Điểm tin y tế ngày 26/6/2018

26/06/2018 | 07:51 AM

 | 

1. Bệnh nhân phản ánh bệnh viện 'sáng nói không có thai, chiều ghi sảy thai'

Bệnh nhân đến Bệnh viện FV (TP HCM) khám, bác sĩ chẩn đoán không có thai nhưng ứ dịch tử cung, uống thuốc tới đêm thì băng huyết.

Bệnh nhân cho biết sáng 19/6 khám, siêu âm, thử nước tiểu tại Bệnh viện FV, bác sĩ chẩn đoán không có thai nhưng có dịch ứ trong lòng tử cung. Trưa cùng ngày, chị được siêu âm tử cung, kết luận "kinh nguyệt nhiều và bất thường không đúng chu kỳ kinh nguyệt". Bệnh nhân được bác sĩ kê đơn thuốc uống để đẩy "dịch ứ".

Khoảng 17h, bệnh nhân uống thuốc theo toa bác sĩ gồm 2 viên Misoprostol Stada 200 mg và một viên Tranexamic acid 50 0mg. Khoảng một giờ sau chị đau bụng, tử cung co thắt dữ dội, đi vệ sinh ra một khối máu cục. Máu bắt đầu ra âm ỉ, đến 23h chị bị băng huyết được chồng đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện FV. Bác sĩ chẩn đoán chị "băng huyết do sảy thai", thử nghiệm nước tiểu cho kết quả có thai và tiến hành mổ cấp cứu.

"Sau đó tôi tra cứu mới biết Misoprostol là thuốc phá thai", người phụ nữ phản ánh. Bệnh nhân bức xúc vì trong cùng một ngày, tại cùng một bệnh viện, bác sĩ lại đưa ra hai kết quả chẩn đoán khác nhau, khiến chị phải đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần.

Ngày 25/6, đại diện Bệnh viện FV cho biết bệnh viện đã họp, xem xét hồ sơ y khoa, quá trình điều trị cho bệnh nhân và khẳng định những thông tin phản ánh là "không đầy đủ, không khách quan, bị bóp méo".  Bệnh viện xác nhận bệnh nhân khám ngày 19/6 và cung cấp thông tin với bác sĩ là khoảng 3-4 tuần trước đó có dùng thuốc ngừa thai khẩn cấp sau khi quan hệ tình dục. Sau đó bệnh nhân bị ra máu bất thường nên đến Bệnh viện FV khám.

Rà soát lại quy trình xử lý ca bệnh này, đại diện FV cho biết bác sĩ chỉ định bệnh nhân xét nghiệm thử thai nhanh bằng nước tiểu (que thử thai), kết quả âm tính. Bệnh nhân được siêu âm, kết quả "không có túi thai" mà có túi dịch, nhiều khả năng là máu đông. Bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân phải tháo lưu máu trong tử cung bằng phương pháp hút hoặc dùng thuốc Misoprostol, một loại prostaglandin. 

"Bệnh nhân muốn dùng thuốc Misoprostol vì lo phương pháp hút gây đau. Bác sĩ giải thích nếu bệnh nhân chảy máu nhiều thì phải vào bệnh viện ngay", đại diện bệnh viện cho biết. Misoprostol có tác dụng sau vài giờ. Khi bệnh nhân chảy máu nhiều vào buổi tối và quay lại bệnh viện, xét nghiệm thử thai nhanh  kết quả dương tính. Bệnh nhân được điều trị bằng hút lòng tử cung cầm máu, ngưng xuất huyết và nằm viện vài ngày.

Bệnh viện cho rằng bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân vào buổi sáng không thể chẩn đoán có thai bởi kết quả xét nghiệm thai nhanh qua nước tiểu là âm tính. Chỉ định tháo lưu dịch ứ trong tử cung của bác sĩ là đúng.

Có sự không thống nhất giữa kết luận buổi sáng không thai và buổi chiều có thai, theo Bệnh viện FV, có thể do bệnh nhân đã dùng thuốc ngừa thai khẩn cấp vài tuần trước đó. Trong trường hợp này, nếu kết luận có thai bác sĩ cũng sẽ quyết định hướng điều trị như không có thai. 

"Dù kết quả thử thai là dương tính hay âm tính, chỉ định điều trị vẫn không thay đổi bởi đây là trường hợp thai đã hư và cần phải chấm dứt thai kỳ", đại diện bệnh viện chia sẻ.

2. Cậu bé trở về từ cõi chết sau 28 ngày hôn mê

Tuấn Anh gặp tai nạn giao thông bị xe buýt cán lên người, trải qua hơn 40 ngày điều trị tại Bệnh viện Quân y 175 TP HCM.

Sáng 25/6, Tuấn Anh hồi phục xuất viện trong vòng tay yêu thương của bố mẹ. Hơn 40 ngày ròng rã cam go, có những lúc cậu bé 13 tuổi tưởng chừng không qua khỏi. Cậu bé khỏe mạnh từng là vận động viên điền kinh của trường, nay đang nỗ lực tập luyện để có thể đến lớp vào năm học mới.

Bác sĩ Nguyễn Đức Thành, Chủ nhiệm Khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Quân y 175 cho biết bệnh nhân vào viện cấp cứu sáng 15/5 trong tình trạng nguy kịch, hôn mê. Bệnh viện khẩn cấp phát lệnh báo động đỏ, các bác sĩ từ nhiều chuyên khoa đánh giá đây là ca đa chấn thương rất nặng. Bệnh nhân bị rối loạn huyết động, tụt huyết áp, suy hô hấp rất nặng phải đặt ống nội khí quản.

"Khi đặt ống nội khí quản vào thì có máu trào ra theo ống, bệnh nhân tràn khí nhiều dưới ngực nên các bác sĩ tiến hành hồi sức luôn, triển khai ngay các xét nghiệm cấp cứu", bác sĩ Thành chia sẻ. Lồng ngực bệnh nhân có biểu hiện bất thường, nghi ngờ tràn khí vào khoang màng phổi nên bác sĩ quyết định dẫn lưu khoang màng phổi ngay tại khoa cấp cứu.

Sau khi dẫn lưu, hô hấp, huyết động ổn định, bệnh nhân được chụp CT. Kết quả phát hiện 5 xương sườn bị gãy, dập phổi hai bên rất nặng, nhất là phổi bên trái, kèm theo chấn thương sọ não, lún sọ vùng đỉnh trái. Dù đã dẫn lưu nhưng tình trạng chảy máu vẫn chưa cải thiện, các bác sĩ nhận định khả năng có tổn thương phổi do xương sườn gãy chọc vào thùy phổi.

Bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật cấp cứu. Vào mổ ghi nhận có tổn thương thủng hai vị trí phân thùy trên phổi trái. Các bác sĩ đã khâu cầm máu, giải quyết vấn đề dẫn lưu khoang màng phổi bên trái. Về khoa hồi sức, bệnh nhân tiếp tục được thở máy, phối hợp các khoa để điều chỉnh nội mô, xử lý vết thương vùng hốc nách bên trái. Do xe buýt đẩy nên bệnh nhân tổn thương da rất rộng ở vùng thành ngực bên trái.

Qúa trình hồi sức của bệnh nhân đối diện nhiều sóng gió, diễn tiến rất nặng. Dù hồi phục các thông số về hô hấp nhưng có những lúc Tuấn Anh có biểu hiện rối loạn thông khí. X-quang tim phổi cho thấy có biến chứng suy hô hấp cấp tiến tiển, phải tiến hành thở máy theo chiến lược bảo vệ phổi. "Bệnh cảnh thế này đòi hỏi bệnh nhân phải nằm yên tuyệt đối, nếu hơi tỉnh một tí lượng oxy sẽ tụt ngay nên có những thời điểm không đủ thuốc an thần, bác sĩ phải đi vay mượn ở các bệnh viện khác sử dụng", bác sĩ Thành chia sẻ.

Đại tá, bác sĩ Trần Lê Đồng, Phó Giám đốc phụ trách khối ngoại, Bệnh viện Quân y 175 cho biết có những thời điểm tưởng chừng bệnh nhân không thể vượt qua được. Tuy nhiên các bác sĩ vẫn cố gắng kiên trì điều chỉnh từng bước một, đặc biệt là các thông số thở máy và tình trạng rối loạn nội mô, chống ứ đọng dịch ở phổi. 

Sau 28 ngày hôn mê, bệnh nhân tỉnh lại và dần hồi phục. Ngoài tổn thương bên trong lồng ngực, dập phổi, Tuấn Anh còn tổn thương vùng da, đặc biệt vùng hốc nách nên được các bác sĩ phối hợp giải quyết. "Nghị lực cháu bé rất phi thường mới có thể chống chọi được như vậy", tiến sĩ Đồng đánh giá.

Mẹ Tuấn Anh cho biết gần một tháng con hôn mê, cả nhà khóc hết nước mắt và không dám nghĩ đến chuyện có thể qua khỏi. Đến khi con tỉnh lại và nhận ra bố mẹ, người thân, mọi người mới dám tin vào phép màu kỳ diệu đến từ các y bác sĩ.

3. Từ ngày 15/7, ngành y tế tiếp tục điều chỉnh giá dịch vụ y tế

Từ 15/7 tới, ngành y tế tiếp tục điều chỉnh giá hàng loạt các dịch vụ y tế ở tất cả các bệnh viện cùng hạng theo hướng giảm, nhằm cân đối quỹ.

Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế cho biết, do chưa thể điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế nên trước mắt, để bảo đảm cân đối quỹ, Bộ Y tế sẽ điều chỉnh giá của một số dịch vụ thông thường như khám bệnh, chiếu, chụp, chẩn đoán, siêu âm, giường...

Tuy chỉ điều chỉnh một số dịch vụ (đa số là giảm giá) nhưng tác động lớn đến khả năng cân đối quỹ bảo hiểm y tế, vì đây là các dịch vụ sử dụng nhiều.

Ông Nguyễn Nam Liên cũng khẳng định, giá khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại thông tư số 37/2015 của liên bộ Y tế và Tài chính, sau gần 2 năm thực hiện đến nay đã có một số bất hợp lý.

Vừa qua Bộ Y tế đã thống nhất với Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội ban hành Thông tư số 15 để thay thế Thông tư số 37. Tinh thần chung của thông tư này là điều chỉnh giá một số dịch vụ khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế.

Cụ thể, đã điều chỉnh giảm giá 88 dịch vụ kỹ thuật trong đó chủ yếu là giá khám bệnh, giá giường bệnh và một số dịch vụ xét nghiệm. Đây là những dịch vụ sử dụng nhiều, tần xuất sử dụng lớn./.

4. Công ty Đông Nam Dược bị Bộ Y tế thu hồi 17 giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và quảng cáo

Công ty CP Phát Triển CN Đông Nam Dược bị thu hồi 13 giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) và 4 giấy xác nhận nội dung quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng

Ngày 25/6, thông tin từ Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế cho biết, Cục vừa ra quyết định thu hồi 13 giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) và 4 giấy xác nhận nội dung quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng của Công ty CP Phát Triển CN  Đông Nam Dược.

Công ty CP Phát Triển CN Đông Nam Dược có địa chỉ tầng 23, tòa nhà Sông Đà, đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP: “Ngoài Công ty Phát Triển CN Đông Nam Dược, chúng tôi đang tiếp tục thanh tra, kiểm tra đột xuất các địa chỉ khác, của những công ty tương tự.  

Sai phạm chung của các công ty này là quảng cáo, bán các sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN) chưa công bố, ghi nhãn sai, quảng cáo sản phẩm như thuốc chữa bệnh, dùng hình ảnh nhân viên y tế để quảng cáo…

Trong quá trình thanh, kiểm tra, chúng tôi đã tiến hành niêm phong các sản phẩm chưa công bố được bày bán ra thị trường. Đồng thời, chúng tôi đang tiến hành xác minh 3 công ty có lượng kinh doanh qua mạng lớn”.

Trước thực trạng các sản phẩm TPCN được bán và quảng cáo rầm rộ, không theo quy định trên mạng xã hội, ông Phong khuyến cáo, người tiêu dùng không sử dụng sản phẩm TPCN quảng cáo dưới các hình thức như: Dùng thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo sản phẩm; Dùng hình ảnh của nhân viên y tế để quảng cáo; Sử dụng hình ảnh, danh nghĩa của cơ quan y tế để quảng cáo…

Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng không nên mua, không sử dụng sản phẩm trong lúc các cơ quan thanh tra, kiểm tra đang tiến hành xác minh, xử lý vi phạm.

“Thực tế trong quá trình thanh, kiểm tra, các doanh nghiệp phủ nhận những thông tin quảng cáo, hình ảnh đăng tải trên mạng không phải là của họ. Nhiều doanh nghiệp tỏ ra bức xúc, bất bình về điều này. 

Trước tình hình như vậy, một số công ty dược đã chủ động rà soát thông tin, phát hiện và chủ động cung cấp thông tin cho báo chí, báo cáo với Cục ATTP để tránh bị hiểu lầm và bị đánh đồng với các sản phẩm trôi nổi, kém chất lượng, đánh lừa người tiêu dùng. 

Điển hình như trường hợp Công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm CVI có nhiều hình ảnh quảng cáo sản phẩm trên mạng tuy nhiên đại diện công ty khẳng định: các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Heposal đang quảng cáo trên các website http://ehospital.vn/, http://voila-blog.com/, http://tacdungcuathuoc.net/ không phải do công ty này thực hiện và chịu trách nhiệm về chất lượng và sẽ không được đảm bảo về chất lượng, an toàn theo công bố được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

Với nhứng trường hợp như này, chúng tôi mời đại biện bên Cục Phát thanh truyền hình vào cuộc điều tra, xác minh thông tin. Hiện, chúng tôi đã chuyển 17 vụ việc sang Cục Phát thanh truyền hình.

Mặt khác, Cục ATTP cũng công bố các thông tin này trên website của Cục dưới dạng, các sản phẩm quảng cáo ở những trang như này doanh nghiệp sản xuất, phân phối sản phẩm không thừa nhận nội dung quảng cáo và không chịu trách nhiệm về trang web này. Đề nghị người tiêu dùng không mua sản phẩm hiện nay đang quảng cáo như vậy” – ông Phong nhấn mạnh.

Hơn nữa, những chiêu thức quảng cáo TPCN đang được các đối tượng sử dụng rất tinh vi trên mạng xã hội, hình thức quảng cáo đa dạng, diễn biến phức tạp nên rất dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Nhất là việc họ sử dụng hình ảnh một số người nổi tiếng để quảng cáo sản phẩm nhằm đánh vào tâm lý yêu thích, tin tưởng của người dân.

Về mặt pháp luật không cấm người nổi tiếng quảng cáo. Nhưng Cục trưởng Cục ATTP khuyến cáo những người nổi tiếng, khi nhận lời tham gia làm đại sứ thương hiệu cho sản phẩm, tham gia quảng cáo sản phẩm cần tìm hiểu kỹ chất lượng sản phẩm, phải hiểu các quy định của pháp luật về quảng cáo TPCN.

Tốt nhất nên chọn quảng cáo những sản phẩm có nội dung quảng cáo đã được thẩm định, sản phẩm đã được công bố rõ ràng, quảng cáo đúng sự thật, không nói quá về tác dụng sản phẩm.

Theo ông Phong, chiêu trò nguy hiểm nhất được các đối tượng bán TPCN qua mạng thực hiện là sử dụng người tư vấn không có trình độ. Thậm chí có tình trạng người làm tư vấn giả làm bác sĩ, dược sĩ, nhưng thực tế họ không có kiến thức về sức khỏe, dọa  người tiêu dùng, nói quá lên để gợi ý mua sản phẩm của họ.

Người tiêu dùng nên nhớ rằng, các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, TPCN chỉ có tác dụng nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, giúp làm giảm triệu chứng của bệnh, hoàn toàn không có tác dụng điều trị bệnh, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Vậy nên, khi lựa chọn sử dụng sản phẩm TPCN cần tìm hiểu cẩn thận, tránh nghe và tin theo những lời quảng cáo thổi phồng sự thật để rồi gây hại cho sức khỏe.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 17 về việc tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mai, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền. 

Để thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Thủ tướng, Bộ Y tế tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như: 

Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát để ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới hoặc sửa đổi phù hợp những văn bản chưa quy định về chuyên môn kỹ thuật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình kiểm tra về dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của ngành. 

Tăng cường quản lý, ứng dụng khoa học công nghệ vào kiểm soát đối với nguồn gốc, chất lượng của các nguyên liệu, các sản phẩm chăm sóc nâng cao sức khỏe con người; đề xuất thực hiện thống nhất và xã hội hóa công tác giám định, kiểm định; thực hiện kết nối một cửa quốc gia, chủ động chia sẻ thông tin về cấp phép, quản lý đối với sản phẩm dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền, phối hợp với các cơ quan liên quan phòng chống hiệu quả buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng thuộc phạm vi quản lý. 

Chỉ đạo tăng cường thanh tra công vụ đối với hoạt động cấp phép sản xuất, lưu hành, quảng cáo, giám định, chứng nhận chất lượng, chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn đối với lĩnh vực, mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền; phối hợp với các cơ quan và các lực lượng chức năng tăng cường thanh tra, hậu kiểm, kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nói trên.

5. Cục trưởng cảnh báo tình trạng giả bác sĩ, dược sĩ tư vấn thực phẩm chức năng

Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho rằng tình trạng tư vấn viên giả làm bác sĩ, dược sĩ để tư vấn người tiêu dùng sử dụng thực phẩm chức năng (TPCN) là rất nguy hiểm. Bản thân ông khi gọi điện đến cũng được tư vấn, khẳng định dùng là khỏi.

Ngày 25/6, chia sẻ với báo chí liên quan đến những sai phạm trong kinh doanh thực phẩm chức năng của công ty Đông Nam Dược, ông Phong cho biết vừa ra quyết định thu hồi 13 giấy xác nhận sản phẩm của công ty này có địa chỉ tại tầng 23 toà nhà Sông Đà, đường Phạm Hùng. Ngoài ra, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục thanh kiểm tra đột xuất với các địa chỉ khác của các công ty tương tự.

Cục An toàn thực phẩm cũng ra quyết định thu hồi 4 giấy xác nhận nội dung quảng cáo của các sản phẩm của Công ty Đông Nam Dược.

Trước đó, những lùm xùm của công ty này được báo chí phản ánh về tình trạng người dân gọi đến tư vấn được giới thiệu dùng các sản phẩm nâng cao sức khỏe nhưng lại có tác dụng khỏi bệnh.

Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cũng đích thân nhấc máy gọi tư vấn, với căn bệnh liên quan đến đốt sống và được tư vấn viên khẳng định dùng sản phẩm là khỏi bệnh.

Ông Phong khẳng định, thực trạng tư vấn viên, người tư vấn giả làm bác sĩ, dược sĩ rất phổ biến. Trong khi bản thân họ không có kiến thức về y tế, thậm chí còn dọa dẫm về tình trạng bệnh tật, nói quá lên về mức độ nguy hiểm để gợi ý người tiêu dùng mua sản phẩm.

"Trong khi đó, TPCN chỉ có tác dụng nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm triệu chứng, không có tác dụng điều trị, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Vì thế, TPCN nên tuyệt đối không được ghi là thuốc, có tác dụng điều trị bệnh, thay đổi chức năng bộ phận cơ thể người", ông Phong nói.

Với những trường hợp này, cơ quan chức năng đang xác minh, thu thập chứng cứ và sẽ xử lý.

Ông Phong cho biết thêm, nhiều công ty kinh doanh TPCN luôn muốn quảng cáo quá lên công dụng để thu hút người dùng. "Tôi kêu gọi người tiêu dùng không sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng có quảng cáo dưới các hình thức như: dùng thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo, dùng hình ảnh cán bộ y tế quảng cáo, sử dụng danh nghĩa, hình ảnh cơ quan y tế quảng cáo. Bởi với những hành vi quảng cáo này, chưa cần kiểm tra đã cho thấy quảng cáo không đúng quy định. Trong khi cơ quan chức năng đang xác minh, xử lý, người tiêu dùng kiên quyết không mua sản phẩm quảng cáo như vậy".

Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cũng thông báo một số hành vi mà các công ty kinh doanh, sản xuất TPCN hay sai phạm, đó là sản xuất TPCN dù chưa công bố, ghi nhãn sai giống thuốc chữa bệnh... mà đã kinh doanh. Như trường hợp của 3 công ty có lượng kinh doanh rất lớn qua mạng Cục An toàn thực phẩm đang xác minh. Sớm nhất Cục sẽ làm việc với công ty có sản phẩm chưa công bố chất lượng đã bán trong siêu thị.

Hay một số công ty đã thay đổi địa điểm mà không thông báo lại với cơ quan quản lý chúng tôi cũng sẽ thu hồi.

"Chúng tôi sẽ tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp về thủ tục hành chính, nhưng phải tăng cường thanh kiểm tra theo chỉ thị 17 Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành (ngày 19/6/2018) về việc tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền".

Với chỉ thị này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, các lực lượng chức năng phải quán triệt sâu sắc, đề cao trách nhiệm trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đặc biệt là nhóm hàng liên quan đến chăm sóc, nâng cao sức khỏe con người.

Bộ Y tế được yêu cầu tăng cường thanh tra với các hoạt động cấp phép sản xuất, lưu hành, quảng cáo, giám định, chứng nhận chất lượng với mặt hàng dược mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.

6. Sảy thai vì bác sĩ cho uống thuốc đẩy dịch ứ trong lòng tử cung

Sau khi uống thuốc để đẩy dịch ứ theo chỉ định của bác sĩ bệnh viện FV, chị M.Ch (ngụ tại TPHCM) đã bức xúc phản ứng trên trang cá nhân về tình trạng cùng 1 ngày, tại 1 bệnh viện, sáng bác sĩ kết luận không có thai - chiều kết luận có thai.

Trên trang cá nhân của mình, chị M.Ch. (ngụ tại TPHCM) chia sẻ: Sáng 19/6 tôi có hẹn khám tại bệnh viện FV quận 7. Sau khi khám, siêu âm và thử nước tiểu, bác sĩ kết luận: tôi không có thai nhưng có dịch ứ trong lòng tử cung.

Buổi trưa cùng ngày, tôi trở lại FV để siêu âm tử cung, 2 bác sĩ kết luận: "kinh nguyệt nhiều và bất thường không đúng chu kỳ kinh nguyệt" (excessive and frequent menstruation with irregular cycle). Bác sĩ cho tôi đơn thuốc uống để đẩy "dịch ứ" ra ngoài gồm 10 viên Misoprotol tab 200mcg, uống 2 viên/lần, ngày 2 lần trong 2 ngày.

Khoảng 17h cùng ngày, tại nhà, tôi uống thuốc theo toa bác sĩ bao gồm 2 viên Misoprostol Stada 200mg (thuốc phá thai, sau này khi tra cứu tôi mới biết) và 1 viên Tranexamic acid tab 500mg. Khoảng 18h tôi đau bụng, tử cung co thắt dữ dội, tôi phải uống thuốc giảm đau để hỗ trợ. Không lâu sau đó, tôi đi vệ sinh ra 1 khối (cục) khoảng 5cm và máu bắt đầu ra âm ỉ.

Đến 23 giờ khi đang ngủ cùng con trai chưa đầy 2 tuổi thì tôi bị băng huyết. Máu xòa ra ướt đẫm cả băng vệ sinh, quần áo, giường chiếu và cả nền nhà. Tôi chạy vội vào toilet, tại đây tôi băng huyết lần 2, máu chảy lênh láng khắp nền. Tôi bắt đầu choáng váng, xây xẩm hoa mắt và không còn nhìn rõ mọi vật xung quanh.

Ngồi đại xuống toilet, lần thứ 3 tôi băng huyết. Lần này, không còn trụ vững nữa, tôi nằm bẹp xuống nền toilet. Tôi không nhớ mình đã đó bao lâu, khi dần đủ sức tôi đã bò đã lết ra khỏi toilet và trườn dần đến cửa. Cố gắng hết sức ngồi dậy mở tay nắm cửa ra vào, tôi gọi: "anh ơi"…

Nữ bệnh nhân sau đó được chồng đưa thẳng vào bệnh viện FV cấp cứu trong tình trạng lơ mơ. Theo bệnh nhân, sau những thủ thuật cấp cứu “bác sĩ chẩn đoán tôi bị băng huyết do sảy thai, test nước tiểu cho kết quả dương tính. Điều đó có nghĩa tôi có thai. Tôi từ chối kết quả đưa ra vì trong cùng 1 ngày, 1 bệnh viện, 1 phương pháp test không thể có việc đau lòng này được và khẳng định với ekip: Tôi không thể có thai”.

Chị viết tiếp: “Máu vẫn chảy, nước mắt vẫn rơi, ê-kíp không thể tiến hành cầm máu cho tôi trong tình trạng bị sốc nặng về tinh thần lẫn thể xác. Bác sĩ quyết định gây mê và tiến hành mổ cấp cứu khẩn cho tôi. Chưa bao giờ tôi cảm nhận cái chết gần đến vậy. Tôi không thể chết lúc này khi con tôi còn quá nhỏ, con tôi sẽ ra sao? Trước khi chìm vào cơn mê, hình ảnh 2 con vẫn nguyên vẹn trong tâm trí, tôi cầu nguyện "hãy cho con sống để nuôi con".

“Quá nhiều sự việc và biến cố xảy ra trong cùng 1 ngày. Ranh giới mong mang giữa sự sống và cái chết. Tôi trở về cuộc sống lúc 4h sáng (20/6) bằng niềm tin, sức mạnh của một người mẹ phải sống để chăm sóc con thơ”.

Bệnh nhân bức xúc: “Đây là lúc FV thể hiện rõ quan điểm của mình, nhìn thẳng vào sự thật để giải quyết hay bưng bít sự thật để bảo vệ niềm tin bất chính vào y đức của chính mình”.

Trao đổi thông tin với phóng viên, bà Nguyễn Thị Lệ Thu, Giám đốc Tiếp thị và Phát triển Kinh doanh bệnh viện xác nhận vụ việc xảy ra tại bệnh viện. Bà Lệ Thu cho biết: “Bệnh nhân M.Ch. đã bị hư thai gây ra chảy máu, kết quả siêu âm xác nhận không thấy thai, điều trị ngưng chảy máu bằng cách tháo lưu máu trong tử cung. Thực tế là kết quả xét nghiệm thử thai bằng nước tiểu ban đầu dương tính cũng sẽ không thay đổi cách điều trị. Việc hư thai có thể là do đã dùng thuốc ngừa thai khẩn cấp trước đó”.

Bà Lệ Thu cho hay, phía bệnh viện sẽ tổ chức buổi họp báo vào chiều 25/6 để giải đáp làm sáng tỏ các thắc mắc liên quan đến vụ việc. Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

7. Thu giữ hơn 340 kg thực phẩm “bẩn” trên xe khách

Thiếu tá Hoàng Anh Tâm, Trạm trưởng Trạm CSGT Ngọc Hồi (thuộc Phòng CSGT tỉnh Kon Tum) xác nhận, vừa bắt giữ hàng trăm ki lô gam thực phẩm không rõ nguồn gốc tại đèo Lò Xo của xe khách chạy hướng Bắc - Nam.

Thông tin trước đó, vào khoảng 2h sáng 25/6, tại đèo Lò Xo(thuộc xã Đắk Man, huyện Đắk Glei), Trạm kiểm soát động vật Măng Khênh, phối hợp với tổ tuần tra, kiểm soát (Trạm CSGT Ngọc Hồi, Phòng CSGT Kon Tum), đã kiểm tra xe khách 48B – 005.72 do lái xe Hà Huy Dương (SN 1978, trú tại Đắk Lắk), chạy hướng Nam Định - Đắk Lắk.

Qua công tác kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 3 thùng xốp chứa hơn 340 kg thịt heo đông lạnh. Tại thời điểm trên nhà xe không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc số thực phẩm.

Ngay sau đó, lực lượng chức năng đã lập biên bản, bàn giao số thực phẩm không rõ nguồn gốc cho cơ quan thú y xử lý.

8. Thu hồi mặt nạ dạng gel do nhiễm khuẩn

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc 1 lô sản phẩm Gelica facial mask gel - 60gcủa công ty CN.

Theo đó, căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm mẫu sản phẩm của Viện Kiểm nghiệm thuốc TPHCM ngày 4/6 lấy tại Cửa hàng Gardian (176 Nguyễn Trãi, Bến Thành, TPHCM), sản phẩm không đạt yêu cầu chất lượng về chỉ tiêu giới hạn nhiễm khuẩn theo quy định.

Sản phẩm được quảng cáo với công dụng lột mụn, giảm mụn.

Cục Quản lý Dược yêu cầu Công ty TNHH CN phải gửi thông báo thu hồi tới những nơi phân phối, sử dụng sản phẩm nêu trên và tiến hành thu hồi lô mỹ phẩm không đáp ứng quy định. Gửi báo cáo thu hồi về Cục Quản lý Dược trước ngày 10/7/2018.

Sở Y tế TP HCM có trách nhiệm kiểm tra Công ty TNHH CN và các đơn vị liên quan trong việc chấp hành pháp luật về sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm theo quy định của Bộ Y tế. Giám sát việc thu hồi lô mỹ phẩm không đáp ứng quy định, xử lý theo quy định hiện hành…

9. 22 loại thuốc ngừng bán tại Việt Nam

Cục Quản lý Dược đã quyết định rút giấy đăng ký lưu hành 22 loại thuốc khỏi danh mục các thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam.

Ngày 21/6 vừa qua, ông Đỗ Văn Đông, Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã ký Quyết định rút giấy đăng ký lưu hành 22 loại thuốc thuộc 6 cơ sở đăng ký, sản xuất ra khỏi danh mục các thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam do cơ sở đăng ký thuốc không có nhu cầu kinh doanh.

Trong đó có dung dịch tiêm truyền Oplatin của Công ty TNHH Reliv pharma (TPHCM), viên nén bao phim Rustatin của công ty CP Korea United Pharm. Int’l; dung dịch tiêm Medphatobra của Cty TNHH Dược phẩm Phương Đài; viên nén bao phim Copegus của công ty F.Hoffmann-La Roche Ltd; viên nén bao phim Bondronat của công ty Productos Roche S.A.de C.V; viên nang cứng Loperamide 2mg của Glaxomithkline Pte. Ltd; 2 sản phẩm của Kujjie Pharma Inc; 6 sản phẩm của công ty Hutecs Korrea Pharmaceutical....

Cục Quản lý Dược yêu cầu, các cơ sở đăng ký thuốc, nhà sản xuất các thuốc này phải có trách nhiệm theo dõi, chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc trong quá trình lưu hành cho đến khi hết hạn dùng của thuốc đối với các thuốc đề nghị rút giấy đăng ký lưu hành đã được sản xuất, nhập khẩu trước ngày 21/6/2018.

10. Nghi vấn nhiều sản phẩm mỹ phẩm VICHY nhập khẩu Pháp 'lừa dối' công dụng, lưu hành 'chui'

Theo tìm hiểu của Chất lượng Việt Nam Online, mỹ phẩm VICHY (mỹ phẩm nhập khẩu Pháp của Công ty TNHH L’Oreal Việt Nam) dù đã có vấn đề phải thu hồi từ năm 2017 nhưng vẫn được lưu hành trên thị trường.

Cụ thể, vừa qua, qua tìm hiểu thị trường, phóng viên Chất lượng Việt Nam Online (Viet Q.vn) phát hiện một sản phẩm mỹ phẩm VICHY có dấu hiệu sai phạm nhãn mác, sai lệch công dụng theo quy định của Bộ Y tế. Đó là sản phẩm Kem dưỡng, giảm mụn, giảm bóng dầu, dưỡng ẩm (ngày) Normaderm Beautifying Anti-Blemish care 24h Hydration.

Sản phẩm được quảng cáo với công dụng: điều trị mụn, giảm bóng dầu, dưỡng ẩm da. Mã code sản phẩm là M9722100. Đây là một trong các dòng sản phẩm lâu đời và nổi tiếng tại Việt Nam của thương hiệu mỹ phẩm VICHY do Công ty L’Oreal Việt Nam (Địa chỉ: Tầng 10, tòa nhà Vincom, 45A Lý Tự Trọng và 72 Lê Thánh Tôn, P. Bến Nghé, Q.1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam) nhập khẩu và chịu trách nhiệm.

Được biết, VICHY là dòng sản phẩm dược mỹ phẩm đã đăng ký công bố lưu hành mỹ phẩm với cơ quan quản lý dược của Bộ Y tế và nhập khẩu chính thức từ Pháp về Việt Nam.

Qua xác minh thông tin từ bà Lê Thị Hà Phương, đại diện Công ty TNHH L’Oreal Việt Nam, bà Phương cho biết, sản phẩm này đã được thu hồi để thay đổi nhãn phụ từ tháng 10 năm 2017 ngay sau khi phát hiện lỗi ở nhãn phụ không đúng với công bố sản phẩm được duyệt bởi Cục Quản lý Dược- Bộ Y tế.

Không biết quy trình thu hồi sản phẩm của Công ty TNHH L’Oreal Việt Nam như thế nào mà trên thực tế, tại thời điểm ngày 28/05/2018, phóng viên Chất lượng Việt Nam Online (Viet Q.vn) vẫn phát hiện sản phẩm này đang được lưu hành trên thị trường. Mỹ phẩm VICHY được phân phối rất nhiều ở hiệu thuốc, hệ thống bán lẻ mỹ phẩm trên toàn quốc, không biết có bao nhiêu sản phẩm 'lỗi' như vậy đã đến tay người tiêu dùng? 

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin từ Cục Quản lý Dược và Cục Quản lý thị trường tới bạn đọc.

11. Tình hình sử dụng ma túy tổng hợp tăng mạnh tại Việt Nam

Ngày 25-6, tại Hải Phòng, Cục Phòng chống AIDS, Bộ Y tế phối hợp với Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng (SCCI) tổ chức Hội thảo “Can thiệp trong lĩnh vực y tế cho người sử dụng ma túy trong tình hình mới”.

Theo số liệu báo cáo của Bộ Công an, tính đến hết năm 2017 toàn quốc, Việt Nam có 222.582 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, tăng 11.831 người so với năm 2016. Trước đây, người sử dụng ma túy chuyển đổi từ việc hút thuốc phiện sang tiêm chích heroin (tỷ lệ người sử dụng heroin lên tới hơn 80%). Những năm gần đây, việc sử dụng các chất ma túy tổng hợp đang gia tăng nhanh chóng cả về số lượng lẫn gánh nặng bệnh tật. Điều tra của Bộ Công an tại 21 tỉnh, thành phố cho thấy, 46% người nghiện ma tuý có sử dụng ma tuý tổng hợp. Năm 2016, tỷ lệ người sử dụng ma túy tổng hợp dạng amphetamine (ATS) chiếm 9,8%, tăng 8,3% so với năm 2001.

Phát biểu tại hội thảo, bà Cao Thị Thoa, Phó trưởng phòng truyền thông Cục Phòng chống AIDS, Bộ Y tế cho biết: “Mặc dù chỉ có một tỷ lệ nhỏ người sử dụng ATS bị lệ thuộc hoặc rối loạn tâm thần cần điều trị y khoa nhưng tất cả đều có nguy cơ bị nhiễm HIV và các bệnh về máu do có quan hệ tình dục không an toàn hoặc tiêm chích chung. Tuy nhiên việc cai nghiện bắt buộc và các hình thức điều trị có giam giữ đều không có hiệu quả và người sử dụng ATS thường không có nhận thức về nguy cơ và vấn đề sức khỏe của chính mình. Điều đó đã gây ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng dịch vụ chăm sóc hỗ trợ cho người sử dụng ma túy”.

Để khắc phụ tình trạng này, Bô Y tế đã phối hợp cùng nhiều cơ quan chức năng đã triển khai nhiều biện pháp can thiệp giảm hại ở người nghiện ma túy tại Việt Nam. Năm 2017, đã có 28 triệu bơm kim tiêm được tiếp cận với 126.000 người nghiện chích ma túy tại 53 tỉnh, thành phố và 21 triệu bao cao su tiếp cận được với 58.000 người nghiện chích ma túy/50 tỉnh, thành phố. Tính đến tháng 12-2017 đã có 53.627 bệnh nhân được điều trị methadone tại 310 cơ sở điều trị tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Đồng thời tuyên truyền, giáo dục người dân để họ tránh xa ma túy; thực hiện các biện pháp giảm hại ma túy, dự phòng trước-sau phơi nhiễm, xét nghiệm HIV và chuyển gửi điều trị.

12. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Đẩy nhanh thực hiện giảm giá các mặt hàng có khả năng giảm giá

Ngày 22/6, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, Phó trưởng Ban, Ban chỉ đạo điều hành giá đã ký thông báo số 403/TB-BCĐĐHG thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá ngày 29/5/2018.

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo điều hành giá , trong 5 tháng đầu năm 2018, các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục có sự nỗ lực cao trong công tác điều hành giá góp phần kiểm soát lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2018 tăng 1,61% so với tháng 12 năm 2017, bình quân 5 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2017 tăng 3,01%.

Diễn biến CPI trong 5 tháng đầu năm cho thấy mặt bằng giá về cơ bản biến động tương đối sát với kịch bản dự báo, các nhân tố gây tăng giá trong hai tháng gần đây chủ yếu xuất phát từ biến động tăng giá một số mặt hàng thiết yếu trên thị trường trong nước và thế giới trong khi không có yếu tố tăng giá mới xuất phát từ công tác điều hành giá của Chính phủ.

Từ nay đến cuối năm 2018, mặc dù công tác điều hành giá, kiểm soát lạm phát tiếp tục chịu nhiều áp lực do giá một số mặt hàng trên thị trường thế giới dự báo tiếp tục có khả năng tăng cao tác động đến mặt bằng giá trong nước qua kênh xuất nhập khẩu nhưng Chính phủ quyết tâm kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân ở mức dưới 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra.

Trên cơ sở các kịch bản điều hành giá đã được thống nhất, yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp điều hành giá đã đề ra từ đầu năm tại Thông báo số 259/TB-BCĐĐHG ngày 30/3/2018 của Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá về điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa; điều hành giá các mặt hàng thiết yếu; về rà soát hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý giá chuyên ngành. Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện các  các nhiệm vụ sau:

Thực hiện giữ ổn định mức giá các mặt hàng do Nhà nước định giá trong tháng 6 năm 2018. Tiếp tục rà soát để đẩy nhanh thực hiện giảm giá các mặt hàng có khả năng giảm giá (như dịch vụ y tế, thuốc chữa bệnh cho người, vật tư y tế, dịch vụ sử dụng đường bộ BOT...);  đối với các mặt hàng giá thị trường có xu hướng tăng cao trong thời gian gần đây như xăng dầu, lương thực, thịt lợn, cần chủ động rà soát, cân đối cung cầu, sử dụng hợp lý quỹ bình ổn giá để bình ổn thị trường; chú trọng công tác tuyên truyền, công khai minh bạch thông tin về giá để kiểm soát lạm phát kỳ vọng.

Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu, đối với mặt hàng nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cập nhật thông tin để rà soát, nắm bắt hiện trạng số lượng đàn lợn nái, lợn thịt và khả năng cung cấp lợn xuất chuồng tại các vùng miền từ nay đến cuối năm 2018, báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá để có giải pháp chủ động điều phối, tránh trường hợp khan hiếm cục bộ đẩy giá lên cao tạo hiệu ứng chung không tốt, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng và chú ý vấn đề truyền thông đảm bảo thông tin khách quan, toàn diện, chính xác...

Đối với xăng dầu, Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu trong nước theo quy định, sử dụng hợp lý quỹ bình ổn giá với liều lượng thích hợp, chủ động có kịch bản ứng phó nếu giá xăng dầu tăng cao để tạo dư địa thuận lợi cho việc kiểm soát mặt bằng giá cả năm.

Đối với mặt hàng điện, Bộ Công Thương rà soát các chi phí đầu vào để điều hành giá điện phù hợp với kịch bản điều hành giá chung trong năm 2018, triệt để tiết giảm chi phí để không phải điều chỉnh giá điện trong năm nay.

Đối với Thuốc và vật tư y tế, Bộ Y tế đẩy mạnh tổ chức đấu thầu tập trung thuốc quốc gia với tần suất nhiều hơn và tăng cường quản lý đấu thầu vật tư, thiết bị y tế theo chỉ đạo tại Thông báo số 145/TB-VPCP ngày 18 tháng 4 năm 2018 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại buổi làm việc với Bộ Y tế (sớm thí điểm đấu thầu tập trung đối với vật tư y tế).

Đối với  Dịch vụ giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm sửa đổi Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2011 về ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, có phương án kiểm soát giá vật tư năm học mới, khắc phục cơ bản tình trạng lạm thu đóng thêm các khoản khác trong trường học. Nghiên cứu cơ chế điều hành, chủ động nắm bắt thông tin, đăng ký lộ trình tăng giá, phân bổ và kiểm soát mức độ, thời điểm tăng giá dịch vụ giáo dục cho phù hợp.../.

13. Phải bổ sung iot, nước mắm Phú Quốc lo sản phẩm đổi màu, khó xuất khẩu

Phải bổ sung iot và các vi chất vào sản phẩm, nước mắm Phú Quốc lo không giữ được quy trình sản xuất đã được bảo hộ tại thị trường châu Âu mà các doanh nghiệp đã rất vất vả mới có được.

Không chỉ nước mắm Phú Quốc, nhiều doanh nghiệp lo lắng phải thay đổi toàn bộ quy trình sản xuất, dù đã được bảo hộ ở nhiều thị trường lớn, vì quy định bổ sung vi chất dinh dưỡng vào chế biến thực phẩm, theo như yêu cầu của Nghị định 09/2016/NĐ-CP ngày 28/1/2016 của Chính phủ quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng trong chế biến thực phẩm.

Bà Lý Kim Chi – Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM, cho biết các doanh nghiệp ngành thực phẩm đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện Nghị định 09/2016/NĐ-CP ngày 28/1/2016 của Chính phủ quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng trong chế biến thực phẩm. 

Mới đây, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP, chỉ đạo Bộ Y tế nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định 09 theo hướng chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng các vi chất dinh dưỡng.  

Tuy nhiên, đến nay, Bộ Y tế vẫn chưa có Nghị định sửa đổi, thay thế chính thức Nghị định 09 như chỉ đạo theo tinh thần Nghị quyết 19 của Chính phủ khiến doanh nghiệp “đứng ngồi không yên”.


Tại hội thảo “Trao đổi một số thông tin và đánh giá tác động của việc bổ sung vi chất dinh dưỡng vào trong chế biến thực phẩm”, tổ chức chiều nay ở TP.HCM, chuyên gia dinh dưỡng Vũ Thế Thành, thông tin, các chất vi lượng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người.

Trong đó, iot để tổng hợp hormon tuyến giáp, vi chất này ảnh hưởng tới phát triển trí não con người. Thiếu hay thừa iot đều có vấn đề. Trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú là các đối tượng có nhu cầu nhiều hơn cả.

Thế nhưng, có sự bất cập trong việc bổ sung iot vào thực phẩm ở Việt Nam. Cụ thể, nước ta có bờ biển dài hơn 3.000 km nhưng mức độ thiếu iot chưa được làm rõ ở từng khu vực, vùng, miền như miền núi và miền biển. Thay vào đó, mức độ thiếu iot bị “đánh đồng”, từ đó, ép các doanh nghiệp phải bổ sung vào chế biến thực phẩm là điều là bất hợp lý.

Ông Thành cho rằng, cần làm rõ khu vực nào thiếu thì cần bổ sung, vì nếu cào bằng chỉ tiêu ở tất cả các vùng, miền rồi áp dụng lên nhà sản xuất sẽ tạo ra thế cạnh tranh không công bằng cho các doanh nghiệp.

Cũng theo ông Thành, các gia đình Việt Nam dùng nước mắm phổ biến hơn là dùng muối. Tuy nhiên, nước mắm truyền thống khi cho thêm iot sẽ bị đổi màu, đổi vị. Chưa kể, hàm lượng iot rất dễ thất thoát trong bảo quản và chế biến do ánh sáng…

Trong khi đó, việc bổ sung iot vào muối đơn giản hơn, vì không khiến sản phẩm bị hư, người tiêu dùng cũng không ăn nhiều muối, ngoài ra trong muối còn có thể bổ sung thêm cả sắt, kẽm… Một tấn muối ăn có thể bổ sung 57gram iot, nhưng phải tùy mức độ thiếu vi chất này ở từng khu vực, vùng miền mà có chế độ bổ sung hợp lý.

Bà Hồ Kim Liên, Chủ tịch Hội nước mắm Phú Quốc, cũng cho biết, iot rất dễ bay hơi trong môi trường tự nhiên. Trong khi đó, sản phẩm nước mắm Phú Quốc đã được bảo hộ quy trình sản xuất ở châu Âu, nếu áp dụng Nghị định 09, doanh nghiệp phải thêm iot vào nước mắm sẽ khiến chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng cả màu, mùi, vị từ đó ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, không đúng với các quy định của sản phẩm đã được bảo hộ.

Hậu quả kéo theo là sẽ khó xuất khẩu được sản phẩm vào thị trường khó tính. Chưa kể, nếu bổ sung vi chất, sản phẩm sẽ khó cạnh tranh với các mặt hàng nhập khẩu. Hơn nữa, trong nước mắm Phú Quốc đã có một phần iot từ lượng muối dùng để ủ chượp.

Ông Lâm Bá Nhĩ, Giám đốc quản lý chất lượng Công ty CP Việt Nam kỹ nghệ súc sản (VISSAN), cho rằng, nhiều sản phẩm chế biến đã qua công nghệ xử lý nhiệt độ cao, thì iot đưa vào bị phân hủy hết, mất tác dụng và sản phẩm cuối cùng không còn tồn dư iot.

Còn nước mắm, nước chấm nếu bổ sung iot vào sẽ gây biến đổi màu, mùi, mất khả năng chống oxy hóa, không đảm bảo chất lượng như đã tự công bố. Mặt khác tạo thêm rào cản không cần thiết ở góc độ thương mại do hàng hóa sẽ phải thay đổi nguyên liệu nếu trong thành phần thực đó có chứa muối.

Do đó, đại diện Vissan đề nghị Bộ Y tế khẩn trương sửa đổi Nghị định 09/2016, theo hướng chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng muối có bổ sung iot.

Bà Phạm Khánh Phong Lan – Trưởng Ban An toàn Thực phẩm TP.HCM, thông tin, thời gian qua, Bộ Y tế đã có quyết định ngừng thanh tra đối với vấn đề bổ sung iot vào sản phẩm thực phẩm chế biến. Tuy nhiên, cần có một văn bản pháp lý chính thức.

Theo bà Lan, hiện nay, công tác hậu kiểm chất lượng sản phẩm ở TP.HCM rất khó khăn, đã có hơn 11.000 doanh nghiệp tự công bố chất lượng sản phẩm theo Nghị định 15/NĐ-CP/2018 của Chính phủ, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.

Việc chậm trễ trong việc sửa đổi Nghị định 09 về tăng cường vi chất dinh dưỡng trong chế biến thực phẩm càng khiến Ban khó khăn hơn trong việc hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố trong việc tự công bố chất lượng.

“Chính phủ đã ra Nghị quyết 19, yêu cầu Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Nghị định 09 trước đó, vấn đề hiện nay là “trên bảo dưới không nghe”, chưa kể, việc ra Nghị định thì gấp gáp nhưng rút lại thì phải trình rất mất thời gian, ảnh hưởng lớn đến cả cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan quản lý cấp địa phương”, bà Lan nêu ý kiến.

Ngày 15.5.2018, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và các năm tiếp theo.

Trong đó, tại điểm b khoản 15 mục III, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế “nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung nghị định 09/2016 ngày 28.1.2016 của Chính phủ về tăng cường vi chất dinh dưỡng trong thực phẩm theo hướng: (i) bãi bỏ quy định “muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường iot” tại điểm a khoản 1 điều 6; (ii), bãi bỏ quy định “bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường kẽm và sắt” tại điểm b khoản 1 điều 6. Thay vào đó chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng.

Nhưng thực tế cho đến nay, Bộ Y tế  vẫn chưa có nghị định sửa đổi, thay thế chính thức Nghị định 09 như đã chỉ đạo theo tinh thần Nghị quyết 19/2018 của chính phủ vừa ban hành để sớm giải quyết khó khăn vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải.

14. Bộ Y tế cảnh báo nhiều phản ứng có hại của các thuốc chứa chymotrypsin

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, gần đây có sự gia tăng rất lớn các báo cáo về phản ứng có hại, trong đó có nhiều báo cáo nghiêm trọng liên quan đến các chế phẩm khác nhau của hoạt chất chymotrypsin (alpha-chymotrypsin) tại Việt Nam.

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các BV, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ về việc Cung cấp thông tin liên quan đến phản ứng bất lợi của thuốc (ADR) của các thuốc chứa chymotrypsin (alpha-chymotrypsin).

Theo Cục Quản lý Dược, trong quá trình tập hợp và phân tích dữ liệu về báo cáo ADR từ các cơ sở khám chữa bệnh, Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc nhận thấy có sự gia tăng rất lớn các báo cáo về phản ứng có hại, trong đó có nhiều báo cáo nghiêm trọng liên quan đến các chế phẩm khác nhau của hoạt chất chymotrypsin (alpha-chymotrypsin) tại Việt Nam.

Để đảm bảo sử dụng các thuốc chứa chymotrypsin (alpha-chymotrypsin) đường tiêm an toàn, hợp lý, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các BV, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ thông báo cho các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tuân thủ chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, liều dùng của thuốc, chú ý tương tác thuốc khi kê đơn thuốc có chứa chymotrypsin (alpha-chymotrypsin) đường tiêm.

Chỉ sử dụng thuốc sau khi đã khám sàng lọc, phân loại bệnh nhân, tránh sử dụng thuốc tiêm có chứa chymotrypsin (alpha-chymotrypsin) cho những đối tượng bệnh nhân có nguy cơ cao xảy ra ADR phản vệ, sốc phản vệ.

Tăng thủ quy trình tiêm thuốc có chứa chymotrypsin (alpha-chymotrypsin). Phối hợp với các đơn vị kinh doanh thuốc có chứa chymotrypsin (alpha-chymotrypsin) đường tiêm tăng cường theo dõi, phát hiện và xử trí các trường hợp xảy ra phản ứng có hại của các thuốc này nếu có…..

15. Chưa có phác đồ điều trị, người nghiện ma túy tổng hợp đối diện nguy cơ cao lây nhiễm HIV

Sáng 25/6, tại Hải Phòng, Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) phối hợp cùng Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng đã tổ chức Hội thảo báo chí về can thiệp lĩnh vực y tế cho người sử dụng ma túy trong tình hình mới.

Số người nghiện ma túy tổng hợp đang tăng nhanh

Theo báo cáo về ma túy thế giới, đến cuối năm 2015 có tất cả 255 triệu người sử dụng ma túy. Trong đó, khoảng 29,5 triệu người có rối loạn khi sử dụng ma túy (chiếm 11%).

Tại Việt Nam, hơn 202.600 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý vào năm 2015, đến năm 2017, con số này đã tăng lên hơn 222.500 người (tăng 11.131 người so với năm 2016). 55% người nghiện sử dụng Heroin, 40% ma túy tổng hợp và 5% sử dụng cần sa, cocaine, cỏ Mỹ...

Đáng báo động, qua thống kê từ 21 tỉnh, TP khắp cả nước, số người sử dụng các loại ma túy tổng hợp đang tăng mạnh (chiếm 46%). Đặc biệt, một số tỉnh có tỷ lệ sử dụng ma túy tổng hợp lên đến 80% là Trà Vinh, Đà Nẵng, Quảng Trị...

Cũng theo thống kê, chủ yếu những người sử dụng ma túy được phát hiện ở cộng đồng (68%, số liệu của năm 2017). Còn lại, chỉ 14% người nghiện ma túy được phát hiện tại trại cai nghiện, 12% phát hiện tại nhà tù hoặc trại tạm giam.  

Chưa có phương pháp điều trị đối với người dùng ma túy tổng hợp

Theo TS Hoàng Đình Cảnh - Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, nếu như trước đây, các giải pháp đối với những người sử dụng ma túy nặng về hình phạt thì hiện nay, quan điểm này đã thay đổi với mục đích giúp họ có thể quay lại cuộc sống.

Do đó, Chính phủ đã giao cho Bộ Y tế xây dựng các nhóm giải pháp để can thiệp đối với người sử dụng ma túy tổng hợp. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đối với những người nghiện ma túy tổng hợp, chủ yếu vẫn là tư vấn. Do thói quen sau khi sử dụng ma túy tổng hợp là quan hệ tình dục nên họ là những người đối diện với nguy cơ lây nhiễm HIV rất cao.

"Những người sử dụng ma túy là những người thuộc nhóm yếu thế của xã hội, họ là những đang ở bên vực thẳm của sự sống. Chính vì vậy, nếu chúng ta không đưa vòng tay kéo họ về với cộng đồng thì họ sẽ rơi vào vòng xoáy hết sức đen tối mà ở đó sẽ không có những quyền của con người." - Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS nói và nhấn mạnh: "Trên thực tế chúng ta đã làm được điều này, dẫn chứng cụ thể là việc những người nghiện Heroin đang sử dụng Methadol, họ có thể quay lại với cộng đồng để tham gia các công việc góp ích cho xã hội."

Cũng theo ông Hoàng Đình Cảnh, ở thời điểm hiện tại, nhiều người dân, thậm chí cả cán bộ y tế không hiểu nhiều về vấn đề ma túy. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, vận động hiện nay cũng cần được tập trung triển khai quyết liệt.

16. Đưa thực hành vào chương trình học sinh viên được lợi ngay từ khi ngồi trên giảng đường

Từ lâu việc thực hành trong trường học đã được đề cập tới, tuy nhiên không phải trường học nào cũng có đủ điều kiện để sinh viên có thể thực hành, đặc biệt là những địa chỉ đào tạo khối ngành Y Dược.

Ngành Y Dược là ngành học có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của người dân cũng như sự phát triển của ngành Y tế, sinh viên khi theo học ngành Y Dược sẽ có cơ hội nghề nghiệp rộng mở, mức thu nhập hấp dẫn. Để làm được những điều này đòi hỏi tay nghề của cán bộ Y tế phải cao và có nhiều kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực Y Dược. Nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở Y tế, Bộ Y tế nước ta đã ra chủ trương chuẩn hóa nhân lực Y tế, theo đó để làm việc tại các cơ sở Y tế công lập, cán bộ ngành Y Dược phải có trình độ tối thiểu là Cao đẳng. Đến năm 2025, tất cả các Điều dưỡng viên, Dược sĩ, Kỹ thuật viên Xét nghiệm... tại các cơ sở Y tế phải chuẩn hóa lên trình độ Cao đẳng. Chính vì thế thí sinh muốn theo học ngành này nên chọn học Cao đẳng  Y Dược chính quy, đối với những thí sinh Y Dược có bằng hệ trung cấp cần học liên thông lên Cao đẳng Y Dược để đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe trong thời đại đổi mới.

Lựa chọn cơ sở đào tạo đưa thực hành vào chương trình học

Nhằm đáp ứng được yêu cầu này của Bộ đưa ra, các thí sinh cần phải có được tay nghề giỏi, đây cũng là lý do thí sinh nên chọn học tại những địa chỉ Cao đẳng Y Dược có chất lượng đào tạo uy tín, chú trọng đào tạo thực hành như Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn. Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn là trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân chuyên đào tạo nhân lực nhóm ngành sức khỏe đạt chuẩn của Bộ Y tế với mô hình đào tạo Trường Y Dược gắn liền với Bệnh viện, Nhà thuốc. Khi theo học tại trường sinh viên được thực hành nhiều tại các phòng thực hành với đầy đủ trang thiết bị đạt chuẩn, ngoài ra sinh viên còn được đi thực tập, thực tế tại các bệnh viện lớn trên địa bàn thành phố để rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm thực tế trước khi ra trường. Sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn có thể tự tin sau khi ra trường có việc làm và làm được việc mà các doanh nghiệp không phải đào tạo lại. Nhằm nâng cao tay nghề cho sinh viên các chuyên ngành như Cao đằng Dược, Cao đẳng dược TPHCM, Cao đẳng Xét nghiệm, Cao đẳng Hộ sinh hay Cao đẳng Kỹ thuật Vật lý trị liệu, chương trình đào tạo của Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chú trọng thực hành với thời lượng thực hành chiếm 70% và lý thuyết chiếm 30% với các trang thiết bị cơ sở vật chất hiện đại.

Cơ hội cho sinh viên Y Dược khi theo học tại Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Những sinh viên theo học tại Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gònngoài được thực hành trong các phòng thí nghiệm do nhà trường đầu tư mà còn được trực tiếp thực tập, thực tế tại các bệnh viện lớn trên địa bàn thành phố. Chương trình học liên kết theo mô hình Viện - Trường sẽ giúp sinh viên thành thạo kỹ năng tay nghề một cách tốt nhất. Đặc biệt với chương trình khởi nghiệp, sẽ là bàn đạp vững chắc cho tất cả các sinh viên muốn có một nghề nghiệp ổn định, tương lai vững chắc ở phía trước. Với mong muốn sinh viên sau khi ra trường có thể bắt tay vào công việc ngay lập tức và nắm được cơ hội phát triển của bản thân trong lĩnh vực Dược phẩm, Nhà trường đã đưa “khởi nghiệp” vào trong quá trình đào tạo, giúp sinh viên định hướng được công việc bản thân. Trong năm 2018, Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tiếp tục thực hiện chỉ đạo tuyển sinh của Bộ Lao động TBXH, Nhà trường xét tuyển các thí sinh đăng ký học Cao đẳng Y Dược với điều kiện chỉ cần thí sinh tốt nghiệp THPT. Nếu đáp ứng được điều kiện này thí sinh sẽ nắm chắc cơ hội trở thành sinh viên của Nhà trường, được học tập trong môi trường năng động, sáng tạo, tiếp xúc với các giảng viên giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn và đầy tâm huyết với nghề.

Đưa thực hành vào chương trình đào tạo, sinh viên chính là những người có lợi thế lớn, có được tay nghề giỏi ngay từ khi ngồi trên giảng đường, điều này giúp sinh viên có được cơ hội việc làm phát triển với mức lương cao, thu nhập hấp dẫn. Các nhà tuyển dụng cũng mong muốn tìm được những người giỏi, có kinh nghiệm và kỹ năng tay nghề cao, không cần tốn thời gian phải đào tạo lại. Chính vì vậy, nếu muốn học Cao đẳng Y Dược hãy lựa chọn Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, đây là nơi giúp thí sinh có cơ hội trở thành cán bộ ngành Y Dược chuyên nghiệp.

17. Dược sĩ Việt tìm ra chất ức chế, làm teo nhỏ khối ung thư gan

Với 10 năm nghiên cứu đằng đẵng, dược sĩ Trần Đức Dũng- cựu sinh viên Đại học Dược Hà Nội đã tìm ra các hoạt chất trong cây thuốc Ưng bất bạc của Việt Nam với khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư gan, khiến khối u teo nhỏ đi. 

Đó là thông tin được các nhà khoa học đưa ra tại Hội thảo khoa học “Đánh thức tiềm năng thảo dược quý ngàn năm Ưng Bất Bạc trong bảo vệ và phục hồi tế bào gan sớm”, được tổ chức ngày 25.6 tại Đại học Dược Hà Nội dưới sự bảo trợ của Hội Gan Mật Việt Nam. 

PGS.TS Trịnh Thị Ngọc- Phó Chủ tịch Hội Gan Mật Hà Nội, nguyên Trưởng khoa Truyền Nhiễm, BV Bạch Mai cho biết: “Tỷ lệ mắc bệnh gan ở Việt Nam ngày càng tăng cao. Nhiều trường hợp khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn nặng, khiến việc điều trị trở nên khó khăn và phục hồi chức năng gan gần như là không thể bởi gan đã chịu quá nhiều tổn thương. Muốn gan khỏe mạnh và lâu dài cần có biện pháp bảo vệ tế bào gan sớm, khi các tế bào gan còn khả năng phục hồi hoàn toàn trước những tổn thương".

"Các nghiên cứu của TS Dũng về bảo vệ tế bào gan khỏi tổn thương do rượu và tân dược; Kháng virus HBV, hạ men gan; Phục hồi chức năng gan; Diệt tế bào ung thư gan người HA22T thông qua cơ chế hoạt hóa Protein PP2A, hoạt hóa apoptosis; Ức chế tăng sinh tế bào ung thư gan người HA22T. Ức chế quá trình di căn: ức chế xâm lấn, ức chế các tín hiệu di căn của HA22T, đã được Đài Loan và Mỹ cấp bằng sáng chế. Đây là một thành công rất lớn"- PGS Dong nói. 

TS Trần Đức Dũng - Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu về cây ưng bất bạc cho biết: “Bằng sáng chế của Mỹ và Đài Loan khiến tôi có thêm niềm tin vào ước mơ và quyết tâm phát triển sản phẩm chất lượng cao, bảo vệ lá gan cho người Việt mà tôi đã ấp ủ trong suốt 10 năm trời. Đây chính là cơ sở khoa học để phát triển dự án thành sản phẩm đem chăm sóc sức khỏe người bệnh, đồng thời đưa nền khoa học nước nhà lên một tầm cao mới trong lĩnh vực nghiên cứu các sản phẩm mới hỗ trợ điều trị bệnh lý về gan”.

Tại Hội thảo TS Trần Đức Dũng đã ký kết chuyển giao công nghệ được cấp bằng sáng chế tại Mỹ cho đơn vị sản xuất, để đưa vào ứng dụng và phát triển thành sản phẩm Heposal, giúp phục hồi và bảo vệ tế bào gan, dùng cho các trường hợp bệnh lý về gan như: Men gan cao, Viêm gan virus B, C, xơ gan, ung thư gan…

18. Báo Một Thế giới, ngày 25/6/2018, 10h10: Bộ Y tế lên tiếng về việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế

Ngày 30.5.2018, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 15/2018/TT-BYT quy định thống nhất giá dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trong một số trường hợp. Đây là Thông tư thay thế cho Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29.10.2015 đang được áp dụng tại các bệnh viện từ ngày 1.7.2016 đến nay.

Nếu so với Thông tư 37 thì Thông tư 15 này đã điều chỉnh, bổ sung đến 88 dịch vụ kỹ thuật gồm: Điều chỉnh giảm 70 dịch vụ, gồm: 6 giá khám bệnh (của 5 hạng bệnh viện và TYT xã), bình quân giảm 17%; 34 giá ngày giường bệnh (của 5 hạng bệnh viện và các loại giường), bình quân giảm 6%; 30 dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm, bình quân giảm 24%.

Điều chỉnh tăng 9 dịch vụ, gồm: 7 giá ngày giường chủ yếu là giường hồi sức tích cực và giường hồi sức cấp cứu, bình quân điều chỉnh tăng 5%; 2 dịch vụ xét nghiệm. Bổ sung giá của 9 dịch vụ kỹ thuật: người bệnh sử dụng các dịch vụ này sẽ được bảo hiểm xã hội thanh toán.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng điều chỉnh 12 dịch vụ theo phương án không kết cấu chi phí thuốc, vật tư tiêu hao đặc thù trong giá dịch vụ. Bổ sung và điều chỉnh một số thuốc, vật tư chưa kết cấu trong giá của 160 dịch vụ kỹ thuật làm cơ sở để bảo hiểm xã hội thanh toán cho người có thẻ bảo hiểm y tế theo thực tế sử dụng.

Sau khi Thông tư số 15 được ban hành, rất nhiều ý kiến cho rằng, việc ra đời thông tư này đang làm lợi cho bảo hiểm y tế, vì bảo hiểm y tế chỉ phải chi trả thấp; chất lượng khám chữa bệnh có nguy cơ đi xuống do nguồn thu của các bệnh viện giảm.

Bởi trong khung giá của Thông tư 15 này giá dịch vụ khám bệnh, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh đồng loạt giảm ở tất cả các hạng bệnh viện. Điều này sẽ giúp bảo hiểm y tế chi trả thấp, tránh bội chi. Trong khi đó, người khám bệnh có nguy cơ phải khám chữa bệnh trong điều kiện chất lượng đi xuống, vì bị bảo hiểm y tế giảm chi trả.

Lý giải cho việc phải điều chỉnh giá dịch vụ y tế lần này, Bộ Y tế cho biết là để giảm chi phí góp phần tăng khả năng cân đối quỹ bảo hiểm y tế đến năm 2020 trong điều kiện chưa điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế.

Theo Bộ Y tế, các dịch vụ điều chỉnh theo hướng giảm phần lớn là các dịch vụ về giường bệnh, chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm nên sẽ giảm việc chỉ định dịch vụ quá mức cần thiết tại các cơ sở y tế.

Dù thừa nhận việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế lần này sẽ giảm nguồn thu các cơ sở khám chữa bệnh nhưng Bộ Y tế cho biết sẽ chỉ đạo các bệnh viện tăng cường tiết kiệm chi phí để nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời đối với các chi phí để bảo đảm hoạt động thường xuyên của đơn vị, nếu nguồn thu không bảo đảm thì đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.

Bộ Y tế cũng thừa nhận việc điều chỉnh giá lần này có hạn chế là phương án giá vẫn chỉ kết cấu chi phí trực tiếp, phụ cấp đặc thù và tiền lương, chưa kết cấu chi phí quản lý theo lộ trình giá dịch vụ công quy định tại Nghị định 16/NĐ-CP. Trong đó tiền lương vẫn tính ở mức lương cơ sở 1.150.000 đồng, chưa tính lương theo mức lương cơ sở 1.390.000 đồng (theo quy định tại Nghị định 72/2018/NĐ-CP của Chính phủ điều chỉnh mức tiền lương cơ sở từ 1.7.2018 là 1.390.000 đồng).

Liên quan đến việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế (có hiệu lực vào ngày 15.7.2018 tới) chiều 24.6, Bộ Y tế cho biết việc điều chỉnh này là để giảm chi phí, góp phần tăng khả năng cân đối quỹ bảo hiểm y tế đến năm 2020 trong điều kiện chưa điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế.

19. Giảm giá 70 dịch vụ y tế, các bệnh viện sẽ giảm lạm dụng chỉ định xét nghiệm, chụp chiếu?

Theo Bộ Y tế, việc điều chỉnh giảm giá 70 dịch vụ y tế trong khi chỉ tăng giá của 9 dịch vụ sẽ làm giảm chi phí; góp phần tăng khả năng cân đối quỹ BHYT đến năm 2020, đồng thời giảm việc chỉ định dịch vụ quá mức cần thiết của các bệnh viện.

Như Báo ANTĐ đã đưa tin, Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 15 quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) giữa các bệnh viện cùng hạng, thay thế cho Thông tư 37. Đáng chú ý, tại thông tư mới đã điều chỉnh, bổ sung 88 dịch vụ kỹ thuật, trong đó giảm giá 70 dịch vụ (chủ yếu là giá khám bệnh, giường bệnh và xét nghiệm); tăng giá 9 dịch vụ, bổ sung giá 9 dịch vụ khác.

Đây là lần điều chỉnh viện phí đầu tiên trong 3 năm qua mà số dịch vụ kỹ thuật được điều chỉnh giảm giá chiếm đa số thay vì số dịch vụ được điều chỉnh tăng giá. Sáng nay, 25-6, Bộ Y tế đã gửi thông tin đến báo chí để chính thức lý giải về sự điều này.

Theo đó, Vụ Kế hoạch Tài chính – Bộ Y tế cho biết, bối cảnh hiện nay có một số yếu tố tác động làm tăng nhưng cũng có một số yếu tố làm giảm chi phí để thực hiện các dịch vụ. Cụ thể, các yếu tố tác động giảm giá dịch vụ gồm: Tỷ lệ người dân tham gia BHYT tăng; các bệnh viện, nhất là tuyến tỉnh, tuyến huyện được đầu tư nâng cấp, được đào tạo và chuyển giao kỹ thuật từ tuyến trên nên chất lượng dịch vụ tăng.

Đặc biệt, chính sách thông tuyến khám, chữa bệnh tại các huyện trên địa bàn tỉnh được thực hiện từ 1-1-2016 nên tần suất khám, chữa bệnh/thẻ BHYT tăng, dẫn đến số lượt khám bệnh/01 bàn khám, số lượt siêu âm, chụp Xquang, CT-Scanner, nội soi tai mũi họng, công suất sử dụng giường bệnh tuyến huyện, tuyến tỉnh tăng làm giảm được chi phí tính cho 1 dịch vụ.

Cùng đó, giá một số thuốc, vật tư, hóa chất giảm do công tác đấu thầu, đặc biệt là đấu thầu tập trung tại Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và nhiều địa phương, góp phần làm giảm chi phí về thuốc, vật tư, hóa chất để thực hiện dịch vụ.

Tuy nhiên, cũng có giá đầu vào tăng, giá điện, giá nước tăng, chi phí xử lý nước thải y tế trước đây mới tính một phần nay tính đầy đủ... 

Bộ Y tế nhấn mạnh, việc điều chỉnh giá dịch vụ kỹ thuật y tế lần này sẽ làm giảm chi phí góp phần tăng khả năng cân đối quỹ BHYT đến năm 2020 trong điều kiện chưa điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế. Dù vậy, các cơ sở khám chữa bệnh sẽ bị giảm nguồn thu dịch vụ y tế.

Bên cạnh đó, các dịch vụ điều chỉnh phần lớn là các dịch vụ về giường bệnh, chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm nên giảm việc chỉ định dịch vụ quá mức cần thiết. Hơn nữa, về phía người bệnh, giá dịch vụ giảm nên phần đồng chi trả của người bệnh giảm, việc điều chỉnh cũng làm tăng quyền lợi của người có thẻ BHYT.

20. Bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV: Xương sống của chương trình điều trị HIV/AIDS bền vững

Bảo hiểm y tế giúp người nhiễm HIV được tiếp tục điều trị ARV khi không còn nguồn tài trợ quốc tế nhất là khi điều trị ARV là liên tục và suốt đời.Từ 01/01/2019 bắt đầu thanh toán thuốc ARV cho bệnh nhân HIV qua BHYT.

83,4% người nhiễm HIV điều trị bằng ARV có thẻ BHYT

Theo báo cáo của Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), cho đến nay, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc triển khai bảo hiểm y tế (BHYT). Hiện cả nước đã có tới 83,4% người nhiễm HIV đang điều trị bằng thuốc kháng virut (ARV) có thẻ BHYT trong đó có 5 tỉnh, thành phố có 100% người nhiễm HIV đang điều trị bằng thuốc ARV có thẻ BHYT và 30 tỉnh, thành phố tỷ lệ này đạt trên 90%. Nhiều văn bản và hành lang pháp lý đã được ban hành. Các địa phương cũng đã chủ động triển khai BHYT cho người nhiễm HIV từ việc truyền thông, hỗ trợ người nhiễm HIV tham gia BHYT cũng như kiện toàn các cơ sở điều trị HIV/AIDS để có thể ký hợp đồng và thanh toán được với Quỹ BHYT. Đặc biệt, các tổ chức quốc tế cũng đã và đang chung tay hỗ trợ Việt Nam trong việc triển khai BHYT cho người nhiễm HIV không chỉ về kỹ thuật mà cả bằng những nguồn tài chính quan trọng.

Tại Hội nghị “Đảm bảo nguồn tài chính bền vững cho tiếp cận thuốc kháng HIV và hướng tới mục tiêu 100% người nhiễm HIV có thẻ BHYT” mới đây, bà Stephanie De Goes, Điều phối viên Chương trình PEPFAR tại Việt Nam cho rằng: BHYT là cột sống của chương trình điều trị HIV/AIDS bền vững của một quốc gia. Trong nhiều năm qua, PEPFAR đã phối hợp chặt chẽ với các đối tác và Bộ Y tế để triển khai nhằm tăng độ bao phủ BHYT cho người nhiễm HIV cũng như cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS thông qua BHYT. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và là nước thành công nhất trong số các nước mà PEPFAR đang hỗ trợ trong việc triển khai BHYT cho người nhiễm HIV.

Bà Nguyễn Thúy Vân, đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam,nhận định: Chương trình HIV quốc gia được đánh giá là đi tiên phong trong tất cả các chươngtrình y tế công cộng hiện nay ở Việt Nam. Việt Nam được đánh giá là nước đầu tiên sử dụng nguồn bảo hiểm cho điều trị HIV ở Khu vực Tây Thái Bình Dương với lộ trình rõ ràng và những bước đi chắc chắn.

Hướng tới 100% người nhiễm HIV có thẻ BHYT

Đối với người nhiễm HIV, nguy cơ lớn nhất khi không có BHYT là họ sẽ gặp khó khăn tài chính khi điều trị ARV, dẫn đến tình trạng bỏ điều trị, gia tăng tình trạng kháng thuốc, khi đó công tác điều trị sẽ rất khó khăn và tốn kém gấp bội phần.

Được biết, từ 01/01/2019 bắt đầu thanh toán thuốc ARV cho bệnh nhân qua BHYT, các địa phương cần tiếp tục khẩn trương, chủ động triển khai BHYT cho người nhiễm HIV, để hướng tới 100% người nhiễm HIV có thẻ BHYT. Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ nới rộng tiêu chuẩn cơ sở điều trị HIV/AIDS để làm sao nhiều cơ sở y tế có thể tham gia điều trị ARV.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng đề nghị các tổ chức quốc tế hỗ trợ BHXH Việt Nam lồng ghép quản lý bệnh nhân HIV/AIDS, dữ liệu điều trị ARV vào hệ thống phần mềm quản lý bệnh nhân của BHYT trong hệ thống chung cả nước. Có như vậy, chúng ta mới có cơ sở dữ liệu quốc gia điều trị ARV để việc quản lý việc điều trị HIV/AIDS được tốt hơn.

21. Phát hiện thêm một virus do muỗi truyền sang người

Giới chức Mỹ vừa ghi nhận bệnh nhân đầu tiên nhiễm virus Keystone vốn chỉ lây từ muỗi sang các loài động vật.

Theo IFL, bệnh nhân là một thiếu niên 16 tuổi ở vùng Bắc Trung Florida. Trước khi được xác định nhiễm virus Keystone, cậu dự trại hè và thường xuyên bị muỗi cắn vào ban đêm.

Trên tờ Clinical Infectious Diseases, nhóm nhà khoa học từ Đại học Florida mô tả bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ, đau họng và phát ban không ngứa không đau lan từ ngực đến bụng, cánh tay, lưng, mặt. Lúc đầu, các bác sĩ cho rằng thiếu niên nhiễm virus Zika nhưng các xét nghiệm chỉ ra virus Keystone mới là thủ phạm.

Được phát hiện từ năm 1964, virus Keystone thuộc cùng một chủng loài với virus La Crosse, virus Jamestown Canyon, virus viêm não California. Virus này lây lan qua vết muỗi cắn và chủ yếu tấn công động vật ở khu vực từ duyên hải vịnh Chesapaeake đến phía tây Texas. Triệu chứng nhiễm virus Keystone bao gồm phát ban, sốt nhẹ, viêm não.

Ông J. Glenn Morris, Giám đốc Viện Mầm bệnh Phát triển Đại học Florida cho biết y văn chưa từng ghi nhận trường hợp nhiễm virus Keystone ở người, song có khả năng nhiều bệnh nhân bị virus tấn công mà không biết. "Dữ liệu của chúng tôi gợi ý rằng các ca phát ban và sốt không rõ nguồn gốc ở khu vực ven biển phía đông Mỹ thực chất do virus Keystone gây nên", ông Morris nhận định.

Hiện nay, sức khỏe bệnh nhân 16 tuổi đã ổn định. Cậu không xuất hiện triệu chứng viêm não và cơ thể lặn hết nốt ban sau hai ngày mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, các chuyên gia lo lắng rằng virus Keystone có thể dẫn đến những triệu chứng lâm sàng nghiêm trọng hơn như sốt cao, đau cơ, rối loạn tiêu hóa và tấn công hệ thần kinh như các virus cùng chủng loại với nó. Tốt nhất, để bảo vệ sức khỏe, mọi người cần tránh để muỗi cắn bằng cách mặc áo dài tay, xịt hoặc bôi thuốc chống côn trùng, che chắn cửa sổ và cửa ra vào. 

22. Báo động tình trạng suy giảm thị lực do công nghệ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ cần tiếp xúc với màn hình điện tử trên 3 giờ mỗi ngày, mắt sẽ có nguy cơ suy giảm thị lực 90%.

Tình trạng suy giảm thị lực

Một đôi mắt khỏe đẹp khi có chỉ số đánh giá thị lực đạt chuẩn 10/10. Thực tế, thị lực của chúng ta sẽ suy giảm dần do nhiều nguyên nhân. Bên cạnh quá trình lão hóa; yếu tố di truyền; các bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp…; việc sử dụng thường xuyên các thiết bị công nghệ như hiện nay cũng khiến đôi mắt trở nên yếu hơn, dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ cần tiếp xúc với màn hình điện tử trên 3 giờ mỗi ngày, mắt sẽ có nguy cơ suy giảm thị lực 90%.

Theo ước tính toàn cầu mới nhất trong Bản đồ Thị lực của Ủy ban Phòng chống Mù lòa Quốc tế (IAPB), năm 2015, trên toàn thế giới có khoảng 253 triệu người suy giảm thị lực. Tại Việt Nam, hơn 2,5 triệu dân gặp tình trạng này, chiếm khoảng 2, 83% dân số. Các nhà nghiên cứu của Hãng thông tấn quốc tế (UPI) dự báo, đến năm 2050, số người bị hạn chế thị lực có thể lên đến 588 triệu người, gây ra gánh nặng cho toàn thế giới.

Phòng ngừa và cải thiện

Tình trạng suy giảm thị lực sẽ gây ra rất nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Đáng chú ý khi thị lực giảm, chúng ta chỉ có thể chăm sóc mắt để duy trì chứ không thể làm tăng thị lực lại như lúc ban đầu. Do đó, việc phòng ngừa rất quan trọng.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Mai - Trưởng khoa Mắt - Bệnh viện FV để phòng ngừa và điều trị tình trạng giảm thị lực:

• Không đọc sách báo, sử dụng các thiết bị điện tử dưới ánh đèn mờ hoặc khu vực thiếu ánh sáng.

• Massage mắt nhẹ nhàng hằng ngày, mang kính đúng độ, có gọng nhẹ sẽ giúp cho mắt đỡ mỏi.

• Áp dụng quy tắc 20-20-20 nếu phải làm việc thường xuyên với máy tính: cứ 20 phút sử dụng máy tính, hãy để mắt nghỉ ngơi trong 20 giây và tập trung vào một đối tượng cách xa 20 feet (tức 6 mét). Quy tắc này sẽ giúp bạn bảo vệ đôi mắt, giảm hiện tượng mỏi mắt khi nhìn vào màn hình máy tính quá lâu.

• Bổ sung các thực phẩm có nhiều vitamin như A, C, E, B6… có lợi cho mắt.

• Sử dụng thêm thuốc nhỏ mắt bổ sung các vitamin, giúp hấp thu dưỡng chất trực tiếp qua giác mạc và nuôi dưỡng đôi mắt sáng khỏe.​


Thăm dò ý kiến