Điểm tin y tế ngày 18/10/2018

18/10/2018 | 06:43 AM

 | 

I.THÔNG TIN Y TẾ

 

  1. Việt Nam được công nhận loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết

Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố Việt Nam đã loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết ra khỏi các vấn đề y tế công cộng. 

Tổng Giám đốc Tổ chức WHO TS. Tedros Adhanom Dhebreyesus và Trưởng đại diện WHO khu vực Tây Thái Bình Dương, TS. Shin Young-Soo vừa trao chứng nhận loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết cho Việt Nam, Palau, Wallis và Futuna, nâng tổng số nước đã công bố loại trừ bệnh này trong khu vực lên 11 nước.

Bệnh giun chỉ bạch huyết, hay còn gọi là bệnh phù chân voi, là một căn bệnh nhiễm ký sinh trùng do muỗi làm lây truyền sang con người. Bệnh giun chỉ bạch huyết phá hỏng khả năng của cơ thể trong việc thoát và phân phối lại dịch bạch cầu và thường gây sưng nặng ở chân, tay và các bộ phận khác của cơ thể. Biến dạng nặng và đau đớn thường xuyên xuất hiện khiến cho các hoạt động hàng ngày như đi lại và làm việc trở nên cực kỳ khó khăn. Ngoài đau đớn và khuyết tật về thể chất, nhiều người còn đau đớn về mặt xã hội, bị gia đình và cộng đồng xa lánh.

Từ năm 2011, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam để loại trừ căn bệnh này. USAID hỗ trợ thực hiện các khảo sát để đánh giá lây truyền bệnh, đánh giá mức độ sẵn sàng và chất lượng của các dịch vụ dành cho những người bị bệnh giun chỉ bạch huyết và thu thập bằng chứng, chuẩn bị bộ hồ sơ trình WHO – một tài liệu chính thức được sử dụng để xác thực việc loại trừ một căn bệnh. Hiện nay trên toàn cầu mới chỉ có một số nước có bệnh giun chỉ bạch huyết đạt được thành tựu loại trừ bệnh ra khỏi các vấn đề y tế công cộng.

USAID là tổ chức đi đầu trên toàn cầu trong việc loại trừ và kiểm soát bảy trong số các loại bệnh nhiệt đới bị lãng quên phổ biến nhất, trong đó có bệnh giun chỉ bạch huyết. Cùng với các đối tác, USAID đã hỗ trợ cung cấp 2,3 tỷ lượt điều trị cho hơn một tỷ người ở 31 quốc gia trong 12 năm vừa qua. Nhờ những nỗ lực này, hiện nay có 252 triệu người được sinh sống tại các khu vực mà ở đó không cần tới điều trị giun chỉ bạch huyết nữa. (447)

 

  1. Hưởng ứng Ngày thế giới rửa tay với xà phòng 2018 tại Hà Nội

Buổi mít tinh Ngày thế giới rửa tay với xà phòng năm 2018 mang chủ đề “Giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm – Vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn” đã diễn ra đầy hào hứng tại trường tiểu học Ngô Gia Tự (Long Biên, Hà Nội).

Tham dự và phát biểu khai mạc tại buổi mít tinh có PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương - Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế, Ông Nguyễn Đức Hữu, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Tiểu học - Bộ Giáo dục và Đào tạo, các đại biểu Trung ương đến từ các Bộ, ban ngành, các tổ chức quốc tế, các phóng viên thông tấn, báo chí và hơn 1.300 học sinh, thầy cô giáo của trường tiểu học Ngô Gia Tự, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

Tại đây, Cục trưởng Nguyễn Thị Liên Hương cũng nhấn mạnh rửa tay với xà phòng là một việc làm đơn giản, ai cũng có thể làm được nhưng lại có ý nghĩa lớn, thiết thực để phòng chống dịch bệnh.

Cùng ngày hôm đó, hoạt động truyền thông trực tiếp “Viện khoa học nhí” do Quỹ Unilever – nhãn hàng Lifebuoy phối hợp cùng Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo mang đến cũng đã diễn ra. Đây là sân chơi giáo dục với mục đích truyền tải việc xây dựng thói quen rửa tay bằng xà phòng thông qua nhiều hình thức, giúp trẻ em giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, hướng tới sứ mệnh giảm nửa số ngày bệnh, để các em không phải bỏ lỡ những thời điểm, những bài học quan trọng trong đời.

Mô hình này sẽ tiếp tục nhân rộng tới 100 trường tiểu học tại tỉnh Bình Dương, nhằm tiến gần hơn tới mục tiêu Bảo vệ sức khỏe cho 25 triệu người dân tính đến năm 2020, tương đương gần một phần tư dân số Việt Nam.

Trong giai đoạn 5 năm tiếp theo 2017 - 2022, Bộ Y tế phối hợp với Quỹ Unilever Việt Nam tiếp tục thực hiện chương trình hợp tác chiến lược dài hạn để “Cải thiện vệ sinh và sức khỏe của người dân Việt Nam”, hỗ trợ các hoạt động truyền thông rửa tay với xà phòng tại 21 tỉnh miền núi phía Bắc - Tây Nguyên - Nam Trung Bộ thuộc “Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả”, vay vốn Ngân hàng Thế giới, hỗ trợ các hoạt động truyền thông triển khai kế hoạch cơ sở y tế “Xanh - Sạch - Đẹp” và phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai chương trình “Phát triển trường học Xanh - Sạch - Khỏe”. (470)

 

  1. Các hợp tác chiến lược nhằm cải thiện vấn đề chăm sóc sức khoẻ

Có mặt tại Việt Nam hơn 20 năm, Abbott không ngừng đồng hành cùng Việt Nam trên chặng đường giải quyết những thách thức về chăm sóc sức khỏe. Các hợp tác chiến lược nhằm cải thiện vấn đề chăm sóc sức khoẻ

Bằng cách hợp tác với Chính phủ và các bên liên quan nhằm đưa ra giải pháp cho những thách thức về chăm sóc sức khỏe, Abbott đã triển khai nhiều chương trình giúp cải thiện sức khỏe cho người Việt xây dựng trên nền tảng khoa học và có tính bền vững.

Việt Nam nằm trong top những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới. Điều này đặt ra nhu cầu nâng cao chất lượng, quy mô hệ thống chăm sóc sức khỏe cũng như triển khai tốt các chương trình phòng ngừa bệnh. Song song với những nỗ lực của Chính phủ, đóng góp từ doanh nghiệp có trách nhiệm cũng góp phần giải quyết các thách thức về chăm sóc sức khỏe cho người dân Việt Nam. Điển hình cho sự đóng góp tích cực, bền bỉ và hiệu quả đó chính là Abbott, với hàng loạt dự án và sáng kiến được xây dựng dựa trên nền tảng nghiên cứu khoa học và đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người dân Việt Nam.

Nhìn lại chặng đường hơn 20 năm qua, Abbott luôn ghi dấu ấn của mình trong sự nỗ lực thực hiện cam kết lâu dài: Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam. Không chỉ tạo ra các sản phẩm đột phá trong nhiều lĩnh vực chẩn đoán y khoa, thiết bị y tế, dinh dưỡng và dược phẩm, Abbott cũng hợp tác với các đối tác địa phương để nhìn nhận và đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết thách thức chăm sóc sức khỏe đặc thù của Việt Nam và đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Abbott đã hợp tác với các cơ quan liên quan thuộc Bộ Y tế để tăng cường hoạt động trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bao gồm: Chăm sóc Sức khỏe sinh sản, Dinh dưỡng lâm sàng và An toàn thực phẩm. Gần đây nhất, năm 2017 vừa qua, với vai trò là nhà tài trợ Bạch Kim tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC 2017, Abbott đã tiếp tục đưa ra nhiều sáng kiến giá trị xoay quanh vấn đề  cải thiện việc chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam.

Trong 20 năm qua, Việt Nam đối diện với nhiều vấn đề cấp bách khác nhau về sức khỏe người dân. Ví dụ cụ thể như vấn đề già hóa dân số. Nước ta có hơn 10 triệu người cao tuổi, có tuổi thọ trung bình cao (73 tuổi) nhưng lại chưa thật sự “sống khỏe”. Trung bình một người chịu đến 15,3 năm bệnh tật trong cuộc đời. (494)

 

  1. Thiếu hơn 50% nhân lực y tế tại 26 trạm y tế xã điểm

Sau hơn chín tháng triển khai thí điểm trạm y tế xã tại 26 xã điểm thuộc tám tỉnh, vẫn còn nhiều thách thức đặt ra với ngành y tế. Trong đó, việc thiếu hơn 50% nhân lực y tế tại các điểm này, gần 30% trạm y tế không có bác sĩ là một trong những khó khăn để nâng cao niềm tin của người dân vào các trạm y tế xã điểm.

Cuối năm 2017, Bộ Y tế triển khai Đề án Xây dựng và Phát triển mạng lưới y tế cơ sở theo Quyết định số 2348/QĐ-TTg giai đoạn 2018 – 2020. Theo kế hoạch của Bộ Y tế, có 26 xã, phường được chọn để thí triển khai mô hình điểm tăng cường năng lực y tế cơ sở, bao gồm: ba xã tại Lào Cai, ba xã tại Khánh Hoà; ba xã tại Lâm Đồng; ba xã tại Long An; bốn xã tại TP HCM; bốn xã tại Hà Nội; ba xã tại Yên Bái; ba xã tại Hà Tĩnh. Vừa qua, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát tại 26 xã điểm thuộc tám tỉnh này.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá, các chỉ số kết quả và hoạt động cho thấy các xã được lựa chọn làm mô hình điểm trạm y tế có khá hơn so với mặt bằng chung toàn quốc. Tuy nhiên, ngành y tế vẫn nhìn nhận nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai đề án này.

Đầu tiên là về cách tiếp cận, vẫn có sự nhầm lẫn giữa việc tích hợp nguyên lý y học gia đình trong chăm sóc sức khỏe và mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại trạm y tế (TYT) xã, dẫn đến những tiếp cận chưa thực sự đúng. Hầu hết các TYT xã chưa triển khai được nguyên lý y học gia đình. Một số TYT xã ở một số địa phương còn để một phòng riêng biệt với tên là Phòng khám bác sĩ gia đình (thí dụ như ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh)

Hiện nay, chỉ có 13/26 TYT xã (44,8%) có đủ nhân lực theo quy định. Chức danh hiện còn thiếu nhiều nhất tại các TYT xã là y học cổ truyền (9/16 xã, chiếm 56,3%), tiếp đến là bác sĩ (3/16 xã, chiếm 18,8%)... Tỷ lệ các TYT xã còn thiếu bác sĩ còn khá cao, gần 30% TYT không có bác sĩ.

Tỷ lệ trung bình một xã thực hiện được 64,3% danh mục các kỹ thuật so với 76 dịch vụ trong Thông tư 39. Trong số đó, có những xã đạt dưới 50% như Cốc Mỳ (Lào Cai), Yên Nghĩa (Hà Nội), Ninh Sơn (Khánh Hòa)...

Danh mục số lượng thuốc BHYT ở trạm y tế rất ít và thiếu nhiều loại thuốc. Trung bình mỗi xã chỉ đạt 30% sẵn có thuốc tại TYT theo Thông tư 39. Đây cũng là rào cản ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân và cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh nhân tìm đến các bệnh viện huyện, không chọn TYT xã.

Tại nhiều TYT xã, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe liên quan đến lĩnh vực y tế cổ truyền còn yếu, do thiếu nguồn nhân lực, cán bộ phụ trách, chưa huy động được cán bộ y tế từ cộng đồng tham gia. Bên cạnh đó, hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền đã được thực hiện nhưng cũng có vướng mắc về chế độ thanh toán BHYT.

 

Tỷ lệ người dân tham gia BHYT của các xã điểm đạt gần 80%, trong đó đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại TYT đạt trên 62%, có 16/24 TYT (66,7%) thực hiện khám chữa bệnh BHYT.

Theo ông Nguyễn Xuân Trường, Chánh Văn phòng Bộ Y tế, qua quá trình giám sát, lực lượng cán bộ y tế xã còn thiếu chứng chỉ đào tạo, hành nghề, đặc biệt về lĩnh vực y học gia đình. Kết quả này cho thấy cần bổ sung số lượng và hỗ trợ đào tạo nâng cao về kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho các TYT xã, đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo định hướng ưu tiên của ngành.

Danh mục số lượng thuốc BHYT ở các TYT xã rất hạn chế, nhiều loại thuốc không sẵn có đang là rào lớn cản ảnh hưởng đến công tác khám chữa bệnh cho người dân, ảnh hưởng nhiều đến uy tín về chất lượng các dịch vụ cung cấp tại TYT xã trong con mắt của người dân.

Việc triển khai hoạt động quản lý các bệnh không lây nhiễm ở một số xã tương đối tốt đối, đặc biệt bước đầu với quản lý với bệnh tăng huyết áp. Ở một số TYT xã, quản lý bệnh đái tháo đường còn bất cập, khó khăn do TYT xã không làm được xét nghiệm mao mạch để chẩn đoán.

Tỷ lệ suất toán BHYT khá cao diễn ra ở nhiều TYT xã do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến kê đơn thuốc không hợp lý do trình độ hạn chế, kê đơn thuốc mà chưa có chứng chỉ hành nghề, hoặc đã có chứng chỉ nhưng không được công nhận phù hợp cho thanh toán BHYT.

“Các xã Ninh Quang, Ninh Sơn, TT Ninh Hoà, Khánh Hoà đã bị xuất toán nhiều chục triệu tiền xét nghiệm vì không có chứng chỉ hành nghề là cử nhân xét nghiệm. Trạm Ninh Quang thậm chí đã có một người đã đi học xét nghiệm bốn tháng tại bệnh viện tỉnh (có chứng chỉ) nhưng không được chấp nhận thanh toán. Bên cạnh đó là các lỗi thông thường vẫn xảy ra ảnh hưởng đến thanh toán BHYT như chỉ định sai danh muc thuốc, vật tư, sai mã thẻ…”, ông Trường cho hay. Mục tiêu của ngành y tế trong triển khai y tế cơ sở là đến năm 2020 ít nhất 90% số trạm y tế xã có đủ điều kiện khám chữa bệnh BHYT, thực hiện được tối thiểu 80% danh mục dịch vụ kỹ thuật của tuyến xã, phấn đấu 90% dân số được quản lý, theo dõi sức khỏe.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, để đạt được kết quả như đề án đặt ra, các địa phương cần phải đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển y tế cơ sở, phát triển dân số, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em và tỷ lệ bao phủ BHYT vào các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền địa phương nhằm huy động mọi nguồn lực đầu tư cho y tế, trong đó có y tế cơ sở. (1153)

 

  1. Việt Nam trao tặng Huân chương Hữu nghị cho Giám đốc điều hành Facing

Vừa qua, tại London, Anh, thừa ủy quyền của Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã trao Huy chương Hữu nghị cho bà Katrin Kandel, Giám đốc điều hành tổ chức Facing the World vì những đóng góp tích cực của bà trong việc giúp thay đổi cuộc sống của hàng nghìn em nhỏ bị dị tật tại Việt Nam. Đây là phần thưởng cao quý của Nhà nước nhằm ghi nhận những đóng góp không mệt mỏi của bà trong suốt 10 năm qua.

Facing the World là tổ chức y tế từ thiện của Vương Quốc Anh được thành lập năm 2002 với mục tiêu chữa trị và phẫu thuật dị tật sọ mặt ở trẻ em tại các nước đang phát triển.Đồng thời cung cấp các khóa đào tạo cho các bệnh viện đối tác và chương trình học bổng ngắn hạn và tặng thiết bị y tế cần thiết cho các bệnh viện. Tổ chức quy tụ các chuyên gia hàng đầu thế giới về phẫu thuật tạo hình.Đến nay, tổ chức đã chữa trị cho hàng nghìn trẻ em đến từ 20 quốc gia trên thế giới.

Kể từ năm 2008, sau khi xác định Việt Nam là nước có tỷ lệ trẻ em bị dị dạng nhiều nhất thế giới do di chứng của chất độc da cam, tổ chức đã thiết lập quan hệ và hợp tác chặt chẽ với Bệnh viện Đà Nẵng, Hữu nghị Việt Đức, Đa khoa Hồng Ngọc.

Dưới sự lãnh đạo của bà Katrin Kandel, suốt hơn 10 năm qua Facing The World đã đưa các bác sỹ đến phẫu thuật miễn phí cho bệnh nhân, huấn luyện và chia sẻ kinh nghiệm với các bác sĩ Việt Nam trong các khóa đào tạo y tế tại Đà Nẵng và Hà Nội, đồng thời trao tặng máy móc, thiết bị y tế chuyên dụng giá trị lớn cho một số bệnh viện. Ngoài ra, trong 2 năm gần đây, thông qua Facing The World đã có hơn 40 bác sĩ Việt Nam sang Anh học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, tiếp cận với những kiến thức y khoa cập nhật mới nhất từ các chuyên gia hàng đầu thế giới. Ngoài ra, tổ chức thiện nguyện này cũng đã tài trợ các trang thiết bị y tế trị giá hơn 1 tỷ bảng Anh cho một số cơ sở y tế tại Việt Nam.

Trong năm 2018 này, Facing the World sẽ tiếp tục tổ chức 3 hội thảo chuyên sâu về “Kiến thức phẫu thuật Răng – Hàm – Mặt” tại Bệnh viện Hồng Ngọc quy tụ các bác sĩ khắp miền Bắc nhằm xây dựng chương trình trao đổi chuyên môn bền vững, góp phần khắc phục những dị tật trên gương mặt và đem đến cho các em nhỏ không may mắn cuộc sống bình thường như bao trẻ em khác.  Đồng thời, tiếp tục tài trợ thiết bị khám bệnh từ xa cho Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc và Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức; và ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Pan Pacific nhằm gây quỹ hỗ trợ phẫu thuật cho các trẻ nhỏ bị dị tật tại Việt Nam. Để chúc mừng sự kiện quan trọng này, các nhà tài trợ của Facing The World gồm: Bệnh Viện Hồng Ngọc, Khách sạn The Ann Hanoi, Công ty May Emerald và Hội Hữu nghị Việt - Anh đã tổ chức buổi lễ công bố và vinh danh tại Hà Nội tối 15/10. “Đây là một bước đánh dấu vô cùng ý nghĩa trong chặng đường hoạt động của Facing The World thể hiện sự ghi nhận của nhà nước Việt Nam đối với những cống hiến, đóng góp của bà nói riêng và của cả tổ chức nói chung trong việc thay đổi cuộc sống của các em nhỏ kém may mắn, giúp các em có cuộc sống tốt đẹp hơn, để Việt Nam dần bớt đi những mảnh đời thiệt thòi vì tật nguyền,” bà Katrin chia sẻ.

Bà cũng nhấn mạnh mong muốn hiện thực hóa ước mơ một Việt Nam không còn những mảnh đời thiệt thòi vì tật nguyền, đồng thời bày tỏ niềm cảm kích tới các doanh nghiệp, cá nhân là nhà tài trợ, nhà hảo tâm như: Vietnam Airlines, Bệnh viện Hồng Ngọc,…. luôn đồng hành trong mọi hoạt động của tổ chức suốt những năm qua. Ông Hoàng Văn Dũng, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt – Anh, đánh giá cao sự hỗ trợ của tổ chức Facing The World trong việc giúp đỡ Việt Nam nói chung cũng như giúp đỡ các bệnh viện của Việt Nam xử lý những ca dị dạng sọ mặt phức tạp trong thời gian qua.

Ông cũng hy vọng trong thời gian tới Facing the World tiếp tục hợp tác hỗ trợ Việt Nam trong điều trị và thay đổi cuộc sống của các em nhỏ bị dị tật.

Chúc mừng bà Katrin Kandel, Đại sứ Anh tại Việt Nam, ông Gareth Ward cho biết, ông rất vinh dự được tháp tùng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh trong chuyến thăm tới Anh Quốc vừa qua. Ông cũng có mặt trong lễ trao Huy chương Hữu nghị cho bà Katrin và một số cá nhân khác.

Theo Đại sứ Gareth Ward, Facing the Word, ngoài việc đưa các bác sỹ đến phẫu thuật miễn phí cho bệnh nhân, còn huấn luyện và chia sẻ kinh nghiệm với các bác sỹ Việt Nam. Đấy thật sự là một việc làm hết sức ý nghĩa, không chỉ cho các em nhỏ kém may mắn mà còn cho tương lai của Việt Nam.

Ông nhấn mạnh, năm nay là một dấu mốc đặc biệt không chỉ đánh dấu 45 năm hợp tác song phương giữa 2 nước, mà còn là kỷ niệm 8 năm hai bên thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. “Hai nước đang hợp tác tích cực trên nhiều lĩnh vực như thương mại, chính sách kinh tế và xã hội, khoa học và giáo dục.Trong nhiệm kỳ 4 năm tại Việt Nam, tôi mong muốn thúc đẩy mối quan hệ hai bên và cũng để hỗ trợ hơn hoạt động giao lưu nhân dân giữa hai nước,” ông nói.

Ngày 6/5, trong khuôn khổ đêm hòa nhạc tri ân kỷ niệm 10 năm hoạt động của Facing The World, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam đã trao tặng Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” cho bà Katrin nhằm vinh danh cũng như công nhận những đóng góp, cống hiến của bà nói riêng và của cả tổ chức nói chung tại Việt Nam trong một thập kỷ qua. (1150)

 

  1. Vụ bé trai 22 tháng tuổi tử vong sau khi truyền dịch ở phòng khám tư: 'Trước khi đi khám cháu còn cười đùa vẫy tay chào mọi người, vậy mà…'

“Con tôi bị đi ngoài nhưng cháu vẫn tỉnh táo, ăn uống được và trước khi đi khám cháu còn cười đùa vẫy tay chào mọi người ở cùng xóm. Vậy mà xảy ra cơ sự này”, anh Dân đau đớn kể lại sau nỗi đau mất con trai 22 tháng tuổi.

Chiều 17/10, rất đông người thân bé N.G.B. (22 tuổi) tử vong khi truyền dịch ở phòng khám tư trên đường Ngô Gia Tự, quận Long Biên, Hà Nội tập trung ở Nhà tang lễ Bệnh viện đa khoa Đức Giang để làm thủ tục khám nghiệm tử thi.

Phía ngoài phòng lạnh, một ban thờ với di ảnh cháu N.G.B. đã được lập sẵn. Bên trong, mẹ cháu bé khóc hết nước mắt gọi tên con. Ai trong gia đình cũng bất ngờ trước cái chết của bé B., mọi người cho rằng bé B. trước đó chỉ bị tiêu chảy bình thường.

Anh Nguyễn Đình Dân (bố bé B.) cho biết: “Sự việc xảy ra quá bất ngờ, đến bây giờ tôi vẫn không tin đó là sự thật”. Trước khi sự việc xảy ra, con trai anh bị ho, anh có đưa ra Phòng khám chuyên khoa nội của bác sĩ Nguyễn Thị Kim Cúc trên đường Ngô Gia Tự để khám, tại đây bác sĩ cho thuốc để cháu bé về nhà uống.

“Khoảng 6h30 ngày 15/10, sau khi uống thuốc xong con tôi vẫn bình thường. Tuy nhiên, đến khoảng 10 giờ cháu bắt đầu có biểu hiện đi ngoài, cả đêm hôm đó hai vợ chồng phải thay nhau lo cho cháu và tiếp tục theo dõi. Sau khi theo dõi đến chiều 16/10 cháu vẫn không đỡ nên hai vợ chồng lại đưa con ra phòng khám của bác sĩ C. để thăm khám. Tại đây, bác sĩ nói hiện đang có dịch, nên chỉ cần truyền dịch là khỏi”, anh Dân nhớ lại.

Tuy nhiên, sau khi truyền dịch được khoảng hơn 4 phút thì bé B. bắt đầu có triệu chứng tay phải phồng lên nên ngay lập tức gia đình gọi bác sĩ. Sau khi rút ven ở tay phải ra, bác sĩ C. nói với anh đợi một lúc sẽ truyền tiếp. Sau khi đi tiêm cho một số cháu khác xong, bác sĩ C. quay lại lấy ven ở chân phải và tiếp tục truyền dịch cho con trai anh.

“Truyền dịch được gần 10 phút thì con tôi tím tái, tôi gọi bác sĩ C. nhưng bác sĩ không có ở tầng 1. Sau khi chạy từ tầng 2 xuống, bác sĩ C. hô hấp nhân tạo cho con tôi rồi gọi xe taxi đưa vào viện, nhưng tới Bệnh viện Đức Giang bác sĩ nói cháu đã tử vong trước đó”, anh Dân đau đớn kể.

Mất con trai quá đột ngột khiến vợ anh Dân bị sốc nặng. Theo anh Dân, từ trước đến nay con anh không mắc bệnh gì, mỗi khi thay đổi thời tiết anh vẫn thường đưa con đến phòng khám này thăm khám.

“Con tôi bị đi ngoài nhưng cháu vẫn tỉnh táo, ăn uống được và trước khi đi khám cháu còn cười đùa vẫy tay chào mọi người ở cùng xóm. Vậy mà xảy ra cơ sự này”, anh Dân nói.

Chia sẻ với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Thủy (36 tuổi, bác họ cháu B.) cho biết, bố mẹ cháu B. rất hoàn cảnh, hàng ngày bố cháu B. đi làm thuê, còn mẹ ở nhà làm việc vặt và trông con. Gia đình anh Dân có 3 người con, con cả năm nay lên lớp 4, sau khi sinh cháu đầu lòng vợ chồng anh Dân tiếp tục có với nhau một cháu trai. Nhưng năm 2015, con trai thứ 2 đã mất sau khi điều trị tiêu chảy. Đến bây giờ lại xảy ra chuyện đau lòng này.

Chị Thủy cho hay, trước khi đi thăm khám cháu B. vẫn rất tươi tỉnh, đùa nghịch. Cháu B. rất khỏe mạnh, ít khi bị ốm vặt. Bé B. rất kháu khỉnh lắm, chẳng mấy khi ốm đau. Được biết, hiện cơ quan chức năng đã tiến hành niêm phong phòng khám của bác sĩ C. và đang tiếp tục điều tra nguyên nhân sự việc.

Nguồn tin từ Sở Y tế Hà Nội cho biết, phòng khám bác sĩ C. có đủ giấy phép hành nghề theo quy định. Sự việc xảy ra gia đình chị Thuỷ cũng không muốn làm lớn chuyện. Tuy nhiên, gia đình bà C. không có thiện chí nên gia đình phải làm cho rõ ràng cái chết của cháu B. (782)

 

  1. Hải Phòng: Bệnh viện hỗ trợ 100 triệu cho gia đình bệnh nhi 6 tuổi tử vong khi truyền dịch

Bệnh nhân nhi 6 tuổi đã tử vong tại bệnh viện Đa khoa quận Lê Chân sau hơn 1h nhập viện điều trị tiêu chảy. Phía bệnh viện đã hỗ trợ gia đình cháu bé 100 triệu đồng.

Bệnh nhân Nguyễn Ngọc Hà, 6 tuổi, trú tại số nhà 16/17/119 đường Trần Phú, quận Ngô Quyền,TP Hải Phòng tử vong có nhiều dấu hiệu bất thường tại Bệnh viện đa khoa quận Lê Chân. Cháu Hà được gia đình đưa tới bệnh viện vào lúc 4h50 ngày 16/10. Cháu bé nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, mắt trùng, môi khô, đi ngoài và nôn. Tuy nhiên sau hơn 1 giờ điều trị thì bệnh nhân tử vong.

Trao đổi với  PV VietNamNet, PGĐ Bệnh viện đa khoa Lê Chân Nguyễn Việt Hải cho biết: Cháu bé 6 tuổi tử vong tại bệnh viện không có lỗi của kíp trực. Các y bác sỹ đã theo dõi và điều trị cho cháu đúng quy trình. Nhận thấy cháu bị tiêu chảy, nôn và mất nước nặng nên bênh viện đã tiến hành chuyền bù nước điện giải kết hợp thở oxi,ủ ấm tại phòng cấp cứu.

Sau đó, cháu bé được chuyển sang phòng lưu bệnh nhân ở để tiếp tục theo dõi.Trước khi tiến hành truyền dịch, các bác sĩ đã kiểm tra xác định nhịp tim của cháu bình thường (khoảng 110 lần/phút). Theo ông Hải, sau khoảng 40 phút truyền nước thì cháu Hà có biểu hiện co giật nên ca trực đã tiến hành các biện pháp chống sốc, đồng thời gọi cấp cứu 115 để phối hợp. Tuy nhiên cháu bé đã tử vong trước khi Trung tâm 115 đến nơi.

"Gia đình bệnh nhân không yêu cầu mổ tử thi để xác định chính xác nguyên nhân cái chết của cháu bé, Tuy nhiên về góc độ y khoa bệnh viện nhận định cháu Hà tử vong do bị mất nước nặng dẫn tới trụy mạch. Để chia sẻ khó khăn với gia đình, phía bệnh viện Đa khoa Lê Chân đã hỗ trợ 100 triệu đồng. Đại diện gia đình đã nhận tiền và có cam kết không ý kiến, khiếu kiện", ông Hải chia sẻ. (373)

 

  1. Bát nháo phòng khám tư nhân

Trước hoạt động lộn xộn của không ít cơ sở y tế tư nhân, từ đầu năm 2018 đến nay, Bộ Y tế đã tổ chức thanh tra, kiểm tra nhiều lần. Ghi nhận cho thấy, những sai phạm về hoạt động vượt quá phạm vi cho phép tái diễn quá nhiều. Nghiêm trọng hơn, có tình trạng điều trị “nuôi bệnh”, nghĩa là bệnh nhẹ chẩn đoán thành bệnh nặng, hoặc bệnh nhẹ điều trị không dứt điểm để điều trị bệnh kéo dài nhằm trục lợi.

Thời gian gần đây, nhiều vụ việc đã xảy ra khi người dân đến khám bệnh tại các phòng khám tư nhân. Với tâm lý muốn nhanh chóng chữa bệnh, không thủ tục hành chính rườm rà, nhiều người đã đặt niềm tin vào các phòng khám, hoặc cơ sở y tế tư nhân. Tuy nhiên, kết quả không hẳn đã như ý.

Có thể kể tới vụ việc thương tâm xảy ra tại Phòng khám đa khoa 168 (Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội), xảy ra cách đây đã lâu nhưng vẫn khiến người dân vô cùng hoang mang. Một sản phụ mang thai 21 tuần được bác sĩ người Trung Quốc của phòng khám là Trịnh Túc Vinh xác định chỉ bị viêm âm đạo. Chỉ sau 3 phút sử dụng máy rung để rửa âm đạo thì bệnh nhân lên cơn co giật, khó thở, chết não, sau đó tử vong tại bệnh viện Bạch Mai. Ngay sau khi xảy ra sự việc, bác sĩ Trịnh Túc Vinh đã… biến mất.

Trước đó, trong cả quá trình hoạt động, Phòng khám 168 đã nhiều lần vi phạm quy định của Bộ Y tế: Không bảo đảm nhân lực, sổ theo dõi khám chữa bệnh ghi chép không đầy đủ, sổ y bạ cấp cho bệnh nhân không ghi đầy đủ và quảng cáo không đúng phạm vi chuyên môn được cấp phép... Sau khi vụ việc xảy ra, Phòng khám 168 đã bị đình chỉ hoạt động.

Một trường hợp khác là ngay những ngày đầu tháng 10 vừa qua, Phòng khám đa khoa Thiên Hòa (số 73 Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cũng vừa bị xử phạt vì không niêm yết công khai giá dịch vụ. Ông Nguyễn Dương Trung - Phó chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, đơn vị này đã ra quyết định xử phạt 3 triệu đồng đối với Phòng khám đa khoa Thiên Hòa.

Trước đó, một nam bệnh nhân quê huyện Ý Yên, Nam Định đã có đơn khiếu nại về những bất thường trong quy trình khám chữa bệnh của Phòng khám đa khoa Thiên Hòa. Anh này đã đến phòng khám này để khám nam khoa và được chẩn đoán bị yếu sinh lý, và được các bác sĩ tại đây yêu cầu làm xét nghiệm máu và nước tiểu, làm tinh dịch đồ với số tiền phải nộp 3,7 triệu đồng.

Sau đó, bệnh nhân được đưa lên phòng làm thủ thuật. Trong lúc làm thủ thuật, nữ nhân viên y tế (không phải bác sĩ khám) cho biết anh bị nấm dương vật, tiếp tục được bác sĩ kê đơn truyền dịch và chiếu tia hồng ngoại với số tiền 1,8 triệu đồng/ngày.

Tuy nhiên, bệnh ngày một trở nặng hơn, bệnh nhân đã đến BV Nam học hiếm muộn Hà Nội khám nam khoa. Tại đây, bác sĩ kết luận anh bị nhiễm trùng sau khi can thiệp. Bác sĩ cũng cho biết, anh không hề bị nấm như phòng khám Thiên Hòa chẩn đoán và điều trị.

Trước hoạt động lộn xộn của không ít cơ sở y tế tư nhân, từ đầu năm 2018 đến nay, Bộ Y tế đã tổ chức thanh tra, kiểm tra nhiều lần. Ghi nhận cho thấy, những sai phạm về hoạt động vượt quá phạm vi cho phép tái diễn quá nhiều. Nghiêm trọng hơn, có tình trạng điều trị “nuôi bệnh”, nghĩa là bệnh nhẹ chẩn đoán thành bệnh nặng, hoặc bệnh nhẹ điều trị không dứt điểm để điều trị bệnh kéo dài nhằm trục lợi.

Những bất cập kéo dài trong khám chữa bệnh tư nhân được chỉ ra là do buông lỏng quản lý quá lâu. Theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu - Phó giám đốc BV Đại học Y Hà Nội: Công tác quản lý hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân còn nhiều bất cập, chồng chéo do vừa phân chia theo địa bàn vừa theo ngành. Việc cấp chứng chỉ hành nghề thiếu đánh giá thực tế, nặng về thủ tục hành chính. Chính vì vậy, không thể đánh giá năng lực chuyên môn thực sự để đạt được chuẩn kiến thức, kỹ năng tối thiểu thực hiện khám, chữa bệnh của người hành nghề tại cơ sở y tế tư nhân.

Do đó, những giải pháp về mặt hành chính do Bộ Y tế đưa ra như: Các sở y tế phải tăng cường quản lý người hành nghề tại cơ sở y tế tư nhân thông qua việc đăng ký hành nghề; bảo đảm tất cả người hành nghề phải được cấp chứng chỉ hành nghề và hành nghề đúng phạm vi hoạt động chuyên môn cho phép… Nếu không được thực hiện nghiêm túc, buông lỏng giám sát từ ngành dọc và phía chính quyền địa phương, thì hệ lụy từ những phòng khám tư nhân làm tiền bất nhẫn trên bệnh tật của người khác sẽ chưa thể chấm dứt.    (930)

 

 

  1. Thu hồi hiệu lực Giấy xác nhận 14 thực phẩm chức năng an thần, giảm cân

Ngày 17/10, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết vừa ra quyết định thu hồi hiệu lực giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với 14 sản phẩm bảo vệ sức khỏe của Công ty CP Thảo dược Á Châu.

Các sản phẩm này chủ yếu là thực phẩm chức năng hỗ trợ giải rượu, an thần, giảm cân, mát gan…Cụ thể, Cục An toàn thực phẩm đã ban hành Quyết định số 918/QĐ-ATTP về việc thu hồi hiệu lực Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP của Công ty Cổ phần Thảo dược Á Châu.

Theo nội dung Quyết định: Căn cứ công văn số 03 ngày 8/10/2018 của Công ty Cổ phần Thảo dược Á Châu về việc Công ty đang dừng hoạt động, Cục An toàn thực phẩm Thu hồi hiệu lực giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe (theo danh sách đính kèm) của Công ty Cổ phần Thảo dược Á Châu (địa chỉ: Số 269 tổ 9 khu giãn dân, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) công bố.

Danh sách 14 sản phẩm bị thu hồi hiệu lực giấy xác nhận gồm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Bách lực (SVR21437/2017/ATTP-XNCB 04/07/2017), Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Giải rượu (SVR17596/2017/ATTP-XNCB  08/06/2017), Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Sanima (17598/2017/ATTP-XNCB 08/06/2017), Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Thông đạo an cung (6431/2017/ATTP-XNCB 01/03/2017); Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Tỏa nam dương (3896/2017/ATTP-XNCB 02/02/2017); Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Rượu Tỏa nam dương (2684/2017/ATTP-XNCB 19/01/2017); Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Tima (SVR1077/2017/ATTP-XNCB 09/01/2017); Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Bổ thận (SVR20225/2016/ATTP-XNCB 26/08/2016); Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: SVR Soxuhu (15554/2016/ATTP-XNCB 14/07/2016); Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: SVR An thần ngủ ngon (12334/2016/ATTP-XNCB 09/06/2016); Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: SVR Dotri (12374/2016/ATTP-XNCB 09/06/2016); Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: SVR Giảm cân (11577/2016/ATTP-XNCB 05/06/2016); Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: SVR Nada (11612/2016/ATTP-XNCB05/06//2016); Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: SVR Gan (11576/2016/ATTP-XNCB05/06/2016). (366)

 

  1. 3 bệnh viện lớn ở TP HCM hợp tác chống nạn buôn bán nội tạng

Các bệnh viện Chợ Rẫy, Thống Nhất và Nhi đồng 2 ký hợp tác điều phối liên viện về hiến và ghép thận nhân đạo ngày 16/10.

Phó Giáo sư Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết việc hợp tác nhằm xây dựng hệ thống ghép tạng cho bệnh viện chưa triển khai ghép như Bệnh viện Thống Nhất, hướng đến ưu tiên chia sẻ nguồn tạng hiến nhân đạo cho trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng 2.

Giáo sư Trần Đông A, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết từ ca ghép thận đầu tiên năm 2004 ở bệnh nhi 12 tuổi đến nay, bệnh viện này mới chỉ thực hiện 16 ca do thiếu nguồn thận ghép. Tất cả ca ghép đều từ bố mẹ, người thân hiến tạng cho con cháu. Bệnh viện Nhi đồng 2 luôn mời đồng nghiệp ở Bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ phẫu thuật lấy tạng.

"Ở Pháp và nhiều nước trên thế giới, nguồn hiến từ người cho sống rất ít, đa số là người cho chết não. Tại Bệnh viện Nhi đồng 2 từ trước đến nay chưa có ca ghép nào từ nguồn hiến của người cho chết não", giáo sư Đông A nói. Ông và nhiều đồng nghiệp đã từng đề xuất luật cho phép những trường hợp dưới 18 tuổi hiến tạng nhưng đến nay vẫn chưa được chấp thuận.

Giáo sư Nguyễn Đức Công, Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất bày tỏ rất nhiều lần bệnh viện có ý định triển khai ghép thận nhưng chưa thực hiện được. Lần này với sự hỗ trợ của Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện đã chuẩn bị nội lực tốt nhất để sớm tiến hành các ca ghép tạng.

Giáo sư Trần Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Niệu thận học TP HCM cho biết dù nỗ lực rất nhiều nhưng ngành ghép thận ở miền Nam chưa phát triển. Việc hợp tác giữa các bệnh viện góp phần chống nạn buôn bán tạng, đảm bảo việc điều phối nguồn thận hiến minh bạch.

Theo giáo sư Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia, quá trình ghép tạng đòi hỏi chuẩn bị nhiều khâu như người cho, người nhận, kỹ thuật ghép... Hiện nay ở nước ta khâu chuẩn bị người cho là kém nhất do nguồn hiến còn hạn chế, đòi hỏi các trung tâm phải hợp tác điều phối. Mô hình này cần được mở rộng ở nhiều bệnh viện khác. (425)

 

  1. Hà Nội thu hồi thuốc thần tiên nhãn hiệu sư tử lớn và thuốc 092414343

Ngày 17/10, Sở Y tế Hà Nội cho biết, vừa có văn bản gửi các cơ sở y tế trực thuộc về việc thu hồi sản phẩm mang tên Thuốc thần tiên nhãn hiệu sư tử lớn và thuốc 092414343. Cả 2 loại sản phẩm này đều có dạng bào chế viên trụ tròn như một số thuốc y học cổ truyền nhưng không có thông tin về nơi sản xuất, số lô, hạn dùng, số đăng ký. Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở y tế, các cơ sở kinh doanh thuốc thuốc trên địa bàn rà soát, ngừng kinh doanh, sử dụng 2 sản phẩm trên; đồng thời, khuyến cáo người dân không nên sử dụng những loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa qua kiểm định, không được Bộ Y tế cấp phép lưu hành.

Trước đó, Sở Y tế tỉnh Đắk Nông đã lấy 2 mẫu sản phẩm nói trên gửi Viện kiểm nghiệm dược phẩm - mỹ phẩm TP Hồ Chí Minh xét nghiệm. Kết quả phát hiện, Thuốc thần tiên nhãn hiệu sư tử lớn và loại thuốc 092414343 đều có chứa Paracetamol, Dexamethason và Berberin, dễ gây ra các tác dụng phụ như phù, tăng cân, đau dạ dày. Nếu sử dụng lâu dài có thể gây ra các tai biến về xương. (225)

 

  1. Bị ghi hình phản ánh, bác sĩ 'vung tay' với người nhà bệnh nhân

Khi phát hiện màn hình không được kết nối với nguồn điện nên không hiện được các chỉ số về tình trạng của bệnh nhân, còn bác sĩ trực thì ngồi cách xa 5m, ông Thái cho biết sẽ phản ánh với lãnh đạo thì bác sĩ trực thách thức và “vung tay” khi thấy bị ghi hình.

Ngày 17/10, BV Đa khoa Quảng Ninh cho biết, lúc 1h10 ngày 27/09/2018, trên Fanpage của BV nhận được thông tin và hình ảnh clip của tài khoản facebook Phạm Hồng Thái, phản ánh về thái độ ứng xử của nhân viên y tế trong kíp trực khi đón tiếp bệnh nhân và người nhà tại khoa Cấp cứu của BV.

Ông Phạm Hồng Thái, chủ tài khoảng face book Phạm Hồng Thái cho biết, gần 23h ngày 26/9, ông đưa người nhà đến cấp cứu tại Khoa Cấp cứu BV tỉnh Quảng Ninh. Khi các bác sĩ đưa bệnh nhân lên giường và tiến hành kẹp các dây cáp vào tay, chân bệnh nhân để kiểm tra các yếu tố tim mạch, huyết áp... các sợi cáp được kết nối với một màn hình hiển thị (monitor), nhưng không cắm nguồn điện kết nối cho monitor.

Khi phát hiện màn hình không được kết nối với nguồn điện nên không hiện được các chỉ số về tình trạng của bệnh nhân, còn các bác sĩ trực thì ngồi cách xa người bệnh khoảng 5m. Ông có hỏi là tại sao màn hình không có điện, thì một bác sĩ trực mới đứng dậy đi ra cắm điện cấp cho thiết bị màn hình.

 

Bức xúc về tinh thần làm việc của các bác sĩ trực ca hôm đó, vì trong khoảng thời gian 1 tháng bệnh nhân này đã phải đưa đến BV cấp cứu lần thứ 4. Trong đó, lần 1 BV truyền dịch rồi cho về, lần 2 cho nhập viện vào khoa lão khoa, lần 3 cho nhập viện vào khoa nội tổng hợp và lần này là lần 4 với cùng một triệu chứng bệnh nhân khó thở, co quắp, bệnh không hề thuyên giảm.

Trước tình hình đó, ông nói là sẽ phản ánh sự việc này lên lãnh đạo BV, thì bác sĩ Lê bá Sinh đã tỏ thái độ bất chấp với người nhà bệnh nhân và buông giọng thách thức. Thấy vậy, ông Thái đã lấy điện thoại ra quay lại hình ảnh bác sĩ Sinh với mục đích ghi lại hình ảnh, tác phong của bác sĩ trực để phản ánh lên lãnh đạo BV. Khi ông đang ghi clip thì bất ngờ bị bác sĩ Sinh quay lại giơ tay đánh, rất may là lúc đó có một BS đứng chắn ngang giữa hai người nên sự việc được ngăn chặn kịp thời. Sau khi sự việc xảy ra, ông Thái đã phản ánh tới lãnh đạo BV. Nhưng từ ngày 27/9 đến ngày 13/10/2018, BV mới có văn bản trả lời ông. Trong nội dung văn bản trả lời, BV không nhắc đến sự thiếu trách nhiệm của kíp trực khi sử dụng hệ thống kiểm tra tình trạng sức khỏe của bệnh nhân (không kết nối nguồn điện cho monitor hoạt động).

Thậm chí phần cuối văn bản, BV có thông báo đã họp phê bình bác Sinh đã vi phạm qui tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động tại các cơ sở y tế nhưng không có một từ nào nhận lỗi và xin lỗi người nhà bệnh nhân.

Ông Trịnh Văn Mạnh, Giám đốc BV Đa khoa Quảng Ninh, cho biết: "Sau nhận được thông tin nêu trên, BV đã chủ động mời ông Phạm Hồng Thái đến xác minh và giải quyết sự việc.

Sau đó, BV đã có Công văn số 1272/BVT-QLCLBV ngày 08/10/2018 về việc trả lời phản ánh của người nhà người bệnh, đồng thời xử lý khiển trách trước toàn viện và hạ 1 bậc thưởng đối với bác sĩ Lê Bá Sinh.

Tuy nhiên, ông Phạm Hồng Thái cho rằng mức phạt còn nhẹ nên không đồng ý với nội dung trả lời của BV. Đến 21h ngày 14/10/2018, trên facebook Phạm Hồng thái tiếp tục thông tin và chia sẻ clip lên trang cá nhân gây hoang mang dư luận và làm ảnh hưởng xấu đến uy tín, thương hiệu của BV"...

Ông Mạnh cũng cho rằng, hình ảnh trích xuất camera cho thấy, trong quá trình cấp cứu cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đã liên tục quay phim và có thái độ thiếu hợp tác với nhân viên y tế. Khi đó, bác sĩ Sinh dùng tay gạt điện thoại của người đang ghi hình để tránh máy quay về phía mình, không có hành vi dùng tay đánh người nhà bệnh nhân như lời chia sẻ của ông Phạm Hồng Thái trên trang facebook cá nhân. Ngay sau đó, người nhà bệnh nhân tắt máy quay và chỉ tay thẳng mặt bác sĩ. Kíp trực đêm ngày 27/09 vẫn tiếp tục cấp cứu, không có bất cứ hành động nào gây khó dễ cho bệnh nhân cũng như người nhà.

Đối với đoạn clip ông Thái đăng tải, ông Mạnh cho rằng clip bị cắt ngắn, đồng thời thông tin bác sĩ đánh bệnh nhân là sai sự thật. Điều này khiến người xem không hiểu rõ bản chất sự việc, dễ bị kích động và cho rằng nhân viên y tế đang hành hung người nhà bệnh nhân. Trong khi đó, từ phía người nhà bệnh nhân đã có thái độ thiếu hợp tác với nhân viên y tế. Hơn nữa, Ban giám đốc BV cũng không bao che và dung túng cho những hành động chưa chuẩn mực của nhân viên. Đại diện lãnh đạo và nhân viên y tế trong kíp trực đã gửi lời xin lỗi và trả lời bằng văn bản tới ông Phạm Hồng Thái. Từ nhìn nhận sự việc khách quan, Ban Giám đốc BV đã có mức xử phạt hành vi của bác sĩ Lê Bá Sinh theo đúng quy định của Bộ Y tế. (1031)

 

  1. Xây bệnh viện công 1.000 tỉ đồng cửa ngõ phía tây TP.HCM

Ngày 17.10, tại khu viện - trường y tế kỹ thuật cao Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (xã Tân Kiên, H.Bình Chánh, TP.HCM) diễn ra lễ khởi công dự án xây dựng Bệnh viện (BV) Truyền máu huyết học cơ sở 2.

Dự án do Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình thuộc Sở Y tế làm chủ đầu tư, tổng vốn 1.000 tỉ đồng (trong đó vốn ngân sách TP hơn 493 tỉ đồng), dự kiến hoàn thành vào tháng 10.2020.

Đây là BV thứ 2 tại khu viện - trường y tế kỹ thuật cao Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, sau BV Nhi đồng TP. Theo thiết kế, BV có quy mô 1 tầng hầm, 5 tầng nổi, 1 tầng lửng và sân thượng, tổng diện tích sàn xây dựng 33.825 m2. BV có 300 giường nội trú và 500 giường ngoại trú. BV còn phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo về huyết học của TP, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành y, cơ sở huấn luyện về huyết học. (184)

 

  1. Hà Nội trước thách thức HIV/lao, lao kháng đa thuốc

Cũng như các tỉnh thành khác, thành phố Hà Nội đang đứng trước thách thức do tỉ lệ người bệnh HIV/lao, đặc biệt là lao kháng thuốc gia tăng.

Chú thích ảnh

Theo Sở Y tế Hà Nội, số người nhiễm HIV/AIDS của thành phố Hà Nội tính đến giữa năm 2018 có gần 20.000 người, đứng thứ 2 toàn quốc, chiếm khoảng 10% tổng số người nhiễm HIV/AIDS của cả nước. HIV – lao là 2 căn bệnh đồng hành nên số bệnh nhân lao ở Hà Nội cũng tăng.

Theo Trưởng khoa Nội tổng hợp- Bệnh viện Phổi Trung ương Nguyễn Hữu Trí, khi người nhiễm HIV nhiễm vi khuẩn lao tiềm ẩn, HIV gây suy giảm miễn dịch cơ thể tạo điều kiện dễ bùng phát bệnh lao. Đây là lý do khiến người nhiễm HIV dễ mắc bệnh lao gấp 30 lần so với người không nhiễm. Cũng chính vì vậy mà bệnh nhân lao nhiễm hiv có chiều hướng diễn biến nhanh hơn, nặng nề hơn, đặt ra nhiều vấn đề hơn trong chẩn đoán và điều trị. Cùng với HIV/lao, bệnh lao kháng đa thuốc cũng đang là một trong những gánh nặng của bệnh lao hiện nay. Theo số liệu của Chương trình chống lao quốc gia, tỷ lệ kháng đa thuốc ở nhóm người bệnh lao mới là 2,7%, còn nhóm đã điều trị là 19%. Nếu như năm 2011, toàn thành phố Hà Nội chỉ có 28 trường hợp bệnh nhân mắc lao kháng thuốc, thì năm 2017, con số này là 186 ca.

Đáng lo ngại hơn, trong những năm qua, Hà Nội cũng đã ghi nhận nhiều bệnh nhân mắc lao bị kháng đa thuốc. Tình trạng lao kháng đa thuốc được xác định chủ yếu do người bệnh điều trị không đúng cách, không đủ, không tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Thầy thuốc không đủ thời gian để tư vấn cho bệnh nhân và chưa hỗ trợ tích cực cho người bệnh. Lao đa kháng, siêu kháng thuốc có thể chữa khỏi nhưng việc điều trị rất khó khăn và đòi hỏi sự hợp tác của người bệnh trong quá trình chọn lựa cũng như thực hiện nghiêm phác đồ điều trị.

Để phòng chống bệnh lao, chương trình chống lao của thành phố Hà Nội đã xây dựng mạng lưới chống lao rộng khắp từ tuyến thành phố đến các quận, huyện và xã, phường. Tại các quận, huyện có tổ chống lao và thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm đờm để phát hiện và quán lý người bị bệnh lao, còn tại tuyến xã, phường đều có các cán bộ chuyên trách lao. Thành phố Hà Nội có hai đơn vị đầu mối thực hiện chương trình chống lao gồm bệnh viện Phổi Hà Nội và Trung tâm Phòng, chống lao và bệnh phổi Hà Đông.

Bác sỹ Lê Minh Hòa, trưởng khoa Nội 2 – Bệnh viện Phổi Hà Nội cho biết, khoa Nội 2 là khoa điều trị cho bệnh nhân HIV/lao và lao kháng thuốc hiện đang điều trị nội trú cho 10 bệnh nhân nặng HIV/lao và có 1 phòng khám ngoại trú HIV đang quản lý trên 300 bệnh nhân HIV, bệnh nhân được khám và cấp thuốc ARV hàng ngày. Những bệnh nhân HIV/lao phần lớn tình trạng bệnh nặng. Giai đoạn bệnh nhân chưa được điều trị lao rất dễ lây cho người khác, do đó bệnh nhân cần được phát hiện sớm để điều trị tránh lây lan ra cộng đồng.

Đối với bệnh nhân lao kháng thuốc, Hà Nội là một trong những đơn vị đầu tiên của cả nước thực hiện điều trị thuốc mới Bedaquiline cho người bệnh lao kháng thuốc nặng (tiền siêu kháng thuốc, siêu kháng thuốc) và áp dụng phác đồ điều trị ngắn hạn (từ 20 tháng trước đây xuống còn 9 tháng) trong điều trị người bệnh lao đa kháng thuốc. Bệnh viện Phổi Hà Nội đã áp dụng kỹ thuật cao GeneXpert để chẩn đoán lao, lao kháng thuốc. Đây là kỹ thuật hiện đại nhất hiện nay, chỉ trong 2 giờ có thể trả lời có vi khuẩn lao hay không, nhiều hay ít và có kháng với thuốc hay không với độ đặc hiệu chẩn đoán bệnh trên 95%.

Theo bác sĩ Phạm Hữu Thường – Giám đốc Bệnh viện phổi Hà Nội, Trước năm 2010, bệnh viện mới chỉ điều trị giảm được triệu chứng cấp cho bệnh nhân lao kháng thuốc, khi về nhà bệnh nhân vẫn mang vi khuẩn trong người dễ lây lan ra cộng đồng. Từ năm 2010 trở lại đây, chương trình chống lao quốc gia đã hỗ trợ kinh phí, triển khai thí điểm điều trị lao kháng thuốc cho bệnh nhân ở 5 tỉnh, thành phố, trong đó có Hà Nội. Từ bệnh nhân đầu tiên tiếp nhận vào tháng 1/2011 đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận, điều trị đợt 1 cho 44 bệnh nhân siêu kháng thuốc và năm 2018 tiếp nhận điều trị đợt 2 cho 10 bệnh nhân nữa. Kết quả điều trị lao kháng thuốc khả quan, số bệnh nhân được điều trị tăng, hiệu quả điều trị cao, mang lại cơ hội khỏi bệnh để tái hòa nhập cộng đồng cho bệnh nhân. Bệnh nhân lao kháng thuốc đã có con đường, lối thoát giải quyết căn bệnh nguy hiểm này. Trong tương lai chương trình sẽ kiểm soát được lao kháng thuốc, giảm tỷ lệ lây nhiễm và tử  vong.

Xác định HIV – lao là 2 căn bệnh đồng hành, bệnh viện Phổi Hà Nội đã sớm triển khai chỉ đạo của Bộ Y tế trong việc phối hợp chương trình chống lao với phòng chống HIV/AIDS. Hệ thống phòng chống HIV từ quận huyện, phường xã khi phát hiện bệnh nhân HIV có dấu hiệu lao chuyển sớm sang cơ sở phòng chống lao để được khám, tư vấn phát hiện sớm để điều trị phối hợp bằng thuôc lao và thuốc ARV, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân, nhiều bệnh nhân HIV được điều trị tốt, khỏi lao nhiều. Trước năm 2000, tỷ lệ tử vong hiv/ lao cao nhưng sau khi phối hợp 2 chương trình lao và HIV trong chẩn đoán, điều trị dẫn đến số người tử vong giảm.

Ông Phạm Hữu Thường cho biết, để có thể thanh toán bệnh lao vào năm 2030 theo kế hoạch của chương trình chống lao quốc gia, chương trình chống lao thành phố Hà Nội bám sát vào các mục tiêu, thực hiện sự chỉ đạo của các cấp và tăng cường tập trung vào các hoạt động phát hiện như: Tăng cường phát hiện bằng cách phối hợp với các hệ thống y tế công và tư nhân trong công tác phòng chống lao, áp dụng có hiệu quả các kỹ thuật chuẩn đoán mới như: GeneXpert, nuôi cấy nhanh, kinh hiển vi huỳnh quang đền LED... Khuyến khích người dân chụp X quang phổi phát hiện sớm bệnh lao, phát hiện chủ động bệnh lao ở các đối tượng, đặc biệt như người nhiễm HIV, khu vực trại giam, trung tâm 05-06; mở rộng quản lý lao kháng đa thuốc; tăng cường sàng lọc lao ở trẻ em bao gồm cả điều trị bệnh lao và điều trị dự phòng lao. (1239)

 

  1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sức khỏe: Giải pháp tiện ích, hiệu quả

Với việc triển khai chương trình quản lý sức khỏe điện tử đến cấp cơ sơ, ngành y tế đang có bước đột phá về quản lý hồ sơ sức khỏe người bệnh. Với cách làm mới, người dân sẽ được theo dõi sức khỏe từ y tế cơ sở, tiết kiệm thời gian, chi phí mỗi khi đến cơ sở y tế khám, chữa bệnh vì không phải mua sổ khám bệnh, kê khai những thông tin của bệnh nhân...

Theo thống kê của ngành y tế, hiện nay, trong 10 người có bảo hiểm y tế (BHYT) thì khoảng 4 người sử dụng thẻ để đi khám ở y tế cơ sở. Nhiều người dân chỉ đi khám bệnh khi bệnh trở nặng và không đi kiểm tra sức khỏe khi không có những dấu hiệu bất thường. Vì thế, khi phát hiện bệnh muộn sẽ làm tăng gánh nặng bệnh tật, tăng chi phí cho gia đình, xã hội và làm giảm chất lượng cuộc sống của người dân.

Thực tế đó cho thấy việc lập sổ quản lý sức khỏe, khám định kỳ cho người dân không chỉ đúng về mặt khoa học mà còn góp phần quản lý, chăm sóc sức khỏe người dân từ tuyến y tế cơ sở, qua đó, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.

Chị Nguyễn Diệu Hằng ở phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội - người đã tham gia quản lý sức khỏe theo hình thức điện tử cho biết, trước đây chỉ người có điều kiện, nhân viên của một số doanh nghiệp, cơ quan mới có chế độ kiểm tra sức khỏe định kỳ, còn nông dân, đặc biệt nông dân vùng sâu, vùng xa hầu như không bao giờ được kiểm tra, thường khi đi khám là lúc bệnh đã nặng.

Giờ đây, những người lao động tự do, ít có điều kiện khám sức khỏe như chị Hằng cũng đã được khám sức khỏe định kỳ, được quản lý sức khỏe cá nhân rất tiện ích cho chị và gia đình.

Theo lãnh đạo Bệnh viện Nhi Trung ương, trước đây mỗi lần trẻ vào bệnh viện khám, người nhà phải theo quy trình mua sổ y bạ và khai báo tiền sử bệnh của trẻ nhưng từ khi áp dụng hồ sơ điện tử, người dân không phải làm điều này, hồ sơ sức khỏe điện tử rất tiện ích là người bệnh dù đi khám bất cứ đâu, các bác sĩ đều nắm rõ bệnh tình của bệnh nhân. Điều này rất giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ điều trị chính xác nhất.

Có thể nói, nếu thiết lập được sổ theo dõi sức khỏe cho từng người dân bằng hồ sơ điện tử, tiến tới chính thức triển khai trên phạm vi cả nước, sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dân. Về lâu dài, việc cập nhật hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân tích hợp với thẻ an sinh xã hội sẽ tạo thuận lợi cho người dân khi đi khám, chữa bệnh ở bất kỳ cơ sở y tế nào và bác sĩ có thể biết được tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh tật, không phải làm lại các xét nghiệm không cần thiết, nhất là trong những trường hợp cấp cứu.

Để thực hiện tốt công tác quản lý sức khỏe điện tử, theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền, ngành y tế sẽ lập các tổ, bổ sung thiết bị máy móc để khám sức khỏe định kỳ cho người dân theo hình thức cuốn chiếu tại các xã, phường. Khi đó, các trạm y tế sẽ được lắp đặt đường truyền kết nối, triển khai phần mềm nối mạng chung ở các cơ sở y tế; mỗi người dân có một mã số riêng, khi khám bệnh ở đâu trên địa bàn cũng sẽ được cập nhật vào hệ thống. Đối với cán bộ, công nhân, viên chức và học sinh sẽ lấy dữ liệu tại cơ quan, trường học để lập hồ sơ.

Theo các chuyên gia, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý của ngành y rất được xã hội ủng hộ, người dân phấn khởi. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều lo lắng vì trang thiết bị y tế cũng như công nghệ điện tử tại các địa phương còn thiếu và chưa đồng bộ đang gây trở ngại cho việc ứng dụng rộng rãi quản lý sức khỏe điện tử.

Bên cạnh đó, muốn quản lý được hồ sơ điện tử về sức khỏe của người dân thì phải hội tụ điều kiện cần và đủ. Đó là chất lượng của cơ sở khám,  chữa bệnh phải bảo đảm yêu cầu về phương tiện kỹ thuật và nhân lực.

Các cơ sở khám, chữa bệnh cần làm tốt công tác kết nối và chia sẻ thông tin với nhau bởi hiện nay cơ sở y tế đang chạy nhiều phần mềm quản lý khác nhau và không tương thích để kết nối liên thông dữ liệu.

Đồng thời ngành y tế cũng phải làm rõ được câu hỏi ai được phép sử dụng và sử dụng đến đâu cũng như khâu bảo mật thông tin như thế nào, vì hồ sơ sức khỏe con người không chỉ là cá nhân mà liên quan đến gia đình, xã hội. (911)

 

  1. Facing The World, BV Hồng Ngọc phẫu thuật từ thiện cho trẻ em dị tật

Từ 15 - 19.10, tổ chức Facing The World (FTW) đến từ Anh quốc, kết hợp với các bác sĩ Việt Nam thực hiện phẫu thuật từ thiện cho các em nhỏ bị dị tật khuôn mặt bẩm sinh và tổ chức các hội thảo chia sẻ kiến thức y khoa chuyên sâu.Từ 15 - 19.10, tổ chức Facing The World (FTW) đến từ Anh quốc, kết hợp với các bác sĩ Việt Nam thực hiện phẫu thuật từ thiện cho các em nhỏ bị dị tật khuôn mặt bẩm sinh và tổ chức các hội thảo chia sẻ kiến thức y khoa chuyên sâu.

Trong khuôn khổ thời gian 5 ngày hoạt động (từ 15 – 19.10), đoàn các bác sĩ của tổ chức FTW kết hợp với các bác sĩ Việt Nam sẽ trực tiếp thăm khám, sàng lọc và phẫu thuật cho các em nhỏ đủ điều kiện sức khỏe phẫu thuật tại bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc. Các bác sĩ phụ trách phẫu thuật là những chuyên gia hàng đầu của tổ chức FTW.

Sáng 15.10, chương trình phẫu thuật dị tật và hội thảo y khoa 10.2018 vừa khai mạc đã tiếp nhận gần 40 hồ sơ, sau khi tìm hiểu và sàng lọc độ tuổi, tình hình sức khỏe,... có 20 ca đủ điều kiện được đoàn hẹn lên thăm khám trực tiếp. Hầu hết các cháu mắc phải khuyết tật hàm mặt bẩm sinh, có nhiều ca khó, khiến các BS phải mất nhiều thời gian hội chẩn và hợp tác phẫu thuật.

"Để đạt được mục tiêu đào tạo đội ngũ chuyên gia sâu, trình độ cao cho các trung tâm y tế ưu tú tại Việt Nam trong những năm tới, năm nay FTW sẽ kết hợp tổ chức 3 hội thảo y khoa chuyên sâu tại Bệnh viện Hồng Ngọc, chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm quí báu giữa các chuyên gia hàng đầu của tổ chức và các bác sĩ Việt Nam" - đại diện tổ chức FTW nói.

Các hội thảo xoay quanh các chủ đề về chỉnh nha, phẫu thuật chỉnh hàm do 3 chuyên gia hàng đầu về phẫu thuật chỉnh hình làm diễn giả, bao gồm bác sĩ Lucy Davenport Jones, bác sĩ Mehmet (Memo) Manisali và bác sĩ Jahrad Haq thuyết giảng.

Đây là lần thứ 5 chương trình hỗ trợ, hợp tác y tế lớn và đầy tính nhân văn được tổ chức thường niên giữa tổ chức FTW và Bệnh viện Hồng Ngọc, mang tới cơ hội phẫu thuật miễn phí cho các em nhỏ bị dị tật bẩm sinh có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là những trường hợp dị tật khó.

Facing The World, BV Hồng Ngọc phẫu thuật từ thiện cho trẻ em dị tật  - ảnh 1

Hầu hết các em nhỏ mắc dị tật khuôn mặt bẩm sinh, có nhiều ca khó Ảnh: H.N

Theo đại diện đơn vị tổ chức chương trình, đây cũng là cơ hội đào tạo chuyên môn về phẫu thuật chỉnh hình cho các bác sỹ trong nước. Hy vọng qua chương trình này, nhiều em nhỏ trở lại với cuộc sống khỏe mạnh bình thường và những ước mơ của các em được chắp cánh tỏa sáng trong tương lai. (551)

 

  1. Khai trương Ngân hàng mô đầu tiên tại Việt Nam

Chiều 16/10, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức tổ chức Lễ khai trương Ngân hàng mô và khu khám bệnh theo yêu cầu. Đây là ngân hàng mô đầu tiên tại Việt Nam được Bộ Y tế cấp phép và hoạt động.

Đại diện Bộ Công an trao tặng 5 tỷ đồng hỗ trợ Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức trang bị 6 thùng đựng tạng chuyên dụng và các thiết bị chuyên biệt cho ngân hàng mô.

Theo GS.TS Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bộ Y tế đã ký quyết định cấp giấy phép hoạt động cho Ngân hàng mô taị Bệnh viện. Ngân hàng mô có nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản, lưu trữ, vận chuyển mô. Mặt khác, ngân hàng cung ứng mô cho các cơ sở y tế, cơ sở nghiên cứu, đào tạo y học. Ngân hàng cũng cung ứng, trao đổi mô với ngân hàng mô khác và hợp tác với cơ quan tổ chức, cá nhân nước ngoài nhằm mục đích khám bệnh, chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu y học.

Bệnh viện Việt Đức và các bệnh viện của Việt Nam có nhu cầu lớn về ghép xương, mạch máu, van tim, gân... cho bệnh nhân. Viện Chấn thương Chỉnh hình từ năm 2011 đến nay đã ghép xương đồng loại cho 120 bệnh nhân, mổ nội soi tái tạo dây chằng khớp gối bằng móng, gân đồng loại cho 263 người. Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh hàng năm thực hiện hàng nghìn ca ghép mảnh xương sọ.

Trong khi đó, Việt Nam đến nay chỉ có hai phòng thí nghiệm nghiên cứu bảo quản mô tại Trường Đại học Y Hà Nội và Đại học Y Phạm Ngọc Thạch. Trong khi có trên 300.000 ngân hàng mô ở 46 quốc gia thì Việt Nam chưa có một ngân hàng mô thực sự nào được thành lập để thực hiện các hoạt động chuyên môn phục vụ điều trị cho người bệnh.

Lãnh đạo Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cho biết, những nguồn mô, tạng từ người cho chết não, những phần chi thể của người hiến tặng, nếu được thu nhận và qua quá trình xử lý, bảo quản đúng tiêu chuẩn quốc tế sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân có nhu cầu ghép. Vì vậy, ngân hàng mô là một nhu cầu cấp bách và thực sự cần thiết.

Cũng tại buổi lễ, Giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức đã thông cáo những kết quả triển khai bước đầu sau khi Bệnh viện đưa vào hoạt động khu khám bệnh theo yêu cầu từ tháng 3/2018.

Theo đó, khi sử dụng dịch vụ khám bệnh theo yêu cầu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, người bệnh sẽ có cơ hội tư vấn trực tiếp cùng chuyên gia là các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành giàu kinh nghiệm, mang lại sự yên tâm, tin tưởng cho người bệnh. Sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại như máy Cộng hưởng từ, máy chụp CT Scaner, máy Pet CT, hệ thống các xét nghiệm hiện đại nhất, giúp cho viện chẩn đoán và điều trị cho người bệnh tốt nhất.

Chưa kể, dịch vụ khám yêu cầu cũng giúp người bệnh tiết kiệm thời gian, hoàn thiện các thủ tục hành chính nhanh gọn, nhận kết quả khám trong thời gian sớm nhất. Trong thời gian dù mới đi vào hoạt động, dịch vụ khám bệnh theo yêu cầu của bệnh viện đã nhận được những phản hồi tích cực của người bệnh và nhân dân khắp mọi miền của tổ quốc. (628)

 

  1. Khám miễn phí cho người dân mắc bệnh vảy nến từ 22/10

BV Da liễu Trung ương cho biết, các bác sĩ của BV sẽ tiến hành khám, tư vấn miễn phí và tặng những sản phẩm chăm sóc da đặc biệt cho bệnh nhân mắc vảy nến từ ngày 22/10 đến 31/10/2018.

Đây là hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Vảy nến thế giới 29/10. Thời gian khám vào buổi sáng, từ 8h-12h ngày 22/10/2018- 31/10/2018. Địa điểm: Phòng khám số 1 - Tầng 6 - Nhà Điều hành - Bệnh viện Da liễu Trung ương (15A – Phương Mai – Đống Đa – Hà Nội).

PGS.TS Lê Hữu Doanh – Phó Giám đốc BV Da liễu Trung ương cho biết, ước tính có khoảng 2-3% dân số thế giới mắc bệnh vảy nến. Ở Việt Nam tuy chưa có số liệu điều tra chính xác nhưng theo ước tính có từ 1,5-2% dân số mắc bệnh vảy nến.

Theo PGS. Doanh, bệnh vảy nến thường xuất hiện ở tuổi ngoài 20, có thể gặp ở người lớn tuổi ngoài 50, đôi khi ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi và nếu ở tuổi này thì thường có yếu tố gia đình với biểu hiện bệnh nặng hơn, kéo dài hơn. Tỷ lệ bệnh ở nam và nữ như nhau. Cơ chế sinh bệnh vảy nến bao gồm yếu tố gen di truyền, rối loạn yếu tố miễn dịch, và các yếu tố từ môi trường. Yếu tố di truyền, nếu bố hoặc mẹ bị bệnh thì có khoảng 8% con bị bệnh, nếu cả bố và mẹ bị bệnh thì tới 41% con mắc bệnh. Các yếu tố khác như nhiễm khuẩn, chấn thương, thuốc, thức ăn. Ngoài ra, các yếu tố có thể làm bệnh nặng hơn là các sang chấn như gãi, chà sát mạnh. Nhiễm trùng mà thường là nhiễm liên cầu. Các stress tâm lý , sử dụng thuốc corticosteroid, lithium, các thuốc chống sốt rét, interferon... có thể làm nặng bệnh. Rượu cũng là tác nhân làm cho bệnh nặng lên. (332)

 

  1. Bác sĩ quân y về bản

Vượt chặng đường hơn 300 cây số nhiều đèo cao, dốc đá gập ghềnh, những người lính ở Bệnh viện Quân y 110 (Cục Hậu cần Quân khu 1) mang đến cho bà con vùng cao Hà Quảng (Cao Bằng) những món quà sức khỏe chan chứa tình quân dân.

Nhà cách trạm xá xã Vân An hơn 6 cây số, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, chưa có điều kiện đi khám bệnh nên bà Phương Thị Hĩn (ở xóm Lũng Đa) đã nhiều năm chung sống với chứng bệnh ù tai và những cơn ho kéo dài. Biết có đoàn công tác đến khám bệnh, tư vấn sức khỏe và cấp thuốc miễn phí, bà Hĩn đến thật sớm để được các bác sĩ thăm khám.

Bà Hĩn được khám tổng thể, đo huyết áp, siêu âm, điện tim, khám răng hàm mặt, khám sàng lọc các bệnh liên quan tới đường hô hấp, rồi sau đó được các bác sĩ tư vấn cách giữ gìn sức khỏe. Bà bước ra vui vẻ nói: “Bác sĩ kết luận tôi bị viêm xoang, viêm tai, nhưng không lo. Bác sĩ cho thuốc rồi, chỉ cách uống và còn hướng dẫn cách vệ sinh phòng bệnh nữa. Cái bệnh sẽ mau khỏi thôi”.

Ông Hoàng Văn Thinh (ở xóm Pác Có) tuổi đã hơn 80, sức khỏe kém, lại mắc nhiều chứng bệnh về đường hô hấp nên thường xuyên phải lên bệnh viện tuyến tỉnh để khám chữa. Nay được bác sĩ quân y về tận xã để thăm khám, cấp thuốc và tặng quà, ông Thinh xúc động: “Tôi bị đau đầu, tức ngực thường xuyên, mỗi lần lên bệnh viện tỉnh xa lắm. Nay các bác sĩ về tận xã khám bệnh, cấp thuốc còn cho cả quà nữa, quý hóa lắm”.

 Trong hành trình lên biên giới lần này, cùng với lực lượng các y bác sĩ có chuyên môn cao, Bệnh viện Quân y 110 đã chuẩn bị đầy đủ các loại thuốc và vật dụng sinh hoạt thiết yếu tặng bà con, tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe và cấp thuốc miễn phí cho nhân dân trên địa bàn.

Thượng tá Đỗ Thiện Quảng, bác sĩ Chuyên khoa 2, Phó giám đốc Bệnh viện Quân y 110 cho biết, bà con ở đây do điều kiện kinh tế rất khó khăn, lại thiếu nước sinh hoạt nên thường hay mắc các chứng bệnh về mắt, bệnh ngoài da, bệnh về xương khớp và suy nhược cơ thể.

“Qua khảo sát thực tế, chúng tôi đã triển khai các kíp chuyên khoa khám sâu những bệnh thường gặp và mang theo loại thuốc tương ứng để điều trị cho bà con được kịp thời. Quá trình khám, đối với những bệnh nhân nhẹ thì bác sĩ sẽ tư vấn, cấp thuốc luôn cho bệnh nhân về điều trị. Một số trường hợp vượt quá khả năng điều trị tại chỗ, chúng tôi tư vấn cho bà con nắm rõ được tình trạng bệnh tật của mình và định hướng cho bà con nên khám ở các tuyến chuyên khoa sâu và điều trị kịp thời”.

Thời gian ngắn, bà con đến khám lại đông, nhưng các y, bác sĩ luôn niềm nở, tận tình tư vấn, hướng dẫn cặn kẽ cách sử dụng từng loại thuốc. Với tinh thần hết lòng vì người bệnh, vì nhân dân vùng cao biên giới, chỉ trong một buổi sáng, các y, bác sĩ của Bệnh viện Quân y 110 đã thăm khám, tư vấn sức khỏe và cấp thuốc cho 357 trường hợp, tặng 50 phần quà cho các đối tượng chính sách xã Vân An. Tấm chân tình, lòng nhiệt huyết và những việc làm ý nghĩa đã góp phần xây dựng niềm tin, tạo hình ảnh đẹp của người chiến sĩ quân y khắp các bản làng nơi địa đầu Tổ quốc.

Là xã vùng cao biên giới của huyện Hà Quảng, Vân An có diện tích tự nhiên gần 2.000 ha, nhưng chỉ có 1.065 nhân khẩu đều là người dân tộc Nùng, trình độ dân trí còn thấp; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 72%, còn lại là cận nghèo. Mặc dù được nhà nước quan tâm hỗ trợ sản xuất, thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội, nhưng chất lượng cuộc sống của đồng bào còn thấp, đặc biệt là việc chăm sóc sức khỏe, công tác vệ sinh phòng dịch bệnh. (752)

 

  1. LĐLĐ quận Hoàn Kiếm:Tổ chức khám sức khoẻ miễn phí cho hơn 600 nữ CNVCLĐ

Thực hiện chương trình công tác Nữ công năm 2018, thiết thực chào mừng kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2018), sáng 17/10, Ban thường vụ LĐLĐ quận Hoàn Kiếm phối hợp với Phòng khám đa khoa Vĩnh Hà tổ chức chương trình chăm sóc sức khỏe miễn phí cho nữ CNVCLĐ quận Hoàn Kiếm  năm 2018.

Cụ thể hơn 600 nữ CNVCLĐ thuộc CĐCS trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đã được các bác sĩ phòng khám đa khoa Vĩnh Hà khám miễn phí 5 nội dung: khám, tư vấn điều trị sản phụ khoa, vú; tư vấn các biện pháp tránh thai, đặt vòng tránh thai...; xét nghiệm dịch âm đạo (soi tươi) để điều trị sớm các bệnh phụ khoa; khám chuyên khoa Nội – Nội tiết; siêu âm tuyến giáp phát hiện sớm các bệnh lý về tuyến giáp.

Có mặt tại phòng khám đa khoa Vĩnh Hà, cơ sở 1 – 41 Hàng Cót từ khá sớm, và là một trong những người khám xong đầu tiên, chị Nguyễn Hải Anh (44 tuổi) phấn khởi cho biết chị đã được các bác sĩ khám, tư vấn rất tận tình và khá yên tâm về sức khoẻ. “Mấy tuần trước tôi cứ thấy nhói đau ở vú phải, lo bị u, bướu, nhưng vừa sợ, vừa bận chưa đi khám được. Nay siêu âm các bác sĩ cho biết vú tôi tôi chỉ có mấy u nang không sao, thỉnh thoảng phải siêu âm kiểm tra thôi”.

Cũng như chị Anh, nhiều nữ CNVCLĐ đến khám cho biết, hoạt động khám bệnh miễn phí cho đoàn viên, NLĐ của LĐLĐ quận Hoàn Kiếm rất ý nghĩa. Đây là hoạt động thiết thực nhất chăm lo cho NLĐ. Cũng qua buổi khám bệnh, nhiều chị em đã phát hiện bệnh để kịp thời chữa trị; cũng có chị giải toả được những lo lắng mang bệnh tật trong người để yên tâm công tác…

Theo bà Nguyễn Vân Khánh – Trưởng ban nữ công LĐLĐ quận Hoàn Kiếm, năm 2018 là năm thứ hai Tổng LĐLĐ Việt Nam triển khai “Năm vì lợi ích đoàn viên công đoàn”, LĐLĐ quận có nhiều hoạt động thiết thực hướng về cơ sở, NLĐ. "Phát huy những thành tích đạt được, Ban Thường vụ LĐLĐ quận Hoàn Kiếm sẽ tiếp tục có những giải pháp cụ thể, bám sát cơ sở trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, phấn đấu hoàn thành tốt chương trình công tác đề ra để thực hiện quyền lợi đảm bảo, phúc lợi tốt hơn cho đoàn viên, NLĐ. Chương trình khám sức khoẻ miễn phí cho hơn 600 cán bộ, CNVCLĐ tại 30 CĐCS năm nay diễn ra trong 4 ngày (17,18,19,20 /10) tại 2 cơ sở của Phòng khám đa khoa Vĩnh Hà cũng là hoạt động nhằm chăm lo cho nữ CNVCLĐ để họ có sức khoẻ tốt, yên tâm công tác cũng như chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái trường thành” bà Nguyễn Vân Khánh chia sẻ. (515)

 

  1. Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch: Mức học phí cao nhất 23,6 triệu đồng/năm

Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch vừa có quyết định ban hành mức học phí năm học 2018 - 2019. Theo đó, mức học phí cao nhất là 23,6 triệu đồng/năm.

Trường ĐH vừa ra thông báo về thu học phí 4 tháng đầu học kỳ 1 năm học 2018 - 2019. Học phí này được thu theo Quyết định 3677a do hiệu trưởng trường ĐH này ký ngày 28.9 ban hành mức học phí năm học 2018 - 2019.

Theo đó, 4 tháng đầu học kỳ 1 trường vẫn thu học phí theo Nghị định 86 của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2015 dành cho các trường chưa thực hiện tự chủ tài chính.

Mức học phí này giống nhau cho tất cả các ngành đào tạo của trường nhưng có 2 mức riêng dành cho thí sinh có hộ khẩu TP.HCM và hộ khẩu các địa phương khác.

Cụ thể, sinh viên hệ chính quy có hộ khẩu TP.HCM và học viên hệ vừa làm vừa học đang công tác tại các cơ sở y tế thuộc TP.HCM thì học phí 11,8 triệu đồng/năm (10 tháng). Trong đó, riêng 4 tháng đầu học kỳ 1 trường thu 4.720.000 đồng/người. Nhóm này nếu thu theo tín chỉ là 305.000 đồng/tín chỉ.

Còn sinh viên hệ chính quy có hộ khẩu thuộc địa phương khác và học viên vừa làm vừa học đang công tác tại các cơ sở y tế ngoài TP.HCM phải đóng 9.440.000 đồng cho 4 tháng đầu học kỳ 1. Như vậy đối tượng này đóng 23,6 triệu đồng/năm học (10 tháng). Nhóm này thu theo tín chỉ là 605.000 đồng/tín chỉ. Nói về sự khác nhau giữa 2 mức thu học phí trên, thạc sĩ Nguyễn Ngọc Hà, Trưởng phòng Quản lý đào tạo và công tác sinh viên nhà trường, giải thích sinh viên không có hộ khẩu TP.HCM phải đóng học phí cao hơn do không được TP.HCM cấp bù kinh phí đào tạo như với sinh viên có hộ khẩu TP.HCM.

Theo PGS-TS Ngô Minh Xuân, Hiệu trưởng nhà trường, trường thực hiện thu học phí này theo mức cũ cho đến khi Đề án tự chủ của trường được phê duyệt chính thức. Hiện đề án này UBND TP.HCM đang gửi xin ý kiến của Bộ Tài chính. Trước đó, theo thông báo về mức học phí khi đề án tự chủ được phê duyệt, học phí cao nhất lên tới 44 triệu đồng/năm/sinh viên với nhóm khi thực hiện tự chủ và áp dụng cho các ngành: y đa khoa, răng hàm mặt, dược học và khúc xạ nhãn khoa. (443)

 

  1. Sử dụng kỹ thuật thay huyết tương cứu sống bệnh nhân ung thư đã di căn

Sáng 16/10, Bệnh viện K thông tin, cuối tháng 9 vừa qua, lần đầu tiên các bác sĩ của bệnh viện này đã thực hiện thành công kỹ thuật thay huyết tương điều trị cho nam bệnh nhân bị nhược cơ nặng do u tuyến ức di căn màng phổi - căn bệnh dễ gây tử vong do cơ hô hấp bị yếu, khiến bệnh nhân không thở được.

Bệnh nhân là Nguyễn Đ.H. (31 tuổi), nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện K trong tình trạng hôn mê, thở yếu, suy hô hấp nguy kịch do liệt cơ hô hấp. Khai thác nhanh bệnh sử của nam bệnh nhân, người nhà cho biết bệnh nhân đang điều trị u tuyến ức. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu của Bệnh viện K đã đưa ra quyết định áp dụng kĩ thuật thay huyết tương cho bệnh nhân – kỹ thuật chỉ được áp dụng cho các trường hợp nhược cơ nặng, có nhược cơ hô hấp - với hy vọng cải thiện tình trạng nhược cơ. Với việc sử dụng đồng bộ nhiều trang thiết bị hiện đại, sau 2 lần thay huyết tương, tình trạng liệt cơ của bệnh nhân Đ.H. cải thiện rõ. Đến lần thay thứ ba, bệnh nhân không phải thở máy, đã rút được ống nội khí quản và tự thở. Sau 6 lần thay huyết tương kết hợp điều trị nội khoa, bệnh nhân đã thở tốt, ăn uống không sặc và sinh hoạt, đi lại bình thường. (259)

 

  1. Một cán bộ y tế bị 7 năm tù vì tuyên truyền chống phá Nhà nước

Với hành vi “Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Nguyễn Đình Thành, một cán bộ y tế bị kết án 7 năm tù. Sáng ngày 17/10, Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Dương đã đưa ra xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Đình Thành (sinh năm 1991, ngụ tỉnh Bình Dương) về tội “Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Trước đó, năm 2015, Thành xin vào làm việc tại Trung tâm y tế TX. Thuận An, tỉnh Bình Dương. Tháng 11/2017, Thành đã bí mật mua các trang thiết bị về để soạn thảo, in ấn các bài viết nhằm tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Đến tháng 6/2018, để kích động, kêu gọi người dân phản đối dự thảo Luật  hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, Thành đã soạn thảo, in ấn khoảng hơn 3.300 tờ rơi, bao gồm các hình ảnh, bài viết sưu tập trên mạng có nội dung kích động biểu tình liên quan đến Luật đặc khu để tán phát ra ngoài nhằm kích động người dân biểu tình.

Ngày 8/6/2018, khi Thành đang phô tô nhiều bản để đi phát tán, thì bị Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Bình Dương bắt quả tang.

Tại phiên tòa hôm nay, Thành đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Kết thúc phiên tòa, HĐXX tuyên Nguyễn Đình Thành 7 năm tù giam về hành vi trên. (291)

 

II.THÔNG TIN Y TẾ QUỐC TẾ

  1. Báo động nguy cơ khủng hoảng trong ngành y ở Trung Quốc

Tình trạng bệnh viện quá tải và hàng loạt vụ bê bối tham nhũng là hồi chuông báo động của cuộc khủng hoảng y tế Trung Quốc đang đối mặt.

Báo động nguy cơ khủng hoảng trong ngành y ở Trung Quốc

Bác sĩ Ye Minghao tại Thượng Hải thăm khám cho khoảng 80 bệnh nhân mỗi ngày.

Trời còn chưa sáng nhưng cả trăm người đã đứng xếp hàng ngoài một bệnh viện Trung ương nổi tiếng nhất Bắc Kinh. Những người dân này hy vọng sẽ được các bác sĩ đầu ngành ở đây khám.

"Không còn lựa chọn nào khác - tất cả mọi người đều đổ về Bắc Kinh," bà Mao, 40 tuổi, nói. “Tôi nghĩ tình trạng này là không thỏa đáng với điều kiện hiện tại của Trung Quốc. Chúng tôi nên có hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt hơn.” Những hàng dài người chờ đợi trước cổng bệnh viện này là biểu hiện rõ nét của cơn khủng hoảng dịch vụ y tế tại Trung Quốc.

Kinh tế phát triển bùng nổ trong ba thập kỷ qua đã biến Trung Quốc từ một quốc gia nông nghiệp nghèo nàn trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Hệ thống y tế xã hội được nâng cấp đã góp phần làm tăng tuổi thọ và giảm tỷ lệ tử vong khi sinh. Tuy nhiên hệ thống này hiện không thể đáp ứng đủ nhu cầu của hơn một tỷ người dân. Khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng đang đe dọa vấn đề tài chính, bình ổn xã hội và sự phát triển của Trung Quốc – những thách thức rất lớn đối với Chủ tịch Tập Cận Bình và Đảng Cộng sản nước này.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, tỷ lệ cán bộ y tế trên người dân của Trung Quốc là 1/6.666, thấp hơn nhiều lần so với mức trung bình của thế giới là 1/1.500 hay 1/2.000. Ông Mao Qun’an, người phát ngôn của Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình và Sức khỏe quốc gia, thừa nhận rằng các bệnh viện hiện không còn có thể đáp ứng đủ nhu cầu của người dân nữa.

Trong khi tầng lớp thượng lưu có thể chi trả cho dịch vụ y tế tốt nhất tại các bệnh viện tư hàng đầu, thì hầu hết người dân đều đổ về các bệnh viện công. Thậm chí ở nông thôn, người dân phải trông cậy vào trạm xá của làng hoặc di chuyển hàng trăm dặm mới đến được cơ sở y tế gần nhất. 

Quốc gia đông dân nhất thế giới này hiện không có hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu để đáp ứng các nhu cầu điều trị cơ bản. Thay vì đến phòng khám hoặc trạm xá, ai ai cũng đổ xô đến bệnh viện để tìm gặp các chuyên gia ngay cả khi họ chỉ bị sốt nhẹ hoặc đau đầu.

Bernhard Schwartländer, trợ lý cấp cao của Tổ chức Y tế Thế giới, cho biết: “Người dân Trung Quốc không tin tưởng vào hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu vì cho rằng ở đó không có bác sĩ giỏi”. Chính vì thế nên những bệnh viện tuyến trên bị quá tải và không đủ điều kiện cơ sở vật chất để đáp ứng. Bác sĩ cũng kiệt sức với 200 bệnh nhân mỗi ngày.

Vào tháng 7 vừa qua, hàng trăm nghìn trẻ em Trung Quốc được phát hiện đã bị tiêm vắc-xin không đạt chuẩn. Sự kiện này như đổ thêm dầu vào cơn giận dữ và thất vọng của người dân đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe của chính phủ, tình trạng bắt nguồn từ những năm 1980.

Công cuộc cải tổ kinh tế của nước này từ cuối thế kỷ 20 đã dẫn đến việc chính phủ cắt giảm đáng kể trợ cấp cho lĩnh vực y tế. Do vậy các bệnh viện buộc phải tìm ra cách kiếm thêm tiền. Hậu quả tất yếu là nhiều bác sĩ đã nhận hối lộ từ các công ty dược phẩm và bệnh nhân.

Trong một cuộc khảo sát năm 2013 của Cheris Chan, một giáo sư xã hội học tại Đại học Hong Kong, với hơn 570 người dân Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu, hơn một nửa số người tham gia khảo sát cho biết họ và người nhà từng “đưa phong bì” cho bác sĩ phẫu thuật trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2012.

Yu Ying, bác sĩ tại một bệnh viện hàng đầu Trung Quốc, cho biết cô từng được nghe kể về việc những bác sĩ ngoại trú nhận hàng nghìn USD tiền hối lộ từ công ty dược phẩm. "Đa số bác sĩ đều nhận 'phong bì' và các khoản đút lót. Tiền mặt được gói vào trong những túi nhựa", cô nói. “Sau khi biết được điều này, tôi thực sự đã phải cho bản thân mình một cái tát vào mặt để thức tỉnh”.

Tham nhũng đã trở thành một “đặc sản” ở Trung Quốc và ngay cả các công ty nước ngoài tại đây cũng “nhập gia tùy tục”. Hãng dược phẩm Anh quốc GlaxoSmithKline đã phải trả một khoản tiền phạt trị giá 500 triệu USD vào năm 2014, cao nhất từ trước đến nay tại Trung Quốc, vì đã hối lộ các bệnh viện và bác sĩ để họ kê đơn cho bệnh nhân sử dụng thuốc của hãng.

Eli Lilly, Pfizer và những “người khổng lồ” trong ngành dược phẩm toàn cầu khác cũng từng phải chịu phạt về hành vi tương tự.

Vào tháng 3/2018, một bác sĩ đã bị người nhà bệnh nhân giết. Tháng 11/2016, một người đàn ông đã tấn công bác sĩ sau cuộc cãi vã. Chỉ một tháng trước đó, trong lúc kích động do người con gái tử vong khi sinh, cha của cô gái đã đâm một bác sĩ nhi khoa 15 nhát dao. Sự việc đã làm truyền thông cả nước chao đảo. Vị bác sĩ này sau đó cũng không qua khỏi. 

Tháng 4/2012, khi đang ngồi viết chuẩn đoán cho bệnh nhân Lu Fuke, bác sĩ Zhao Lizhong đã bị người này đâm dao vào cổ trong tiếng la hét hoảng sợ của mọi người xung quanh. Vài giờ trước đó, ông Lu cũng đã đâm bác sĩ Xing Zhimin, người điều trị bệnh viêm mũi cho ông tại Bệnh viện Nhân dân Đại học Bắc Kinh và bỏ trốn. Người này sau đó bị bắt giữ tại Hà Bắc và bị kết án 13 năm tù.

Để đối phó, nhiều bệnh viện đang triển khai biện pháp bảo vệ nhân viên của mình. Bệnh viện Trung Sơn phía nam Quảng Châu đã mời võ sư taekwondo dạy kỹ thuật tự vệ cho các bác sĩ. Bệnh viện ở phía đông tỉnh Tế Nam còn thuê công ty vệ sĩ để đảm bảo an ninh. Năm ngoái, chính phủ cũng cam kết bố trí lực lượng cảnh sát trong khoa cấp cứu, nơi thường xảy ra các vụ tấn công bạo lực.

Người phát ngôn Bộ Y tế Trung Quốc, nói rằng cần phải xét lại bối cảnh xảy ra các vụ tấn công bác sĩ. Người dân nước này đã tìm đến dịch vụ y tế 8 tỷ lần trong năm 2016, một con số tương đương với dân số thế giới. Trong đó chỉ có khoảng 50.000 vụ xung đột liên quan, một tỷ lệ khá nhỏ so với con số 8 tỷ. "Vì vậy, chúng tôi cho rằng mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân trên thực tế không căng thẳng như vậy", người phát ngôn nói.

Những năm gần đây, nhiều người trẻ bắt đầu theo đuổi ngành y vì cho rằng nghề này có thể đảm bảo miếng cơm manh áo với nhiều đãi ngộ tốt như nhà ở và lương hưu.

Tuy nhiên thực tế lại không “màu hồng” như vậy. Với khối lượng công việc đồ sộ, mỗi tháng bác sĩ Huang được trả khoảng 1.340 USD – mức lương chỉ cao hơn đôi chút so với 12 năm trước đây khi anh còn là một bác sĩ mới vào nghề. "Mức đãi ngộ cho bác sĩ đa khoa như tôi không được tốt lắm", anh Huang nói, "nó thấp hơn rất nhiều so với các bác sĩ chuyên khoa."

Ở Trung Quốc, mức thu nhập sẽ tỷ lệ thuận với sự tôn trọng mà bạn nhận được. Chính vì thế người dân thường đánh giá thấp bác sĩ đa khoa hơn so với các bác sĩ chuyên khoa. Theo khảo sát năm 2017 của Viện Hàn lâm Khoa học Y khoa Trung Quốc, chỉ có một phần ba trong tổng số gần 18.000 bác sĩ cho rằng họ được người dân tôn trọng.

Một giải pháp khá hiệu quả cho vấn đề này là dịch vụ bác sĩ gia đình. Hiện nay Trung Quốc đang khuyến khích và hỗ trợ chi phí để mỗi hộ gia đình ký hợp đồng với một bác sĩ riêng cho tới năm 2020. Các bác sĩ đa khoa sẽ được cấp quyền hội chẩn và tham khảo ý kiến chuyên gia để phục vụ việc điều trị cho bệnh nhân thay vì để họ trực tiếp tới bệnh viện tuyến trên. Bác sĩ gia đình có thể chăm sóc người dân chu đáo hơn với giá thành rẻ hơn, và trong trường hợp cần thiết người bệnh cũng dễ dàng được chuyển tuyến.

Thêm một trong những vấn đề chính là bác sĩ hiện nay thiếu kinh nghiệm thăm khám tại các cơ sở y tế công cộng, bà Zhu Shanzhu, một giáo viên tại Trung tâm Dịch vụ Y tế Cộng đồng Weifang, cho biết. Nhiều bác sĩ chỉ biết kê đơn thuốc. Lý luận lâm sàng cũng rất kém, bà nói.

Bác sĩ Zhu cho rằng công tác đào tạo hiện nay vẫn còn rất hạn chế, các bác sĩ lại không dành nhiều thời gian để nghiên cứu và cập nhật thêm thành tựu kỹ thuật mới trong lĩnh vực của mình. "Nếu nghề này kiếm được nhiều tiền hơn thì các bác sĩ sẽ chủ động tham gia các khóa học chuyên môn," bà nói, "bởi mức lương hấp dẫn cũng giúp bác sĩ nâng cao địa vị xã hội của mình."

Mặc dù chính phủ đã cam kết tăng lương cho bác sĩ gia đình nhưng bà Zhu không mấy lạc quan. “Tất cả các bộ ban ngành cần phải phối hợp với nhau,” bà nói, “và bạn biết đấy, đó không phải là một việc dễ dàng”. (1821)

 

  1. Colombia phát triển kỹ thuật mới chống đào thải sau ghép tạng

Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, ngày 16/10, các nhà nghiên cứu y học của Colombia cho biết đã phát triển một kỹ thuật mới sử dụng liệu pháp tế bào gốc chống lại sự đào thải của cơ quan được cấy ghép, góp phần đem lại thành công cho các ca ghép tạng.

Chương trình nghiên cứu do 22 chuyên gia gồm các bác sỹ phẫu thuật, thú y, nhà nghiên cứu sinh học phân tử, huyết học và bênh lý thuộc Đại học Valle, bang Tây Nam Valle del Cauca, thực hiện.  Các chuyên gia y tế Colombia đã thử nghiệm kỹ thuật tiên tiến này trên những con lợn được ghép phổi.  Kết quả cho thấy không có những triệu chứng đào thải ghép tạng thông thường như giảm chức năng phổi, khó chịu, đau, viêm, sốt và suy hô hấp.  Dự kiến, phương pháp mới này sẽ được thử nghiệm lên cơ thể người vào năm tới, đặc biệt ở những bệnh nhân suy thận.

Nếu đạt hiệu quả, các bác sỹ của Colombia sẽ áp dụng kỹ thuật trên sang những bộ phận khác của cơ thể người như tim, gan và tuyến tụy. Theo số liệu thống kê của Viện Y tế quốc gia Colombia, năm ngoái, các bác sỹ nước này đã thực hiện hơn 1.000 ca ghép tạng cho bệnh nhân, chủ yếu là ghép thận, gan và tim. Tại Mỹ Latinh, tỷ lệ người hiến tạng cao nhất là ở Uruguay, Brazil và Argentina./.​ 

Thăm dò ý kiến