Điểm tin y tế ngày 27/6/2018

27/06/2018 | 07:56 AM

 | 

 

I.THÔNG TIN Y TẾ

1.Bộ Y tế yêu cầu triển khai công tác y tế khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tỉnh miền núi phía Bắc

Bộ Y tế vừa yêu cầu ngành y tế các địa phương miền núi phía Bắc cần củng cố lại những cơ sở y tế bị ảnh hưởng do mưa lũ, đảm bảo lại cơ sở vật chất để nhanh tróng phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân trong vùng ảnh hưởng.

Bộ Y tế vừa có công điện số 614/ CĐ-BYT  gửi Sở Y tế các tỉnh/thành phố: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang và các đơn vị trực thuộc Bộ khu vực phía Bắc đề nghị triển khai công tác y tế trong ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ

Theo công điện của Bộ Y tế, từ đêm ngày 23/6 ở các tỉnh miền núi và trung do Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Mưa lũ lớn, đã gây sạt lở, nước lũ chia cắt nhiều nơi tại các tỉnh và làm thiệt hại về người, tài sản đặc biệt là các tỉnh: Hà Giang, Lai Châu. Để chủ động công tác khắc phục và ứng phó với những diễn biến bất thường của mưa lũ Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh/thành phốnêu trên và các đơn vị thuộc Bộ khu vực phía Bắc cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất, triển khai công tác khắc phục hậu quả của mưa lũ, tập trung cùng các cấp, ban ngành tổ chức tìm kiếm người mất tích, thăm hỏi, động viên hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại; cứu trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho các hộ có nguy cơ bị thiếu đói, nhất là các hộ bị mất nhà cửa, tuyệt đối không để người dân bị đói bị thiếu thuốc khi ốm đâu.

Bộ Y tế cũng yêu cầu các địa phương cần củng cố lại những cơ sở y tế bị ảnh hưởng do mưa lũ, đảm bảo lại cơ sở vật chất để nhanh tróng phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân trong vùng ảnh hưởng.

Đồng thời tiếp tục triển khai các phương án bảo vệ hoặc di dời cơ sở y tế để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân, cán bộ y tế cũng như trang thiết bị y tế tại các vùng trũng, thấp và vùng có nguy cơ ngập úng, sạt lở đất.

Các địa phương trong vùng ảnh hưởng mưa lũ cần chỉ đạo các cơ sở y tế triển khai ngay công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm tại những nơi mưa lũ đã rút, đề phòng dịch bệnh có thể phát sinh sau mưa lũ như: sốt xuất huyết, đau mắt đỏ và những bệnh về đường tiêu hóa…Chỉ đạo Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh, hướng dẫn người dân trong vùng bị ảnh hưởng cách vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày, ăn chín uống sôi, khử trùng nguồn nước, giữ gìn vệ sinh phòng tránh những bệnh truyền nhiễm và  phát sinh mầm bệnh.

Bộ Y tế cũng yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ chuẩn bị sẵn các cơ số thuốc, thiết bị phương tiện và phân công các đội y tế cơ động sẵn sàng hỗ trợ các địa phương trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả do mưa,lũ gây ra.

Tính đến ngày 26/6, mưa lũ tại các tỉnh miền núi phía bắc đã gây thiệt hại khoảng 141 tỷ đồng, trong đó Hà Giang khoảng 25 tỷ đồng, Lai Châu 95 tỷ đồng, Lào Cai 6,3 tỷ đồng, Điện Biên 2 tỷ đồng, Tuyên Quang 10 tỷ đồng…

Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, tính đến 9h ngày 26/6, đã có 15 người chết do mưa lũ, lũ quét tại các tỉnh miền núi phía bắc.
Cụ thể, tại Hà Giang có 3 người chết do sập nhà, Lai Châu có 12 người chết do sạt lở đất, lũ cuốn trôi và sạt lở đất đá, nhà sập. Tỉnh Lai Châu có 11 người mất tích do lũ cuốn trôi và sạt lở đất, 7 người bị thương.

Mưa lũ tại các tỉnh miền núi phía bắc đã gây thiệt hại khoảng 141 tỷ đồng, trong đó Hà Giang khoảng 25 tỷ đồng, Lai Châu 95 tỷ đồng, Lào Cai 6,3 tỷ đồng, Điện Biên 2 tỷ đồng, Tuyên Quang 10 tỷ đồng, Thái Nguyên 0,32 tỷ đồng, Cao Bằng 0,16 tỷ đồng…

2.31 bác sĩ trẻ tình nguyện được đào tạo chuyên khoa sâu để công tác ở vùng cao, vùng sâu

Chiều 26-6, lễ khai giảng lớp bác sĩ chuyên khoa I thuộc Dự án bác sĩ trẻ tình nguyện công tác tại vùng khó khăn, biên giới, hải đảo của Bộ Y tế (gọi tắt là Dự án 585) đã diễn ra tại Trường Đại học Y Hà Nội.

TS. Phạm Văn Tác- Vụ trưởng Vụ Tổ chức-cán bộ (Bộ Y tế) cho biết, Dự án 585 nhằm thu hút bác sĩ trẻ mới ra trường tốt nghiệp loại khá, giỏi tình nguyện về công tác tại tuyến huyện ở một số địa phương, trong đó ưu tiên 62 huyện nghèo. Đây là bước đột phá của ngành y tế trong việc tiến tới bảo đảm đủ nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân ở các địa phương còn khó khăn. 

Qua đó tạo cơ hội cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng khó khăn được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến điều trị không cần thiết, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện (BV) tuyến trên. Triển khai tốt dự án này còn tạo điều kiện để các thầy thuốc trẻ có cơ hội cống hiến sức lực và trí tuệ, góp phần xây dựng đất nước.

Hiện đã có 10 lớp với hơn 200 bác sĩ được đào tạo trong dự 585, là nguồn lực quan trọng để người dân các vùng nghèo, vùng cao, vùng sâu được hưởng dịch vụ y tế chất lượng cao.

31 bác sĩ trẻ được lựa chọn lần này theo các tiêu chuẩn đầu vào khắt khe, để được đào tạo chuyên khoa cấp I ở 10 chuyên ngành: Chẩn đoán hình ảnh, Y học cổ truyền, Ngoại, Nhi, Nội, Răng hàm mặt, Hồi sức cấp cứu, Gây mê hồi sức, Truyền nhiễm và Sản, tại trường Đại học Y Hà Nội trong 24 tháng trước khi về vùng khó khăn làm công tác tình nguyện.

Trước khi trúng tuyển, các bác sĩ này đã được tuyển dụng làm viên chức ở các BV tuyến Trung ương như BV Việt Đức, BV Răng hàm mặt Trung ương Hà Nội và 15 huyện khó khăn thuộc 7 tỉnh như: tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái ... Sau thời gian đào tạo, các bác sỹ trẻ sẽ công tác tại các huyện nghèo như đăng ký. Thời gian tối thiểu làm việc tại vùng khó khăn đối với bác sĩ nam là 3 năm, bác sĩ nữ là 2 năm. Riêng đối với các bác sỹ được các huyện nghèo cử đi đào tạo sẽ công tác lâu dài tại huyện.

Phát biểu tại lễ khai giảng, TS. Phạm Văn Tác- Vụ trưởng Vụ Tổ chức-cán bộ (Bộ Y tế) đề nghị Trường Đại học Y Hà Nội và một số trường đại học y tổ chức đào tạo cho các bác sĩ trẻ tình nguyện tham gia dự án bảo đảm chất lượng, vững vàng chuyên môn, để đáp ứng nhu cầu phục vụ nâng cao công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo; thực hiện công bằng trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân ở vùng khó khăn, góp phần giảm tải trong công tác khám, chữa bệnh tại các BV tuyến trên.

Chương trình đào tạo dành riêng cho các bác sĩ được Bộ Y tế xây dựng mới, thẩm định và phê duyệt với việc chú trọng đến thực hành tay nghề, chiếm 70% đơn vị học trình. Các bác sĩ sẽ được đào tạo như bác sĩ nội trú, theo hướng “cầm tay chỉ việc”, bên cạnh đó trường còn giao mỗi giảng viên trực tiếp hướng dẫn 1 học viên và có sự kiểm soát chặt chẽ kết quả đầu ra, bảo đảm khi ra trường bác sĩ thực hiện tốt các kỹ thuật khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế tuyến huyện. Trong thời gian đào tạo các bác sĩ được hỗ trợ tiền học phí, hưởng lương theo quy định và các chế độ khác của dự án.

 PGS. Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội cho biết nhiều bác sĩ đang được Trường đào tạo theo phương án "cầm tay chỉ việc" rất hiệu quả, giúp cho các bác sĩ trẻ nhanh chóng nâng cao tay nghề. Điều này rất quan trọng trong bối cảnh có sự chênh lệch về chăm sóc y tế giữa các vùng miền trong cả nước. PGS. Hinh cũng cho rằng, được theo học trong dự án là cơ may cho các bác sĩ trẻ để được nâng cao trình độ, tay nghề, tạo nguồn lực lớn phục vụ bà con. Vì thế, các bác sĩ hãy tận dụng cơ hội để học tập, bồi dưỡng kiến thức. 

Dịp khai giảng khoá học cũng là thời điểm một số tỉnh phía Bắc đang bị bão lụt, nên TS. Phạm Văn Tác đã thay mặt Bộ Y tế tặng quà cho 9 bác sĩ trẻ tình nguyện ở các huyện đang bị bão lụt, để chia sẻ phần nào khó khăn với các thầy thuốc, đồng thời, động viên họ tiếp tục học tập, nâng cao trình độ để về phục vụ người dân ở những nơi này.

3.Hà Nội: Tăng cường công tác phòng, chống dịch Ebola

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Công văn số 2855/UBND-KGVX yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND quận, huyện, thị xã tăng cường công tác phòng, chống dịch Ebola.

Theo đó, Sở Y tế thường xuyên cập nhật thông tin về dịch Ebola để kịp thời tham mưu cho UBND thành phố chỉ đạo công tác phòng chống dịch. Chủ động rà soát các hoạt động phòng chống dịch Ebola theo các tình huống phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế. Chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng thành phố giám sát chặt chẽ hành khách từ vùng có dịch Ebola nhập cảnh qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, đặc biệt là các hành khách từ Công Gô. Phát hiện sớm trường hợp bệnh, trường hợp nghi ngờ để tổ chức cách ly, theo dõi và chuyển tuyến điều trị.

Chỉ đạo các bệnh viện chuẩn bị phương án tổ chức tiếp nhận, cấp cứu điều trị, tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng hộ để tránh lây nhiễm khi điều trị cho bệnh nhân. Kiện toàn và duy trì các đội cơ động phòng chống dịch để sẵn sàng thực hiện công tác bao vây, khoanh vùng xử trí dịch khi có yêu cầu. Tổ chức tập huấn lại cho cán bộ y tế về giám sát, điều trị và các biện pháp phòng chống dịch Ebola theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tăng cường công tác truyền thông phòng chống dịch; thông tin diễn biến dịch, các biện pháp phòng chống dịch cho các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân nhân dân.

Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp các sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã chỉ đạo tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về tình hình dịch bệnh do vi rút Ebola đế người dân nâng cao nhận thức, chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh khi cần thiết theo khuyến cáo của Bộ Y tế và hợp tác với cơ quan y tế trong công tác phòng chống dịch.

Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế và sở, ngành liên quan chỉ đạo công tác phòng chống dịch Ebola trên địa bàn. Chỉ đạo các cơ quan truyền thông tại địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch do vi rút Ebola cho nhân dân.

Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội và các đoàn thể thành phố tích cực và chủ động phối hợp trong công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng chống dịch Ebola cho nhân dân.

4.Phát súng lệnh” đặc biệt cho ngành Y

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ban hành chỉ thị yêu cầu tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.

Thật ra hàng giả, hàng kém chất lượng không phải là câu chuyện mới. Đáng buồn là càng ngày, nhiều người vì hám lợi mà sáng tạo ra những sản phẩm có hại cho người tiêu dùng ở mức độ ngày càng cao hơn. Đáng Lên án là các vấn đề về thuốc giả, mua bán không hóa đơn chứng từ, bán thuốc thuốc tự do không có ý kiến của bác sĩ không có dấu hiệu dừng lại và còn là vấn nạn của ngành dược.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo trên toàn cầu, thống kê cho thấy, có khoảng 200.000 người chết vì uống phải thuốc giả, đây chỉ là con số thống kê trên giấy tờ. Trong đó, châu lục bị ảnh hưởng tồi tệ nhất là ở châu Phi, nơi có khoảng 120.000 người chết mỗi năm có liên quan đến việc sử dụng các loại thuốc chống sốt rét giả mạo không đạt tiêu chuẩn hoặc không có thành phần hoạt chất.

Song song, trong quý I năm 2018, Cục quản lý Dược - Bộ Y tế đã công bố danh sách 51 cơ sở sản xuất thuốc nước ngoài có thuốc vi phạm chất lượng buộc phải lấy mẫu kiểm tra chất lượng 100% lô thuốc nhập khẩu vào Việt Nam.

Cho đến việc Cục này liên tiếp có công văn khẩn gửi các Sở y tế, thông báo đến các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc không được buôn bán sử dụng thuốc mang tên “Nhức khớp tiêu bại hoàn”. Trên nhãn thuốc này ghi tên cơ sở đông nam dược Đại an (40 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội).

Hoặc yêu cầu Sở Y tế tỉnh Bến Tre phối hợp các cơ quan chức năng thực hiện thanh tra, kiểm tra cơ sở y học cổ truyền Vạn An Đường (thị trấn Ba Tri, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) về chứng từ, hóa đơn mua bán, xác định nguồn gốc xuất xứ của thuốc và xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định.

Liên quan đến vấn nạn dược phẩm giả, chúng ta không thể không nhắc tới sản phẩm  Vinaca của Cty TNHH Vinaca làm bằng bột than,  cũng như vụ thuốc ung thư H-Capita 500mg Caplet do Công ty VN Pharma nhập về Việt Nam là thuốc giả hay thuốc kém chất lượng thật sự gây bất bình cho dư luận thời gian qua.

Từ những thực tế đau lòng, đáng buồn về dược phẩm, các cơ quan chức năng mới “giật mình” vào cuộc và phát hiện việc buôn bán mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc y học cổ truyền lộn xộn đến mức “sờ tay vào đâu, phát hiện vi phạm đến đó”.

Trong khi, thuốc là một mặt hàng đặc biệt và ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng con người không thể có khái niệm kém chất lượng được mà là hàng giả hàng nhái, khi đi buôn họ thừa biết, vì mua giá rẻ về bán đắt như thuốc thật. Theo đó, để chống lại vấn nạn này, không phải bằng việc cơ quan chức năng có liên quan cứ phải “sống chết” cãi đó không phải là giả và tạo ra những bản báo cáo đẹp để che đậy thực tế.

Điều này cũng có nghĩa chính sự thiếu minh bạch đã dẫn đến những tồn tại trong công tác quản lý chất lượng thuốc ở cấp vĩ mô khiến “con voi chui lọt lỗ kim” dẫn đến quá trình phân phối thuốc đến tay người dân muốn bảo đảm chất lượng, an toàn, hiệu quả còn nhiều thử thách.

Vậy nên, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa từ các cơ quan chức năng như Cục quản lý dược - Bộ Y  tế, , Cục Quản lý thị trường – Bộ Công thương, Bộ Công an và Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng... Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần xử lý thật nghiêm minh, không khoan nhượng kể cả tử hình mới đủ sức răn đe.

Và chỉ thị của Thủ tướng chính là “phát súng lệnh” đặc biệt cho ngành Y trong công tác  chấn chỉnh vấn nạn thuốc giả, thuốc kém chất lượng.

5.DN kiến nghị về quy định tăng cường vi chất trong chế biến thực phẩm

Các doanh nghiệp (DN) thực phẩm kiến nghị Bộ Y tế khẩn trương sửa đổi, bổ sung Nghị định số 09/2016/NĐ-CP của Chính phủ về tăng cường vi chất dinh dưỡng trong thực phẩm theo nội dung được nêu trong Nghị quyết 19-2018/NQ-CP.

Ngày 25/6, tại TPHCM, Hội Lương thực thực phẩm TPHCM phối hợp với Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và một số hiệp hội tổ chức hội thảo “Trao đổi một số thông tin và đánh giá tác động của việc bổ sung vi chất dinh dưỡng vào trong chế biến thực phẩm” theo quy định tại Nghị định 09/2016/NĐ-CP.

Theo đó, các hiệp hội ngành nghề và nhiều DN kiến nghị chỉ nên khuyến khích chế biến thực phẩm bổ sung thêm vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm

Nghị định 09/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/1/2016 (Nghị định 09) quy định “Muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường I ốt” (có hiệu lực từ ngày 28/1/2017). Tuy nhiên, thực tế khi áp dụng quy định này, theo phản ánh của nhiều DN, một số loại thực phẩm không thể sử dụng muối I ốt làm nguồn nguyên liệu để chế biến do tạo ra trạng thái cảm quan, màu sắc, mùi vị không bằng so với việc sử dụng muối thường (không bổ sung I ốt).

Theo phản ánh của Hiệp hội Lương thực, thực phẩm TPHCM và nhiều DN chế biến thực phẩm, đối với sản phẩm thủy sản, nước mắm, nước chấm; rau củ quả sấy khô, thịt gia cầm sấy, các sản phẩm từ ngũ cốc sấy; các loại bột gia vị, bột chế biến sẵn để làm các loại bánh ngọt và dùng trong chế biến các loại thực phẩm; các sản phẩm ăn ngay, ăn liền... sử dụng muối I ốt sẽ làm các sản phẩm có nguy cơ bị biến mùi, vị, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm.

Ông Lâm Bá Nhĩ, Giám đốc Quản lý chất lượng Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (VISSAN), một DN lớn trong ngành chế biến thực phẩm cho rằng, đối với muối dùng trong chế biến thực phẩm không nên bắt buộc phải sử dụng muối có bổ sung I ốt, bởi khi quá trình gia nhiệt trong chế biến thực phẩm sẽ làm phân hủy hết lượng I ốt trong sản phẩm nên thành phẩm cuối cùng đã không còn I ốt tồn tại và không đáp ứng được kỳ vọng của Nghị định 09 về bổ sung I ốt cho người dân, gây lãng phí.

Vấn đề này cũng được Tổ công tác của Thủ tướng đề cập khi làm việc tại Bộ Y tế ngày 20/9/2017. Tới ngày 4/10/2017, Văn phòng Chính phủ đã ban hành văn bản số 849/TB-TCTTTg thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra tháng 9/2017 của Tổ công tác, trong đó nêu rõ: Bộ Y tế có văn bản hướng dẫn chỉ kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất muối I ốt, không kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm có sử dụng muối I ốt theo đúng chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam để không gây bức xúc cho doanh nghiệp và các Hiệp hội chế biến thực phẩm. Sau khi có ý kiến của Thủ tướng, ngày 27/10/2017, Bộ Y tế đã ban hành công văn 6134, trong đó nêu rõ "chỉ kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất muối I ốt, không kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm có sử dụng muối I ốt".

Bên cạnh đó, Nghị định 09 cũng quy định khi thực hiện quy định bột mỳ dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm (có hiệu lực từ ngày 28/1/2018), DN cũng gặp rất nhiều khó khăn từ khâu nhập nguyên liệu, vì Việt Nam phải nhập khẩu số lượng lớn bột mỳ từ các quốc gia khác.

Ở các nước xuất khẩu bột mỳ không có quy định phải bổ sung sắt, kẽm vào bột nên khi các DN nhập khẩu đề nghị bổ sung thêm vi chất sắt và kẽm, thì không được nhà cung cấp chấp thuận. DN phải nhập bột mỳ và bổ sung vi chất sắt, kẽm trước khi đưa vào sản xuất, đã làm gia tăng chi phí và giá thành của sản phẩm. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất một số sản phẩm từ bột mỳ có bổ sung sắt và kẽm, thành phẩm sẽ bị biến màu, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của sản phẩm.

Đại diện Công ty Cổ phần Aecook Việt Nam cho biết, việc bổ sung thêm vi chất sắt và kẽm trong bột mì làm cho mì có nguy cơ bị xỉn màu, không được bắt mắt. Trong khi đó, Công ty Acecook xuất khẩu 40 nước trên thế giới, rất nhiều nước cấm cho bỏ sắt hoặc kẽm trong sản phẩm, một số nước muốn bổ sung thêm vi chất sắt và kẽm vào sản phẩm thì phải đăng ký, xin giấy phép vô cùng khó khăn.

Mới đây, ngày 15/5/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP (Nghị quyết 19) về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo. Trong đó, tại điểm b khoản 15 mục III, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế “Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 09/2016/NĐ-CP ngày 28 tháng 1 năm 2016 của Chính phủ về tăng cường vi chất dinh dưỡng trong thực phẩm theo hướng: (i) bãi bỏ quy định “muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường I ốt” tại điểm a khoản 1 Điều 6; (ii) bãi bỏ quy định “Bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm” tại điểm b khoản 1 Điều 6. Thay vào đó, chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng”.

Chính vì vậy, các hội ngành nghề thống nhất kiến nghị Bộ Y tế khẩn trương sửa đổi, bổ sung Nghị định 09 theo đúng tinh thần Nghị quyết 19 Chính phủ vừa ban hành, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DN yên tâm sản xuất và phát triển.

6.Tăng cường quản lý chất lượng thực phẩm chức năng

Cục An toàn thực phẩm vừa có công văn về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thực phẩm chức năng.

Trong thời gian qua, việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa đăng ký bản công bố với cơ quan quản lý, đặc biệt kinh doanh qua mạng điện tử có chiều hướng diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng đến quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng, gây bức xúc dư luận xã hội.

Ngày 19/6/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 17/CT-TTg về việc “Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền”. Để thực hiện nghiêm túc, kịp thời Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Cục An toàn thực phẩm – Tổ trưởng tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm đề nghị Đồng chí Giám đốc Sở Y tế, Đồng chí Trưởng ban Ban quản lý an toàn thực phẩm các tỉnh/thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng trong ngành chủ động xây dựng Kế hoạch phối hợp với các cơ quan như Quản lý thị trường, Thông tin và Truyền thông, Công an, Bộ đội biên phòng trong đấu tranh với các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng là thực phẩm chức năng.

Đồng thời, chỉ đạo Thanh tra Sở Y tế, Thanh tra Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Thanh tra Ban quản lý An toàn thực phẩm tổng thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng trên địa bàn, tập trung vào các nội dung: đăng ký bản công bố sản phẩm; ghi nhãn; quảng cáo; điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất, kết hợp lấy mẫu sản phẩm kiểm nghiệm, đánh giá chỉ tiêu đã công bố, xử lý nghiêm và công khai các cơ sở vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo các đơn vị kiểm nghiệm ưu tiên kiểm nghiệm và trả kết quả sớm đối với các mẫu do đoàn kiểm tra lấy, công khai kết quả kể cả các kết quả bảo đảm chất lượng cũng như kết quả không bảo đảm chất lượng.

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh, quảng cáo thực phẩm chức năng qua các trang mạng xã hội mà chưa đăng ký bản công bố sản phẩm, chưa đăng ký nội dung quảng cáo, đồng thời tuyên truyền để người dân không sử dụng sản phẩm này.

7.Cứu một phụ nữ gần 20 năm không há miệng được

Chủ quan do té ngã lúc nhỏ, người phụ nữ bị dính khớp thái dương hàm, miệng không thể há được.

Thông tin từ Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP.HCM cho biết, vừa phẫu thuật thành công một trường hợp bệnh nhân bị dính khớp thái dương hàm gần 20 năm, thay thế lồi cầu - ổ khớp bị dính bằng lồi cầu - ổ khớp nhân tạo. Ca phẫu thuật được bệnh viện tài trợ hơn 50% kinh phí.

Bệnh nhân là chị Trần Thị Kim Y. (28 tuổi, sống tại huyện Càng Long, Trà Vinh). Năm 8 tuổi, chị bị té ngã, vùng răng sau hàm dưới bên phải bị chảy mủ, sưng phù nề.

Do chủ quan chị được người nhà tự cho uống thuốc mà không thăm khám ở cơ sở y tế. Sau khi uống thuốc, tình trạng chảy mủ và sưng nề giảm dần, tuy nhiên chị há miệng ngày càng nhỏ, ăn uống ngày càng khó khăn.

Gia đình đã đưa đi khám chữa nhiều nơi bệnh tình không biến chuyển. Năm 2012, chị được khám và phẫu thuật cắt cổ lồi cầu phải tại một bệnh viện ở TP.HCM. Sau phẫu thuật, chị há miệng được khoảng 1cm và sau 1 năm, bắt đầu há miệng nhỏ dần. Đến nay không còn há miệng được nữa.

Chị Y. được gia đình đưa đến Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP.HCM khám và điều trị. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đánh giá chị bị dính khớp thái dương hàm bên phải, cần phải can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, nguy cơ tái phát không há miệng được sau phẫu thuật cắt cổ lồi cầu chèn vạt cân cơ thái dương theo phương pháp thông thường là rất cao, do các cơ vùng mặt bị co rút sau gần 20 năm không hoạt động.

Bên cạnh đó, bệnh nhân đã được cắt cổ lồi cầu chèn Silicone năm 2012 nên hiện tại diện dính khớp rất lớn gây khó khăn cho phẫu thuật và tăng tỉ lệ tái phát.

Để ngăn ngừa bệnh lý tái phát, phương pháp điều trị tốt nhất là thay thế lồi cầu - ổ khớp bị dính bằng lồi cầu - ổ khớp nhân tạo.

Kinh phí cho ca phẫu thuật gần 200 triệu đồng (lồi cầu - ổ khớp nhân tạo được nhập từ Mỹ có giá tiền 170 triệu đồng). Do hoàn cảnh chị Y. hết sức khó khăn, chồng đi làm thuê, thu nhập ít ỏi, chỉ đủ nuôi sống gia đình, chị Y. nội trợ và trông con nhỏ… Gia đình chị Y. không đủ điều kiện kinh phí để tiến hành phẫu thuật.

Nắm bắt được hoàn cảnh và quá trình bệnh lý bệnh nhân, Ban Giám đốc BV Răng Hàm Mặt TP.HCM quyết định tài trợ cho bệnh nhân tiền viện phí và 100 triệu đồng (hơn 50%) để mua lồi cầu - ổ khớp nhân tạo.

Trải qua hơn 6 giờ phẫu thuật, chị Y. đang dần hồi phục, há được khoảng 3cm và có thể xuất viện trong vài ngày tới.

Bác sĩ CKII Lê Trọng Thảo, Trưởng Khoa Hàm Mặt - BV Răng Hàm Mặt TP.HCM chia sẻ: "Những trường hợp như bệnh nhân Trần Thị Kim Y. cần đến khám và điều trị sớm tại các cơ sở chuyên khoa Răng Hàm Mặt, bệnh nhân sẽ được bác sĩ khám – tư vấn đưa ra các phương pháp điều trị đúng để người bệnh không phải chịu đựng tình trạng há miệng khó khăn kéo dài hoặc không há miệng được ảnh hưởng đến khả năng lao động, làm việc và chất lượng cuộc sống".

Dính khớp thái dương hàm dẫn đến há miệng khó khăn, khít hàm có thể xảy ra sau khi bệnh nhân bị chấn thương, viêm nhiễm vùng hàm mặt mà không được theo dõi và điều trị hợp lý. Để mang lại chức năng ăn nhai cho bệnh nhân, việc chăm sóc và điều trị hậu phẫu cũng hết sức quan trọng, bệnh nhân sau khi phẫu thuật cần phải nỗ lực và tích cực tập luyện mới thể trở lại bình thường...

ThS.BSCKII Nguyễn Đức Minh, Giám đốc Bệnh Viện Răng Hàm Mặt TP.HCM cho biết, chị Trần Thị Kim Y. là một trong số ít các bệnh nhân trong nước được thay thế cổ lồi cầu - ổ khớp nhân tạo bởi lẽ chi phí điều trị rất tốn kém. Thời gian qua bệnh viện đã có nhiều chương trình hỗ trợ kinh phí cho bệnh nhân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.

Bên cạnh đó, hàng năm bệnh viện đã tổ chức nhiều đợt từ thiện điều trị chăm sóc răng miệng cho hàng ngàn bệnh nhân người cao tuổi, người nghèo, phụ nữ mang thai, người tàn tật và các gia đình chính sách. Đặc biệt là các trẻ em bị khe hở môi, khe hở hàm ếch… Giúp các bệnh nhân có được nụ cười hạnh phúc, đồng thời tạo điều kiện, giúp họ hội nhập với cộng đồng xã hội.

8.Chỉ vì ngon miệng, người Việt đang dùng lượng đường cao gấp đôi khuyến cáo của WHO

Đây là thông tin được Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế Trương Đình Bắc đưa ra tại Hội thảo Công bố các khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới về kiểm soát tiêu thụ đồ uống có đường để phòng, chống bệnh không lây nhiễm diễn ra vào sáng 22/6.

Thế Công - / Thứ Sáu, ngày 22/06/2018 - 10:46

Mức tiêu thụ đường của người Việt chạm giới hạn tối đa

Cụ thể, theo điều tra mức sống hộ gia đình năm 2014, trung bình một người Việt Nam tiêu thụ khoảng 46,5g đường tự do/ngày, gần bằng mức giới hạn tối đa (50g/ngày), cao gần gấp đôi so với mức nên tiêu thụ là dưới 25g/ngày theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Báo cáo Euromonitor Internatinol 2016 cho thấy, khối lượng được tiêu thụ nhiều nhất là trà uống liền với 2.036 triệu lít, đồ uống có ga là 1.056 triệu lít, 591 triệu lít đồ uống thể thao và nước tăng lực, 356 triệu lít nước ép trái cây. Theo khảo sát của canadine, thị trường đồ uống có ga tại Việt Nam đang mở rộng nhanh chóng, sản lượng tiêu thụ đã tăng từ mức 587 triệu lít năm 2010 lên 836 triệu lít năm 2014.

Theo Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, đồ uống có đường có thể mang lại cảm giác sảng khoái, ăn ngon miệng hơn và ăn được nhiều hơn nhất là các đồ nướng, rán. Tuy nhiên, sử dụng đồ uống có đường sẽ dẫn đến dư thừa năng lượng dẫn đến tích lũy mỡ, rối loạn chuyển hóa là nguy cơ cho các bệnh không lây nhiễm như thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, loãng xương...những biến chứng nặng nề là bệnh tim mạch, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay.

Tại Việt Nam, tỷ lệ thừa cân béo phì đang tăng nhanh, tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân, béo phì chiếm khoảng 25% dân số. Đối với trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ béo phì tăng nhanh từ mức 0,6% năm 2000 lên 5,3% năm 2015. Đặc biệt, tại TP.Hồ Chí Minh thì tỷ lệ này lên tới 10,8%, thậm chí ở khu vực trung tâm lên tới 12%.

"Trong một ngày nếu một đứa trẻ uống một lon hoặc chai đồ uống có đường thì cũng đã tiêu thụ lượng đường tự do vượt quá ngưỡng khuyến cáo rất nhiều." - ông Trương Đình Bắc chia sẻ.

Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới

Theo khuyến cáo của WHO, lượng đường tự do (bao gồm các loại đường đôi và đường đơn được bổ sung vào thực phẩm và đồ uống hoặc đường tự nhiên có trong mật ong, si rô, nước ép trái cây...) trong chế độ ăn của mỗi người chỉ nên chiếm không quá 10% và nên giảm xuống dưới 5% năng lượng trong một ngày.

Để hạn chế ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của đồ uống có đường, Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như truyền thông giáo dục sức khỏe để nâng cao nhận thức của người dân về sử dụng đồ uống có đường ở mức vừa phải.

Đồng thời, kiểm soát quảng cáo các sản phẩm này cho trẻ em và học sinh, đặc biệt trong các trường học. Khuyến khích các nhà sản xuất tham gia thực hiện dán nhãn nhận biết các sản phẩm có lợi sức khỏe để người tiêu dùng lựa chọn sử dụng các sản phẩm yêu thích với số lượng phù hợp.

Tăng thuế nhằm tăng thu ngân sách và hạn chế lạm dụng để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

9.Người nhà tố bác sĩ làm bé sơ sinh liệt tay trái, dị tật mắt: Bộ Y tế lên tiếng

Thư cầu cứu khẩn cấp gửi Bộ trưởng Bộ Y tế của gia đình chị Nguyễn Thị Yến Linh yêu cầu làm rõ vụ việc bác sĩ tắc trách khiến bé bị liệt tay trái và dị tật mắt được chuyển lại cho Sở Y tế Đồng Tháp .

Theo công văn Bộ Y tế gửi Sở Y tế Đồng Tháp, người gửi đơn thư cầu làm rõ vụ việc bác sĩ tắc trách khiến bé bị liệt tay trái và dị tật mắt là anh Nguyễn Văn Quý (chồng chị Linh, cư trú tại ấp 3, Hưng Thạnh, Thị xã Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp). Đơn thư của anh Quý được chuyển tới Sở Y tế Đồng Tháp thụ lý.

Đồng thời, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế Đồng Tháp thành lập hội đồng chuyên môn cấp tỉnh xem xét quá trình tiếp nhận, chăm sóc và điều trị trường hợp mẹ con sản phụ Nguyễn Thị Yến Linh (vợ anh Nguyễn Văn Quý) và gửi báo cáo kết quả về Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em trước ngày 28/6/2018.

Bộ Y tế cũng nêu rõ, trong trường hợp Sở Y tế Đồng Tháp chưa họp và thông báo với gia đình chị Linh thì cần khẩn trương tổ chức cuộc họp với gia đình để chia sẻ, động viên, giải thích và thông báo kết luận của hội đồng chuyên môn cấp tỉnh.

Bên cạnh đó, Sở Y tế Đồng Tháp phải chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp và các đơn vị liên quan giải quyết dứt điểm các vụ việc liên quan đến tử vong hoặc tai biến liên quan đến sức khỏe bà mẹ, trẻ em tránh để tình trạng khiếu kiện kéo dài. Kết quả giải quyết phải gửi về Bộ Y tế trước ngày 30/7/2018.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, đơn thư của anh Quý gửi đến Bộ Y tế vào ngày 21/5/2018. Trong đơn, anh Quý nếu rõ, ngày 28/8/2017 vợ anh là Nguyễn Thị Yến Linh tới Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp để sinh con.

Lúc này sức khỏe chị vẫn bình thường, không có dấu hiệu sinh khó, gia đình cũng không nhận được bất cứ thông báo nào từ bệnh viện về việc chị có dấu hiệu khó sinh. Bên cạnh đó, kết quả thăm khám từ khi mang thai cho đến ngày sinh đều thể hiện bé sơ sinh Nguyễn Ngọc Tường An trong bụng mẹ luôn khỏe mạnh, không dị tật.

Theo anh Quý, trong quá trình chị Linh sinh con, người đỡ đẻ trực tiếp là hộ sinh Nguyễn Thị Thúy Hằng đã để kíp trực lơ là, thiếu trách nhiệm làm bé sơ sinh Nguyễn Ngọc Tường An gãy tay. Hiện nay, cánh tay trái của bé An bị liệt, dây thần kinh bị ảnh hưởng khiến mắt bé cũng bị dị tật một bên to, một bên nhỏ.

Anh Quý cho rằng, bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp thoái thác trách nhiệm bằng cách cho bé An chuyển viện. Nhưng khi tới Bệnh viện Nhi đồng 1 (theo yêu cầu chuyển viện của Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp), gia đình anh Quý được biết bé An bị gãy xương cẳng tay trái sau sinh.

Trước khi chuyển viện, bác sĩ Trần Tấn Khoa - Phó Giám đốc Bệnh viện cho gia đình anh biết rằng bé An chỉ bị giãn dây thần kinh, mắt của bé bị tật là do bẩm sinh. 

Sau khi làm thủ tục chuyển viện cho bé An, phía bệnh viện không hỏi thăm hay không có thông tin gì thêm. Gia đình làm đơn khiếu nại tới bệnh viện cũng không được giải quyết. Chỉ đến khi gia đình anh Quý gửi đơn khiếu nại đến Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp mới nhận được công văn trả lời của Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp là không sai sót trong việc hộ sinh.

10.Ca thứ 3 ở Sài Gòn tử vong vì cúm A/H1N1

 Người đàn ông béo phì nhiễm cúm A/H1N1 đã không qua khỏi sau thời gian điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).

Ngày 26/6, bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa bệnh Nhiệt đới, cho biết bệnh nhân (46 tuổi, ngụ Tân Bình) nhiễm cúm A/H1N1 đã tử vong vào ngày 24/6.

Trước đó, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt, ho, viêm họng, sổ mũi khi chuyển đến khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy đã chuyển nặng. Người đàn ông bị viêm phổi, suy hô hấp nặng phải thở máy. Do tình trạng sức khỏe không cải thiện tiên lượng khó qua khỏi, gia đình xin đưa bệnh nhân về nhà.

Theo bác sĩ Hùng, bệnh nhân bị cúm A/H1N1 trên nền bệnh béo phì nên làm cho bệnh cảnh diễn biến phức tạp khó điều trị.

Hiện, trong số 7 bệnh nhân cúm A/H1N1 có 5 ca bệnh nặng, 3 ca phải thở máy. Họ đều mắc các bệnh lý nghiêm trọng khiến cúm diễn tiến nặng hơn.

Trước đó, đầu tháng 6, cúm A/H1N1 lan rộng ở Bệnh viện Từ Dũ khiến 80 người phải cách ly. Bệnh viện phải lấy mẫu xét nghiệm, đề ra các phương pháp ngăn dịch lan rộng, phải hoãn lịch mổ 4 ngày để khử khuẩn. Ngày 8/6 một bệnh nhân nữ đã tử vong vì cúm A/H1N1 khi đang chuyển cấp cứu từ Bệnh viện Thủ Đức đến Bệnh viện Chợ Rẫy.

11.Hà Nội từ chối quyết toán bảo hiểm y tế hơn 300 tỷ đồng

Hơn 5 tháng đầu năm nay, tổng chi phí từ quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) chi cho khám chữa bệnh của các bệnh viện Hà Nội tăng tới 10,1%, trong đó vẫn phát hiện nhiều bệnh viện lạm dụng, trục lợi quỹ, chỉ định dịch vụ quá mức

Ông Nguyễn Đức Hòa, Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hà Nội cho biết, tính đến hết tháng 5-2018, toàn Hà Nội đã có 6.367.422 người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân là 84,4%. Số cơ sở y tế đăng ký khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn tiếp tục được mở rộng với 160 cơ sở công lập, 37 cơ sở tư nhân, 476/584 trạm y tế xã phường.

Số lượt khám chữa bệnh bằng BHYT cũng tăng lên, đạt trên 4,34 triệu lượt, tổng chi phí khám chữa bệnh BHYT mà quỹ BHYT chi trả lên tới 7.869 tỷ đồng. Đáng chú ý, so với cùng kỳ năm 2017, tổng chi phí khám chữa bệnh BHYT của Hà Nội đã tăng vọt tới 10,1%.

Ông Nguyễn Đức Hòa chia sẻ, nguyên nhân của việc gia tăng này một mặt do số người tham gia BHYT tăng, số lượt khám chữa bệnh bằng BHYT tăng, song cũng có nguyên nhân chủ quan do tình trạng trục lợi quỹ BHYT còn phổ biến.

Cụ thể, qua kiểm tra và thẩm định chi phí khám chữa bệnh BHYT của các bệnh viện, cơ sở y tế từ đầu năm đến nay, BHXH TP Hà Nội dự kiến từ chối thẩm định chi phí khám chữa bệnh BHYT lên tới 304 tỷ đồng.

Theo BHXH TP Hà Nội, bên cạnh việc một số người bệnh lạm dụng, trục lợi quỹ như cố tình đi khám ở nhiều bệnh viện khác nhau trong 1 tháng, thậm chí trong 1 ngày nhằm hưởng thuốc BHYT, thì nghiêm trọng hơn vẫn là tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ xảy ra ở các cơ sở y tế.

Ông Nguyễn Đức Hòa dẫn chứng, qua kiểm tra, một số cơ sở khám chữa bệnh BHYT chỉ định bệnh nhân vào nội trú rất rộng rãi và kéo dài ngày nằm viện, thậm chí có những bệnh nhân chỉ mắc các bệnh cúm thông thường, viêm họng… cũng cho vào nằm nội trú.

“Cùng đó, nhiều bệnh viện cố tình kéo dài ngày điều trị của bệnh nhân, cho bệnh nhân nằm hồi sức tích cực, hồi sức cấp cứu dù tình trạng bệnh chưa đến mức phải nằm hồi sức tích cực, hồi sức cấp cứu. Đặc biệt, không ít bệnh viện chỉ định xét nghiệm, cận lâm sàng không đúng quy trình chuyên môn, quy trình kỹ thuật của Bộ Y tế nhằm trục lợi quỹ” – Giám đốc BHXH TP Hà Nội chỉ ra.

Một thực trạng khá phổ biến nữa là có không ít bệnh nhân nội trú lẽ ra có thể xuất viện ngay vào ngày thứ 6 mỗi tuần, thế nhưng các bệnh viện vẫn để đến thứ 2 tuần sau mới cho làm thủ tục xuất viện.

“Tới đây chúng tôi sẽ nghiên cứu việc kiểm tra các hồ sơ bệnh án xuất viện vào ngày thứ 2 hàng tuần để xem có sự trục lợi hay không, vì rõ ràng 2 ngày cuối tuần (thứ 7, Chủ nhật) bệnh nhân có khi không nằm viện nữa nhưng bệnh viện vẫn được hưởng tiền ngày giường do BHYT chi trả” – ông Hòa nêu rõ.

Ngoài ra, BHXH TP Hà Nội cũng thẳng thắn nhìn nhận, một số cơ sở khám chữa bệnh BHYT thực hiện việc liên thông dữ liệu khám chữa bệnh ngay trong ngày với hệ thống thông tin giám định BHYT chưa nghiêm túc. Một số giám định viên BHYT trách nhiệm chưa cao trong việc thực hiện công tác thẩm định chi phí khám chữa bệnh BHYT.

Từ 1-7, mức đóng BHYT theo hộ gia đình sẽ tăng lên

Từ ngày 1-7-2018, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.300.000 đồng/tháng lên 1.390.000 đồng/tháng. Do đó, từ 1-7 tới, số tiền đóng BHYT sẽ thay đổi để phù hợp với mức lương cơ sở mới.

Theo quy định của Luật BHYT, mức đóng BHYT theo hộ gia đình là người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở, người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Khi lương cơ sở tăng, mức tiền đóng BHYT theo hộ gia đình cũng sẽ tăng lên.

Cụ thể như sau: mức đóng BHYT của người thứ nhất trong hộ gia đình sẽ tăng từ 654.000 đồng/năm hiện nay lên 750.000 đồng/ năm; mức đóng của người thứ 2 trong gia đình tăng từ 458.000 đồng/ năm hiện nay lên 525.420 đồng/năm; mức đóng của người thứ 3 tăng từ 393.000 đồng/ năm hiện nay lên 450.000 đồng…

12.Cảnh báo nhiều phản ứng có hại của các thuốc chứa chymotrypsin

Trong gần 8 năm qua có sự gia tăng lớn về phản ứng có hại của thuốc (ADR), nhiều báo cáo nghiêm trọng liên quan đến các chế phẩm của hoạt chất chymotrypsin (alpha - chymotrypsin) tại Việt Nam.

Cuc Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ về việc Cung cấp thông tin liên quan đến phản ứng bất lợi của thuốc (ADR) của các thuốc chứa chymotrypsin (alpha-chymotrypsin).

Theo Cục Quản lý Dược, trong quá trình tập hợp và phân tích dữ liệu về báo cáo ADR từ các cơ sở khám chữa bệnh, Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc nhận thấy có sự gia tăng rất lớn các báo cáo về phản ứng có hại, trong đó có nhiều báo cáo nghiêm trọng liên quan đến các chế phẩm khác nhau của hoạt chất chymotrypsin (alpha-chymotrypsin) tại Việt Nam.

Cụ thể, báo cáo về phản ứng phản vệ/sốc phản vệ của các thuốc chứa hoạt chất chymotrypsin (alpha-chymotrypsin) trong tổng số các báo cáo có liên quan đến phản ứng của thuốc này tăng nhanh trong những năm gần đây: Nếu năm 2010 tỷ lệ này là 27,3 % thì năm 2017 tỷ lệ này tăng lên 35,4% và chỉ trong 5 tháng đầu năm 2018 là 61,5 %.

Để đảm bảo sử dụng an toàn các thuốc chứa chymotrypsin dùng đường, Cục Quản lý Dược đề nghị các bệnh viện, viện có giường bệnh thuộc Bộ Y tế, các sở y tế thông báo đến các có sở khám chữa bệnh trên địa bàn cần tuân thủ chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, liều dùng của thuốc, chú ý tương tác thuốc khi kê đơn thuốc có chứa chymotrypsin (alpha - chymotrypsin);

Chỉ sử dụng thuốc khi đã khám sàng lọc phân loại bệnh nhân, tránh sử dụng thuốc tiêm có chứa chymotrypsin cho những đối tượng bệnh nhân có nguy cơ cao xảy ra ADR phản vệ/sốc phản vệ; tăng cường tuân thủ quy trình tiêm thuốc có chứa chymotrypsi.

Hiện nay trên thị trường thuốc có nhiều loại thuốc có chứa chymotrypsin (alpha-chymotrypsin); đây là thuốc có tác dụng kháng viêm, chống phù nề, thường sử dụng trong các trường hợp cơ thể bị viêm nhiễm, phù nề... và được sử dụng khá phổ biến cả dạng uống và dạng tiêm.

13.Nhiều trạm y tế vắng bệnh nhân, ngành y đề ra hướng sáp nhập

Trạm y tế có vai trò rất quan trọng trong hoạt động y tế cơ sở, tuy nhiên, tại Hà Tĩnh, nhiều nơi hoạt động còn hạn chế. Ngành y tế đang hướng tới tổ chức lại trạm y tế theo quy mô vùng, miền.

Nơi tấp nập, chỗ đìu hiu

Trạm Y tế phường Kỳ Phương (TX Kỳ Anh) bình quân đón tiếp 30-40 bệnh nhân/ngày. Trạm trưởng Lê Hùng Cường cho biết: “Ngoài bệnh nhân là người dân địa phương, trạm còn phục vụ công nhân lao động trên địa bàn - những người từ các nơi khác đến. Bệnh nhân không chỉ đến trong giờ hành chính mà ngoài giờ cũng rất đông. Vì vậy, nhân viên trạm phải thường xuyên làm việc ngoài giờ. Riêng thứ 7 và chủ nhật, theo quy định thì chỉ có 1 người trực, nhưng trạm phải bố trí 2 người”.

Nhiều trạm y tế khác cũng thu hút đông bệnh nhân đến chăm sóc sức khỏe ban đầu như: Xã Xuân Hải (Nghi Xuân); Sơn Kim I, Sơn Diệm (Hương Sơn); Hộ Độ (Lộc Hà); Thạch Tân (Thạch Hà); Trung Lễ (Đức Thọ)…

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có không ít trạm y tế ít bệnh nhân, nhất là các trạm gần bệnh viện tuyến huyện, thị xã, thành phố. Bác sỹ Trần Hậu Cư – Trạm trưởng Trạm Y tế phường Thạch Quý (TP Hà Tĩnh) cho biết: “Kể từ khi thông tuyến BHYT thì lượng bệnh nhân đến trạm giảm mạnh, có ngày không có bệnh nhân nào”.

Trạm Y tế phường Tân Giang (TP Hà Tĩnh) cũng chung thực trạng. Chúng tôi có mặt tại trạm vào một buổi chiều, chứng kiến trạm vắng hoe, không một bóng bệnh nhân, chỉ có 2 nhân viên trực. Một nhân viên cho biết, chỉ có trạm trưởng là y sỹ mới được phép khám bệnh. Vì vậy, hôm nào trạm trưởng đi vắng là không phục vụ được bệnh nhân đến khám chữa bệnh. Bệnh nhân thường đến vào buổi sáng, chủ yếu là nhóm bệnh nhân bị các bệnh mãn tính, ngại đi bệnh viện phải chờ lâu nên đến trạm khám, lấy thuốc.

Tổ chức lại trạm y tế theo quy mô vùng, miền

Theo dự thảo đề án “Sắp xếp, tinh giản bộ máy, biên chế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của ngành y tế Hà Tĩnh” của UBND tỉnh trình Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gần đây, trạm y tế xã, phường, thị trấn sẽ được rà soát, sắp xếp hợp lý theo hướng bảo đảm mọi người dân đều có thể tiếp cận thuận lợi về điều kiện địa lý; tổ chức lại trạm y tế theo quy mô vùng 1, 2, 3. Các trạm y tế ở vùng 1 chỉ thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ và giảm số người làm việc. Các trạm xa trung tâm huyện lỵ hơn (vùng 2) và các trạm y tế ở địa bàn hiểm trở, đi lại khó khăn (vùng 3) thì thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và được tăng cường số người làm việc.

Căn cứ vào quy mô dân số, diện tích và điều kiện địa lý các xã, phường, dự kiến sáp nhập 81 trạm y tế, giảm 42 trạm so với hiện có. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế theo Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ Y tế, đồng thời bổ sung thêm nhiệm vụ về công tác DS/KHHGĐ và công tác y tế học đường trên địa bàn. Mỗi trạm bố trí 1-2 biên chế viên chức y tế thực hiện công tác dân số, y tế học đường tùy thuộc vào dân số và số trường học trên địa bàn.

Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu, ngành sẽ sáp nhập các trạm y tế trước khi các địa phương thực hiện sáp nhập địa giới hành chính cấp xã.

Nhiều trạm trưởng và viên chức trạm y tế cho rằng, thực hiện chủ trương sắp xếp bộ máy sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động. “Nếu sáp nhập, trạm y tế sẽ tăng nguồn lực để tổ chức hoạt động chuyên sâu hơn” - Trạm trưởng Trạm Y tế phường Thạch Quý Trần Hậu Cư khẳng định.

14.3 lô thực phẩm chức năng của Công ty Hoàng ZN bị "sờ gáy"

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có quyết định thu hồi sản phẩm không đảm bảo an toàn đối với 3 lô sản phẩm thực phẩm bổ sung/thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hoàng ZN.

Theo đó, 3 lô sản phẩm gồm: Thực phẩm bổ sung Cốm dinh dưỡng EXTRA KID, NSX 10.01.2018, HSD: 10.01.2019; Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Trà Thảo mộc hoa sâm đất, NSX 25.01.2018, HSD: 25.01.2019; Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốm trắng da Skinfood Plus+, NSX 12.01.2018, HSD: 12.01.2019 của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hoàng ZN (89/994E Lê Đức Thọ, phường 6, quận Gò Vấp, TP HCM) bị thu hồi sản phẩm.

Lý do thu hồi 2 lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Trà Thảo mộc hoa sâm đất và cốm trắng da Skinfood Plus+ sản xuất trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm/Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và 3 lô sản phẩm nêu trên vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa.

Cục An toàn thực phẩm đã thông báo đến Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM, Đà Nẵng, Bắc Ninh để kiểm tra, giám sát trên địa bàn.

Cục An toàn thực phẩm sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.

15.Khổ sở vì tăng kích cỡ “vòng 1” sau mỗi lần sinh con

Khi mang thai lần đầu, thấy kích cỡ “vòng 1” tăng lên, chị L, 38 tuổi, ở Yên Bái nghĩ do phát triển tuyến sữa; đến lần mang thai thứ 2, kích thước ngực của chị tiếp tục tăng lên và đến nay dù đã cai sữa cho con nhưng số đo này không hề giảm khiến chị khó thở, tức ngực...

Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Hàm mặt, Bệnh viện E vừa tạo hình thành công ca phì đại tuyến vú khổng lồ có kích thước lớn hơn gấp 5- 6 lần so với người bình thường…

Theo đó, bệnh nhân là một phụ nữ 38 tuổi trải qua 2 lần sinh con, có bộ ngực có kích thước khổng lồ và chảy sệ bất thường… Sau khi thăm khám, đo thể tích ngực cho bệnh nhân, các bác sĩ xác định bệnh nhân này bị phì đại tuyến vú khổng lồ, mỗi bên vú nặng hơn 1,4kg và 1,5kg với độ sa trễ tương đối lớn.

Các bác sĩ đã tư vấn và tìm ra phương án phẫu thuật tạo hình tốt nhất cho bệnh nhân. ThS.BS Nguyễn Đình Minh, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Hàm mặt, Bệnh viện E cho biết: Đây là trường hợp bị phì đại tuyến vú khổng lồ với độ sa trễ từ xương đòn đến núm vú bất thường là 31 cm. Trước đây, các bác sĩ thường áp dụng kỹ thuật thu gọn vú có ghép quầng vú để tạo hình tuyến vú phì đại khổng lồ cho bệnh nhân, nhưng kỹ thuật này lại có nhược điểm là nguy cơ hoại tử mảnh ghép, mất cảm giác quầng vú, không còn khả năng dẫn sữa. Vì thế, chúng tôi đã lựa chọn kỹ thuật mới, có tính ưu việt hơn, đó là phẫu thuật thu gọn vú có vạt nuôi quầng vú từ động mạch vú ngoài.

Ca phẫu thuật tạo được thực hiện kéo dài khoảng 5 giờ. Các bác sĩ đã phải loại bỏ khoảng 1.650 gr trọng lượng tuyến vú cho bệnh nhân (chia đều cho cả 2 bên vú của bệnh nhân) và tạo hình lại bầu vú cho bệnh nhân bằng kỹ thuật thu gọn vú sử dụng cuống mạch ngực ngoài.

Việc áp dụng kỹ thuật mới này sẽ đẩy phần khó về phía các bác sĩ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ. Bởi vì, trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phải bảo tồn nguồn cấp máu cho đơn vị quầng núm vú bằng cách giữ lại động mạch vú ngoài trong cùng một vạt da tuyến mang đơn vị quầng núm vú.

“Đơn vị quầng vú dính liền với khối tuyến còn lại được khâu treo để tạo hình thể vú, phần da tuyến thừa được cắt bỏ để tạo vị trí mới cho đơn vị quầng núm vú, chuyển vạt nuôi quầng vú đến vị trí mới và khâu đóng da. Nhờ sự khéo léo của các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ giữ lại cuống nuôi, giữ lại một phần ống tuyến nên sau khi thu nhỏ, quầng núm vú sẽ có cơ hội sống cao hơn, tỉ lệ rối loạn cảm giác rất thấp, bệnh nhân vẫn nuôi con được bằng sữa mẹ”, ThS-Bác sỹ Minh chia sẻ.

Chị L, cho biết, trước đây, ngực của chị cũng không có kích thước lớn. Nhưng sau mỗi lần mang thai, sinh con ngực của chị lại to lên gấp đôi. Năm 2005, khi mang thai lần đầu, kích thước ngực bắt đầu tăng lên, chị chỉ nghĩ đơn giản do ảnh hưởng của thời kỳ thai sản. Sinh con xong, ngực chị không trở về trạng thái ban đầu mà bộ ngực ngày càng to ra, chảy xệ bất thường kèm theo đau.

Đến năm 2012, khi mang thai con thứ hai, ngực chị phát triển to nhanh bất thường rồi chảy dài thêm nhưng vì không nghĩ đây là một căn bệnh nên chị không đi khám mà cố gắng chịu đựng. Lúc này kích thước tuyến vú của chị đã tăng gấp 5-6 lần so với trước và bắt đầu gây nên những biến chứng như tức ngực, khó thở, biến dạng cột sống vùng cổ...

“Sức nặng của bộ ngực đã khiến bước đi của tôi nặng nề, khó tự thay đổi tư thế và không ít lần bị ngã dúi mặt về đằng trước. Khi ngủ, tôi luôn cảm giác khó thở, bị chèn ép trong lồng ngực và phải nằm nghiêng để tránh ngạt thở. Vì thế, đã có lúc, tôi chỉ mong muốn được “cắt phăng” bộ ngực đi...”, chị L, chia sẻ.

Phì đại tuyến vú là tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng tăng thể tích của vú trên mức bình thường, gây ra bởi sự phát triển của tuyến vú kèm theo sự thâm nhập tổ chức mỡ. Phì đại tuyến vú có thể xảy ra ở tuổi dậy thì hoặc trong thời kỳ mang thai. Thông thường, vú người Việt Nam (Á đông) nằm trong khoảng 250ml, khi thể tích vú tăng lên trên 300ml thì được coi là phì đại.

Nguy hiểm của căn bệnh phì đại tuyến vú là gây nhiều khó chịu tại chỗ như: Loét nếp vú, trở ngại khi mặc áo, vận động, hay những biến đổi về tư thế (gù do gập vai để che dấu ngực), cột sống cổ sẽ bị ảnh hưởng bởi sức nặng của bộ ngực. Nếu không được phẫu thuật tạo hình kịp thời, bệnh nhân có thể bị thoái hóa cột sống và mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm khác…

Với kỹ thuật tiên tiến, hiện đại hiện nay, căn bệnh phì đại tuyến vú có thể được các bác sĩ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ dễ dàng, sớm trả lại vẻ đẹp cho người phụ nữ. Đối với những trường hợp bị phì đại tuyến vú khổng lồ có thể nặng tới 1,5-4kg, với độ sa trễ lớn từ 30-50cm khiến người bệnh mặc cảm, khó thở, biến dạng cột sống, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày thì cần đến các cơ sở y tế uy tín, chất lượng, tay nghề cao để được các bác sĩ tư vấn và phẫu thuật tạo hình; tránh tìm đến các cơ sở thẩm mỹ “chui”, không được cấp phép… mà tiền mất tật mang, ThS-Bác sỹ Minh khuyến cáo.

16.Bị xe buýt tông, 1 bé trai dập phổi và gãy 5 xương sườn

Bé trai nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, suy hô hấp, mất máu nhiều, gãy 5 xương sườn trái và dập phổi rất nặng.

Bệnh viện (BV) 175 (TP HCM) cho biết đã điều trị ổn định cho bệnh nhi T.M.M (13 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, TP HCM) bị tai nạn giao thông.

Theo người nhà bệnh nhân, bé M. chạy xe đạp đến thăm bà ngoại trên đường Nguyễn Oanh, Gò Vấp thì bị một phụ nữ chở đồ cồng kềnh máng vào tay lái làm em té ngã. Do bất ngờ, một xe buýt từ phía sau lao đến, bánh trước va vào mạn sườn trái của M.

Theo bác sĩ (BS) BV 175, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, suy hô hấp, mất máu nhiều, tràn máu màng phổi, gãy 5 xương sườn trái và dập phổi rất nặng. Các BS đã hội chẩn và mổ cấp cứu khẩn.

Không chỉ tổn thương phổi, thành ngực bên trái của bệnh nhi bị chà sát xuống lòng đường làm bong tróc da phần ngực và nách. BS đã hội chẩn nhiều lần, thay băng, cắt lọc chất hoại tử… nhằm tránh bội nhiễm cho M. Đến thời điểm hiện tại, bệnh nhi đã gần như hồi phục.

Tuy nhiên, theo các BS, do hậu quả của dập phổi, tổn thương da ghép, suy hô hấp tiến triển di chứng có thể ảnh hưởng đến xơ phổi, nên bệnh nhi cần đến BV để kiểm tra định kỳ.

17.Ủng hộ tăng giá 5 nghìn đồng/bao thuốc lá

Phụ nữ và trẻ em là những người không sử dụng thuốc lá đang phải gánh chịu hậu quả của hút thuốc thụ động, phơi nhiễm ngoài ý muốn.

Khoảng 1/2 trẻ em 13-15 tuổi và 2/3 phụ nữ phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động ngay tại gia đình ở Việt Nam. Phụ nữ mang thai hít phải khói thuốc lá có thể gây biến đổi sự phát triển của bào thai, dễ sảy thai, đẻ non hoặc sinh con nhẹ cân. Trên thế giới, 64% số tử vong do hút thuốc thụ động là nữ.

Đây là số liệu được các chuyên gia đưa ra tại hội thảo “Tác động của tăng thuế thuốc lá đến sức khỏe phụ nữ và trẻ em” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) và Tổ chức Sức khỏe toàn cầu Vital Strategies tổ chức ngày 26.6.

Theo bà Trần Thị Hương - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, nghiên cứu GATS năm 2015 (điều tra về tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành) công bố, người hút thuốc ở Việt Nam đã sử dụng 31 nghìn tỷ để mua thuốc lá, tương đương với 2,4 triệu tấn gạo, đủ nuôi sống 14,3 triệu người/năm. Trong khi đó, trên 24 nghìn tỷ đồng là tổng chi phí điều trị và chi phí mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm cho năm nhóm bệnh/25 nhóm bệnh do thuốc lá gây ra.

Bà Trần Thị Hương cho biết, hiện nay thuế trên giá bán lẻ của thuốc lá ở Việt Nam thấp thứ ba trong khu vực, chỉ chiếm khoảng 35%, trong khi khuyến cáo của Ngân hàng thế giới và WHO là từ 70% trở lên. Giá thuốc lá tại Việt Nam còn rất rẻ và sức mua thuốc lá cũng đang gia tăng do thu nhập tăng. Do đó, bà Trần Thị Hương nhấn mạnh, việc tăng thuế với thuốc lá một trong những chính sách hiệu quả giúp giảm tiêu dùng thuốc lá.

Theo ThS Phan Thị Hải, Phó Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá: Mức tăng thuế trong giai đoạn 2006-2019 khoảng 5%, thấp hơn so với giai đoạn 2006 – 2008 (10%) và giá thuốc trung bình của một bao thuốc lá 20 điếu có xu hướng giảm, từ 12.700 đồng năm 2010 xuống còn 11.819 đồng vào năm 2015, làm tăng khả năng mua thuốc lá của người dân, giảm hiệu quả công tác phòng chống tác hại thuốc lá.

Do đó, hiện Bộ Y tế đang đề xuất hai phương án tăng thuế thuốc lá trong Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế Giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân. Trong đó, Bộ Y tế ủng hộ phương án bổ sung phương án tăng thuế tuyệt đối. Bên cạnh biểu thuế theo tỷ lệ hiện hành, sẽ bổ sung thuế tuyệt đối với thuốc lá ở mức 2 nghìn đồng/bao và tối ưu là 5 nghìn đồng/bao.

“Với mức bổ sung 5 nghìn đồng/bao thì tỷ lệ hút thuốc sẽ giảm 6,5% tuyệt đối, giúp 1,8 triệu người bỏ thuốc và qua đó sẽ giúp tránh được 900 nghìn ca tử vong sớm; giúp doanh thu thuế tăng lên khoảng 10.700 tỷ đồng”, bà Hải nêu ý kiến.

Nhiều chuyên gia khác cũng lên tiếng ủng hộ phương án tăng thuế, tăng giá đối với thuốc lá, nhằm bảo vệ sức khỏe của phụ nữ và trẻ em trước những nguy cơ nặng nề cho sức khỏe mà khói thuốc lá gây ra.

18.Bệnh viện FV bị tố sáng bảo không có thai, chiều bảo sảy thai

Liên quan đến vụ việc bệnh nhân tố Bệnh viện FV Thành phố Hồ Chí Minh không phát hiện bệnh nhân mang thai đã cho uống thuốc phá thai, chiều 26/6, lãnh đạo Bệnh viện FV cho biết đã mời hội đồng chuyên môn là các chuyên gia đầu ngành về sản khoa của Thành phố Hồ Chí Minh phân tích hồ sơ bệnh án và khẳng định, bệnh viện chẩn đoán, chỉ định điều trị đúng chuyên môn.  Anh H.H.Th - chồng của chị Nguyễn Thị M.Ch - cho biết ngày 19/6, vợ anh đến Bệnh viện FV (quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh) để khám vì đau bụng và rong kinh. Tại đây, chị Nguyễn Thị M.Ch. được bác sỹ khám, siêu âm và thử nước tiểu với kết luận không có thai nhưng có dịch ứ trong lòng tử cung. Bác sỹ đã kê đơn thuốc gồm 10 viên Misoprotol tab 200mcg nhằm đẩy dịch tụ trong tử cung ra ngoài. Tuy nhiên, đến tối 19/6, bệnh nhân bị băng huyết và quay trở lại bệnh viện cấp cứu. Lúc này các bác sỹ đã thực hiện test nhanh và kết luận bệnh nhân bị băng huyết do sảy thai. Không chấp nhận việc trong cùng một ngày, Bệnh viện FV đưa ra hai kết quả khác nhau nên sau khi không tìm được tiếng nói chung với bệnh viện, chị Nguyễn Thị M.Ch. đã quyết định đăng thông tin lên mạng xã hội.  “Chúng tôi chỉ muốn biết tại sao buổi sáng bác sỹ nói vợ tôi không có thai, cho uống thuốc phá thai để đẩy dịch trong tử cung ra ngoài nhưng buổi tối thì kết luận vợ tôi có thai? Thai có bị chết lưu trước khi các bác sỹ can thiệp hay không?” anh H.H.Th thắc mắc.  rả lời vấn đề này, ông Jean-Marcel Guillon, Tổng giám đốc Bệnh viện FV, cho biết ngày 19/6, bệnh nhân Nguyễn Thị M.Ch đến bệnh viện trong tình trạng rong kinh nhiều ngày. Trên siêu âm, các bác sỹ chỉ thấy tụ dịch trong tử cung, thực hiện test nhanh bằng que thử thai các bác sỹ không phát hiện bệnh nhân có thai nên quyết định điều trị theo hướng bệnh nhân không có thai. “Khi kết hợp siêu âm và test nhanh không thấy dấu hiệu có thai hay thai ngoài tử cung nên không cần thiết phải thực hiện xét nghiệm khác,” ông Jean-Marcel Guillon khẳng định.  Tuy nhiên, bệnh nhân bắt đầu chảy máu nhiều vào tối muộn và quay lại bệnh viện lúc 23 giờ 30 phút cùng ngày (19/6). Lúc đó, xét nghiệm thử thai nhanh bằng nước tiểu có kết quả dương tính. Bệnh nhân đã được điều trị bằng hút lòng tử cung cầm máu và xuất viện vài ngày sau đó.  Lý giải về việc buổi sáng kết luận bệnh nhân không mang thai, ông Jean-Marcel Guillon cho rằng vì kết quả xét nghiệm thai nhanh qua nước tiểu là âm tính, siêu âm không thấy túi thai. Tuy nhiên, vì có tụ dịch máu trong tử cung nên các bác sỹ phải quyết định điều trị tháo lưu máu. Ông Jean-Marcel Guillon cho biết thêm nếu như xét nghiệm thai nhanh bằng nước tiểu được thực hiện vào buổi sáng cho kết quả là dương tính, thì bác sỹ đã có thể thông báo là bệnh nhân có thai và thai đã bị hư, nguyên nhân có thể do bệnh nhân đã dùng thuốc ngừa thai khẩn cấp vài tuần trước đó. Trong trường hợp này, bác sỹ cũng sẽ quyết định điều trị bằng cách tháo lưu máu.  “Dù kết quả xét nghiệm thử thai bằng nước tiểu ban đầu dương tính cũng sẽ không thay đổi cách điều trị. Việc hư thai có thể là do đã dùng thuốc ngừa thai khẩn cấp trước đó. Đối với bệnh viện FV, việc thăm khám và chữa trị bệnh nhân được thực hiện theo quy trình của bệnh viện và dựa trên các chứng thực của y khoa,” ông Jean-Marcel Guillon khẳng định./. 

19.Thức khuya triền miên xem World Cup, người bệnh tim mạch dễ gặp nguy hiểm

Những người mắc bệnh tim mạch nếu thức khuya triền miên xem bóng đá rất dễ gặp nguy hiểm, nhất là những người cổ vũ thái quá, phấn khích tột độ.

Mùa Word Cup 2018 với lịch thi đấu dày đặc trong thời gian dài, lại chủ yếu về tối và đêm, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của những người có bệnh mãn tính nếu triền miên thức khuya xem bóng đá, đặc biệt là những người cổ vũ và thể hiện cảm xúc thái quá với các trận đấu.

ThS.BS Phan Thảo Nguyên, Trưởng khoa Nội tim mạch, Bệnh viện E cho biết: Những người có bệnh lý tim mạch nếu thức khuya triền miên để xem bóng đá có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Đặc biệt, với những người có bệnh lý mạch vành có thể gây nên co thắt mạch đột ngột và gây ra nhồi máu cơ tim; những bệnh nhân bị tăng huyết áp có thể gây nên nhồi máu não hoặc xuất huyết não ngay lập tức.

“Người có bệnh lý tim mạch không nên cố gắng xem bóng đá vào khung 1h đêm, tốt nhất nên đi ngủ và xem lại vào sáng hôm sau. Bên cạnh đó, người bệnh không nên dùng rượu bia, thuốc lá và cần uống thuốc đầy đủ để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe”, bác sĩ Nguyên khuyến cáo.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, những người cao huyết áp khi xem bóng đá không nên uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

20.Chặn đường nuôi khối u gan cho một cụ bà ung thư

Cụ bà 74 tuổi (Quảnh Ninh) được các bác sĩ can thiệp làm tắc hoàn toàn các nhánh động mạch gan nuôi dưỡng khối u.

Khám sức khỏe tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí, cụ bà được xác định có khối u gan với kích thước lớn 4,6 x 4,8 cm. Các xét nghiệm cho thấy bà bị ung thư biểu mô tế bào gan.

Người bệnh già yếu lại bị tăng huyết áp, rối loạn tiền đình, khối u lớn, bác sĩ quyết định chặn đường nuôi dưỡng u bằng cách làm nút hóa chất động mạch cho bệnh nhân. Các nhánh động mạch gan chính nuôi dưỡng khối u đã được làm tắc hoàn toàn. Sau can thiệp, người bệnh tỉnh, mạch huyết áp ổn định, sẽ tái khám sau 3 tháng để có hướng điều trị tiếp theo.

Ung thư gan còn gọi ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) là bệnh lý ác tính, gây tử vong thứ ba trong các bệnh ung thư toàn thế giới. HCC có thể điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật, đốt sóng cao tần, tiêm cồn tuyệt đối, nút hóa chất động mạch, điều trị bằng tia phóng xạ…

Phương pháp điều trị bằng cách nút hóa chất động mạch (TACE) được coi là phương pháp tối ưu, đặc biệt với người bệnh HCC giai đoạn tiến triển, tăng sinh mạch và vỡ gan. Ưu điểm của phương pháp này là người bệnh không phải trải qua một cuộc đại phẫu mà chỉ cần tiến hành gây tê tại chỗ và xâm lấn qua da với một diện tích rất nhỏ, không đau đớn, không gây mê. Nhờ vậy người bệnh hồi phục nhanh chóng và có thể xuất viện chỉ sau 2-3 ngày tiến hành can thiệp.

Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí sẽ tiếp tục áp dụng phương pháp nút mạch trong điều trị u máu gan, u máu lách, u thận.

21.Nhập viện vì dùng thuốc trừ sâu diệt... chấy trên đầu

Sau khi ông Trương dùng thuốc trừ sâu để diệt cháy trên đầu, thì ông bắt đầu có những biểu hiện lạ thường như: nôn mửa, hoa mắt chóng mặt và các triệu chứng nghiêm trọng khác. 

Ông Trương, 38 tuổi, sống tại thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc bị lây nhiễm chấy rận từ người con gái, khi cô bé mới về nhà sau một thời gian dài ở tại trường nội trú. 

Kkhi các ổ chấy, rận trên đầu người đàn ông này ngày càng gia tăng, ông cảm thấy luôn rát ngứa, khó chịu. Do vậy ông đã đi tham khảo cách chữa và nghe lời mách nước của một người hàng xóm rằng, muốn diệt tận gốc chấy rận thì phải gội đầu bằng dung dịch dichlorvos pha loãng (DDVP) (một loại thuốc trừ sâu cực mạnh).

Sau khi ông Trương làm theo lời chỉ bảo, thì ông bắt đầu có những biểu hiện lạ thường như: nôn mửa, hoa mắt chóng mặt và các triệu chứng nghiêm trọng khác. 

Ông Trương được chuyển vào Bệnh viên trung ương Trường Sa (CCH) và được chẩn đoán là bị ngộ độc organophosphate (nhiễm độc phốt pho hữu cơ). Một bác sĩ điều trị cho ông Trương cho biết rằng: “Thuốc trừ sâu được hấp thu qua các nang lông và mao mạch ở da đầu của Trương, khiến ông ngộ độc”. Ngoài ra, vị bác sĩ trên còn khẳng định thêm rằng, đến nay tình hình sức khỏe của ông Trương đã ổn định và dần phục hồi.

22.Robot phẫu thuật điều trị nhiều ca bệnh khó

Sau một năm triển khai Robot phẫu thuật tại Bệnh viện Bạch Mai, đến thời điểm này 571 bệnh nhân nặng đã được điều trị thành công các bệnh lý cột sống; u não và thay khớp (gối và háng

Bạch Mai đã là bệnh viện đầu tiên trong cả nước ghi đưa vào ứng dụng loạt các hệ thống Robot phẫu thuật, chấn thương chỉnh hình (hệ thống Robot Mako), phẫu thuật thần kinh (hệ thống Robot Rosa) và phẫu thuật cột sống (hệ thống O.arm và định vị không gian 3 chiều).

Theo trong lĩnh vực phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, các phẫu thuật viên đã thay khớp cho 62 người bệnh có Robot Mako hỗ trợ (bao gồm 44 khớp gối, 18 khớp háng). Sau phẫu thuật, tất cả người bệnh đều được quay trở lại cuộc sống sớm với sự hồi phục hoàn hảo về cả chức năng và giải phẫu khớp chính xác. Trong lĩnh vực phẫu thuật thần kinh, 68 người bệnh u não đã được phẫu thuật ứng dụng hệ thống Robot Rosa. Hệ thống phẫu thuật robot cho phép tính toán chính xác đường vào, kích thước u, các tổ chức quan trọng trong não giúp lấy hết u và không tổn thương các tổ chức não lành. Trong lĩnh vực phẫu thuật cột sống, hệ thống máy robot O.arm và định vị không gian 3 chiều với tính ưu việt nổi trội, độ an toàn và chính xác cao, khả năng ứng dụng rộng rãi, người bệnh hồi phục nhanh sau phẫu thuật. 441 bệnh nhân bị các bệnh lý cột sống, trong đó nhiều trường hợp rất nặng đã được điều trị thành công nhờ hệ thống này.

22.Người đàn ông nước ngoài hiến máu hiếm cứu bệnh nhi ung thư qua cơn nguy kịch

Sáng 24-6, trên nhiều diễn đàn máu hiếm có chia sẻ thông tin bé Nguyễn Ngọc H. (sinh năm 2013, trú tại Ninh Thuận), đang điều trị ung thư thận tại Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh mang trong mình nhóm máu hiếm AB+. Theo bác sĩ điều trị, tình trạng của bé Nguyễn Ngọc H. đang rất nguy kịch, ảnh hưởng đến tính mạng nếu không có người cùng nhóm máu hiến.

Ngay sau khi nghe tin trên, ông Montri Suwanposri, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam, có nhóm máu hiếm AB+ đã nhanh chóng đến bệnh viện nơi bé Nguyễn Ngọc H. đang điều trị để hiến máu, cứu bé Nguyễn Ngọc H. qua cơn nguy kịch. "Hiến máu cứu người là trách nhiệm của tất cả người dân, đồng thời do mang trong mình nhóm máu hiếm AB+, tôi luôn quyết tâm và sẵn sàng chia sẻ những giọt máu của mình với người bệnh. Là người Thái Lan, nhưng sinh sống và làm việc tại Việt Nam đã lâu, tôi luôn xem đây là quê hương thứ hai của mình, cống hiến và phục vụ cho quê hương là việc mà mọi người dân nên làm. Đừng sợ, hiến máu rất tốt cho sức khỏe. Hiến máu chính là cách để gia đình bạn hạnh phúc hơn và xã hội phát triển hơn. Tất cả mọi người đang sinh sống trên đất nước Việt Nam hãy chung tay vì sự phát triển của phong trào hiến máu ở đất nước tươi đẹp này", ông Montri Suwanposri chia sẻ.

Nhóm máu AB+ thuộc nhóm máu hiếm, chỉ chiếm 4% dân số mang nhóm máu này. Trong khi đó, do đang trong giai đoạn hóa trị, bệnh nhi Nguyễn Ngọc H bị xuống máu trầm trọng dẫn đến tình trạng thiếu máu cả 3 nhóm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và đang cần tìm người chia sẻ nguồn máu hiếm. 

23.Cứu sống kịp thời bệnh nhân bị vỡ u máu trong gan gây tràn máu ổ bụng 

Các bác sĩ Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Bãi Cháy thực hiện thành công ca nút mạch cầm máu u gan vỡ, cứu sống bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu can thiệp kịp thời.

Bệnh nhân Phạm Hữu C – 68 tuổi (Bắc Giang) nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau bụng thượng vị đột ngột, dữ dội. Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy đã thăm khám, chụp chiếu và làm các xét nghiệm. Kết quả chụp cắt lớp vi tính cho thấy bệnh nhân có khối u máu gan trái bị vỡ gây tràn máu ổ bụng, nguy cơ tử vong cao do mất máu.

Trước tình huống bệnh nhân nguy kịch, bác sĩ Lê Tiến Hưng – Khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh (Bệnh viện Bãi Cháy) hội chẩn và quyết định thực hiện kỹ thuật  nút mạch cầm máu u gan vỡ  trên hệ thống máy chụp mạch số hóa xóa nền (DSA).

Cũng theo BS. Hưng, trước đây, để điều trị u máu gan vỡ, bệnh nhân phải trải qua cuộc đại phẫu nặng nề, mất máu, vết mổ hở gây đau đớn, thời gian nằm viện kéo dài nửa tháng. Nhưng kỹ thuật nút mạch can thiệp thành công giúp bệnh nhân cầm máu tức thì, tránh nguy cơ tử vong, vị trí luồn thiết bị can thiệp kích thước nhỏ như vết tiêm truyền mạch máu, không gây đau đớn, không để lại sẹo, chỉ sau vài ngày bệnh nhân có thể bình phục ra viện”.

Đây là kỹ thuật nút mạch cấp cứu vô cùng phức tạp, đòi hỏi bác sĩ điện quang can thiệp phải có kinh nghiệm và kĩ năng chuyên sâu, bài bản, thiết bị y tế hiện đại đồng bộ giúp bệnh nhân tránh được ca đại phẫu với thời gian nằm viện điều trị dài ngày, nguy cơ tử vong do mất máu.

Trải qua cơn “thập tử nhất sinh”, ông Phạm Hữu C chia sẻ: “Hiện giờ tôi cảm thấy không còn đau đớn nữa, ăn uống tốt. Sức khỏe của tôi đang dần bình phục, tôi rất cảm ơn các bác sĩ ở đây”. U máu trong gan là một trong số những bệnh lý lành tính thường gặp ở gan. Mặc dù bệnh u máu không gây ra những biến chứng nguy hiểm như ung thư gan. Bệnh này thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Theo các nghiên cứu, tỉ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gấp 6 lần so với nam giới và thường có kích thước to hơn ở nam giới. Vị trí u máu thường là gan phải và vùng dưới gan. Tuy nhiên bệnh u máu cũng khiến bệnh nhân đau đớn khó chịu quanh ổ bụng và hạ sườn. Các khối u có thể vỡ ra và làm chảy máu khối u hay chảy máu ổ bụng, rất nguy hiểm. Bệnh chỉ được phát hiện khi đi khám và xét nghiệm vì triệu chứng bệnh rất mơ hồ.​


Thăm dò ý kiến