

Bộ Y tế cũng đã có công văn 6134/BYT-PC thực hiện ý kiến kết luận của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc “chỉ kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất muối iốt, không kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm có sử dụng muối iốt”. Theo Hội LTTP, công văn trên chỉ tháo gỡ cho DN ngành thực phẩm ở khâu kiểm tra, chưa giải quyết được triệt những khó khăn, bất cập trong sản xuất, công bố, đưa sản phẩm ra thị trường.

Các hội ngành nghề và cộng đồng DN thực phẩm lại tiếp tục kêu cứu. Ngày 15.5.2018, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19/2018/NQ-CP về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo. Trong đó, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế phải nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 09/2016/NĐ-CP về tăng cường vi chất dinh dưỡng trong thực phẩm theo hướng bãi bỏ 2 quy định gây bức xúc cho DN, chỉ nên khuyến khích DN chế biến thực phẩm bổ sung thêm vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.

Các DN và các hội ngành nghề khẩn thiết mong Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế khẩn trương sửa đổi, thay thế quy định tại Nghị định 09/2016/NĐ-CP.

23. Bán sản phẩm bất hợp pháp, Công ty Đông Nam Dược Hoàng Anh đang làm trái Chỉ thị của Thủ tướng?

Thủ tướng Chính phủ vừa ra chỉ thị tăng cường đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng.

Ngày 19/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ra chỉ thị tăng cường đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng.

Chỉ thị cũng chỉ rõ tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt là nhóm hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền vẫn diễn ra rất phức tạp. Trong khi tỉ lệ phát hiện, xử lý còn thấp nhưng vi phạm nhiều và ngày càng đa dạng về hình thức.

Các đối tượng vi phạm đã lợi dụng những bất cập về cơ chế chính sách, những sơ hở trong quản lý và hạn chế của người tiêu dùng để sản xuất, tiêu thụ, hình thành các băng nhóm làm giàu bằng các mặt hàng nói trên, gây tổn hại sức khỏe người tiêu dùng và nhiễu loạn thị trường, tổn hại sản xuất kinh doanh.

Trong chỉ thị, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, sửa đổi quy định, tiêu chuẩn chuyên môn kỹ thuật, quy trình kiểm tra dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền, tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động cấp phép, quảng cáo, giám định chứng nhận chất lượng, chứng nhận hợp quy hợp chuẩn...

Bộ Công an chỉ đạo Công an các cấp và các đơn vị nghiệp vụ tăng cường nắm tình hình, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm, tập trung điều tra, triệt phá đường dây, ổ nhóm buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, đặc biệt là dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền; phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ buôn lậu, kinh doanh, sản xuất hàng giả nghiêm minh theo pháp luật.

Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi đã có nhiều bài viết liên quan đến các sản phẩm của Công ty TNHH Đông Nam Dược Hoàng Anh (có địa chỉ tại B10, ngõ 26 Doãn Kế Thiện, Mai Dịch, Hà Nội) chưa được cấp phép nhưng đã bán ra thị trường.

Mặc dù đang bất hợp pháp nhưng sản phẩm này vẫn được giới thiệu và bán tràn lan trên thị trường. Với việc bán công khai, tràn lan với hàng trăm đại lý, người mua có thể đặt hàng sản phẩm một cách dễ dàng. 

Chỉ cần một cuộc gọi, ngay lập tức các đại lý sẽ sẵn sàng tư vấn nhiệt tình về công dụng và nguồn gốc, đồng thời, giao hàng tới tận tay người dùng.

Cụ thể, đối với sản phẩm Trà thảo mộc Giảm cân Hoàng Anh có giá 650.000 đồng có ghi rõ công dụng: “Thúc đẩy nhanh quá trình giảm cân, nhanh chóng bài tiết mỡ thừa, mỡ xấu theo đường tiểu ra ngoài. Giúp da dẻ hồng hào, tạo cảm giác no, giảm các giác đói, hạn chế cảm giác thèm ăn.”

Không những vậy, sản phẩm này còn được hiểu như là một “tiên dược” với hàng loạt tác dụng khác có vẻ "chẳng liên quan gì đến nhau": “Giải pháp điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, cân bằng men ruột, thải độc gan, thận, thanh lọc cơ thể, giảm mỡ máu, hạ mỡ gan. Điều hòa kinh nguyệt…”

Để tạo uy tín với khách hàng, trên vỏ hộp của rất nhiều sản phẩm của Đông Nam Dược Hoàng Anh còn in hình cúp và chứng nhận “Top 10 thương hiệu nhãn hiệu nổi tiếng” và “Cúp vàng SP tin cậy nhãn hiệu ưa dùng”.

Vỏ hộp sản phẩm này hoàn toàn không có định lượng trong các thành phần và khối lượng của sản phẩm. Phía trên nắp vỏ hộp, có một tem chống hàng giả của Công ty TNHH Đông Nam Dược Hoàng Anh.

Liên quan đến thông tin Công ty TNHH Đông Nam Dược Hoàng Anh bán rất nhiều sản phẩm tăng, giảm cân chưa được cấp phép, trao đổi với PV, lãnh đạo Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) đã tiếp nhận toàn bộ thông tin từ PV  cung cấp và đang vào cuộc thanh tra đột xuất đối với đơn vị trên.

Qua xác minh được biết hiện Cục An toàn Thực phẩm chỉ cấp phép cho các sản phẩm: HA slim colagen C, Viên âm tán Hoàng cung, An trĩ nhuận tràng hoàn, Tỳ khang Bình vị đan.

"Còn đối với các sản phẩm Trà thảo mộc giảm cân Hoàng Anh, tăng cân Hoàng Anh, Viên uống Dương lực hoàn và Thảo dược Điều kinh hiếm muộn thì chưa được cấp phép," lãnh đạo Cục An toàn Thực phẩm cho biết.

Theo ghi nhận của PV, hàng ngày, các đại lý bán sản phẩm Công ty TNHH Đông Nam Dược Hoàng Anh vẫn đang tiếp tục tư vấn và giao trực tiếp tới tay người tiêu dùng mặc dù sản phẩm đó chưa được cấp phép lưu hành.

Đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, làm rõ để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

24. Bất cập giá dịch vụ khám chữa bệnh mới

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 15/2018/TT-BYT (thay thế Thông tư 37/2015/TTLT-BYT-BTC) quy định thống nhất giá dịch vụ khám chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện (BV) cùng hạng trong toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám chữa bệnh (KCB) BHYT trong một số trường hợp, sẽ có hiệu lực từ 15/7. Tuy nhiên, theo đại diện BHXH Việt Nam, Thông tư 15 của Bộ Y tế có một số điểm chưa hợp lý.

Chưa khảo sát kỹ lưỡng

Cụ thể, theo báo cáo của Ban thực hiện chính sách BHYT, BHXH Việt Nam, việc xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật (KTKT) làm căn cứ xây dựng mức giá các dịch vụ y tế (DVYT) trong Thông tư chưa được khảo sát kỹ lưỡng tại các cơ sở KCB. Định mức KTKT của nhiều dịch vụ được xây dựng không dựa trên quy trình chuyên môn, kỹ thuật (gần 70% DVYT chưa có quy trình kỹ thuật và không có định mức KTKT). Nhiều giá DVYT được xây dựng cao, không phù hợp với khả năng cung cấp DVYT của hầu hết các cơ sở KCB, đặc biệt là các cơ sở y tế tuyến dưới, dẫn đến tình trạng tại nhiều BV chi phí vật tư y tế đề nghị thanh toán BHYT lớn hơn số thực tế xuất dùng.

Kết quả kiểm tra của cơ quan BHXH cho thấy, tại nhiều cơ sở KCB ở một số địa phương như Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Bình... có sự chênh lệch hàng chục tỷ đồng về số lượng hóa chất, vật tư y tế, định mức nhân lực, thời gian thực hiện DVYT giữa thực tế sử dụng tại cơ sở KCB và định mức tính giá của Bộ Y tế. Một điểm chưa hợp lý nữa là mức giá xây dựng chưa tương đồng theo chất lượng dịch vụ dẫn đến dịch vụ được cơ sở KCB cung ứng đảm bảo chất lượng cũng có mức giá như dịch vụ cung ứng không đảm bảo chất lượng tại các cơ sở khác, tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các cơ sở y tế, hạn chế quyền lợi của người bệnh và làm gia tăng chi phí bất hợp lý cho quỹ BHYT.

Ngoài ra, những điều chỉnh về thanh toán chi phí giường điều trị nội trú theo định mức nhân lực thực tế của Bộ Y tế trong Thông tư 15 cũng được BHXH Việt Nam nhận định là chưa thỏa đáng. Định mức nhân lực ở tất cả các hạng đều thấp hơn mức tối thiểu quy định tại Thông tư số 08/TTLT-BNV-BYT của Bộ Nội vụ - Bộ Y tế hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế Nhà nước. Độ “mở” trong quy định này sẽ không hạn chế tình trạng BV cố tình kê thêm giường bệnh nội trú, chỉ để nhằm tăng cường đưa bệnh nhân vào điều trị nội trú, dẫn tới không đảm bảo chất lượng điều trị.

Không tạo động lực nâng cao chất lượng phục vụ

Kết quả khảo sát, kiểm tra thực tế của Bộ Y tế và BHXH Việt Nam mới đây tại 27 BV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, tỷ lệ nhân lực y tế/1 giường bệnh chỉ đạt trung bình 0,61 (cao nhất là 0,89 tại BV Hoằng Hóa, thấp nhất là 0,43 tại BV Cẩm Thủy), không đảm bảo định mức theo quy định tại Thông tư số 08/TTLT-BNV-BYT. "Nếu thực hiện thanh toán chi phí giường bệnh không theo định mức nhân lực sẽ không đảm bảo đúng chi phí tiền lương kết cấu trong giá giường bệnh. Đồng thời gây mất công bằng giữa các cơ sở có tỷ lệ nhân lực/giường bệnh cao và cơ sở có tỷ lệ này thấp, không tạo động lực để các đơn vị phấn đấu nâng cao chất lượng phục vụ" - BHXH Việt Nam kiến nghị. Mặt khác, việc thanh toán như thời gian qua đã làm gia tăng quá mức, bất hợp lý chi phí giường bệnh (năm 2017 chi gần 18.000 tỷ đồng). Tại nhiều cơ sở KCB, chi phí tiền giường chiếm đến 40 - 50% tổng chi phí điều trị. Sự mất cân đối trong thanh toán chi phí ngày giường đã ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh, đồng thời đã xảy ra tình trạng lạm dụng quỹ BHYT thông qua việc kê thêm nhiều giường bệnh để đưa nhiều bệnh nhân vào điều trị nội trú khi chưa cần thiết. 

Để khắc phục tình trạng này, BHXH Việt Nam đã đề xuất phương án xác định mức giá theo định mức nhân lực thực tế. Trường hợp cơ sở KCB không đảm bảo nhân lực khu lâm sàng theo định mức nhân lực do cấp có thẩm quyền quy định thì thanh toán theo tỷ lệ nhân lực y tế/giường bệnh thực tế sử dụng của cơ sở KCB, không thể thanh toán tỷ lệ 100% mức giá quy định.

25. Tạo đột phá cho tuyến y tế cơ sở ở Hà Nội - Bài 1

Thực hiện Quyết định số 2348/QĐ – TTg ngày 5/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới, Sở Y tế Hà Nội phối hợp với các sở, ngành liên quan đã tham mưu cho UBND thành phố ban hành kế hoạch xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở nhằm thu hút bệnh nhân về tuyến y tế cơ sở, giảm tải cho bệnh viện tuyến trên.

Khi ốm đau điều ai cũng nghĩ tới là tìm đến bác sỹ giỏi. Địa chỉ được người dân lựa chọn thường là các bệnh viện lớn, phòng khám có tên, tuổi để khám chữa bệnh, chứ không mấy ai nghĩ đến trạm y tế, trung tâm y tế, bệnh viện tuyến huyện. Đó là thực tế ở Hà Nội và không ít địa phương khác nhiều năm trước đây.

 Khó khăn nguồn nhân lực

 Tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở, để đạt mục tiêu từ nay đến năm 2020, 100% các trạm y tế của thành phố có đủ điều kiện chữa bệnh cho bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế và thực hiện được tối thiểu 85% danh mục dịch vụ kỹ thuật của tuyến xã; 100% phòng khám đa khoa khu vực thực hiện tối thiểu 85% danh mục kỹ thuật được cấp có thẩm quyền quy định; 100 bệnh viện huyện thực hiện được tối thiểu 85% danh mục dịch vụ kỹ thuật của tuyến huyện.

 Thời gian qua, Sở Y tế Hà Nội đã huy động theo mọi hình thức cũng như xây dựng cơ chế thu hút bác sĩ về công tác tại y tế cơ sở. Tuy nhiên, đến nay, toàn thành phố chỉ có 502/584 trạm y tế có bác sĩ biên chế, còn lại 82 trạm y tế có bác sĩ tăng cường từ trung tâm y tế, phòng khám đa khoa khu vực và bệnh viện huyện. Trạm trưởng Trạm y tế Tân Hội (Đan Phượng) Trần Thị Mai Hương cho biết, trạm đã được biên chế đủ định biên với 10 cán bộ y tế, có đủ chức danh nghề nghiệp. Khối lượng công việc nhiều, hoạt động song song mô hình phòng khám bác sĩ gia đình, quản lý sức khỏe toàn dân, trong khi đó, trạm chỉ có 1 bác sĩ được đi học mô hình phòng khám bác sĩ gia đình. Bà Mai Hương đề xuất cần tăng cường mở các lớp đào tạo ngắn hạn về y học gia đình cho cán bộ trạm y tế và tăng cường đưa bác sĩ tuyến trên về cầm tay, chỉ việc.

 Giải bài toán thiếu hụt

 Trước bài toán thiếu hụt nhân lực có trình độ cao ở tuyến y tế cơ sở, khiến cho người bệnh thường xuyên vượt tuyến để khám, chữa bệnh, chia sẻ tại buổi làm việc của Bộ Y tế với Hà Nội ngày 22/5/2018 về xây dựng mô hình điểm tuyến y tế cơ sở, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền khẳng định, cùng với việc thu hút bác sĩ về công tác tại trạm y tế, ngành y tế Hà Nội tiếp tục xây dựng các cơ chế, chính sách đãi ngộ phù hợp, tạo môi trường làm việc thuận lợi để bác sĩ yên tâm công tác, gắn bó và đóng góp nhiều hơn nữa cho y tế cơ sở. Đồng thời, tạo thuận lợi nhất cho người dân được khám bệnh, chữa bệnh phòng chống dịch bệnh, tư vấn điều trị và chăm sóc sức khỏe hiệu quả ngay tại địa phương.

 Để tăng cường đào tạo bác sĩ cho y tế xã, ngành y tế Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp với Trường Đại học Y Hà Nội đào tạo liên thông cho bác sĩ y học dự phòng. Từ năm 2013 đến nay đã thực hiện đào tạo cho 180 bác sĩ. Ngoài ra, từ năm 2014 đến nay đã cử 300 bác sĩ đa khoa đi học chứng chỉ 3 tháng về bác sĩ gia đình. Từ nay đến cuối năm 2018 tiếp tục cử 103 bác sĩ đa khoa đang công tác tại tram y tế đi học chứng chỉ bác sĩ gia đình, phủ kín toàn bộ 403 trạm y tế có bác sĩ đa khoa được học chứng chỉ bác sĩ gia đình. Cùng với đào tạo bác sĩ, ngành y tế tiếp tục chú trọng đào tạo y sĩ y học cổ truyền để người dân được khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe tốt hơn bằng phương pháp y học hiện đại kết hợp với y học cổ truyền ngay tại trạm y tế.

 Từ những cố gắng trên, y tế cơ sở ở Hà Nội đã đạt được kết quả nhất định. Nhiều trạm y tế đã thu hút được số lượng lớn người dân đến khám bệnh, chữa bệnh, số lượng khám trung bình từ 20 - 40 lượt/ngày. 100% các trạm y tế triển khai mô hình bác sĩ gia đình đã thực hiện gói dịch vụ y tế cơ bản do quỹ bảo hiểm y tế chi trả. Bên cạnh đó đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ khám chữa bệnh tại trạm y tế, phối hợp với y tế tư nhân và Hội Đông y thành phố Hà Nội triển khai khám chữa bệnh tại trạm y tế, thu hút bệnh nhân về tuyến y tế cơ sở, giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.

26. Giữ gìn bệnh viện xanh - sạch - đẹp

Thời gian qua, nhiều bệnh viện đã nỗ lực thay đổi mạnh mẽ theo hướng xanh - sạch - đẹp. Thế nhưng, sự đổi mới đó chưa đồng đều trong toàn bộ hệ thống. Với đặc thù là nơi "thu nạp" đủ mọi loại bệnh, lượng người ra vào đông, để bệnh viện luôn sạch đẹp, cùng với việc xây dựng ý thức cho toàn thể cán bộ, nhân viên y tế cũng như bệnh nhân, người nhà họ thì đặc biệt còn cần đến sự nỗ lực từ chính người đứng đầu.

Là đơn vị đầu ngành truyền nhiễm của TP Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa luôn chú trọng việc phòng chống nhiễm khuẩn, xây dựng cơ sở y tế “Xanh - sạch - đẹp” lồng ghép với các phong trào thi đua. 

Ông Lê Hưng, Giám đốc bệnh viện chia sẻ, không chỉ tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn nhân viên y tế về khử khuẩn, phân loại chất thải sinh hoạt và y tế ngay từ nguồn, trong các buổi sinh hoạt hội đồng người bệnh, bệnh viện cũng lồng ghép tuyên truyền cho bệnh nhân và người nhà họ giữ vệ sinh chung, không hút thuốc lá, hợp tác với nhân viên y tế thực hiện tốt quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn, tránh lây chéo.

Đặc biệt, mỗi cán bộ y tế dành 5 phút mỗi ngày và 1 giờ ngày thứ sáu hằng tuần để vệ sinh nơi làm việc. Bệnh viện còn phát động phong trào trồng cây để tạo không gian xanh thân thiện, thoáng mát...

Để người bệnh đến điều trị được thoải mái về tinh thần, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội đã dành nguồn kinh phí đáng kể mua thêm cây xanh, thiết kế cảnh quan, khuôn viên bệnh viện giống như công viên. Ông Trần Đăng Khoa, Giám đốc bệnh viện cho biết, ngoài chất lượng điều trị, thái độ của y bác sĩ thì môi trường bệnh viện làm cho bệnh nhân thực sự có niềm tin. 

Vì vậy, thời gian qua, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội không ngừng cải thiện môi trường bệnh viện, tạo không gian thoáng đãng, sạch sẽ. Giờ đây, từ khu vực chờ khám, buồng bệnh…, đến quang cảnh vườn cây bệnh viện đã khác trước rất nhiều. 

Tại khu vực chờ khám của Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2…, lãnh đạo bệnh viện còn “mạnh tay” trang bị hệ thống điều hòa, quạt làm mát không khí, ti vi, ghế inox sáng bóng… không thua kém với phòng chờ ở các sân bay. 

Thêm vào đó, buồng bệnh và phòng làm việc luôn được vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm thoáng khí. Bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm có khu cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn. Quy trình kỹ thuật hướng dẫn vệ sinh bàn tay, vệ sinh môi trường được dán tại các vị trí dễ nhìn để cán bộ y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân thực hiện. 

Đặc biệt, nhà vệ sinh luôn được chú trọng, bảo đảm sạch sẽ, trang bị đầy đủ nước rửa tay, xà phòng diệt khuẩn…

Để có được môi trường xanh - sạch - đẹp, vai trò của người đứng đầu bệnh viện rất quan trọng. Bởi thực tế, ở đơn vị nào giám đốc bệnh viện quan tâm, sát sao thì đơn vị ấy làm tốt. Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, nhiều lãnh đạo bệnh viện nêu khó khăn do thiếu kinh phí và cần thêm thời gian để đầu tư, cải tạo cơ sở vật chất. 

Thế nhưng, có những việc chỉ cần người đứng đầu quan tâm, có ý thức là làm được ngay như trang bị xà phòng ở khu vực vệ sinh, nhân viên y tế tuân thủ việc rửa tay thường xuyên, vệ sinh phòng sạch sẽ, gọn gàng… 

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cũng cho rằng, bệnh viện không bảo đảm xanh - sạch - đẹp, nhất là tình trạng nhà vệ sinh “bốc mùi” không chỉ là nỗi kinh hoàng của bệnh nhân mà còn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh. Do vậy, thời gian qua, Bộ Y tế đã bổ sung các tiêu chí về nhà vệ sinh trong bộ Tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện, đồng thời kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện và có các biện pháp chỉ đạo kịp thời. 

Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực đáng ghi nhận, vẫn còn không ít tồn tại như ý kiến phản hồi của người bệnh về vấn đề nhà vệ sinh tại bệnh viện thiếu nước, thiếu giấy vệ sinh, còn mùi hôi... Cải tiến chất lượng bệnh viện, hướng tới làm hài lòng người bệnh là việc mà các bệnh viện cần làm ngay khi thực hiện tự chủ. Nếu bệnh viện chậm cải tiến chất lượng, môi trường, cảnh quan thì sẽ mất dần bệnh nhân, đồng nghĩa với việc mất nguồn thu để tồn tại. 

Rõ ràng, để có một môi trường xanh - sạch - đẹp trong bệnh viện, ban lãnh đạo bệnh viện phải rất nỗ lực, thực sự quan tâm, sâu sát với từng vấn đề, từng cá nhân trong quá trình làm việc. Chỉ có như vậy thì việc giữ gìn cảnh quan môi trường bệnh viện mới không trở thành quá khó - như không ít bệnh viện than phiền. ​ 


Thăm dò ý kiến